ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG

64 1.5K 21
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG

---------------------------------------------------------------------------------------------------------- MỤC LỤC TIÊU ĐỀ SỐ TRANG PHẦN I: MỞ ĐẦU 3 PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG 4 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG 4 II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 5 III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ SẢN XUẤT . 8 IV. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 28 PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY ĐẾN NĂM 2020 I. KHÁI QUÁT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 CỦA VINASHIN NÓI CHUNG VÀ CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG NÓI RIÊNG. 44 I. MỤC TIÊU CỦA ĐỊNH HƯỚNG 47 1 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- II. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY ` 50 III. PHÂN TÍCH SWOT VỀ CÔNG TY 53 IV. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TY. 58 PHẦN IV: ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020. I. NHÓM YẾU TỐ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC. 60 II. NHÓM YẾU TỐ VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ. 65 III. NHÓM YẾU TỐ VỀ TÀI CHÍNH 69 IV. NHÓM YẾU TỐ VỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ. 73 V. NHÓM YẾU TỐ VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CÔNG TY 79 PHẦN V. CÁC KIẾN NGHỊ 83 PHẦN VI. KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 88 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 89 2 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN I MỞ ĐẦU Trong vài thập kỷ gần đây, ngành công nghiệp đóng tàu bắt đầu có xu hướng chuyển dịch từ Châu Âu sang Châu Á và tập trung tại một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Việt nam được coi là một nước tiềm năng đóng tàu mới được phát hiện. Hiện nay các nước trong khu vực cũng đang tập trung khai thác nguồn nhân công sẵn có và phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế biển, trong đó có ngành đóng và sửa chữa tàu biển. Theo các nguồn dự báo, trong những năm tới vận tải biển trên thế giới vẫn tiếp tục tăng bình quân từ 4-5%/ năm, trong đó có khoảng 60% ở Châu Á. Đối với Việt Nam đây là một vận hội để phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ. Chính phủ đã duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2015 tại các Quyết định 1420/QĐ - TTg ngày 2/11/2001 và quyết định 1106/QĐ-TTg ngày 18/10/2005. Mục tiêu của ngành là đóng mới các loại tàu hàng có trọng tải đến 80.000 tấn , riêng tàu chở dầu thô có trọng tải từ 100.000 – 300.000 tấn, tàu Container có sức chở 3000 TEU và các loại tàu khác. Về sửa chữa: Có thể sửa chữa được tàu có tải trọng 400.000 tấn Các ngành công nghiệp phụ trợ gồm : + Sản xuất thép tấm đóng tàu . + Lắp ráp và sản xuất động cơ diezel đến 22.000CV + Sản xuất Container các loại . + Sản xuất các thiết bị phụ tàu thuỷ . + Phát triển vận tải biển và vận tải sông. Công ty đóng tàu Hạ Long là một đơn vị lớn, có tên tuổi trong ngành, ngoài ra còn là một điểm nhấn trong đề án phát triển của ngành, do vậy đã được định hướng đầu tư, phát triển theo mục tiêu đặt ra của ngành công nghiệp tàu thuỷ. 3 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Vấn đề đặt ra là, Công ty phải làm gì, làm như thế nào để thực hiện thành công định hướng phát triển đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào sự tăng trưởng phát triển của Công ty nói riêng và của ngành, của xã hội nói chung. 4 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG 1. Tên Công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Hạ Long (Công ty đóng tàu Hạ Long) - Địa chỉ: Phường Giếng Đáy –Thành Phố Hạ Long- Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam - Tài khoản: Việt nam đồng: 102010000226804 – Ngân hàng công thương Bãi Cháy- Thành Phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh Ngoại tệ: 10202000002489 –Ngân hàng công thương Quảng NInh - Điện thoại:(84-033) 846556 - Fax: (84-033) 846044 - Email: Halongshipyard@vinashin.com.vn - Website: http:\\www.vinashin.com.vn\halong - Cơ quan chủ quản: Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Địa chỉ Tập đoàn: 109 Quán Thánh- Quận Ba Đình- Thành Phố Nội, VN. 2. Hình thức pháp lý: Công ty nhà nước - khối kinh tế trung ương. 3. Ngành nghề kinh doanh chính: - Công nghiệp sản xuất phương tiện vận tải đường thuỷ - Bốc xếp hàng hoá và kinh doanh dịch vụ cầu tàu, kho bãi, phá dỡ tàu cũ, phục hồi máy móc, thiết bị. - Kinh doanh sắt thép phế liệu. - Chế tạo cấu kiện bê tông, cho thuê nhà ở. - Xây lắp các công trình công nghiệp, GTVT và dân dụng. - Chế tạo, lắp đặt các loại thiết bị nâng hạ (các loại cần cẩu). - Sản xuất khí công nghiệp… 5 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 1. Quá trình hình thành. Vào những năm cuối của thập kỷ 70, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lên tới đỉnh cao. Đế quốc Mỹ cậy vào sức mạnh quân sự và kinh tế, đã huy động các lực lượng binh chủng, vũ khí phục vụ chiến tranh nhằm thâu tóm toàn bộ Miền Nam, mở rộng chiến tranh bằng đường hàng không ra Miền Bắc. Để đập tan âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ, Đảng và nhà nước ta đã huy động mọi nguồn nhân tài, vật lực của cả dân tộc, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Tháng 8/ 1967 Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho bộ giao thông vận tải và Cục cơ khí thuộc bộ khẩn trương thăm dò dự án xây dưng Công ty đóng tàu để đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ tại vùng Đông Bắc của tổ quốc. Theo quyết định 4390/QĐ -TC Ngày 15-11-1976 Bộ giao thông vận tải đã thành lập Công ty đóng tàu Hạ Long thuộc liên hiệp các xí nghiệp đóng tàu Việt Nam tại phường Giếng Đáy Thành phố Hạ Long, Quảng ninh với diện tích 33 ha, mặt bằng xây dựng và lắp đặt gồm 44.470 m2 nhà xưởng và 39.200m2 bến bãi làm nơi SX, 21 phòng ban với dây chuyền sản xuất đồng bộ, trạm khí nén 1.200m3/h., hệ thống cẩu 28 chiếc, hệ thống xe triền 23 cặp tải trọng 180 tấn/ xe được điều khiển tập trung bằng một trạm điều khiển tự động để kéo tàuhạ thuỷ tàu. Đội ngũ CNV được đào tạo cơ bản chính quy từ các nước có nền công nghiệp đóng tàu phát triển như Ba Lan, Đức, Nhật. . 1. Các giai đoạn phát triển. Tính đến nay, Công ty đã trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển với nhiều giai đoạn thăng trầm. Có thể chia thành các giai đoạn cụ thể như sau: * Giai đoạn 1976-1986 Giai đoạn này Công ty đóng tàu Hạ Long (đây là tên gọi cũ trước khi đổi tên là “Công ty đóng tàu Hạ Long” như hiện nay) hoạt động theo cơ chế Kế hoạch hoá tập trung bao cấp, Công ty sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước giao. Sản phẩm, vật tư, cung ứng, giá cả đều do Nhà nước quy định. Sản phẩm Công 6 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ty sản xuất chủ yếu là phương tiện tàu thuỷ có trọng tải trên dưới 5000 tấn. Thời điểm này Công ty đã bắt đầu tìm kiếm đến thị trường Châu Âu, Châu á với hàng loạt sản phẩm như: Tàu Việt Ba 01, 02, 04 xuất sang Ba Lan. Ngoài ra, Công ty còn khai thác tốt được thị trường trong nước từ Miền Trung trở ra với các loại sản phẩm như: Sà lan 250 tấn và các loại tàu phục vụ vận tải trên biển và hàng loạt tàu chiến cho Bộ quốc phòng. Trong thời kỳ này hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có những khó khăn và thuận lợi sau: Về thuận lợi: Đảm bảo được công việc thường xuyên cho đội ngũ cán bộ CNV. Sản xuất theo kế hoạch, chỉ tiêu của nhà nước. Công ty không phải đầu tư cho quá trình tìm kiếm hợp đồng, kế hoạch hàng năm . thu nhập và đời sống của cán bộ CNV tương đối ổn định theo mặt bằng chung. Về khó khăn: Sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh do đó nhiều khi phải phụ thuộc vào Nhà nước từ khâu đầu vào đến đầu ra của sản phẩm. Đặc biệt là trong việc cung ứng vật tư đầu vào nhiều khi không kịp thời làm lãng phí về mặt chi phí và thời gian, không phát huy được năng lực cũng như khả năng của Công ty. Ngoài ra, công nghệ lạc hậu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thị trường. * Giai đoạn 1986 - 1993: Thực hiện nghị quyết Đại hội VI của Đảng, Công ty chuyển đổi từ cơ chế sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh sang cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập tự cân đối. Giai đoạn này Công ty đã phát huy được năng lực sáng tạo của cán bộ CNV, tạo ra nhiều mặt hàng sản xuất phụ, tăng thêm khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước, cải thiện được đời sống của cán bộ CNV khá hơn so với thời bao cấp trước đó. * Giai đoạn 1993 - 2002: Đây là giai đoạn Công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Trước tình hình đó, Nhà nước đã kịp thời có những chính sách bảo trợ và ngành cơ khí đóng tàu đã vạch ra những định hướng phát triển riêng, giúp cho Ban Tổng Tổng Giám đốc Công ty tìm ra hướng đi phù hợp đưa Công ty thoát khỏi khủng hoảng, tìm lại được vị trí trên thị trường với phương châm tiếp tục đổi 7 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- mới, hoàn thiện các quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát huy hiệu quả nguồn vốn do Nhà nước cấp; mở rộng liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để khai thác khả năng sẵn có và thực hiện hạch toán kinh doanh tự trang trải trong Công ty. Kết quả là Công ty đã tìm kiếm được thị trường mới vào các năm 1998 -2003, Công ty ký được hợp đồng đóng mới tàu 3.500 tấn cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam, ụ nổi 8500 tấn cho Công ty sửa chữa tàu biển Sài Gòn…tàu hàng Bách hoá 12.000 tấn, tàu 6300T, tàu 6.500 . * Giai đoạn 2003 – nay Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của Công ty kể từ ngày thành lập. Được sự hỗ trợ của Chính phủ ưu tiên phát triển ngành công nghiệp đóng tàu trong nước, Công ty đã nhận được đơn hàng đóng loạt tàu hàng bách hoá 12.500 tấn cho Tổng công ty hàng hải việt nam (Vinalines) trong chương trình đóng mới 32 tàu bổ sung vào đội tàu biển của Vinalines. Ngay sau đó là 2 tàu côngtenơ 1016 TEU (Tương đương 14.000 Tấn). Và sự kiện đánh dấu mốc quan trong trong lịch sử phát triển của Công ty là ngày 29 tháng 01 năm 2004, Tổng Tổng Giám đốc Công ty – Ông Nguyễn Đức Thận đã chính thức đặt bút ký hợ đồng đóng mới Seri tàu chở hàng rời 53.000 T xuât khẩu cho vương Quốc Anh. Đến nay, 11 chiếc tàu trong Seri này đã được ký kết. Đây là loại tàu chở hàng rời hiện đại bậc nhất hiện nay với các tính năng hiện đại vượt trội, được rất nhiều các chủ tàu trên thế giới quan tâm. Ngày 06 tháng 04 năm 2006, con tàu đầu tiên đã được hạ thuỷ thành công tại triền dọc của Công ty đánh đấu sự nỗ lực không ngừng của tập thể CB.CNV Công ty đóng tàu Hạ Long. Tiếp theo con tàu này, các con tàu tiếp theo trong sêri sẽ được lần lượt hạ thuỷ theo tiến độ 4 tháng/ 1 chiếc. Để tiếp tục khẳng định năng lực của Công ty trong việc đóng mới các con tàu có trong tải lớn, phức tạp với những tính năng vượt trội và khẳng định vị thế của Công ty nói riêng, Ngành công nghiệp tàu thuỷ nói riêng trên thị trường thế giới, ngày 09 tháng 05 năm 2006, Công ty cùng Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt nam nay là Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt nam và Tổng công ty vận 8 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- tải ôtô Ray của Ixarel đã chính thức ký các hợp đồng đóng mới 08 chiếc tàu chở ôtô, công suất chở 4500 chiếc và một Thoả thuận tuỳ chọn cho 8 chiếc tiếp theo. Ngoài ra, hàng loạt các hợp đồng khác như: Hợp đồng đóng 02 tàu chở côngtenơ 1730 TEU ( tương đương 24.000 Tấn), tàu hàng khô 54.000 tấn cho Công ty viễn dương Vinashin, 03 tàu hàng bách hoá 8.700 tấn cho chủ tàu Nhật cũng đang được thực hiện Tiếp theo công bố trở thành Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt nam của Vinashin ngày 08 tháng 07 năm 2006. Đầu năm nay 2007, Công ty đóng tàu Hạ Long chính thức chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Hạ Long (Gọi tắt là Công ty đóng tàu Hạ Long), kinh doanh đa ngành nghề với các công ty con hoạt động độc lập theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con. 9 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ SẢN XUẤT 1. Cơ cấu tổ chức. 1.1. Sơ đồ 10 T. Giám đốc Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật Phó Tổng Giám đốc sản xuất Phó Tổng Giám đốc kinh doanh Phó Tổng Giám đốc đầu tư- XDCB Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng ATLĐ Phòng ĐHSX Phòng vật tư Phòng HC- TH Phòng KD- ĐN Phòng đầu tư XDCB Trường mầm non Phòng TC- KT Phòng TCCB-LĐ Phòng đời sống PX Vỏ I PX kết cấu thép PX đúc- đất đèn PX ôxy PX triền đà PX cơ khí PX mộc- XD PX ống tàu Phòng bảo vệ PX Vỏ II PX Trang bị PX điện tàu PX máy tàu Ban Cơ điện PX Trang trí . VỀ CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG 1. Tên Công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Hạ Long (Công. 2007, Công ty đóng tàu Hạ Long chính thức chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Hạ Long (Gọi tắt là Công ty đóng tàu Hạ Long) ,

Ngày đăng: 26/07/2013, 13:46

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Cơ cấu lao động - ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG

Bảng 2.

Cơ cấu lao động Xem tại trang 29 của tài liệu.
a- Trình độ từ trung cấp trở lên - ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG

a.

Trình độ từ trung cấp trở lên Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 3: Trình độ công nhân lao động - ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG

Bảng 3.

Trình độ công nhân lao động Xem tại trang 30 của tài liệu.
b- Trình độ công nhân lao động - ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG

b.

Trình độ công nhân lao động Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan