Một số vấn đề về thực trạng công tác trả lương tại công ty Vật tư kỹ thuật xi măng

72 413 0
Một số vấn đề về thực trạng công tác trả lương tại công ty Vật tư kỹ thuật xi măng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đã từ lâu, vấn đề tiền lương là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người: từ các hộ gia đình, người lao động, đến các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp và không thể thiếu những nhà kinh tế học; từ người giàu, kẻ nghèo; từ các nứơc đang phát triển đến các nước phát triển… đều giành những sự lưu tâm đặc biệt đến tiền lương đồng thời xem xét, nghiên cứu tiền lương dưới nhiều góc độ khác nhau. Bởi lẽ đã hàng thế kỷ nay tiền lương là cơ sở chủ yếu của mức sống phần lớn dân cư, là hình thức biểu hiện cụ thể lợi ích kinh tế của người lao động và tập thể lao động. Tiền lương là phần quan trọng nhất để người lao động đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình họ. Đối với các doanh nghiệp, chi phí tiền lương là một bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Không những thế tiền lương còn là yếu tố quan trọng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho tổ chức, nếu trả lương hợp lý sẽ tạo động lực cho người lao động hăng say làm việc và hoàn thành tốt công việc của mình; ngược lại nếu trả lương không hợp lý sẽ làm giảm năng suất lao động, khônh khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của mình. Với chính phủ các nước, Nhà nước có thể thông qua hệ thống tiền lương để tìm hiểu mức sống của người dân, và qua đó tác động tới cơ cấu, chất lượng của lực lượng lao động. Một xã hội có giàu mạnh đó là ở sự giàu có tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người, do đó quan tâm đến con người chính là làm giàu cho đất nước. Cũng như mọi quốc gia khác, đối với nước ta, tiền lương là một vấn đề quan trọng, quá trình xoá bỏ bao cấp và chuyển sang kinh tế thị trường, nền kinh tế mở trong thời kì toàn cầu hoá hiện nay làm cho tiền lương không chỉ phức tạp về mặt thực tiễn mà cả về lý luận cũng còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tế Đất nước. Do vậy trong chuyên đề thực tập cuối khoá này em chỉ xin phép nghiên cứu “Một số vấn đề về thực trạng công tác trả lương tại công ty Vật tư kỹ thuật xi măng”.

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp PHẦN MỞ ĐẦU Đã từ lâu, vấn đề tiền lươngmột trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người: từ các hộ gia đình, người lao động, đến các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp và không thể thiếu những nhà kinh tế học; từ người giàu, kẻ nghèo; từ các nứơc đang phát triển đến các nước phát triển… đều giành những sự lưu tâm đặc biệt đến tiền lương đồng thời xem xét, nghiên cứu tiền lương dưới nhiều góc độ khác nhau. Bởi lẽ đã hàng thế kỷ nay tiền lương là cơ sở chủ yếu của mức sống phần lớn dân cư, là hình thức biểu hiện cụ thể lợi ích kinh tế của người lao động và tập thể lao động. Tiền lương là phần quan trọng nhất để người lao động đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình họ. Đối với các doanh nghiệp, chi phí tiền lươngmột bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Không những thế tiền lương còn là yếu tố quan trọng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho tổ chức, nếu trả lương hợp lý sẽ tạo động lực cho người lao động hăng say làm việc và hoàn thành tốt công việc của mình; ngược lại nếu trả lương không hợp lý sẽ làm giảm năng suất lao động, khônh khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của mình. Với chính phủ các nước, Nhà nước có thể thông qua hệ thống tiền lương để tìm hiểu mức sống của người dân, và qua đó tác động tới cơ cấu, chất lượng của lực lượng lao động. Một xã hội có giàu mạnh đó là ở sự giàu có tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người, do đó quan tâm đến con người chính là làm giàu cho đất nước. Cũng như mọi quốc gia khác, đối với nước ta, tiền lươngmột vấn đề quan trọng, quá trình xoá bỏ bao cấp và chuyển sang kinh tế thị trường, nền kinh tế mở trong thời kì toàn cầu hoá hiện nay làm cho tiền lương không 1 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp chỉ phức tạp về mặt thực tiễn mà cả về lý luận cũng còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tế Đất nước. Do vậy trong chuyên đề thực tập cuối khoá này em chỉ xin phép nghiên cứu “Một số vấn đề về thực trạng công tác trả lương tại công ty Vật kỹ thuật xi măng”. 2 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luận về tiền lương I. Khái niệm tiền lương 1. Một số khái niệm. 1.1. Các khái niệm có liên quan. Sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt, được đem ra trao đổi mua bán trên một thị trường đặc biệt đó là thị trường sức lao động. Trên thị trường này, người lao động có sức lao động đem sức lao động của mình ra cho thuê (hay bán) cho người có bản (có vốn, có liệu sản xuất ) nhưng không có đủ sức lao động để tiến hành hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp của mình. Và như vậy hoạt động mua bán sức lao động đã diễn ra, sau một thời gian làm việc người lao động thu được một khoản gọi là sự trả công lao động . Tiền lươngmột trong số các hình thức trả công lao động, nói đơn giản thì tiền lương là giá cả sức lao động. Để hiểu rõ khái niệm tiền lương trước hết ta làm rõ các khái niệm có liên quan đến tiền lương, đó là: Thù lao là tất cả các khoản mang tính chất tài chính, phi tài chính mà người lao động nhận được thông qua mối quan hệ giữa họ và tổ chức. Thù lao tài chính bao gồm: Thù lao cơ bản, các phúc lợi, các hình thức khuyến khích. - Thù lao cơ bản là phần thù lao cố định mà người lao động nhận được dưới dạng tiền công, tiền lương, được trả cho người lao động theo: loại công việc, mục đích thực hiện công việc, trình độ thâm niên của người lao động. + Tiền côngsố tiền trả cho người lao động tuỳ thuộc vào số giờ làm việc thực tế, dựa trên số sản phẩm sản xuất ra, khối lượng công việc hoàn 3 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp thành. Dạng thù lao này áp dụng cho công nhân sản xuất, nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị. + Tiền lương (Salary) là số tiền trả cho người lao động một cách cố định thường xuyên theo một đơn vị thời gian, có thể là tuần hoặc tháng hoặc năm. Dạng thù lao này thường áp dụng cho cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn. Tại Việt Nam hiện nay, theo nghị định 25, 26/CP ban hành ngày 23/5/1993 thì “ Tiền lương là giá cả sức lao động đựơc hình thành dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cung cầu về sức lao động trong nền kinh tế thị trường ”. Theo tổ chức lao động Quốc tế ILO: Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng. Mức lương (suất lương): là số tiền trả cho lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp với các bậc trong thang lương theo chế độ tiền lương hiện hành. - Các phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ cuộc sống của người lao động trong quá trình làm việc hoặc sau khi làm việc như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu, tiền trả cho ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, các chương trình giải trí, chất lượng nhà ở, phương tiện đi lại… và các phúc lợi gắn liền với quan hệ làm việc với các thành viên trong tổ chức. - Các khuyến khích là khoản thù lao phụ thêm ngoài tiền công, tiền lương để trả cho người lao động làm tốt công việc nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao doanh số bán ra, nâng cao chất lượng sản phẩm, 4 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp tăng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí sản xuất. Loại thù lao này gồm tiền hoa hồng, các loại tiền thưởng, phân chia năng suất, phân chia lợi nhuận. 1.2. Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc vào năng suất lao động, hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào chức vụ, tầm quan trọng của người lao động trong tổ chức… Tuy nhiên tiền lương danh nghĩa không phản ánh đúng thực trạng cuộc sống của người lao động, do sự ảnh hưởng cuar lạm phát. Tiền lương thực tế là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người lao động mua được bằng số tiền lương thực tế mà họ nhận được. Ta có mối quan hệ của tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế đc biểu diễn qua công thức: I tldn I tltt = -------- I gc I tltt : Tiền lương thực tế I tldn : Tiền lương danh nghĩa I gc : Chỉ số giá cả 2. Bản chất tiền lương. Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế và xã hội khác nhau: 2.1. Xét về mặt kinh tế Người lao động dùng tiền lương để duy trì cuộc sống của mình và gia đình. Số tiền này một phần được dùng để tái sản xuất sức lao động, vì vậy ở nước ta tiền lương cơ bản được xác định dựa trên các nhu cầu sinh học, nhu cầu xã hội, độ phức tạp của công việc… Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp cho người lao động hay các khoản tiền thưởng do hoàn thành tốt nhiệm vụ nhằm khuyến khích người lao động, nâng cao hiệu quả làm việc. 5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 2.2. Xét về mặt xã hội Xét về mặt xã hội của tiền lương, ta thấy tiền lương đóng vai trò vô cùng quan trọng liên quan đến đời sống và trật tự xã hội. Tiền lương càng quán triệt được tính công bằng và đảm được cuộc sống cho người lao động thì các quan hệ xã hội ngày càng được củng cố. Với mức tiền lương hợp lý, mọi người lao động đều có thể đảm bảo được cuộc sống của chính mình và gia đình, cuộc sống no đủ, lành mạnh của mỗi người, mỗi gia đình làm nên một xã hội, một cộng đồng giàu có, văn minh, giảm bớt các tệ nạn xã hội. 3. Nguyên tắc trả lương. 3.1. Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau. Xuất phát từ nguyên tắc phân phối lao động, dùng thước đo lao động để đánh giá, trả lương, không phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ… chỉ cần có mức hao phí sức lao động như nhau thì được trả lương như nhau. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính công bằng trong trả lương. Thể hiện tính nhất quán trong các thành phần kinh tế. Các khu vực, các ngành, các chủ thể kinh tế đều có quy định về thang bảng lương nhằm trả lương chính xác trung thực cho người lao động, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Qua đây cũng tạo động lực khuyến khích người lao động. 3.2. Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Nguyên tắc này xuất phát từ quy luật: “để đảm bảo tồn tại, phát triển cần phải có tích luỹ ”. Ta thấy khi năng suất lao động tăng thì hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng tăng, từ đó dẫn đến tiền lương trả cho người lao động cũng theo đó mà tăng lên. Tuy nhiên để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất doanh nghiệp cần phải có một phần bản tích luỹ, bởi vậy mà các chủ doanh nghiệp luôn phải tính toán trả lương cho người lao động sao cho tỷ lệ tăng tiền lương bình quân không được lớn hơn tỷ lệ tăng năng suất lao động vì tiền 6 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp lương cũng là một loại chi phí và chi phí này phải được tính toán làm sao để không lớn hơn những gì thu lại được. 3.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm những nghề các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Nguyên tắc này nhằm mục đích đảm bảo công bằng, bình đẳng trong trả lương cho các lao động làm các ngành nghề khác nhau, công việc khác nhau với các mức độ phức tạp và hao phí sức lao động khác nhau. Điều này cũng là một khuyến khích để người lao động hăng say làm việc, chăm chỉ học tập tìm tòi, nâng cao trình độ tay nghề. Để thực hiện nguyên tắc này cần dựa trên những cơ sở sau: Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành: được xác định dựa vào mức độ phức tạp của công việc mà họ thực hiện. Điều kiện lao động: đó là môi trường làm việc của người lao động, trong các ngành nghề khác nhau lại có những điều kiện lao động khác nhau. Những người làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại sẽ hao phí nhiều sức lao động hơn các môi trường làm việc khác, vì vậy ngoài tiền lương cơ bản họ còn được nhận các khoản phụ cấp và các ưu đãi khác như kiểm tra sức khoẻ định kỳ… Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân: trong những thời điểm khác nhau, từng giai đoạn phát triển sẽ có những ngành trọng điểm riêng, và để phát triển ngành này, thu hút lao động cho ngành thì tiền lương trả cho người lao động phải có sức cạnh tranh cao, đồng thời đó cũng là động lực để người lao động làm việc và giữ chân họ lại trong ngành. Sự phân bổ theo khu vực sản xuất: với những vị trí địa lý không thuận lợi như miền núi, hải đảo… thì cần có những khuyến khích thích hợp trong trả lương, có như vậy mới thu hút được nguồn nhân lực làm việc tại nơi này 7 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp II. Ý nghĩa, yêu cầu của tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương. 1. Ý nghĩa. Đối với bản thân người lao động: Tiền lương mang ý nghĩa bù đắp sức lao động đã hao phí để tái sản xuất sức lao động. Nó được căn cứ vào thời gian lao động và trình độ nghề nghiệp của mỗi người. Nếu được trả lương xứng đáng với công sức bỏ ra người lao động sẽ có động lực để tiếp tục làm việc. Ngược lại trả lương không xứng đáng người lao động sẽ không hăng say làm việc, gây tâm lý chán nản làm hạn chế và kìm hãm khả năng làm việc của họ, điều này dẫn đến sự kém hiệu trong công việc, sự hoạt động trì trệ của tổ chức và doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp: Tiền lươngmột phần chi phí cấu thành lên chi phí sản xuất. Đồng thời nó có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích người lao động hăng say làm việc và làm việc với năng suất, khả năng tốt nhất. Điều đó cũng có nghĩa là tiền lương ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản phẩm ,hiệu quả công việc. Chế độ tiền lương hợp lý không chỉ tạo động lực cho người lao động mà giúp doanh nghiệp thu hút những lao động giỏi. Đối với xã hội: Tiền lương góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập. Ngoài ra tiền lương còn phản ánh mức sống của người dân, trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Khi tiền lương cao, cuộc sống của người dân sẽ đầy đủ sung túc hơn, các nhu cầu của họ cũng cao hơn kéo theo các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giải trí của người dân ngày càng tăng lên, các hoạt động thương mại diễn ra phong phú và sôi động, điều này có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. 8 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 2. Yêu cầu của công tác tiền lương. Đảm bảo tái sản xuất lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo kích thích sản xuất, phân phối công bằng Tiền lương trả cho người lao động phải xuất phát từ kết quả sản xuất kinh doanh, làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao. Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương, khi nghiên cứu và xây dựng hệ thống thang bảng lương cho tổ chức và doanh nghiệp mình các nhà quản lý phải xem xét kĩ các nhân tố này cùng với mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Ta có thể chia chúng thành bốn nhóm nhân tố đó là: - Những nhân tố đến từ phía doanh nghiệp: khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh… - Những nhân tố đến từ bản thân công việc: độ phức tạp của công việc, điều kiên và môi trường thực hiện công việc đó… - Những nhân tố xuất hiện từ xã hội và thị trường lao động: sự phát triển của nền kinh tế xã hội, tiền lương bình quân trên thị trường lao động… - Những nhân tố xuất phát từ bản thân người lao động: năng lực, trình độ, tiềm năng phát triển, thâm niên công tác… III. Các chế độ và hình thức trả lương. 1. Các chế độ tiền lương của Nhà nước. 1.1. Chế độ tiền lương cấp bậc. 9 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp - Khái niệm: Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định cuả Nhà Nứơc và các nghiệp doanh nghiệp áp dụng, vận dụng để trả lương cho người lao động. - Chế độ tiền lương cấp bậc áp dụng cho công nhân, những người trực tiếp sản xuất, trả lương theo kết quả lao động của họ thể hiện ở số lượng và chất lượng lao động. - Nội dung: Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm 3 yếu tố * Thang lương: là bảng xác định về tỷ lệ tiền lương giữa những công nhân trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề giống nhau theo trình độ lành nghề của họ. Thang bảng lương được quy định tại Nghị định 205/2004 NĐ-CP. Ta có: Thang lương A1 – ngành du lịch, dịch vụ Ngành/ Nhóm ngành Bậc, hệ số mức lương 1 2 3 4 5 6 7 Hệ số nhóm 1 H tđ H tgđ 1,35 - - 1,59 0,24 0,17 1,87 0,28 0,176 2,30 0,33 0,176 2,59 0,36 0,136 3,05 0,55 0,22 3,60 0,55 0,18 + Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân, được xếp từ thấp đến cao. + Hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó, lao động có trình độ lành nghề cao, được trả lương cao hơn người lao động làm những công việc được xếp vào mức lương tối thiểu là bao nhiêu lần • Hệ số tăng tuyệt đối H tđ là hiệu số hai hệ số lương liên tiếp • Hệ số tăng tương đối H tgđ là thương số giữa hệ số tăng tuyệt đối và hệ số lương của bậc đứng cạnh nó. • Bội số thang lương: là thương số giữa hệ số lương bậc cao nhất trong thang lương và hệ số lương bậc thấp nhất trong thang lương. 10 . với thực tế Đất nước. Do vậy trong chuyên đề thực tập cuối khoá này em chỉ xin phép nghiên cứu Một số vấn đề về thực trạng công tác trả lương tại công ty. công ty Vật tư kỹ thuật xi măng . 2 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luận về tiền lương I. Khái niệm tiền lương 1. Một số khái

Ngày đăng: 26/07/2013, 11:25

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Số lao động trong Cụng ty qua cỏc năm - Một số vấn đề về thực trạng công tác trả lương tại công ty Vật tư kỹ thuật xi măng

Bảng 1.

Số lao động trong Cụng ty qua cỏc năm Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 3: thanh toỏn tiền lương thỏng 12/2006 tại cỏc cửa hàng – trung tõm số1 Đụng Anh - Một số vấn đề về thực trạng công tác trả lương tại công ty Vật tư kỹ thuật xi măng

Bảng 3.

thanh toỏn tiền lương thỏng 12/2006 tại cỏc cửa hàng – trung tõm số1 Đụng Anh Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 4: hệ số lương theo chức danh cụng việc - Một số vấn đề về thực trạng công tác trả lương tại công ty Vật tư kỹ thuật xi măng

Bảng 4.

hệ số lương theo chức danh cụng việc Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 5: thanh toỏn tiền lương thỏng 12/2006 - Một số vấn đề về thực trạng công tác trả lương tại công ty Vật tư kỹ thuật xi măng

Bảng 5.

thanh toỏn tiền lương thỏng 12/2006 Xem tại trang 52 của tài liệu.
- Lương bước 1: Lương cơ bản theo thang bảng lương Nhà nước.                  Lương CBi + Phụ cấpi - Một số vấn đề về thực trạng công tác trả lương tại công ty Vật tư kỹ thuật xi măng

ng.

bước 1: Lương cơ bản theo thang bảng lương Nhà nước. Lương CBi + Phụ cấpi Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 6: thanh toỏn lương trong những ngày nghỉ phộp của nhõn viờn cửa hàng – trung tõm số 1- Đụng Anh - Một số vấn đề về thực trạng công tác trả lương tại công ty Vật tư kỹ thuật xi măng

Bảng 6.

thanh toỏn lương trong những ngày nghỉ phộp của nhõn viờn cửa hàng – trung tõm số 1- Đụng Anh Xem tại trang 56 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan