tại sao gọi "ngồi nhầm lớp"

2 694 3
tại sao gọi "ngồi nhầm lớp"

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tại sao lại gọi là “học sinh ngồi nhầm lớp”? Cụm từ “Học sinh ngồi nhầm lớp” được các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng rộng rãi và đã thành một cụm từ thông dụng được sử dụng chính thức trong và ngoài ngành giáo dục để chỉ một vấn đề nổi cộm trong giáo dục hiện nay. Nhưng sử dụng cụm từ đó liệu có chính xác không, thì vẫn chưa được phân tích về mặt ngữ nghĩa một cách đầy đủ. Trước hết, từ “nhầm” trong ngôn ngữ tiếng Việt có hai ý nghĩa khác nhau. Nghĩa thứ nhất “nhầm” được dùng để chỉ một hành vi vô tình hoặc không cố ý. Ví dụ như “Anh ấy đã cầm nhầm cái ô của tôi vì hai cái giống nhau”. Nghĩa thứ hai “nhầm” chỉ hành vi cố ý với mục đích mỉa mai, châm biếm. Ví dụ “Hắn ta không chịu nhận đã ăn cắp cái ô của tớ mà một mực nói là “cầm nhầm” thôi!”. Trong cụm từ “ngồi nhầm lớp” nếu “nhầm” dùng với nghĩa thứ nhất thì đây là việc bình thường vì việc “ngồi nhầm lớp” là chuyện có thể xảy ra. Một học sinh mới nhập học trong những ngày đầu có thể vào ngồi nhầm lớp và khi điểm danh mới phát hiện ra mình nhầm. Nếu dùng với nghĩa thứ hai thì việc nhầm lớp do cố ý nhưng dùng với nghĩa mỉa mai, châm biếm để chỉ học sinh không đủ tri thức mà vẫn lên lớp hằng năm nên mới dẫn đến tình trạng có học sinh học lên lớp 5 mà vẫn chưa … biết chữ. Nhưng thực chất lỗi “ngồi nhầm” lại không phải do các em gây ra do vậy dùng cụm từ “Học sinh ngồi nhầm lớp” là không chính xác và không phản ánh đúng bản chất sự việc. Các em học sinh không hề ngồi nhầm lớp mà được lên lớp một cách hợp pháp. Nhà trường đã căn cứ vào kết quả học tập cuối năm của các em để ra quyết định cho các em lên lớp theo đúng quy chế. Nếu không đủ điều kiện mà vẫn được nhà trường cho lên lớp là do các em đã bị “đặt ngồi nhầm lớp”. Ai mới là “thủ phạm” thật sự của hiện tượng “ngồi nhầm lớp”? Đó chính là những thầy cô vì muốn đạt danh hiệu thi đua, vì không muốn thua kém hơn đồng nghiệp khác, hay muốn đạt chỉ tiêu phần trăm lên lớp do nhà trường giao cho mà “phấn đấu” bằng cách rất “phi … giáo dục” là tự nâng điểm cho nhiều em để đủ điểm lên lớp, có những thầy cô chủ nhiệm lớp còn đi đến các giáo viên bộ môn để vận động “xin điểm” để một số học sinh đủ tiêu chuẩn lên lớp. Một số phụ huynh thấy con mình học kém, không thể lên lớp được đã dùng tiền “chạy chọt” các thầy cô dạy bộ môn để xin cho con mình đủ điểm lên lớp. Lẽ ra phải ở lại lớp để học lại nhưng những học sinh kém này cứ bị “đẩy” lên lớp trên hết năm này đến năm khác. Nhiều em không chịu cố gắng vươn lên trong học tập mà ỷ vào cha mẹ chạy xin thầy cô nên càng lười học hơn. Rõ ràng lỗi “ngồi nhầm lớp” là chúng ta đã “gán” cho con trẻ trong khi các em không hề có lỗi trong chuyện “nhầm lớp” này? Như vậy có công bằng không? Cần có cụm từ chính xác hơn để gọi hiện tượng này Hiện tượng “Học sinh ngồi nhầm lớp” cần được gọi bằng cụm từ chính xác hơn, đúng bản chất của nó, đó là “Hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra đánh giá và xét lên lớp cho học sinh”. Dùng cụm từ này mới chỉ rõ được “thủ phạm” của hiện tượng “ngồi nhầm lớp” hiện nay chính là những người dạy dỗ các em. Do tiêu cực hay do “Bệnh thành tích” nên một số em học kém vẫn được được xét lên “ngồi nhầm lớp” như vậy. Đây cũng là những biểu hiện cụ thể của “Bệnh thành tích” và việc vi phạm đạo đức nhà giáo. Dùng cụm từ “Học sinh ngồi nhầm lớp” là chúng ta né tránh nhìn thẳng vào sự thật về nguyên nhân cũng như về những người trực tiếp gây ra hiện tượng tiêu cực này. Chúng ta sẽ rất khó tìm ra nguyên nhân và bản chất thật của sự việc nếu như chúng ta dùng … “nhầm” từ khi diễn đạt sự việc đó. Có thể giải quyết tận gốc hiện tượng tiêu cực này không? Hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra đánh giá và xét lên lớp trước hết là một biểu hiện của “Bệnh thành tích” trong giáo dục. Tỷ lệ học sinh khá giỏi, tỷ lệ học sinh lên lớp được xem là thước đo để đánh giá giáo viên đó dạy giỏi hay dạy kém, nó còn thể hiện uy tín và trình độ năng lực của người giáo viên đó nên sẽ có những giáo viên tìm mọi cách để đạt tỷ lệ cao nhất cho dù họ dạy kém. Những tỷ lệ đó còn gắn liền với việc xét danh hiệu thi đua của tập thể và cá nhân nên nếu phấn đấu bằng chuyên môn khó sẽ có người tìm mọi cách sai trái để đạt được chỉ tiêu hay tiêu chuẩn đó. Nếu vì thành tích tập thể thì sẽ có những cá nhân dù không muốn cũng bị “ép” phải nâng điểm, nâng tỷ lệ khá giỏi để vì thành tích chung. Chấm dứt hiện tượng tiêu cực trên không chỉ trong một sớm một chiều. Cần kiên quyết chuyển những giáo viên dạy kém sang làm việc khác vì người thầy kém sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều học sinh. Cần đánh giá một giáo viên giỏi không chỉ căn cứ vào tỷ lệ lên lớp hay tỷ lệ khá giỏi hay căn cứ vào đánh giá của đồng nghiệp mà còn phải căn cứ vào sự đánh giá của chính học sinh. Đổi mới phương pháp giảng dạy cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy để có nhiều học sinh khá, giỏi. Rất cần những quy chế chuyên môn chặt chẽ trong việc xét lên lớp cho học sinh. Cần cải tiến việc tổ chức và hình thức kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh để chống các hiện tượng tiêu cực liên quan tới coi thi và chấm thi. Và vấn đề cuối cùng đó vấn đề giáo dục đạo đức và lương tâm nhà giáo. Cần loại bỏ khỏi ngành những nhà giáo tiêu cực trong thi cử và kiểm tra đánh giá học sinh. Nguồn từ Báo GD& TĐ . Tại sao lại gọi là “học sinh ngồi nhầm lớp”? Cụm từ “Học sinh ngồi nhầm lớp” được các phương tiện thông tin đại. mực nói là “cầm nhầm thôi!”. Trong cụm từ “ngồi nhầm lớp” nếu nhầm dùng với nghĩa thứ nhất thì đây là việc bình thường vì việc “ngồi nhầm lớp” là chuyện

Ngày đăng: 26/07/2013, 01:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan