ĐỀ THI HK II VAN 11(CÓ ĐÁP ÁN)

4 2.3K 18
ĐỀ THI HK II VAN 11(CÓ ĐÁP ÁN)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mã ký hiệu Đ01V-08-KTCN I L11 §Ò thi cả năm Lớp 11 Năm học 2007-2008 M«n thi: Ng÷ v¨n Thời gian làm bài:90'. I) Trắc nghiệm (2 điểm):Chọn phương án trả lời đúng 1.Đại ý của đoạn trích" Về luân lý xã hội ở nước ta" là gì? A. Nước ta đã có một nền luân lý xã hội từ lâu đời, cần bảo vệ và phát triển nó. B. Nước ta chưa quen với khái niệm luân lý xã hội, nhưng xây dựng luân lý xã hội không phải là vấn đề khó. C.Người nước ta còn hoàn toàn xa lạ với khái niệm luân lý xã hội và điều kiện xây dựng luân lý xã hội ở Việt Nam cũng chưa có. D.Luân lý xã hội ở nước ta đã có từ lâu đời nhưng đương thời có nhiều kẻ âm mưu phá hoại. 2.Ý nào không phải là sáng tạo mới mẻ độc đáo của bài thơ " Hầu trời"-Tản Đà: A. Hình ảnh thơ trang nhã. B.Ngôn ngữ thơ ít tính cách điệu,ước lệ gần với ngôn ngữ đời thường. C. Giọng thơ tự sự hóm hỉnh rất có duyên. D.Biểu hiện cảm xúc phóng túng, tự do , không gò ép. Tác giả vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật chính. 3. Nối hai cột A,B để có được bố cục bài thơ " Đây thôn Vĩ Dạ"- Hàn Mặc Tử: A B a. Khổ một 1. Cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo. b. Khổ hai 2. Hình bóng khách đường xa và chốn sương khói mông lung. c. Khổ ba 3. Cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong nắng mai. 4.Câu thơ:" Ngày qua ngày lại qua ngày" ( Tương tư - Nguyễn Bính) ngắt nhịp thế nào? A. Ngày qua / ngày lại / qua ngày. B. Ngày qua ngày / lại qua ngày. C. Ngày qua ngày lại / qua ngày. D. Ngày qua / ngày lại qua ngày. 5.Ý nào nói không đúng về đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận ? A. Tính trừu tượng khoa học kết hợp với thực tế chính trị. B. Tính lí trí khách quan kết hợp với nhiệt tình thuyết phục bằng thực tiễn và lập luận. C. Tính phi cá thể của ngôn ngữ khoa học kết hợp với phong cách cá nhân. D. Tính khuôn mẫu , tuân theo những mẫu mực có sẵn. 6.Muốn viết đoạn văn bác bỏ, người viết không cần phải làm gì? A. Đặt tiêu đề cho đoạn văn. B. Viết câu chủ đề nêu ý kiến sai. C. Dùng lý lẽ và dẫn chứng viết các câu tiếp theo để phát triển ý bác bỏ. D. Cuối đoạn, ta nói về hậu quả của những sai lầm, cách sửa chữa, hoặc đưa ra ý đúng để nhấn mạnh những điều đã bác bỏ. 7. Cái độc đáo nhất của bài điếu văn:" Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác" so với bài điếu văn thông thường là: A.Tác giả bày tỏ lòng thương tiếc kính trọng người đã khuất. B.Tác giả tô đậm sự bi thương của cái chết. C.Tác giả không nói nhiều về cái chết mà tập trung nói về ý nghĩa của sự sống,của cuộc đời người quá cố. D. Tác giả đã vận dụng một nghệ thuật lập luận khéo léo, đạt hiệu quả cao. 8.Hình ảnh cái bao ( Người trong bao-Sê khốp) gợi ra ý nghĩa nào? A. Vật có hình túi hoặc hình hộp, dùng để bao, gói, đựng đồ vật hàng hoá . B. Lối sống và tính cách của Bê li cốp ( hèn nhát , cô độc, máy móc giáo điều , thu mình trong bao và cảm thấy yên tâm, sung sướng, mãn nguyện trong đó) C. Một kiểu người, một lối sống tầm thường, vô vị và hủ lậu. D. Cả ba ý đều đúng. II Tự luận ( 8 điểm) Câu 1( 3điểm): Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh ( chị ) hãy viết một đoạn văn bác bỏ quan niệm đó. Câu 2 ( 5 điểm) Vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài " Tràng giang" của Huy Cận. ***********Hết********** Mã ký hiệu HD01V-08-KTCN I L11 Hướng dẫn chấm thi cả năm Lớp 11 Năm học 2007-2008 M«n thi: Ng÷ v¨n I) Trắc nghiệm :2điểm.Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A a-3, b-1 c-2 B D A C D II) Tự luận Câu 1:(2điểm) *Hình thức: (1điểm) + Biết cách viết đoạn văn. +Biết cách vân dụng thao tác lập luận bác bỏ. *Nội dung (2 điểm): Đây là quan niệm sai lệch về kết bạn trong học sinh. +Nếu chỉ kết bạn với người học giỏi thì người học yếu bị bỏ rơi ư. +Tập thể lớp muốn mạnh phải có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. +Đừng tự cho mình là giỏi vì mình giỏi còn người giỏi hơn mình. +Ở đời không ai biết hết tất cả và cũng không ai là dốt tất cả không biết gì. +Hãy từ bỏ quan niệm của bạn đi.Vì như thế có ngày bạn tự cô lập mình và trở nên dốt nát. HS có thể dùng cách truy tìm nguyên nhân, phân tích tác hại của quan niệm sai để bác bỏ, sau đó nêu suy nghĩ hành động đúng. Câu 2( 5điểm): I). Yêu cầu nội dung: HS cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cả về nội dung, hình thức. *Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên kì vĩ tráng lệ của Tràng giang khi hoàng hôn xuống. HS cảm nhận các hình ảnh: đám mây, cánh chim chiều bé nhỏ đơn côi.Từ đó chỉ ra tâm trạng tác giả. *Hai câu sau bộc lộ trực tiếp tâm trạng tác giả: Tấm lòng nhớ quê hương rộng hơn là tình cảm yêu nước thầm kín. *. Chú ý đến màu sắc cổ điển và nét độc đáo riêng biệt của nhà thơ mới. II) Hình thức: *Biết cách làm bài văn nghị luận văn học,dạng đề tự do, kết hợp vận dụng các thao tác phân tích, cảm nhận, bình . *Bố cục rõ ràng,diễn đạt lưu loát, chữ sáng sủa. *Không mắc các lỗi về diễn đạt , đặt câu,dùng từ, chính tả. III) Thang điểm: *Điểm 5:Đáp ứng các yêu cầu, có thể mắc vài sai sót nhỏ. *Điểm 3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu, bài cảm nhận chưa sâu. *Điểm1: Sa vào diễn xuôi ý thơ,mắc quá nhiều lỗi. *Điểm 0:Không làm được gì. . diễn đạt , đặt câu,dùng từ, chính tả. III) Thang điểm: *Điểm 5 :Đáp ứng các yêu cầu, có thể mắc vài sai sót nhỏ. *Điểm 3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu, bài cảm. Hướng dẫn chấm thi cả năm Lớp 11 Năm học 2007-2008 M«n thi: Ng÷ v¨n I) Trắc nghiệm :2điểm.Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A a-3,

Ngày đăng: 26/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan