KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON THEO MẸ TỪ SƠ SINH ĐẾN 28 NGÀY TUỔI TẠI 2 TRẠI HEO THUỘC HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI Họ

58 1.1K 7
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON THEO MẸ TỪ SƠ SINH ĐẾN 28 NGÀY TUỔI TẠI 2 TRẠI HEO THUỘC HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI Họ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON THEO MẸ TỪ SƠ SINH ĐẾN 28 NGÀY TUỔI TẠI 2 TRẠI HEO THUỘC HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI Họ và tên sinh viên : PHẠM QUANG LƯỢNG Ngành : Thú Y Niên khóa : 2002 2007 Tháng 112007 i KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON THEO MẸ TỪ SƠ SINH ĐẾN 28 NGÀY TUỔI TẠI 2 TRẠI HEO THUỘC HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI Tác giả PHẠM QUANG LƯỢNG Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: TS LÊ ANH PHỤNG Tháng 11 năm 2007 i Lời cảm tạ  Suốt đời ghi ơn Cha và Mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục và hy sinh cả đời cho con có được ngày hôm nay.  Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Anh Phụng Người đã hết lòng giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.  Luôn ghi nhớ và cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y và toàn thể quý thầy cô đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.  Chân thành cảm ơn Chủ trại Nguyễn Trung Thành Chủ trại Trần Văn Công Các anh, chị công nhân đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.  Xin cảm ơn Các bạn trong và ngoài lớp đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. PHẠM QUANG LƯỢNG ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Qua quá trình khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi tại 2 trại heo tư nhân thuộc xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai từ 02052007 đến 31082007 với mục đích khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tiêu chảy trên heo con ở 2 trại từ đó có biện pháp hạn chế thiệt hại do bệnh tiêu chảy gây ra, chúng tôi ghi nhận được kết quả sau: Tỷ lệ heo con tiêu chảy ở trại A là 59,23%, trại B là 64,69%. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất ở giai đoạn 15 – 21 ngày tuổi (trại A là 15,40%, trại B là 16,52%). Thời gian điều trị trung bình 1 ca tiêu chảy trên heo con ở trại A là 2,45 ngày, trại B là 2,55 ngày. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh tiêu chảy trên heo con ở trại A là 95,9%, trại B là 95,5%. Kết quả phân lập 20 mẫu phân heo con tiêu chảy đều cho kết quả E. coli dương tính. Kết quả thử kháng sinh đồ: vi khuẩn E. coli nhạy cảm với kháng sinh colistin (trại A 80%, trại B 90%), amoxcillinclavulanic acid (trại A 70%, trại B 80%); đề kháng với ampicillin (trại A 90%, trại B 100%), bactrim (trại A 80%, trại B 100%), tetracycline (trại A 90%, trại B 100%). iii MỤC LỤC Chương 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1 1.2 Mục đích ................................................................................................................ 2 1.3 Yêu cầu .................................................................................................................. 2 Chương 2. TỔNG QUAN................................................................................................ 3 2.1 Định nghĩa về tiêu chảy ......................................................................................... 3 2.2 Sinh lý heo con và nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con ..................................... 3 2.2.1 Sinh lý heo con ................................................................................................ 3 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tiêu chảy ở heo con ...................................... 4 2.3 Sự phát triển hệ vi sinh vật đường ruột heo con .................................................... 6 2.3.1 Hệ vi sinh vật đường ruột heo con .................................................................. 6 2.3.2 Rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột .................................................................. 6 2.3.3 Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột .............................................................. 7 2.4 Sơ lược về vi khuẩn E. coli ................................................................................... 7 2.4.1 Giới thiệu về vi khuẩn E. coli ......................................................................... 7 2.4.2 Hình thái .......................................................................................................... 7 2.4.3 Hệ thống phân loại .......................................................................................... 8 2.4.4 Cấu trúc kháng nguyên ................................................................................... 8 2.4.5 Sức đề kháng ................................................................................................... 8 2.4.6 Độc tố .............................................................................................................. 9 2.5 Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây ra ............................................................ 9 2.5.1 Truyền nhiễm học ........................................................................................... 9 2.5.2 Triệu chứng ................................................................................................... 11 2.5.3 Bệnh tích ....................................................................................................... 12 2.5.4 Chẩn đoán ...................................................................................................... 12 2.5.5 Phòng và trị bệnh .......................................................................................... 16 2.6 Kháng sinh và kháng sinh đồ ............................................................................... 17 2.6.1 Kháng sinh .................................................................................................... 17 2.6.2 Kháng sinh đồ ............................................................................................... 17 iv 2.7 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu .......................................................... 18 Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 20 3.1 Thời gian và địa điểm: ......................................................................................... 20 3.2 Vật liệu ................................................................................................................. 20 3.2.1 Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 20 3.2.2 Dụng cụ ......................................................................................................... 20 3.2.3 Hóa chất, môi trường .................................................................................... 20 3.2.4 Thuốc điều trị ................................................................................................ 20 3.3 Nội dung .............................................................................................................. 21 3.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 22 3.4.1 Phương pháp khảo sát lâm sàng .................................................................... 22 3.4.2 Thao tác lấy mẫu ........................................................................................... 22 3.4.3 Xét nghiệm mẫu phân ................................................................................... 22 3.4.4 Phương pháp điều trị heo con tiêu chảy ........................................................ 22 3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 23 3.6 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 23 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 24 4.1 Tỷ lệ tiêu chảy...................................................................................................... 24 4.1.1 Tỷ lệ heo con tiêu chảy ................................................................................. 24 4.1.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................... 25 4.1.3 Tỷ lệ tiêu chảy theo giai đoạn tuổi ................................................................ 26 4.1.4 Tỷ lệ heo tiêu chảy theo giới tính .................................................................. 29 4.2 Thời gian điều trị ................................................................................................. 30 4.3 Tỷ lệ chữa khỏi tiêu chảy ở heo con .................................................................... 31 4.4 Tỷ lệ chết ở heo con ............................................................................................. 32 4.4.1 Tỷ lệ heo con chết do tiêu chảy..................................................................... 32 4.4.2 Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác .................................................................... 34 4.5 Xét nghiệm vi khuẩn trong mẫu phân tiêu chảy .................................................. 35 4.5.1 Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli ................................................................. 35 4.5.2 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn E. coli ..................................... 36 v Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 38 5.1 Kết luận ................................................................................................................ 38 5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 38 vi DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tỷ lệ heo con tiêu chảy ................................................................................. 24 Bảng 4.2: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................... 25 Bảng 4.3: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo giai đoạn tuổi ................................................ 27 Bảng 4.4: Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo giới tính ........................................................... 29 Bảng 4.5: Thời gian điều trị tiêu chảy trung bình ......................................................... 30 Bảng 4.6: Tỷ lệ khỏi bệnh tiêu chảy ở heo con ............................................................. 31 Bảng 4.7: Tỷ lệ heo con chết do tiêu chảy .................................................................... 32 Bảng 4.8: Tỷ lệ heo con chết do nguyên nhân khác ...................................................... 34 Bảng 4.9: Kết quả phân lập vi khuẩn ............................................................................ 35 Bảng 4.10: Kết quả thử kháng sinh đồ với E. coli ở trại A ........................................... 36 Bảng 4.11: Kết quả thử kháng sinh đồ với E. coli ở trại B ........................................... 37 Bảng 4.12: So sánh mức nhạy cảm của vi khuẩn E. coli với một số loại kháng sinh .. .39 DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy………………………………………………..11 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phân lập và giám định vi khuẩn E. coli ................................................. 15 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ heo con tiêu chảy ................................................................................... 24 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................. 26 Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo giai đoạn tuổi ................................................ 27 Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo giới tính ........................................................... 29 Biểu đồ 4.5: Thời gian điều trị tiêu chảy trung bình .......................................................... 30 Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ khỏi bệnh tiêu chảy ở heo con .............................................................. 31 Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ heo con chết do tiêu chảy ..................................................................... 33 Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ heo con chết do nguyên nhân khác ...................................................... 34 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt IU : International Unit CFU : Colony Forming Unit 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Nước ta là một nước phát triển chủ yếu về nông nghiệp. Ngành chăn nuôi phát triển mạnh và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung, trong đó chăn nuôi heo có vị trí rất quan trọng. Ngày nay, ngành chăn nuôi heo ở nước ta không ngừng phát triển từ hộ chăn nuôi gia đình đến hình thức chăn nuôi công nghiệp với quy mô ngày càng lớn và mật độ tập trung của đàn heo khá cao. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển, lây lan của nhiều mầm bệnh dẫn đến làm giảm năng suất và gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho các nhà chăn nuôi. Trong quá trình chăn nuôi do ảnh hưởng của các yếu tố về chuồng trại, nhiệt độ, vi sinh vật, stress, chăm sóc quản lý… tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh cho heo con. Trong đó tiêu chảy là một trong những vấn đề lo ngại cho các nhà chăn nuôi. Một trong những nguyên nhân thường gây tiêu chảy cho heo con là do vi khuẩn E. coli. Vi khuẩn E. coli xuất hiện ở đường ruột của heo con chỉ vài giờ sau khi sinh và tồn tại cho đến khi con vật chết. Hiện nay bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây ra rất phổ biến và là căn bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn cho nhiều nhà chăn nuôi heo. Bệnh làm cho heo con còi cọc, lông xơ xác, tốc độ tăng trưởng kém hoặc có thể gây chết thú. Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli có thể xảy ra trong suốt thời gian heo con theo mẹ. Hiện nay vi khuẩn E. coli có rất nhiều chủng, chúng thường xuyên biến chủng và đề kháng với nhiều loại kháng sinh. Vì vậy việc tìm ra các biện pháp để phòng và trị bệnh này vẫn luôn được các nhà chăn nuôi quan tâm nhiều. Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Lê Anh Phụng chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con 2 theo mẹ từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi tại hai trại heo thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.” 1.2 Mục đích Tìm hiểu hiện trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại 2 trại heo tư nhân thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai để đưa ra biện pháp phòng và trị hữu bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ. 1.3 Yêu cầu Khảo sát tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi Phân lập vi khuẩn E. coli từ phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy. Thử kháng sinh đồ để tìm các loại kháng sinh có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại 2 trại heo thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị tại 2 trại. 3 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 Định nghĩa về tiêu chảy Theo Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm (1998), tiêu chảy là bệnh lý xảy ra trên các loài động vật với đặc điểm: gia tăng lượng phân thải ra hằng ngày, gia tăng lượng nước trong phân, gia tăng số lần thải phân. Tiêu chảy trên heo con có thể gọi là hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. 2.2 Sinh lý heo con và nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con 2.2.1 Sinh lý heo con Heo con mới sinh ra có bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh cả về chức năng và cấu tạo. Lớp màng nhày chiếm tỷ lệ khá lớn trong thành ruột. Sự phân tiết enzyme tiêu hóa ở dạ dày và ruột non rất kém, chỉ đủ tiêu hóa các loại thức ăn đơn giản. Khi cai sữa, heo con lấy chất dinh dưỡng chủ yếu từ thức ăn, vì vậy bộ máy tiêu hóa của chúng phải qua một quá trình thay đổi hình thái cấu tạo và hoạt động sinh lý để thích ứng với điều kiện sống mới. Vấn đề cai sữa sớm thường bị trở ngại do heo con từ khi mới đẻ đến 2 tuần tuổi sử dụng rất ít hoặc không sử dụng được tinh bột vì tuyến tụy và ruột tiết quá ít amylaza. So với các enzyme khác, tác dụng của lactaza giảm dần qua lứa tuổi còn maltaza tăng dần theo lứa tuổi (Nguyễn Thị Trúc Ly, 2006). Sau khi cai sữa, pH dạ dày tăng một cách từ từ (trong vòng 2 tuần), độ acid dạ dày liên quan chặt chẽ đến sự tiêu hóa sữa của heo con. Ngay từ lúc mới đẻ, dạ dày của heo con tiết rất ít pepsin, sự ngưng kết sữa nhờ chemozin. Protein trong thức ăn sẽ được tiêu hóa nhờ enzyme tuyến tụy (Dương Thị Thanh Loan, 2002). Ở heo con dưới 1 tháng tuổi, trong dịch dạ dày không có HCl tự do. Thiếu HCl làm cho pH dạ dày cao, vi sinh vật có hại xâm nhập bằng đường miệng có khả năng sống sót trong ống tiêu hóa, phát triển mạnh gây nên tiêu chảy. Về miễn dịch, heo con chỉ nhận miễn dịch thụ động từ mẹ thông qua sữa đầu. Miễn dịch mạnh lúc mới sinh nhưng sau đó giảm dần và còn rất ít lúc 2 tuần tuổi. Trong khi đó, miễn dịch chủ động đến lúc 4 tuần tuổi mới hoạt động tích cực nên trong 4 khoảng từ 2 đến 4 tuần tuổi heo con có sức đề kháng giảm dễ bị nhiễm bệnh (Nguyễn Như Pho, 2001). 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tiêu chảy ở heo con 2.2.2.1 Do heo mẹ Sữa heo mẹ là nguồn thức ăn chính và quan trọng đối với heo con theo mẹ. Do đó, sự chăm sóc nuôi dưỡng heo mẹ trong giai đoạn mang thai và nuôi con ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và bệnh tật của heo con. Heo mẹ trong thời gian mang thai không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như thiếu protein, thiếu vitamin A, thiếu Cu, Zn, Fe... làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở bào thai nên heo con sinh ra yếu ớt, sức đề kháng kém sẽ dễ mắc bệnh, nhất là bệnh ở đường tiêu hóa. Ở những đàn có heo mẹ tốt sữa, sữa mẹ nhiều và giàu chất dinh dưỡng, heo con bú nhiều không kịp tiêu hóa và có nhiều dưỡng chất bị đẩy xuống ruột già là môi trường thuận lợi cho những sinh vật có hại nhân nhanh gây bệnh tiêu chảy trên heo con (Võ Văn Ninh, 1985). Theo Nguyễn Như Pho (1995), heo mẹ mắc hội chứng MMA, heo con bú sữa có sản vật viêm hoặc liếm dịch viêm rơi vãi trên nền chuồng gây viêm ruột tiêu chảy. Trên những heo mẹ kém sữa hay mất sữa, heo con được bú ít hoặc không bú được sữa đầu nên sức đề kháng kém cũng dễ phát sinh bệnh. Theo Đào Trọng Đạt (1999), chế độ chăm sóc nái mang thai nhất là 2 tháng cuối không hợp lý làm cho bào thai và heo con có sức sống và sức đề kháng kém là yếu tố làm bệnh dễ phát sinh nhất là bệnh đường tiêu hóa. 2.2.2.2 Do heo con Lúc mới sinh heo con không được sát trùng rốn, từ đó vi trùng có thể xâm nhập vào đường ruột gây tiêu chảy. Do heo con bú sữa mẹ nhiều và nhanh, sữa không được hòa tan với nước bọt tạo ra các cục vón sữa dẫn đến chứng khó tiêu. Heo con thiếu sắt gây thiếu máu, giảm sức đề kháng nên dễ bị bệnh, đặc biệt là tiêu chảy. 5 Sự tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày ruột không đủ số lượng và chất lượng, thiếu lượng HCl cần thiết cho sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Ở heo con trước 1 tháng tuổi không có HCl tự do nên dễ bị tiêu chảy. Theo Võ Văn Ninh (1985), thời kỳ heo con mọc răng dễ bị tiêu chảy. Hai thời điểm mà heo con sốt và tiêu chảy với tỷ lệ cao nhất là lúc 1017 ngày và 2329 ngày ứng với thời gian mọc răng sữa, tiền hàm 3 ở hàm dưới và răng sữa, tiền hàm ở hàm trên. Ở heo con sơ sinh có lớp mỡ dưới da rất ít nên khả năng chịu lạnh kém. Mặt khác, diện tích bề mặt so với trọng lượng cơ thể lớn hơn nên heo con dễ bị mất nhiệt và rất nhạy cảm với lạnh. Khi strees kéo dài heo con dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy (Ramon, 1994; trích dẫn bởi Nguyễn Hùng Liêm, 1996). 2.2.2.3 Do môi trường và ngoại cảnh Khi mới sinh ra khả năng thích ứng và bảo vệ của heo con còn kém nên heo con rất nhạy cảm với những thay đổi đột ngột của điều kiện ngoại cảnh. Trong đó, yếu tố nhiệt độ và ẩm độ rất quan trọng. Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1986) (trích dẫn bởi Trần Hoàng Nghĩa, 2005), trong những yếu tố tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và ẩm độ. Ở những tháng mưa nhiều số heo con tiêu chảy tăng rõ rệt, có thể đến 90100%. Sử An Ninh (1995), cho biết: ở heo con theo mẹ thì độ ẩm tương đối thích hợp là 7085%, nhiệt độ thích hợp là 3234 oC. Vì vậy, việc giữ ấm và khô chuồng nuôi là vô cùng quan trọng. Theo Võ Văn Ninh (1995), sự thay đổi môi trường sống như: chuyển chuồng, nhập đàn, cai sữa... làm heo con bị stress dẫn đến cơ thể suy yếu, nhu động ruột giảm đột ngột nên thức ăn bị ứ đọng lại, một số vi khuẩn bình thường vô hại như E. coli phát triển nhanh, gia tăng số lượng, gây bệnh và sinh độc tố. Do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: thời tiết, thức ăn kém phẩm chất, thay đổi thức ăn đột ngột, chuồng trại luôn ẩm ướt, thành phần khí độc cao... tác động lên cơ thể heo con gây rối loạn tiêu hóa, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại phát triển dẫn đến tiêu chảy. 6 2.2.2.4 Do vi sinh vật Vi sinh vật là nguyên nhân luôn hiện diện trong mọi trường hợp của bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ (Salmonella, Clostridium perfringens, cầu trùng, Rotavirus, Coronavirus...), có thể nói đây là các tác nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ (Trần Thị Trúc Ly, 2005). 2.3 Sự phát triển hệ vi sinh vật đường ruột heo con 2.3.1 Hệ vi sinh vật đường ruột heo con Hệ vi sinh vật được chia làm 2 nhóm chính: Nhóm vi sinh vật tùy nghi: từ bên ngoài xâm nhập vào như: thức ăn, nước uống bao gồm tụ cầu, nấm men, Proteus, E. coli... Nhóm vi sinh vật bắt buộc: thích nghi được môi trường ruột, định cư vĩnh viễn bao gồm Lactobacillus acidophilus, E. coli, Enterococcus... Hai nhóm này luôn ở trạng thái cân bằng là sự cần thiết cho sức khỏe của heo con (Nguyễn Vĩnh Phước, 1997, trích dẫn bởi Lê Công Bảo Đức, 2005). Theo Trần Lộc Phước (1999), ở heo con mới sinh ra đường tiêu hóa hoàn toàn không có vi sinh vật. Hệ vi sinh vật đường ruột có được và ở một thế cân bằng là do vi sinh vật từ ngoài vào và từ sữa đầu. Chúng biến đổi trong một thời hạn nhất định và tồn tại suốt đời con vật. 2.3.2 Rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột Hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn trầm trọng sau khi bị tiêu chảy hoặc đã sử dụng kháng sinh để điều trị tiêu chảy kéo dài. Vì vậy hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm gọi là “men vi sinh” để phòng bệnh tiêu chảy hoặc làm gia tăng hệ vi sinh có lợi sau khi điều trị bằng kháng sinh. Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1986), nếu vi khuẩn Lactobacillus thiếu hoặc giảm số lượng thú sẽ mắc bệnh về đường tiêu hóa. Theo Hồ Văn Ban (1997) (trích dẫn bởi Trần Thị Trúc Ly, 2006), cho rằng: khi tiêu chảy số lượng E. coli tăng lên rất nhiều, còn vi khuẩn Bacillus subtilis giảm xuống từ 56,92% còn 25,18%. Theo Đào Trọng Đạt (1995), khi có bất cứ một tác nhân gây stress nào tác động vào hệ sinh vật đường tiêu hóa sẽ làm ảnh hưởng đến sự cân đối của quần thể vi sinh 7 vật cư trú sẵn trong dạ dày, ruột có thể tạo điều kiện thuận lợi cho những loài “vi sinh vật không mong muốn” phát triển dẫn đến tiêu chảy. Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1997) (trích dẫn bởi Lê Công Bảo Đức, 2005), vi khuẩn gây thối rữa là nguồn sinh bệnh đường ruột. Khi sức đề kháng của động vật sút kém do sữa non kém hoạt chất, môi trường ruột thay đổi, vi khuẩn gây thối rữa hoạt động mạnh tăng độc lực sinh ra các chất độc làm niêm mạc đường tiêu hóa phồng lên, bong, tróc đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập vào gây rối loạn dinh dưỡng cấp tính. 2.3.3 Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1997) (Trích dẫn bởi Lê Công Bảo Đức, 2005) trong dạ dày ruột vi khuẩn lactic phân giải hydratcarbon tạo acid lactic, acid axetic, acid propionic... có tác dụng ức chế vi khuẩn gây thối và một số vi khuẩn khác. Vi khuẩn trong dạ dày, ruột còn bài tiết ra amylaza phân giải tinh bột. Protein được phân giải trong ruột một phần có thể do trực khuẩn gây thối tiết ra peptidaza. Khi vi khuẩn chết, cơ thể động vật hấp thu protein vi khuẩn, sử dụng acid amin do vi khuẩn tạo ra. Vi khuẩn ở ruột già và dạ dày còn tổng hợp vitamin nhóm B như ở Bacillus subtilis, một số vi khuẩn khác tổng hợp được vitamin PP (acid nicotinic). 2.4 Sơ lược về vi khuẩn E. coli 2.4.1 Giới thiệu về vi khuẩn E. coli Escherichia coli gọi tắt là E. coli còn có tên khác là Bacterium coli được Escherich phát hiện năm 1885 trong trường hợp tiêu chảy ở trẻ em và được coi như là một vi khuẩn sống vô hại trong ruột già của người và động vật. Mãi đến năm 1955, Shofield và Davis mới chứng minh được vai trò gây bệnh đường ruột của E. coli ở heo con. Vi khuẩn E. coli theo phân của gia súc, gia cầm và người ra môi trường bên ngoài. Loài động vật ăn thịt và ăn tạp bài tiết phân chứa nhiều vi khuẩn E. coli hơn loài động vật ăn cỏ (Trần Thị Kiều Oanh, 2005). 2.4.2 Hình thái Vi khuẩn E. coli là vi khuẩn Gram (), hình trực, 2 đầu tròn, kích thước trung bình 0,5x1,3m, không bào tử, tạo giáp mô mỏng, có khả năng di động, hầu hết có lông bám (Trần Thị Bích Liên, Tô Minh Châu, 2001). 8 2.4.3 Hệ thống phân loại Theo hệ thống phân loại của Bergey (1994) (Nguyễn Thị Trúc Ly, 2006), vi khuẩn E. coli thuộc: Bộ: Eubacteriales Họ: Enterobacteriaceae Tộc: Escherichiae Giống: Escherichia Loài: E. coli 2.4.4 Cấu trúc kháng nguyên Vi khuẩn E. coli có 3 loại kháng nguyên: + Kháng nguyên O (kháng nguyên thân) + Kháng nguyên K (kháng nguyên giáp mô) + Kháng nguyên H (kháng nguyên lông) Một số serotype gây bệnh tiêu chảy: (Trần Lộc Phước, 1999) 0141 (K85ac) 0141 (K85ac) 0147 (K89) 0149 (K91) 0157 (K91) 2.4.5 Sức đề kháng E. coli có khả năng đề kháng với nhiều tác nhân khác nhau: + Tác nhân vật lý: E. coli rất nhạy cảm với nhiệt độ cao (bị phá hủy ở 600C trong vòng 15 – 30 phút và bị diệt ngay lập tức ở 1000C), đề kháng với môi trường lạnh (bị phá hủy ở nhiệt độ < 00C trong vòng 2 giờ). + Tác nhân hóa học: E. coli rất nhạy cảm với các tác nhân kháng khuẩn và diệt trùng như: formol, NaOH.... (Đào Trọng Đạt, 1995). + Kháng sinh: hiện nay vi khuẩn E. coli đã đề kháng với một số loại kháng sinh. Theo thông báo của Bộ Y tế (tháng 72003) (trích dẫn bởi Phạm Tất Thắng, 2004), có tới 97,9% vi khuẩn đề kháng với penicillin, 71% vi khuẩn đề kháng với tetracyclin, 61,6% vi khuẩn đề kháng với erythromycin. 9 2.4.6 Độc tố 2.4.6.1 Ngoại độc tố (độc tố đường ruột) Gồm 2 loại: Độc tố LT: độc tố này không bền với nhiệt, bất hoạt ở 600C15 phút, có trọng lượng phân tử cao và có khả năng gây miễn dịch tốt. Tác dụng của LT trên tế bào ruột theo cơ chế: LT hoạt hóa adenyl – cyclase trong tế bào ruột, làm gia tăng cAMP, cAMP tăng sẽ kích thích ion Cl và bicarbonate ra khỏi tế bào, đồng thời ức chế Na+ vào bên trong tế bào. Hậu quả cuối cùng là gây tiêu chảy, mất nước (LT có trọng lượng phân tử 91,5 Kda, chia làm 2 phần LTa và LTb, có tính chất kháng nguyên). Độc tố ST: độc tố này bền với nhiệt, đề kháng nhiệt độ 1000C15 phút. Trọng lượng phân tử thấp, có khả năng sinh miễn dịch kém. Tác dụng của ST cũng cùng một cơ chế tương tự, ST hoạt hóa guanyl – cyclase làm tăng cGMP ở trong tế bào dẫn đến kích thích bài tiết muối và nước vào lòng ruột gây tiêu chảy. ST cũng gồm STa và STb, không có tính chất kháng nguyên (Thái Quốc Hiếu, 2002). 2.4.6.2 Nội độc tố (endotoxin) Là những độc tố do vi khuẩn sản sinh ra nhưng chỉ được bài xuất ra ngoài khi nào vi khuẩn bị dung giải, có bản chất là lipopolysaccharide của vách tế bào vi khuẩn. Tính độc của nội độc tố không cao bằng ngoại độc tố nhưng cũng rất độc. Nội độc tố có khả năng chịu nhiệt cao (không bị tác dụng ở 1000C trong 1 giờ). Nó thường gây tiêu chảy, có thể gây ra tình trạng sốc, nếu không điều trị tích cực dễ dẫn đến tử vong. 2.5 Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây ra 2.5.1 Truyền nhiễm học 2.5.1.1 Loài mắc bệnh Hầu hết các loài động vật (gia súc, gia cầm và bò sát) đều có thể mắc bệnh. Bệnh do E. coli xuất hiện không những vào những ngày đầu mới sinh (3 – 5 ngày) mà cả vào những giờ đầu tiên sau khi sinh, điều đó cho thấy có sự nhiễm bệnh qua bào thai từ khi heo con còn trong bụng mẹ (Phạm Sỹ Lăng, 1995; trích dẫn bởi Dương Thị Phương Thảo, 2004). Trong phòng thí nghiệm, heo con, chuột bạch, thỏ nhạy cảm với E. coli. 10 2.5.1.2 Đường xâm nhiễm và khả năng truyền bệnh Bệnh do vi khuẩn E. coli lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh. Bệnh còn có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, niêm mạc mắt (Phan Thị Minh Thùy, 2003). Nguồn bệnh chủ yếu là những con bệnh và con khỏe mang trùng bài thải mầm bệnh ra ngoài. Các điều kiện như: ẩm độ cao, nuôi nhốt chật hẹp, sự thay đổi nhiệt độ với biên độ cao làm cho con vật suy giảm sức đề kháng nên dễ nhiễm bệnh (Nguyễn Thị Trúc Ly, 2006). 2.5.1.3 Chất chứa mầm bệnh Ở thú bệnh vi khuẩn có nhiều nhất trong phân, ruột già, ruột non. Ngoài ra, vi khuẩn còn có trong máu, trong các cơ quan phủ tạng như: gan, lách, hạch, tủy xương của con vật bị nhiễm trùng huyết (Wilson, 1986. Trích dẫn bởi Dương Thị Phương Thảo, 2004). Ở thú mang trùng vi khuẩn có ở trong phân. Trong tự nhiên vi khuẩn phân bố khắp nơi, chúng có thể được phân lập từ nền chuồng, thức ăn, nước uống. 11 2.5.1.4 Cơ chế sinh bệnh Theo Nguyễn Như Pho (1995), cơ chế sinh bệnh được trình bày qua sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.1: Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy 2.5.2 Triệu chứng Theo Nguyễn Khả Ngự và ctv (1998) (trích dẫn bởi Trần Thị Trúc Ly, 2006), heo bắt đầu bệnh thường bú ít, ăn ít hoặc bỏ bú, bỏ ăn, sốt nhẹ 39,540oC. Khi bệnh nặng, heo bỏ bú, bỏ ăn hoàn toàn, nhiệt độ tăng đến 41oC. Niconxki (1983), Đào Trọng Đạt (1995) và Kohler E.M (1996) (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2000) miêu tả các triệu chứng thông thường trong bệnh tiêu chảy heo con nghi do E. coli như sau: heo con bệnh trở nên uể oải, không thích bú, lông xù, mắt sâu, niêm mạc mắt, mũi trắng bệch đôi khi có sắc thái vàng, heo con gầy còm, giảm trọng lượng hàng ngày so với những con khác. Tiêu chảy trên heo sơ sinh (từ 04 ngày tuổi): phân màu vàng kem hoặc hơi xanh, với nhiều nước. Sau 23 ngày tiêu chảy heo bị mất nước trầm trọng. Nguyên nhân không do VSV Stress, giảm sức đề kháng Ức chế TK phó giao cảm Giảm nhu động ruột Thức ăn ứ lại không tiêu hóa được VSV có hại phát triển Nhiễm trùng đường tiêu hóa Độc tố VSV tấn công niêm mạc ruột Viêm ruột Kích thích nhu động ruột Tiêu chảy Thiếu dinh dưỡng Mất nước và chất điện giải Nhiễm độc Chết 12 Tiêu chảy ở heo theo mẹ (4 21 ngày): nguyên nhân phần lớn do tiêu hóa thức ăn kém hoặc không kịp, thiếu sắt hoặc do các yếu tố chăm sóc kém, phân có màu trắng hoặc xám trắng. Trường hợp tiêu chảy nặng, heo con mất phản ứng rõ rệt với các kích thích, run cơ, co giật, nhiệt độ cơ thể giảm và có thể chết. 2.5.3 Bệnh tích 2.5.3.1 Bệnh tích đại thể Bệnh tích trong bệnh tiêu chảy thường không đặc trưng, nhưng có thể xảy ra trên lớp niêm mạc với những vết loét điểm hoặc những vết loét mảng, có thể kèm theo bệnh tích viêm ruột cata, viêm ruột tụ huyết, xuất huyết (Nguyễn Thị Trúc Ly, 2006). Theo Đào Trọng Đạt và ctv (1999), heo con bị mất nước nặng, dạ dày chứa sữa hay thức ăn chưa tiêu hóa, dạ dày ruột đều giãn nở, trên thành ruột có hiện tượng xung huyết. 2.5.3.2 Bệnh tích vi thể Theo Phạm Sỹ Lăng và ctv (1995), vi khuẩn bám thành từng đám trên màng nhầy, đa phần niêm mạc không bị hư hại nhưng một số trường hợp có sự bất triển của vi nhung mao, đôi khi xuất huyết trong xoang ruột, số lượng bạch cầu, đại thực bào tăng, di tản ra xoang. 2.5.4 Chẩn đoán 2.5.4.1 Chẩn đoán phân biệt lâm sàng Cần phân biệt tiêu chảy do E. coli với tiêu chảy do các bệnh khác như: viêm dạ dày – ruột (do Corona TGE virus), dịch tiêu chảy (do Coronavirus), tiêu chảy do Rotavirus, tiêu chảy do Salmonella, tiêu chảy do cầu trùng (Isospora suis), viêm ruột hoại tử (do Clostridium perfringens type C). Theo Nguyễn Như Pho (2001), có thể chẩn đoán phân biệt các bệnh gây tiêu chảy ở trên dựa vào một số đặc điểm sau đây: + Bệnh viêm dạ dày – ruột Thời gian nung bệnh 1 – 2 ngày, lứa tuổi mắc bệnh tập trung từ 3 – 4 ngày đến 21 ngày tuổi, lứa tuổi càng nhỏ tử số càng cao, có khi lên đến 90 – 100% với các đặc điểm: tiêu chảy phân vàng với nhiều nước, có thể có lẫn thức ăn không tiêu, heo con dưới 3 tuần tuổi có khi có ói mửa, heo con gầy, mất nước nặng, suy nhược, thường chết sau 3 – 5 ngày, không có dấu hiệu sốt hoặc triệu chứng thần kinh. Mổ xác thấy 13 heo con gầy ốm, mất nước, dạ dày chứa sữa đông đặc, ruột non căng phồng và chứa dịch màu vàng, thành ruột non mỏng, dạ dày bị viêm và xuất huyết một vài nơi. Chẩn đoán: có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng kết hợp với sự quan sát nhung mao ruột bất dưỡng bằng kính hiển vi. + Dịch tiêu chảy (do Coronavirus) Thời gian nung bệnh 1 – 3 ngày, tập trung trên heo con theo mẹ vào giai đoạn sau cai sữa, với đặc điểm tử số thấp, tiêu chảy nặng, lây lan nhanh, phân vàng nhiều nước, ói mửa là triệu chứng điển hình, heo con mất nước nặng, gầy sút nhanh, bỏ bú, đi đứng xiêu vẹo, thường nằm chồng lên nhau, có thể chết sau 3 – 5 ngày nếu không kịp thời cấp nước và chất điện giải. Mổ xác thấy dạ dày heo con trống rỗng, chứa dịch màu vàng, ruột non và ruột già chứa đầy dịch. Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng điển hình: lây lan nhanh, ói mửa, tiêu chảy loãng, phân vàng. + Tiêu chảy do Rotavirus Thời gian nung bệnh 18 – 24 giờ, tử số đến 30 – 40% với các đặc điểm: heo con lười bú, lười vận động, ói mửa, tiêu chảy và lây lan nhanh, thời gian tiêu chảy kéo dài nhiều ngày (4 – 6 ngày), phân vàng, có nhiều bọt khí và chất nhầy, bệnh nặng trên heo con theo mẹ và nhẹ hơn trên heo con cai sữa. Mổ xác thấy heo con gầy ốm, dạ dày chứa đầy sữa đông đặc, ruột non căng phồng do sinh hơi và chứa đầy dịch màu kem, đỉnh nhung mao ruột non bị bào mòn. Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng: ói mửa xuất hiện trước khi tiêu chảy, đỉnh nhung mao ruột non bị bào mòn, không xuất huyết và loét ở ruột. + Tiêu chảy do Salmonella Thời gian nung bệnh 3 – 4 ngày, heo con theo mẹ và sau cai sữa mắc bệnh cao hơn các lứa tuổi khác. Thể viêm ruột cấp tính: xảy ra trên heo con theo mẹ, tiêu chảy phân vàng, nhiều nước, sốt vừa (40,6 – 41,50C). Sau vài ngày vi trùng xâm nhập vào phổi gây viêm phổi, có thể thấy xuất huyết ở vùng da mỏng, sau 5 – 6 ngày mắc bệnh heo con suy nhược nặng, nằm liệt, có thể co giật nhẹ rồi chết, tử số có thể lên đến 100%. Thể nhiễm trùng máu: thường xảy ra trên heo lớn. Bệnh tích trên heo con: thành dạ dày chứa nhiều chất nhầy, viêm ruột, xuất huyết nhiều nơi, màng treo ruột sưng và xuất huyết, lách xung huyết và rất dai, phổi có khi viêm, xuất huyết. + Tiêu chảy do cầu trùng 14 Bệnh tập trung vào giai đoạn 5 – 25 ngày tuổi, tử số 15 – 20%, heo con tiêu chảy phân trắng sau đó chuyển sang vàng, phân hơi lỏng, mùi phân rất tanh. Heo con gầy ốm, lông xù, không có dấu hiệu sốt và ói mửa. Chẩn đoán dựa vào lứa tuổi mắc bệnh, đặc điểm phân, kiểm tra noãn nang cầu trùng trong phân bằng phương pháp phù nổi. + Viêm ruột hoại tử (do Clostridium perfringens type C) Thời gian nung bệnh 24 giờ. Thể quá cấp: xuất hiện trên heo sơ sinh (2 – 4 ngày tuổi). Heo con mệt, lười bú, tiêu chảy ra máu, chết nhanh sau 1 – 2 ngày. Mổ xác thấy xuất huyết rất nặng ở ruột non. Thể cấp tính: thường xảy ra trên heo con từ 5 – 7 ngày tuổi. Heo con tiêu chảy ra máu, phân màu đen, chết sau 2 – 3 ngày. Mổ xác thấy ruột non ngoài sự xuất huyết còn có nhiều vùng bị hoại tử hoặc bị loét. Thể bán cấp tính: xảy ra trên heo con từ 1 tuần tuổi đến cai sữa. Tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh, không có máu, heo con suy yếu và chết sau 5 – 7 ngày. Mổ xác thấy ruột non nhiều vùng bị hoại tử, không có xuất huyết. 15 2.5.4.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm Phân lập E. coli từ mẫu phân (Nguyễn Thị Trúc Ly, 2006) Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phân lập và giám định vi khuẩn E. coli Maãu phaân Moâi tröôøng vaän chuyeån vaø baûo quaûn (Carry – Blair)40C toái ña 72h Moâi tröôøng EMB (370C24h) Moâi tröôøng KIA (370C24h) Moâi tröôøng TSA (370C24h) giöõ gioáng IMViC (+ + ) Ñònh type (ngöng keát treân phieán kính) Khaùng sinh ñoà Định danh 16 2.5.5 Phòng và trị bệnh 2.5.5.1 Phòng bệnh Phải thường xuyên sát trùng chuồng trại, khử trùng nguồn nước nhằm hạn chế sự hiện diện của vi khuẩn E. coli và một số mầm bệnh khác. Do kháng nguyên của vi khuẩn E. coli rất đa dạng và thường biến chủng nên việc phòng bệnh bằng vaccin thường không có hiệu quả cao. Vì vậy để nâng cao hiệu lực của vaccin phòng bệnh cần phải lựa chọn các chủng vi khuẩn trên cơ sở xác định yếu tố gây bệnh mà chúng có khả năng sinh ra sau cảm nhiễm trong cơ thể vật chủ, đồng thời thực hiện các biện pháp tổng hợp như: + Tiêm phòng vaccin vi khuẩn vô hoạt Neocolipor cho heo mẹ trước khi đẻ 2 tuần. Trên heo nái phải áp dụng triệt để các biện pháp phòng ngừa hội chứng MMA. Nuôi dưỡng heo nái nuôi con với khẩu phần hợp lý, không có độc tố nấm mốc trong thức ăn. + Trên heo con thực hiện cắt rốn hợp vệ sinh, cho bú ngay sữa đầu lúc mới sinh ra, cấp sắt cho heo con, có chế độ quản lý tốt để heo con không thể ăn, uống trong máng của heo mẹ. Giữ ấm cho heo con, giữ vệ sinh chuồng trại thật tốt. Tập cho heo con ăn sớm cũng là yếu tố góp phần hạn chế viêm ruột không tiêu. Theo Nguyễn Như Pho (1997), (Trích dẫn bởi Nguyễn Thị Trúc Ly, 2006), nên chích sắt cho heo con đúng liệu trình (vào ngày thứ 3 và 10 sau khi sinh), đồng thời trộn các loại kháng sinh vào thức ăn cho heo con ăn liên tục từ lúc mới tập ăn đến sau khi cai sữa. Sử dụng các chế phẩm sinh học như biolactyl, biosubtyl bổ sung vào đường tiêu hóa nhằm ức chế vi khuẩn có hại phát triển tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột. 2.5.5.2 Điều trị Trong công tác điều trị cần chú ý các triệu chứng điển hình của bệnh tiêu chảy là mất nước và chất điện giải, vì đây là nguyên nhân chính làm giảm khả năng sinh trưởng của heo con, tăng tỷ lệ chết. Có thể sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Để việc sử dụng kháng sinh đạt được hiệu quả cao trong điều trị nên làm kháng sinh đồ để tìm ra những loại kháng sinh mà vi khuẩn nhạy cảm hoặc kháng sinh có tác động cao đối với vi khuẩn. 17 Ngoài việc sử dụng kháng sinh để tiêu diệt căn nguyên gây bệnh, chúng ta cần kết hợp với việc bổ xung nước và chất điện giải nhằm cân bằng hệ thống đệm trong huyết tương, cân bằng áp suất thẩm thấu. Ngoài ra chúng ta cần: + Cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng cách truyền glucose. + Bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng và khả năng chịu đựng của cơ thể như: vitamin A, vitamin C, vitamin B. Sự tiên lượng tốt hoặc xấu đối với bệnh tiêu chảy tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: loài vật mắc bệnh, tuổi mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh... đối với thú non bị tiêu chảy sẽ có tiên lượng xấu nếu can thiệp không kịp thời. 2.6 Kháng sinh và kháng sinh đồ 2.6.1 Kháng sinh 2.6.1.1 Định nghĩa Theo Nguyễn Như Pho và ctv (2001), kháng sinh là những hợp chất hóa học được sản sinh bởi nhiều vi sinh vật (xạ khuẩn, vi khuẩn, nấm) có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các vi sinh vật khác hoặc phá hủy các vi sinh vật này bằng nhiều cơ chế khác nhau. 2.6.1.2 Cơ chế tác động Theo Phạm Văn Chức (1997), cơ chế kháng khuẩn của kháng sinh có thể theo một trong các cơ chế như sau: (1) Ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. (2) Ức chế tính thẩm thấu của màng tế bào. (3) Ức chế sự tổng hợp protein. (4) Ức chế tổng hợp acid nucleic, ức chế tổng hợp ADN hay ức chế tổng hợp ARN. 2.6.2 Kháng sinh đồ Thử kháng sinh đồ theo phương pháp Kirby Bauer Nguyên tắc: kháng sinh đã được tẩm vào đĩa giấy với nồng độ thích hợp, nó sẽ khuyếch tán ra mặt thạch xung quanh ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Đường kính vòng vô khuẩn diễn đạt tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh. Nếu 18 không có vòng vô khuẩn thì vi khuẩn đề kháng lại với kháng sinh (Nguyễn Thị Mai, 2000). 2.7 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu Phan Hoàng Vũ (1997), thăm dò tác dụng của các chế phẩm thuốc thú y đặc trị tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại Dưỡng Sanh là colistin, norfloxacin, gentamycin, enrofloxacin và cho biết có hiệu quả điều trị cao với thời gian điều trị trung bình là 2,62 ngày (enrofloxacin); 2,94 ngày (norfloxacin) và tỷ lệ chữa khỏi là 87,3% (enrofloxacin); 80,95% (norfloxacin). Nguyễn Thị Chuyên (1998), phân lập 12 mẫu phân heo trên heo con theo mẹ tiêu chảy tại trại Phước Long đều cho kết quả E. coli dương tính và làm kháng sinh đồ cho biết E. coli nhạy cảm với gentamycin, neomycin, colistin, norfloxacin và flumequin. Trần Sĩ Trung (2000), xét nghiệm 200 mẫu phân cho biết tỷ lệ nhiễm E. coli trên heo con theo mẹ bị tiêu chảy ở trại Đồng Hiệp là 91% và Nam Hòa là 86% và kháng sinh nhạy cảm với E. coli ở 2 trại là norfloxacin và nitrofurantoine. + Đồng Hiệp: norfloxacin 71,4%; nitrofurantoine 73,67%. + Nam Hòa: norfloxacin 95,4%; nitrofurantoine 76,6%. Ở heo 160 ngày tuổi, tỷ lệ tiêu chảy cải thiện 42% khi dùng Biosubyl (bacillus subtitis) (Đỗ Trung Cừ và ctv, 2000). Nguyễn Thị Thanh Tâm (2000), phân lập 5 mẫu phân trên heo con theo mẹ tiêu chảy tại trại Phước Long đều có nhiễm E. coli gây dung huyết alpha và làm kháng sinh đồ cho biết các kháng sinh nhạy cảm với E. coli tại trại là colistin, norfloxacin và bactrim. Trần Thị Mai Hoa (2001), phân lập mẫu phân trên heo con tiêu chảy tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long cho biết ký sinh trùng đường ruột thuộc họ cầu trùng trên đàn heo tiêu chảy là Isospora hiện diện với tỷ lệ cao nhất (25,51%). Lê Thị Thanh Vân (2001), phân lập 40 mẫu phân heo con tiêu chảy tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp cho biết tỷ lệ nhiễm E. coli là 72,5% và cầu trùng là 15%. Tỷ lệ tiêu chảy qua 4 đợt khảo sát dao động từ 36,7 – 57,4 % và tỷ lệ tiêu chảy cao nhất ở giai đoạn 8 – 21 ngày tuổi. 19 Dương Thị Thanh Loan (2002), phân lập 30 mẫu phân heo tiêu chảy tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp có 24 mẫu E. coli dương tính, chiếm tỷ lệ 80%. Phan Thị Minh Thùy (2003), phân lập 30 mẫu phân heo tiêu chảy tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi 304 Tiền Giang đều dương tính 100% với vi khuẩn E. coli. 20 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm: Thời gian: từ tháng 042007 đến tháng 082007 Địa điểm khảo sát và lấy mẫu: tại 2 trại heo tư nhân (ký hiệu gọi tắt là trại A và trại B) thuộc xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Địa điểm xét nghiệm: trạm chẩn đoán xét nghiệm, Chi Cục Thú Y TP.Hồ Chí Minh. 3.2 Vật liệu 3.2.1 Đối tượng khảo sát Heo con theo mẹ từ 1 – 28 ngày tuổi. Số bầy khảo sát: 73 bầy (trại A: 34 bầy, trại B: 39 bầy) Số heo con khảo sát: 707 con. Đối tượng lấy mẫu: 1 số heo con tiêu chảy khi chưa được điều trị bằng kháng sinh. Số lượng mẫu phân xét nghiệm vi khuẩn: 20 mẫu (trại A 10 mẫu, trại B 10 mẫu). 3.2.2 Dụng cụ Tăm bông vô trùng, ống nghiệm có nắp, xilanh, kim tiêm, cân đồng hồ, đĩa giấy tẩm kháng sinh.... 3.2.3 Hóa chất, môi trường Cồn sát trùng. Môi trường vận chuyển CarryBlair. Các môi trường phân lập và định danh vi khuẩn E. coli. 3.2.4 Thuốc điều trị Colinorcin (Vemedim), thành phần gồm: Norfloxacin……………….…5.000 mg. Colistin………………....25.000.000 UI. Tá dược vừa đủ…………………100 ml. 21 Nova – Colispec (Anova). Thành phần trong 100ml: Spectinomycine………………….3.500 mg. Colistin sulfate…………….25.000.000 UI. Dung dịch glucose 5% (Saigonvet). Thành phần trong 1.000ml: Dextrose…………..………...50.000mg. Tá dược vừa đủ……………….1.000ml. Oresol (CTCP dược phẩm Phong Phú): trong 27,9g gồm có Glucoza khan………………20g. Natri Clorua……………….3,5g. Natri Citrat………………...2,9g. Kali Clorua………………..1,5g. Vitamin C (Bio). Thành phần trong 1000g: Vitamin C………….……………100.000g. Chất mang vừa đủ…………………1.000g. Men tiêu hóa Bio Subtyl – II. Thành phần: Bacillus subtilis 107 – 108 CFU. Bacilac (Vemedim). Thành phần: Nấm men Saccharomyces…………109 – 3x109 CFU. Vi khuẩn Lactobacillus……………...109 – 1010 CFU. Vi khuẩn Bacillus subtilis………....109 – 3x109 CFU. Tá dược Lactose vừa đủ…………………….…1000g. 3.3 Nội dung Khảo sát tỷ lệ tiêu chảy và các biểu hiện lâm sàng trên heo con theo mẹ bị tiêu chảy ở 2 trại A và B. Phân lập và thử kháng sinh đồ trên vi khuẩn E. coli nghi gây bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ ở 2 trại A và B. Điều trị các ca tiêu chảy và ghi nhận kết quả ở 2 trại A và B. 22 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp khảo sát lâm sàng Chúng tôi tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe đàn heo mỗi ngày vào buổi sáng để phát hiện những heo con tiêu chảy. Đầu tiên chúng tôi kiểm tra trên nền chuồng xem có phân heo con tiêu chảy hay không, nếu phát hiện có phân tiêu chảy chúng tôi tiến hành kiểm tra hậu môn (ướt, dính phân quanh hậu môn) từng con trong đàn để phát hiện và đánh dấu những heo con tiêu chảy sau đó ghi vào sổ bệnh án. Sau đó chúng tôi kiểm tra lông (bình thường hay dựng lên), da (bình thường hay tái nhợt, mất sự đàn hồi do mất nước), phân tiêu chảy (sệt hay nhiều nước) để đánh giá tình trạng tiêu chảy ở heo con nặng hay nhẹ từ đó đưa ra những hướng điều trị thích hợp. 3.4.2 Thao tác lấy mẫu Người trợ giúp dùng tay nắm chặt 2 chân sau của heo con bị tiêu chảy và nhấc bổng heo lên. Người lấy mẫu dùng bông gòn lau sạch phân dính quanh hậu môn rồi dùng bông gòn thấm cồn sát trùng (70o) lau sạch bên ngoài hậu môn. Sau đó dùng tăm bông vô trùng đưa vào trực tràng khoảng 2 – 4 cm và ngoáy một vòng để lấy mẫu phân. Mẫu được cho vào môi trường bảo quản và vận chuyển Carry–Blair và giữ mẫu trong thùng chứa đá (4 – 10oC) đưa về phòng thí nghiệm. Mẫu này được xét nghiệm trong vòng 72 giờ. 3.4.3 Xét nghiệm mẫu phân Mẫu được gửi đến trạm chẩn đoán xét nghiệm, Chi Cục Thú Y TP. Hồ Chí Minh để phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ. 3.4.4 Phương pháp điều trị heo con tiêu chảy Trại A: khi phát hiện heo con tiêu chảy cho uống Nova – Colispec ngày 1 lần với liều lượng như sau: heo con ≤10 ngày tuổi cho uống 1mlconlần, heo con >10 ngày tuổi cho uống 2mlconlần. Pha dung dịch gồm: Bio Subtyl – II 10g + 1 gói Oresol (27,9g) + 5g vitamin C trong 1 lít nước cho uống ngày 2 lần với liều lượng như sau: heo con ≤ 3kg cho uống 5mlconlần, heo lớn hơn cho uống 10mlconlần để cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, chống mất nước và chất điện giải, tăng cường sức đề kháng. Đối với những heo con tiêu chảy nặng: tiêm phúc mạc 10ml dung dịch glucose 5% conngày. 23 Trại B: khi phát hiện heo con tiêu chảy cho uống Colinorcin với liều lượng 1mlconngày đối với những heo ≤10 ngày tuổi. Heo >10 ngày tuổi tiêm 2mlconngày, ngày tiêm 1 lần. Pha dung dịch gồm: vitamin C 5g + 1 gói Oresol (27,9g) trong 1l nước cho uống ngày 2 lần với liều lượng như sau: heo con ≤ 3kg cho uống 5mlconlần, heo lớn hơn cho uống 10mlconlần. Trộn 10g Bacilac vào 1kg thức ăn để phòng tiêu chảy trong thời gian heo con tập ăn. 3.5 Các chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ tiêu chảy (TLTC) ở heo con TLTC (%) = Số con tiêu chảy Số con khảo sát x 100 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (TLNCTC) TLNCTC (%) = Tổng số ngày con tiêu chảyTổng số ngày con nuôi x 100 Thời gian điều trị trung bình (TGĐTTB) cho 1 ca tiêu chảy TGĐTTB (ngày) = Tổng số ngày điều trịTổng số ca điều trị Tỷ lệ khỏi bệnh (TLKB) TLKB (%) = Số ca chữa khỏiTổng số ca điều trị x 100 Tỷ lệ chết do tiêu chảy (TLCDTC) TLCDTC (%) = Tổng số con chết do tiêu chảyTổng số con khảo sát x 100 Tỷ lệ phân lập vi khuẩn E. coli (TLPL E. coli) TLPL E. coli (%) = Số mẫu có phát hiện E. coliSố mẫu phân xét nghiệm x 100 3.6 Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Excel để trình bày số liệu và vẽ các biểu đồ. Sử dụng trắc nghiệm 2 (ChiSquare test) để so sánh các tỷ lệ (bằng phần mềm Minitab 12.21). Sử dụng trắc nghiệm F để phân tích phương sai và trắc nghiệm LSD so sánh các trung bình (bằng phần mềm Minitab 12.21). 24 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tỷ lệ tiêu chảy 4.1.1 Tỷ lệ heo con tiêu chảy Trong quá trình theo dõi chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ heo con tiêu chảy tại hai trại và được trình bày qua bảng 4.1, được minh họa qua biểu đồ 4.1. Bảng 4.1: Tỷ lệ heo con tiêu chảy Tên trại Chỉ tiêu Trại A Trại B Tổng Tổng số con khảo sát 336 371 707 Tổng số con tiêu chảy 199 247 446 Tỷ lệ tiêu chảy (%) 59,23 64,69 63,08 P P < 0,05 59.23 64.69 63.08 0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ % Trại A Trại B Chung Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ heo con tiêu chảy Qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ heo con tiêu chảy ở trại A (59,23%) thấp hơn ở trại B (66,58%). Sự khác biệt về tỷ lệ heo con tiêu chảy giữa 2 trại là có ý nghĩa về mặt thống kê (P

Ngày đăng: 04/12/2017, 12:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan