Thực trạng áp dụng hình thức trả lương trong một số doanh nghiệp

25 295 0
Thực trạng áp dụng hình thức trả lương trong một số doanh  nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đãchuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã có sự quản lý của nhà nước . Với đặc trưng cơ bản là tồn tại nhiều thành phần kinh tế , đa hình thức sở hữu cùng với việc các cơ sở sản xuất , các doanh nghiệp dần dần chuyển sang cơ chế tự hạch toán chi phí lãi , lỗ thay cho kế hoạch hoá tập trung , bao cấp của nhà nước trước đó . Đây thực sự là một bước ngoặt trong quá trình phát triển kinh tế nhằm mục đích hướng các doanh nghiệp hoạt động mang lại hiệu quả cao hơn về mọi mặt . Đối với các doanh nghiệp thì mục tiêu hàng đầu là tối đa hoá lợi nhuận , tối thiểu hoá chi phí . Trong đó tiền lương đóng vai trò là một loại chi phí biến đổi đều được cả hai phía doanh nghiệp và người lao động quan tâm , đồng thời tiền lương còn được coi là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất kích thích người lao động làm việc . Điều này chỉ có được khi họ nhận thấy sự công bằng trong việc trả lương của doanh nghiẹp . chính vì lý do này mà em chọn đề tài các hình thức trả công trong doanh nghiệp . Bài viết này được hàon thành nhờ sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Vân Điềm . Tuy nhiên do thời gian và khả năng của em có hạn nên bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót . Em mong nhận được sự góp ý của cô giáo để có thể hoàn thiện bài viết hơn trong những lần sau .

LỜI MỞ ĐẦU Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đãchuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã có sự quản lý của nhà nước . Với đặc trưng cơ bản là tồn tại nhiều thành phần kinh tế , đa hình thức sở hữu cùng với việc các cơ sở sản xuất , các doanh nghiệp dần dần chuyển sang cơ chế tự hạch toán chi phí lãi , lỗ thay cho kế hoạch hoá tập trung , bao cấp của nhà nước trước đó . Đây thực sự là một bước ngoặt trong quá trình phát triển kinh tế nhằm mục đích hướng các doanh nghiệp hoạt động mang lại hiệu quả cao hơn về mọi mặt . Đối với các doanh nghiệp thì mục tiêu hàng đầu là tối đa hoá lợi nhuận , tối thiểu hoá chi phí . Trong đó tiền lương đóng vai trò là một loại chi phí biến đổi đều được cả hai phía doanh nghiệp và người lao động quan tâm , đồng thời tiền lương còn được coi là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất kích thích người lao động làm việc . Điều này chỉ có được khi họ nhận thấy sự công bằng trong việc trả lương của doanh nghiẹp . chính vì lý do này mà em chọn đề tài các hình thức trả công trong doanh nghiệp . Bài viết này được hàon thành nhờ sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Vân Điềm . Tuy nhiên do thời gian và khả năng của em có hạn nên bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót . Em mong nhận được sự góp ý của cô giáo để có thể hoàn thiện bài viết hơn trong những lần sau . 1 NỘI DUNG I . TIỀN LƯƠNG . 1 . Khái niệm về tiền lương , tiền công . 1.1 Khái niệm về tiền công . Tiền công là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ thực hiện công việc tuỳ thuộc vào thời gian làm việc thực tế hoặc tuỳ thuộc vào khối lượng công việc thực tế đã thực hiện được . 1.2 Khái niệm về tiền lương . Tiền lươngsố tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách cố định thường xuyên theo một đơn vị thời gian có thể là lương tuần hay lương tháng . Vởy tiền công hay tiền lươngmột trong ba loại của thù lao lao động được gọi là thù lao cơ bản . 2 . Khái niệm tiền lương tối thiểu . 2.1 Tiền lương tối thiểu : Là tiền lượng nhất định trả cho người lao động làm các công viẹc đơn giản nhất trong điều kiện lao đôngj bình thường đảm bảo nhu cầu đủ sống cho người lao động . 2.2 Mức lương tối thiểu . Mức lương tối thiểu để xác định chi phí tiền lương trong đơn giá sản phẩm , dịch vụcông ích được xác điinh theo công thức sau Tlmindc = Tlmin x ( 1 + Kdc ) Trong đó : Tlmindc : Mức lương tối thiểu điều chỉnh để xác định chi phí tiền lương trong đơn giá sản phẩm dịch vụ công ích . Tlmin : Mức lương tối thiểu chung là mức lương tối thiểu do chính phủ qui định trong từng thời kỳ . Kể từ ngày 1/1/2001 mức lương tối thiểu chung là 210000đồng / tháng . Kdc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu . Kdc = K1 + K2 K1 : Hệ số điều chỉnh theo vùng K2 : Hệ số điều chỉnh theo ngành 3. Vai trò của tiền lương . 2 Tiền lương là lĩnh vực không chỉ các doanh nghiệp , người lao động quan tâm mà nó cò được toàn xã hội chú ý . Sở dĩ như vậy vì tiền lương liên quan trực tiếp đến các vấn đề xã hội cũng như kinh tế và tiền lương được xem là biện pháp kích thích vật chất chủ yếu đối với người lao động . 3.1 Vai trò của tiền lương đối với ngưòi lao động . Ở nước ta hiện nay , với bất kỳ một người lao động nào thì tiền lương cũng là mối quan tâm hàng đầu của họ . Nó là động lực chủ yếu thúc đẩy họ làm việc tốt hơn bởi vì tiền lương hiện nay chính là phần thu nhập chủ yếu của người lao động . Cuộc sống của họ phụ thuộc vào mức tiền lương mà họ nhận được từ người sử dụng lao động sau khi đã hoàn thành một công việc nhất định . Vì thế tiền lương trước hết là biện pháp kích thích vật chất . Biểu hiện rõ nhất là nếu tiền lương thoả đáng , phù hợp với sức lao động mà họ đã bỏ ra sẽ khiến họ hăng hái làm việc . Ngược lại , nếu tiền lương trả quá thấp , không thoả đáng , không công bằng sẽ là nguyên nhân gây bất mãn , trì trệ , không quan tâm đến công việc của mình và có thể sẽ tìm kiếm công việc khác làm bù thêm voà phần thu nhập của mình hoặc tìm kiếm một công việc mới . 3.2 Vai trò của tiền lương đối với doanh nghiệp . Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , tiền lương là môtj phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất . Vì vậy nó được tính là chi phí kinh tế . Do đó , tiền lương luôn luôn phải được tính toán và quản lý chặt chẽ . Mặt khác . tiền lương còn là công cụ thúc đẩy kinh tế của chính đơn vị đó . Với mức tiền lương thoả đáng người lao động sẽ làm việc hăng hái hơn , dẫn đến tăng năng suất lao động , giảm thời gian lãng phí , góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp . Tóm lại càng hiểu rõ bản chất của tiền lương , ta càng thấy tiền lưowng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chính sách khuyến khích , kích thích , tạo động lực đói với ngời lao động . Để tiền lương thực sự phát huy vai trò của nó các doanh nghiệp cần phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản trong trả lương cũng như yêu cầu của việc trae lương . 4 . Các nguyên tắc trả lương . 4.1 Trả lương ngang nhau cho công việc như nhau . Nguyên tắc này đảm bảo được tinh công bàng , sự bình đẳn trong phân phối tiền lương giữa những người lao động làm việc như nhau trong doanh nghiệp , làm giảm tối đa sự so sánh và bất bình đẳng trong tiền lương . Người lao động sẽ cảm thấy hài lòng bởi mức tiền lương mà họ nhận được tương xứng với kết quả mà họ tạo ra , từ đó tạo nên sự thoả mãn có tính chất khuyến khích rất lớn . 3 4.2 Đảm bảo tốc độ tăng NSLĐ nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương . Tăng tiền lương và tăng NSLĐ có quan hệ chặt chẽ với nhau , tác động qua lại với nhau . Biếu hiện tăng tiền lương là dựa trên cơ sở tăng năng suát lao động và ngược lại tăng tièn lươngmột trong những biện pháp khuyến khích con người hăng say làm việc để tăng năng suất lao động . Trong các doanh nghiệp thường tăng tiền lương dẫn đến tăng chi phí sản xuất kinh doanh , còn tăng năng suất lao động lại làm giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm . Một doanh nghiệp thì thực sự kinh doanh có hiệu quả khi chi phí nói chung cũng như chi phí cho moọt đơn vị sản phẩm được hạ thấp , tức mức giảm chi phí do tăng NSLĐ phải lớn hơn mức tăng chi phí do tiền lương tăng . Nguyên tắc này là cần thiết phải bảo đảm để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp , nâng cao đời sống của người lao động , cơ sở cho việc tạo động lực cho người lao động . II . CÁC HÌNH THỬC TRẢ LƯƠNG . Hiện nay hàu hết các công ty đều áp dụng hai phương pháp trả lương đó là : + Hình thức trả lương theo thời gian + Hình thức trả lương theo sản phẩm 1. Hình thức trả lương theo thời gian . 1.1 Khái niệm hình thức trả lương theo thời gian . Trả lương theo thời gian là hình thức tiền lương được xác định phụ thuộc vào mức lương theo cấp bậc (theo chức danh công việc ) và phụ thuộc vào lượng thời gian làm việc thực tế của người lao động . 1.2 Đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian . + Áp dụng đối với những công việc khó tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác như : công nhân phụ , công nhân sửa chữa , thợ điện … + Đối với những công việc đảm bảo chất lượng cao để tránh việc chạy theo năng suất mà quên mất chất lượng sản phẩm . + Áp dụng đối với công việc có năng suất chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào máy móc . + Áp dụng cho các hoạt động tạm thời hoặc hoạt động sản xuất thử . 1.3 Ưu điểm , nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian . + Ưu điểm : áp dụng hình thức này chỉ có ưu điểm là đơn giản , dễ tính . + Nhược điểm : theo cách trả lương này chúng ta không quan tâm trực tiếp đến chất lượng cũng như số lượng công việc , tức là chưa gắn thu nhập với kết quả lao động mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc . 4 1.4 Các dạng ( chế độ ) trả lương theo thời gian . 1.4.1 Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản . + Khái niệm : Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít quyết định . + Đối tượng áp dụng : Chế độ này chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động chính xác , khó đánh giá công việc chính xác . + Công thức tính : LTT = LCB x T Trong đó : LTT : là tiền lương thực tế người lao động nhận được . LCB : là tiền lương cấp bậc tính theo thời gian gồm có lương ngày , lương giờ . T : thời gia làm việc thực tế tương ứng ( ngày , giờ ) . + Có 3 loại lương theo thời gian đơn giản . - Lương tháng tính theo mức lương cấp bậc tháng . - Lưong ngày tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng . = - Lương giờ tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm việc thực tế trong tháng . = hoặc: = + Ưu điểm của chế độ trả lương theo thời gian đơn giản : Cách tính này đơn giản và khi áp dụng chế độ này sẽ kích thích người lao động làm đủ thời gian qui định . + Nhược điểm : Mang tính bình quân , không kuyến khích sử dụng hợp lý có hiệu quả thời gian làm việc , tiết kiệm nguyê vât liệu , tập trung công suất của máy móc thiết bị . Do vậy hạn chễ năng suất lao động , người lao động không hăng say làm việc . Nhằm khắc phục nhược điểm của chế độ trả lương theo thời gian đơn giản và khuyến khích nguời lao ddộng nâng cao trách nhiệm làm việc , qua đó nâng cao kết quả và chất lượng công việc , người ta đã xây dựng chế độ trả lương theo thời gian có thưởng . 1.4.2 Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng . + Khái niệm : 5 Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng là chế độ trả lương theo sự kết hợp giữa trả lương theo thời gian đơn giản với tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định . + Đối tượng áp dụng : Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng đối với công nhân phụ làm công việc phục vụ như công nhân sưả chữa , điều chỉnh thiết bị . Hoặc có thể áp dụng với những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao , tự đọng hoá hoặc làm những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng . + Công thức tính : LTT = LCB x T + Tthưởng Trong đó : LTT : tiền lương thực tế người lao động nhận được . LCB : là tiền lương cấp bậc tính theo thời gian giờ hay ngày . T : Số thời gian làm việc thực tế giờ hoặc ngàu . Tthưởng : tiền thưởng mà người lao động đó nhận được. + Ưu điểm của chế độ trả lương theo thời gian có thưởng . Chế độ trả lương này phản ánh được trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế , gắn chặt với thành tích công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được . Vì vậy nó kuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm đối với vông việc và kết quả công tác của mình , qua đó tạo động lực trong lao động . + Nhược điểm của chế độ trả lương theo thời gian có thưởng . Dễ làm cho người lao động chạy theo số lượng mà không đảm bảo chất lượng như quy định . 1.5 Một số điều kiện để trả công theo thời gian có hiệu quả . + Quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của người lao động : Mặc dù nếu chúng ta áp dụng hình thức trả lương theo thời gian thì đòi hỏi vẫn phải có bản mô tả công việc với mục đích cả ngày người lao động đó cần phải làm những gì để hết nhiệm vụ. + Đánh giá thực hiện công việc có khoa học : Giúp người lao động biết được mình đang làm việc ở mức độ nào , cái gì đạt được , cái gì chưa đạt được , nguyên nhân vì sao , từ đó giúp cho họ có điều kiện hoàn thành công việc tốt hơn . + Phải có khuyến khích người lao động : Cũng thông qua đánh giá thực hiện công việc giúp cho người cán bộ ( quản lý ) nhân sự đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn có liên quan đến quyền lợi của người lao động như : việc quyết định xem ai sẽ có phần thưởng … 2 . Hình thức trả lương theo sản phẩm . 2.1 Khái niệm hình thức trả lương theo sản phẩm . Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương trong đó tiền lương được xác định dựa trên 3 yếu tố : 6 + Mức lương theo cấp bậc . + Mức lao động . + Số sản phẩm thực tế được sản xuất ra và nghiệm thu . 2.2 Ý nghĩa của hình thức trả lương theo sản phẩm . + Trả lương theo sản phẩm quán triệt đầy đủ nguyên tắc trả lương gắn với kết quả thực hiện công việc của mỗi người : Thu nhập về tiền lương phụ thuộc trực tiếp vào số lượng và chất lưọng sản phẩm mà họ làm ra . Do đó , kich thích nâng cso năng suất lao động . + Trả lương theo sản phẩm có tác dụng trực tiếp khuyến khích người lao đông ra sức học tập văn hoá , kỹ thuật , nghiệp vụ để nâng cao trình độ lành nghề , ra sức phát huy sáng kiến , cải tiến kỹ thuật , cải tiến phương pháp lao động , sử dụng tốt máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động . + Góp phần thúc đẩy công tác quản lý doanh nghiệp , nhất là công tác quản lý lao động , nâng cao tính tự chủ , chủ động trong làm việc của người lao động . 2.3 Các điều kiện cần đảm bảo khi sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm : + Phải xây dựng được các định mức có căn cứ khoa học . Đây là điều kiện rất quan trọng làm cơ sở để tính toấn đơn giá tiền lương , xây dựng kế hoạch quỹ lương và sử dụng hợp lý , có hiệu quả tiền lương của doanh nghiệp . Định mức lao động phải thực sự có khoa học , nghĩa là chọn phương pháp tính toán hoa phí thời gian một cách khoa học nhất . + Bảo đảm và tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc : Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc nhằm bảo đảm cho người lao động có thể hoàn thành và hoàn thành vượy mức năng suất lao động nhờ sụ giảm bớt thời gian tổn thất do phục vụ tổ chức và phục vụ kỹ thuật . + Làm tốt công tác kiểm tra , nghiệm thu sản phẩm : Kiểm ttra , nghieemj thu sản phẩm được sản xuất ra theo đúng chất lượng đã quy định tránh hiện tượng chạy theo số lượng đơn thuần .Qua đó tiền lương được tính và trả đúng với kết quả thực tế. + Giáo dụctốt ý thức và trách nhiệm của người lao động để họ vừa phấn đấu nâng cao năng suất lao động , bảo đảm chất lượng sản phẩm , đồng thời tiết kiệm vật tư , nguyên liệu và sử dụng hiệu quả nhất máy móc thiết bị và các trang bị làm việc khác . 2.4 Các chế độ trả lương theo sản phẩm . 2.4.1 Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân . + Khái niệm : Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là chế độ trả lương theo sản phẩm áp dụng đối với từng công nhân , rrong đó tiền lương tỉ lệ thuận với lượng sản phẩm sản xuất ra và được nghiệm thu . 7 Đay là cách trả lương cho những người làm việc độc lập với nhau , có thể định mức , kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt . + Tính đơn giá tiền lương : Đơn giá tiền lương : Là mức tiền lương dùng để trả cho người lao động khi họ hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay công việc . Đơn giá tiền lương được tính như sau : ĐG = hoặc ĐG = L0 x T Trong đó : ĐG : Đơn giá tiền lương trả cho 1 đơn vị sản phẩm . L0 : Lương cấp bậc của công nhân trong kỳ . Q : Mức sản lượng của công nhân trong kỳ . T : Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm . + Công thức tính tiền lương thực tế mà một công nhân nhận được trong kỳ : L1 = ĐG x Q1 Trong đó : L1 : tiền lương thực tế mà công nhân nhận được . Q1 : số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành . + Ưu điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân . - Dễ dàng tính được tiền lương trực tếp trong kỳ . - Cho thấy mối quan hệ trực tiếp giữa tiền lương nhận được với kết quả lao động của họ . Nên nó có tác dụng khuyến khích công nhân tích cực làm việc , tận dụng mọi thời gian lao động , nâng cao tay nghề để nâng cao năng suất lao động , tăng tiền lương một cách trực tiếp . + Nhược điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân . - Dễ xảy ra tình trạng người lao động chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý quan tâm tới chất lượng sản phẩm . - Nừu không có thái độ và ý thức làm việc tốt sẽ ít quan tâm đến tiết kiệm vật tư , nguyen liệu hay sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị . 2.4.2 Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể . + Khái niệm : Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lương trong đó tiền lương được trả cho một nhóm người lao động theo khối lượng công việc thực tế mà họ đã đảm nhận và sau đó được phân chia tới từng người theo một phương pháp nhất định nào đó . + Khi phân chia tiền lương tới từng người cần chú ý đến việc : - Phù hợp với bậc lương . - Thời gian thực tế lao động của họ . - Mức độ thực hiện công việc . 8 + Đơn giá tiền lương được tính như sau : ĐG = 0 1 Q Lcbi n i ∑ = hoặc ĐG = LCBi x T0 Trong đó : ĐG : đơn giá tính theo sản phẩm tập thể . LCBi : tiền lương cấp bậc của công nhân i . Q0 : mức sản lượng của cả tổ . T0 : mức thời gian của cả tổ . n : số công nhân trong tổ . + Tiền lương thực tế của cả tổ được tính như sau : L1 = ĐG x Q1 Trong đó : L1 : tiền lương thực tế cả tổ nhận được . Q1 : số lượng sản phẩm thực tế cả tổ hoàn thành . + Chia lương cho công nhân trong tổ . Việc chia lương cho công nhân trong tổ rất quan trọng trong chế độ trả lương sản phẩm tập thể . Có hai phương pháp chia lương thưởng được áp dụng . Đó là phương pháp dùng hệ số điều chỉnh và phương pháp dùng giờ - hệ số . - Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh : Phương pháp này được thực hiện theo trình tự như sau : Bước 1: Tính tiền công theo cấp bậc và thời gian làm việc của mỗi công nhân trong tổ . Bước 2 : Xác định hệ số điều chỉnh của cả tổ H đc = Trong đó : Hđc : hệ số điều chỉnh L1 : tiền lương thực tế của cả tổ nhận được L0 : tiền lương cấp bậc của tổ Bước 3 : Tính tiền lương cho từng công nhân Tiền lương của từng công nhân được tính theo công thức : Li = LCBi x Hđc Trong đó : Li : lương thực tế công nhân i nhận được LCBi : lưong cấp bậc của công nhân i - Phương pháp dùng giờ – hệ số : Phương pháp này được thực hiện theo trình tự như sau : Bước 1 : Tính đổi số giờ làm việc thực tế của từng cônh nhân có bậc thợ khác nhau về số giờ làm việc thực tế của công nhân bậc I 9 ( hoc là của công nhân làm công việc ở mức lương tối thiểu ) để so sánh và được tính theo công thức : Tqđi = Ti x Hi Trong đó : Tqđi : số giờ làm việc thực tế của công nhân quy đổi ra số giờ làm việc thực tế của công nhân bậc I . Ti : số giờ làm việc thực tế của công nhân thứ i . Hi : hệ số lương của công nhân i trong thang lương . Bước 2 : Tính tiền lương cho một giờ làm việc của công nhân bậc I . Lấy tổng số tiền lương thực tế nhận được chia cho tổng số giờ đã quy đổi ra bậc I của cả tổ ta được tiền lương thực tế cho từng giờ của công nhân bậc I . Công thức tính tiền lương một giờ của công nhân bậc I I L = ∑ = n i Tqdi L 1 1 Trong đó : L 1 : tiền lương thực té của cả tổ nhận được . L I : tiền lương một giờ của công nhân theo số giờ quy đổi . Σ Tqđi : tổng số giờ làm việc quy đổi về số giờ làm việc của công nhân bậc I . n : số công nhân trong tổ . Bước 3 : Tính tiền lương thực lĩnh của mỗi công nhân theo tiền lương cấp bậc và số giờ làm việc đã tính lại . Tiền lương của từng người được tính theo công thức sau : Li = L x Tqđi Trong đó : Li : tiền lương thực lĩnh của công nhân i . L : tiền lương một giờ của mỗi công nhân tính theo số giờ quy đổi . Tqđi : số giờ làm việc qui đổi ra bậc I của công nhân . + Ưu điểm của chế độ trả lương sản phẩm tập thể . Trả lương theo sản phẩm tập thể có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm , tinh thần hợp tác , và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ . nhóm , quan tâm ôứi kết quả cuối cùng của tổ nhóm . + Nhược điểm của chế đổ trả lương theo sản phẩm tập thể . Do sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền lương họ nhận được nên có hạn chế ít kich thích tăng năng suất lao đông cá nhân , gây nên tính ỷ lại , trông chờ vào người khác . Mặt khác do phân phối tiền lương chưa tính đến tình hình thực tế của công nhân về sức khoẻ , thái độ lao động …nên chưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối gắn với kết quả công việc . 10

Ngày đăng: 25/07/2013, 21:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan