KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI Ở TRẠI TƯ NHÂN HAI KIỆT TẠI GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

57 295 1
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI Ở TRẠI TƯ NHÂN HAI KIỆT TẠI GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI Ở TRẠI TƯ NHÂN HAI KIỆT TẠI GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG Họ và tên sinh viên : CHÂU THỊ THANH THÚY Ngành : Thú Y Niên khóa : 20022007 Tháng 112007 i KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI Ở TRẠI TƯ NHÂN HAI KIỆT TẠI GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG Tác giả CHÂU THỊ THANH THÚY Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: ThS. VÕ VĂN NINH Tháng 11 năm 2007 ii LỜI CẢM TẠ Chân thành cảm tạ Ban giám hiệu trường ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y Cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức giúp đỡ em trong suốt thời gian học Chân thành ghi ơn Thầy VÕ VĂN NINH Bác NGUYỄNTHỊ NGỌC SƯƠNG (Chủ trại) Bác NGUYỄN QUỐC KIỆT (Chủ trại) Đã tận tình chỉ dạy giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn. Kính dâng ông, bà, cha, mẹ Những người đã sinh thành dưỡng dục, đã tận tụy lo cho con đến ngày hôm nay, cùng những người thân yêu, giúp đỡ động viên con trong những năm qua. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2007 tại trại Hai Kiệt thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang. Nội dung của đề tài là “Khảo sát một số chi tiêu sinh sản của một số nhóm giống heo nái”. Nhằm có biện pháp để cải thiện và nâng cao năng suất của đàn heo nái tại trại. Kết quả cho thấy: Kết quả khảo sát trên 64 nái, trung bình của các chi tiêu theo dõi như sau: Số heo con đẻ ra trung bình của quần thể là: 10,53 con. Số heo con sơ sinh còn sống trung bình của quần thể là: 9,63 con. Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống trung bình của quần thể là: 13,90 kg. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống trung bình của quần thể là: 1,45 kg. Số heo con cai sữa trung bình của quần thể là: 9,08 con. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa trung bình của quần thể là: 63,15 kg. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa trung bình của quần thể là: 6.96 kg. Trọng lượng nái sau khi sinh 3 ngày trung bình của quần thể là: 192,64 kg. Trọng lượng nái sau cai sữa trung bình của quần thể là 174,33 kg. Mức giảm trọng trung bình của quần thể là: 18,31 kg. Nhóm giống YY chiếm ưu thế về khả năng sinh sản trong điều kiện chăn nuôi tại trại. Nhìn chung các nái trong trại có khả năng sinh sản tốt. iv MỤC LỤC Trang Trang tựa........................................................................................................................... i Lời cảm tạ ........................................................................................................................ ii Tóm tắt ........................................................................................................................... iii Mục lục ........................................................................................................................... iv Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. vii Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii Danh sách các biểu đồ .................................................................................................... ix Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ...................................................................................... 2 1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 2 1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 2 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3 2.1 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO ĐANG NUÔI TẠI TRẠI............................... 3 2.1.1 Heo Yorkshire ........................................................................................................ 3 2.1.2 Heo Landrace .......................................................................................................... 3 2.1.3 Heo lai hai máu Yorkshire và Landrace ................................................................. 4 2.1.4 Heo lai hai máu Landrace và Yorkshire ................................................................. 4 2.2 Cơ sở đánh giá khả năng sinh sản ở heo ................................................................... 5 2.2.1 Tuổi thành thục ....................................................................................................... 5 2.2.2 Tuổi phối lần đầu .................................................................................................... 5 2.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu ....................................................................................................... 6 2.2.4 Tỉ lệ đậu thai ........................................................................................................... 6 2.2.5. Thời gian lên giống lại sau cai sữa ........................................................................ 6 2.2.6 Số con đẻ ra trên ổ .................................................................................................. 7 2.2.7 Số con còn sống trên ổ ............................................................................................ 8 2.2.8 Trọng lượng heo con sơ sinh .................................................................................. 8 2.2.9 Trọng lượng heo con cai sữa .................................................................................. 9 2.2.10 Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa: .................................................................................. 9 v 2.2.11 Số lứa đẻ của nái trên năm ................................................................................... 9 2.2.12 Số con cai sữa của nái trên năm ......................................................................... 10 2.3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI ........... 10 2.3.1 Ảnh hưởng của di truyền đến khả năng sinh sản của heo nái .............................. 10 2.3.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sinh sản của heo nái .......................... 11 2.3.3 Ảnh hưởng của stress đến khả năng sinh sản của heo nái .................................... 11 2.3.4 Ảnh hưởng của bệnh đến khả năng sinh sản của heo nái ..................................... 13 2.3.5 Ảnh hưởng của gieo tinh nhân tạo ........................................................................ 13 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ............................................................... 14 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .............................................. 14 3.2 GIỚI THIỆU TRẠI HAI KIỆT ............................................................................... 14 3.2.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................ 14 3.2.2 Nhiệm vụ của trại ................................................................................................. 14 3.2.3 Cơ cấu đàn ............................................................................................................ 14 3.2.4 Chuồng trại ........................................................................................................... 15 3.3 Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng ............................................................................... 15 3.3.1 Công tác giống và phối giống ............................................................................... 15 3.3.2 Chăm sóc nuôi dưỡng ........................................................................................... 15 3.3.3 Thức ăn ................................................................................................................. 16 3.3.4 Nước uống ............................................................................................................ 17 3.3.5 Quy trình vệ sinh thú y ......................................................................................... 17 3.3.6 Quy trình tiêm phòng và tiêm bồi dưỡng ............................................................. 17 3.4 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT .................................................................................. 18 3.4.1 Số heo con đẻ ra trên ổ ......................................................................................... 18 3.4.2 Số heo con đẻ ra còn sống .................................................................................... 18 3.4.3 Số heo con để nuôi ............................................................................................... 18 3.4.4 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống ...................................................... 18 3.4.5 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống ................................................ 18 3.4.6 Số heo con cai sữa trên ổ ...................................................................................... 19 3.4.7 Tỷ lệ heo con cai sữa ............................................................................................ 19 3.4.8 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ..................................................................... 19 vi 3.4.9 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ............................................................... 19 3.4.10 Số ngày tuổi cai sữa ............................................................................................ 19 3.4.11 Trọng lượng nái sau khi đẻ 3 ngày ..................................................................... 19 3.4.12 Trọng lượng nái sau khi cai sữa ......................................................................... 19 3.4.13 Mức giảm trọng lượng của nái nuôi con khi cai sữa .......................................... 19 3.4.14 Tỷ lệ giảm trọng ................................................................................................. 19 3.5 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ .................................................... 20 3.5.1 Tại trại................................................................................................................... 20 3.5.2 Đối tượng .............................................................................................................. 20 3.5.3 Xử lí số liệu .......................................................................................................... 20 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 21 4.1 SỐ HEO CON ĐẺ RA TRÊN Ổ ............................................................................. 21 4.1.1 So sánh theo nhóm giống ..................................................................................... 21 4.1.2. So sánh theo lứa đẻ .............................................................................................. 22 4.2 SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ................................................................... 23 4.2.1. So sánh theo nhóm giống .................................................................................... 23 4.2.2. So sánh theo lứa đẻ .............................................................................................. 24 4.3 TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ........................... 25 4.3.1. So sánh theo nhóm giống .................................................................................... 25 4.3.2. So sánh theo lứa đẻ .............................................................................................. 26 4.4 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG .................... 27 4.4.1. So sánh theo nhóm giống .................................................................................... 27 4.4.2. So sánh theo lứa đẻ .............................................................................................. 28 4.5. SỐ HEO CON CAI SỮA TRÊN Ổ ........................................................................ 29 4.5.1. So sánh theo nhóm giống .................................................................................... 29 4.5.2. So sánh theo lứa đẻ .............................................................................................. 30 4.6 TỶ LỆ HEO CON CAI SỮA .................................................................................. 31 4.7 TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA ................................................ 32 4.7.1. So sánh theo nhóm giống .................................................................................... 32 4.7.2. So sánh theo lứa đẻ .............................................................................................. 33 4.8 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON CAI SỮA ......................................... 34 vii 4.8.1. So sánh theo nhóm giống .................................................................................... 34 4.8.2. So sánh theo lứa đẻ .............................................................................................. 35 4.9 TRỌNG LƯỢNG NÁI 3 NGÀY SAU KHI SINH ................................................. 36 4.10 TRỌNG LƯỢNG NÁI SAU CAI SỮA ................................................................ 36 4.11 MỨC GIẢM TRỌNG ........................................................................................... 37 4.12 TỶ LỆ GIẢM TRỌNG ......................................................................................... 38 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 40 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 40 5.2 ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 41 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 43 viii CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Các giống heo YY : giống heo có cha giống Yorkshire, mẹ giống Yorkshire YL : giống heo có cha giống Yorkshire, mẹ giống Landrace LY : giống heo có cha giống Landrace, mẹ giống Yorkshire LL : giống heo có cha giống Landrace, mẹ giống Landrace Các tham số thống kê n : số đơn vị khảo sát X : trung bình của nhóm khảo sát Sd : độ lệch so với trung bình Cv : phần trăm độ lệch so với trung bình P : xác suất Văn bản ctv : cộng tác viên XN : xí nghiệp CN : chăn nuôi TT : trung tâm C.ty : công ty N. giống : nhóm giống ix DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Khả năng sinh sản của các giống heo nái ở Pháp ........................................... 4 Bảng 2.2: Sự tương quan giữa tuổi cai sữa heo con và thời gian lên giống lại của heo nái sau cai sữa .......................................................................................................... 7 Bảng 2.3: Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo .............................................................. 12 Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng các loại cám sử dụng trong trại ............................. 16 Bảng 4.1a: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống .................................................... 21 Bảng 4.1b: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ ............................................................. 22 Bảng 4.2a: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ........................................... 23 Bảng 4.2b: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ .................................................... 24 Bảng 4.3a: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ................ 25 Bảng 4.3b: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ......................... 26 Bảng 4.4a: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống .......... 27 Bảng 4.4b: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ................... 28 Bảng 4.5a: Số heo con cai sữa trên ổ theo nhóm giống ................................................ 29 Bảng 4.5b: Số heo con cai sữa trên ổ theo lứa đẻ .......................................................... 30 Bảng 4.6: Tỷ lệ heo con cai sữa .................................................................................... 31 Bảng 4.7a: Trọng lượng toàn ổ heo cai sữa theo nhóm giống....................................... 32 Bảng 4.7b: Trọng lượng toàn ổ heo cai sữa theo lứa đẻ ................................................ 33 Bảng 4.8a: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống .......................... 34 Bảng 4.8b: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ ................................... 35 Bảng 4.9: Trọng lượng nái sau khi sinh 3 ngày ............................................................. 36 Bảng 4.10: Trọng lượng nái sau cai sữa ........................................................................ 37 Bảng 4.11: Mức giảm trọng........................................................................................... 37 Bảng 4.12: Tỷ lệ giảm trọng .......................................................................................... 38 x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1a: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống................................................ 21 Biểu đồ 4.1b: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ ......................................................... 22 Biểu đồ 4.2a: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ....................................... 23 Biểu đồ 4.2b: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ................................................ 24 Biểu đồ 4.3a: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ............ 25 Biểu đồ 4.3b: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ..................... 26 Biểu đồ 4.4a: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ...... 27 Biểu đồ 4.4b: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ............... 28 Biểu đồ 4.5a: Số heo con cai sữa theo nhóm giống....................................................... 30 Biểu đồ 4.5b: Số heo con cai sữa theo lứa đẻ ................................................................ 31 Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ heo con cai sữa ................................................................................ 32 Biểu đồ 4.7a: Trọng lượng toàn ổ heo cai sữa theo nhóm giống .................................. 33 Biểu đồ 4.7b: Trọng lượng toàn ổ heo cai sữa theo lứa đẻ ............................................ 33 Biểu đồ 4.8a: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống ...................... 34 Biểu đồ 4.8b: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ ............................... 35 Biểu đồ 4.9: Trọng lượng nái sau khi sinh 3 ngày ........................................................ 36 Biểu đồ 4.10: Trọng lượng nái sau cai sữa .................................................................... 37 Biểu đồ 4.11: Mức giảm trọng ...................................................................................... 38 Biểu đồ 4.12: Tỷ lệ giảm trọng ...................................................................................... 39 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển không ngừng trên mọi lĩnh vực, trong đó ngành chăn nuôi nói chung và ngành nuôi heo nói riêng đã chiếm một vị thế khá lớn trong ngành chăn nuôi. Trong thời kỳ nền kinh tế mở cửa như hiện nay, việc chăn nuôi nhỏ lẻ không là mục tiêu chung của xã hội, không những thế nó còn có phần hạn chế sự phát triển của ngành do việc khó kiểm soát được tình hình dịch bệnh, sản phẩm làm ra khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường,… Chăn nuôi với quy mô lớn đang là một hình thức được coi trọng hiện nay vì nó hạn chế được nhiều mặt của chăn nuôi nhỏ lẻ. Một khi đã thực hiện chăn nuôi có quy mô lớn thì việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều cần thiết. Việc phát huy có hiệu quả các tiến bộ khoa học này sẽ có tác dụng lớn đối với năng suất chăn nuôi. Một trong những tiến bộ khoa học kể trên là công tác giống. Những hiểu biết cơ bản về công tác giống giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả chăn nuôi lên gấp nhiều lần, lấy ví dụ như: ngày nay việc dùng những giống heo Yorkshire, Landrace, Pietrain, Duroc đã trở thành điều quen thuộc trong các trại lớn. Điều này đã mang về nguồn lợi lớn cho trại, từ đó góp phần mở rộng quy mô chăn nuôi và ứng dụng thêm các tiến bộ khoa học khác nữa. Từ những ý tưởng trên, cùng với sự hướng dẫn của thầy Võ Văn Ninh, và sự giúp đỡ của trại Hai Kiệt chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của các nhóm giống heo nái tại trại Hai Kiệt thị xã Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang”. 2 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.2.1 Mục đích Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát khả năng sinh sản của một số nhóm giống heo nái đang nuôi tại trại, cùng trại đánh giá và đưa ra những quyết định để chọn lọc, giữ lại những cá thể nái tốt. 1.2.2 Yêu cầu  Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản và so sánh sự khác nhau giữa các nhóm heo nái.  Giám định ngoại hình thể chất của một số nhóm giống heo nái.  Thực hành và rèn luyện các kỹ năng chăn nuôi. 3 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO ĐANG NUÔI TẠI TRẠI 2.1.1 Heo Yorkshire Heo Yorkshire có nguồn gốc ở Anh, sắc lông trắng tuyền, ở giữa gốc tai và mắt thường có bớt đen nhỏ, hoặc xám, hoặc một nhóm lông đen nhỏ, lông đuôi dài, lông rìa tai cũng dài, lông trên thân thường mịn, nhưng cũng có nhóm lông xoắn dày. Đuôi heo dài khấu đuôi to, thường xoắn thành hai vòng cong. Heo Yorkshire có tai đứng, lưng thẳng, bụng thon khi nhìn ngang thì giống hình chữ nhật. Bốn chân khoẻ, đi trên ngón, khung xương vững chắc. Heo Yorkshire thuộc nhóm bacon. Ở 6 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 90100 kg, khi trưởng thành có thể đạt 250300 kg. Heo nái Yorkshire mỗi năm có thể đẻ từ 1,82,2 lứa, mỗi lứa trung bình từ 89 con, trọng lượng sơ sinh của heo con đạt từ 1,01,8 kg. Sản lượng sữa thường cao, nuôi con giỏi, sức đề kháng bệnh cao, dễ nuôi thích nghi tốt với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ở đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. 2.1.2 Heo Landrace Đây là giống heo cho nhiều nạc, nổi tiếng khắp thế giới. Heo có xuất xứ từ Đan Mạch, được nhà chăn nuôi khắp nơi ưa chuộng du nhập để làm giống nuôi thuần, hoặc để lai với heo bản xứ tạo dòng cho nạc. Heo Landrace có sắc lông trắng tuyền, không có đốm đen nào trên thân, đầu nhỏ, mông đùi to, hai tai xụ bịt mắt, chân nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang thân hình giống hình tam giác. Ở 6 tháng tuổi, heo Landrace có trọng lượng 8090 kg, khi trưởng thành có thể đạt 200250 kg. Heo nái mỗi năm đẻ 1,82,2 lứa, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt 2,5 lứa, mỗi lứa sinh 810 con. Heo nái Landrace có tiếng là tốt sữa sai con, nuôi con giỏi, tỷ lệ sống cao. 4 Thành tích sinh sản của heo nái giống Yorkshire và Landrace được trình bày qua bảng 2.1 Bảng 2.1: Khả năng sinh sản của các giống heo nái ở Pháp Giống Số ổ đẻ (ổ) Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) Nái sinh sản Cai sữa trên ổ Số heo con sống lứa (con) Số heo con chết lúc sinhlứa (con) Số heo cai sữa (con) Tỷ lệ chết (%) Ngày cai sữa (ngày) Yorkshire 1.080 338(1) 11,4 1,1 9,5 10,0 24,7 1.007 326(2) 11,5 1,1 9,3 11,5 24,4 Landrace 2.011 326 11,7 9,3 9,2 12,5 24,5 2.022 319 12,0 1,4 9,2 14,1 24,4 (1):Khảo sát năm 1991,hàng trên; (2): Khảo sát năm 1992, hàng dưới (France Hybrides, 1990; dẫn liệu Lê Thanh Hải, Chế Quang Tuyến, Phan Xuân Giáp, 1997) Vì khả năng cho nhiều nạc nên nhu cầu dinh dưỡng của heo Landrace rất cao, thức ăn hằng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ Protein về lượng và chủng loại axit amin thiết yếu. Nếu thức ăn không đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, hoặc dưỡng chất không cân bằng, phẩm chất thực liệu không tốt, heo Landrace nhanh chóng giảm sút năng suất cho thịt, sinh sản kém, dễ bị mầm bệnh tấn công. Vì vậy cần có hiểu biết nhất định khi nuôi giống heo này. 2.1.3 Heo lai hai máu Yorkshire và Landrace Heo có biểu hiện về ngoại hình trung gian của hai giống thuần như sắc lông trắng, đầu to vừa phải, mõm hơi dài, tai có thể to bịt mặt hoặc hơi nghiêng, lưng thẳng hoặc cong, bụng thon, bốn chân chắc chắn. Heo có tỷ lệ nạc cao. Thành tích sinh sản tuỳ thuộc vào mức độ lai giống. 2.1.4 Heo lai hai máu Landrace và Yorkshire Là nhóm heo lai hai máu có cha là Landrace và mẹ là Yorkshire. 5 Sắc lông màu trắng hoặc toàn cơ thể có những đốm đen giữa thân giữa tai và mắt, đầu to vừa phải, tai xụ úp mắt hoặc nghiêng về phía trước, mông đùi to, chân khoẻ mạnh, đi lại vững chắc. 2.2 Cơ sở đánh giá khả năng sinh sản ở heo Hiệu quả kinh tế của nhà chăn nuôi heo sinh sản hiện nay hầu hết dựa vào khả năng sinh sản của đàn nái chỉ tiêu thiết yếu nói lên điều này là: số con cai sữa của một nái trên năm, trọng lượng cai sữa của một nái trên năm. Muốn đạt được hai chỉ tiêu trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số con sơ sinh còn sống của nái trên năm cao, tuổi thành thục sớm, khoảng cách giữa hai lứa đẻ. 2.2.1 Tuổi thành thục Là chỉ tiêu quan trọng được nhà chăn nuôi quan tâm nhiều nhất, bởi vì tuổi thành thục sớm dẫn đến tuổi phối lần đầu sớm, tuổi đẻ lứa đầu sớm, điều này giúp nhà chăn nuôi tiết kiệm được chi phí trong chăn nuôi, trung bình heo hậu bị cái có tuổi thành thục vào khoảng 49 tháng tuổi. Nhưng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục: giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý. Theo Zimmerman (1981), Hughes (1993), trích dẫn Võ Thị Tuyết (1996), khi cho heo hậu bị tiếp xúc trực tiếp với heo nọc thì sẽ mau thành thục hơn so với nuôi cá biệt. Theo Chirstenson và ctv (1979), trích dẫn Bồ Thị Vân Hương (2002), cho rằng giữa giống heo ngoại thì Landrace có tuổi thành thục sớm hơn cả rồi mới đến giống Yorkshire. Theo Fajersson (1992), trích dẫn Võ Thị Tuyết (1996), mùa và thời gian chiếu sáng trong ngày có ảnh hưởng đến tuổi thành thục. Khẩu phần cho ăn định lượng hay cho ăn tự do, mức năng lượng, tỉ lệ protein cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục. Theo Lê Xuân Cương (1987), cho rằng các nhà chăn nuôi muốn có hiệu quả cao thì heo sinh sản phải thành thục sớm và đẻ lứa đầu tiên từ 1214 tháng tuổi, ngoài các yếu tố trên thì phương pháp lai tạo giống con lai thường có tuổi thành thục sớm hơn. 2.2.2 Tuổi phối lần đầu Theo Trần Thị Dân (1997), thường phối giống heo đạt 110kg và thường phối giống ở chu kì động dục lần hai, đối với heo hậu bị thường phối giống sau 30 giờ sau khi có biểu hiện động dục và 1836 giờ đối với heo rạ. Để tăng tỉ lệ đậu thai người ta 6 thường áp dụng phối 2 hoặc 3 lần trong một chu kì lên giống, mỗi lần cách nhau khoảng 1224 giờ. Theo Lê Thanh Hải (1997), cho rằng nên phối giống cho heo hậu bị ở trọng lượng khoảng 100120kg (tuỳ vào giống). Thời điểm phối giống quyết định tỉ lệ đậu thai và số con đẻ ra trên ổ. Thông thường heo hậu bị đến 7 tháng tuổi mà chưa biểu hiện động dục lần đầu thì không được chọn làm giống, tuy nhiên có những heo hậu bị có tuổi phối lần đầu trên 8 tháng tuổi vì theo ý muốn nhà chăn nuôi. 2.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu Đây là chỉ tiêu được nhà chăn nuôi quan tâm nhiều nhất, khi nái đẻ lứa đầu sớm sẽ giúp giảm chi phí trong nuôi dưỡng chăm sóc, nếu nái đẻ lứa đầu sớm chứng tỏ nái thành thục sớm, tuổi phối lần đầu sớm và tỉ lệ đậu thai cao. Do đó ta cần quan sát kỷ biểu hiện động dục lần đầu và phối vào thời điểm có nhiều trứng rụng nhất để tăng tỉ lệ đậu thai và giảm bớt chi phí trong chăn nuôi. 2.2.4 Tỉ lệ đậu thai Tỉ lệ đậu thai là chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi heo sinh sản, quyết định số lứa đẻ trên năm của nái. Tỉ lệ đậu thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thời điểm phối giống, kỹ thuật phối giống, phẩm chất tinh của nọc. Tỉ lệ đẻ và tỉ lệ đậu thai có liên quan mật thiết với nhau, tỉ lệ đẻ cao thì tỉ lệ đậu thai cao, bên cạnh đó tỉ lệ sẩy thai và hiện tượng mang thai giả sẽ làm cho tỉ lệ đẻ sẽ bị kéo giảm xuống.Tỉ lệ xẩy thai được kéo giảm xuống càng thấp sẽ càng tốt thường ở khoảng 12%, khi heo nái đậu thai tuỳ vào thời điểm phát triển của bào thai mà có chế độ nuôi dưỡng chăm sóc riêng: điều hoà nhiệt độ chuồng nuôi, tránh tác động gây stress, hạn chế đánh nhau, định mức dinh dưỡng khác nhau. 2.2.5. Thời gian lên giống lại sau cai sữa Thông thường heo nái sẽ lên giống lại sau khi cai sữa 5 đến 7 ngày (biến động từ 4 đến 10 ngày). Giảm thiểu thời gian chờ phối và thời gian tiết sữa nuôi con là biện pháp cần thiết để nâng cao sức sản xuất của heo nái, tăng vòng quay lứa đẻ của nái trong năm. 7 Thời gian nuôi con cũng ảnh hưởng đến tình trạng động dục trở lại. Nếu cai sữa quá sớm hoặc thời gian nuôi con kéo dài đều ảnh hưởng đến thời gian lên giống lại. Do vậy cần phải cai sữa heo ở thời gian hợp lý là điều tốt nhất. Theo Avamaitre (1972), (trích dẫn bởi Lê Thị Duy Phước, 2004), nếu cai sữa heo con ở các giai đoạn khác nhau thì thời gian heo nái lên giống lại như sau: Bảng 2.2: Sự tương quan giữa tuổi cai sữa heo con và thời gian lên giống lại của heo nái sau cai sữa Tuổi cai sữa heo con (ngày) 10 714 2635 >36 Heo nái lên giống lại sau cai sữa (ngày) 14,7 11,7 6 7 9,5 Thời gian lên giống lại sớm sẽ làm tăng số lứa đẻ của nái trên năm. Tuy nhiên nếu cai sữa quá sớm (trước 3 tuần) thì thời gian động dục trở lại chậm. Nếu quản lý và dinh dưỡng hợp lý thì trong vòng 1 tuần sau khi cai sữa là heo nái lên giống trở lại. Do đó thời gian lên giống lại phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật chăn nuôi và tình hình sức khoẻ của đàn nái sau khi cai sữa. 2.2.6 Số con đẻ ra trên ổ Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh sản của nái, tính mắn đẻ của nái phụ thuộc vào tính di truyền, hệ số di truyền của tính trạng này khoảng 515%. Số con đẻ ra phụ thuộc vào một số yếu tố sau: dinh dưỡng, chuồng trại, kỹ thuật phối giống, phẩm chất tinh dịch, môi trường bên ngoài, quản lý chăm sóc. Dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn động dục sẽ kích thích sự chín đồng loạt của trứng, tăng tỉ lệ rụng trứng, tăng tỉ lệ phôi sống, đặc biệt là vitamin E và A, thiếu hai loại vitamin này trong khẩu phần dinh dưỡng thì sự chín và rụng của trứng không đồng loạt, sự cố định của phôi kém, dẫn đến nái sinh ít con và sinh con ra yếu ớt. Theo Denhartor và Venempen (1980), trích dẫn Bồ Thị Vân Hương (2002), đối với heo chờ phối tiêu thụ năng lượng 22,5 MJME trên ngày thì số trứng rụng sẽ là 11,8 trứng, tiêu thụ 41,1MJME trên ngày thì số trứng rụng sẽ là 13,7 trứng. Theo Anberne và Kirkwood (1985), trích dẫn Bồ Thị Vân Hương (2002), cho heo ăn 1,5kg ngày ở mức năng lượng 3265Kcalkg thì tỷ lệ phôi sống là 82%, cho heo ăn 3kg ngày ở mức năng lượng trên thì tỉ lệ phôi sống chỉ còn 71%. 8 Chuồng trại phải khô ráo, thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, trong mùa hè nếu nhiệt độ chuồng quá cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và làm tăng tỷ lệ chết phôi, các tác động bên ngoài gây stress cho nái đều không tốt. Theo Ommtved (1971), trích dẫn của Tống Thị Minh Phương (2002), nái sau khi phối 810 ngày nếu bị stress trong thời gian này thì số phôi sống chỉ còn 6,9 phôi so với đối chứng là 12,8 phôi. Việc xác định thời điểm phối giống và kỹ thuật phối giống cũng sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu thai và số con đẻ ra trên ổ. Thời gian cai sữa cũng rất quan trọng. Theo Evan (1989), trích dẫn Tống Thị Minh Phương (2002), cai sữa sớm trước 3 tuần tuổi có thể dẫn đến giảm sản lượng trứng ở lần phối giống lại và tăng tỉ lệ chết phôi. 2.2.7 Số con còn sống trên ổ Chỉ tiêu này cho ta đánh giá được khả năng nuôi thai của nái và yếu tố kỹ thuật, đối với nái già khi đẻ khả năng rặn đẻ yếu, do đó dễ xảy ra tình trạng heo con bị chết ngộp sau khi sinh ra.Trong giai đoạn mang thai, lượng thức ăn dư thừa thì trọng lượng bào thai lớn dẫn đến tình trạng đẻ khó, các tình trạng trên đều có thể gây giảm số con sinh ra còn sống trên ổ. Một số bệnh sản khoa cũng làm giảm số con sơ sinh còn sống trên ổ: thai khô(thai gỗ), xẩy thai. Kỹ thuật đỡ đẻ heo cũng có ảnh hưởng đến số con sơ sinh còn sống trên ổ, stress cũng làm cho số con sơ sinh còn sống giảm đặc biệt là giai đoạn mang thai kì cuối sẽ làm chết thai trước khi sinh, yếu tố di truyền của tính trạng chiếm khoảng 10%. 2.2.8 Trọng lượng heo con sơ sinh Thông thường trọng lượng heo con sơ sinh tỉ lệ nghịch với số heo con sơ sinh, nghĩa là số heo con sơ sinh càng nhiều thì trọng lượng heo sơ sinh càng thấp và ngược lại. Theo Spicer(1986), trích dẫn Bồ Thị Vân Hương(2002), số heo con sơ sinh từ 2 con đến 7 con trên ổ thì trọng lượng trung bình của mỗi ổ là 1,53 kg và có 8,7% số heo con có trọng lượng nhỏ hơn 0,8kg, còn số heo con sơ sinh từ 4 con đến 17 con trên ổ thì trọng lượng nhỏ hơn 0,8 kg. 9 Trong quá trình nuôi dưỡng nái mang thai cần chú ý đến khẩu phần thức ăn của nái, vì dư thừa sẽ làm tăng trọng lượng của bào thai. Trọng lượng heo con sơ sinh ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, hệ số di truyền của tính trạng này là 20%, do đó cần chọn những dòng đực cuối có tính tăng trọng nhanh, tầm vóc lớn để có thể di truyền tính trạng này cho thế hệ sau. 2.2.9 Trọng lượng heo con cai sữa Chỉ tiêu này cho ta đánh giá khả năng cho sữa của nái, do đó cần cung cấp đầy đủ chất dưỡng chất cho nái trong thời gian này, mặc khác thức ăn của heo con lúc này cũng rất quan trọng, thức ăn phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, không ẩm mốc. Một số yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng 21 ngày tuổi: quản lý chăm sóc, nhiệt độ chuồng nuôi, số heo con để nuôi trên ổ, số lứa đẻ. Hệ số di truyền của tính trạng này là 1520%. 2.2.10 Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa: Để đạt được tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa cao thì yếu tố chăm sóc là hết sức quan trọng. Những yếu tố nói đến tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa cao là phải điều hòa số heo con trên ổ (nghĩa là tránh ổ quá nhiều hoặc ổ quá ít) và tập cho heo con ăn sớm, thông thường heo con chết trong tuần đầu lớn hơn 50% là do lạnh, mẹ đè, tiêu chảy, thiếu sữa do có quá nhiều con trên ổ, nếu trọng lượng heo sơ sinh càng cao thì tỉ lệ nuôi sống càng lớn, nhưng heo con có trọng lượng sơ sinh thấp hơn 0,8 kg trên con hay bị dị tật thì tỉ lệ nuôi sống thấp hơn 50%. 2.2.11 Số lứa đẻ của nái trên năm Muốn nâng cao số lứa đẻ của nái trên năm thì phải rút ngắn được khoảng cách lứa đẻ, thời gian mang thai của heo là 114118 ngày với tất cả các giống. Đây là đặc điểm sinh học của loài nên không thay đổi được, vì vậy có thể rút ngắn thời gian nuôi con của nái và thời gian từ cai sữa đến phối giống lại (trích bài giảng chăn nuôi heo của Võ Văn Ninh 2001); nhưng nếu rút ngắn thời gian nuôi con của nái thì sẽ ảnh hưởng đến lứa đẻ sau. Theo Evans (1989); nếu cai sữa trước 3 tuần tuổi thì sẽ giảm số trứng rụng lứa tiếp theo, kéo theo tỉ lệ chết thai ở lần mang thai kế tiếp việc xác định thời điểm phối giống lại và phối giống cũng có ảnh hưởng đến số lứa đẻ trên năm, tỉ lệ đậu thai, kỹ thuật phối giống, các bệnh sản khoa cũng làm kéo dài khoảng cách lứa đẻ. 10 2.2.12 Số con cai sữa của nái trên năm Thông thường người ta đánh giá khả năng sinh sản của heo thì dựa vào số con cai sữa của nái đó trên năm, cho nên nó là chỉ tiêu quan trọng, để đánh giá được chỉ tiêu này thì phải biết số lứa đẻ của nái trên năm và số heo con cai sữa trên ổ của nái đó, cho nên hai yếu tố này liên quan mật thiết với nhau. Theo Lê Xuân Cương (1986); cho rằng số heo con cai sữa trên ổ có nhiều mối quan hệ với các yếu tố khác: số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con còn sống trên ổ, tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa. 2.3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI 2.3.1 Ảnh hưởng của di truyền đến khả năng sinh sản của heo nái Blasco và ctv,1993 (trích dẫn Trần Thị Dân, 2003) đã trình bày như sau:  Sức sống của phôi thai ảnh hưởng chủ yếu bởi kiểu gen của mẹ và bị ảnh hưởng không nhiều bởi kiểu gen của phôi thai.  Có sự biến động đáng kể về khả năng di truyền của số trứng rụng. Tương quan kiểu gen giữa số trứng rụng và sức sống của phôi có khuynh hướng âm, nghĩa là nhiều trứng rụng trong lúc lên giống thì tỷ lệ chết của phôi thai tăng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về lai giống cho thấy ảnh hưởng của gen lên sức sống của phôi thai có thể độc lập với ảnh hưởng của gen lên số trứng rụng.  Khả năng nuôi thai của tử cung và số trứng rụng ảnh hưởng riêng biệt đến số heo con đẻ ra ổ. Khả năng nuôi thai của tử cung được định nghĩa là số thai tối đa mà heo nái có thể mang cho đến lúc sanh. Theo Trần Thị Dân, để tăng số con đẻ ra còn sống trên ổ ta có thể chọn lọc con giống theo dòng mắn đẻ. Chọn dòng đực mắn đẻ và dòng nái mắn đẻ. Chọn con đực từ mẹ thuộc nhóm tốt 10% và chọn con cái từ mẹ thuộc nhóm tốt 33%. Một nái sẽ bị loại thải nếu có một con cái hậu bị với chỉ số chọn lọc cao hơn nái đó để thay thế nó. Những nái có chỉ số chọn lọc thật cao sẽ được giữ lại trong đàn cho đến khi nào nó vẫn còn đóng góp tốt vào tiến bộ di truyền. Nhiều nhà sản xuất thường loại thải heo nái ở lứa 1 hoặc 2 dựa vào tiêu chuẩn sinh sản. Điều này thường không cải thiện thành tích của đàn vì phải bổ sung heo cái tơ vào đàn, mà sức sản xuất của heo tơ vẫn thấp hơn heo rạ và hệ số lập lại của số con đẻ ra còn sống trên ổ thường thấp. 11 Hệ số lập lại của số con đẻ ra trên ổ là hệ số tương quan giữa số con đẻ ra ở các lứa trên cùng một nái. Hệ số lập lại thấp nghĩa là người chăn nuôi không thể tiên đoán số con đẻ ra ở lứa sau nếu chỉ dựa vào số con đẻ ra ở lứa trước. 2.3.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sinh sản của heo nái Trong tháng đầu của thai kỳ không nên cho heo ăn ở mức năng lượng cao vì có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi sống. Số lượng tế bào cơ của thai bắt đầu tăng từ ngày thứ 25 trở đi và tăng đến mức tối đa vào ngày thứ 90, do đó cần tăng lượng thức ăn gấp đôi trong giai đoạn 2556 ngày. Trong giai đoạn 7590 ngày là giai đoạn phát triển của các mô tạo sữa nên cho ăn theo đúng nhu cầu duy trì và phát triển thai để tránh tích luỹ mỡ dẫn đến làm giảm sản lượng sữa. Vào giai đoạn 90110 ngày của thai kỳ, nên tăng khẩu phần năng lượng cho nái để đáp ứng sự phát triển của bào thai nhưng không nên vượt quá 2,53kg, vì khẩu phần năng lượng cao sẽ làm cho nái mập mỡ, đẻ khó, nái sẽ ăn ít và giảm trọng nhiều khi nuôi con. Trong 10 ngày trước khi đẻ, lượng thức ăn cung cấp cho nái thường giảm để giới hạn những rối loạn khi sanh đẻ. Bổ sung chất béo trong khẩu phần là một biện pháp hữu hiệu để cải thiện trọng lượng và sức sống của thai cũng như của heo con sau khi sanh. (Trích dẫn Trần Thị Dân, 2003) 2.3.3 Ảnh hưởng của stress đến khả năng sinh sản của heo nái Stress có thể làm tăng số phôi chết. Cần phải giảm thiểu stress trong 4 5 tuần đầu của thai kỳ để có được nhiều heo con đẻ ra. Nhiệt độ chuồng nuôi cao khi nái đang ở tháng cuối của thai kỳ cũng làm tăng tỷ lệ thai chết. Khi nhiệt độ chuồng trên 300C, vận tốc di chuyển của không khí trong chuồng nên khoảng 1 ms để tạo thông thoáng trong chuồng. Nhiệt độ tối ưu cho từng loại heo được trình bày qua bảng 2.2 12 Bảng 2.3: Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo (đơn vị: oC) Chuồng nuôi Nhiệt độ Giới hạn Heo sơ sinh 35 3238 3 tuần tuổi 27 2429 12 – 30 tuần tuổi 27 2429 30 – 50 tuần tuổi 24 2127 50 – 70 tuần tuổi 18 1621 Vỗ béo 16 1021 Nái chửa 16 1021 Nái nuôi con 16 1021 Đực giống 16 1021 (trích dẫn Nguyễn Thị Hoa Lý, Hồ Kim Hoa; 2002) Tuyến mồ hôi và cơ chế tăng nhịp thở không phát triển ở heo. Do đó heo là loài chịu nóng kém nhất trong các loài động vật có vú. Nhiệt độ trực tràng tăng trên mức trung bình khi nhiệt độ không khí khoảng 3032oC. Nếu độ ẩm không khí bằng hay cao hơn 65%, heo không thể chịu được nhiệt độ 35oC trong một thời gian dài. Heo không thể chịu được nhiệt độ 40oC ở bất kỳ ẩm độ nào của không khí. Nhiệt độ trực tràng ở 40 oC là mức tới hạn, trong điều kiện này sự suy sụp có thể xảy ra. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên 32oC, heo sẽ giảm tăng trọng. Khi nhiệt độ xung quanh cao hơn nhiệt độ tới hạn, tỷ lệ thụ tinh có thể giảm 30 – 80 %. Khi thân nhiệt heo đực tăng lên 1oC, chất lượng tinh sẽ giảm và ảnh hưởng này có thể kéo dài trong 48 tuần sau đó. Heo nái phối với các heo đực giống này sẽ có tỷ lệ thụ thai giảm và số heo con còn sống trong lứa cũng giảm. Nhiệt độ không khí cao cũng làm chậm sự động dục, giảm tỷ lệ rụng trứng, tăng tỷ lệ chết phôi. Khả năng chịu đựng và thích ứng với stress tuỳ thuộc vào tính chất di truyền của thú, môi trường sống và mức độ stress. Người chăn nuôi cần giảm tối đa việc gây stress cho thú và chọn những thú không nhạy cảm với stress nếu muốn cải thiện năng suất vật nuôi. 13 2.3.4 Ảnh hưởng của bệnh đến khả năng sinh sản của heo nái Nhiễm trùng làm giảm số con đẻ ra. Cho ăn kháng sinh trong giai đoạn phối đã cải thiện khả năng sinh sản, nhưng có nguy cơ đề kháng thuốc trong lâu dài. Thai chết khô có thể là do nhiễm parvovirus, enterovirus, Aujeszky’s disease virus, virus dịch tả heo, Leptospira spp, protozoa, nấm,… 2.3.5 Ảnh hưởng của gieo tinh nhân tạo Giảm được số lượng lớn heo đực phải nuôi, chính vì vậy sẽ tiết kiệm được chuồng nuôi, nhân công và chi phí khác. Hiệu quả chọn lọc, nâng cao chất lượng di truyền. Những hạn chế về khoảng cách địa lý được giải quyết nhờ gieo tinh nhân tạo. Hạn chế được khả năng truyền, lây lan bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thông qua tiếp xúc trực tiếp. Tránh được một số ảnh hưởnng do stress cho con đực. 14 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Thời gian thực tập tại trại từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2007 Địa điểm thực hiện tại trại Hai Kiệt thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang 3.2 GIỚI THIỆU TRẠI HAI KIỆT 3.2.1 Vị trí địa lý Trại chăn nuôi Hai Kiệt được xây dựng trên nền đất cao ráo, có độ dốc tương đối rất thuận lợi cho việc vệ sinh, xử lý nước thải tránh được sự ứ đọng nước quanh trại. Trại được cách li với môi trường bên ngoài bằng tường rào và kẽm gai xung quanh trại. Bên trong trại không khí thông thoáng đảm bảo sự thoáng khí cho heo nuôi trong trại. Vị trí: Trại nằm trong Phường 3 Khu phố 4 đường Nguyễn Trọng Dân thị xã Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang. Phía Đông giáp: xã Long Hưng Tây giáp: phừơng 2 phường 3 Nam giáp: phường 2 xã Long Thuận Bắc giáp: Long Hưng 3.2.2 Nhiệm vụ của trại Cung cấp heo thịt thương phẩm cho các trại chăn nuôi và các hộ gia đình trong khu vực và các vùng lân cận. 3.2.3 Cơ cấu đàn (Số liệu được thu thập tháng 8 năm 2007) Nái sinh sản: 146 con Nái hậu bị: 12 con Heo thịt: 372 con Heo con cai sữa: 229 con Heo con theo mẹ: 176 con 15 3.2.4 Chuồng trại Các chuồng nuôi heo được phân chia thành từng dãy chuồng xếp song song nhau. Mái chuồng được làm bằng tôn, có 2 mái. Bốn phía khu vực chuồng nuôi có rèm che phủ. Rèm này có thể đóng và mở để khí hậu trong chuồng nuôi luôn hài hoà. Buổi sáng mở ra để tạo thông thoáng, buổi tối hoặc mưa đóng lại tránh lạnh cho heo. Nền chuồng và các lối đi được đổ bê tông. Chuồng nái đẻ, nái mang thai có nền sàn. Xung quanh khu vực chuồng nuôi được bao bởi hàng rào bê tông ngăn cách khu nhà ở và khu nuôi heo.Tại cổng vào có hố sát trùng để ngăn chặn và tiêu diệt mầm bệnh từ bên ngoài vào. 3.3 Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng 3.3.1 Công tác giống và phối giống Chọn nái hậu bị: hậu bị được chọn phải dựa theo sổ sách ghi chép và ngoại hình tốt có những biểu hiện như:có từ 12 vú trở lên, cơ quan sinh dục biểu hiện rõ, bốn chân vững chắc, sức khoẻ tốt. Việc phối giống: thực hiện phương pháp gieo tinh nhân tạo, phối lúc trời mát vào buổi sáng hoặc chiều. 3.3.2 Chăm sóc nuôi dưỡng Heo nái: Nái khô chờ phối: cho ăn 1 kg mỗi ngày khi chuẩn bị tách con. Khi tách con xong cho ăn 23 kg mỗi ngày cho heo mập lại. Nái mang thai cho ăn khoảng 2.5 kg mỗi ngày.Việc cho ăn có thể điều chỉnh theo ngoại hình của nái, nái mập cho ăn ít hơn, nái gầy cho ăn nhiều hơn. Nái sau khi phối được 21 ngày và không động dục trở lại thì cho lên chuồng nái mang thai và theo dõi nếu có động dục trở lại cho phối lại. Tất cả các nái được tắm mỗi ngày vào lúc 10 giờ và cho ăn ngày 2 lần vào 5 giờ sáng và 1giờ chiều. Nái gần đến ngày sinh khoảng 710 ngày được đưa lên chuồng nái đẻ để theo dõi và chăm sóc tốt hơn. 16 Nái có biểu hiện sắp sinh được chuẩn bị lồng úm có rắc bột Mistral, đèn úm, kìm bấm răng, dây cột rốn, kéo cắt đuôi, panh kẹp, thuốc sát trùng, thuốc dục đẻ (Lutalyse 1ccconlần tiêm dậu) thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm, khăn lau… Khi nái sinh công nhân có mặt kịp thời để đở đẻ và can thiệp khi cần thiết, nái sinh xong kiểm tra sót nhau, sót con, vệ sinh sạch sẽ, dùng thuốc rửa tử cung tránh viêm nhiễm cho nái. Tuỳ từng trường hợp mà công nhân sữ dụng thuốc hay can thiệp bằng tay hoặc kết hợp cả 2 cách để có hiệu quả tốt nhất. Heo con theo mẹ: heo con mới sinh ra được lau chùi sạch sẽ, cột rốn, cắt đuôi, sát trùng bằng cồn Iot 5%, bấm răng, nhỏ miệng tránh cứng hàm (Porcine), bỏ vào lồng úm, và nhanh chóng cho bú sữa đầu, vài giờ sau tiêm ngừa tiêu chảy (Advocin tiêm xoang bụng 0.10.15cccon). Heo con từ 1 tuần tuổi đến cai sữa tiêu chảy chích: Bio_Atropil 1cccon.Sau 20 24 ngày heo con khoẻ mạnh, ăn tốt tiến hành cai sữa. 3.3.3 Thức ăn Thành phần dinh dưỡng các loại cám sử dụng trong trại được trình bày qua bảng 3.3 Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng các loại cám sử dụng trong trại Loại cám Thành phần dinh dưỡng 550S 551 10A 10B Độ ẩm (%) 14 14 13 13 Protein thô (%) 21 20 14 16 Xơ thô (%) 3,5 5 8 7 Năng lượng trao đổi (kcal kg) 3300 3300 2900 3000 Colistin (mgkg) 88 88 Ca (minmax) (%) 0,019 0,80,9 0,750,9 0,8 P (min) (%) 0,6 0,6 0,5 0,55 Muối NaCl (min max) 0,40,8 0,40,75 0,30,5 0,50,8 Hoocmon và kháng hoocmon Không có Không có Không có Không có Trong đó: Cám 550S: sử dụng cho heo con tập ăn. 17 Cám 551: sử dụng cho heo con cai sữa. Cám 10A: sử dụng cho heo nái mang thai. Cám 10B: sử dụng cho heo nái nuôi con. Cám 550S, 551 của Công ty TNHH CP – Group sản xuất. Cám 10A,10B mang thương hiệu An Phú. 3.3.4 Nước uống Toàn bộ hệ thống nước sạch trong trại đều được sử dụng bằng nước máy để đảm bảo sức khoẻ của heo trong trại. 3.3.5 Quy trình vệ sinh thú y .Vệ sinh chuồng trại Hằng ngày đều quét dọn,vệ sinh sạch sẽ chuồng trại Hằng tuần tiến hành phun xịt thuốc sát trùng Hố sát trùng được thay định kì .Vệ sinh công nhân và khách tham quan Công nhân đến làm việc phải thay đồng phục tại khu nhà ở và bước qua hố sát trùng trước khi vào khu vực nuôi heo Hạn chế người ngoài vào khu vực chăn nuôi. Khách tham quan khi vào trại phải tuân theo quy định của trại. 3.3.6 Quy trình tiêm phòng và tiêm bồi dưỡng HEO CON THEO MẸ 3 ngày tuổi: Tiêm Fe: ngừa tiêu chảy 1 tuần tuổi: Ngừa E.Coli: Litterguard.L.T.C………Tiêm bắp: Liều 0,5 mlcon. 2 tuần tuổi: Ngừa lở mồm long móng(F.M.D)…….Tiêm bắp: Liều 2 mlcon. Ngừa suyển: M+PAC…………………………….Tiêm bắp: Liều 2mlcon. 3 tuần tuổi: Tiêm PE:Ngừa tiêu chảy Ngừa E.Coli: Litterguard.L.T.C……….Tiêm bắp: Liều 1 mlcon. 4 tuần tuổi: Ngừa dịch tả:PEST.VAC…………………….Tiêm bắp: Liều 2 mlcon. Trước cai sữa 3 ngày và sau cai sữa 2 ngày cho heo con ăn FLORTED 20. HEO CON SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG 5 tuần tuổi: Ngừa lở mồm long móng (F.M.D)…….Tiêm bắp: Liều 2 mlcon. 18 Ngừa viêm phổi dính sườn PARAPLEURO.SHIELD…Tiêm bắp: Liều 2 mlcon. 6 tuần tuổi: Ngừa giả dại PR.VAC PLUS………………Tiêm bắp: Liều 2mlcon. 7 tuần tuổi: Ngừa viêm phổi dính sườn PARAPLEURO.SHIELD…Tiêm bắp: Liều 2 mlcon. 8 tuần tuổi: Ngừa dịch tả PEST VAC……………………..Tiêm bắp: Liều 2 mlcon. NÁI HẬU BỊ 18 tuần tuổi: Ngừa rối loạn sinh sảnViêm phổi PRRS BSK.PS100….tiêm bắp: Liều 2 mlcon. 21 tuần tuổi: Ngừa khô thai, dấu son, sẩy thai, giả dại FARROWSURE PRV…….Tiêm bắp: Liều 5 mlcon. 22 tuần tuổi: Ngừa lở mồm long móng (F.M.D) Ngừa rối loạn sinh sảnViêm phổi (PRRS) BSK.PS100…..Liều 2 mlcon 3.4 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 3.4.1 Số heo con đẻ ra trên ổ Là số heo con mỗi nái đẻ ra, tính cả heo còn sống và chết. Đơn vị tính: con 3.4.2 Số heo con đẻ ra còn sống Là số heo con đẻ ra trên ổ còn sống. Đơn vị tính: con 3.4.3 Số heo con để nuôi Là số heo con mỗi nái nuôi. Đơn vị tính: con 3.4.4 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống Là tổng trọng lượng của tất cả heo con sơ sinh còn sống trên mỗi ổ đẻ. Đơn vị tính: kg 3.4.5 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống (TLBQHCSSCS) Được tính theo công thức: TLBQHCSSCS = Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống Số heo con sơ sinh còn sống 19 Đơn vị tính: kg 3.4.6 Số heo con cai sữa trên ổ Là số heo con còn sống đến lúc cai sữa trên mỗi ổ nuôi. Đơn vị tính: con 3.4.7 Tỷ lệ heo con cai sữa Tỷ lệ heo con cai sữa = (Số heo con cai sữa Số heo con còn sống) 100 3.4.8 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa Là tổng trọng lượng heo con còn sống đến lúc cai sữa trên mỗi ổ nuôi. Đơn vị tính: kg 3.4.9 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa (TLBQHCCS) Được tính theo công thức: TLBQHCCS = Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa Số heo con cai sữa trên ổ Đơn vị tính: kg 3.4.10 Số ngày tuổi cai sữa Là số ngày tuổi tính từ lúc heo con được sinh ra đến khi cai sữa. Đơn vị tính: ngày 3.4.11 Trọng lượng nái sau khi đẻ 3 ngày Là trọng lượng của nái sau khi đẻ 3 ngày. Đơn vị tính: kg 3.4.12 Trọng lượng nái sau khi cai sữa Là trọng lượng của nái sau khi cai sữa. Đơn vị tính: kg 3.4.13 Mức giảm trọng lượng của nái nuôi con khi cai sữa Được tính như sau: lấy trọng lượng của nái sau khi sinh 3 ngày trừ đi trọng lượng của nái lúc cai sữa. Đơn vị tính: kg Trọng lương của nái được tính dựa theo bảng thước dây FHK của Nhật Bản. (Trích dẫn Trần Văn Chính, 2003) 3.4.14 Tỷ lệ giảm trọng (%) Là tỷ lệ giữa mức giảm trọng của heo nái ở thời gian 3 ngày đến cai sữa so với trọng lượng ở 3 ngày sau khi sinh được tính bằng phần trăm. 20 Tỷ lệ giảm trọng(%) = ((P3 ngày – Pcai sữa) P3 ngày) 100 P3 ngày: trọng lượng nái sau khi sinh 3 ngày (kg) Pcai sữa: trọng lượng nái sau khi cai sữa 3.5 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ 3.5.1 Tại trại Lập phiếu nái đẻ và nuôi con để theo dõi heo nái và heo con sơ sinh. Kiểm tra và thu thập số liệu hằng ngày cho từng nái qua phiếu cá thể trong thời gian thực tập và sử dụng hồ sơ lưu trữ có liên quan đến nái đang khảo sát. 3.5.2 Đối tượng Đối tượng khảo sát và đánh giá là tất cả các heo nái mang thai và nái nuôi con trong thời gian thực tập thuộc các giống YY, YL, LY, LL. Dựa vào các số trung bình làm cơ sở để đánh giá các nhóm giống trong trại 3.5.3 Xử lí số liệu Số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lí bằng phần mềm vi tính: Excel và Minitab. 21 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 SỐ HEO CON ĐẺ RA TRÊN Ổ 4.1.1 So sánh theo nhóm giống Để có số heo con đẻ ra trên ổ cao cần xác định đúng thời điểm phối giống,nái phải có số trứng rụng nhiều, tỷ lệ trứng thụ tinh cao, tỷ lệ chết phôi trong thời gian mang thai thấp. Kết quả được trình bày qua bảng và biểu đồ 4.1a Số heo con đẻ ra trên ổ trung bình của quần thể là 10,53 con. Bảng 4.1a: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống N. Giống Tham số YY LY YL LL QUẦN THỂ n (ổ) 11 10 25 18 64 X(con) 11,45 10,90 10.44 9,88 10,53 Sd (con) 1,75 2,02 1,73 2,08 1,91 Cv(%) 15,28 18,53 16,57 21,05 18,13 11,45 10,9 10,44 9,88 10,53 0 2 4 6 8 10 12 YY LY YL LL QT Biểu đồ 4.1a: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống Nhóm giống YY(11,45 con) có số heo con đẻ ra trung bình trên ổ cao nhất, số heo con đẻ ra trung bình thấp nhất là nhóm giống LL(9,88 con) Con N. Giống 22 Kết quả khảo sát được trình bày theo thứ tự từ thấp lên cao: LL(9,88 con) < YL(10,44 con) < LY(10,90 con) < YY(11,45 con). Qua xử lý thống kê, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt về mặt thông kê giữa các nhóm giống về số heo con đẻ ra trên ổ (P > 0,05) 4.1.2. So sánh theo lứa đẻ Kết quả về số heo con sơ sinh đẻ ra trên ổ theo lứa được trình bày qua bảng và biểu đồ 4.1b Bảng 4.1b: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ Lứa Tham số 1 2 3 4 5 QUẦN THỂ n (ổ) 30 15 10 3 6 64 X(con) 10,40 10,07 11,00 12,00 10,83 10,53 Sd (con) 1,98 1,75 2,31 1,00 1,60 1,91 Cv(%) 19,04 17,38 21,00 8,33 14,77 18,13 10,40 10,07 11,00 12,00 10,83 10,53 0 2 4 6 8 10 12 1 2 3 4 5 QT Biểu đồ 4.1b: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ Lứa có số heo con đẻ ra trên ổ cao nhất là lứa thứ 4 (12,00 con) Lứa có số heo con đẻ ra trên ổ thấp nhất là lứa thứ 2 (10,07 con) Kết quả khảo sát được trình bày thứ tự từ tấp lên cao như sau: Lứa 2 (10,07 con) < Lứa 1 (10,40 con) < Lứa 5 (10,83 con) < Lứa 4 (12,00 con). Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các lứa đẻ về số heo con đẻ ra trên ổ (P > 0,05). Lứa Con 23 Ghi nhận tại một số trại như sau: Hà Nam Hùng (2005)tại XN CN Xuân Phú là 9,77 con; Đào Đức Trụ (2006) tại trại Hiền Thoa là 10,38 con; Dương Hồng Đức (2005) tại XN CN heo Đồng Hiệp là 10,30 con.So với một số tác giả trên thì trại chúng tôi khảo sát có chỉ tiêu này cao hơn. 4.2 SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG 4.2.1. So sánh theo nhóm giống Số heo con sơ sinh còn sống bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: thời gian đẻ của nái quá lâu làm cho nhiều heo con chết ngộp, heo con có trọng lượng thấp có tỷ lệ chết cao, heo con có trọng lượng lớn làm cho nái đẻ khó dẫn đến chết con… Để hạn chế điều này bằng cách can thiệp kịp thời khi nái có dấu hiệu đẻ khó,cho nái ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý tránh đẻ khó. Số heo con sơ sinh trên ổ còn sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của nái. Những nái có chỉ tiêu này cao sẽ góp phần mang lại lợi nhuận cao cho nhà chăn nuôi. Kết quả được trình bày qua bảng và biểu đồ 4.2a Bảng 4.2a: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống N. Giống Tham số YY LY YL LL QUẦN THỂ n (ổ) 11 10 25 18 64 X(con) 10,36 9,70 9,64 9,11 9,63 Sd (con) 1,80 0,94 1,70 2,69 1,97 Cv(%) 17,37 9,69 17,63 29,52 20,48 10,36 9,7 9,64 9,11 9,63 0 2 4 6 8 10 12 YY LY YL LL QT Biểu đồ 4.2a: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống N. Giống Con 24 Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ trung bình của quần thể là 9,63con. Nhóm giống YY (10,36 con) có số heo sơ sinh còn sống trên ổ trung bình cao nhất kế đến là nhóm LY (9,70 con) và nhóm YL(9,64 con),cuối cùng là nhóm LL(9,11 con). Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận th

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI TRẠI NHÂN HAI KIỆT TẠI GỊ CƠNG ĐƠNG TỈNH TIỀN GIANG Họ tên sinh viên : CHÂU THỊ THANH THÚY Ngành : Thú Y Niên khóa : 2002-2007 Tháng 11/2007 KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI TRẠI NHÂN HAI KIỆT TẠI GỊ CƠNG ĐƠNG TỈNH TIỀN GIANG Tác giả CHÂU THỊ THANH THÚY Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp Bác sỹ ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: ThS VÕ VĂN NINH Tháng 11 năm 2007 i LỜI CẢM TẠ Chân thành cảm tạ -Ban giám hiệu trường ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH -Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y -Cùng tồn thể q thầy tận tình hướng dẫn truyền đạt kiến thức giúp đỡ em suốt thời gian học -Chân thành ghi ơn -Thầy VÕ VĂN NINH -Bác NGUYỄNTHỊ NGỌC SƯƠNG (Chủ trại) -Bác NGUYỄN QUỐC KIỆT (Chủ trại) -Đã tận tình dạy giúp đỡ em suốt thời gian thực tập tốt nghiệp hồn thành luận văn Kính dâng ơng, bà, cha, mẹ -Những người sinh thành dưỡng dục, tận tụy lo cho đến ngày hôm nay, người thân yêu, giúp đỡ động viên năm qua ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài thực từ tháng đến tháng năm 2007 trại Hai Kiệt thị xã Cơng tỉnh Tiền Giang Nội dung đề tài “Khảo sát số chi tiêu sinh sản số nhóm giống heo nái” Nhằm có biện pháp để cải thiện nâng cao suất đàn heo nái trại Kết cho thấy: Kết khảo sát 64 nái, trung bình chi tiêu theo dõi sau: Số heo đẻ trung bình quần thể là: 10,53 Số heo sinh sống trung bình quần thể là: 9,63 Trọng lượng tồn heo sinh sống trung bình quần thể là: 13,90 kg Trọng lượng bình quân heo sinh sống trung bình quần thể là: 1,45 kg Số heo cai sữa trung bình quần thể là: 9,08 Trọng lượng tồn heo cai sữa trung bình quần thể là: 63,15 kg Trọng lượng bình quân heo cai sữa trung bình quần thể là: 6.96 kg Trọng lượng nái sau sinh ngày trung bình quần thể là: 192,64 kg Trọng lượng nái sau cai sữa trung bình quần thể 174,33 kg Mức giảm trọng trung bình quần thể là: 18,31 kg Nhóm giống YY chiếm ưu khả sinh sản điều kiện chăn ni trại Nhìn chung nái trại có khả sinh sản tốt iii MỤC LỤC Trang Trang tựa i Lời cảm tạ ii Tóm tắt iii Mục lục iv Danh sách chữ viết tắt .vii Danh sách bảng viii Danh sách biểu đồ ix Chương MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.2.1 Mục đích 1.2.2 Yêu cầu Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN .3 2.1 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO ĐANG NUÔI TẠI TRẠI .3 2.1.1 Heo Yorkshire 2.1.2 Heo Landrace 2.1.3 Heo lai hai máu Yorkshire Landrace 2.1.4 Heo lai hai máu Landrace Yorkshire 2.2 Cơ sở đánh giá khả sinh sản heo 2.2.1 Tuổi thành thục .5 2.2.2 Tuổi phối lần đầu 2.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu .6 2.2.4 Tỉ lệ đậu thai 2.2.5 Thời gian lên giống lại sau cai sữa 2.2.6 Số đẻ 2.2.7 Số sống 2.2.8 Trọng lượng heo sinh 2.2.9 Trọng lượng heo cai sữa 2.2.10 Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa: iv 2.2.11 Số lứa đẻ nái năm 2.2.12 Số cai sữa nái năm 10 2.3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI 10 2.3.1 Ảnh hưởng di truyền đến khả sinh sản heo nái 10 2.3.2 Ảnh hưởng dinh dưỡng đến khả sinh sản heo nái 11 2.3.3 Ảnh hưởng stress đến khả sinh sản heo nái 11 2.3.4 Ảnh hưởng bệnh đến khả sinh sản heo nái .13 2.3.5 Ảnh hưởng gieo tinh nhân tạo 13 Chương PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .14 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 14 3.2 GIỚI THIỆU TRẠI HAI KIỆT .14 3.2.1 Vị trí địa lý 14 3.2.2 Nhiệm vụ trại 14 3.2.3 Cơ cấu đàn 14 3.2.4 Chuồng trại 15 3.3 Quản lý, chăm sóc, ni dưỡng .15 3.3.1 Công tác giống phối giống .15 3.3.2 Chăm sóc ni dưỡng 15 3.3.3 Thức ăn 16 3.3.4 Nước uống 17 3.3.5 Quy trình vệ sinh thú y 17 3.3.6 Quy trình tiêm phòng tiêm bồi dưỡng .17 3.4 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 18 3.4.1 Số heo đẻ 18 3.4.2 Số heo đẻ sống 18 3.4.3 Số heo để nuôi .18 3.4.4 Trọng lượng toàn heo sinh sống 18 3.4.5 Trọng lượng bình quân heo sinh sống 18 3.4.6 Số heo cai sữa 19 3.4.7 Tỷ lệ heo cai sữa 19 3.4.8 Trọng lượng toàn heo cai sữa .19 v 3.4.9 Trọng lượng bình quân heo cai sữa .19 3.4.10 Số ngày tuổi cai sữa 19 3.4.11 Trọng lượng nái sau đẻ ngày .19 3.4.12 Trọng lượng nái sau cai sữa 19 3.4.13 Mức giảm trọng lượng nái nuôi cai sữa 19 3.4.14 Tỷ lệ giảm trọng 19 3.5 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ 20 3.5.1 Tại trại 20 3.5.2 Đối tượng 20 3.5.3 Xử lí số liệu 20 Chương KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21 4.1 SỐ HEO CON ĐẺ RA TRÊN .21 4.1.1 So sánh theo nhóm giống .21 4.1.2 So sánh theo lứa đẻ 22 4.2 SỐ HEO CON SINH CÒN SỐNG 23 4.2.1 So sánh theo nhóm giống 23 4.2.2 So sánh theo lứa đẻ 24 4.3 TRỌNG LƯỢNG TOÀN HEO CON SINH CÒN SỐNG 25 4.3.1 So sánh theo nhóm giống 25 4.3.2 So sánh theo lứa đẻ 26 4.4 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON SINH CÒN SỐNG 27 4.4.1 So sánh theo nhóm giống 27 4.4.2 So sánh theo lứa đẻ 28 4.5 SỐ HEO CON CAI SỮA TRÊN 29 4.5.1 So sánh theo nhóm giống 29 4.5.2 So sánh theo lứa đẻ 30 4.6 TỶ LỆ HEO CON CAI SỮA 31 4.7 TRỌNG LƯỢNG TOÀN HEO CON CAI SỮA 32 4.7.1 So sánh theo nhóm giống 32 4.7.2 So sánh theo lứa đẻ 33 4.8 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON CAI SỮA 34 vi 4.8.1 So sánh theo nhóm giống 34 4.8.2 So sánh theo lứa đẻ 35 4.9 TRỌNG LƯỢNG NÁI NGÀY SAU KHI SINH 36 4.10 TRỌNG LƯỢNG NÁI SAU CAI SỮA 36 4.11 MỨC GIẢM TRỌNG 37 4.12 TỶ LỆ GIẢM TRỌNG 38 Chương KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40 5.1 KẾT LUẬN .40 5.2 ĐỀ NGHỊ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC .43 vii CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Các giống heo YY : giống heo có cha giống Yorkshire, mẹ giống Yorkshire YL : giống heo có cha giống Yorkshire, mẹ giống Landrace LY : giống heo có cha giống Landrace, mẹ giống Yorkshire LL : giống heo có cha giống Landrace, mẹ giống Landrace Các tham số thống kê n : số đơn vị khảo sát X : trung bình nhóm khảo sát Sd : độ lệch so với trung bình Cv : phần trăm độ lệch so với trung bình P : xác suất Văn ctv : cộng tác viên XN : xí nghiệp CN : chăn ni TT : trung tâm C.ty : cơng ty N giống : nhóm giống viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Khả sinh sản giống heo nái Pháp Bảng 2.2: Sự tương quan tuổi cai sữa heo thời gian lên giống lại heo nái sau cai sữa Bảng 2.3: Nhiệt độ tối ưu chuồng heo 12 Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng loại cám sử dụng trại .16 Bảng 4.1a: Số heo đẻ theo nhóm giống 21 Bảng 4.1b: Số heo đẻ theo lứa đẻ .22 Bảng 4.2a: Số heo sinh sống theo nhóm giống 23 Bảng 4.2b: Số heo sinh sống theo lứa đẻ 24 Bảng 4.3a: Trọng lượng toàn heo sinh sống theo nhóm giống 25 Bảng 4.3b: Trọng lượng toàn heo sinh sống theo lứa đẻ 26 Bảng 4.4a: Trọng lượng bình quân heo sinh sống theo nhóm giống 27 Bảng 4.4b: Trọng lượng bình qn heo sinh sống theo lứa đẻ 28 Bảng 4.5a: Số heo cai sữa theo nhóm giống 29 Bảng 4.5b: Số heo cai sữa theo lứa đẻ 30 Bảng 4.6: Tỷ lệ heo cai sữa 31 Bảng 4.7a: Trọng lượng toàn heo cai sữa theo nhóm giống .32 Bảng 4.7b: Trọng lượng toàn heo cai sữa theo lứa đẻ 33 Bảng 4.8a: Trọng lượng bình quân heo cai sữa theo nhóm giống 34 Bảng 4.8b: Trọng lượng bình quân heo cai sữa theo lứa đẻ 35 Bảng 4.9: Trọng lượng nái sau sinh ngày 36 Bảng 4.10: Trọng lượng nái sau cai sữa 37 Bảng 4.11: Mức giảm trọng 37 Bảng 4.12: Tỷ lệ giảm trọng 38 ix % 97,07 98 97,18 97 95,21 96 95 94 93,52 92,48 93 92 91 90 YY LY YL LL QT N Giống Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ heo cai sữa 4.7 TRỌNG LƯỢNG TOÀN HEO CON CAI SỮA 4.7.1 So sánh theo nhóm giống Trọng lượng tồn heo cai sữa phụ thuộc vào khả tiết sữa heo mẹ, tình trạng sức khoẻ heo con, khả hấp thụ thức ăn dặm Phần lớn chất dinh dưỡng heo hấp thụ từ sữa mẹ.Nên tập ăn sớm cho heo giúp cho heo dễ dàng thích nghi với phần ăn cho heo cai sữa sau đồng thời cải thiện trọng lượng bình quân heo cai sữa Kết trình bày qua bảng biểu đồ 4.7a Bảng 4.7a: Trọng lượng toàn heo cai sữa theo nhóm giống N Giống QUẦN YY LY YL LL n (nái) 11 10 25 18 64 X (kg) 67,05 64,43 65,50 56,76 63,15 Sd (kg) 11,20 7,23 10,65 13,16 11,58 Cv(%) 16,70 14,22 16,25 23,18 18,33 Tham số THỂ Trọng lượng toàn heo cai sữa trung bình quần thể (63,15 kg) Nhóm giống YY(67,05 kg) có trọng lượng tồn heo cai sữa cao nhóm giống LL(56,76 kg) có trọng lượng toàn heo cai sữa thấp Kết khảo sát tiêu thư tự từ thấp lên cao: LL(56,76 kg) < LY(64,43 kg)< YL(65,50 kg)< YY(67,05 kg) Qua xử lý thống kê, chúng tơi nhận thấy có khác biệt mặt thống kê nhóm giống trọng lượng toàn heo cai sữa(P< 0,05) 32 Kg 70 67,05 64,43 YY LY 65,5 63,15 56,76 60 50 40 30 20 10 YL LL QT N Giống Biểu đồ 4.7a: Trọng lượng toàn heo cai sữa theo nhóm giống 4.7.2 So sánh theo lứa đẻ Kết trình bày qua bảng biểu đồ 4.7b Bảng 4.7b: Trọng lượng toàn heo cai sữa theo lứa đẻ Lứa QUẦN n (nái) 30 15 10 64 X (kg) 61,75 63,52 63,04 72,83 64,53 63,15 Sd (kg) 12,60 10,98 11,54 2,96 10,85 11,58 Cv(%) 20,40 17,30 18,30 4,06 16,81 18,33 Tham số THỂ Kg 72,83 80 70 61,75 60 63,52 63,04 64,53 63,15 50 40 30 20 10 QT Lứa Biểu đồ 4.7b: Trọng lượng toàn heo cai sữa theo lứa đẻ Lứa có trọng lượng tồn heo cai sữa cao lứa (72,83kg) Lứa có trọng lượng toàn heo cai sữa thấp lứa (61,75kg) Kết khảo sát tiêu thư tự từ thấp lên cao: Lứa (61,75kg) < Lứa (63,04kg) < Lứa (63,52kg) < Lứa (64,53kg) < Lứa (72,83kg) 33 Qua xử lý thống kê, chúng tơi nhận thấy khơng có khác biệt mặt thống kê lứa đẻ trọng lượng toàn heo cai sữa (P > 0,05) Theo ghi nhận số trại: XN CN Nam Hòa (49,61 kg); XN CN Xuân Phú (41,38 kg) So với ghi nhận trại chúng tơi khảo sát tiêu cao (63,15 kg) 4.8 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON CAI SỮA 4.8.1 So sánh theo nhóm giống Trọng lượng bình qn heo cai sữa phụ thuộc vào trọng lượng toàn heo cai sữa số heo Trọng lượng bình quân heo cai sữa cao nái ni cho kết thấp nái nuôi nhiều Kết trình bày qua bảng biểu đồ 4.8a Bảng 4.8a: Trọng lượng bình quân heo cai sữa theo nhóm giống N Giống QUẦN YY LY YL LL n (nái) 11 10 25 18 64 X (kg) 6,96 6,85 7,03 6,90 6,96 Sd (kg) 0,13 0,41 0,17 0,18 0,23 Cv(%) 1,86 5,98 2,41 2,60 3,30 Tham số THỂ Kg 6,96 6,85 7,03 6,9 6,96 LL QT YY LY YL N Giống Biểu đồ 4.8a: Trọng lượng bình quân heo cai sữa theo nhóm giống Trọng lượng bình quân heo cai sữa trung bình quần thể (6,96 kg) Nhóm giống YL(7,03 kg) có trọng lượng bình qn heo cai sữa cao nhóm giống LY(6,85 kg) có trọng lượng tồn bình qn heo cai sữa thấp 34 Kết khảo sát tiêu thư tự từ thấp lên cao: nhóm giống LY(6,85 kg) < LL(6,90 kg) < YY(6,96 kg)< YL(7,03 kg) Qua xử lý thống kê, nhận thấy khơng có khác biệt mặt thống kê nhóm giống trọng lượng bình qn heo cai sữa (P > 0,05) 4.8.2 So sánh theo lứa đẻ Kết trình bày qua bảng biểu đồ 4.8b Bảng 4.8b: Trọng lượng bình quân heo cai sữa theo lứa đẻ Lứa QUẦN n (nái) 30 15 10 64 X (kg) 6,96 7,00 6,93 6,83 6,90 6,96 Sd (kg) 0,21 0,13 0,41 0,21 0,19 0,23 Cv(%) 3,02 1,86 5,91 3,07 2,75 3,30 Tham số THỂ Kg 6,96 6,93 6,83 6,9 6,96 1 QT Lứa Biểu đồ 4.8b: Trọng lượng bình quân heo cai sữa theo lứa đẻ Lứa có trọng lượng bình qn heo cai sữa cao lứa (7,00kg) Lứa có trọng lượng bình quân heo cai sữa thấp lứa (6,83kg) Kết khảo sát tiêu thư tự từ thấp lên cao: Lứa (6,83kg) < Lứa (6,90kg) < Lứa (6,93kg) < Lứa (6,96kg) < Lứa (7,00kg) Qua xử lý thống kê, chúng tơi nhận thấy khơng có khác biệt mặt thống kê lứa đẻ trọng lượng bình quân heo cai sữa (P > 0,05) 35 Chỉ tiêu khảo sát (6,96 kg) cao số liệu khảo sát Nguyễn Thị Bích Thảo(2006) (5,82 kg); Đào Đức Trụ (2006) (6,79 kg); Phạm Thị Thu Cúc (2006) (5,58 kg); Nguyễn Thị Tuyết Linh (2005) (5,49 kg) 4.9 TRỌNG LƯỢNG NÁI NGÀY SAU KHI SINH Kết trình bày qua bảng biểu đồ 4.9 Bảng 4.9: Trọng lượng nái sau sinh ngày N Giống QUẦN YY LY YL LL n (nái) 11 10 25 18 64 X (kg) 175,18 189,80 200,48 194,00 192,64 Sd (kg) 33,11 31,76 21,08 27,20 27,69 Cv(%) 18,90 16,73 10,51 14,02 14,37 Tham số THỂ Trọng lượng nái sau sinh ngày quần thể (192,64 kg) Nhóm giống YL(200,48 kg) có trọng lượng nái sau sinh ngày cao nhóm giống YY (175,18 kg) có trọng lượng nái sau sinh ngày thấp Kết khảo sát tiêu thứ tự từ thấp lên cao: Nhóm giống YY (175,18 kg) < LY (189,80 kg) < LL (194,00 kg) < YL (200,48 kg) Qua xử lý thống kê nhận thấy khác biệt mặt thống kê nhóm giống trọng lượng nái sau sinh ngày (P > 0,05) Kg 200,48 250 189,8 200 194 192,64 LL QT 175,18 150 100 50 YY LY YL N Giống Biểu đồ 4.9: Trọng lượng nái sau sinh ngày 4.10 TRỌNG LƯỢNG NÁI SAU CAI SỮA Kết trình bày qua bảng biểu đồ 4.10 36 Bảng 4.10: Trọng lượng nái sau cai sữa N Giống QUẦN YY LY YL LL n (nái) 11 10 25 18 64 X (kg) 156,36 169,90 183,28 175,33 174,33 Sd (kg) 31,82 27,79 19,57 25,58 26,17 Cv(%) 20,35 16,35 10,67 14,59 15,01 Tham số Kg 183,28 200 169,9 THỂ 175,33 174,33 156,36 150 100 50 YY LY YL LL QT N Giống Biểu đồ 4.10: Trọng lượng nái sau cai sữa Trọng lượng nái sau cai sữa trung bình quần thể (174,33 kg) Nhóm giống YL (183,28 kg) có trọng lượng nái sau cai sữa cao nhóm giống YY (156,36 kg) có trọng lượng nái sau cai sữa thấp Kết khảo sát tiêu thứ tự từ thấp lên cao: Nhóm giống YY (156,36 kg) < LY (169,90 kg) < LL (175,33 kg) < YL (183,28 kg) Qua xử lý thống kê chúng tơi nhận thấy có khác biệt mặt thống kê nhóm giống trọng lượng nái sau cai sữa (P < 0,05) 4.11 MỨC GIẢM TRỌNG Kết trình bày qua bảng biểu đồ 4.11 Bảng 4.11: Mức giảm trọng N Giống QUẦN YY LY YL LL n (nái) 11 10 25 18 64 X (kg) 18,82 19,90 17,20 18,66 18,31 Sd (kg) 3,37 6,77 4,69 5,32 5,03 Cv(%) 17,91 34,02 27,26 28,51 27,47 Tham số 37 THỂ Kg 19,9 18,82 20 17,2 18,66 18,31 YL LL QT 15 10 YY LY N Giống Biểu đồ 4.11: Mức giảm trọng Mức giảm trọng trung bình cuả quần thể (18,31 kg) Nhóm giống LY (19,90 kg) có mức giảm trọng cao nhóm giống YL (17,20 kg) có mức giảm trọng thấp Kết khảo sát tiêu thứ tự từ thấp lên cao: Nhóm giống YL (17,20 kg) < LL (18,66 kg) < YY (18,82 kg) < LY (19,90 kg) Qua xử lý thống kê chúng tơi nhận thấy khơng có khác biệt mặt thống kê nhóm giống mức giảm trọng nái (P > 0,05) Theo ghi nhận Đặng Thị Nguyệt Huế (23,59 kg), XN CN Xuân Phú (20,46 kg) So với ghi nhận tiêu trại thấp (18,31 kg) 4.12 TỶ LỆ GIẢM TRỌNG Kết trình bày qua bảng biểu đồ 4.12 Bảng 4.12: Tỷ lệ giảm trọng N Giống QUẦN YY LY YL LL n (nái) 11 10 25 18 64 X (%) 10,94 10,42 8,57 9,66 9,57 Sd (%) 2,06 2,91 2,15 2,50 2,48 Cv(%) 18,83 27,93 25,09 25,88 25,91 Tham số THỂ Tỷ lệ giảm trọng nái nuôi cai sữa trung bình quần thể (9,57%) Nhóm giống YY(10,94%) có tỷ lệ giảm trọng cao nhóm giống YL (8,57%) có tỷ lệ giảm trọng thấp 38 Kết khảo sát tiêu thứ tự từ thấp lên cao: Nhóm giống YL (8,57%) < LL (9,66%) < LY (10,42%) < YY (10,94%) Qua xử lý thống kê chúng tơi nhận thấy có khác biệt mặt thống kê nhóm giống tỷ lệ giảm trọng nái nuôi cai sữa (P < 0,05) % 12 10,94 10,42 YY LY 8,57 9,66 9,57 YL LL QT 10 Biểu đồ 4.12: Tỷ lệ giảm trọng 39 N Giống Chương KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập đề tài: “Khảo sát số tiêu sinh sản giống heo nái trại nhân Hai Kiệt Cơng ĐơngTỉnh Tiền Giang ” Chúng tạm rút số kết luận sau đây: Nhóm giống YY: cao tiêu số heo đẻ (11,45 con/ổ), số heo cai sữa (10,36 con/ổ), trọng lượng toàn heo cai sữa (67,05kg) Nhóm giống LL: cao tiêu trọng lượng bình quân heo cai sữa (6,96kg) Nhóm giống LY: cao tiêu trọng lượng toàn heo sinh sống (14,86kg), trọng lượng bình qn heo sinh sống (1,53kg), mức giảm trọng (19,90kg) Nhóm giống YL: cao tiêu trọng lượng nái ngày sau sinh (200,48kg), trọng lượng nái sau cai sai sữa (183,28kg) 5.2 ĐỀ NGHỊ Thường xuyên theo dõi, đánh giá khả sinh sản đàn nái để làm sở dử liệu phục vụ cho công tác giống trại,nhằm tạo chọn lọc heo nái cho chất lượng tốt nhất, sức sinh sản cao đồng thời phải loại thải heo nái cho suất nhằm nâng cao sức sinh sản chung cho toàn đàn nái Đa số heo nái nhóm giống có sức sinh sản tốt, cần tiếp tục nhân lai tạo để phục vụ cho sản xuất Cần bố trí người thu thập số liệu thường xuyên để có đầy đủ số liệu công tác giống 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Văn Chính, 2002 Chọn giống nhân giống gia súc gia cầm Tủ sách Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Trần Văn Chính, 2003 Giáo trình thực hành giống gia súc gia cầm Tủ sách Đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh Trần Văn Chính, 2004 Hướng dẫn thực hành phần mềm thống kê Minitab 12.21 for windows Tủ sách Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Phạm Thị Thu Cúc, 2006 Khảo sát sức sinh sản số nhóm giống heo nái trại CN heo Phước Tân III, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Luận văn tốt nghiệp Khoa chăn ni thú y Đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh Trần Thị Dân, 2003 Sinh sản heo nái sinhheo NXB Nông nghiệp Tr.2088 Dương Hồng Đức, 2005 Khảo sát sức sinh sản heo nái lai từ hai giống heo Yorkshire, Landrace XN CN heo Đồng Hiệp Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư chăn nuôi Khoa chăn nuôi thú y Đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, Chế Quang Tuyến, Phan Xuân Giáp,1997 Những vấn đề kỷ thuật quản lý sản xuất heo hướng nạc NXB Nơng nghiệp TP.Hồ Chí Minh Tr 94-102 Nguyễn Văn Hiền, 2002 Cai sữa sớm nuôi dưỡng lợn NXB Nông nghiệp Hà Nội Tr 3-35 Đặng Thị Nguyệt Huế, 2005 Khảo sát khả sinh sản số nhóm giống heo nái TT heo giống cao sản Tân An thuộc công ty chăn nuôi Đồng Nai Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi Khoa chăn nuôi thú y Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh 10 Hà Nam Hùng, 2005 Khảo sát khả sinh sản số nhóm giống heo XN CN Xuân Phú – Đồng Nai Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi Khoa chăn nuôi thú y Đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh 11 Bồ Thị Vân Hương, 2002 Khảo sát sức sinh sản số nhóm giống heo nái Xí Nghiệp Chăn Ni Heo Giống Cấp I Luận văn tốt nghiệp Khoa chăn ni thú y Đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh 41 12 Nguyễn Thị Tuyết Linh, 2005 Khảo sát khả sinh sản số nhóm giống heo lai trại II thuộc XN CN heo Sao Luận văn tốt nghiệp Khoa chăn nuôi thú y Đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh 13 Nguyễn Thị Hoa Lý, Hồ Kim Hoa, 2002 Môi trường sức khoẻ vật ni Tủ sách Đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh Tr 1-10 14 Nguyễn Thế Nam, 2006 Khảo sát sức sinh sản số nhóm giống nái XN CN heo Đồng Hiệp,huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh Luận văn tốt nghiệp Khoa chăn nuôi thú y Đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh 15 Võ Văn Ninh, 2001 Kỹ thuật chăn nuôi heo NXB Trẻ 16 Võ Văn Ninh, 1999 Bài Giảng Chăn Nuôi Heo Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh 17 Trần Thị Ban Mai, 2003 Khảo sát sức sinh sản số nhóm giống heo nái Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long Luận văn tốt nghiệp Khoa chăn nuôi thú y Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh 19 Bùi Minh Tân,2005 Khảo sát khả sinh sản theo số nhóm giống, theo số vú theo lứa đẻ heo nái TT giống vật nuôi Long An Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi Khoa chăn nuôi thú y Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh 20 Nguyễn Thị Bích Thảo, 2006 Khảo sát sức sinh sản số nhóm giống heo nái trại CN heo giống 2/9 – Bình Dương Luận văn tốt nghiệp Khoa chăn ni thú y Đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh 21 Nguyễn Ngọc Tuân Trần Thị Dân, 1999 Kỹ thuật chăn nuôi heo NXB Nông nghiệp 22 Võ Thị Tuyết, 1996 Nghiên cứu xây dựng giống heo mẹ có khả sinh sản từ hai nhóm giống Yorkshire Landrace Luận án Phó Tiến Sĩ Khoa Học Nơng Nghiệp – trường Đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh 23 Đào Đức Trụ, 2006 Khảo sát khả sinh sản số nhóm giống heo nái trại Hiền Thoa- Bình Thuận Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi Khoa chăn ni thú y Đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh 42 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phân tích phương sai số heo đẻ theo nhóm giống Source DF GIONG SS MS 18.37 6.12 Error 60 213.57 Total 63 231.94 F P 1.72 0.172 3.56 Phụ lục 2: Phân tích phương sai số heo đẻ theo lứa đẻ Source DF SS Lua Error 59 218.97 Total 63 231.94 12.97 MS F 3.24 P 0.87 0.485 3.71 Phụ lục 3: Phân tích phương sai số heo sinh sống theo nhóm giống Source DF GIONG SS MS 10.82 3.61 Error 60 234.18 Total 63 245.00 F P 0.92 0.435 3.90 Phụ lục 4: Phân tích phương sai số heo sinh sống theo lứa đẻ Source DF SS Lua Error 59 235.13 Total 63 245.00 9.87 MS 2.47 F P 0.62 0.651 3.99 Phụ lục 5: Phân tích phương sai trọng lượng tồn heo sinh theo nhóm giống Source DF GIONG SS MS 41.66 13.89 Error 60 399.22 Total 63 440.88 F P 2.09 0.111 6.65 43 Phụ lục 6: Phân tích phương sai trọng lượng tồn heo sinh theo lứa đẻ Source DF SS Lua Error 59 408.22 Total 63 440.8 MS 32.66 F 8.17 P 1.18 0.329 6.92 Phụ lục 7: Phân tích phương sai trọng lượng bình quân heo sinh theo nhóm giống Source DF GIONG SS MS 0.0889 F 0.0296 Error 60 0.6579 0.0110 Total 63 P 2.70 0.053 0.7468 Phụ lục 8: Phân tích phương sai trọng lượng bình quân heo sinh theo lứa đẻ Source DF SS MS Lua 0.0166 Error 59 0.7302 0.0124 Total 63 0.0042 F P 0.34 0.853 0.7468 Phụ lục 9: Phân tích phương sai số heo cai sữa theo nhóm giống Source DF GIONG SS MS 19.11 6.37 Error 60 155.50 Total 63 174.61 F P 2.46 0.071 2.59 Phụ lục 10: Phân tích phương sai số heo cai sữa theo lứa đẻ Source DF SS Lua Error 59 165.30 Total 63 174.61 9.31 MS 2.33 F P 0.83 0.511 2.80 44 Phụ lục 11: Phân tích phương sai tỉ lệ heo cai sữa Source DF GIONG SS MS 297.0 99.0 Error 60 3629.6 Total 63 3926.7 F P 1.64 0.190 60.5 Phụ lục 12: Phân tích phương sai trọng lượng toàn heo cai sữa theo nhóm giống Source DF GIONG SS MS 1056 Error 60 7394 Total 63 8450 352 F P 2.86 0.044 123 Phụ lục 13: Phân tích phương sai trọng lượng toàn heo cai sữa theo lứa đẻ Source DF SS Lua 354 Error 59 8096 Total 63 8450 MS 89 F P 0.65 0.633 137 Phụ lục 14: Phân tích phương sai trọng lượng bình qn heo cai sữa theo nhóm giống Source DF GIONG SS MS 0.2955 0.0985 Error 60 3.0461 0.0508 Total 63 F P 1.94 0.133 3.3416 Phụ lục 15: Phân tích phương sai trọng lượng bình qn heo cai sữa theo lứa đẻ Source DF SS MS Lua 0.1092 Error 59 3.2324 0.0548 Total 63 0.0273 F P 0.50 0.737 3.3416 45 Phụ lục 16: Phân tích phương sai trọng lượng nái ngày sau sinh Source DF GIONG SS 5003 Error 60 43291 Total 63 48295 MS F P 1668 2.31 0.085 722 Phụ lục 17: Phân tích phương sai trọng lượng nái sau cai sữa Source DF GIONG SS 5768 Error 60 37390 Total 63 43158 MS F P 1923 3.09 0.034 623 Phụ lục 8: Phân tích phương sai mức giảm trọng Source GIONG DF SS MS 61.2 20.4 Error 60 1536.5 Total 63 1597.7 F P 0.80 0.501 25.6 Phụ lục 10: Phân tích phương sai tỉ lệ mức giảm trọng Source GIONG DF SS MS F 52.90 17.63 3.15 0.032 Error 60 336.26 Total 63 389.16 P 5.60 46 ...KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI Ở TRẠI TƯ NHÂN HAI KIỆT TẠI GỊ CƠNG ĐƠNG TỈNH TIỀN GIANG Tác giả CHÂU THỊ THANH THÚY Khóa... sinh sản nhóm giống heo nái trại Hai Kiệt thị xã Gò Cơng Đơng tỉnh Tiền Giang 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU 1.2.1 Mục đích Đề tài thực nhằm khảo sát khả sinh sản số nhóm giống heo nái ni trại, trại. .. năm 2007 trại Hai Kiệt thị xã Gò Cơng tỉnh Tiền Giang Nội dung đề tài Khảo sát số chi tiêu sinh sản số nhóm giống heo nái Nhằm có biện pháp để cải thiện nâng cao suất đàn heo nái trại Kết cho

Ngày đăng: 04/12/2017, 11:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan