Giải pháp phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất và kiến nghị

27 442 0
Giải pháp phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất và kiến nghị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cùng với việc thi hành luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua cuối năm 1987, ngay trong những năm đầu thực hiện, việc nghiên cứu để đưa ra mô hình khu kinh tế mới nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được các cơ quan Nhà nước hết sức quan tâm. Ngay từ năm 1989 mô hình Khu chế xuất đã được tập trung nghiên cứu qua các tài liệu thu thập được cũng như khảo sát thực tế tại một số nước và khu vực như Đài Loan, Thái Lan... Việc thành lập Khu chế xuất Tân Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh là bước đột phá của sự nghiệp hình thành và phát triển Khu chế xuất, Khu công nghiệp tại Việt nam. Cho đến nay, việc ra đời 67 Khu công nghiệp, Khu chế xuất đã đáp ứng được nhu cầu rất lớn của các doanh nghiệp về đất đai, nhà xưởng và một môi trường làm việc thông thoáng, thuận lợi và hiệu quả. Chính vì vậy việc hình thành và phát triển các Khu công nghiệp, Khu chế xuất là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với yêu cầu thực tế. Là một cử nhân kinh tế tương lai, đặc biệt là cử nhân chuyên ngành QTKD Công nghiệp và Xây dựng cơ bản, việc nghiên cứu về các Khu công nghiệp, Khu chế xuất là hết sức cần thiết. Nó giúp chúng ta có được những kiến thức và vốn hiểu biết về nội dung, thực trạng của các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, từ đó tìm ra những giải pháp phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, Ban quản lý tại Khu công nghiệp, Khu chế xuất có được những cách lựa chọn tối ưu nhất trong các quyết định của mình và đóng góp một vài ý kiến về các chính sách của Chính Phủ về phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất để nó được ngày càng hoàn thiện. Gần hơn cả là có được bài học bổ ích cho bản thân, phục vụ cho công việc trong tương lai. Nội dung của đề án được đề cập trong 3 chương:  Một số vấn đề về lí luận về Khu công nghiệp, Khu chế xuất.  Thực trạng và một số tồn tại trong Khu công nghiệp, Khu công nghiệp ở Việt nam nói chung và Hà nội nói riêng.  Giải pháp phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất và kiến nghị.

Lời nói đầu Cùng với việc thi hành luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua cuối năm 1987, ngay trong những năm đầu thực hiện, việc nghiên cứu để đưa ra mô hình khu kinh tế mới nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được các cơ quan Nhà nước hết sức quan tâm. Ngay từ năm 1989 mô hình Khu chế xuất đã được tập trung nghiên cứu qua các tài liệu thu thập được cũng như khảo sát thực tế tại một số nước khu vực như Đài Loan, Thái Lan . Việc thành lập Khu chế xuất Tân Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh là bước đột phá của sự nghiệp hình thành phát triển Khu chế xuất, Khu công nghiệp tại Việt nam. Cho đến nay, việc ra đời 67 Khu công nghiệp, Khu chế xuất đã đáp ứng được nhu cầu rất lớn của các doanh nghiệp về đất đai, nhà xưởng một môi trường làm việc thông thoáng, thuận lợi hiệu quả. Chính vì vậy việc hình thành phát triển các Khu công nghiệp, Khu chế xuất là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với yêu cầu thực tế. Là một cử nhân kinh tế tương lai, đặc biệt là cử nhân chuyên ngành QTKD Công nghiệp Xây dựng cơ bản, việc nghiên cứu về các Khu công nghiệp, Khu chế xuất là hết sức cần thiết. Nó giúp chúng ta có được những kiến thức vốn hiểu biết về nội dung, thực trạng của các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở Việt Nam nói chung Hà Nội nói riêng, từ đó tìm ra những giải pháp phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, Ban quản lý tại Khu công nghiệp, Khu chế xuất có được những cách lựa chọn tối ưu nhất trong các quyết định của mình đóng góp một vài ý kiến về các chính sách của Chính Phủ về phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất để nó được ngày càng hoàn thiện. Gần hơn cả là có được bài học bổ ích cho bản thân, phục vụ cho công việc trong tương lai. Nội dung của đề án được đề cập trong 3 chương:  Một số vấn đề về lí luận về Khu công nghiệp, Khu chế xuất.  Thực trạng một số tồn tại trong Khu công nghiệp, Khu công nghiệp ở Việt nam nói chung Hà nội nói riêng.  Giải pháp phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất kiến nghị. 1 Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT. I> TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp Thế giới cũng như của Việt nam thì các Khu công nghiệp, Khu chế xuất cũng được nhanh chóng hình thành phát triển. Từ ngày 24-9-1991 khi Uỷ ban hợp tác đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch đầu tư ) được thủ tướng Chính phủ uỷ nhiệm cấp giấy phép số 245 thành lập Khu chế xuất đầu tiên với quy mô 300 ha tại xã Tân Thuận Đông huyện Nhà Bè Thành Phố Hồ Chí Minh. Cho đến đầu năm 2001 cả nước ta đã có 67 Khu công nghiệp, Khu chế xuất (không kể Khu Dung Quất rộng 14.000 ha), được Chính Phủ cấp phép thành lập đang trong quá trình triển khai, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng. Trong đó có 63 Khu công nghiệp tập trung, 3 Khu chế xuất, 1 khu Công nghệ cao với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 11.000 ha. Trong số các Khu công nghiệp được thành lập, có 14 khu doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài 1 khu do doanh nghiệp 100% vốn đầu nước ngoài xây dựng kinh doanh hạ tầng. Trên thực tế, Khu công nghiệp hoặc là được hình thành từ khu vực chưa có các yếu tố hạ tầng doanh nghiệp công nghiệp, hoặc trên cơ sở quy hoạch lại các doanh nghiệp đã thành lập từ trước đó. Ngoài ra có một số Khu công nghiệp có quy mô vừa nhỏ để sắp xếp lại các cơ sở công nghiệp quy mô vừa nhỏ của địa phương, tạo điều kiện quy hoạch, tổ chức lại sản xuất công nghiệp, kết cấu hạ tầng xử lý môi trường ở các tỉnh. Các Khu công nghiệp, Khu chế xuất được thành lập nhiều nhất vào những năm 1996, 1997 năm 1998. Các Khu công nghiệp, Khu chế xuất tập trung chủ yếu tại 3 vùng kinh tế trọng điểm ( 27 tỉnh, Thành phố), trong đó vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 14 Khu công nghiệp, với tổng diện tích 1307 ha, chiếm 12,5%, miền Trung có 13 khu miền Nam có 40 khu. Về quy mô, bình quân 1 Khu công nghiệp có diện tích 156 ha với vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo dự kiến trong hồ sơ dự án là 28,8tr USD (bình quân khoảng 183.000USD/ha). Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 2 cho cả 67 Khu công nghiệp là 2 tỷ USD, trong đó nguồn vốn huy động được từ các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 40% (800triệu USD). Nguồn vốn trong nước phải bỏ ra để đầu tư hạ tầng bệ trong các Khu công nghiệp chiếm 60% (1,2 tỷ USD). Đó là chưa kể vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào Khu công nghiệp. Trong các Khu công nghiệp đã giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh, có 2000 ha mặt bằng được thuê, chiếm 32% diện tích đất công nghiệp. 12 Khu công nghiệp cho thuê trên 50% diện tích đất công nghiệp.  Về kinh tế: Đến cuối năm 1999 đã có 914 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong các Khu công nghiệp trong đó đã thu hút được 850 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn 7,8 tỷ USD của 24 nước vùng lãnh thổ. Phần lớn các dự án thuộc vùng Đông Bắc Á ( Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) Đông Nam Á (Malaisia, Singapore, Thái Lan). Ngoài những dự án đầu tư nước ngoài, các Khu công nghiệp cũng đã thu hút các nhà đầu tư trong nước với số vốn cộng dồn đến 12/1999 là 16,998 tỷ đồng chiếm gần 18% tổng vốn kinh doanh các Khu công nghiệp được cấp phép. Trong những năm gần đây, tuy số lượng Khu công nghiệp tăng chậm, nhưng số dự án vốn đăng ký triển khai lại tăng khá nhanh. Nhiều dự án đầu tư đã đi vào hoạt động ổn định, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp với số lượng lớn, chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước xuất khẩu. Ngành nghề trong các Khu công nghiệp cũng rất đa dạng: công nghiệp nhẹ, hoá chất, chế biến thực phẩm, nông phẩm, thuỷ sản, điện dân dụng, điện tử, tin học. Nhiều hãng công nghiệp nổi tiếng Thế giới đã có mặt tại các Khu công nghiệp Việt nam sản xuất những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả hoạt động của các Khu công nghiệp đã đang tạo ra những tiền đề vật chất rất quan trọng, trước hết là vốn khoa học công nghệ để thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng của ngành công nghiệp nói riêng nền kinh tế Việt Nam nói chung. Cơ cấu vốn đầu tư của các Khu công nghiệp hiện nay cũng đã thay đổi so với các năm trước. Trong những giai đoạn đầu, đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp, gần 90% số dự án 93% tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong các Khu 3 công nghiệp. Sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư trong nước vào các Khu công nghiệp đã đang tạo ra những nhân tố mới để phát triển mô hình này theo hướng đa dạng, nhiều chế độ sở hữu, từ đó tăng sức cạnh trang lành mạnh, nhất là trong xây dựng cơ sở hạ tầng thu hút dự án đầu tư cả trong ngoài nước. Khu chế xuất có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao nhờ khai thác các nguồn lực từ bên ngoài kết hợp với nguồn lực của từng vùng, địa phương. Chỉ tính riêng 4 năm 1997-2000 giá trị sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp cả nước là: Giá trị SL (Triệu USD) Giá trị XK (Triệu USD) Tốc độ tăng hàng năm Giá trị SL Giá trị XK 1997 1998 1999 2000 1.155 1.871 2.982 3.555 848 1300 1761 2170 - 61% 59% 20% - 53% 35% 24% Năm 1999 các Khu công nghiệp đóng góp 25% giá trị sản lượng công nghiệp 16% giá trị xuất khẩu của cả nước. Tạo sức mua cho thị trường 1000 tỷ đồng/năm.  Về mặt xã hội: Các Khu công nghiệp đã đang tạo thêm việc làm mới thu hút lao động xã hội vào làm việc lâu dài. Đến đầu năm 2000, trong các Khu công nghiệp có khoảng 30 vạn lao động Việt nam làm việc với nhiều ngành nghề khác nhau. Phần lớn các Khu công nghiệp được xây dựng tại các vùng nông thôn ven đô thị, nên sức lan toả của nó rất lớn. Cùng với sự ra đời của Khu công nghiệp là sự xuất hiện các ngành nghề các dịch vụ phi nông nghiệp mới ở nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá công nghiệp hoá. Việc xây dựng mới nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như hình thành các đô thị vệ tinh phục vụ các Khu công nghiệp đang góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập về đời sống giữa thành thị với nông thôn, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phân công lại lao động xã hội theo hướng tiến bộ, xây dựng một nông thôn mới. 4 Không những thế các Khu công nghiệp, Khu chế xuất đã tạo điều kiện thuận lợi để thị trường nước ta hội nhập với thị trường thế giới. Sự hình thành phát triển các Khu công nghiệp, Khu chế xuất cũng như hoạt động đầu tư nước ngoài khác trong 10 năm qua đã tạo ra những đối trọng đáng kể thúc đẩy chúng ta kiên quyết cải cách hành chính, đổi mới cơ chế quản lý, giảm bớt tệ quan liêu, tham nhũng, tạo niềm tin thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước nước ngoài mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất. II> MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT. Từ lâu không ít người hiểu Khu công nghiệp là nơi chỉ để thu hút vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, từ đó có quan điểm cho rằng nếu không có nước ngoài vào đầu tư thì không làm Khu công nghiệp. Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần xác định hiểu đúng khái niệm về Khu công nghiệp, Khu chế xuất. Theo quy định tại điều 2 nghị định 36/CP ngày 24 tháng 04 năm 1997 của chính phủ chúng ta có thể hiểu: 1. Khu công nghiệp: Là khu tập trung các doanh nghiệp Khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do chính phủ hoặc thủ tướng Chính phủ thành lập. Trong Khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất. 2. Khu chế xuất : Là Khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu hoạt động xuất khẩu, có rang giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; Do chính phủ hoặc thủ tướng Chính phủ thành lập. 3. Khu công nghệ cao : Là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao bao gồm: nghiên cứu- triển khai, khoa học- công nghệ, đào tạo các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do chính phủ hoặc thủ tướng Chính phủ thành lập. Trong Khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất. 5 4. Doanh nghiệp chế xuất: Là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dich vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu hoạt động xuất khẩu được thành lập hoạt động theo quy chế này. 5. Doanh nghiệp Khu công nghiệp : Là doanh nghiệp được thành lập hoạt động trong Khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất doanh nghiệp dịch vụ. 6. Doanh nghiệp sản xuất Khu công nghiệp : Là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập hoạt động trong Khu công nghiệp. 7. Doanh nghiệp dịch vụ Khu công nghiệp : Là doanh nghiệp được thành lập hoạt động trong Khu công nghiệp, thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp, dịch vụ sản xuất công nghiệp. 8. Ban quản lý Khu công nghiệp cấp tỉnh (Trừ trường hợp có qui định riêng cho từng loại ban quản lý): Là cơ quan quản lý trực tiếp các Khu công nghiệp, Khu chế xuất trong phạm vi hành chính của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương hoặc ban quản lý Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc ban quản lý Khu công nghiệp (trường hợp cá biệt) hoặc Ban quản lý khu công nghệ cao; Do chính phủ hoặc thủ tướng Chính phủ thành lập. II> SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT. Từ khái niệm về Khu công nghiệp, Khu chế xuất, trên thực tế ta có thể thấy được vài điểm khác nhau cơ bản sau:  Khu chế xuất xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm xuất khẩu, còn Khu công nghiệp được mở ra cho tất cả các ngành công nghiệp, kể cả sản xuất hàng xuất khẩu tiêu thụ trong nước. Do vây Khu công nghiệp có thể bao gồm cả doanh nghiệp chế xuất.  Các công ty 100% vốn trong nước có thể được vào Khu công nghiệp, khác với Khu chế xuất chỉ liên kết với các công ty có vốn nước ngoài. 6  Các công ty sản xuất kinh doanh trong Khu công nghiệp sẽ được hưởng một số ưu đãi nhất định. Trong đó, đặc biệt ưu đãi những hãng sản xuất hàng xuất khẩu, do đó những hãng này mà nằm trong Khu công nghiệp sẽ được hưởng chế độ ưu đãi như trong Khu chế xuất cũng sẽ được hưởng ưu đãi trong Khu công nghiệp.  Các Khu chế xuất phải xuất khẩu 100% sản phẩm. Quan hệ giữa Khu chế xuất với thị trường nội địa là quan hệ ngoại thương, do đó không tranh chấp với sản phẩm trong nước, không ảnh hưởng đến quỹ ngoại tệ của Nhà nước. III> MỘT SỐ QUAN ĐIỂM NHÌN NHẬN. Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau về Khu công nghiệp, Khu chế xuất cũng không tránh khỏi những quan điểm hết sức trái ngược nhau, tuy nhiên do khối lượng đề tài không cho phép nên chúng ta có thể xem xét một số quan điểm sau:  Quan niệm của hiệp hội Khu chế xuất Thế giới: Khu chế xuất bao gồm tất cả những khu vực được Chính phủ sở tại cho phép chuyên môn hoá sản xuất công nghiệp chủ yếu vì mục đích xuất khẩu, nó là khu vực biệt lập có chế độ mậu dịch thuế quan riêng theo phương thức tự do, không phụ thuộc vào chế độ mậu dịch thuế quan phổ thông ở nước đó. Theo quan niệm này thì Khu chế xuất bao gồm các cảng tự do, các khu mâu dịch tự do, các khu vực phi thuế quan, các khu vực công nghiệp tự do, các khu vực ngoại thương.  Theo quan điểm của tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc (UNIDO): Khu chế xuấtkhu vực tương đối nhỏ phân cách về địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà. Trong đó đặc biệt Khu chế xuất cho phép nhập khẩu hàng hoá dành cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế trên cơ sở kho quá cảng.  Theo định nghĩa trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam: Khu chế xuấtKhu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu hoạt động xuất khẩu bao gồm một 7 hoặc nhiều xí nghiệp, có ranh giới địa lý xác định do Chính phủ quyết định thành lập. Từ những khái niệm quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu rằng Khu công nghiệp không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp nước ngoài mà có cả các doanh nghiệp trong nước vào đầu tư sản xuất công nghiệp. Vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nói chung, vào các Khu công nghiệp nói riêng là cần thiết, càng có nhiều vốn đầu tư nước ngoài bỏ vào càng giúp cho chúng ta có điều kiện phát triển nhanh kinh tế đất nước. Song trước tình hình khó khăn về thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chúng ta cũng không chỉ trông chờ vào nguồn từ bên ngoài, mà điều cơ bản lâu dài vẫn dựa vào sức mạnh phát huy nội lực của đất nước để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. Do đó, trong hoàn cảnh nào dù thu hút đầu tư nước ngoài thuận lợi hay không thuận lợi, chúng ta cũng xây dựng đất nước bằng con đường phát triển công nghiệp, như vậy cần có Khu công nghiệp, Khu chế xuất để các doanh nghiệp công nghiệp thực hiện sản xuất làm các dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp. IV> NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT. 1. Vấn đề thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu chế xuất. a) Ở Việt Nam nói chung. Việt nam là một trong những nước đang phát triển, nền kinh tế nước ta vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu so với các nước trên thế giới. Việc hình thành phát triển các Khu công nghiệp, Khu chế xuất trong hơn một thập kỷ qua là chính sách hoàn toàn đúng đắn của Đảng Nhà nước ta. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu chế xuất được triển khai rất chậm chạm vẫn còn nhiều điều bất cập. Với phương thức vừa kinh doanh vừa xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa tranh thủ kêu gọi, thu hút đầu tư đến nay các Khu công nghiệp, Khu chế xuất đã cho thuê được 2600 ha, chiếm gần 35% tổng diện tích đất công nghiệp có thể thuê của các Khu công nghiệp (Tính cả doanh nghiệp Việt nam có sẵn trong các khu) trong đó: 8 - 16 khu đã cho thuê được trên 50% diện tích đất công nghiệp, 3 khu đã cho thuê gần hết đất công nghiệp (Việt nam - Singapore, Sài Đồng B, Việt Hương). - 19 khu đã cho thuê được 20-50% diện tích; Trong Khu công nghiệp các doanh nghiệp phải thuê lại đất của công ty phát triển hạ tầng với giá cao hơn so với giá thuê đất ngoài Khu công nghiệp (do đã đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng). Điều đó giải thích vì sao phần lớn các doanh nghiệp Khu công nghiệp được thành lập vào những năm gần đây là doanh nghiệp FDI mà chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; số doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế thành lập hoạt động trong các Khu công nghiệp chưa nhiều. Về đầu tư trong nước, đến nay trong các Khu công nghiệp có 461 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư gần 18.600 tỷ đồng. "Việc quan trọng cấp thiết phải làm là sớm nghiên cứu đánh giá lại tính khả thi của các Khu công nghiệp hiện đã được cấp phép thành lập, để có một kế hoạch cụ thể: Khu công nghiệp nào nên tiếp tục được đầu tư; Khu công nghiệp nào nên tạm thời đình hoãn, để tránh đầu tư dàn trải, lãng phí kém hiệu qủa. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu xác định rõ đưa vào qui hoạch môt số ít các Khu công nghiệp mới nếu thực sự hội đủ các điều kiện đảm bảo tính khả thi hiệu qủa kinh tế". Đó là ý kiến của TS Lưu Bích Hồ, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ kế hoạch đầu tư), trước yêu cầu định hướng phát triển các Khu công nghiệp trong giai đoạn 2001-2010. Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Vụ trưởng Vụ quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất (Bộ kế hoạch đầu tư) còn cho biết: Đến hết năm 2000, các Khu công nghiệp đã thu hút được 1.141 dự án, trong đó có 680 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký là 8.722 triệu USD; 461 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký trên 18,6 ngàn tỷ đồng. Cụ thể hơn, theo TS Hồ, trong số các dự án vào Khu công nghiệp trừ 67 dự án đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng, có vốn đăng ký là 1.160 triệu USD 11.289 tỷ đồng; còn lại là các dự án đầu tư vào sản xuất, dịch vụ trong Khu công nghiệp, với tổng vốn 7.056 triệu USD 16.443 tỷ đồng. Các dự án sản xuất, dịch vụ này đã thuê khoảng gần 2.600 ha, chiếm gần 34% tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các Khu công nghiệp; Nhiều 9 chuyên viên cho rằng sự hình thành một loạt các Khu công nghiệp thực tế đã mang lại một bầu không khí mới cho hoạt động sản xuất công nghiệp trong những năm qua; đồng thời đã bước đầu góp phần tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện chiến lược Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước; bên cạnh đó là tạo ra việc làm ổn định cho gần 20 vạn lao động, hình thành nên nhiều khu dân cư đô thị mới . Nhưng các hiệu qủa này chắc sẽ còn cao hơn, nếu các Khu công nghiệp có điều kiện thu hút đầu tư tốt hơn. Đầu tiên là việc xây dựng cơ sở hạ tầng các Khu công nghiệp. Theo ghi nhận, đến hết năm 2000, các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng các Khu công nghiệp mới chỉ thực hiện được hơn 400 triệu USD gần 2.000 tỷ đồng (trong tổng vốn đăng ký 1.160 triệu USD 11.289 tỷ đồng). Các Khu công nghiệp đã cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật có thể kể đến là: Nội Bài, Thăng Long (Hà Nội), Nomura (Hải Phòng), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Tân Thuận, Linh Trung (Tp.HCM), Amata, Biên Hòa II (Đồng Nai), Việt Nam-Singapore, Việt Hương (Bình Dương) . Tỷ lệ đất cho thuê được đến nay rất cao như Biên Hòa II, Tân Thuận, Linh Trung; thậm chí gần hết đất cho thuê giai đoạn I như ở Việt Nam-Singapore, Sài Đồng B, Việt Hương. Còn hầu hết các Khu công nghiệp do các doanh nghiệp trong nước đầu tư cơ sở hạ tầng bằng vốn vay tín dụng, hoặc vốn ứng trước của doanh nghiệp nên tiến độ hoàn thành rất chậm, chất lượng các công trình hạ tầng có phần non yếu, làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư. b) Khu công nghiệp Hà nội. Thực hiện đường lối Công nghiệp hoá- Hiện đaị hoá, do Đại hội VIII của Đảng đề ra, trong những năm qua công nghiệp Hà nội đã có nhiều khởi sắc có những thành tựu rất đáng ghi nhận. Năng lực sản xuất tăng, trình độ trang bị quy trình công nghệ từng bước được hiện đại hoá, số lượng chất lượng có nhiều bước tiến đáng kể. Tính đến đầu năm 2000, trên địa bàn thành phố có 15316 đơn vị sản xuất công nghiệp đủ mọi thành phần kinh tế. So với năm 1990, số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng 91%. Cùng với bước tiến vượt bậc của công nghiệp Hà nội, thì các Khu công nghiệp Hà nội cũng đã có những bước chuyển mình nhanh chóng mạnh mẽ. Tính đến nay trên địa bàn Hà nội đã có 5 Khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích quy hoạch 765 ha, đó là Sài Đồng B, Nội Bài, Thăng Long, Hà Nội- Đài Tư Daewoo-Hanel. 10

Ngày đăng: 25/07/2013, 14:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan