Một số giải pháp nhằm hòan thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên giai đoạn 2006-2010

80 829 2
Một số giải pháp nhằm hòan thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên giai đoạn 2006-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nền kinh tế thị trường phát triển là một cơ hội lớn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn và phát triển hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp nhất với khả năng nguồn lực của mình. Tuy nhiên nó cũng tạo ra những nguy cơ và thách thức không nhỏ đối với những doanh nghiệp ấy. Nền kinh tế càng phát triển thì tính cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp không thể đứng ì thỏa mãn với những gì đang có mà phải luôn tìm cách đổi mới mình thông qua việc cải tạo, hoàn thiện và đa dạng hóa hệ thống sản phẩm dịch vụ trong doanh nghiệp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường. Để làm được điều này, không có cách nào khác là phải tiến hành thực hiện chiến lược đa dạng sản phẩm dịch vụ. Ngày nay, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đã trở thành một trong số những chiến lược hàng đầu mà các công ty theo đuổi để tạo ra vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là thu lại lợi nhuận cao. Đa dạng hóa không chỉ là chiến lược cấp tổ chức mà nó còn là chiến lược định hướng, xác định mục tiêu chung và phương thức thực hiện cho các chiến lược khác trong tổ chức. Qua 15 tuần thực tập tại Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên, được trực tiếp học hỏi và ứng dụng lý thuyết để nghiên cứu thực tế tại công ty, em thấy rằng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ mà công ty đang theo đuổi là phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành, đồng thời cũng là phù hợp đối với những nguồn lực mà công ty có thể huy động được. Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào thực hiện, chiến lược này của công ty vẫn chưa thực sự phát huy hết tác dụng, đem lại kết quả kinh doanh như mong muốn ban đầu của ban quản lý khách sạn. Chính bởi vậy em lựa chọn đề tài “Đánh giá chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tại Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên” cho chuyên đề thực tập chuyên ngành để trước hết nâng cao khả năng phân tích đánh giá thực tế của bản thân, và hơn nữa là qua quá trình phân tích đánh giá chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tại công ty em có thể tìm thấy được mặt hạn chế của chiến lược mà công ty đang theo đuổi, từ đó có những ý kiến đóng góp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược này đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Bài viết của em được trình bày theo bố cục gồm ba chương chính: - Chương I: Cơ sở lý luận chung về sản phẩm khách sạn và chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh khách sạn - Chương II: Đánh giá chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tại Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên - Chương III: Một số giải pháp nhằm hòan thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên giai đoạn 2006-2010

Chuyên đề thực tập chuyên ngành LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thị trường phát triển là một cơ hội lớn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn và phát triển hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp nhất với khả năng nguồn lực của mình. Tuy nhiên nó cũng tạo ra những nguy cơ và thách thức không nhỏ đối với những doanh nghiệp ấy. Nền kinh tế càng phát triển thì tính cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp không thể đứng ì thỏa mãn với những gì đang có mà phải luôn tìm cách đổi mới mình thông qua việc cải tạo, hoàn thiệnđa dạng hóa hệ thống sản phẩm dịch vụ trong doanh nghiệp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường. Để làm được điều này, không có cách nào khác là phải tiến hành thực hiện chiến lược đa dạng sản phẩm dịch vụ. Ngày nay, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đã trở thành một trong số những chiến lược hàng đầu mà các công ty theo đuổi để tạo ra vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là thu lại lợi nhuận cao. Đa dạng hóa không chỉ là chiến lược cấp tổ chức mà nó còn là chiến lược định hướng, xác định mục tiêu chung và phương thức thực hiện cho các chiến lược khác trong tổ chức. Qua 15 tuần thực tập tại Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên, được trực tiếp học hỏi và ứng dụng lý thuyết để nghiên cứu thực tế tại công ty, em thấy rằng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụcông ty đang theo đuổi là phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành, đồng thời cũng là phù hợp đối với những nguồn lực mà công ty có thể huy động được. Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào thực hiện, chiến lược này của công ty vẫn chưa thực sự phát huy hết tác dụng, đem lại kết quả kinh doanh như mong muốn ban đầu của ban quản lý khách sạn. Chính bởi vậy em lựa chọn đề tài “Đánh giá chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tại Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên” cho chuyên đề thực tập chuyên ngành để trước hết nâng cao khả năng phân tích đánh giá thực Chuyên đề thực tập chuyên ngành tế của bản thân, và hơn nữa là qua quá trình phân tích đánh giá chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tại công ty em có thể tìm thấy được mặt hạn chế của chiến lượccông ty đang theo đuổi, từ đó có những ý kiến đóng góp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược này đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Bài viết của em được trình bày theo bố cục gồm ba chương chính: - Chương I: Cơ sở lý luận chung về sản phẩm khách sạnchiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh khách sạn - Chương II: Đánh giá chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tại Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên - Chương III: Một số giải pháp nhằm hòan thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên giai đoạn 2006-2010 Do đa dạng hóamột chiến lược mang tính chất định hướng cho các chiến lược khác trong công ty, bởi vậy phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong bài viết của em là phương pháp tổng hợp và phương pháp chuyên gia, kết hợp với việc sử dụng một số mô hình phân tích, đánh giá chiến lược nhằm làm nổi bật các vấn đề chiến lược, từ đó đưa ra được phương hướng hoàn thiện chiến lược này cho công ty. Trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ phía công ty thực tập và các thầy cô giáo trong khoa. Nhân đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể CBCNV công ty khách sạn du lịch Kim Liên, các thầy cô khoa Khoa học quản lý, đặc là cô giáo hướng dẫn PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền và anh Nguyễn Chung Trạch – phó trưởng phòng Tổ chức hành chính công ty khách sạn du lịch Kim Liên đã luôn đi xát chỉ bảo và hướng dẫn tận tình để em có được những kết quả bước đầu trong quá trình đi vào tìm hiểu thực tế. Em xin trân thành cảm ơn! Chuyên đề thực tập chuyên ngành CHƯƠNG MỘT - CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM KHÁCH SẠNCHIẾN LƯỢC ĐA DẠNG HÓA SẠN PHẨM DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH KINH DOANH KHÁCH I. Tổng quan về kinh doanh khách sạn 1.Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn I.1. Khách sạn Khách sạnmột thuật ngữ có xuất phát từ Pháp. Khi nói đến khách sạn người ta thường hiểu đó là cơ sở cho thuê trọ (lưu trú), nhưng thực ra không chỉ các khách sạn mới có dịch vụ này mà còn có các cơ sở khác cũng kinh doanh dịch vụ này như: nhà nghỉ, nhà trọ, nhà khách, biệt thự, các khu du lịch, làng du lịch, bãi cắm trại, các bungalow…Như vậy, nói một cách chung nhất thì tập hợp các cơ sở cùng cung cấp cho khách dịch vụ lưu trú được gọi là khách sạn. Cách hiểu về khách sạn cũng có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử. Ngày nay, thuật ngữ khách sạn thường được hiểu là cơ sở mà ở đó kinh doanh phục vụ khách lưu trú một thời gian nhất định và đáp ứng tối đa nhất các nhu cầu của khách hàng về lưu trú, ăn uống, giải trí và các dịch vụ bổ sung khác. Ở nước ta, theo thông tư số 01/2002/TT/-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục du lịch hướng dẫn thực hiện nghị định số 39/2000/NĐ-CP của chính phủ về cơ sở lưu trú dịch lịch thì “khách sạncông trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch” Theo một số nhà nghiên cứu Mỹ thì khách sạn là nơi mà bất kì ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất hai phòng nhỏ (gồm phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng khách sạn đều phải có giường, điện thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm các dịch vụ khác như: dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại, nhà hàng, quầy Bar và một số dịch vụ giải trí… Khách sạn có thể được xây Chuyên đề thực tập chuyên ngành dựng bên trong các khu thương mại, các khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay. Từ các cách hiểu như trên, ta có thể đưa ra khái niệm khái quát nhất về khách sạn như sau: “ khách sạn là cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú với đầy đủ tiện nghi, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch cần thiết khác cho khách lưu lại tạm thời qua đêm tại các điểm du lịch” 1 . Căn cứ vào khái niệm này thì hoạt động kinh doanh nói chung của một khách sạn nhằm phục vụ ba loại dịch vụ chủ yếu là: + Dịch vụ lưu trú + Dịch vụ ăn uống + Dịch vụ bổ sung khác I.2. Hoạt động kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh các dịch vụ cho thuê buồng ngủ, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác của các khách sạn nhằm thỏa mãn nhu cầu về lưu trú tạm thời của khách tại các điểm du lịch với mục đích thu lợi nhuận. Kinh doanh khách sạnmột hoạt động ra đời từ khá sớm. Những dấu hiệu đầu tiên về cơ sở cho thuê lưu trú đã được tìm thấy ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ ở miền Đông cổ đại và muộn hơn là ở Địa Trung Hải. Ngay từ thời kì Ai Cập cổ đại, những cơ sở cho thuê lưu trú đầu tiên chỉ là những căn buồng trang bị thô để phục vụ việc ngủ qua đêm cho khách bộ hành. Về sau, các căn buồng như thế được trang bị thích hợp hơn theo yêu cầu của khách trọ. Hoạt động này cũng được bắt đầu khá sớm ở Hy Lạp, trong các thành phố và dọc các con đường đều có những nhà trọ công cộng, ngoài ra còn có cả các nhà trọ do tư nhân làm chủ. Ở đây, ngoài cho thuê trọ, người ta còn bán cả các loại đồ ăn theo yêu cầu của khách. Đây chính là biểu hiện đầu tiên của việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ trong ngành kinh doanh khách sạn. 1 Cuốn “ Giải thích thuật ngữ du lịchkhách sạn”- Khoa quản trị du lịch và kinh doanh khách sạn – Đại học Kinh tế Quốc dân. Chuyên đề thực tập chuyên ngành Cùng với những biến đổi lớn về kinh tế, chính trị và xã hội, ngành kinh doanh khách sạn cũng phải trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Thời kì quá độ từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến là thời kì mà quan hệ giao thương giữa các nước với nhau bị hạn chế do đó làm kìm hãm sự phát triển của các cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống. Sự củng cố của chế độ phong kiến ở các nước Châu Âu với một loạt nghề nghiệp mới ra đời, hoạt động ngoại thương được mở rộng, nhu cầu đi lại tăng lên là cơ hội lớn để các cơ sở lưu trú và ăn uống phát triển. Trong giai đoạn này, các cơ sở lưu trú đã hình thành sự phân cấp thành hai loại chủ yếu đó là các cơ sở lưu trú dành cho khách thuộc tầng lớp thống trị và các cơ sở dành cho khách bình dân. Ở một số nước phát triển như ở Nga, ngoài các cơ sở lưu trú nằm gần nhà ga, bưu điện, còn có nhiều cơ sở lưu trú vừa là nhà trọ vừa là trung tâm thương mại, vừa có hoạt động phong phú khác phục vụ cho người nước ngoài… Sang đến cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19, chủ nghĩa tư bản ra đời kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, các trung tâm công, thương nghiệp, sự phát triển của ngành giao thông với các phương tiện giao thông đường thủy, giao thông đường sắt thuận tiện đã đẩy mạnh sự gia tăng về cả số lượng và chất lượng của các cơ sở kinh doanh khách sạn, tạo ra sự đa dạng trong hình thức cũng như cách thức phục vụ trong các khách sạn, nhà trọ: Một mặt, các cơ sở cho thuê trọ thô vẫn mọc lên ở nhiều nơi, mặt khác những khách sạn sang trọng với nội thất xa hoa hơn, trang trí lộng lẫy, diện tích sử dụng rộng cũng bắt đầu được xây dựng nhiều. Giai đoạn cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 được coi là “ kỉ nguyên vàng” trong lịch sử phát triển của ngành kinh doanh khách sạn. Thời kì này hoạt động kinh doanh lưu trú phân hóa theo vị trí địa lý của các cơ sở kinh doanh ví dụ như: các khách sạn chủ yếu phục vụ cho khách là người đi làm công vụ thường được xây dựng gần các ga xe lửa, bưu điện; các khách sạn dành cho khách đi nghỉ ngơi giải trí lại thường được xây dựng tại các trung tâm nghỉ dưỡng v v… Thời kì này do khoa học kĩ thuật đã phát triển nên các tiến bộ trong khoa học kĩ thuật Chuyên đề thực tập chuyên ngành được áp dụng rộng rãi vào các khách sạn tạo nên một không khí cạnh tranh rất quyết liệt trong ngành kinh doanh này. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, do ảnh hưởng của chiến tranh, ngành kinh doanh khách sạn cũng phần nào bị ngưng trệ, nhiều khách sạn bị biến thành bệnh viện, trại lính phục vụ cho quân đội . Các khách sạn còn tồn tại được cũng phải tự thay đổi mình cho phù hợp với hoàn cảnh và cơ cấu khách hàng. Thời kì này, số buồng khách có diện tích rộng, trang trí xa hoa, sang trọng giảm dần, các phòng cá nhân với tiện nghi vừa phải phù hợp túi tiền trung bình của quân nhân hay khách bình dân đem lại nhiều thu nhập cho các chủ khách sạn hơn. Sau chiến tranh thế giới lần hai, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộ khoa học, nhất là ngành công nghệ thông tin đã tạo ra nhiều thuận lợi mới cho sự phát triển của ngành kinh doanh khách sạn. Ngày nay, mặc đứng trước thách thức là sự biến đổi liên tục của môi trường kinh tế chính trị, ngành kinh doanh khách sạn tuy đã phải trải qua không ít thăng trầm song mỗi doanh nghiệp trong ngành đều đặt ra cho mình chiến lược phát triển lâu dài góp phần phát triển toàn ngành. 2. Sản phẩm khách sạn 2.1. Khái niệm sản phẩm khách sạn Để có thể tồn tại và phát triển, bất kì doanh nghiệp nào ngay từ khi mới bắt đầu đi vào hoạt động cũng đều cần phải xây dựng cho mình chiến lược sản phẩm. Tùy theo tính chất hoạt động cũng như loại hình doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có chiến lược sản phẩm dịch vụ riêng cho mình. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh doanh khách sạn cũng vậy. Ta thấy rằng, trên thực tế thì tùy vào doanh nghiệp khách sạn đó là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay liên doanh, góp cổ phần với nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm dịch vụ của họ. Ngoài ra, chiến lược sản phẩm dịch vụ của một khách sạn sẽ như thế nào, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và quy trình sản xuất sản phẩm dịch vụ ra sao còn phụ thuộc rất nhiều vào các mục tiêu của Chuyên đề thực tập chuyên ngành khách sạn như mục tiêu kinh tế, mục tiêu kinh tế - xã hội… Song theo như định nghĩa chung nhất của Marketing hiện đại thì bất kì sản phẩm của một loại hình doanh nghiệp nào cho đó có hoặc không phải là khách sạn thì đều được hiểu là: Sản phẩm của một doanh nghiệp tất cả mọi hàng hóadịch vụ mà người ta có thể đem ra chào bán trên thị trường. Các sản phẩm dịch vụ này có khả năng thỏa mãn một hay nhiều nhu cầu hay mong muốn của con người, tạo ra sự chú ý làm kích thích mua sắm và tiêu dùng của họ. Như vậy, sản phẩm khách sạn chính là những kết quả mà tất cả đội ngũ nhân viên lao động trong doanh nghiệp tạo ra trong quá trình kinh doanh khách sạn nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Trong mỗi một sản phẩm khách sạn đều có sự kết hợp của yếu tố vật chất và sự tham gia phục vụ của đội ngũ nhân viên trong khách sạn. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này sản phẩm phục vụ sẽ không còn được hoàn hảo nữa. 2.2. Phân loại sản phẩm khách sạn Do tính chất hoạt động của ngành kinh doanh khách sạn là phục vụ, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người về nghỉ ngơi, giải trí, … nên các sản phẩm vừa phải thỏa mãn được các yêu cầu về vật chất mà còn vừa phải đáp ứng các nhu cầu về tinh thần cho khách hàng. Chính vì vậy, nếu xét trên góc độ vật chất ta có thể phân sản phẩm khách sạn gồm sản phẩm hàng hóa (sản phẩm vật chất) và sản phẩm dịch vụ (sản phẩm phi vật chất): Sản phẩm vật chất (tangible): là những sản phẩm do khách sạn cung cấp mà khách hàng có thể nhìn thấy, có thể sờ, nắn, nhận biết được chất lượng và hình thức của chúng trước khi tiêu dùng. Loại sản phẩm này bao gồm các loại hàng hóa, thức ăn, đồ uống, các loại mặt hàng tiêu dùng hàng ngày, các loại đồ trang trí hay lưu niệm… Đặc biệt, trong các khách sạn loại mặt hàng lưu niệm được chú trọng quan tâm, và hiện nay chúng đang ngày càng được xem như là mặt hàng quan trọng trong chiến lược kinh doanh tại các khách sạn. Bởi lẽ, loại mặt hàng này vừa có thể đem lại doanh thu lớn hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra Chuyên đề thực tập chuyên ngành để sản xuất chúng. Một mặt khác cũng là cách thức vô cùng hữu hiệu và hiệu quả để có thể trực tiếp quảng bá các loại hình nghệ thuật truyền thống của đất nước. Chúng trở thành sản phẩm khác biệt, độc đáo của khách sạn so với các khách sạn khác trong và ngoài nước, lưu lại trong tâm trí khách hàng hình ảnh đẹp về khách sạn, về quốc gia mình. Sản phẩm phi vật chất (intangible): loại sản phẩm này còn được gọi bằng cái tên khác là sản phẩm dịch vụ. Đây là những sản phẩmkhách hàng không thể nhìn thấy, sờ nắn được, không thể nhận biết được bằng các giác quan bên ngoài trước khi tiêu dùng chúng. Khác với các ngành kinh doanh khác, ngành kinh doanh khách sạn chủ yếu là kinh doanh dịch vụ và chất lượng. Sự phong phú, đa dạng của các dịch vụkhách sạn cung cấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Trong khách sạn, các dịch vụ được chia thành hai nhóm: nhóm dịch vụ chính và dich vụ bổ sung - Nhóm dịch vụ chính bao gồm: + Dịch vụ lưu trú: cung cấp phòng ngủ và các dịch kèm theo trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn. + Dịch vụ ăn uống: phục vụ các nhu cầu ăn uống cho khách hàng trong thời gian họ lưu trú tại khách sạn. Nhóm dịch vụ chính là nhóm dịch vụ mang lại doanh thu chính cho khách sạn, nó đóng góp một tỉ lệ lớn vào tổng doanh thu của khách sạn hàng năm. - Nhóm dịch vụ bổ sung: là các dịch vụ khác ngoài nhóm dịch vụ chính tại khách sạn, chúng có thể có hoặc không được phục vụ tùy theo từng khách sạn. Nhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ: vui chơi, giải trí, tắm hơi, massage, giặt là, đánh thức khách hàng, karaoke, dịch vụ cho thuê xe, cho thuê phòng họp, cung cấp thông tin về các tour du lịch, địa điểm du lịch, các điểm vui chơi giải trí, các khu hội chợ triển lãm, dịch vụ thông tin liên lạc như điện thoại, fax, email… Các dịch vụ bổ sung được cung cấp chủ yếu nhằm thỏa mãn các nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách hàng lưu lại trong khách sạn. Đối với nhóm Chuyên đề thực tập chuyên ngành dịch vụ bổ sung trong khách sạn, tùy theo quy định phân hạng khách sạn ở từng quốc gia khác nhau mà người ta có thể chia thành dịch vụ bổ sung bắt buộc và dịch vụ bổ sung không bắt buộc. II. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn 1. Khái niệm và thực chất của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở và năng động, tạo điều kiện phát triển cho tất cả các thành phần kinh tế. Đồng thời với nó là sự kéo theo thu nhập bình quân trong dân cư tăng lên nhanh chóng. Khi thu nhập tăng lên tạo đà cho các nhu cầu, đòi hỏi mới, đa dạng về chủng loại, khắt khe về chất lượng ra đời. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn có thể đứng vững và phát triển không có cách nào khác là phải làm mới mình thông qua việc làm mới sản phẩm, tạo ra các sản phẩm mới, mang đặc tính khác biệt thỏa mãn cao hơn các nhu cầu con người. Nói cách khác, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cần phải được tiến hành cấp bách và thường xuyên đối với tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Ngành kinh doanh du lịch khách sạn với số lượng doanh nghiệp kinh doanh lớn trong khi thị trường khách ít ỏi với những đòi hỏi ngày càng cao cũng không nằm ngoài vòng xoáy cạnh tranh này. Trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ được coi là chiến lược cấp tổ chức, mang tính chất định hướng. Về thực chất, thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạnnhằm làm sao xây dựng được một cơ cấu sản phẩm dịch vụ hợp lý, tạo ra giá trị cho người mua mà đối thủ cạnh tranh khó sánh được hoặc không dễ dàng bắt chước, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, đồng thời đem lợi nhuận cao cho khách sạn. Trên thực tế, việc hoàn thiện đổi mới cơ cấu sản phẩm tại tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh Chuyên đề thực tập chuyên ngành khách sạn nói riêng có thể được thực hiện theo nhiều hướng cũng như nhiều cách thức khác nhau. Thứ nhất, với những sản phẩm dịch vụ đã lỗi thời, sức cạnh tranh kém trên thị trường hoặc không có khả năng tạo ra lợi nhuận thì có thể tiến hành thu hẹp sản xuất hoặc loại bỏ sản phẩm dịch vụ đó trong danh mục sản phẩm của doanh nghiệp. Công tác này một mặt giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được thiệt hại khi tiếp tục sản xuất sản phẩm đó. Mặt khác, có thể tập trung vốn vào cải tạo, nâng cao chất lượng các sản phẩm đang có lợi thế hoặc đầu tư vào phát triển dòng sản phẩm dịch vụ mới tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp mình với những doanh nghiệp khác. Việc loại bỏ sản phẩm không có lợi không phải là một hình thức làm giảm bớt sự đa dạng trong sản phẩm của doanh nghiệp mà ngược lại nó chính là tiền đề để doanh nghiệp có thể tiến hành xây dựng và phát triển các loại sản phẩm mới trong tương lai dựa trên việc rút ra các bài học kinh nghiệm từ các dòng sản phẩm không còn hiệu quả nữa. Thứ hai, cơ cấu sản phẩm dịch vụ trong một khách sạn cũng có thể được hoàn thiện, đổi mới thông qua việc giữ nguyên danh mục sản phẩm dịch vụ hiện có, nhưng có sự cải tiến, cách mạng về mặt hình thức, nội dung hay cung cách phục vụ, tạo thêm nhiều kiểu dáng và thế hệ sản phẩm mới có các đặc tính nổi trội hơn so với trước. Ví dụ như, với cũng những món ăn cũ có thể tiến hành thay đổi thực đơn, nguyên liệu chế biến thường xuyên phù hợp với từng tình hình thời tiết khí hậu, phù hợp với khẩu vị đặc trưng của từng vùng, từng khách hàng. Có những khách sạn nhận thấy mình có lợi thế về một thị trường kháchmột nước nào đó còn cho xây dựng cả một nhà ăn chuyên phục vụ khách có nhu cầu ăn các món ăn đặc trưng của đất nước đó. Hoặc cũng có khách sạn tiến hành đổi mới dịch vụ của mình bằng cách tăng cường vốn đầu tư vào cải tạo, nâng cấp và cải tiến cấu trúc các phòng trong khách sạn cho phù hợp với xu hướng nhu cầu của khách hàng cả ở hiện tại cũng như tương lai.

Ngày đăng: 25/07/2013, 14:51

Hình ảnh liên quan

Mô hình1 - Mô hình đánh giá chiến lược đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ trong một doanh nghiệp kinh doanh khách sạn - Một số giải pháp nhằm hòan thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên giai đoạn 2006-2010

h.

ình1 - Mô hình đánh giá chiến lược đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ trong một doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Xem tại trang 20 của tài liệu.
Mô hình SWOT cho phép xác định và kết hợp điểm mạnh nguồn lực và năng lực cạnh tranh, điểm yếu và thiếu hụt về nguồn lực , nguy cơ bên ngoài ảnh hưởng đến công ty cũng như cơ hội thị trường của doanh nghiệp trong một ma trận phân tích để từ đó có thể đưa  - Một số giải pháp nhằm hòan thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên giai đoạn 2006-2010

h.

ình SWOT cho phép xác định và kết hợp điểm mạnh nguồn lực và năng lực cạnh tranh, điểm yếu và thiếu hụt về nguồn lực , nguy cơ bên ngoài ảnh hưởng đến công ty cũng như cơ hội thị trường của doanh nghiệp trong một ma trận phân tích để từ đó có thể đưa Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 1: Bảng tổng hợp các số liệu kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên từ năm 2002 – đến hết tháng 1/2006 - Một số giải pháp nhằm hòan thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên giai đoạn 2006-2010

Bảng 1.

Bảng tổng hợp các số liệu kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên từ năm 2002 – đến hết tháng 1/2006 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2: Cơ sở vật chất trong buồng tại Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên - Một số giải pháp nhằm hòan thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên giai đoạn 2006-2010

Bảng 2.

Cơ sở vật chất trong buồng tại Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 5: Trình độ học vấn của CBCNV trong Công ty Khách sạn - Một số giải pháp nhằm hòan thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên giai đoạn 2006-2010

Bảng 5.

Trình độ học vấn của CBCNV trong Công ty Khách sạn Xem tại trang 42 của tài liệu.
Từ bảng thấy rằng, nhờ mở rộng đa dạng các chủng loại phòng ngủ, sáng tạo thêm các thực đơn mới lạ, ngon mắt phù hợp khẩu vị khách hàng, sự cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong khách sạn nhằm nâng cao chất luợng các dịch vụ đi kèm  - Một số giải pháp nhằm hòan thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên giai đoạn 2006-2010

b.

ảng thấy rằng, nhờ mở rộng đa dạng các chủng loại phòng ngủ, sáng tạo thêm các thực đơn mới lạ, ngon mắt phù hợp khẩu vị khách hàng, sự cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong khách sạn nhằm nâng cao chất luợng các dịch vụ đi kèm Xem tại trang 59 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan