Một số chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ

18 852 3
Một số chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành khu vực năng động nhất thế giới bởi có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều thập niên qua. Khu vực này cũng là nơi tập trung nhiều nền kinh tế lớn của thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước công nghiệp mới NICs,…mà đặc biệt là Hoa Kỳ- nền kinh tế lớn nhất khu vực và thế giới. Bài viết này xin đưa ra một vài nét chính trong chính sách kinh tế đối ngoại và luật pháp Hoa Kỳ trong bối cảnh thế giới đang chuyển sang một cục diện đa cực như hiện nay. Bài viết bao gồm những phần sau: Phần 1: Chính sách đối với khu vực Châu Á-Thái Binh Dương. Phần này trình bày về một số chính sách chung đối với khu vực Châu Á-Thái Binh Dương và chính sách riêng đối với một số nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Phần 2: Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ Phần này tập trung vào hai vấn đề là hệ thống pháp luật và hiệu lực pháp lý, một số chính sách thương mại đối ngoại của Hoa Kỳ. Phần 3: Một số chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ. Phần này trình bày một số chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ nhằm mục tiêu giữ vững vị trí nền kinh tế số một thế giới.

Chính sách kinh tế đối ngoại và luật pháp Hoa Kỳ LỜI MỞ ĐẦU Châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành khu vực năng động nhất thế giới bởi có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều thập niên qua. Khu vực này cũng là nơi tập trung nhiều nền kinh tế lớn của thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước công nghiệp mới NICs,…mà đặc biệt là Hoa Kỳ- nền kinh tế lớn nhất khu vực và thế giới. Bài viết này xin đưa ra một vài nét chính trong chính sách kinh tế đối ngoại và luật pháp Hoa Kỳ trong bối cảnh thế giới đang chuyển sang một cục diện đa cực như hiện nay. Bài viết bao gồm những phần sau: Phần 1: Chính sách đối với khu vực Châu Á-Thái Binh Dương. Phần này trình bày về một số chính sách chung đối với khu vực Châu Á-Thái Binh Dương và chính sách riêng đối với một số nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Phần 2: Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ Phần này tập trung vào hai vấn đề là hệ thống pháp luật và hiệu lực pháp lý, một số chính sách thương mại đối ngoại của Hoa Kỳ. Phần 3: Một số chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ. Phần này trình bày một số chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ nhằm mục tiêu giữ vững vị trí nền kinh tế số một thế giới. Do giới hạn về trình độ và khả năng, bài viết này chắc chắn có nhiều sai xót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 1 Chính sách kinh tế đối ngoại và luật pháp Hoa Kỳ PHẦN 1: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG Khu vực Châu Á-Thái Binh Dương được coi là quan trọng nhất trong chiến lược của Hoa Kỳ nhằm hình thành một cộng đồng Thái Binh Dương trong thế kỉ XXI. Đây là khu vực đông dân, tài nguyên phong phú và tập trung nhiều cường quốc kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản, một phần nước Nga và một loạt các con rồng Châu Á, đồng thời cũng là một trong ba khu vực năng động nhất của nền kinh tế thế giới. Trong chiến lược này, Hoa Kỳ lấy việc củng cố quan hệ với Nhật là trọng tâm, tăng cường viện trợ quân sự cho Nhật để triển khai kế hoạch NMD, lôi kéo Đài Loan tham gia NMD, cải thiện quan hệ với Triều Tiên, tiếp tục hợp tác kinh tế với ASEAN, trong đó chú trọng Việt Nam và Inđônêxia. Hoa Kỳ tăng cường đầu tư, viện trợ tài chính và triển khai các chương trình tài trợ tín dụng cho các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ đang hoạt động tại khu vực này. Thông qua ưu đãi về giá rẻ và dịch vụ tốt khi đầu tư ra nước ngoài, Hoa Kỳ đã duy trì được mối quan hệ hợp tác thương mại và sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Khi đầu tư, Hoa Kỳ luôn luôn giành quyền kiểm soát về năng lượng, nguyên liệu, chi phối những ngành quan trọng mà Hoa Kỳ có ưu thế về vốn và công nghệ. Từ năm 1990 đến nay, Hoa Kỳ luôn là nước dẫn đầu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và cũng là nước đứng đầu về tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên chính sách đầu tư của Hoa Kỳ cũng khác nhau ở mỗi nước tuỳ theo mối quan hệ chính trị với nước đó. Ngoài đầu tư trực tiếp, Hoa Kỳ cũng đặc biệt chú trọng hình thức viện trợ kinh tế cho khu vực này nhằm nâng cao ảnh hưởng chính trị và kinh tế. Quan hệ với Nga Nga là nước lớn về quân sự và có tiềm năng phát triển kinh tế nhất là từ khi tổng thống V.Putin lên cầm quyền. Đây là thách thức lớn đối với Hoa Kỳ và tổng thống Mỹ Geoge.W.Bush đã tỏ ra khá cứng rắn trong quan hệ đối ngoại với Nga. Sau nhiều vòng đàm phán đàm phán không thành công về hiệp ước ABM không thành công, ngày 13-12-2001, Hoa Kỳ đã đơn phương huỷ bỏ hiệp ước 2 Chính sách kinh tế đối ngoại và luật pháp Hoa Kỳ này để triển khai kế hoạch NMD. Nga hiện nay không còn được coi là đồng minh chiến lược mà là đối thủ cạnh tranh chiến lược cả trên lĩnh vực quân sự và kinh tế. Đối với Trung Quốc Hoa Kỳ không coi Trung Quốc là kẻ thù. Chính sách của Hoa Kỳ là tăng cường quan hệ nhằm tác động vào quá trình phát triển chính trị và kinh tế của Trung Quốc nhưng đồng thời lại tìm cách kiềm chế nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của quốc gia nàytại Châu Á và ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc trở thành thách thức với Hoa Kỳ trong tương lai. Trung Quốc giờ đây trở thành “ đối thủ cạnh tranh chiến lược” trong chiến lược của tổng thống Bush. Hoa Kỳ vẫn công nhận “một nước Trung Hoa” thống nhất nhưng trên thực tế, vẫn tăng cường giúp đỡ cho Đài Loan về vũ khí, thậm chí mời Đài Loan tham gia kế hoạch NMD của Hoa Kỳ. Đối với Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có thể chia thành bốn giai đoạn chính: - Giai đoạn trước năm 1954: Việt Nam là nước quá nhỏ bé so với Hoa Kỳ nên hầu như chưa có quan hệ kinh tế, thương mại. - Giai đoạn 1954-1975: Hoa Kỳ là chỗ dựa của chính quyền miền Nam về quân sự và kinh tế và coi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là kẻ thù. Hoa Kỳ luôn coi Việt Nam là vị trí chiến lược về quân sự trong việc ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản đối với khu vực Đông Nam Á. - Giai đoạn 1975-1990: Sau khi chiến tranh kết thúc, Hoa Kỳ đã thi hành lệnh cấm vận kinh tế chống lại Việt Nam. - Giai đoạn từ 1990 đến nay: Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hình thành và phát triển. Sự phát triển này xuất phát từ hai nguyên nhân chính: 3 Chính sách kinh tế đối ngoại và luật pháp Hoa Kỳ + Sự phát triển của Nhật Bản cùng với sự phát triển của các nước công nghiệp mới của Châu Á và Trung Quốc đã làm cho Hoa Kỳ lo ngại và tìm cách củng cố vai trò của mình tại khu vực. + Chính sách mở cửađổi mới của Việt Nam làm cho ích của cả hai phía xích lại gần nhau hơn. Việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước là nhu cầu từ cả hai phía và được hình thành ngay từ đầu những năm 90 với những bước đi chậm chạp và thận trọng từ cả hai phía. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (7-12-2001) đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. 4 Chính sách kinh tế đối ngoại và luật pháp Hoa Kỳ PHẦN 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ 2.1. Hệ thống pháp luật và hiệu lực pháp lý Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ thuộc loại đồ sộ và phức tạp nhất thế giới. Ngoài các pháp luật chung của liên bang, mỗi bang còn có hệ thống pháp luật riêng và nhiều khi lại rất khác nhau. Mặc dù theo truyền thống thì các án lệ là cơ sở pháp lí cho việc giải quyết các vụ án tại toà, nhưng trong suốt thế kỉ qua các văn bản pháp luật do các cơ quan lập pháp ban hành vẫn không ngừng tăng lên – không chỉ ở hệ thống luật liên bang mà cả các bang và các cấp địa phương, các văn bản pháp luật đã tăng lên với một khối lượng khổng lồ. Vì vậy, một trong những điểm quan trọng cần phân biệt là trật tự pháp lí, thứ bậc và hiệu lực pháp lí trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, bởi lẽ toà án có thể từ chối áp dụng một đạo luật vì lí do đạo luật này mâu thuẫn với văn bản pháp luật của các cơ quan lập pháp khác. Hiệu lực pháp lí của các văn bản pháp luật Hoa Kỳ được sắp xếp theo trật tự sau: (1)Hiến pháp: Hiến pháp liên bang là văn bản pháp lí có hiệu lực cao nhất theo đó tất cả các văn bản khác đều không được trái với quy luật của hiến pháp. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các việc liên quan đến hiến pháp là Toà án tối cao liên bang. Hiến pháp được sửa đổi khi có hai phần ba số phiếu thuận ở quốc hội hai viện và phải được hội đồng lập pháp của ít nhất ba phần tư số bang hoặc ba phần tư đại diện của các bang ở hội nghị toàn quốc phê chuẩn. Đến nay, hiến pháp Hoa Kỳ đã qua 27 lần sửa đổi. (2) Các hiệp ước quốc tế: Đây là hiệp ước được kí giữa nhà nước Hoa Kỳ với các quốc gia khác. Các quy định trong hiệp ước chỉ phải tuân thủ Hiến pháp, và do vậy các hiệp ước quốc tế có giá trị hiệu lực pháp lí cao hơn tất cả các văn bản pháp lí khác. Hiệp ước quốc tế sẽ có hiệu lực khi được tổng thống phê chuẩn và được hai phần ba số thượng nghị sĩ biểu quyết tán thành. Có hai loại hiệp ước, một loại sẽ có hiệu lực ngay sau khi phê chuẩn mà không cần Quốc hội hai viện 5 Chính sách kinh tế đối ngoại và luật pháp Hoa Kỳ thông qua và một loại có hiệu lực sau khi ban hành một đạo luật liên bang hướng dẫn. (3) Các đạo luật liên bang: ngoài quyền lập pháp đã được qui định cụ thể, Hiến pháp còn qui định Quốc hội còn có quyền ban hành tất cả các văn bản pháp luật khi thấy cần thiết để tạo điều kiện cho việc hành pháp. Cũng giống như các hiệp ước, các đạo luật khi đã ban hành thì chỉ phải tuân thủ hiến pháp, tức là các đạo luật này không được vi hiến. Một đạo luật khi ban hành ra có thể hợp hiến, cũng cóthể vi hiến, và nhiệm vụ của tào án tối cao là phải xác định đạo luật nào hợp hiến để thông qua. (4)Các mệnh lệnh, qui tắc sử dụng và quy phạm hành chính: Các mệnh lệnh mà tổng thống đưa ra phải phù hợp với pháp luật. Các cơ quan hành chính liên quan cũng có quyền ban hành các quy tắc xử sự cũng như các quy phạm hành chính nhưng phải phù hợp với những văn bản pháp luật, và nếu các quy tắc, các quy phạm này đóng vai trò như những quy định của luật liên bang thì đương nhiên chúng có giá trị cao hơn luật của tiểu bang. (5) Hiến pháp bang: Hiến pháp bang không được trái với Hiến pháp và các đạo luật liên bang và thường sửa đổi, bổ sung nhiều hơn. (6) Luật của các bang: Luật liên bang không thể bao quát hết tất cả các lĩnh vực mà nhiều lĩnh vực cụ thể vẫn phải do từng bang quy định. Tu chính án thứ 10 của Hiến pháp quy định: “Những quyền lực không được hiến pháp trao cho liên bang và không bị ngăn cấm với các bang thì thuộc về các bang cụ thể hoặc nhân dân”. Theo Hiến pháp, quyền lực của Quốc hội là không tuyệt đối, quyền lực của chính quyền bang cũng vậy. (7) Các quy tắc xử sự và quy phạm hành chính của bang: Về hình thức và mục đích, các quy tắc xử sự và quy phạm hành chính của cơ quan hành chính tiểu bang tương tự như ở liên bang. 6 Chính sách kinh tế đối ngoại và luật pháp Hoa Kỳ (8) Các sắc lệnh, quy tắc xử sự và các quy phạm cấp thành phố: Bộ máy hành pháp của các bang được chia thành các hạt, mỗi hạt cũng có thẩm quyền làm luật và được chia thành các quận, đứng đầu quận là một thị trưởng hoặc một hội đồng. Các văn bản pháp lí do quận ban hành được gọi là sắc lệnh và thường việc ban hành chỉ vì lợi ích của địa phương. Toàn bộ văn bản pháp lý của liên bang được tập hợp và hệ thống hoá trong Bộ luật của Hoa Kỳ gọi là United States Code (USC). Mặc dù luật pháp Hoa Kỳ rất phức tạp nhưng do ảnh hưởng của Hoa Kỳ đến nền kinh tế thế giới rất lớn nên hầu hết các văn bản pháp lý quốc tế liên quan đến kinh tế và thương mại đều chịu ảnh hưởng của luật pháp Hoa Kỳ. 2.2. Một số quy định pháp luật về thương mại 2.2.1 Luật thuế quan và hải quan Hệ thống thuế quan của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở hệ thống thuế quan của tổ chức hợp tác hải quan quốc tế và được hầu hết các nước có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ áp dụng. Mọi hàng hoá khi nhập vào thị trường Hoa Kỳ đều phải chịu thuế hải quan. Mức thuế được quy định từng loại hàng hoá: đánh vào tổng giá trị hàng nhập khẩu, theo số lượng hay theo hạn ngạch. Theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ, mức thuế hải quan còn tuỳ thuộc vào quy chế thương mại đối với từng loại đối tác. Hai quy chế cơ bản là quy chế tối huệ quốc (MFN) và chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP): • Quy chế tối huệ quốc (MFN) Hiện nay quy chế này đã giành cho tất cả các thành viên WTO và hầu hết các quốc gia khác. Các quốc gia muốn được hưởng MFN phải thoả mãn hai yêu cầu: Tuân thủ các điều khoản Jackson- Vanick và đã kí hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Kể từ ngày10-12-2001, khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực thì hàng Việt Nam cũng được hưởng mức thuế MFN. 7 Chính sách kinh tế đối ngoại và luật pháp Hoa Kỳ • Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) GSP là hệ thống ưu đãi thuế quan đơn phương không kèm theo các điều kiện ràng buộc có đi có lại mà Hoa Kỳ áp dụng với các nước đang phát triển nhằm giúp các nước này nâng cao tính cạnh tranh về giá (do được hưởng thuế xuất nhập khẩu thấp, thông thường bằng 50% so với mức thuế qui định với MFN) khi đưa hàng hoá vào các nước công nghiệp phát triển. Chế độ này đang được áp dụng cho trên 4450 sản phẩm từ trên 150 nước và vùng lãnh thổ đang phát triển. Luật thương mại năm 1984 cũng qui định rõ danh sách các nước không được hưởng chế độ GSP. Việt Nam chưa được hưởng GSP của Hoa Kỳ. Trong hiệp định Việt Nam-Hoa Kỳ chỉ mới đề cập đến qui chế MFN, Hoa Kỳ cũng khẳng định sẽ xem xét việc dành cho Việt Nam chế độ GSP. 2.2.2 Luật bồi thường thương mại Luật này được áp dụng khi hàng hóa nước ngoài được hưởng lợi thế không công bằng trên thị trường Hoa Kỳ hoặc hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ bị phân biệt đối xử trên thị trường nước ngoài. Bao gồm hai luật cơ bản: * Luật thuế chống bán phá giá Luật này nhằm ngăn chặn việc bán phá giá hàng hoá. Bán phá giá hàng hoá xảy ra khi “hàng hoáđối tượng” nhập khẩu vào Mỹ được bán với giá thấp hơn giá thịnh hành trên thị trường nội địa và thấp hơn giá cần thiết để thu hồi chi phí sản xuất (bán dưới giá thành). Việc bán phá giá như vậy được xác định là nguyên nhân hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho ngành kinh doanh Hoa Kỳ hoặc làm chậm trễ việc thiết lập một ngành kinh doanh như vậy. Mặt hàng có liên quan đến việc bán phá giá ngoài việc phải chịu mức thuế suất cao hơn còn phải chịu một khoản thu thêm hay còn gọi khoản thu chống bán phá giá. Hàng năm, các toà án bang và liên bang xử rất nhiều vụ kiện bán phá giá nhằm vào các công ty ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ,… * Luật thuế bù giá 8 Chính sách kinh tế đối ngoại và luật pháp Hoa Kỳ Luật này quy định một khoản bồi thường dưới dạng thuế nhập khẩu phụ thu nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của việc chính phủ nước xuất khẩu trợ giá đối với hàng xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ làm cho giá bị kéo thấp hơn so với giá trị thực trên thị trường, làm kiệt quệ ngành sản xuất hàng hoá đó trên thị trường nội địa. Việc áp dụng luật thuế bù giá và chống phá giá được thực hiện khi có đơn khiếu kiện của ngành sản xuất hoặc bộ thương mại Hoa Kỳ và đã được điều tra xác minh là đúng sự thật. Mỗi luật về bồi thường thương mại đều liên quan đến một thủ tục hành chính tốn kém. Nếu có sự không công bằng trong hồ đơn thuần của vụ khiếu kiện về thương mại thì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến bầu không khí tốt đẹp của việc nhập khẩu trong tương lai những sản phẩm bị tác động do sự can thiệp của các nhà nhập khẩu đến việc cung cấp hàng hoá. Trường hợp chưa xác định được cụ thể giá trị bồi thường là bao nhiêu trong các vụ bán phá giá hay trách nhiệm bồi thường thì có thể có hiệu lực hồi tố. * Luật chống trợ giá và trách nhiệm bồi thường. Luật pháp Hoa Kỳ quy định trách nhiệm “bồi thường” đặc biệt được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ được chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài bảo trợ. Luật chống trợ giá của Hoa Kỳ quy định chỉ cần chứng minh rằng có một sự trợ giá giành cho chủng loại hàng nào đó tại một nước nhất định thì chính quyền có quyền ấn định một khoản thu ngang bằng với mức “trợ cấp” trực tiếp hay gián tiếp dành cho mặt hàng đó. Quy định này nhằm trực tiếp chống lại chính phủ bảo trợ nước ngoài và cả công ty được hưởng lợi từ việc này. 2.2.3. Các luật hạn chế nhập khẩu. * Hạn nghạch thuế quan (Quota) Để hạn chế việc nhập khẩu quá mức cần thiết, Hoa Kỳ áp dụng các mức hạn ngạch nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu là khối lượng hoặc giá trị hàng hoá tối 9 Chính sách kinh tế đối ngoại và luật pháp Hoa Kỳ đa cho phép được nhập khẩu vào một quốc gia trong một thời hạn nhất định. Mức hạn ngạch do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu quy định. Hiện nay, khoảng 200 mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải chịu sự chi phối của hạn ngạch thuế quan, nghĩa là chỉ được hưởng mức thuế suất thấp trong phạm vi hạn ngạch cho phép, còn lượng hàng hoá trên hạn ngạch phải chịu thuế suất cao hơn, lượng hàng hoá trên mức hạn ngạch càng nhiều thì thuế càng cao. Trong thực tế, thuế suất MFN trung bình đối với các sản phẩm trong hạn ngạch là 9,5%, trong khi thuế suất trung bình ngoài hạn ngạch là 55,8%. Có hai loại hạn ngạch quy định đối với hàng nhập khẩu: hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch theo thuế quan. Hạn ngạch tuyệt đối quy định một lượng hàng hoá nhất định được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian quy định trên hạn ngạch. Hàng hoá nhập khẩu quá số lượng hạn ngạch cho phép sẽ bị hải quan giữ lại cho đến khi công bố thời gian hạn ngạch tiếp theo. Trong khi chờ gia hạn hạn ngạch, hàng hoá vượt quá số lượng cho phép có thể được bảo quản tại một trong những địa điểm như: khu vực ngoại thương, kho hải quan….hoặc có thể xuất khẩu trở lại nước xuất khẩu và đôi khi có thể bị huỷ dưới sự giám sát của hải quan nếu thực hiện biện pháp trên quá tốn kém. Hạn ngạch theo thuế quan quy định hàng hoá áp dụng hạn ngạch thuế quan không bị giới hạn về số lượng nhập khẩu nhưng lượng hàng hoá vượt qua hạn ngạch cho phép sẽ phải chịu thuế suất cao hơn. Trong hầu hết các trường hợp, sản phẩm của các khu vực, các nước do Đảng Cộng Sản lãnh đạo không được hưởng hạn ngạch thuế quan của Hoa Kỳ. * Hạn chế nhập khẩu theo luật môi trường Luật Hoa Kỳ cấm nhập khẩu một số một số loài hoặc họ động vật có nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị đe doạ. Tổng thống Hoa Kỳ có quyền cấm nhập khẩu bất kì sản phẩm nào của bất kì quốc gia nào tham gia đánh bắt, buôn bán hải sản vi phạm công ước quốc tế về bảo tồn hải sản hoặc các chương trình quốc tế về 10

Ngày đăng: 24/07/2013, 19:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan