Khảo sát điều kiện chiết tách alginat từ rong mơ

41 1.5K 7
Khảo sát điều kiện chiết tách alginat từ rong mơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Alginat là một polysaccarid tự nhiên, có nguồn gốc từ rong nâu và một số loài vi sinh vật. Cho tới nay alginat và các muối của nó được ứng dụng trong nhiều ngành như công nghiệp, dược phẩm và thực phẩm… Trong lĩnh vực dược phẩm alginat được dùng làm gạc băng vết thương, làm khuôn răng, làm tá dược sản xuất thuốc… Đặc biệt alginat được sử dụng làm chất mang rất tốt trong kỹ thuật cố định tế bào. Đây là hướng ứng dụng mới với nhiều hứa hẹn. Việt Nam là một nước nhiệt đới, với diện tích vùng biển rộng hơn 1 triệu km2, đường bờ biển dài hơn 3000km, và một trong những tài nguyên vô cùng phong phú của biển nước ta là hệ sinh thái rong biển. Với hàm lượng alginat trong thành phần rong từ 19% đến 44%, cao hơn hẳn các loài rong trên thế giới, thì đây là một nguồn lợi có ý nghĩa to lớn về mặt khoa học cũng như thực tiễn [9]. Tuy vậy các nghiên cứu về chiết xuất alginat phục vụ nhu cầu dược phẩm và ứng dụng gel alginat trong cố định tế bào còn ít được quan tâm. Vì vậy đề tài “Khảo sát điều kiện chiết tách alginat từ rong mơ” được tiến hành với hai mục tiêu:

ĐẶT VẤN ĐỀ Alginat là một polysaccarid tự nhiên, có nguồn gốc từ rong nâu và một số loài vi sinh vật. Cho tới nay alginat và các muối của nó được ứng dụng trong nhiều ngành như công nghiệp, dược phẩm và thực phẩm… Trong lĩnh vực dược phẩm alginat được dùng làm gạc băng vết thương, làm khuôn răng, làm tá dược sản xuất thuốc… Đặc biệt alginat được sử dụng làm chất mang rất tốt trong kỹ thuật cố định tế bào. Đây là hướng ứng dụng mới với nhiều hứa hẹn. Việt Nam là một nước nhiệt đới, với diện tích vùng biển rộng hơn 1 triệu km 2 , đường bờ biển dài hơn 3000km, và một trong những tài nguyên vô cùng phong phú của biển nước ta là hệ sinh thái rong biển. Với hàm lượng alginat trong thành phần rong từ 19% đến 44%, cao hơn hẳn các loài rong trên thế giới, thì đây là một nguồn lợi có ý nghĩa to lớn về mặt khoa học cũng như thực tiễn [9]. Tuy vậy các nghiên cứu về chiết xuất alginat phục vụ nhu cầu dược phẩm và ứng dụng gel alginat trong cố định tế bào còn ít được quan tâm. Vì vậy đề tài “Khảo sát điều kiện chiết tách alginat từ rong mơ” được tiến hành với hai mục tiêu:  Bước đầu khảo sát một số điều kiện chiết xuất ảnh hưởng tới hiệu suất và độ nhớt của alginat thu được.  Đánh giá khả năng tạo gel và khả năng cố định tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae của alginat chiết xuất được. 1 Chương I. TỔNG QUAN 1.1. Rong Việt Nam 1.1.1. Phân bố và sản lượng Các loài rong Việt Nam chủ yếu thuộc chi rong (Sargassum), họ rong (Sargassaceae), bộ rong đuôi ngựa (Fucales), ngành rong nâu (Phaeophyta) [6]. Đây là nhóm rong biển có thành phần loài phong phú, phân bố phổ biến, sản lượng cao và là nguồn lợi tự nhiên lớn nhất trong nguồn lợi rong biển Việt Nam. Sản lượng rong vùng ven biển nước ta vào khoảng 30.000-35.000 tấn tươi/năm. Đặc biệt có những nơi sinh khối rong lên đến trên 12kg/m 2 [5, 10]. Dọc theo khu vực bờ biển miền Trung có khoảng 68 loài rong đã được phát hiện, thường phân bố ở các tỉnh như: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế…, hay gặp nhất là các loài rong nhánh bò S. polycystum, rong lá mềm S. tenenium, rong liềm S. hemiphyllum . [5, 10]. Nhiều vùng rất thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển, tuy nhiên do mùa vụ ngắn nên cần có biện pháp xử lý và bảo quản nguyên liệu để có thể sử dụng lâu dài cho cả năm. 1.1.2. Thành phần hóa học của một số loài rong thường gặp Hàm lượng protein trong rong không cao, chỉ khoảng 5-15% so với trọng lượng khô. Lượng protein này không chỉ phụ thuộc vào thành phần loài mà còn phụ thuộc vào quá trình phát triển của cá thể, điều kiện sống của rong, cách phơi sấy, bảo quản rong nguyên liệu. Rong chứa 17 loại acid amin trong đó có mặt tất cả các acid amin thiết yếu. Vì vậy protein của rong có tính dinh dưỡng cao hơn so với các protein của các cây trồng trên cạn [10]. Hàm lượng lipid chỉ chiếm một phần nhỏ so với các chất hữu cơ khác trong rong. Rong có tới 28 loại acid béo chủ yếu là acid palmitic, acid 2 oleic, acid linoleic với hàm lượng khoảng 0,2-0,6% so với trọng lượng khô [10]. Thành phần quan trọng nhất trong rong là các glucid, gồm nhóm monosaccarid và polysaccarid. Nhóm monosaccarid gồm các đường đơn với các tỷ lệ khác nhau như mannitol, galactose, mannose, xylose… Nhóm polysaccarid gồm có alginat, laminarin, fucoidan, cellulose… trong đó thành phần hóa học quan trọng nhất là alginat. Laminarin chiếm 10-15%, có khi tới 43%; fucoidan chiếm khoảng 4%, có khi tới 20%. Dạng chủ yếu của alginat trong rong là các sợi calci và magie alginat không tan, giúp tạo độ rắn chắc cho thành tế bào. Phần nhầy vô định hình bao quanh dạng sợi chủ yếu là alginat tan trong nước hoặc fucoidan [7]. Hàm lượng alginat trong rong vào khoảng 19-44%. So với hàm lượng các loài rong nâu trên thế giới thì hàm lượng này của rong Việt Nam khá cao. Đây là một trong những chỉ tiêu cần thiết để rong trở thành nguồn nguyên liệu có giá trị trong công nghiệp sản xuất alginat [9]. Các chất khoáng có mặt trong rong với tỷ lệ tùy từng loài, nơi phân bố và giai đoạn phát triển. Tổng lượng khoáng theo trọng lượng khô dao động từ 20-40% [5, 10]. Ngoài các nguyên tố phổ biến như K, Na, Ca, Mg…, rong Việt Nam cũng có khả năng tích tụ nguyên tố stronti khá cao. Hàm lượng iod khoảng 0,05-0,25% [9]. Ngoài ra còn có chất diệp lục và một số loại vitamin khác. 1.1.3. Sử dụng nguồn lợi rong ở nước ta  Cách sử dụng truyền thống: Hiện nay chưa có số liệu chính xác về tình hình khai thác và sử dụng rong trong nước. Nhiều vùng ven biển, rong thường được khai thác và dùng làm phân bón cho các loài cây như thuốc lá, khoai lang, hành, tỏi… Đa 3 phần vẫn dùng rong làm thức ăn cho gia súc như một nguồn cung cấp khoáng và các nguyên tố vi lượng quan trọng. Các hiệu thuốc Đông y bán rong khô như một loại dược thảo. Chúng được ngâm vào nước nóng và uống như trà để chữa bệnh bướu cổ và cung cấp các nguyên tố vi lượng khác [5, 10].  Sử dụng trong công nghiệp: Rong là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất alginat do có sản lượng lớn và chứa hàm lượng alginat cao. Trong khoảng thời gian 1980-1985 rong được khai thác đáng kể để sản xuất alginat dùng trong công nghiệp dệt (hồ vải, in trên vải) nhưng sau đó sản phẩm trong nước đã không cạnh tranh nổi với alginat nhập ngoại về giá cả cũng như chất lượng. Việc mở ra các hướng ứng dụng mới làm tăng giá trị sản phẩm alginatđiều cần thiết để có thể khai thác tối đa nguồn lợi rong trong nước [5, 10]. 1.2. Alginat 1.2.1. Cấu trúc của alginat  Hai gốc monome: Alginat là tên gọi chung các muối của acid alginic. Acid alginic là một polysaccarid từ rong nâu (Phaeophyta) hay từ một số loài vi sinh vật. Khối lượng phân tử trung bình của acid alginic là từ 32.000 – 200.000 [9]. Nó được cấu tạo từ hai gốc thành phần là acid α-L guluronic (G) và acid β-D mannuronic (M). Hai công thức chỉ khác nhau ở nhóm carboxyl (-COOH) nằm phía trên hay phía dưới mặt phẳng của vòng pyranose. Hai gốc uronic có cấu tạo dạng ghế nhưng cấu hình khác nhau. Acid mannuronic có cấu hình 4 C 1 còn acid guluronic có cấu hình 1 C 4 [9, 12, 18]. 4 Acid α – L – Guluronic Acid β – D – Mannuronic Hình 1.1: Cấu hình của hai gốc monome trong phân tử acid alginic  Các block trong phân tử alginat: Hai monome ở trên không liên kết một cách ngẫu nhiên mà tạo thành ba loại block: block homopolymeguluronic gồm các gốc acid guluronic nối tiếp nhau GGGG, block homopolymemannuronic gồm các gốc acid mannuronic nối tiếp nhau MMMM, và block liên hợp MGMG [12]. Chuỗi poly G có dạng gấp nếp còn chuỗi poly M có dạng phẳng [9, 24, 25]. Hình 1.2: hình một số phân tử acid alginic Ngoài block G, block M và block liên hợp MG ở trên, các chuỗi alginat còn có cấu trúc lặp không đều đặn như GGM, MMG [7, 22]. Như vậy alginat chứa tất cả bốn loại liên kết glycosid MM, GG, MG, GM [12]. Độ bền vững của các khối gia tăng theo trật tự MG < MM < GG [9]. Tùy theo nguồn gốc của alginat mà độ dài trung bình của mạch phân tử, độ dài của mỗi block, tỷ 5 lệ và trình tự kết hợp của chúng với nhau có khác nhau. Điều này làm cho tính chất của alginat biến đổi trong một dải rộng. 1.2.2. Tính chất của alginat  Độ tan: Acid alginic là một acid yếu, không tan trong dung môi hữu cơ và nước, tuy vậy lại có khả năng hấp thụ lượng nước từ 10-20 lần trọng lượng của nó và trương nở mạnh. Acid alginic có khả năng hòa tan trong kiềm hóa trị I (Na + , K + .) tạo dung dịch muối kiềm alginat có độ nhớt cao. Muối amoni, muối của các amin phân tử lượng thấp và muối của các hợp chất amin bậc bốn của acid alginic tan được trong nước. Các muối của kim loại đa hóa trị (Ca 2+ , Ba 2+ …) thì không tan được trong nước (trừ muối của Mg 2+ ) mà tạo dạng gel với màu sắc khác nhau tùy từng kim loại. Khi cho acid mạnh tác dụng với muối kiềm alginat thì acid alginic được tách ra kết tủa nổi lên bề mặt dung dịch. Tính chất này rất quan trọng được ứng dụng vào quy trình chiết xuất alginat. Các muối alginat tan được trong các dung môi thân nước như alcol, ceton…, và hòa tan dễ dàng hơn khi đun nóng [8].  Độ nhớt: Khi nằm trong vách tế bào, alginat có độ nhớt rất cao nhưng khi tách chiết bằng các phương pháp khác nhau, alginat bị giảm độ nhớt. Alginat có khối lượng phân tử trung bình lớn thì độ nhớt dung dịch của nó càng lớn. Tỷ lệ M/G cũng ảnh hưởng tới độ nhớt của sản phẩm. Tuy nhiên tỷ lệ M/G và trọng lượng phân tử lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loài rong, độ trưởng thành, khu vực sinh trưởng, kỹ thuật chiết xuất, thời gian bảo quản . [7]. Độ nhớt dung dịch alginat biến thiên trong một dải rộng từ 10mPa.s – 1000mPa.s (dung dịch 1%). Với một chút muối calci sẽ làm tăng độ nhớt cho sản phẩm 6 hay độ cứng của gel calci alginat tạo ra. Các alginat mà có tỷ lệ G cao hay M/G thấp sẽ cho gel rắn hơn. Nồng độ alginat tăng thì độ nhớt dung dịch alginat cũng tăng theo. Độ nhớt của dung dịch còn phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng, alginat dễ bị cắt mạch dẫn đến giảm độ nhớt. Khi làm nguội độ nhớt quay về giá trị thấp hơn ban đầu một ít. Nếu hạ nhiệt độ tới nhiệt độ đông đặc và sau đó rã băng thì sẽ không làm alginat giảm độ nhớt [9].  Độ ổn định: Giống như các polysaccarid tự nhiên khác alginat không bền với nhiệt và ion kim loại . Độ ổn định của alginat sắp xếp theo thứ tự: natri alginat > amoni alginat > acid alginic. Alginat có độ nhớt cao kém ổn định hơn alginat có độ nhớt trung bình hoặc thấp. Bột alginat rất dễ bị giảm độ nhớt nếu không được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Khi lưu trữ alginat có độ nhớt khoảng 50mPa.s ở 10-20 0 C, trong thời gian 3 năm, độ nhớt thay đổi rất ít so với ban đầu. Còn với alginat có độ nhớt cao (khoảng 400mPa.s), khi bảo quản ở 25 0 C sau một năm độ nhớt đã bị giảm 10% và ở 33 0 C thì bị giảm 45% [25]. Dung dịch alginat công nghiệp dễ bị rã bởi các vi sinh vật có trong không khí. Dung dịch alginat ổn định ở pH từ 5,5-10 tại nhiệt độ phòng trong một thời gian dài, nhưng sẽ chuyển dạng gel ở pH nhỏ hơn 5,5. Một lượng nhỏ ion calci có thể làm tăng độ ổn định của dung dịch alginat [9].  Tính chất tạo gel: Dung dịch natri alginat có khả năng tạo gel với sự tham gia của những ion hoá trị II, III. Khi nhỏ một giọt dung dịch natri alginat vào dung dịch CaCl 2 sự tạo gel xảy ra gần như tức thời trên bề mặt của giọt và cho ta hạt gel có dạng hình cầu. Các gel được tạo thành ở bất kỳ nhiệt độ nào (dưới 100 0 C) và không bị chảy ra khi đun nóng. 7 Khả năng tạo gel này được giải thích bằng hình cấu trúc phân tử alginat hình “vỉ trứng”. Khi có mặt các ion hóa trị II, III ở nồng độ thích hợp thì sự tạo gel xảy ra, các phân tử sắp xếp song song, các phần gấp nếp của đoạn GGGG tạo thành khoảng không gian như chỗ đặt trứng. Các ion calci chui vào các khoảng trống này, liên kết với các nhóm carboxyl và các nguyên tử oxy vòng trong của mỗi đoạn song song. Lúc này các phân đoạn GGGG nối với nhau qua các ion Ca 2+ làm cho các phân tử gần nhau hơn và ép nước thoát ra ngoài, khi đó gel alginat được hình thành [8, 24]. Gel được tạo ra do tương tác tĩnh điện qua ion calci nên gel này không thuận nghịch với nhiệt và ít đàn hồi [7]. Khả năng tạo gel và độ bền phụ thuộc vào hàm lượng các đoạn guluronic (G). Phản ứng tạo liên kết gel sẽ không xảy ra ở những đoạn poly- mannuronic và những đoạn MG (mannuronic-guluronic) [8]. Nhiều tài liệu cho thấy tỷ lệ G lớn hơn so với M thì khả năng tạo gel của alginat sẽ tốt hơn. Tỷ lệ M/G càng nhỏ thì khả năng tạo gel của alginat càng cao [7, 8, 9]. Hình 1.3: hình hạt gel calci alginat 8 Hình 1.4: Liên kết của block G với ion calci Khả năng tạo gel của các muối alginat phụ thuộc vào kích thước của ion kim loại. Ion strontri có kích thước phù hợp hơn với khoảng trống đó nên liên kết mạnh hơn và được ưu tiên giữ lại nếu có sự cạnh tranh giữa Ca 2+ và Sr 2+ . Ion Mg 2+ có kích thước nhỏ hơn nên không tạo gel với natri alginat vì vậy muối magnesi alginat tan được trong nước [8, 16]. Ái lực của các ion kim loại đối với alginat xếp theo thứ tự sau: Pb 2+ > Cu 2+ > Cd 2+ > Ba 2+ > Sr 2+ > Ca 2+ > Co 2+ [8]. 1.2.3. Ứng dụng của alginat Việc sử dụng alginat phụ thuộc vào ba thuộc tính chính của nó. Thứ nhất là khả năng hòa tan vào nước tạo dung dịch có độ nhớt tùy thuộc nồng độ. Thứ hai là khả năng tạo gel calci alginat. Thứ ba là thuộc tính tạo màng của natri hoặc calci alginat và sợi calci alginat [10]. Alginat có rất nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp như dệt, thực phẩm, giấy, dược phẩm… Ngành dệt sử dụng tới 50% lượng alginat chủ yếu trong các loại sợi tổng hợp. Thuốc nhuộm hoạt tính sử dụng alginat không phản ứng với cellulose trong vải vì thế dễ rửa sạch [11]. Ngành công nghiệp thực phẩm cũng dùng tới 20% lượng alginat để làm kem, thạch, bánh kẹo, nước sốt, xiro… Alginat còn được sử dụng trong công nghiệp giấy, cao su… và nhiều loại mỹ phẩm như dầu gội, kem… 9 Trong ngành y tế dược phẩm, alginat dùng chỉ chiếm 5% tổng lượng alginat sử dụng. Loại vải sợi sản xuất từ natri và calci alginat được sử dụng để băng vết thương có tác dụng cầm máu và làm lành vết thương rất tốt. Alginat dùng làm tá dược viên nén, tá dược kiểm soát giải phóng dược chất dùng để đóng nang bao phim. Với khả năng trương nở khi tiếp xúc với nước, alginat còn được dùng ngăn trào ngược dạ dày, giảm chứng ợ nóng, khó tiêu [11, 16]. Trần Văn Luân và cộng sự (1967), Trần Huy Thái (1976) đã nghiên cứu rong làm thuốc ngừa và chống bệnh bướu cổ, dùng làm phân bón hay thức ăn cho gia súc. Khoa Dược trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (1981) đã phân tích hàm lượng acid alginic trong một số loài rong thường gặp và nguồn iod trong rong dùng làm thuốc. Hiện nay kỹ thuật bất động tế bào ngày càng phát triển và được đưa vào sử dụng rộng rãi trong thực tế. Alginat được ứng dụng để tạo ra bẫy dạng lưới. Các enzym hoặc tế bào sẽ được bẫy, nhốt trong khuôn gel của calci alginat. Gel calci alginat có nhiều ưu điểm như: không độc với tế bào, rẻ tiền, thực hiện đơn giản, quy trình vi gói có thể thực hiện ở nhiệt độ bình thường nên không làm tổn thương tế bào… Sự sống của tế bào được kéo dài lâu hơn, giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của tế bào. Ví dụ khi cố định tế bào nấm men trong các hạt gel khi cho dịch đường chảy qua, đường sẽ lên men chuyển thành rượu [9]. 1.3. Phương pháp chiết xuất 1.3.1. Nguyên tắc chung Alginat trong rong tồn tại dưới dạng muối không tan của Ca 2+ và Mg 2+ , một phần là muối của Na + . Nguyên tắc chung sản xuất alginat là chuyển đổi dạng muối không tan calci và magnesi alginat trong rong sang dạng natri alginat tan trong nước dưới điều kiện chiết xuất bằng kiềm [13]. 10 [...]... Nam, các nghiên cứu chiết tách acid alginic từ rong cũng đạt một số kết quả nhất định Hoàng Cường và cộng sự (1980), Lâm Ngọc Trâm, Ngô Đăng Nghĩa và cộng sự (1991, 1995) đã nghiên cứu thành phần hóa học, cấu trúc của acid alginic trong rong mơ, cũng như thử tách chiết mannitol từ rong [11] 16 Trong luận án của Trần Văn Ân (1982), đã đưa ra một số phương pháp chiết tách alginat như phương pháp... sát ảnh hưởng của điều kiện chiết xuất rong lên hiệu suất và độ nhớt alginat thu được .18 2.2.2 Đánh giá khả năng cố định tế bào vi sinh vật của alginat thu được 19 2.3 Phương pháp nghiên cứu .19 2.3.1 Phương pháp chiết xuất alginat từ rong 19 Bảng 2.1: Bố trí thí nghiệm thay đổi các điều kiện chiết alginat từ rong 20 Hình 2.1: Nhớt kế Ốt – oan .21 2.3.2... sinh vật của alginat thu được  Xác định nồng độ alginat thích hợp tạo được hạt gel Khảo sát ở các nồng độ alginat là 1%, 2%, 3%, 4%, 5%, 6%  Đánh giá khả năng cố định tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae của alginat chiết xuất được, so sánh với alginat trên thị trường (nguồn gốc Trung Quốc) 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp chiết xuất alginat từ rong Sử dụng phương pháp chiết nóng... nồng độ natri carbonat từ 1% – 3%, hiệu suất chiết tăng từ 22,34% lên 32,48% và tại nồng độ kiềm 3%, hiệu suất thu được là cao nhất Điều này có thể giải thích là do trong quá trình chiết xuất trong môi trường kiềm, phản ứng trao đổi ion xảy ra, chuyển alginat từ dạng muối không tan (Ca2+, Mg2+, Sr2+…) sang dạng muối natri alginat tan được trong nước Với rong đã xử lý qua acid, khi chiết xuất bằng kiềm... thấy nếu chiết trong điều kiện nồng độ natri carbonat là 2% và thời gian là 2h sẽ cho alginat có độ nhớt cao hơn cả Kết quả này khác với kết luận của Marcia R Torres và cộng sự trong nghiên cứu (2007) trên loài S vulgare Độ nhớt dung dịch alginat với điều kiện chiết 2% natri carbonat mà các tác giả thu được, đạt cao nhất sau khoảng 3h Điều này có thể do loài rong khác nhau, thời kỳ phát triển của rong. .. đáng kể tới cấu trúc alginat thu được Điều này có thể làm alginat chiết xuất được có tỷ lệ block G ít hơn alginat trên thị trường nên khả năng tạo gel kém hơn, gel kém bền vững 34 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT  Kết luận: Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận: 1 Đã chiết xuất được alginat từ rong mơ, bằng phương pháp chiết nóng với kiềm natri carbonat Khảo sát được ảnh hưởng của... lượng tế bào có trong 1g hạt theo công thức sau: A0 Χ f Χ 50 Χ 2 A= m Trong đó: A là số tế bào trong 1g hạt A0 là số khuẩn lạc đếm được f là nồng độ pha loãng m là số (g) hạt đem phá Chương III KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN 3.1 Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện chiết xuất rong lên hiệu suất và độ nhớt của alginat thu được 3.1.1 Ảnh hưởng của nồng độ natri carbonat  Mục tiêu: Khảo sát ảnh hưởng của... tủa alginat thu được sấy khô ở 650C [18] Bảng 2.1: Bố trí thí nghiệm thay đổi các điều kiện chiết alginat từ rong Nồng độ natri STT carbonat (%) Thời gian (h) Nhiệt độ (0C) 1 1 3 100 2 2 3 100 3 4 3 2 3 1 100 100 5 2 2 100 6 7 2 2 3 2 100 100 8 2 2 80 9 2 2 50  Phương pháp đánh giá hiệu suất chiết [14]: Hiệu suất chiết xác định theo phần trăm khối lượng alginat khô thu được trên khối lượng rong. .. oan Máy khuấy từ Nồi hấp Cân kỹ thuật Cân phân tích Tủ ấm Tủ cấy Tủ lắc Bioshaker 2.2 Nội dung nghiên cứu Xuất xứ Trung Quốc Marvac – Mỹ Đức Heidolph – Đức ALP – Nhật Sartorius – Đức Sartorius – Đức Memmert – Đức Sanyo – Nhật Taitec – Nhật 2.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện chiết xuất rong lên hiệu suất và độ nhớt alginat thu được  Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ natri carbonat chiết xuất lên... dung dịch alginat sáng hơn Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi ion được tốt hơn, rong được xử lý với acid loãng trước khi được kiềm hóa Thực tế là acid alginic trong rong chủ yếu tồn tại ở dạng calci alginat bền vững nên khó tách ra khỏi tế bào Vì thế quá trình xử lý với acid nhằm tách ion kim loại hóa trị II bền vững (Ca2+…), làm mềm cellulose, phá vỡ thành tế bào, tạo điều kiện thuận . phẩm và ứng dụng gel alginat trong cố định tế bào còn ít được quan tâm. Vì vậy đề tài Khảo sát điều kiện chiết tách alginat từ rong mơ được tiến hành với. alginic trong rong mơ, cũng như thử tách chiết mannitol từ rong mơ [11]. 15 Trong luận án của Trần Văn Ân (1982), đã đưa ra một số phương pháp chiết tách alginat

Ngày đăng: 24/07/2013, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan