Giải thích pháp luật - vấn đề lý luận và thực trạng tại Việt Nam

18 517 2
Giải thích pháp luật - vấn đề lý luận và thực trạng tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta đã và đang dần dần được hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế và từng bước đáp ứng được các yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội. Pháp luật đã thực sự trở thành công cụ hiệu quả nhất để Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội. Nhưng pháp luật chỉ thể hiện được vai trò đó của mình khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Thực tiễn xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật trong thời gian qua ở Việt Nam đã cho thấy nhiều quy định pháp luật, trong nhiều lĩnh vực còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do đó, giải thích pháp luật là một vấn đề ngày càng trở lên quan trọng, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. Ngoài ra, về mặt lý luận ở Việt Nam, vấn đề giải thích pháp luật mới chỉ được giới thiệu khái quát trong các giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, giáo trình của một số môn khoa học pháp lý chuyên ngành và một số công trình nghiên cứu chuyên biệt, nên một số vấn đề lý luận về giải thích pháp luật chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thấu đáo và toàn diện. Do vậy, việc nghiên cứu về giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa thời sự cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống khái niệm pháp lý cơ bản, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý. Vì những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Giải thích pháp luật - vấn đề lý luận và thực trạng tại Việt Nam" Trong điều kiện của khoa học pháp lý nước ta hiện nay, việc hoàn thiện các khái niệm pháp lý cơ bản có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả của pháp luật. Giải thích pháp luật là một khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý, việc nghiên cứu về giải thích pháp luật ở nước ta hiện nay có ý nghĩa thời sự cả về mặt lý luận và thực tiễn vì những lý do sau: Thứ nhất, mặc dù giải thích pháp luật là một khái niệm pháp lý cơ bản song ở nước ta cho đến nay, các công trình nghiên cứu về giải thích pháp luật chưa nhiều. Các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải thích pháp luật mới chỉ được giới thiệu một cách khái quát trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, các giáo trình của các môn khoa học pháp lý chuyên ngành và một số công trình nghiên cứu chuyên biệt, vì vậy, một số vấn đề lý luận về giải thích pháp luật chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thấu đáo và toàn diện. Thứ hai, thực tiễn giải thích pháp luật ở nước ta thời gian vừa qua cho thấy hoạt động này đã đạt được khá nhiều thành tựu, song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Nghiên cứu về thực tiễn giải thích pháp luật vừa góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện lý luận, vừa có thể chỉ ra được những điểm bất cập trong các quy định của pháp luật, những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định đó, từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của nó. Thứ ba, ở nước ta hiện nay, pháp luật đã trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Song pháp luật chỉ thể hiện được vai trò đó của mình khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đặc biệt là được giải thích một cách đúng đắn, chính xác. Chính vì vậy, việc cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và cụ thể về giải thích pháp luật là hoàn toàn cần thiết. Để góp phần cung cấp thêm kiến thức lý luận về giải thích pháp luật và thực tiễn giải thích pháp luật việc có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập ở trường ta hiện nay là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Ý thức được tất cả những lý do trên nên chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: "Giải thích pháp luật - vấn đề lý luận và thực trạng tại Việt Nam".

Trang 1

MỞ ĐẦU1

1.1 Khái niệm giải thích pháp luật 5

1.1.1 Giải thích pháp luật 5

1.1.2 Hoạt động quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ 5

1.2 Phân loại giải thích pháp luật 5 1.2.1 Căn cứ vào tính chất của chủ thể tiến hành giải thích 6

1.2.2 Căn cứ vào hình thức pháp luật 6

1.2.3 Căn cứ vào giá trị pháp lý của nội dung giải thích 6

1.2.4 Cách phân loại khác 7

1.3 Vị trí và vai trò của giải thích pháp luật71.4 Phương pháp giải thích pháp luật7 1.4.1 Phương pháp giải thích lôgic: 7

1.4.2 Phương pháp giải thích ngôn ngữ, văn phạm 7

1.4.3 Phương pháp giải thích chính trị - lịch sử: 7

1.4.4 Phương pháp giải thích hệ thống 8

1.4.5.Phương pháp giải thích theo khối lượng 8

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM92.1 Các quy định hiện hành về giải thích pháp luật tại Việt Nam 9

2.1.1 Các quy định hiện hành về giải thích pháp luật tại Việt Nam 9

2.1.2 Đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về giải thích pháp luật 10

2.2 Thực trạng giải thích pháp luật ở Việt Nam 10 2.2.1 Việc thực hiện giải thích pháp luật của UBTVQH 10

2.2.2 Hoạt động giải thích pháp luật ở các cơ quan Nhà nước khác 11

2.2.3 Một số đánh giá về thực hiện giải thích pháp luật ở Việt Nam 11

Trang 2

3.2.1 Cần sớm nghiên cứu quy định về việc giải thích pháp luật 133.2.2 Cần thiết lập một cơ chế riêng về giải thích Hiến pháp 133.2.3 Cần có sự phân định về thẩm quyền giữa các chủ thể trong việc giảithích pháp luật 13

KẾT LUẬN 15

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta đã và đang dần dần được hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế và từng bước đáp ứng được các yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội Pháp luật đã thực sự trở thành công cụ hiệu quả nhất để Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội Nhưng pháp luật chỉ thể hiện được vai trò đó của mình khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh Thực tiễn xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật trong thời gian qua ở Việt Nam đã cho thấy nhiều quy định pháp luật, trong nhiều lĩnh vực còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân Do đó, giải thích pháp luật là một vấn đề ngày càng trở lên quan trọng, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Ngoài ra, về mặt lý luận ở Việt Nam, vấn đề giải thích pháp luật mới chỉ được giới thiệu khái quát trong các giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, giáo trình của một số môn khoa học pháp lý chuyên ngành và một số công trình nghiên cứu chuyên biệt, nên một số vấn đề lý luận về giải thích pháp luật chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thấu đáo và toàn diện

Do vậy, việc nghiên cứu về giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa thời sự cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống khái niệm pháp lý cơ bản, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý Vì

những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Giải thích phápluật - vấn đề lý luận và thực trạng tại Việt Nam"

Trong điều kiện của khoa học pháp lý nước ta hiện nay, việc hoàn thiện các khái niệm pháp lý cơ bản có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả của pháp luật Giải thích pháp luật là một khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý, việc nghiên cứu về giải thích pháp luật ở nước ta hiện nay có ý nghĩa thời sự cả về mặt lý luận và thực tiễn vì những lý do sau:

Thứ nhất, mặc dù giải thích pháp luật là một khái niệm pháp lý cơ bản

song ở nước ta cho đến nay, các công trình nghiên cứu về giải thích pháp luật

Trang 4

chưa nhiều Các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải thích pháp luật mới chỉ được giới thiệu một cách khái quát trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, các giáo trình của các môn khoa học pháp lý chuyên ngành và một số công trình nghiên cứu chuyên biệt, vì vậy, một số vấn đề lý luận về giải thích pháp luật chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thấu đáo và toàn diện.

Thứ hai, thực tiễn giải thích pháp luật ở nước ta thời gian vừa qua cho

thấy hoạt động này đã đạt được khá nhiều thành tựu, song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục Nghiên cứu về thực tiễn giải thích pháp luật vừa góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện lý luận, vừa có thể chỉ ra được những điểm bất cập trong các quy định của pháp luật, những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định đó, từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của nó.

Thứ ba, ở nước ta hiện nay, pháp luật đã trở thành một trong những

công cụ có hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý xã hội Song pháp luật chỉ thể hiện được vai trò đó của mình khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đặc biệt là được giải thích một cách đúng đắn, chính xác

Chính vì vậy, việc cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và cụ thể về giải thích pháp luật là hoàn toàn cần thiết Để góp phần cung cấp thêm kiến thức lý luận về giải thích pháp luật và thực tiễn giải thích pháp luật việc có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập ở trường ta hiện nay là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực Ý thức được tất

cả những lý do trên nên chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: "Giải thíchpháp luật - vấn đề lý luận và thực trạng tại Việt Nam".

2 Tình hình nghiên cứu về giải thích pháp luật

Giải thích pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học pháp lý nên cũng đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu Chẳng hạn, những vấn đề lý luận cơ bản và khái quát về giải thích pháp luật được đề cập đến trong các giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật dành cho hệ đại học, trung cấp và trong các giáo trình của các môn khoa học pháp lý chuyên ngành Cụ thể, trong giáo trình Lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân hay của Khoa Luật,

Trang 5

Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như Đại Học Luật Hà Nội đều có một chương đề cập đến vấn đề này Bên cạnh đó, vấn đề này còn được đề cấp đến trong một số công trình nghiên cứu khác, những vấn đề ít nhiều liên quan đến việc giải thích pháp luật trong thực tế thì được đề cập đến trong rất nhiều công trình nghiên cứu có tính chất chuyên biệt Đơn cử một số công trình như : "

Đôi điều về giải thích pháp luật theo nghĩa rộng" của Thạc sĩ Phạm Thị

Duyên Thảo, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; ' Giải thích pháp luật -cách nhìn của hành pháp" của TS Luật học Phạm Tuấn Khải; " Vai trò giảithích pháp luật của Tòa án" của Võ Trí Hảo đăng trên tạp chí Khoa học pháp

luật số 3 /2003

Tuy nhiên, trong số các đề tài nghiên cứu về giải thích pháp luật ở Việt Nam cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về giải thích pháp luật theo cách kết hợp những vấn đề lý luận về giải thích pháp luật với thực tiễn giải thích pháp luật trong một số cơ quan lập pháp, hành pháp và tòa án như đề tài này

3 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau:

- Làm sáng tỏ thêm và hoàn thiện thêm một số vấn đề lý luận chung về giải thích pháp luật

- Làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn giải

thích pháp luật ở nước ta hiện nay, những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại, thông qua đó có thể giúp cho việc hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về giải thích pháp luật, đồng thời chỉ ra những ưu điểm của hoạt động này để phát huy và những điểm hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như thực tế thực hiện các quy định đó để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật nước ta hiện nay.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật mà chủ yếu là trên cơ sở quan điểm duy vật và phép biện chứng Đồng thời đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, giải thích pháp luật…

5 Phạm vi nghiên cứu

Trang 6

Giải thích pháp luật là vấn đề có nội dung khá rộng và phức tạp nên không thể trình bày được tất cả các vấn đề về nó trong một công trình nghiên cứu Vì vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về giải thích pháp luật, lý luận và thực tiễn giải thích pháp luật đồng thời cũng chỉ có thể đề cập đến việc giải thích pháp luật trong một hoặc một vài trường hợp cụ thể mà không thể đề cập đến việc giải thích pháp luật trong tất cả các trường hợp

6 Kết cấu đề tài

Đề tài này ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương I: Vấn đề lý luận chung về giải thích pháp luật Chương II Thực trạng giải thích pháp luật ở Việt Nam

Chương III Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải thích pháp luật và nâng cao hiệu quả giải thích pháp luật

Trang 7

CHƯƠNG I.

VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT1.1 Khái niệm giải thích pháp luật

1.1.1 Giải thích pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, là yếu tố bảo đảm sự ổn định và trật tự xã hội.

Giải thích pháp luật đầu tiên là giải thích tập quán pháp được thực hiện bởi các nhà triết gia và nhà chính trị học

Khái niệm giải thích pháp luật chỉ thật sự trở thành một thuật ngữ xã hội – pháp lý trong thời kỳ tư sản.

Giải thích pháp luật được hiểu là việc làm rõ hơn về tinh thần, nội dung, phạm vi, ý nghĩa và mục đích các quy định của pháp luật so với nội dung ban đầu của nó, giúp mọi người hiểu và thực thi các quy định của pháp luật một cách chính xác và thống nhất.

Việc giải thích pháp luật không thể “buông lỏng”, tức là không thể mặc nhiên thừa nhận hoặc công nhận kết quả của mọi hoạt động giải thích pháp luật đều là pháp luật, được thực thi và bảo đảm bằng quyền lực nhà nước.

Khi nói đến giải thích pháp luật ở Việt Nam là nói đến giải thích các VBQPPL trên – VBQPPL thành văn và không tồn tại giải thích tập quán pháp và tiền lệ pháp.

1.1.2 Hoạt động quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật của Chínhphủ

Hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ là chỉ bảo, dẫn dắt cho biết phương hướng, cách thức thi hành pháp luật, cũng là hoạt động có lý trí nhưng tuân theo y nguyên với những quy định của quy phạm pháp luật Do đó, đây không phải là giải thích pháp luật.

1.2 Phân loại giải thích pháp luật

Trang 8

Căn cứ vào cách thức và căn cứ phân loại, giải thích pháp luật được chia thành các loại cơ bản như sau:

1.2.1 Căn cứ vào tính chất của chủ thể tiến hành giải thích

Giải thích pháp luật được phân loại thành:

- giải thích của cơ quan lập pháp (Nghị viện, Quốc hội); - giải thích của cơ quan hành pháp (Chính phủ);

- giải thích của cơ quan tư pháp (Tòa án)

- giải thích của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác như: giải thích của các luật sư, thẩm phán, nhà khoa học v.v

1.2.2 Căn cứ vào hình thức pháp luật

Giải thích pháp luật được phân loại thành:

1.2.3 Căn cứ vào giá trị pháp lý của nội dung giải thích

Giải thích pháp luật được phân thành: - Giải thích không chính thức:

Nội dung giải thích không mang tính bắt buộc thực hiện đối với các bên liên quan; nó chỉ có giá trị tham khảo

- Giải thích chính thức

Nội dung giải thích thường được thể hiện bằng văn bản, có giá trị pháp lý như các quy định pháp luật cần giải thích

Giải thích chính thức lại được chia làm hai loại là giải thích chính thức mang tính quy phạm và giải thích chính thức cho những vụ việc cụ thể (giải thích tình huống).

+ Giải thích chính thức mang tính quy phạm

Trang 9

+ Giải thích tình huống : được hiểu là việc làm sáng tỏ quy phạm của chủ thể áp dụng quy phạm.

1.2.4 Cách phân loại khác

Giải thích pháp luật còn được phân loại thành giải thích đích thực và giải thích thông thường

Giải thích đích thực là giải thích bằng văn bản của cơ quan lập pháp hoặc một cơ quan khác của nhà nước được giao thẩm quyền này

Giải thích thông thường không được ghi thành văn bản mang tính quy phạm pháp luật.

1.3 Vị trí và vai trò của giải thích pháp luật

Trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đặc biệt trong nhà nước pháp quyền thì pháp luật ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng.

Kết quả của việc giải thích pháp luật có giá trị như pháp luật, nên nó rất cần thiết và có vai trò vô cùng quan trọng trong nhận thức – thực thi – áp dụng pháp luật Có thể khẳng định rằng, giải thích pháp luật là một nhu cầu tất yếu khách quan đối với mọi xã hội và mọi hệ thống pháp luật.

Giải thích pháp luật sẽ giúp các chủ thể pháp luật hiểu chính xác và thống nhất các quy định của pháp luật, qua đó nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật của các chủ thể.

Hơn thế nữa, vai trò của giải thích pháp luật được thể hiện đầy đủ và mang lại ý nghĩa to lớn trong hình thức áp dụng pháp luật

1.4 Phương pháp giải thích pháp luật

1.4.1 Phương pháp giải thích lôgic:

Là phương pháp sử dụng những suy đoán logic để làm sáng rõ nội dung quy phạm pháp luật

1.4.2 Phương pháp giải thích ngôn ngữ, văn phạm

Là làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật bằng cách làm rõ nghĩa từng chữ, từng câu và xác định mối liên hệ ngữ pháp giữa chúng trong lời văn của nội dung quy phạm đó.

1.4.3 Phương pháp giải thích chính trị - lịch sử:

Trang 10

Là phương pháp tìm hiểu nội dung tư tưởng quy phạm thông qua việc nghiên cứu các điều kiện hoàn cảnh chính trị - lịch sử đã dẫn đến việc ban hành quy phạm hoặc văn bản quy phạm pháp luật đó.

1.4.4 Phương pháp giải thích hệ thống

Là làm rõ nội dung, tư tưởng quy phạm pháp luật thông qua việc đối chiếu nó với các quy phạm khác; xác định vị trí của quy phạm đó trong chế định pháp luật, ngành luật cũng như trong toàn bộ hệ thống pháp luật.

1.4.5.Phương pháp giải thích theo khối lượng

Phương pháp này bao gồm giải thích theo đúng nguyên văn; giải thích mở rộng và giải thích hạn chế.

- Giải thích theo cách phát triển mở rộng là giải thích nội dung văn bản pháp luật rộng hơn so với nghĩa của từ ngữ văn bản

- Giải thích hạn chế là cách giải thích nội dung văn bản pháp luật hẹp hơn so với nghĩa của từ ngữ trong văn bản

Giải thích mở rộng và giải thích hạn chế là những trường hợp ngoại lệ Cần chú ý, các phương pháp, hình thức giải thích trên không loại trừ lẫn nhau.

Trang 11

CHƯƠNG II.

THỰC TRẠNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM2.1 Các quy định hiện hành về giải thích pháp luật tại Việt Nam

2.1.1 Các quy định hiện hành về giải thích pháp luật tại Việt Nam

Một cách chung nhất, cơ sở pháp lý của giải thích pháp luật thường quy định các nội dung về:

- Chủ thể có thẩm quyền đề nghị giải thích pháp luật; - Chủ thể có thẩm quyền giải thích pháp luật;

- Hình thức và giá trị pháp lý của văn bản giải thích pháp luật; - Quy trình thủ tục khi tiến hành giải thích pháp luật.

Hiến pháp 1959 (khoản 3 Điều 53) là VBQPPL đầu tiên quy định về giải thích pháp luật với tư cách là một thẩm quyền của UBTVQH

Trên cơ sở kế thừa và phát triển quy định của Hiến pháp 1959 thì Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và các VBQPPL khác đã quy định về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh mà không quy định về giải thích pháp luật Theo đó, hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được quy định với những nội dung cơ bản như sau:

2.1.1.1 Chủ thể có thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

Các chủ thể sau đây có thẩm quyền kiến nghị UBTVQH giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh: UBTVQH; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội; Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận.

2.2.1.2 Chủ thể có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

Cơ quan thường trực của Quốc hội – UBTVQH – là chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh Ngoài ra còn có các ủy ban khác giúp đỡ thực hiện thẩm quyền này.

2.2.1.3 Hình thức thể hiện của văn bản giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

Ngày đăng: 24/07/2013, 13:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan