Thất nghiệp và những giải pháp tìm kiếm việc làm

12 364 0
Thất nghiệp và những giải pháp tìm kiếm việc làm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại ở nhiều thời kì, nhiều xã hội. Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của các xã hội hiện đại. Tỷ lệ thất nghiệp cao nó trực tiếp hay gián tiếp tác động tới mọi mặt đời sống xã hội. Khi tỷ lệ thất nghiệp cao thì tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của người dân bị giảm sút. Về mặt kinh tế, mức tỷ lệ thất nghiệp cao đi liền với tỷ lệ sản lượng bị bỏ đi hoặc không sản xuất. Về mặt xã hội, thất nghiệp gây ra những tổn thất về người, xã hội, tâm lý nặng nề. Mặc dù, thất nghiệp gây ra những hậu quả xấu đối với xã hội nhưng đòi hỏi một xã hội không có thất nghiệp là vấn đề rất khó khăn, mà các chính sách, các biện pháp của Chính phủ nhằm mục đích giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống đúng bằng thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được áp dụng ở mỗi quốc gia khác nhau, có thể không bằng nhau như ở Mỹ tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 5 - 6%, Nhật tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 3 - 4% ...

LỜI NÓI ĐẦU Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại ở nhiều thời kì, nhiều xã hội. Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của các xã hội hiện đại. Tỷ lệ thất nghiệp cao nó trực tiếp hay gián tiếp tác động tới mọi mặt đời sống xã hội. Khi tỷ lệ thất nghiệp cao thì tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của người dân bị giảm sút. Về mặt kinh tế, mức tỷ lệ thất nghiệp cao đi liền với tỷ lệ sản lượng bị bỏ đi hoặc không sản xuất. Về mặt xã hội, thất nghiệp gây ra những tổn thất về người, xã hội, tâm lý nặng nề. Mặc dù, thất nghiệp gây ra những hậu quả xấu đối với xã hội nhưng đòi hỏi một xã hội không có thất nghiệp là vấn đề rất khó khăn, mà các chính sách, các biện pháp của Chính phủ nhằm mục đích giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống đúng bằng thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được áp dụng ở mỗi quốc gia khác nhau, có thể không bằng nhau như ở Mỹ tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 5 - 6%, Nhật tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 3 - 4% . Đối với nước ta là một nước có dân số đông thì vấn đề việc làm cho người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những vùng ở nông thôn. Việc giải quyết việc làm đang là vân đề bức xúc của toàn xã hội. Trong bài viết này em muốn làm rõ thêm vấn đề " Thất nghiệp những giải pháp tìm kiếm việc làm ". Do lượng kiến thức thời gian có hạn nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót mong thầy cô hướng dẫn bổ sung thêm để bài viết sau em có thể thực hiện tốt hơn. 1 NỘI DUNG I/ Lý thuyết thất nghiệp 1. Ảnh hưởng của thất nghiệp Công ăn việc làm gắn liền với kinh tế thị trường khi không ăn việc làm sẽ trở thành người thất nghiệp. Nạn thất nghiệp là một thực tế nan giải cho mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường. Về mặt kinh tế, mức thất nghiệp cao là thời kỳ GDP thực tế thấp hơn mức tiềm năng của nó mức thất nghiệp cao đi liền với mức cao của sản lượng bị bỏ hoặc không sản xuất. Về mặt xã hội, thất ngiệp gây ra những tổn thất về người, xã hội tạo ra tâm lý nặng nề. 2.Thế nào là thất nghiệp ? Những người thất nghiệpnhững người không có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm. Những người không có việc làm nhưng không tìm được việc làmnhững người ngoài lực lượng lao động đó là những người đang đi học, trông coi nhà cửa, về hưu, quá ốm đau, không đi làm được hoặc thôi không đi tìm việc làm nữa. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số ngưòi trong lực lượng lao động. 3. Phân loại thất nghiệp: Nhìn chung thất nghiệp có thể được phân lọai theo các tiêu thức sau: a, Phân theo loại hình thất nghiệp: - Thất nghiệp chia theo giới tính(nam,nữ) - Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ 2 - Thất nghiệp chia theo lứa tuổi - Thất nghiệp chia theo ngành nghề - Thất nghiệp chia theo chủng tộc dân tộc b, Phân theo loại lý do thất nghiệp - Bỏ việc: tự ý xin thôi việcnhững lý do khác nhau - Mất việc: các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh - Mới vào: lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm c, Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp: Tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp có ý nghĩa phân tích sâu sắc về thực trạng thất nghiệp từ đó tìm ra hướng giải quyết : - Thất nghiệp tạm thời : Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn với ý muốn riêng hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm. Mọi xã hội trong bất kì thời điểm nào đều tồn tại loại thất nghiệp này. Chỉ có sự khác nhau về quy mô số người thời gian thất nghiệp. - Thất nghiệp cơ cấu : Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao động. Loại thất nghiệp này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động. Khi sự biến động này là mạnh kéo dài, nạn thất nghiệp sẽ trở nên trầm trọng chuyển sang thất nghiệp dài hạn. - Thất nghiệp do thiếu cầu : Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động bị giảm xuống nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu. 3 d, Thất nghiệp do yêu tố ngoài thị trường : Loại thất nghiệp này là do các yếu tố chính trị xã hội tác động e, Thất nghiệp tự nguyện tình trạng thất nghiệp không tự nguyện. - Thất nghiệp tự nguyện : là tình trạng thất nghiệp mà ở đó công nhân không muốn làm việc với mức lương trên thị trường lúc đó. Mức lương P S W A E F O Lao động AE là số công nhân có việc làm với mức lương W. EF là số công nhân muốn đi làm nhưng với mức lương cao hơn W. Do vậy đó là lượng thất nghiệp.Nếu mức lương thay đổi linh hoạt sẽ không còn thất nghiệp nữa. - Thất nghiệp không tự nguyện : là tình trạng với mức lương cứng nhắc, không thay đổi, một quỹ lương nhất định chỉ thuê một số lượng công nhân nhất định, số còn lại muốn đi làm với mức lương đó nhưng không tìm được việc làm. Mức Lương P S W ' H G W E 4 O Số lượng lao động Ở mức lương W ', số công nhân muốn đi làm nằm ở G song các doanh nghiệp chỉ thuê ở H, do vậy HG là thất nghiệp không tự nguyện. 4.Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên : - Một trong những khái niệm then chốt của kinh tế vĩ mô hiện đại là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên : Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức mà ở đó các thị trường lao động khác biệt ở trạng thái cân bằng, ở một số thị trường thì cầu quá mức ( hoặc nhiều việc không có người làm ) trong khi đó ở những thị trường khác thì cung quá mức ( hay thất nghiệp ). Gộp lại, tất cả các nhân tố hoạt động để sức ép đối với tiền lương giá cả trên tất cả các thị trường đều cân bằng. - Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn phải lớn hơn số 0.Vì trong một nước rộng lớn, mức độ cơ động cao, thị hiếu tài năng đa dạng, mức cung cầu về số loại hàng hoá dịch vụ thường xuyên thay đổi, tất yếu có thất nghiệp tạm thời cơ cấu. - Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có liên quan chặt chễ với lạm phát ngày càng có xu hướng tăng. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, cần cải thiện dịch vụ thị trường lao động, mở các lớp đào tạo, loại bỏ những trở ngại về chính sách của chính phủ ; tạo việc làm công cộng. II/ Thực trạng, nguyên nhân vấn đề thất nghiệp việc làm ở nước ta hiện nay. 1. Tình hình thất nghiệp. 5 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế khu vực thành thị cả nước là 6,74%. Nếu đem so sánh với 1999 tỷ lệ này giảm 0,11%. Trong 8 vùng lãnh thổ có một vùng tỷ lệ thất nghiệp ở mức 8% ( Đồng Bằng Sông Hồng ). Một vùng trên mức 7% ( Bắc Trung Bộ ). Các vùng còn lại tỷ lệ thất nghiệp giao động 6% đến dưới 7% so với các năm trước tỷ lệ thất nghiệp các vùng đều giảm nhưng không đáng kể. Trong 61 tỉnh thành phố có 20 tỉnh tỷ lệ thất nghiệp năm 2000 tăng so với 1999, trong đó có một tỉnh gia tăng ở mức trên 2%, 2 tỉnh tăng từ mức 4 đến dưới 2%, 6 tỉnh tăng từ 0,5 đến dưới 1%, 11 tỉnh ở mức dưới 0,5%. Cả nước có 41 tỉnh giảm tỷ lệ thất nghiệp so với 1999, trong đó hầu hết giảm ở dưới mức 0,5%. Riêng các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng tỷ lệ thất nghiệp tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao ( trên 8% ) thành thị có xu hướng tăng. Thời gian nhàn rỗi, thiếu việc làm ở nông thôn là : Năm 1998 là 29,12% ; Năm 1999 là 31,14%. 2. Thực trạng lực lượng lao động ở Việt Nam * Quy mô lực lượng lao động ở Việt Nam giai đoạn 1997 - 2001 : Tính đến 1/7/2001, tổng lực lượng lao động cả nước có 38.643.089 người, so với cùng thời điểm năm 1997 tăng bình quân 975.645 người, với tốc độ 2,7%/năm, trong khi đó tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của thời kì này là 1,5%/năm. Theo dự báo của Uỷ ban dân số quốc gia ở giai đoạn 2002 - 2005 tỷ lệ gia tăng dân số bình quân hàng năm vào khoảng 1,16%/năm, đến năm 2005 dân số nước ta sẽ là 82.492,6 ngàn người. Tỷ lệ lực lượng lao động chiếm trong 6 tổng số dân năm 1997 2001 lần lượt là 0,48 0,50, bình quân mỗi năm tăng 4 0 / 00 . Dự kiến giai đoạn 2002 - 2005 hàng năm tăng khoảng 3,5 0 / 00 lực lượng lao động năm 2005 chiếm khoảng 51,75% tổng dân số với 422.689,9 ngàn người. Qua thống kê dân số cho thấy nếu không có chính sách giải pháp kết hợp đồng bộ thì rất khó trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức 5% vào năm 2001. * Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tiếp tục được nâng cao. - Năm 1997, lực lượng lao động khu vực thành thị chỉ chiếm 19,06% tổng lực lượng lao động cả nước, năm 2001 đã tăng lên 22,56%, trong khi tỷ lệ lực lượng lao động ở khu vực nông thôn giảm từ 80,94% xuống còn 77,44%. Dự báo trong những năm tới, tỷ lệ lực lượng lao động ở khu vực thành thị càng tiếp tục tăng nhanh hơn cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hoá. - Số người chưa biết chữ chưa tốt nghiệp cấp I chiếm trong tổng lực lượng lao động ngày càng giảm cả về số lượng tỷ lệ. Năm 1997, tỷ lệ này là 26,67% đến năm 2001 giảm xuống còn 20,49%. Bình quân hàng năm giảm được 338.021 người với tốc độ giảm 3,86%/năm. - Số người tốt nghiệp cấp III tăng nhanh cả về số lượng tỷ lệ : Năm 1997 tỷ lệ này là 13,47%, đến năm 2001 tăng lên 17,23% ; bình quân hàng năm tăng thêm 495.258 người với tốc độ tăng 9,22%/năm. Ở khu vực thành thị, nông thôn tình hình cũng diễn ra tương tự, tuy nhiên trình độ học vấn của lực lượng lao động ở thành thị vẫn vượt khá xa so với nông thôn. - Lao động đã qua đào tạo tư sơ cấp, học nghề trở lên tăng đáng kể cả về số lượng tỷ lệ chiếm trong tổng lực lượng lao động.Năm 1997, tỷ lệ này 7 là 11,81% đến năm 2001 tăng lên 15,51% ; bình quân hàng năm tăng thêm 472.038 người,với tốc độ tăng 9,92%/năm. Trong đó tăng nhiều nhất nhanh nhất là lao động được đào tạo ở trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên ( 174.343 người với tốc độ tăng 16,86%/năm ), tiếp đến là lao động đã qua đào tạo nghề - công nhân kỹ thuật ( 131.905 người với tốc độ tăng 7,58%/năm ) ; thấp nhất là tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp cũng tăng thêm được hàng năm 131.905 người với tốc độ tăng 8,64%/năm ; ở các vùng lãnh thổ, khu vực thành thị, nông thôn, các tỉnh trọng điểm nhiều tỉnh trong cả nước cũng diễn ra xu hướng tương tự. Tuy nhiên, so với yêu cầu, đội ngũ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, trong đó đáng chú ý nhất là : - Sự phân bố lực lượng đã qua đào tạo từ sơ cấp - học nghề trở lên cũng như từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chủ yếu tập trung ở thành thị, đặc biệt là các khu đô thị trọng điểm ( Hà Nội, Hải Phòng, Tp Hồ Chí Minh .). Lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 77,44% nhưng lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp - học nghề trở lên chỉ chiếm 46,26% trong tổng số lao động đã qua đào tạo của cả nước ; với lao động có trình độ từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên, tỷ lệ này chỉ có 40,96%. - Cấu trúc đào tạo của lực lượng lao động đã qua đào tạo vốn đã rất bất hợp lý lại càng bất hợp lý hơn. Năm 1997, cấu trúc đào tạo là 1-1,7-2,4 ( tức là ứng 1 lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thì có 1,7 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp 2,4 lao động có trình độ sơ cấp - học nghề - công nhân kỹ thuật ) ; năm 2001 cấu trúc này là 1-1,2-1,7 trong khi mục tiêu của Nghị quyết Trung ương đề ra là 1- 4-10. * Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm thường xuyên chia theo nhóm ngành : 8 Năm 2001 có sự dịch chuyển rõ rệt so với năm 1997 theo hướng : giảm cả về số lượng tỷ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp, tăng cả về số lượng tỷ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành Công nghiệp, Xây dựng Dịch vụ. Năm 1997 có 23.601.918 người làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư, chiếm 69,80% so với tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân nói chung, đến năm 2001 giảm xuống còn 22.669.907 người chiếm 62,56% ; trong khi đó lao động làm việc trong các ngành Công nghiệp Xây dựng tăng từ 3.566.513 người ( năm 1997 ) lên 4.743.705 người ( năm 2001 ) tỷ lệ so với tổng số đã tăng từ 10,55% lên 13,15%; lao động làm việc trong các ngành dịch vụ cũng tăng nhanh cả về số lượng lẫn tỷ lệ ( từ 6.643.564 người lên 8.791.950 người từ 19,64% lên 24,29% ). 3. Nguyên nhân tình trạng thất nghiệp hiện nay * Thiếu kỹ năng : Ở nước ta, nguồn lực lao động hiện nay chất lượng thấp chủ yếu là lao động phổ thông làm công việc đơn giản. Theo kết quả điều tra của bộ lao động thương binh xã hội năm 1999, thì số lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm 91,94% tổng số lao động nông thôn, số người mù chữ chưa tốt nghiệp cấp I chiếm 24,8% ( thành thị là 12,89% ). * Mật độ dân số tăng nhanh : Mật độ dân số tăng nhanh làm cho diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người nước ta chỉ là 0,1ha. Tốc độ gia tăng dân số cao ( hàng năm bổ sung thêm 1 triệu lao động ) càng làm cho diện tích bình quân đầu người giảm ( bình quân giảm 11%/ năm ). 9 * Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp ở nông thôn những năm qua tuy từng bước có thay đổi nhưng diễn ra còn chậm chưa ổn định từ 1.988 đến nay trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 70% giá trị sản xuất dịch vụ ở nông thôn. Cơ cấu lao động biến đổi chậm, lao động nông nghiệp chiếm gần tới 80% tổng số lao động xã hội. III/ Giải pháp giải quyết việc làm Một là : Tiếp tục giảm tỷ lệ tăng dân số, sớm ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý ( khoảng 83 triệu dân vào năm 2005, 88 triệu dân vào năm 2010 ; giải quyết đồng bộ, từng bước có trọng điểm chất lượng dân số, cơ cấu dân số phân bố dân cư ). Hai là : Giải quyết việc làm là một hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế - xã hội. Đến năm 2005, khoảng 40 triệu lao động có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5 - 6%, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80% ; đồng thời ưu tiên đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi xã hội ( trường, trạm ), hệ thống chợ nông thôn, phát triển hệ thông thị trấn, thị tứ trong nông thôn ; chương trình phát triển việc làm thu hút lao động tại chỗ ; các chương trình mở rộng phát triển làng nghề, xã nghề, phố nghề, doanh nghiệp vừa nhỏ. Mặt khác, chú trọng đầu tư có hiệu quả cho các chương trình khả thi nhằm thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi ; đổi mới kỹ thuật phương pháp canh tác, công nghệ, kỹ thuật sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch ; nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả của lao động làm việc trong khu vực nông 10

Ngày đăng: 24/07/2013, 10:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan