Khảo Nghiệm Bộ Giống Khoai Lang Nhập Nội Từ Chương Trình Cây Có Củ Của CIP Trên Vùng Đất Xám Bạc Màu Vụ Hè Thu 2007 Tại Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

53 176 0
Khảo Nghiệm Bộ Giống Khoai Lang Nhập Nội Từ Chương Trình Cây Có Củ Của CIP Trên Vùng Đất Xám Bạc Màu Vụ Hè Thu 2007 Tại Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Khảo Nghiệm Bộ Giống Khoai Lang Nhập Nội Từ Chương Trình Cây Có Củ Của CIP Trên Vùng Đất Xám Bạc Màu Vụ Hè Thu 2007 Tại Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Cao Xuân Tài SVTH: Lê Quang Cử Lớp: TC03NH MSSV: 03213008 Tp. HCM, 2007 i Khảo Nghiệm Bộ Giống Khoai Lang Nhập Nội Từ Chương Trình Cây Có Củ Của CIP Trên Vùng Đất Xám Bạc Màu Vụ Hè Thu 2007 Tại Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh Tác giả Lê Quang Cử (Luận văn được đệ trình cấp bằng kỹ sư nông nghiệp) Tp. HCM, 2007 ii LỜI CẢM TẠ Con xin chân thành ghi ơn sâu sắc công ơn Cha Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ con nên người ngày hôm nay. Chân thành cảm tạ : ™ Chân thành cảm tạ thầy Cao Xuân Tài, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. ™ Cô Trịnh Thị Bích Hợp, Phòng Trồng Trọt Trung Tâm Nghiên Cứu Và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này. ™ Ban giám hiệu trường, ban chủ nhiệm khoa Nông Học cùng toàn thể thầy cô trong và ngoài khoa đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em trong suốt 5 năm qua. ™ Tất cả các anh chị và các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2007 Lê Quang Cử iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Khảo nghiệm bộ giống khoai lang nhập nội từ chương trình cây có củ của CIP trên vùng đất xám bạc màu vụ hè thu 2007 tại Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại Trại Thực Nghiệm, Trung Tâm Nghiên Cứu Và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện 2552007 209 2007. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố gồm có 10 giống với 3 lần lặp lại. Kết quả thu được: + Năng suất củ thực thu: Trong 9 giống khảo nghiệm và 1 giống đối chứng, kết quả cho thấy có 6 giống đạt năng suất củ thực thu cao nhất kể cả giống đối chứng. Ningshu 1 đạt năng suất 234,9 tạha KB1 (Đối chứng) đạt năng suất 193,2 tạha Yanshu 1 đạt năng suất 150,3 tạha Giống Beauregard đạt năng suất 137,6 tạha. Hai giống Xushu 18 và Fengshoubai có năng suất tương đương nhau 131,3 tạha. Giống đạt năng suất củ thấp nhất: Huambachero (27,8 tạha), các giống còn lại đạt năng suất trung bình từ 60,6 – 70,7 tạha. + Về phẩm chất: Trong 7 giống đã được phân tích, giống Fengshoubai có lượng đường thấp nhất (13,41 %) nhưng đạt lượng tinh bột cao (11,62 %). Giống Ningshu 1 và giống KB1 (đối chứng) có lượng đường tương đương đạt 17,03 % và 17,40 %. Giống Yanshu 1 và Beauregard có lượng tinh bột thấp nhất đạt 10,96 %. iv MỤC LỤC Nội dung Trang Trang tựa ................................................................................................................. i Lời cảm tạ................................................................................................................ ii Tóm tắt ..................................................................................................................... iii Mục lục .................................................................................................................... iv Danh sách các bảng biểu ......................................................................................... v Danh sách các đồ thị hình ..................................................................................... vi Chương 1: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1 1.2 Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 2 1.2.1 Mục đích của đề tài ...................................................................................... 2 1.2.2 Yêu cầu của đề tài......................................................................................... 2 1.2.3 Giới hạn của đề tài ........................................................................................ 2 1.3 Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới ...................................................... 2 1.4 Tình hình nghiên cứu sản xuất khoai lang trong nước ...................................... 4 Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................ 7 2.1.1 Giống và các nguồn giống .............................................................................. 7 2.1.2 Đất đai ............................................................................................................. 8 2.1.3 Phân bón ......................................................................................................... 8 2.1.4 Thời tiết và khí hậu ........................................................................................ 8 2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm .......................................................................... 9 2.3 Quy trình kỹ thuật .............................................................................................. 9 2.3.1 Chuẩn bị đất .................................................................................................... 9 2.3.2 Chuẩn bị giống ............................................................................................... 10 2.3.3 Mật độ khoảng cách trồng ........................................................................... 10 2.3.4 Chăm sóc ........................................................................................................ 10 v 2.4 Các chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................... 10 2.4.1 Chỉ tiêu hình thái ............................................................................................ 10 2.4.2 Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển ................................................................... 11 2.4.3 Chỉ tiêu sinh lý ................................................................................................ 11 2.4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ................................................. 11 2.4.5 Tình hình sâu bệnh hại ................................................................................... 12 2.4.6 Phân tích phẩm chất củ sau thu hoạch ............................................................ 12 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Chỉ tiêu hình thái ............................................................................................... 13 3.2 Sinh trưởng – phát triển ..................................................................................... 13 3.2.1 Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển ........................................................................ 16 3.2.2 Chỉ tiêu biến đổi trọng lượng tươi thân lá ...................................................... 19 3.2.3 Chỉ tiêu biến đổi trọng lượng tươi rễ củ ......................................................... 22 3.2.4 Chỉ số TR ....................................................................................................... 24 3.3 Chỉ tiêu sinh lý ................................................................................................... 25 3.3.1 Diện tích lá chỉ số diện tích lá ...................................................................... 25 3.3.2 Hiệu suất quang hợp thuần ............................................................................. 27 3.4 Chỉ tiêu kinh tế ................................................................................................. 28 3.4.1 Thời gian sinh trưởng của các giống .............................................................. 28 3.4.2 Tình hình sâu bệnh hại ................................................................................... 29 3.4.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ................................................. 29 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận .............................................................................................................. 37 4.2 Đề nghị .............................................................................................................. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... PHỤ LỤC ............................................................................................................... vi DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng Trang 1.1 Tình hình sản xuất khoai lang ở một số nước trên thế giới ............................. 3 1.2 Tình hình sản xuất khoai lang ở một số nước Châu Á ................................... 4 1.3 Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam ...................................................... 6 1.4 Các tỉnh có năng suất khoai lang cao .............................................................. 6 2.1 Giống và nguồn gốc giống thí nghiệm ............................................................ 7 2.2 Kết quả phân tích đất trước khi tiến hành thí nghiệm ..................................... 8 2.3 Số liệu khí tượng các tháng thực hiện thí nghiệm ........................................... 8 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................... 9 3.1 Đặc điểm hình thái các giống thí nghiệm ...................................................... 15 3.2 Biến đổi chiều dài dây chính ......................................................................... 16 3.3 Tổng số lá trên dây ở các giai đoạn sinh trưởng ........................................... 17 3.4 Tổng số nhánh trên dây ở các giai đoạn sinh trưởng ..................................... 19 3.5 Biến đổi trọng lượng tươi thân lá .................................................................. 20 3.6 Biến đổi trọng lượng tươi rễ củ ..................................................................... 22 3.7 Biến đổi tỷ số TR .......................................................................................... 24 3.8 Biến đổi diện tích lá trên dây ......................................................................... 26 3.8’ Biến đổi chỉ số lá .......................................................................................... 26 3.9 Hiệu suất quang hợp thuần ............................................................................ 28 3.10 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .............................................. 31 3.11 Đặc tính của một số giống khoai lang có triển vọng ................................... 32 3.12 Phẩm chất củ................................................................................................ 34 vii DANH SÁCH CÁC HÌNH ĐỒ THỊ ĐỒ THỊ Trang 3.1 Biểu diễn trọng lượng tươi thân lá..................................................................... 21 3.2 Biểu diễn trọng lượng tươi rễ củ ....................................................................... 23 3.3 Biểu diễn năng suất củ tươi một số giống có triển vọng ................................... 32 HÌNH Hình 1 Toàn cảnh ruộng thí nghiệm trên đồng ruộng ............................................ 38 Hình 2 Sâu bệnh xuất hiện trong vườn thí nghiệm.................................................. 39 Hình 3 Hình ảnh một số giống cho năng suất cao ................................................... 40 1 Chương 1 GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây khoai lang (Impomoea batatas) là một loại cây lương thực và đứng thứ ba sau lúa, ngô được trồng nhiều trên thế giới, nhiều nhất là Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, nó có khả năng thích ứng với vùng sinh thái rộng như: đất đai, khí hậu, kỹ thuật canh tác, dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, thân lá phát triển mạnh, phủ cỏ tốt. Đặc biệt khi thu hoạch có thể đạt được năng suất cao (kể cả năng suất củ và năng suất dây). Khoai lang còn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và trong việc đảm bảo an toàn lương thực. Ở nhiều vùng khoai lang còn tạo nên thu nhập chính cho các hộ nông dân. Khoai lang có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như: tinh bột, đường, Protit, Lipit, Vitamin và axít không thay thế. Khoai lang được dùng làm lương thực, ăn tươi và chế biến dưới dạng tinh bột với hàng trăm món ăn. Khoai lang còn là nguyên liệu của ngành chế biến, cung cấp rau, làm thức ăn cho người và gia súc, việc sử dụng khoai lang làm thức ăn cho gia súc đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia đình phát triển. Đặc biệt đối với những vùng sản xuất nông nghiệp bởi vì cây khoai lang rất dễ tính, trồng được trên các chân đất khác nhau và nhiều vụ trong năm. Ở Việt Nam có tập quán trồng khoai lang từ lâu đời, tuy nhiên năng suất còn thấp và bấp bênh do sử dụng giống địa phương đã bị thoái hoá kỹ thuật nhân giống, chọn giống, ít quan tâm, nhất là những giống khoai lang mới được nhập nội vào nước ta. Do đó công tác nghiên cứu chọn giống khoai lang cho năng suất cao, phẩm chất tốt có ý nghĩa rất quan trọng. Để khắc phục tình trạng trên việc khảo nghiệm chọn lọc những giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp cho sản xuất cho địa phương là cần thiết. 2 Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi tiến hành thí nghiệm “Khảo nghiệm bộ giống khoai lang nhập nội từ chương trình cây có củ của CIP trên vùng đất xám bạc màu vụ hè thu 2007 tại Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh”. 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.2.1 Mục đích đề tài Đề tài được thực hiện với mục đích tìm ra được những giống khoai lang cho năng suất cao, phẩm chất tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái và tình hình sản xuất ở vùng đất xám miền Đông Nam Bộ. 1.2.2 Yêu cầu đề tài Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật Đảm bảo một cách tương đối đồng đều các thao tác khi tiến hành đề tài. Thu nhận đầy đủ, chính xác các số liệu và chỉ tiêu trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với vùng sinh thái và thị hiếu người tiêu dùng. 1.2.3 Giới hạn của đề tài Thời gian thực tập một vụ, thí nghiệm trên một diện tích nhỏ nên mới chỉ nhận xét đánh giá sơ bộ chưa đủ cơ sở để kết luận một cách chắc chắn nhất. 1.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG TRÊN THẾ GIỚI Khoai lang có nguồn gốc từ bán đảo Iucatan ở châu Mỹ La Tinh. Khoai lang có tính thích ứng rộng, trồng được ở nhiều điều kiện khác nhau, cây khoai lang được đưa vào Việt Nam từ Phúc Kiến Trung Quốc vào cuối thế kỷ 16, khoai lang được trồng trong phạm vi rộng lớn, từ vĩ tuyến 40 độ Bắc đến 40 độ Nam và lên đến độ cao 2300m so với mặt nước biển. Tuy nhiên hiện nay cây khoai lang vẫn được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới và Á nhiệt đới, khoảng 80% khoai lang trên thế giới được trồng ở Châu Á, 15% ở châu Phi và 5% ở các nước còn lại. Năm 2002 toàn thế giới có 111 nước trồng khoai lang với tổng diện tích khoảng 9,39 triệu ha, năng suất bình quân 15,03 tấnha, đạt tổng sản 3 lượng 141,22 triệu tấn (theo FAO 2001). Sáu nước có sản lượng khoai lang lớn nhất trên thế giới là Trung Quốc (118,17 triệu tấn), Uganda (2,39 triệu tấn), Indonesia (1,62 triệu tấn), Ấn Độ (1,25 triệu tấn), Nhật (1,07 triệu tấn), (Theo bài giảng cây Khoai Lang – Trần Thị Dạ Thảo, 2003). Trung Quốc là nước có năng suất và sản lượng khoai lang đứng đầu thế giới năm 2000 với diện tích là 5,820 triệu ha, năng suất đạt 20,29 tấnha, sản lượng đạt (118,17 triệu tấn). Nigeria là nước có trụ sở của II TA cũng là nơi phóng thích ra nhiều giống khoai lang tốt. Viện II TA đã tìm ra những giống có thời gian sinh trưởng 140 ngày đạt năng suất 21 – 41 tấn trong điều kiện không phân bón. Viện này cũng đã đưa vào sản xuất giống khoai lang vỏ đỏ TIS 2498 năng suất 36,7 tấn ha, giống khoai lang vỏ trắng TIS 9265 năng suất 41,1 tấnha, ít bị nhiễm sùng (II ta 1985). Ấn Độ có 5 giống khoai lang được công nhận là giống khoai lang quốc gia: Sree, Nandini (76 op 219), Sree vardhini (76 – op 219), HL41, HL42, HL268 (ISOTUC 1993). Indonesia là nước trồng khoai lang đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Việt Nam, có 3 giống được phóng thích trong những năm gần đây là N736, TIS 1487, TIS2353 đạt năng suất từ 42,3 57,8 tấn củha. Banglades gần đây giới thiệu 2 giống triển vọng là Do, D53 năng suất đạt 35 tấnha. Ở Nhật có hai giống khoai lang vừa cho năng suất cao vừa cho phẩm chất ngon là: Notin 37 và Notin 41. Bảng 1.1: Tình hình sản xuất khoai lang ở một số nước lớn trên thế giới năm 2000 Quốc gia Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấnha) Sản lượng (triệu tấn) Trung Quốc 5,82 20,29 118,17 Uganda 0,55 4,32 2,39 Nigeria 0,38 6,47 2,46 (Nguồn: FAO, 2001) 4 Bảng 1.2: Tình hình sản xuất khoai lang ở một số nước Châu Á năm 2000 (không kể Trung Quốc) Quốc gia Diện tích (ngàn ha) Năng suất (tấnha) Sản lượng (triệu tấn) Việt Nam 257,9 6,43 1,61 Indonesia 117,0 9,19 1,62 Ấn Độ 145,0 8,62 1,25 Philippin 128,1 4,32 0,55 New Guinea 102,0 4,71 0,48 Nhật 43,4 24,73 1,07 Bangladesh 41,2 9,28 0,38 Thái Lan 8,2 17,02 0,14 Thế giới 9497,0 14,84 140,90 ( Nguồn: FAO, 2001) 1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT KHOAI LANG TRONG NƯỚC Khoai lang đã được trồng lâu đời ở Việt Nam. Có thể nói nó chỉ đứng sau lúa và ngô, suốt từ Nam ra Bắc tỉnh nào cũng trồng khoai lang. Tuy nhiên có tỉnh trồng nhiều, có tỉnh trồng ít, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam) có diện tích trồng khoai lang rất lớn vì khoai lang dễ tính, trồng được trên nhiều loại đất, ít sâu bệnh. Diện tích khoai lang của Việt Nam năm 2000 đạt 257,9 ngàn ha, năng suất đạt 6,430 tấnha, sản lượng đạt 1,610 triệu tấn. Một số tỉnh có năng suất khá cao như: Vĩnh Long 8,26 tấnha, Kiên Giang 9 tấnha, Sóc Trăng 9,42 tấnha, Bến Tre 8,8 tấnha. Năm 1998 các tỉnh có diện tích trồng khoai lang lớn là Nghệ An (29,5 ngàn ha), Thanh hoá (27,1 ngàn ha), Hà Tĩnh (18 ngàn ha), Quảng Nam (12,2 ngàn ha), Hà Tây (11,7 ngàn ha) (Theo thống kê năm 1999). Năm 1991 Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Viện Nghiên Cứu Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam trong chương trình cây có củ quốc gia đã nhập nội và tổ chức sưu tập nguồn gen trong cả nước được 8,988 mẫu giống và dòng lai. Các nguồn gen 5 này hiện lưu trữ tại Trung Tâm Cây Có Củ thuộc Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam và Trung Tâm Nghiên Cứu Nông Nghiệp Hưng Lộc. Kết quả chọn tạo giống khoai lang từ năm 1991 – 1995 của Trung tâm Nghiên Cứu Nông Nghiệp Hưng Lộc và Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh hiện đã tuyển chọn được 36 dòng triển vọng có năng suất củ tươi cao, phẩm chất ngon và giới thiệu các giống khoai lang tốt như: K4, HL – 4, NC1525, HL – 419, HL – 518. Năm 19931994 giống K4, HL – 4, TN66 đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công nhận là Giống Quốc Gia (Theo Hoàng Kim, Nguyễn Thị Sâm, Nguyễn Thị Thuỷ, Nguyễn Đức Tuyên, Trương Văn Hộ và Entique Chujoy, 1995). 6 Bảng 1.3: Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 2000 Năm Diện tích (ngàn ha) Năng suất (tấnha) Sản lượng (ngàn tấn) 1990 1321,1 6,01 1929,0 1991 356,2 6,00 2137,3 1992 404,9 6,40 2593,0 1993 387,1 6,21 2404,8 1994 343,8 5,54 1905,8 1995 304,6 5,53 1685,8 1996 275,6 5,56 1697,0 1997 254,4 6,33 1691,0 1998 231,6 5,95 1517,3 1999 270,2 6,45 1744,6 2000 254,3 6,33 1611,3 (Bài giảng cây màu, Trần Thị Dạ Thảo, 2003) Bảng 1.4: Các tỉnh có năng suất khoai lang cao (tấnha) Tỉnh Năm 1997 Năm 1998 Vỉnh Long 23,27 8,26 Kiên Giang 18,50 9,00 Sóc Trăng 9,00 9,42 Bến Tre 8,60 8,80 TP. Hồ Chí Minh 7,50 9,00 Hưng Yên 11,00 8,93 Hải Dương 9,09 8,85 (Bài giảng cây màu, Trần Thị Dạ Thảo, 2003) 7 Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1 VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM 2.1.1 Giống và các nguồn giống Có 10 giống khoai được chọn làm thí nghiệm gồm: Huambachero (422656), Xushu 18 (440025), Ningshu1 (40027), Mohc (440034), Ncsu1560 (440093), Beauregard (440132), Kemb 37 (440170), Fengshoubai (440029), Yanshu 1 (440024), Kb1 (đối chứng). Bảng 2.1: Giống và nguồn gốc giống thí nghiệm Nghiệm thức Giống Nguồn gốc Năm nhập vào Nam 1 Huambachero (422656) Trung tâm khoai tây quốc tế 022006 2 Xushu 18 (440025) Trung tâm khoai tây quốc tế 022006 3 Ningshu1 (40027) Trung tâm khoai tây quốc tế 022006 4 Mohc (440034) Trung tâm khoai tây quốc tế 022006 5 Ncsu1560 (440093) Trung tâm khoai tây quốc tế 022006 6 Beauregard (440132) Trung tâm khoai tây quốc tế 022006 7 Kemb 37 (440170) Trung tâm khoai tây quốc tế 022006 8 Fengshoubai (440029) Trung tâm khoai tây quốc tế 022006 9 Yanshu 1 (440024) Trung tâm khoai tây quốc tế 022006 10 KB1 (Đối chứng) Địa phương miền Bắc 022006 8 2.1.2 Đất đai Thí nghiệm được bố trí trên vùng đất xám bạc màu Thủ Đức tại Khu Thực Nghiệm, Trung Tâm Nghiên Cứu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích đất được trình bày ở bảng sau: Bảng 2.2: Kết quả phân tích đất ở độ sâu 0 20 cm trước khi tiến hành thí nghiệm Thành phần cơ giới (%) pH Mùn Tổng số (%) P2O5 dễ tiêu (mg100g đất) Cation trao đổi (meq100g đất) Cát Thịt Sét H2O KCl 1,56 N P2O5 K2O 5,3 K+ Ca2+ Mg2+ 94 4 2 6,3 5,4 0,05 0,04 0,07 0,13 0,27 0,09 (Nguồn: Phòng Nông hoá Thổ nhưỡng, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, 2006). 2.1.3 Phân bón Lượng phân chuồng: 6 tấn phân chuồngha Lượng phân hoá học: 80 kg Nha; 60 kg P205 ha; 120 kg K20 ha. 2.1.4 Thời tiết và khí hậu Số liệu khí tượng thuỷ văn trong thời gian thực hiện thí nghiệm từ ngày 25507 đến 2092007 được trình bày ở bảng sau: Bảng 2.3: Số liệu khí tượng các tháng thực hiện thí nghiệm Tháng Nhiệt độ (oC) Ẩm độ TB(%) Lượng mưa (mm) Lượng nước bốc hơi (mm) Số giờ nắng (giờ) 5 28,9 73 274 99 180 6 28,7 80 189 87 145 7 27,7 80 418 79 147 8 27,9 79 413 82 180 (Đài khí tượng thuỷ văn Tp. Hồ Chí Minh) 9 2.2 PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 2552007 – 2092007. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố với 10 nghiệm thức (mỗi giống là 1 nghiệm thức) và 3 lần lặp lại. Diện tích ô thí nghiệm: 15 m2. Diện tích thí nghiệm: 450 m2. Diện tích bảo vệ: 154 m2. 2.3 QUY TRÌNH KỸ THUẬT Thực hiện theo quy trình kỹ thuật của chương trình cây có củ quốc gia. Bảng 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.3.1 Chuẩn bị đất Đất được cày 2 lần và bừa 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Lên luống bằng tay trước khi trồng 1 ngày. 1 4 6 5 7 2 8 3 10 9 5 2 8 7 9 6 4 1 3 10 4 8 7 6 5 3 10 9 1 2 REP III BẢO VỆ BẢO VỆ BẢO VỆ BẢO VỆ REP I REP II 10 2.3.2 Chuẩn bị giống Giống được lấy tại Trung Tâm ngiên cứu và chuyển giao KHCN, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, cắt trước 1 ngày, chiều dài hom 25 – 30 cm, chọn hom mạnh khoẻ, không nhiễm sâu bệnh. 2.3.3 Mật độ và khoảng cách trồng Khoảng cách trồng: 1,1 x 0,2 m Mật độ: 42000 hom ha Cách trồng: Trồng theo phương pháp dọc luống 2.3.4 Chăm sóc Làm cỏ và bón phân Bón phân thường kết hợp với làm cỏ, nhấc dây 15 ngàylần Lượng phân : + Phân hữu cơ: 6 tấn phân chuồng ha + Phân vô cơ: 80 kg Nha; 60 kg P205ha; 120 kg K20ha; Vibasu 10 H: 1kg396m2 Cách bón: + Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 0,5kg vibasu. + Bón thúc được chia làm 2 lần: Lần 1: 20 ngày sau trồng: 23 N + 13 K2O Lần 2: 35 ngày sau trồng: 13 N + 23 K2O + 0,5 kg Vibasu. Phương pháp bón: Xả hai bên luống bón dọc theo luống xả sau đó vun đất lại. Phòng trừ sâu bệnh: Quan sát và theo dõi khi có sâu bệnh xuất hiện thì phun thuốc. 2.4 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 2.4.1 Chỉ tiêu hình thái Quan sát dạng lá, thân, màu sắc lá, màu sắc thân ở giai đoạn 50 – 60 ngày sau trồng. Quan sát màu sắc, hình dáng vỏ, ruột củ lúc thu hoạch. 11 2.4.2 Chỉ tiêu sinh trưởng – phát triển Đo chiều dài thân chính (cm): Đo từ gốc đến ngọn các cây theo dõi, theo dõi lúc cây được 20 ngày sau trồng (10 ngày theo dõi 1 lần). Đếm số lá trên các cây theo dõi, theo dõi lúc cây được 20 ngày sau trồng (10 ngày theo dõi 1 lần). Đếm số nhánh hiện có trên cây theo dõi, theo dõi lúc cây được 20 ngày sau trồng (10 ngày theo dõi 1 lần). Biến thiên trọng lượng tươi: thân, lá, rễ, củ, cân toàn bộ thân lá rễ củ của các cây lấy mẫu ở giai đoạn 30, 50, 70, 90, 110 ngày sau trồng (20 ngày theo dõi 1 lần). Biến thiên trọng lượng khô thân lá, rễ củ khô, lấy mẫu các dây ở giai đoạn 30, 50, 70, 90, 110 ngày sau trồng (20 ngày theo dõi 1 lần). Tỷ số TR (trọng lượng khô thân lá chia cho trọng lượng khô rễ, củ ở giai đoạn 30, 50, 70, 90, 110 ngày sau trồng), (20 ngày theo dõi 1 lần). 2.4.3 Chỉ tiêu sinh lý Diện tích lá: Tính bằng phương pháp cân nhanh, chỉ số diện tích lá tính theo công thức (m2 lá m2 đất). Hiệu suất quang hợp thuần tính theo công thức Priso: NAR = (W2W1) (L1 + L2) t 12 Trong đó: W1, W2: trọng lượng khô thân, lá, rễ, củ đo lần 1, lần 2 L1, L2: diện tích lá đo lần 1, lần 2 t: Thời gian giữa 2 lần đo 2.4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Năng suất củ lý thuyết: cân 10 dây theo dõi qua 3 lần lặp lại. + Số củdây + Trọng lượng củdây Năng suất củ thực thu: trọng lượng củ thu được ở 3 lần lặp lại. 12 + Cân trọng lượng thân lá của từng giống ở 3 lần lặp lại 2.4.5 Tình hình sâu bệnh hại Trong thời gian thí nghiệm chỉ quan sát các sâu bệnh hại chính phát sinh trên ruộng khoai lang như sâu ăn lá và sâu đục dây. 2.4.6 Phân tích phẩm chất củ sau thu hoạch + Sau thu hoạch lấy mẫu củ tươi từng giống rửa sạch, cắt lát phơi khô, sấy để tính: Hàm lượng chất khô (%) Hàm lượng nước (%) Hàm lượng tinh bột (%) Hàm lượng đường (%) + Đánh giá bằng cảm quan: Luộc, nếm thử, cho điểm và xếp loại. 13 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 CHỈ TIÊU HÌNH THÁI Khoai lang rất đa dạng và phong phú về chủng loại, do đó mỗi một giống khoai lang mang một sắc thái đặc trưng riêng và các đặc trưng này cũng là biểu hiện để chúng ta có thể phân biệt được giống với nhau và đánh giá tiềm năng của chúng. Theo Đinh Thế Lộc (1979), các giống khoai lang có năng suất cao thường có những đặc trưng hình thái, đặc tính sinh lý biểu hiện tương đối rõ rệt Thân: dạng thân đứng, mập, ít bò lan, đốt ngắn, ít rễ phụ. Lá: to xanh đậm, góc độ lá so với thân chính nhỏ, lá đứng. Củ: to, đều, da củ nhẵn láng, củ phân hoá sớm. Vì thế những giống khoai lang nào đạt được đặc trưng hình thái trên thì từ mặt kết cấu thượng tầng mạnh, hiệu suất quang hợp và cường độ hô hấp cao sẽ đạt được năng suất cao. Thông qua thí nghiệm khảo nghiệm bộ giống khoai lang nhập nội từ chương trình cây có củ của CIP trên vùng đất xám bạc màu vụ Hè Thu 2007 tại Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Chúng tôi ghi nhận một số kết quả về đặc trưng hình thái của 10 giống khoai lang được trình bày ở bảng 3.1. 3.2 SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang chủ yếu bao gồm các quá trình sinh trưởng thân lá và rễ củ. Căn cứ vào đặc tính thực vật học có thể chia sự sinh trưởng của cây khoai lang thành các giai đoạn: Giai đoạn mọc mầm và ra rễ, giai đoạn phân cành và kết củ, giai đoạn sinh trưởng thân lá, giai đoạn sinh trưởng của củ. Mỗi một giống khoai lang đều mang đặc tính sinh trưởng, phát triển khác nhau và ngay trong từng một giống cũng khác nhau trong từng giai đoạn. Ngoài ra điều kiện 14 ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển củ cây khoai lang. Ánh sáng nhiều, ẩm độ cao thích hợp cho thời kỳ phát triển thân lá. Nhiệt độ thích hợp cho thân lá phát triển là 2528oC. Ngày ngắn, cường độ ánh sáng lớn thích hợp cho sự ra rễ, nhiệt độ thích hợp cho quá trình lớn lên của củ là 2224oC, ẩm độ 7080%. 15 Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái của các giống tham gia thí nghiệm Giống Chỉ tiêu Huambachero Xushu 18 Ningshu 1 Mohc Ncsu 1560 Beauregard Kemb 37 Fengshoubai Yanshu 1 KB1 THÂN Hình dáng Hơi đứng Bò Bò Bò Bò Bò Bò Bò Bò Bò Màu sắc Tím đậm Vàng Xanh Xanh Xanh Xanh phớt tím Xanh Xanh Xanh phớt tím Xanh phớt tím Chiều dài Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Dài Dài Dài Dài Trung bình Trung bình Lông thân Ít Nhiều Ít Ít Ít Ít Ít Ít Ít Nhiều Sức đẻ nhánh Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Yếu Yếu Trung bình Trung bình Trung bình Mạnh LÁ Dạng lá Xẻ thuỳ sâu Hình tim Hình tim Hình tim Hình tim Hình tim Hình tim Hình tim Xẻ thuỳ Hình tim Màu sắc lá Xanh phớt tím Xanh Xanh nhạt Xanh Xanh Xanh Xanh Xanh nhạt Xanh Xanh phớt tím Màu gân mặt trên Tím nhạt Phớt tím Xanh nhạt Xanh Xanh Xanh Xanh Xanh nhạt Xanh Xanh Màu gân mặt dưới Tím nhạt Tím Xanh nhạt Tím Xanh Xanh Xanh Tím nhạt Tím nhạt Phớt tím CỦ Màu sắc vỏ củ Tím đậm Tím Tím Trắng Tím nhạt Cam Tím nhạt Tím nhạt Trắng Vàng Màu sắc ruột củ Trắng vàng Trắng Vàng nhạt trắng Vàng nhạt Màu cà rốt Trắng Trắng Trắng Vàng 16 Thí nghiệm được tiến hành giữa mùa mưa, các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa tương đối đều thích hợp cho sự phát triển thân lá, nhưng phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển rễ củ. 3.2.1 Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển Sau 7 ngày trồng tất cả các giống đều hồi xanh. Ở giai đoạn 15 30 ngày sau trồng toàn bộ các giống đều phân nhánh và thân lá cũng phát triển. Sự biến thiên chiều dài thân chính, số lá, số nhánh trên dây được biểu hiện trong bảng 3.2. Bảng 3.2: Biến đổi chiều dài dây chính theo giai đoạn sinh trưởng Đơn vị: cm NST NT giống 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1. Huambachero (422656) 32,88 61,22 93,66 125,7 160,4 193,7 215,3 221,7 229,2 2. Xushu 18 (440025) 35,44 79,6 92,7 115,3 150,2 192,5 228,7 236,4 242,8 3. Ningshu 1 (40027) 37,1 69,33 82,6 105,6 152,7 197,8 213,6 226,2 237,8 4. Mohc (440034) 30,33 66,11 104,3 173,4 243,3 288,2 291,7 301,6 308,5 5. Ncsu1560 (440093 ) 65,66 105,4 172,1 193,5 215,6 236,3 245,1 251,7 260,3 6. Beauregard (440132) 46,55 76,44 113,7 197,2 240,1 262,6 271,7 282,2 291,4 7. Kemb 37 (440170 ) 54,88 99,88 131,2 157,4 190,7 208,1 217,3 224,6 232,7 8. Fengshoubai ( 440029) 40,11 86,44 115,7 156,8 194,6 213,6 219,7 227,4 231,2 9.Yanshu 1 ( 440024) 34,77 65,66 97,3 162,8 217,1 236,5 246,3 254,2 261,3 10. KB1 (đối chứng) 56,44 80,11 96,8 121,5 145,8 160,2 171,3 180,6 188,9 Ghi chú: NST: Ngày sau trồng. Bảng 3.2 cho thấy: Hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều sinh trưởng và phát triển theo một quy luật nhất định, ở thời kỳ đầu thân chính phát triển tương đối mạnh, cho đến thời điểm 80 ngày sau trồng thân chính vẫn phát triển nhưng chậm lại. 17 Tại thời điểm 30 ngày sau trồng các giống phát triển tương đối đều ngoại trừ giống Ncsu1560 phát triển vượt trội đạt 104,3 cm. Tuy nhiên, đến 60 ngày sau trồng sự biến đổi về chiều dài thân chính của các giống là rất lớn. Giống Mohc ở 20 ngày chỉ đạt 30,33 cm nhưng sau 60 ngày đạt 243,3 cm, giống Beauregard cũng phát triển mạnh đạt 240,1 cm. Ở thời điểm này các giống đều có chiều dài dao động trên 150 cm, trong khi đó giống đối chứng chỉ đạt 145,8 cm. Tại thời điểm 90100 ngày sau trồng, sự phát triển về chiều dài thân chính của các giống rất chậm do ở thời điểm này cây chủ yếu tập trung dinh dưỡng để nuôi củ. Các giống đều phát triển dao động từ 220300 cm, trong đó giống Huambachero có chiều dài thân chính thấp nhất đạt 229,2 cm, giống Mohc phát triển cao nhất đạt 308,5 cm. Như vậy, trong các giống thử nghiệm thì có 2 giống Mohc và Beauregard có chiều dài thân chính phát triển mạnh nhất. Song song với sự phát triển của chiều dài dây chính là sự phát triển của các lá trên dây theo thời gian. Bảng 3.3: Tổng số lá trên dây ở các giai đoạn sinh trưởng NST NT giống 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1. Huambachero (422656) 20,6 39,4 58,1 67,3 78,2 115,7 142,1 163,7 176,5 2. Xushu 18 (440025) 13,5 33,7 56,6 71,3 92,5 132,4 147,7 161,4 175,8 3. Ningshu 1 (40027) 23,1 94,8 152,7 170,2 210,7 270,6 290,5 308,7 317,2 4. Mohc (440034) 13,0 44,2 52,3 61,7 82,4 150,3 172,1 193,5 215,6 5. Ncsu1560 (440093 ) 19,6 53,9 61,2 72,5 84,6 161,7 178,3 197,6 221,7 6. Beauregard (440132) 21,1 57,11 110,2 197,6 270,3 327,5 348,7 352,6 361,1 7. Kemb 37 (440170 ) 19,7 64,4 78,6 108,3 121,4 162,7 178,5 187,6 198,2 8. Fengshoubai ( 440029) 14,2 40,1 61,7 83,5 101,3 137,2 148,5 157,1 163,3 9.Yanshu 1 ( 440024) 23,8 51,8 69,3 85,6 98,5 143,9 158,2 169,1 178,4 10. KB1 (đối chứng) 33,6 60,7 71,5 83,6 89,4 112,5 124,3 134,5 146,5 18 Bảng 3.3 cho thấy: Tổng số lá trên dây phát triển tương ứng với sự phát triển của dây chính và cũng tuân theo một quy luật. Tổng số lá trên dây của các giống tham gia thí nghiệm tăng dần qua các giai đọan phát triển nhưng đạt cao nhất ở giai đoạn 100 ngày sau trồng, trong đó giống Beauregard có số lá đạt cao nhất 361,1 lá và giống đối chứng có số lá thấp nhất 146,5 lá. Tại thời điểm 40 ngày sau trồng giống Ningshu 1 có số lá đạt cao nhất là 152,7 lá, giống Mohc có số lá đạt thấp nhất 52,3 lá. Tại thời điểm 60 ngày sau trồng giống Beauregard có số lá đạt cao nhất là 270,3 lá, giống Huambachero có số lá thấp nhất là 78,2 lá. Các giống còn lại dao động từ 82,4 – 210,7 lá. Ở thời điểm 80 ngày sau trồng, giống Beauregare vẫn là giống có số lá nhiều nhất (348,7 lá), trong khi đó giống đối chứng có số lá thấp nhất (124,3 lá). Trong thời kì này tất cả các giống đều phát triển thân lá, nhất là giai đoạn 60 – 70 ngày vì trong giai đoạn này lượng mưa tương đối đều, nhiệt độ và ẩm độ tương đối cao thích hợp cho thân lá phát triển mạnh. Ở thời điểm 100 ngày sau trồng hầu hết các giống tham gia thí nghiệm có số lá tăng rất chậm, vì lúc này lá đã có hiện tượng xuống mã, lá vàng do chất dinh dưỡng xuống củ nên giai đoạn này củ phát triển rất nhanh. Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy: Ở thời điểm 30 ngày sau trồng các giống có tổng số nhánh trên dây dao động từ 3 đến 6 nhánh, trong đó cao nhất là giống Xushu 18 có 6,1 nhánh, tiếp đó là giống Fengshoubai và đối chứng có 5,9 nhánh, thấp nhất là giống Huambachero chỉ có 3,1 nhánhdây. Tại thời điểm 60 ngày sau trồng các giống có số nhánh phát triển tương đối đều nhau. Giống Beauregard có số nhánh phát triển rất nhanh, ở 30 ngày chỉ có 3,9 nhánh nhưng ở 60 ngày có 14,5 nhánhdây. Trong khi đó giống Xushu 18 phát triển nhánh rất mạnh ở 30 ngày nhưng lại rất chậm ở 60 ngày sau trồng chỉ có 9,4 nhánhdây. Giống Huambachero vẫn là giống có tổng số nhánhdây thấp nhất (7,8 nhánh). 19 Ở thời điểm 70100 ngày nhìn chung các giống đều có số nhánh giảm xuống do số lá đã che khuất hết một phần ánh sáng và cây chuyển dần sang giai đoạn phát triển củ, cây chủ yếu tập trung dinh dưỡng cho sự hình thành và phát triển củ. Sau 100 ngày trồng, có 3 giống có tổng số nhánhdây cao nhất là Fengshoubai (10,1 nhánh), Yanshu 1 (9,8 nhánh), Beauregard (9,7 nhánh). Giống Xushu 18 có tổng số nhánh thấp nhất với 5,3 nhánhdây. Bảng 3.4: Tổng số nhánh trên dây ở các giai đoạn sinh trưởng NST NT giống 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1. Huambachero (422656) 2,3 3,1 5,2 7,1 7,8 9,9 8,3 7,2 6,6 2. Xushu 18 (440025) 1,5 6,1 7,2 8,8 9,4 11,2 10,7 6,7 5,3 3. Ningshu 1 (40027) 3,7 4,0 6,8 7,4 10,6 12,1 9,5 7,6 6,3 4. Mohc (440034) 1,0 3,2 5,7 10,1 12,7 15,8 14,3 11,5 9,2 5. Ncsu1560 (440093 ) 1,6 5,7 7,8 9,3 11,2 14,8 12,1 10,5 8,7 6. Beauregard (440132) 2,8 3,9 6,3 11,2 14,5 16,9 13,7 11,8 9,7 7. Kemb 37 (440170 ) 2,9 5,0 7,1 8,4 11,5 14,7 12,4 10,3 8,2 8. Fengshoubai ( 440029) 1,4 5,9 6,8 8,9 13,6 16,2 14,4 12,5 10,1 9.Yanshu 1 ( 440024) 2,8 5,1 6,4 7,3 15,7 17,5 15,2 13,7 9,8 10. KB1 (đối chứng) 4,6 5,9 7,3 8,5 9,8 13,8 11,6 9,6 9,1 3.2.2 Chỉ tiêu biến đổi trọng lượng tươi thân lá Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc khảo sát đánh giá khả năng tạo năng suất của một giống khoai lang, chỉ tiêu này chúng ta có thể đánh gía đuợc khả năng tạo chất xanh và tạo sinh khối cho cây. Biến động trọng luợng tươi thân lá của các giống diễn ra theo một qui luật nhất định, thông thường ở giai đoạn đầu trọng lượng tươi thân lá của các giống tăng lên một cách nhanh chóng và đạt tối đa vào khoảng 60 – 75 ngày sau trồng sau đó giảm dần đến 20 khi thu hoạch, giai đoạn này các chất dinh dưỡng tập trung xuống củ do đó thân lá phát triển chậm dần. Bảng 3.5: Biến đổi trọng lượng tươi thân lá qua các giai đoạn Đơn vị: gramdây NST NT giống 30 50 70 90 110 1. Huambachero (422656) 213,3 498,5 789,7 675,3 312,8 2. Xushu 18 (440025) 251,7 310,2 470,2 352,6 217,5 3. Ningshu 1 (40027) 236,6 297,3 380,7 315,7 147,5 4. Mohc (440034) 278,3 721,8 1200,0 837,2 436,3 5. Ncsu1560 (440093 ) 333,4 427,1 510,6 461,4 251,8 6. Beauregard (440132) 300,0 392,5 590,5 435,9 242,7 7. Kemb 37 (440170 ) 170,0 321,8 431,7 387,6 295,7 8. Fengshoubai ( 440029) 220,0 358,6 740,3 412,8 213,7 9.Yanshu 1 ( 440024) 156,7 313,5 650,4 389,7 234,6 10. KB1 (đối chứng) 263,3 375,3 620,8 398,2 227,2 Bảng 3.5 cho thấy: Ở thời điểm 30 ngày sau trồng tất cả các giống đều phát triển mạnh về thân, lá, trong đó giống Ncsu1560 và Beauregard có trọng lượng tươi rất cao đạt 333,4 và 300,0 gdây. Giống đối chứng cũng có trọng lượng tươi thân lá cao đạt 263,3 gdây. Từ 5070 ngày sau trồng trọng lượng tươi của các giống tiếp tục tăng cao và tương đối đều nhau, ngoại trừ giống Mohc có trọng lượng tươi thân lá tăng vọt đạt 1200 gdây và thấp nhất là giống Ningshu 1 chỉ đạt 380,7 gdây. 21 Tại thời điểm sau 70 ngày trồng trọng lượng tươi của các giống giảm xuống, trong đó có giống Xushu 18, Beauregard có trọng lượng giảm rất mạnh và thấp hơn cả ở 30 ngày sau trồng chỉ đạt 217,5 gdây và 242,7 gdây. Trong các giống đã được trồng thử nghiệm có 2 giống có trọng lượng tươi thân lá cao nhất là giống Mohc (436,3 gdây) và Huambachero (312,8 gdây). Đồ thị 2.2 Biểu diễn trọng lượng tươi thân lá 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 30NST 50NST 70NST 90NST 110NST 1. Huambachero (422656) 10. KB1 (đối chứng) 2. Xushu 18 (440025) 3. Ningshu 1 (40027) 4. Mohc (440034) 5. Ncsu1560 (440093 ) 6. Beauregard (440132) 7. Kemb 37 (440170 ) 8. Fengshoubai ( 440029) 9.Yanshu 1 ( 440024) Trọng lượng tươi thân lá (g) Biểu đồ 3.1: Biểu diễn trọng lượng tươi thân lá 22 3.2.3 Chỉ tiêu biến đổi trọng lượng tươi rễ củ Bảng 3.6: Biến đổi trọng lượng tươi rể củ qua các giai đoạn Đơn vị: gram NST NT giống 30 50 70 90 110 1. Huambachero (422656) 4,1 8,7 61,2 80,4 97,2 2. Xushu 18 (440025) 6,2 12,8 80,1 150,5 211,3 3. Ningshu 1 (40027) 4,3 24,5 179,2 450,3 678,5 4. Mohc (440034) 6,6 13,2 110,0 200,7 301,5 5. Ncsu1560 (440093 ) 7,4 14,6 69,8 250,2 345,2 6. Beauregard (440132) 6,0 11,4 59,7 290,2 371,5 7. Kemb 37 (440170 ) 4,66 12,8 98,9 109,7 187,2 8. Fengshoubai ( 440029) 7,3 11,9 110,7 208,9 341,7 9.Yanshu 1 ( 440024) 4,33 24,7 90,8 300,2 472,5 10. KB1 (đối chứng) 11,33 22,3 100,3 698,7 785,6 Bảng 3.6 cho thấy: Ở thời điểm 30 ngày sau trồng, đa số các giống đều hình thành rễ củ, trong đó giống đối chứng có trọng lượng tươi rễ củ cao nhất (11,33 gdây), tiếp đó là giống Ncsu l560 (7,4 gdây) và Fengshoubai (7,3 gdây), giống Huambachero có trọng lượng tươi rễ củ thấp nhất (4,1 gdây), các giống khác có trọng lượng rễ củ biến động từ 4,3 – 6,6 gdây. Ở thời điểm 50 ngày sau trồng trọng lượng tươi rễ củ vẫn tiếp tục tăng lên và tương đối đều nhau. Ngoại trừ giống Ningshu 1 có trọng lượng rễ củ tăng rất nhanh từ 4,3 gdây ở 30 ngày tăng lên tới 24,5 gdây ở 50 ngày sau trồng. Sau 70 ngày trồng giống Ningshu1 có trọng lượng tươi rễ củ cao nhất (179,2 gdây) và thấp nhất là giống Beauregard (59,7 gdây), các giống còn lại có trọng lượng tươi rễ củ tăng cao và dao động từ 61,2 – 110,7 gdây. 23 Tại thời điểm 110 ngày sau trồng, trọng lượng rễ củ của tất cả các giống tham gia thí nghiệm vẫn tiếp tục tăng trong đó có 2 giống có trọng lượng rễ củ cao nhất là Ningshu 1 (678,5 gdây) và giống đối chứng (785,6 gdây), giống Kemb 37 có trọng lượng tươi rễ củ thấp nhất đạt 187,2 gdây. Bảng 3.6 cũng cho thấy rằng ở giai đoạn từ 50 70 ngày sau trồng rễ củ đã phân hoá và tăng trọng lượng rất nhanh cho đến giai đoạn gần thu hoạch. Kết quả số liệu ở 2 bảng 3.5 và 3.6 cho thấy: Tất cả các giống tham gia thí nghiệm ở giai đoạn đầu có thân lá phát triển mạnh nhưng gần đến thu hoạch thì thân lá phát triển chậm lại. Đối với sự phát triển của rễ củ thì ngược lại, ở thời gian đầu trọng lượng rễ củ tăng rất chậm nhưng đến giai đoạn gần thu hoạch thì có trọng lượng tăng rất nhanh. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 30NST 50NST 70NST 90NST 110NST 1. Huambachero (422656) 2. Xushu 18 (440025) 3. Ningshu 1 (40027) 4. Mohc (440034) 5. Ncsu1560 (440093 ) 6. Beauregard (440132) 7. Kemb 37 (440170 ) 8. Fengshoubai ( 440029) 9.Yanshu 1 ( 440024) 10. KB1 (đối chứng) Trọng lượng tươi thân lá (g) Biểu đồ 3.2 Biểu diễn trọng lượng tươi rễ củ 24 3.2.4 Tỷ số TR Khác với cây trồng khác, khoai lang có bộ phận thu hoạch là cơ quan dinh dưỡng phân hóa mà thành, sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang có hai thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng thân lá và thời kỳ phát triển rễ củ. Hai thời kỳ này có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa có tác dụng xúc tiến, vừa có tác dụng khống chế lẫn nhau. Mối quan hệ này thường được gọi là mối quan hệ giữa bộ phận trên và dưới mặt đất, được biểu hiện bằng tỷ số TR. Nếu TR càng về sau càng thấp, chứng tỏ rằng sự phát triển của thân lá càng về sau càng chậm dần còn sự phát triển của rễ củ ngày càng tăng (Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội 1997, giáo trình cây lương thực tập II). Sự biến đổi tỷ số TR qua các giai đoạn của các giống tham gia thí nghiệm được biểu hiện qua bảng 3.7. Bảng 3.7: Biến đổi tỷ số TR Đơn vị: trọng lượng khô thân látrọng lượng khô của rễ củ NST NT giống 30 50 70 90 110 1. Huambachero (422656) 40,74 32,18 31,80 28,13 22,60 2. Xushu 18 (440025) 27,12 12,80 5,37 1,08 0,59 3. Ningshu 1 (40027) 21,53 7,34 3,79 0,47 0,25 4. Mohc (440034) 29,67 21,78 10,33 4,09 3,40 5. Ncsu1560 (440093 ) 32,45 16,08 11,83 11,46 6,82 6. Beauregard (440132) 24,69 20,98 17,50 1,61 0,98 7. Kemb 37 (440170 ) 38,22 10,74 8,76 4,89 3,02 8. Fengshoubai ( 440029) 30,15 8,96 5,81 1,99 0,67 9.Yanshu 1 ( 440024) 18,6 10,25 5,10 1,38 0,59 10. KB1 (đối chứng) 20,63 16,01 4,87 0,57 0,34 25 Ở giai đoạn 30 ngày sau trồng tất cả các giống đều có tỷ số TR rất cao vì lúc này các chất dinh dưỡng trong cây chủ yếu tập trung cho sự phát triển của thân lá. Giống Huambachero có tỷ số TR cao nhất (40,74) và thấp nhất là giống Yanshu 1 (18,6), giống đối chứng cũng có tỷ số TR rất thấp (20,63). Ở thời điểm 50 ngày sau trồng tỷ số TR của các giống đều giảm do lúc này rễ củ bắt đầu phát triển. Giống có tỷ số TR cao nhất là Huambachero (32,18) và giống có TR thấp nhất là Ningshu 1 (7,34). Ở giai đoạn 70 ngày sau trồng hầu hết các giống đều có tỷ số TR giảm rất nhanh. Giống có TR cao nhất vẫn là Huambachero (31,80), giống có TR thấp nhất là Ningshu 1. Sau 110 ngày trồng tỷ số TR của các giống giảm xuống rất thấp. Trong đó có 5 giống có TR < 1 và thấp nhất là Ningshu 1 (0,25) tiếp đó là giống đối chứng (0,34). Giống có TR cao nhất là Huambachero (17,50) và Ncsu 1560 (6,82), điều này cho thấy sự tập trung dinh dưỡng từ thân về củ của 2 giống này thấp hơn nhiều so với các giống cùng tham gia thí nghiệm. 3.3 CHỈ TIÊU SINH LÝ 3.3.1 Diện tích lá – chỉ số diện tích lá Khoai lang có một đặc điểm riêng là có bộ phận thu hoạch cũng vừa là cơ quan dinh dưỡng. Củ khoai lang do rễ phân hóa mà thành, tốc độ củ lớn nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự phát triển thân lá, đặc biệt là sự phát triển của diện tích lá. Diện tích lá phát triển thuận lợi mới có khả năng nâng cao được sự đồng hóa, lượng vật chất đồng hóa sản xuất ra không ngừng được tăng và vận chuyển tích lũy vào củ (Kỹ thuật thâm canh cây Khoai Lang – Đinh Thế Lộc). Sự biến đổi diện tích lá và chỉ số diện tích lá thể hiện qua 2 bảng 3.8 và 3.8’ 26 Bảng 3.8: Biến đổi diện tích lá Đơn vị: m2 lácây NST NT giống 30 50 70 90 110 1. Huambachero (422656) 0,80 1,18 1,60 1,43 1,14 2. Xushu 18 (440025) 1,05 1,43 1,80 1,60 1,39 3. Ningshu 1 (40027) 0,97 1,30 1,70 1,51 1,22 4. Mohc (440034) 0,90 1,22 1,60 1,30 1,18 5. Ncsu1560 (440093 ) 1,05 1,47 1,63 1,35 1,30 6. Beauregard (440132) 1,01 1,39 1,72 1,60 1,34 7. Kemb 37 (440170 ) 1,09 1,51 1,80 1,64 1,43 8. Fengshoubai ( 440029) 0,84 1,22 1,38 1,26 1,05 9.Yanshu 1 ( 440024) 0,92 1,10 1,30 1,22 1,01 10. KB1 (đối chứng) 0,90 1,05 1,26 1,13 1,0 Bảng 3.8’: Biến đổi chỉ số diện tích lá Đơn vị: m2 lám2 đất NST NT giống 30 50 70 90 110 1. Huambachero (422656) 3,36 4,956 6,72 6,006 4,788 2. Xushu 18 (440025) 4,41 6,006 7,56 6,72 5,838 3. Ningshu 1 (40027) 4,074 5,46 7,14 6,342 5,124 4. Mohc (440034) 3,78 5,124 6,72 5,46 4,956 5. Ncsu1560 (440093 ) 4,41 6,174 6,846 5,67 5,46 6. Beauregard (440132) 4,242 5,838 7,224 6,72 5,628 7. Kemb 37 (440170 ) 4,578 6,342 7,56 6,888 6,006 8. Fengshoubai ( 440029) 3,528 5,124 5,796 5,292 4,41 9.Yanshu 1 ( 440024) 3,864 4,62 5,46 5,124 4,242 10. KB1 (đối chứng) 3,78 4,41 5,292 4,746 4,2 27 Sự biến động diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm tăng dần theo thời gian và đạt đỉnh cao ở giai đoạn 70 ngày sau trồng sau đó giảm dần đến khi thu hoạch. Ở giai đoạn 90 110 ngày sau trồng tất cả các giống đều có diện tích lá và chỉ số diện tích lá giảm, cao nhất là giống Kemb 37 (1,43; 0,34) và giống Xushu 1 (1,39; 0,33), thấp nhất là giống Yanshu 1 (1,01; 0,24), giống đối chứng có diện tích lá và chỉ số diện tích lá là (1,0; 0,23), các giống còn lại dao động từ 1,0 – 1,4. Ở thời điểm thu hoạch 2 giống Kemb 37 (1,43) và giống Xushu 1(1,39) có chỉ số diện tích lá cao so với các giống cùng tham gia thí nghiệm, chứng tỏ hai giống này dài ngày hơn, trong thực tế khi thu hoạch bộ lá chưa xuống mã, rễ con ở củ còn nhiều. 3.3.2 Hiệu suất quang hợp thuần Ánh sáng, diệp lục dẫn đến quang hợp, nhưng làm thế nào để tận dụng ánh sáng tối đa, làm sao để có bộ lá xanh hợp lý tạo hiệu suất cao nhất cho quang hợp, đó cũng chính là nguyên nhân để chọn tạo giống có thế lá đứng, cuống lá dài, thân đứng. Hiệu suất quang hợp thuần tính theo công thức Priso: NAR = (W2W1) (L1 + L2) t 12 W1, W2: Trọng lượng khô thân lá, rễ củ đo lần 1 và lần 2. L1, L2: Diện tích lá đo lần 1 và lần 2 T: thời gian giữa hai lần đo Bảng 3.9 cho thấy: Lúc đầu hiệu suất quang hợp thuần còn thấp vì thời gian này chỉ số diện tích lá còn thấp, chưa tận dụng được nhiều ánh sáng, đến giai đoạn 70 – 90 ngày sau trồng chỉ số diện tích lá tăng cực đại sau đó giảm dần tới lúc thu hoạch nên hiệu suất quang hợp thuần cũng tăng cực đại ở giai đoạn này, sau đó giảm dần xuống. Diện tích lá khác nhau dẫn đến hiệu suất quang hợp thuần cũng khác nhau. 28 Ở giai đoạn 70 – 90 ngày sau trồng giống Xushu 18 có hiệu suất quang hợp thuần cao nhất đạt 6,97 và giống Kemb 37 có hiệu suất quang hợp thuần thấp nhất so với giống đối chứng là 5,70. Bảng 3.9: Hiệu suất quang hợp thuần NST NT giống 30 50 50 70 70 90 90 110 1. Huambachero (422656) 1,50 1,62 3,72 4,40 2. Xushu 18 (440025) 0,54 0,57 6,97 0,38 3. Ningshu 1 (40027) 0,77 0,93 4,73 2,20 4. Mohc (440034) 1,69 2,87 2,15 0,17 5. Ncsu1560 (440093 ) 0,34 0,37 2,93 0,11 6. Beauregard (440132) 0,40 1,10 2,17 0,10 7. Kemb 37 (440170 ) 0,63 1,14 1,79 0,78 8. Fengshoubai ( 440029) 1,19 2,36 2,39 0,32 9.Yanshu 1 ( 440024) 2,35 2,39 4,09 1,36 10. KB1 (đối chứng) 0,53 1,34 5,70 2,25 3.4 CHỈ TIÊU KINH TẾ 3.4.1 Thời gian sinh trưởng của các giống Giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau. Dựa vào thời gian sinh trưởng, ta có thể xác định các thời kỳ thu hoạch cho từng giống sao cho đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt. Thu hoạch đúng thời gian khi củ đã chín không những cho năng suất cao, phẩm chất tốt mà còn có lợi cho quá trình cất giữ và bảo quản. Nếu ta thu hoạch non quá hay già quá đều không có lợi cho quá trình bảo quản, cất giữ sẽ ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất củ. 29 Theo Đinh Thế Lộc (1979) để xác định thời gian thu hoạch cho từng giống dựa vào những tiêu chuẩn sau đây: Dựa vào thời gian sinh trưởng của từng giống Căn cứ vào tình hình phát triển thân lá: Dây lá xuống mã thường vàng và rạc đi. Căn cứ vào củ: Đào thử một ít củ lên quan sát, nếu thấy củ chắc không có rễ tơ bám ở ngoài củ, khi rửa vỏ củ không bị long ra. Da củ láng, cắt đôi củ thấy nhựa đông nhanh. 3.4.2 Tình hình sâu bệnh Trong thí nghiệm này chỉ quan sát tình hình sâu bệnh hại trên ruộng. Trong suốt thời gian sinh trưởng của cây khoai lang theo quan sát cho thấy: Bệnh: bệnh đốm nâu trên lá già xuất hiện ở tất cả các giống tham gia thí nghiệm, đây là bệnh thường gặp ở khoai lang nhưng ít ảnh hưởng đến củ. Sâu: Ở giai đoạn 30 45 ngày sau trồng xuất hiện sâu ăn lá ở các giống tham gia thí nghiệm nhưng không đáng kể 10 conm2, khi phòng trừ kịp thời không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây. Sâu đục dây xuất hiện ở giai đoạn 45 – 60 ngày sau trồng nhưng không nhiều do trước khi xuống giống đã được xử lý với thuốc Vibasu 10H. Tỷ lệ bọ hà hại củ không cao, do đó không làm ảnh hưởng đến năng suất củ khi thu hoạch. 3.4.3 Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất Năng suất củ và sinh vật học. Năng suất là mục tiêu cuối cùng của nhà tạo giống và sản xuất giống, năng suất là chỉ tiêu có ý nghĩa nhất để đánh giá toàn bộ tình hình sinh trưởng phát triển của cây. Bảng 3.10 cho thấy: Ở mật độ trồng 42000 dâyha, trọng lượng củ tương đối thấp do mưa nhiều kéo dài thời kì sinh trưởng của thân lá. Trọng lượng củdây cao nhất là giống Ningshu 1 (0,62 kgdây), thấp nhất là giống Mohc (0,2 kgdây) và giống Ncsu 1560 (0,22 kgdây). 30 Trong các thí nghiệm đã thực hiện thì giống cho năng suất củ lý thuyết cao nhất là Ncsu 1560 đạt 924 tạha, kế đến là giống Mohc đạt 840 tạha, giống Huambachero cho năng suất lý thuyết thấp nhất đạt 37,8 tạha. Bảng trên cũng cho thấy giống có năng suất củ thực tế cao nhất là Ningshu 1 đạt 234,9 tạha, kế tới là giống Yanshu 1 đạt 150,3 tạha, giống có năng suất thấp nhất là Huambachero đạt 27,8 tạha. 31 Bảng 3.10: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất CV = 22,81% CV = 6,58% LSD0.01 = 64,44 LSD0.01 = 64,64 Chỉ tiêu NT giống Mật độ dâyha Số củdây Trọng lượng củdây (kg) Năng suất củ lý thuyết (tạha) Năng suất thực thu (tạha) Năng suất củ Năng suất dây lá Năng suất sinh vật Huambachero (422656) 42000 1,5 0,09 37,8 27,8 E 322,0 349,8 C Xushu 18 (440025) 42000 3,3 0,35 147,0 131,3 BCD 243,7 375,0 BC Ningshu 1 (40027) 42000 3,5 0,62 260,4 243,9 A 212,6 447,6 AB Mohc (440034) 42000 3,0 0,2 84,5 64,4 DE 342,2 406,6 BC Ncsu1560 (440093 ) 42000 2,0 0,22 80,7 60,6 E 385,6 446,2 AB Beauregard (440132) 42000 3,0 0,39 163,8 137,6 BC 308,1 445,7 AB Kemb 37 (440170 ) 42000 2,5 0,26 109,2 70,7 CDE 319,4 390,2 BC Fengshoubai ( 440029) 42000 3,6 0,36 151,2 131,3 BCD 361,1 492,4 A Yanshu 1 ( 440024) 42000 3,2 0,41 172,3 150,3 B 252,6 402,8 BC KB1 (đối chứng) 42000 5,0 0,51 214,2 193,2 AB 226,0 419,2 BC 32 Bảng 3.10 cho thấy: + Số củ: Hầu hết các giống đều có số củ đạt từ 1,5 – 5 củdây. Giống đối chứng KB1 (5,0 củdây) và Fengshoubai (3,6 củdây) có số củdây cao nhất. Giống Huambachero (1,5 củdây) và Ncsu 1560 (2,0 củdây) có số củdây thấp nhất + Trọng lượng củ: Đây là một trong những chỉ tiêu có giá trị về mặt thương phẩm, nhìn chung trọng lượng củ trung bìnhdây tương đối thấp do mưa nhiều nên kéo dài thời gian sinh trưởng. Giống có trọng lượng củ cao nhất là Ningshu 1 đạt 0,62 kgdây và KB1 đạt 0,51 kgdây. Giống Huambachero có trọng lượng củ thấp nhất là 0,09 kgdây. + Năng suất củ: Năng suất củ được cấu thành bởi 3 yếu tố: Mật độ, số củ và trọng lượng củ. Trong đó trọng lượng củ là yếu tố quan trọng. Các giống thí nghiệm có năng suất dao động từ 60,6 – 193,2 tạha. Giống có năng suất củ cao nhất là Ningshu 1 đạt 243,9 tạha, giống có năng suất thấp nhất là Huambachero đạt 27,8 tạha. + Năng suất sinh vật học: Được tính bằng tổng năng suất củ với năng suất dây lá lúc thu hoạch. Giống có năng suất sinh vật học cao là Fengshoubai (492,4 tạha) và Ninghshu 1 (447,6 tạha). Giống có năng suất sinh vật học thấp nhất là Huambachero đạt 349,8 tạha. Nhìn chung tất cả các giống đều có năng suất sinh vật học cao, do điều kiện thời tiết mưa nhiều thuận lợi cho sự phát triển thân lá làm cho năng suất dây lá cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất củ không cao. 33 Bảng 3.11: Đặc tính của một số giống khoai lang có triển vọng Giống Chỉ tiêu Xushu 18 Ningshu 1 Beauregard Fengshoubai Yanshu 1 KB1 Màu sắc Vàng Xanh Xanh phớt tím Xanh Xanh phớt tím Xanh phớt tím Màu sắc lá Xanh Xanh nhạt Xanh Xanh nhạt Xanh Xanh phớt tím Màu sắc vỏ củ Tím Tím Cam Tím nhạt Trắng Vàng Màu sắc ruột củ Trắng Vàng nhạt Màu cà rốt Trắng Trắng Vàng Năng suất củ ( tạha) 131,3 243,9 137,6 131,3 150,3 193,2 0 50 100 150 200 250 300 Ningshu 1 Beauregard Fengshoubai Yanshu 1 Xushu 18 KB1 Năng suất củ lý thuyết Năng suất củ thực thu Biểu đồ 3.3: Biểu diễn năng suất củ tươi một số giống có triển vọng 34 Bảng 3.12: Đánh giá phẩm chất Tên giống Hàm lượng H2O (%) Hàm lượng chất khô (%) Hàm lượng đường (%) Hàm lượng tinh bột (%) Luộc, nếm, thử, xếp hạng Huambachero (422656) 86,67 13,33 1 Xushu 18 (440025) 83,00 17,00 15,90 11,82 3 Ningshu 1 (40027) 78,50 21,50 17,03 11,50 2 Mohc (440034) 80,00 20,00 3 Ncsu1560 (440093 ) 73,00 27,00 3 Beauregard (440132) 76,50 23,50 14,95 10,96 4 Kemb 37 (440170 ) 75,50 24,50 15,49 11,58 3 Fengshoubai ( 440029) 80,00 20,00 13,41 11,62 4 Yanshu 1 ( 440024) 84,00 16,00 15,24 10,96 1 KB1 (đối chứng) 78,00 22,00 17,40 11,16 3 (Kết quả được phân tích tại Trung Tâm Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường Tài Nguyên (Cetnarm), Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh). Bảng 3.12 cho thấy : Trong 7 giống đã được phân tích, giống Fengshoubai có lượng đường thấp nhất (13,41 %) nhưng đạt lượng tinh bột cao (11,62 %). Giống Ningshu 1 và giống đối chứng có lượng đường tương đương đạt 17,03 % và 17,40 %. Giống Yanshu 1 và Beauregard có lượng tinh bột thấp nhất đạt 10,96 %. Qua đánh giá cảm quan, nếm thử phẩm chất củ luộc tại Trung Tâm Nông Lâm – Ngư đã ghi nhận được giống Huambachero và Yanshu 1 có phẩm chất tốt nhất (ngon, ngọt), các giống còn lại đạt từ trung bình đến khá. 35 XỬ LÝ THỐNG KÊ NĂNG SUẤT CỦ THỰC THU CV = 22,81% LSD0.01 = 64,44 Dựa vào kết quả bảng ANOVA cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa (Ftính ). Kết quả xử lý thống kê năng suất củ thực thu ở mức độ tin cậy 99% chúng tôi nhận thấy rằng: Nghiệm thức 1 và nghiệm thức 5 không có sự khác biệt với nhau nhưng có sự khác biệt với các nghiệm thức khác và có sự khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Nghiệm thức 2 và nghiệm thức 8 không có sự khác biệt với nhau nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức cùng thí nghiệm. Nghiệm thức 3 và nghiệm thức 9 có sự khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức khác. Như vậy nghiệm thức 3 (Ningshu 1) của các giống đã thí nghiệm cho năng suất cao nhất (243,9 tạha), nghiệm thức 1 (Huambachero) cho năng suất thấp nhất (27,8 tạha). 36 KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ NĂNG SUẤT SINH VẬT HỌC CV = 6,57% LSD0.01 = 64,64 Dựa vào kết quả bảng ANOVA cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa (Ftính ). Kết quả xử lý thống kê năng suất củ thực thu ở mức độ tin cậy 99% chúng tôi nhận thấy rằng: Giữa các nghiệm thức 3, 5, 6 không có sự khác biệt và có sự khác biệt so với nghiệm thức đối chứng. Giữa các nghiệm thức 2, 4, 7, 9, đối ch

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA NƠNG HỌC KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP Khảo Nghiệm Bộ Giống Khoai Lang Nhập Nội Từ Chương Trình Cây Có Củ Của CIP Trên Vùng Đất Xám Bạc Màu Vụ Hè Thu 2007 Tại Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS Cao Xuân Tài SVTH: Lê Quang Cử Lớp: TC03NH MSSV: 03213008 Tp HCM, 2007 Khảo Nghiệm Bộ Giống Khoai Lang Nhập Nội Từ Chương Trình Cây Có Củ Của CIP Trên Vùng Đất Xám Bạc Màu Vụ Hè Thu 2007 Tại Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh Tác giả Lê Quang Cử (Luận văn đệ trình cấp kỹ sư nơng nghiệp) Tp HCM, 2007 i LỜI CẢM TẠ Con xin chân thành ghi ơn sâu sắc công ơn Cha Mẹ sinh thành, nuôi dưỡng dạy dỗ nên người ngày hôm Chân thành cảm tạ : ™ Chân thành cảm tạ thầy Cao Xuân Tài, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ Trường Đại học Nơng lâm TP Hồ Chí Minh ™ Cơ Trịnh Thị Bích Hợp, Phòng Trồng Trọt Trung Tâm Nghiên Cứu Và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ Trường Đại học Nơng lâm TP Hồ Chí Minh tận tình giúp đỡ em suốt thời gian thực tập hoàn thành luận văn ™ Ban giám hiệu trường, ban chủ nhiệm khoa Nơng Học tồn thể thầy ngồi khoa tận tình giảng dạy truyền đạt cho em suốt năm qua ™ Tất anh chị bạn ngồi lớp giúp đỡ tơi suốt thời gian hồn thành khố luận tốt nghiệp Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2007 Lê Quang Cử ii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Khảo nghiệm giống khoai lang nhập nội từ chương trình có củ CIP vùng đất xám bạc màu vụ hè thu 2007 Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh” tiến hành Trại Thực Nghiệm, Trung Tâm Nghiên Cứu Và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ, Trường Đại Học Nơng Lâm Tp Hồ Chí Minh, thời gian thực 25/5/2007 - 20/9/ 2007 Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối đầy đủ hồn tồn ngẫu nhiên đơn yếu tố gồm có 10 giống với lần lặp lại Kết thu được: + Năng suất củ thực thu: Trong giống khảo nghiệm giống đối chứng, kết cho thấy có giống đạt suất củ thực thu cao kể giống đối chứng - Ningshu đạt suất 234,9 tạ/ha - KB1 (Đối chứng) đạt suất 193,2 tạ/ha - Yanshu đạt suất 150,3 tạ/ha - Giống Beauregard đạt suất 137,6 tạ/ha - Hai giống Xushu 18 Fengshoubai có suất tương đương 131,3 tạ/ha - Giống đạt suất củ thấp nhất: Huambachero (27,8 tạ/ha), giống lại đạt suất trung bình từ 60,6 – 70,7 tạ/ha + Về phẩm chất: Trong giống phân tích, giống Fengshoubai có lượng đường thấp (13,41 %) đạt lượng tinh bột cao (11,62 %) Giống Ningshu giống KB1 (đối chứng) có lượng đường tương đương đạt 17,03 % 17,40 % Giống Yanshu Beauregard có lượng tinh bột thấp đạt 10,96 % iii MỤC LỤC Nội dung Trang Trang tựa i Lời cảm tạ ii Tóm tắt iii Mục lục iv Danh sách bảng biểu v Danh sách đồ thị - hình vi Chương 1: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục đích yêu cầu 1.2.1 Mục đích đề tài 1.2.2 Yêu cầu đề tài 1.2.3 Giới hạn đề tài 1.3 Tình hình sản xuất khoai lang giới 1.4 Tình hình nghiên cứu sản xuất khoai lang nước Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1 Vật liệu thí nghiệm 2.1.1 Giống nguồn giống 2.1.2 Đất đai 2.1.3 Phân bón 2.1.4 Thời tiết khí hậu 2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.3 Quy trình kỹ thuật 2.3.1 Chuẩn bị đất 2.3.2 Chuẩn bị giống 10 2.3.3 Mật độ - khoảng cách trồng 10 2.3.4 Chăm sóc 10 iv 2.4 Các tiêu theo dõi 10 2.4.1 Chỉ tiêu hình thái 10 2.4.2 Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển 11 2.4.3 Chỉ tiêu sinh lý 11 2.4.4 Năng suất yếu tố cấu thành suất 11 2.4.5 Tình hình sâu bệnh hại 12 2.4.6 Phân tích phẩm chất củ sau thu hoạch 12 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Chỉ tiêu hình thái 13 3.2 Sinh trưởng – phát triển 13 3.2.1 Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển 16 3.2.2 Chỉ tiêu biến đổi trọng lượng tươi thân 19 3.2.3 Chỉ tiêu biến đổi trọng lượng tươi rễ củ 22 3.2.4 Chỉ số T/R 24 3.3 Chỉ tiêu sinh lý 25 3.3.1 Diện tích - số diện tích 25 3.3.2 Hiệu suất quang hợp 27 3.4 Chỉ tiêu kinh tế 28 3.4.1 Thời gian sinh trưởng giống 28 3.4.2 Tình hình sâu bệnh hại 29 3.4.3 Năng suất yếu tố cấu thành suất 29 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận 37 4.2 Đề nghị 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng Trang 1.1 Tình hình sản xuất khoai lang số nước giới 1.2 Tình hình sản xuất khoai lang số nước Châu Á 1.3 Tình hình sản xuất khoai lang Việt Nam 1.4 Các tỉnh có suất khoai lang cao 2.1 Giống nguồn gốc giống thí nghiệm 2.2 Kết phân tích đất trước tiến hành thí nghiệm 2.3 Số liệu khí tượng tháng thực thí nghiệm 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3.1 Đặc điểm hình thái giống thí nghiệm 15 3.2 Biến đổi chiều dài dây 16 3.3 Tổng số dây giai đoạn sinh trưởng 17 3.4 Tổng số nhánh dây giai đoạn sinh trưởng 19 3.5 Biến đổi trọng lượng tươi thân 20 3.6 Biến đổi trọng lượng tươi rễ củ 22 3.7 Biến đổi tỷ số T/R 24 3.8 Biến đổi diện tích dây 26 3.8’ Biến đổi số 26 3.9 Hiệu suất quang hợp 28 3.10 Năng suất yếu tố cấu thành suất 31 3.11 Đặc tính số giống khoai lang có triển vọng 32 3.12 Phẩm chất củ 34 vi DANH SÁCH CÁC HÌNH - ĐỒ THỊ ĐỒ THỊ Trang 3.1 Biểu diễn trọng lượng tươi thân 21 3.2 Biểu diễn trọng lượng tươi rễ củ 23 3.3 Biểu diễn suất củ tươi số giống có triển vọng 32 HÌNH Hình Tồn cảnh ruộng thí nghiệm đồng ruộng 38 Hình Sâu bệnh xuất vườn thí nghiệm 39 Hình Hình ảnh số giống cho suất cao 40 vii Chương GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây khoai lang (Impomoea batatas) loại lương thực đứng thứ ba sau lúa, ngô trồng nhiều giới, nhiều Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, có khả thích ứng với vùng sinh thái rộng như: đất đai, khí hậu, kỹ thuật canh tác, dễ trồng, không kén đất, sâu bệnh, thân phát triển mạnh, phủ cỏ tốt Đặc biệt thu hoạch đạt suất cao (kể suất củ suất dây) Khoai lang đóng vai trò quan trọng sản xuất nông nghiệp việc đảm bảo an tồn lương thực Ở nhiều vùng khoai lang tạo nên thu nhập cho hộ nơng dân Khoai lang có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như: tinh bột, đường, Protit, Lipit, Vitamin axít khơng thay Khoai lang dùng làm lương thực, ăn tươi chế biến dạng tinh bột với hàng trăm ăn Khoai lang ngun liệu ngành chế biến, cung cấp rau, làm thức ăn cho người gia súc, việc sử dụng khoai lang làm thức ăn cho gia súc góp phần thúc đẩy chăn ni gia đình phát triển Đặc biệt vùng sản xuất nơng nghiệp khoai lang dễ tính, trồng chân đất khác nhiều vụ năm Ở Việt Nam có tập quán trồng khoai lang từ lâu đời, nhiên suất thấp bấp bênh sử dụng giống địa phương bị thoái hoá kỹ thuật nhân giống, chọn giống, quan tâm, giống khoai lang nhập nội vào nước ta Do cơng tác nghiên cứu chọn giống khoai lang cho suất cao, phẩm chất tốt có ý nghĩa quan trọng Để khắc phục tình trạng việc khảo nghiệm chọn lọc giống có suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp cho sản xuất cho địa phương cần thiết Xuất phát từ yêu cầu chúng tơi tiến hành thí nghiệm “Khảo nghiệm giống khoai lang nhập nội từ chương trình có củ CIP vùng đất xám bạc màu vụ hè thu 2007 Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh” 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU 1.2.1 Mục đích đề tài Đề tài thực với mục đích tìm giống khoai lang cho suất cao, phẩm chất tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái tình hình sản xuất vùng đất xám miền Đơng Nam Bộ 1.2.2 Yêu cầu đề tài - Đảm bảo quy trình kỹ thuật - Đảm bảo cách tương đối đồng thao tác tiến hành đề tài - Thu nhận đầy đủ, xác số liệu tiêu giai đoạn sinh trưởng phát triển suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với vùng sinh thái thị hiếu người tiêu dùng 1.2.3 Giới hạn đề tài Thời gian thực tập vụ, thí nghiệm diện tích nhỏ nên nhận xét đánh giá sơ chưa đủ sở để kết luận cách chắn 1.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG TRÊN THẾ GIỚI Khoai lang có nguồn gốc từ bán đảo Iucatan châu Mỹ La Tinh Khoai lang có tính thích ứng rộng, trồng nhiều điều kiện khác nhau, khoai lang đưa vào Việt Nam từ Phúc Kiến Trung Quốc vào cuối kỷ 16, khoai lang trồng phạm vi rộng lớn, từ vĩ tuyến 40 độ Bắc đến 40 độ Nam lên đến độ cao 2300m so với mặt nước biển Tuy nhiên khoai lang trồng nhiều nước nhiệt đới Á nhiệt đới, khoảng 80% khoai lang giới trồng Châu Á, 15% châu Phi 5% nước lại Năm 2002 tồn giới có 111 nước trồng khoai lang với tổng diện tích khoảng 9,39 triệu ha, suất bình quân 15,03 tấn/ha, đạt tổng sản Bảng 3.10: Năng suất yếu tố cấu thành suất Chỉ tiêu Năng suất thực thu (tạ/ha) Mật độ dây/ha Số củ/dây Trọng lượng Năng suất củ lý củ/dây (kg) thuyết (tạ/ha) NT giống Năng suất Năng suất Năng suất củ dây sinh vật Huambachero (422656) 42000 1,5 0,09 37,8 27,8 E 322,0 349,8 C Xushu 18 (440025) 42000 3,3 0,35 147,0 131,3 BCD 243,7 375,0 BC Ningshu (40027) 42000 3,5 0,62 260,4 243,9 A 212,6 447,6 AB Mohc (440034) 42000 3,0 0,2 84,5 64,4 DE 342,2 406,6 BC Ncsu1560 (440093 ) 42000 2,0 0,22 80,7 60,6 E 385,6 446,2 AB Beauregard (440132) 42000 3,0 0,39 163,8 137,6 BC 308,1 445,7 AB Kemb 37 (440170 ) 42000 2,5 0,26 109,2 70,7 CDE 319,4 390,2 BC Fengshoubai ( 440029) 42000 3,6 0,36 151,2 131,3 BCD 361,1 492,4 A Yanshu ( 440024) 42000 3,2 0,41 172,3 150,3 B 252,6 402,8 BC KB1 (đối chứng) 42000 5,0 0,51 214,2 193,2 AB 226,0 419,2 BC 31 CV = 22,81% CV = 6,58% LSD0.01 = 64,44 LSD0.01 = 64,64 Bảng 3.10 cho thấy: + Số củ: Hầu hết giống có số củ đạt từ 1,5 – củ/dây Giống đối chứng KB1 (5,0 củ/dây) Fengshoubai (3,6 củ/dây) có số củ/dây cao Giống Huambachero (1,5 củ/dây) Ncsu 1560 (2,0 củ/dây) có số củ/dây thấp + Trọng lượng củ: Đây tiêu có giá trị mặt thương phẩm, nhìn chung trọng lượng củ trung bình/dây tương đối thấp mưa nhiều nên kéo dài thời gian sinh trưởng Giống có trọng lượng củ cao Ningshu đạt 0,62 kg/dây KB1 đạt 0,51 kg/dây Giống Huambachero có trọng lượng củ thấp 0,09 kg/dây + Năng suất củ: Năng suất củ cấu thành yếu tố: Mật độ, số củ trọng lượng củ Trong trọng lượng củ yếu tố quan trọng Các giống thí nghiệm có suất dao động từ 60,6 – 193,2 tạ/ha Giống có suất củ cao Ningshu đạt 243,9 tạ/ha, giống có suất thấp Huambachero đạt 27,8 tạ/ha + Năng suất sinh vật học: Được tính tổng suất củ với suất dây lúc thu hoạch Giống có suất sinh vật học cao Fengshoubai (492,4 tạ/ha) Ninghshu (447,6 tạ/ha) Giống có suất sinh vật học thấp Huambachero đạt 349,8 tạ/ha Nhìn chung tất giống có suất sinh vật học cao, điều kiện thời tiết mưa nhiều thuận lợi cho phát triển thân làm cho suất dây cao Đây nguyên nhân dẫn đến suất củ không cao 32 Năng suất củ lý thuyết Năng suất củ thực thu 300 250 200 150 100 50 Ningshu Beauregard Fengshoubai Yanshu Xushu 18 KB1 Biểu đồ 3.3: Biểu diễn suất củ tươi số giống có triển vọng Bảng 3.11: Đặc tính số giống khoai lang có triển vọng Giống Chỉ tiêu Xushu 18 Ningshu Beauregard Fengshoubai Yanshu KB1 Màu sắc Vàng Xanh Xanh phớt tím Xanh Xanh phớt tím Xanh phớt tím Màu sắc Xanh Xanh nhạt Xanh Xanh nhạt Xanh Xanh phớt tím Màu sắc vỏ củ Tím Tím Cam Tím nhạt Trắng Vàng Màu sắc ruột củ Trắng Vàng nhạt Màu cà rốt Trắng Trắng Vàng Năng suất củ ( tạ/ha) 131,3 243,9 137,6 131,3 150,3 193,2 33 Bảng 3.12: Đánh giá phẩm chất Hàm Luộc, lượng tinh nếm, thử, bột (%) xếp hạng - - 17,00 15,90 11,82 78,50 21,50 17,03 11,50 Mohc (440034) 80,00 20,00 - - Ncsu1560 (440093 ) 73,00 27,00 - - Beauregard (440132) 76,50 23,50 14,95 10,96 Kemb 37 (440170 ) 75,50 24,50 15,49 11,58 Fengshoubai ( 440029) 80,00 20,00 13,41 11,62 Yanshu ( 440024) 84,00 16,00 15,24 10,96 KB1 (đối chứng) 78,00 22,00 17,40 11,16 Hàm lượng Hàm lượng Hàm lượng H2O (%) chất khô (%) đường (%) Huambachero (422656) 86,67 13,33 Xushu 18 (440025) 83,00 Ningshu (40027) Tên giống (Kết phân tích Trung Tâm Cơng Nghệ Và Quản Lý Môi Trường & Tài Nguyên (Cetnarm), Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh) Bảng 3.12 cho thấy : Trong giống phân tích, giống Fengshoubai có lượng đường thấp (13,41 %) đạt lượng tinh bột cao (11,62 %) Giống Ningshu giống đối chứng có lượng đường tương đương đạt 17,03 % 17,40 % Giống Yanshu Beauregard có lượng tinh bột thấp đạt 10,96 % Qua đánh giá cảm quan, nếm thử phẩm chất củ luộc Trung Tâm Nông - Lâm – Ngư ghi nhận giống Huambachero Yanshu có phẩm chất tốt (ngon, ngọt), giống lại đạt từ trung bình đến 34 XỬ LÝ THỐNG KÊ NĂNG SUẤT CỦ THỰC THU CV = 22,81% LSD0.01 = 64,44 Dựa vào kết bảng ANOVA cho thấy khác biệt nghiệm thức có ý nghĩa (Ftính **) Kết xử lý thống kê suất củ thực thu mức độ tin cậy 99% nhận thấy rằng: - Nghiệm thức nghiệm thức khơng có khác biệt với có khác biệt với nghiệm thức khác có khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng - Nghiệm thức nghiệm thức khơng có khác biệt với có khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức thí nghiệm - Nghiệm thức nghiệm thức có khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng nghiệm thức khác - Như nghiệm thức (Ningshu 1) giống thí nghiệm cho suất cao (243,9 tạ/ha), nghiệm thức (Huambachero) cho suất thấp (27,8 tạ/ha) 35 KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ NĂNG SUẤT SINH VẬT HỌC CV = 6,57% LSD0.01 = 64,64 Dựa vào kết bảng ANOVA cho thấy khác biệt nghiệm thức có ý nghĩa (Ftính **) Kết xử lý thống kê suất củ thực thu mức độ tin cậy 99% nhận thấy rằng: - Giữa nghiệm thức 3, 5, khơng có khác biệt có khác biệt so với nghiệm thức đối chứng - Giữa nghiệm thức 2, 4, 7, 9, đối chứng khơng có khác biệt với - Nghiệm thức nghiệm thức có khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng nghiệm thức tham gia thí nghiệm - Như nghiệm thức ( Fengshoubai) thí nghiệm cho suất sinh vật học cao (492,4 tạ/ha), nghiệm thức (Huambachero) cho suất sinh vật học thấp (349,8 tạ/ha) 36 Chương KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận Qua thí nghiệm khảo sát đặc tính sinh trưởng – phát triển suất, phẩm chất giống khoai lang nhập nội từ chương trình có củ CIP vùng đất xám bạc màu vụ hè thu 2007 Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh Chúng tơi có kết luận sơ bộ: + Năng suất củ thực thu: Trong giống khảo nghiệm giống đối chứng, kết cho thấy có giống đạt suất củ thực thu cao (không kể đối chứng) - Ningshu đạt suất 234,9 tạ/ha - Yanshu đạt suất 150,3 tạ/ha - Giống Beauregard đạt suất 137,6 tạ/ha - Hai giống Xushu 18 Fengshoubai có suất tương đương 131,3 tạ/ha - Giống đạt suất củ thấp nhất: Huambachero (27,8 tạ/ha), giống lại đạt suất trung bình từ 60,6 – 70,7 tạ/ha + Về phẩm chất: Trong giống phân tích, giống Fengshoubai có lượng đường thấp (13,41 %) đạt lượng tinh bột cao (11,62 %) Giống Ningshu giống đối chứng có lượng đường tương đương đạt 17,03 % 17,40 % Giống Yanshu Beauregard có lượng tinh bột thấp đạt 10,96 % 37 4.2 Đề nghị Tiếp tục khảo nghiệm giống khoai lang vùng vụ trồng khác để đánh giá tìm giống tốt cho địa phương miền Nam Nhân nhanh khảo nghiệm diện tích rộng giống Ningshu 1, giống Yanshu 1, giống Beauregard giống KB1 (đối chứng) bước đưa sản xuất đại trà A B Hình 1: Tồn cảnh bố trí thí nghiệm đồng ruộng A: 20 ngày sau trồng, B: 65 ngày sau trồng 38 Hình 2: Sâu đục thân xuất vườn thí nghiệm 39 Yanshu Hình 3: Hình ảnh số giống cho suất cao 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đinh Thế Lộc 1978 Kỹ thuật trồng Khoai Lang Nhà xuất Nông Nghiệp 259 trang Nguyễn Thị Sâm, Hoàng Kim, Trương Văn Hộ cộng tác viên 1995 Báo cáo chọn dòng xây dựng mơ hình khoai lang đạt hiệu kinh tế khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Nguyễn Việt Trí 1997 Khảo sát 10 dòng khoai lang có triển vọng tập hạt lai 1995 CIP vùng đất xám bạc màu Thủ Đức Luận văn tốt nghiệp khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm 30 trang Nhà xuất nơng nghiệp Hà Nội 1997.Giáo trình lương thực tập II Lê Đức Diên, Nguyễn Đình Huyên 1997 Đặc điểm sinh lý, sinh hoá khoai lang ứng dụng Lê Thị Hằng 2004 Khảo nghiệm đặc tính sinh trưởng phát triển suất, phẩm chất giống khoai lang có triển vọng vụ thu đông năm 2003 vùng đất cát xã Tân Hương – Châu Thành - Tiền Giang Luận văn tốt nghiệp khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm 43 trang Trần Thị Dạ Thảo Bài giảng khoai lang Tài liệu lưu hành nội Trường Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh Tư liệu thống kê khí tượng thuỷ văn 2007 Đài khí tượng thuỷ văn Thành phố Hồ Chí Minh 41 PHỤ LỤC Bảng 3.12 Biến đổi trọng lượng khô thân qua giai đoạn Đơn vị: gram NST 30 50 70 90 110 Huambachero (422656) 20,37 61,15 130,34 250,68 180,27 Xushu 18 (440025) 40,68 51,21 60,41 140,55 115,20 Ningshu (40027) 40,92 50,17 56,82 61,82 52,68 Mohc (440034) 59,35 92,80 180,76 193,38 172,15 Ncsu1560 (440093 ) 42,18 50,67 60,37 140,46 97,34 Beauregard (440132) 39,50 60,86 80,54 96,91 79,63 Kemb 37 (440170 ) 26,76 40,27 90,64 100,13 92,72 Fengshoubai ( 440029) 30,15 50,18 100,12 120,19 75,36 9.Yanshu ( 440024) 22,34 80,19 90,68 110,58 82,45 10 KB1 (đối chứng) 41,27 50,41 70,27 80,72 68,3 NT giống Bảng 3.13 Biến đổi trọng lượng khô rễ củ qua giai đoạn Đơn vị: gram NST 30 50 70 90 110 Huambachero (422656) 0,5 1,5 4,1 8,2 10,30 Xushu 18 (440025) 1,5 4,0 11,27 130 197,5 Ningshu (40027) 1,9 6,38 15,0 132 210,3 Mohc (440034) 2,0 4,26 17,5 47,28 50,65 Ncsu1560 (440093 ) 1,3 3,15 5,1 12,25 14,27 Beauregard (440132) 1,6 2,9 4,6 60,33 80,76 Kemb 37 (440170 ) 0,7 3,75 10,35 20,45 30,66 Fengshoubai ( 440029) 1,0 5,6 17,21 60,34 112,70 9.Yanshu ( 440024) 1,2 7,82 17,76 80,15 138,80 10 KB1 (đối chứng) 2,0 3,15 14,42 140,27 200,65 NT giống 42 Bảng 3.14: Năng suất củ trung bình qua lần lặp lại Đơn vị: Kg LLL I II III Huambachero (422656) 3,5 3,0 4,5 Xushu 18 (440025) 19,0 11,5 21,5 Ningshu (40027) 28,0 32,5 32,5 Mohc (440034) 9,5 11,0 5,0 Ncsu1560 (440093 ) 9,5 9,5 5,0 Beauregard (440132) 22,0 16,0 16,5 Kemb 37 (440170 ) 10,0 11,5 6,5 Fengshoubai ( 440029) 22,5 20,5 9,0 9.Yanshu ( 440024) 20,0 21,0 18,5 10 KB1 (đối chứng) 22,5 29,0 25,0 NT giống 43 Data file: Năng suất củ thực thu Title: Function: ANOVA-2 Data case to 30 Two-way Analysis of Variance over variable (Nt) with values from to 10 and over variable (LLL) with values from to Variable 3: NS A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -Nt 112811.46 12534.607 16.67 0.0000 LLL 1853.41 926.706 1.23 0.3150 Error 18 13531.43 751.746 Non-additivity 513.07 513.066 0.67 Residual 17 13018.36 765.786 -Total 29 128196.30 -Grand Mean= 120.217 Grand Sum= 3606.500 Total Count= 30 Coefficient of Variation= 22.81% Means for variable (NS) for each level of variable (Nt): Var Var Value Mean 27.767 131.300 234.933 64.400 60.633 137.633 70.700 131.333 150.267 10 193.200 Error Mean Square = 751.7 Error Degrees of Freedom = 18 No of observations to calculate a mean = Duncan's Multiple Range Test LSD value = 64.44 s_ = 15.83 at alpha = 0.010 x Original Order Ranked Order Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean 10 = = = = = = = = = = 27.87 131.3 234.9 64.40 60.63 137.6 70.70 131.3 150.3 193.2 E BCD A DE E BC CDE BCD B AB Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean 10 = = = = = = = = = = 234.9 193.2 150.3 137.6 131.3 131.3 70.70 64.40 60.63 27.87 A AB B BC BCD BCD CDE DE E E Data file: Năng suất sinh vật học Function: ANOVA-2 Data case to 30 Two-way Analysis of Variance over variable (NT) with values from to 10 and over variable (LLL) with values from to Variable 3: NS A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -NT 46859.04 5206.560 6.93 0.0003 LLL 1855.79 927.896 1.23 0.3144 Error 18 13526.34 751.463 Non-additivity 3599.32 3599.323 6.16 Residual 17 9927.01 583.942 -Total 29 62241.17 -Grand Mean= 417.553 Grand Sum= 12526.600 Total Count= 30 Coefficient of Variation= 6.57% Means for variable (NS) for each level of variable (NT): Var Var Value Mean 349.767 375.000 447.567 406.600 446.233 445.733 390.167 492.433 402.833 10 419.200 Error Mean Square = 751.5 Error Degrees of Freedom = 18 No of observations to calculate a mean = Duncan's Multiple Range Test LSD value = 64.43 s_ = 15.83 at alpha = 0.010 x Original Order Ranked Order Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean 10 = = = = = = = = = = 349.8 375.0 447.6 406.6 446.2 445.7 390.2 492.4 402.8 419.2 C BC AB BC AB AB BC A BC BC Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean 10 = = = = = = = = = = 492.4 447.6 446.2 445.7 419.2 406.6 402.8 390.2 375.0 349.8 A AB AB AB BC BC BC BC BC C .. .Khảo Nghiệm Bộ Giống Khoai Lang Nhập Nội Từ Chương Trình Cây Có Củ Của CIP Trên Vùng Đất Xám Bạc Màu Vụ Hè Thu 2007 Tại Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh Tác giả Lê Quang Cử (Luận văn đệ trình. .. nghiệm khảo nghiệm giống khoai lang nhập nội từ chương trình có củ CIP vùng đất xám bạc màu vụ Hè Thu 2007 Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh Chúng ghi nhận số kết đặc trưng hình thái 10 giống khoai lang trình. .. gian hồn thành khố luận tốt nghiệp Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2007 Lê Quang Cử ii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu Khảo nghiệm giống khoai lang nhập nội từ chương trình có củ CIP vùng đất xám bạc màu

Ngày đăng: 29/11/2017, 14:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan