THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM

41 481 0
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tất cả mọi người trong chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống khoẻ mạnh, ấm no, hạnh phúc. Nhưng trong cuộc sống không ai có thể lường hết được mọi rủi ro có thể xẩy ra với bản thân hay gia đình như ốm đau, bệnh tật…Các chi phí khám chữa bệnh này không thể xác định trước, vì vậy dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho gia đình đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp. Điều quan trọng hơn là những rủi ro này có thể làm suy giảm sức khoẻ, suy giảm khả năng lao động, vừa kéo dài thời gian không lao động vừa làm cho cuộc sống khó khăn hơn. Để có thể khắc phục khó khăn trên lại vừa chủ động về tài chính khi có rủi ro về sức khoẻ xảy ra mỗi người có những biện pháp khắc phục khác nhau như rút tiền tiết kiệm, bán tài sản, nhờ sự giúp đỡ của người thân, đi vay…Các biện pháp trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định lại khó áp dụng trong trường hợp thời gian kéo dài và lặp đi lặp lại. Vì vậy Bảo Hiểm Y Tế ra đời nhằm hỗ trợ cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về sức khoẻ góp phần ổn định đời sống và đảm bảo an toàn xã hội.

LỜI MỞ ĐẦU Tất cả mọi người trong chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống khoẻ mạnh, ấm no, hạnh phúc. Nhưng trong cuộc sống không ai có thể lường hết được mọi rủi ro có thể xẩy ra với bản thân hay gia đình như ốm đau, bệnh tật…Các chi phí khám chữa bệnh này không thể xác định trước, vì vậy dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho gia đình đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp. Điều quan trọng hơn là những rủi ro này có thể làm suy giảm sức khoẻ, suy giảm khả năng lao động, vừa kéo dài thời gian không lao động vừa làm cho cuộc sống khó khăn hơn. Để có thể khắc phục khó khăn trên lại vừa chủ động về tài chính khi có rủi ro về sức khoẻ xảy ra mỗi người có những biện pháp khắc phục khác nhau như rút tiền tiết kiệm, bán tài sản, nhờ sự giúp đỡ của người thân, đi vay… Các biện pháp trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định lại khó áp dụng trong trường hợp thời gian kéo dài và lặp đi lặp lại. Vì vậy Bảo Hiểm Y Tế ra đời nhằm hỗ trợ cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về sức khoẻ góp phần ổn định đời sống và đảm bảo an toàn xã hội. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, đời sống con người được nâng cao, nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên. Trong khi đó chi phí khám chữa bệnh ngày càng cao do: - Ngành y tế áp dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong việc chuẩn đoán điều trị bệnh. - Thuốc men tăng giá do biến động giá cả chung của thị trường. Đặc biệt có những bệnh phải sử dụng thuốc biệt dược, chi phí lớn. Do đó cần phải vận động mọi người trong xã hội tham gia Bảo Hiểm Y Tế nhằm giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước và cũng để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình khi gặp rủi ro về sức khoẻ. Càng ngày Bảo Hiểm Y Tế càng tỏ rõ vai trò quan trọng trong đời sống con người. PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHYT VÀ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN VIỆT NAM. I. TỔNG QUAN VỀ BHYT: 1. Sự cần thiết và vai trò của BHYT trong đời sống kinh tế xã hội nói chung và toàn dân nói riêng: BHYT Việt Nam ra đời năm 1992 và được coi là loại hình Bảo Hiểm đặc biệt mang ý nghĩa cộng đồng sâu sắc, là nơi tập trung nguồn lực tài chính từ sự đóng góp của cộng đồng xã hội để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho chính những người tham gia đóng góp vào quỹ. BHYT ra đời có tác dụng rất thiết thực: - Giúp cho những người tham gia BHYT khắc phục khó khăn về mặt tài chính khi có rủi ro như ốm đau, bệnh tật vì trong quá trình nằm viện điều trị chi phí tốn kém ảnh hưởng đến ngân sách gia đình trong khi lại làm giảm thu nhập của họ do không thể tham gia lao động. - BHYT góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Trên thế giới, các quốc gia đều có khoản chi cho hệ thống y tế. Tuy nhiên các nước đang phát triển khoản chi này thường chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành y. Để giải quyết vấn đề này, nhiều nước thường phải thu viện phí của người đến khám chữa bệnh. Đây là một trở ngại lớn đối với nhiều tầng lớp dân cư. Vì vậy biện pháp hiệu quả nhất là thực hiện BHYT để giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. BHYT ra đời vừa khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, vừa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân. - BHYT góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện công bằng trong xã hội. Sự thiếu hụt trong ngân sách y tế không đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành y không theo kịp nhu cầu khám chữa bệnh. Vì vậy thông qua việc đóng góp vào quỹ BHYT sẽ hỗ trợ cho ngân sách ngành y, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Và sau khi tham gia BHYT tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo đều được chăm sóc sức khoẻ do đó đảm bảo được công bằng xã hội. - BHYT nâng cao tính cộng đồng, gắn bó mọi thành viên trong xã hội. Hoạt động trên quy luật số lớn, BHYT hoạt động với phương châm “lá lành đùm lá rách”, “mình vì mọi người, moi người vì mình” Như vậy BHYT là một phạm trù KTXH tất yếu của xã hội phát triển và tiến tới thực hiện BHYT toàn dân là một yêu cầu khách quan. Tiến tới BHYT toàn dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà toàn Đảng toàn dân phải phấn đấu thực hiện: - BHYT toàn dân vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp tiến tới chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Điều này cũng có nghĩa mọi người dân Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, địa vị tầng lớp, khu vực…đều được chăm sóc sức khoẻ qua chế độ BHYT. Mọi người dân Việt Nam đều bình đẳng như nhau trong việc chăm sóc sức khoẻ khi ốm đau, bệnh tật. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đạt đựơc mục tiêu công bằng bình đẳng trong xã hội. Đây còn là cơ sở đảm bảo cho con người ta dù mắc bệnh nặng, chữa trị dài ngày, chi phí cao thì gia đình họ cũng bớt được phần gánh nặng. - BHYT toàn dân còn là biện pháp tài chính nhằm thanh toán từng phần các khoản chi phí khám chữa bệnh cho các cơ sở y tế. Ngay khi đi vào hoạt động BHYT đã chi trả cho những người tham gia gặp rủi ro, nguồn kinh phí này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tài chính của các cơ sở y tế. Bởi đó là nguồn thu đáng kể giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khám chữa bệnh cho các cơ sở (số thu BHYT luôn bằng 1/3 ngân sách Nhà nước dành cho y tế). Phương thức nộp một phần viện phí thông qua BHYT là một chính sách đúng đắn, nó giúp huy động nguồn thu đóng góp của cả người lao động và người sử dụng lao động - nó thể hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, của bản thân người lao động đối với sức khoẻ cuả họ từ đó duy trì ổn định sản xuất. - Như đã nói trên, hoạt động của BHYT là một công cụ điều tiết xã hội, đặc biệt khi Việt Nam việc quản lý thu nhập của người lao động còn chưa chặt chẽ và công cụ thuế thu nhập hoạt động chưa được nhiều. Bên cạnh đó BHYT còn huy động được nguồn thu của nhiều đối tượng như học sinh, sinh viên…nhằm giáo dục cho lớp trẻ quan tâm đến sức khoẻ của bản thân mình và của toàn xã hội. - Tiến tới BHYT toàn dân thể hiện tính cộng đồng xã hội mức cao. Việc Nhà nước đóng góp cho các đối tượng thuộc diện chính sách, người nghèo, người có công với cách mạng là một biện pháp vừa mang tính đoàn kết tương trợ vừa mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Đây cũng là đặc trưng riêng của BHYT toàn dân nước ta. Tiến tới BHYT toàn dân là cả một quá trình liên quan đến nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật: từ việc đáp ứng các điều kiện cơ sơ vật chất kỹ thuật cho việc chăm sóc sức khoẻ cũng như các yếu tố của quá trình kinh tế như tăng trưởng kinh tế, việc làm thu nhập của người lao động . Vì vậy việc tiến tới BHYT toàn dân là một quá trình hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết mà trong đó Nhà nước giữ vai trò điều tiết. Mục tiêu BHYT toàn dân không những đạt được về diện rộng mà còn phải đảm bảo tính bền vững lâu dài và phải trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người dân. 2. Đối tượng và phạm vi BHYT a. Đối tượng BHYT: Hoạt động y tế thường bao gồm: phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. mỗi quốc gia BHYT có thể có các tên gọi khác nhau như bảo hiểm sức khoẻ (có thể gồm cả phòng bệnh và chữa bệnh; chữa bệnh và phục hồi chức năng; hoặc cả ba) hay BHYT (thường chỉ gồm hoạt động chữa bệnh). Dù tên gọi khác nhau nhưng đối tượng BHYT đều là sức khoẻ của người được bảo hiểm tức là nếu người được bảo hiểm gặp rủi ro về sức khoẻ: ốm đau, bệnh tật thì sẽ được BHYT xem xét chi trả bồi thường. BHYT là một dịch vụ rất phổ biến trên thế giới và bất kỳ ai có nhu cầu bảo hiểm sức khoẻ đều có quyền tham gia. Vậy đối tượng tham gia BHYT là mọi người dân có nhu cầu bảo hiểm cho sức khoẻ của mình hoặc cũng có thể là một người đại diện cho cơ quan, đơn vị, tập thể…đứng ra ký kết hợp đồng. Khi mới triển khai BHYT, thông thường các nước đều có hai nhóm đối tượng tham gia: bắt buộc và tự nguyện. BHYT bắt buộc áp dụng đối với công nhân viên chức Nhà nước và một số đối tượng như người về hưu có hưởng lương hưu. Còn BHYT tự nguyện áp dụng cho mọi thành viên khác trong xã hội có nhu cầu và thường giới hạn trong độ tuổi nhất định tuỳ từng quốc gia. Hiện nay Việt Nam BHYT tiến hành bắt buộc cho các đối tượng: lao động Việt Nam làm trong các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể hưởng lương từ ngân sách, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên, người đang nghỉ hưu, người có công với cách mạng…BHYT tự nguyện áp dụng cho các đối tượng khác trong xã hội kể cả người nước ngoài đến làm việc, học tập, du lịch tại Việt Nam. b. Phạm vi BHYT: BHYT là hoạt động đảm bảo thanh toán chi phí y tế cho người tham gia Bảo Hiểm khi gặp rủi ro. Tuy mọi người dân đều có quyền tham gia Bảo Hiểm nhưng trong một số trường hợp BHYT không chấp nhận Bảo Hiểm như những người mắc bệnh nan y, cố tình tự huỷ hoại bản thân, trong tình trạng say, vi phạm pháp luật…Mỗi người tham gia BHYT khi ốm đau, bệnh tật được thanh toán chi phí với mức độ khác nhau. Mỗi quốc gia đều có những chương trình sức khoẻ quốc gia khác nhau và cơ quan BHYT cũng không có trách nhiệm đối với người được BHYT nếu họ khám chữa bệnh thuộc chương trình này. Việt Nam hiện nay điều lệ BHYT loại trừ các bệnh sau: phong, lao, sốt rét, tâm thần, phân liệt, bệnh dại, tiêm chủng phòng bệnh, dịch vụ kế hoặch hoá gia đình, điều dưỡng, an dưỡng, chỉnh hình, thẩm mỹ, làm chân tay giả, mắt giả, các bệnh bẩm sinh, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, trường hợp tự tử, nghiên ma tuý, vi phạm pháp luật… 3. Phương thức BHYT: BHYT được phân thành các loại sau căn cứ vào mức độ thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT: - BHYT trọn gói: là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho người được BHYT. - BHYT trọn gói, trừ các đại phẫu thuật: cơ quan BHYT sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho người được BHYT trừ các chi phí cho các cuộc đại phẫu thuật (theo quy định của cơ quan y tế). - BHYT thông thường: là phương thức BHYT trong đó trách nhiệm của cơ quan BHYT được giới hạn tương xứng với trách nhiệm và nghĩa vụ của người được BHYT. Tuỳ từng quốc gia, có những nước thực hiện BHYT theo cả ba phương thức trên, còn các nước nghèo mới triển khai hoạt động BHYT thường áp dụng BHYT thông thường. Phương thức BHYT thông thường có hai hình thức tham gia: bắt buộc và tự nguyện.BHYT bắt buộc áp dụng cho một số đối tượng nhất định được quy định trong các văn bản pháp luật về Bảo Hiểm. Số còn lại không thuộc nhóm trên có thể tham gia BHYT tự nguyện tuỳ vảo khả năng và nhu cầu. Việt Nam hiện nay đang triển khai cả hai hình thức này và thực hiện thanh toán theo phương thức cùng chi trả: BHYT chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh theo giá viện phí (không thanh toán phần chênh lệch giữa giá viện phí và giá dịch vụ theo yêu cầu riêng của bệnh nhân), người tham gia BHYT sẽ chịu trách thanh toán 20% còn lại (không vượt quá 6 tháng lương tối thiểu trong thời gian một năm). Tuy nhiên đối với những trường hợp bệnh nhân thuộc diện ưu đãi xã hội (quy định tại pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến…) sẽ được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh theo giá viện phí. Ngoài ra trong thực tế còn có một bộ phận BHYT mang đặc trưng của BHXH và một bộ phận khác mang tính chất kinh doanh như Bảo Hiểm tai nạn lao động, Bảo Hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật…Đặc biệt một số ngành nghề, do tính chất đặc thù của lao động nên Chính phủ cho phép thực hiện BHYT ngành như: BHYT giao thông vận tải, BHYT ngành than trực thuộc BHYT Việt Nam… 4 . Quỹ BHYT: Đó là một quỹ tài chính có quy mô phụ thuộc vào số lượng thành viên đóng góp và mức đóng góp của thành viên đó. BHYT với mục đích nhân đạo không đặt mục đích kinh doanh lên đầu, quỹ BHYT chủ yếu được hình thành tự hai nguồn:do người sử dụng lao động và người lao động đóng góp hoặc chỉ do đóng góp của người tham gia BHYT. Việt Nam tỷ lệ này được quy định như sau: đối tượng tham gia BHYT bắt buộc đóng góp 3% tổng quỹ lương trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3, người lao động đóng 1/3 nếu còn đang tham gia lao động, những người nghỉ hưu mất sức lao động tham gia BHYT bắt buộc sẽ đóng 3% mức lương hưu hoặc mức trợ cấp mất sức lao động. Số tiền này được nộp định kỳ 3 tháng một lần. Bên cạnh đó quỹ còn được bổ sung bằng các nguồn khác: sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, sự đóng góp ủng hộ của tổ chức từ thiện, lãi từ việc đầu tư quỹ nhàn rỗi theo quy định của luật Bảo Hiểm. Việt Nam điều lệ BHYT quy định số tiền tạm thời nhàn rỗi được mua tín phiếu, trái phiếu do kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hanh; và được thực hiện các biện pháp khác nhằm bảo tồn, tăng trưởng quỹ nhưng vẫn đảm bảo nguồn chi trả khi cần thiết. Quỹ BHYT được sử dụng với các mục đích sau: - Chi thanh toán chi phí y tế cho người đựơc BHYT - Chi dự trữ, dự phòng dao động lớn - Chi đề phòng hạn chế tổn thất - Chi quản lý Tỷ lệ các khoản chi này được quy định trước bởi cơ quan BHYT và có thể thay đổi theo từng điều kiện cụ thể. Cơ quan BHYT không phải là đơn vị kinh doanh nên không phải nộp thuế. Hiện nay Việt Nam, đối với hình thức BHYT bắt buộc, quỹ BHYT được sử dụng như sau: - 91,5% cho quỹ khám chữa bệnh; trong đó 5% dùng lập quỹ dự phòng khám chữa bệnh. Nếu trong năm tài chính không sử dụng hết quỹ này thì kết chuyển vào quỹ dự phòng, nếu vượt quá sẽ được bổ sung từ quỹ dự phòng. - 8,5% cho chi quản lý thường xuyên cho toàn hệ thống BHYT - Tiền tạm thời nhàn rỗi (nếu có) sẽ được dùng mua tín phiếu, trái phiếu do kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành…

Ngày đăng: 24/07/2013, 08:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan