Vận dụng mô hình cạnh tranh của M. Porter để phân tích tình hình cạnh tranh của mặt hàng tranh thêu thủ công của Công ty XQ Việt Nam trên thị trường Nga

10 1.3K 24
Vận dụng mô hình cạnh tranh của M. Porter để phân tích tình hình cạnh tranh của mặt hàng tranh thêu thủ công của Công ty XQ Việt Nam trên thị trường Nga

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vận dụng mô hình cạnh tranh của M. Porter để phân tích tình hình cạnh tranh của mặt hàng tranh thêu thủ công của Công ty XQ Việt Nam trên thị trường Nga

Quản trị doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế”.Được đánh giá là “ngôi sao đang lên ở Châu Á”, trong bối cảnh hội nhập, hoạt động kinh doanh quốc tế của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập và phát triển trong mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO với nhiều cơ hội nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức mới. Vì vậy, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương sẽ tạo cho Việt Nam phát huy được lợi thế so sánh của mình, tạo điều kiện cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong cơ cấu các mặt hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế của Việt Nam, có những mặt hàng chứa hàm lượng công nghệ cao, sử dụng nhiều máy móc nhưng cũng có những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, không sử dụng máy móc công nghệ cao. Trong đó phải kể đến sản phẩm tranh thêu tay của công ty ê XQ Việt Nam, mọt loại sản phẩm không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn hàm chứa giá trị trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam một cách rõ nét. Để có thể tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp hay sản phẩm đều phải cố gắng tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức từ môi trường bên ngoài, nhất là khi họ muốn mở rộng thị trường ra phạm vi quốc tế. Đây là vấn đề bức thiết cho sự phát triển của mỗi công ty nói riêng và của nền kinh tế nói chung, do đó tôi lựa chọn đề tài “Vận dụng hình cạnh tranh của M. Porter để phân tích tình hình cạnh tranh của mặt hàng tranh thêu thủ công của Công ty XQ Việt Nam trên thị trường Nga” nhằm đánh giá đúng đắn nhất tình hình cạnh tranh của sản phẩm này trên một thị trường nước ngoài. Nội dung của bài viết gồm có ba phần chính: I. Giới thiệu về công ty XQ Việt Nam II. Vận dunghình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter để phân tích tình hình cạnh tranh của sản phẩm tranh thêu thủ công XQ trên thị trường Nga III. Đánh giá, nhận xét Hoàng Thị Mỹ Hạnh_ QTKDQTB Page 1 Quản trị doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU CÔNG TY XQ VIỆT NAM Bắt đầu bằng việc sáng tác những tác phẩm tranh thêu về chủ đề Việt Nam. Người sáng lập nên công ty XQ Việt Nam đã có ý tưởng phát triển nghề thêu truyền thống lên một mức cao hơn khi tiến hành mở lớp dạy nghề và đào tạo nghệ nhân thêu, đưa nghệ thuật thêu mới mang tính phổ cập dân gian. Đầu 1994, vợ chồng nghệ nhân Võ Văn Quân và Hoàng Lệ Xuân đã thành lập tổ hợp tác thêu lụa XQ Đà Lạt với số nghệ nhân là 20 người. Đến ngày 30 tháng 01 năm 1996, chính thức thành lập công ty TNHH XQ Đà Lạt với một số thành quả sau: • Đã được giới lãnh đạo cao cấp của Trung Ương đánh giá cao: “Phục hồi được ngành nghề truyền thống của dân tộc” Được cấp giấy chứng nhận, bằng khen, huy chương vàng cho sản phẩm. • Được giới văn nghệ sỹ ủng hộ ca ngợi. • Được khách hàng trong và ngoài nước yêu thích, đánh giá cao về giá trị mỹ thuật. Cùng với mong muốn phổ biến và phát triển hơn nữa ngành nghề cổ truyền dân tộc, công ty đã thành lập các chi nhánh ở khắp mọi miền đất nước như Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội và trở thành Công ty XQ Việt Nam. Đặc biệt ngày 29 tháng 12 năm 2001 Làng Nghề Nghề Thêu Truyền Thống XQ Sử Quán chính thức khai trương, tạo một quảng trường cho Nghệ Sỹ, Nghệ Nhân XQ sáng tạo đồng thời gìn giữ, phát huy hơn nữa một ngành nghề, một bản sắc văn hóa dân tộc. Sản phẩm tranh thêu của công ty bao gồm nhiều dòng sản phẩm với nội dung bức thêu phong phú như về phong cảnh thiên nhiên, đất nước_ con người Việt Nam, về hoa, những con vật linh và tĩnh vật, tranh thêu hai mặt, tranh thêu chân dung khách hàng… Hiện nay, thị trường của công ty không chỉ giới hạn trong nước mà còn Hoàng Thị Mỹ Hạnh_ QTKDQTB Page 2 Quản trị doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài được mở rộng ra nhiều quốc gia khác trên thế giới bằng nhiều hình thức khác nhau như nhận đặt hàng và bán hàng qua Internet, mở đại lý độc quyền, hợp tác kinh doanh…XQ đến nay đã có hơn 3.000 thợ thêu, trong đó có hơn 2.000 nghệ nhân và 6 công ty trực thuộc trong và ngoài nước. II. VẬN DỤNG HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM TRANH THÊU CỦA CÔNG TY XQ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NGA Với khoảng 142 triệu dân cùng mức thu nhập bình quân khoảng 9.000USD/người, Nga là một trong những thị trường hết sức tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2008 kim ngạch xuất nhập khẩu của giữa hai nước đạt 1.642 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga đạt 672 triệu USD, dự kiến con số này sẽ tăng lên 3tỷ đô vào năm 2012 và 10 tỷ đô vào năm 2020. Tuy nhiên, đóng góp chủ yếu vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga chủ yếu vẫn là thủy sản (chiếm hơn 70%), trong khi đó, sự góp mặt của các mặt hàng thế mạnh khác như dệt may, lúa, gạo, hạt tiêu, hạt điều, cà phê… gần như không đáng kể, hiện thị phần của chúng ta tại Nga khá khiêm tốn. Điều này cho thấy mặc dù cánh cửa vào Nga đã ngày một rộng mở, nhưng lối đi và bước chân của doanh nghiệp trên thị trường này vẫn đang tỏ ra khá lặng lẽ. Điều gì thuộc về môi trường cạnh tranh ngành ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nga, chúng ta hãy cùng vạn dụng hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter để phân tác động của những yếu tố thuộc môi trường ngành đến một mặt hàng cụ thể_ tranh thêu tay của công ty XQ. Hoàng Thị Mỹ Hạnh_ QTKDQTB Page 3 Quản trị doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài Hình 1. Sơ đồ hình năm lực lượng cạnh tranh của M. Porter. Trong đó, mỗi lực lượng đều có tác động tới doanh nghiệp và sản phẩm. Áp dụng hình này cho sản phẩm tranh thêu tay của công ty XQ Việt Nam, ta thấy môi trường cạnh tranh ngành đem đến cho doanh nghiệp những cơ hội và thách thức, cụ thể như sau: 2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại Để thấy rõ tác động của yếu tố đối thủ cạnh tranh hiện tai trong ngành, ta xét đến các vấn đề sau của các đối thủ cạnh tranh: mục đích tương lai, các nhận định, các tiềm năng và chiến lược hiện tại. Nếu chỉ xét trên lãnh thổ Việt Nam, hiện tại công ty XQ Việt Namcông ty lớn nhất, có tiềm lực nhất về việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm tranh thêu tay. Ngoài XQ, chỉ còn một số cơ sở thêu nhỏ lẻ, kinh doanh trên thị trường nội địa, chỉ tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua việc cung cấp sản phẩm cho khách du lịch, hay làm quà biếu…như tranh thêu tay của của hàng Hoa Mỹ, của hàng Văn Tiến… chiến lược của những đối thủ cạnh tranh này chỉ là những chiến lược nội địa, không có mục đích vươn xa ra thị trường thế giới, một phần cũng vì tiềm năng và năng lực cạnh tranh về tài chính, nhân lực… không cho phép Hoàng Thị Mỹ Hạnh_ QTKDQTB Page 4 Quản trị doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài Xét trên thị trường Nga, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Đầu tiên phải kể đến các doanh nghiệp Nga, bởi lẽ bản thân nước Nga cũng có một văn hóa thêu tay truyền thống đặc sắc, nghệ thuật thêu điêu luyện. Nhưng trên đất nước này, sản phẩm chủ yếu của nganh thêu là quần áo và các sản phẩm gia dụng trong nhà chứ không phải vật trang trí như tranh thêu. Đây có thể coi là cơ hội lớn cho sản phẩm tranh thêu tay XQ. Tuy nhiên, bước chân ra thị trường quốc tế, XQ phải đụng độ với sự cạnh tranh khốc liệt của tranh thêu Trung Quốc, nhất là khi các công ty Trung Quốc sử dụng chiến về giá, cung cấp sản phẩm với mức giá rẻ hơn cho thị trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình. Trong khi đó, Trung Quốc cũng là một quốc gia có văn hóa thêu khá phát triển, các công ty cung cấp sản phẩm thêu tay chu yếu có trụ sở ở vùng Tô Châu_ là nơi phát triển nhất về nghề thêu trên đất nước này. Như vậy, về đối thủ cạnh tranh hiện tại, công ty XQ Việt Nam cần lưu ý nhất tới các đối thủ Trung Quốc bởi họ có đầy đủ tiềm lực cạnh tranh và có mục tiêu phát triển trên phạm vi thế giới. 2.2 Khách hàng Suy cho cùng, các hoạt động kinh doanh đều nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dung. Một doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ và lòng trung thành từ phái khách hàng khi họ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Có hai nhóm khách hàng là khách hàng kẻ và khách hàng tổ chức, mỗi nhóm khách hàng đều có những tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, về mặt lý thuyết, lợi ích của khách hàngcủa nhà cung cấp là mâu thuẫn với nhau, đặc biệt là mâu thuẫn về giá cả sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ. Trong đề tài này, XQcông ty Việt Nam kinh doanh trên thị trường Nga nên công ty chọn khách hàng mục tiêu là các khách hàng tổ chức, nhà phân phối tại Nga nhằm thiết lập một kênh phân phối tốt nhất về cả dòng hàng hóa, dòng tiền và dòng phản hồi thông tin sản phẩm. Do đó, XQ đã thành lập XQ - RUSSIA eXQlusive Limited Co. nhằm đáp ứng mục tiêu của công ty. Người mua thường quan tâm đến giá cả sản phẩm, Hoàng Thị Mỹ Hạnh_ QTKDQTB Page 5 Quản trị doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài sự khác biệt của sản phẩm, thương hiệu, chất lượng sản phẩm. Sản phẩm tranh thêu XQ có thể đảm bảo một cách toàn diện các yêu cầu về thương hiệu, chất lượng và sự khác biệt hóa sản phẩm. Một chuyên gia tư vấn của Exclusive cho biết: “Tranh XQ độc đáo ở chỗ tất cả các công đoạn đều được thực hiện bằng tay, loại trừ sự can thiệp của máy móc và computer. Ưu thế của tranh thêu tay là đơn chiếc, không trùng lặp như sản xuất theo lối công nghiệp. Mẫu cùng là một bông hoa nhưng qua sự thể hiện của mỗi nghệ nhân thì đều có cái gì đó riêng biệt, chịu ảnh hưởng của sự cảm thụ nghệ thuật, trình độ, tính cách của người thêu." Với sức cạnh tranh như vậy của sản phẩm tranh thêu, công ty XQ hoàn toàn có cơ hội tốt trong vấn đề cung ứng sản phẩm cho khách hàng. 2.3 Các nhà cung ứng Nói đến vấn đề nhà cung ứng, ta cần xét đến ba nhóm nhà cung ứng chính, đó là nhà cung cấp nguyên vật liệu,nhà cung cấp tài chính và nhà cung cấp lao động. Về nhà cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm tranh thêu thủ công chỉ sử dụng kinh, chỉ và vải, khung thêu,nói chung là những nguyên liệu có nhiều người cung cấp, không cần quá nhiều yếu tố khách biệt hóa. Với những nguyên vật liệu này, các nhà cung ứng rất khó có thể tăng giá hay tạo them áp lực cho doanh nghiệp. Do đó, có thể coi như áp lực từ nhà cung ững nguyên vật liệu đối với ản phẩm tranh thêu XQ là không đáng kể. Về nhà cung cấp tài chính, công ty XQ sử dụng vốn vay từ ngân hàng trong nước. Do có tiềm lực phát triển, có khả năng cạnh tranh nên công ty dễ dàng hơn nhiều doanh nghiệp khác trong việc vay vốn. Hiện tại, sau nhiều năm hoạt động, với năng lực vơ sở vật chất của công ty, XQ không phải chịu nhiều áp lực từ các nhà cung cấp tài chính. Với nhà cung cấp lao động, thêu thủ công là ngành nghề yêu cầu lao động có trình độ cao, chủ yếu là những người phụ nữ khéo léo được đào tạo kĩ năng thêu. Nguồn lao động chính của công ty XQ thường do công ty trực tiếp đào tạo, đặc biệt là nơi làm việc là nơi tập trung nhân lực và có truyền thống nghề thêu, vì vậy áp lực từ nhà cung cấp lao động là không đáng kể. Hoàng Thị Mỹ Hạnh_ QTKDQTB Page 6 Quản trị doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài 2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là những cá nhân, tổ chức có khả năng tham gia vào ngành sản xuất tranh thêu thủ công cùng với công ty XQ. Nếu có thêm đối thủ cạnh tranh trong ngành, sự cạnh tranh càng khốc liệt hơn và thị trường, lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp có thể bị thay đổi. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tang đối với công ty XQ Việt Nam hiện đang chịu những rào cản gia nhập ngành. Đầu tiên phải kể đến nguồn nhân lực chuyên tinh, có tay nghề và kinh nghiệm làm việc, bởi lẽ đây là ngành sản xuất thủ công, giá trị sản phẩm là ở chỗ để tạo ra một sản phẩm, các nghệ nhân mất rất nhiều thời gian, công sức cho sản phẩm đó. Điều thứ hai cản trở các doanh nghiệp gia nhập ngành là kênh phân phối đã được thiết lập của XQ cả trong lẫn ngoài nước; hình ảnh về sản phẩm và thương hiệu XQ đã trở thành một điểm khác biệt hóa so với những sản phẩm khác. Hơn nữa, XQ đã đạt được lợi thế kinh tế theo quy khi mà các chi phí về sản xuất, phân phối, bán hàng, quảng cáo giảm đi khi có sự gia tăng về số lượng hay nói đúng hơn là chi phí cho một đơn vị sản phẩm giaem đi khi số lượng sản xuất của công ty tăng lên, nhấtl à khi công ty đầu tư xây dựng XQ Sử Quán nhằm phục vụ cho sự hoạt động của mình. 2.5 Sản phẩm thay thế Ở đây ta chỉ xét đến các sản phẩm thay thế ở cấp độ thỏa mãn cùng một nhu cầu của người tiêu dung như sản phẩm tranh thêu của công ty XQ Việt Nam. Có thể đề cập đến các sản phẩm tranh thêu bằng máy hay các loại tranh khác như tranh sơn dầu, tranh gốm…là các sản phẩm thay thế trực tiếp đối vớitr anh thêu tay. Sau đó là rất nhiều sản phẩm khác cùng nhằ mục đích thỏa mãn nhu cầu trang trí trong nhà, nhu cầu làm quà biếu, . Tranh thêu XQ được đánh giá là sản phẩm lọt vào mắt “ ngườ Nga mới”_ tầng lớp thượng lưu tại Nga, mức giá của dòng sản phẩm này không hề rẻ so với mức thu nhập bình dân. Sản phẩm của công ty được đánh giá là sản phẩm “độc nhất” _ là vì chỉ có XQ mới làm ra những bức tranh thêu bằng tay tỉ mẩn, đơn chiếc và mang tính nghệ thuật tinh tế. Có ý kiến cho rằng “Dù hình mẫu là một bông hoa nhưng các bức tranh qua sự thể hiện của các nghệ nhân khác nhau thì đều có cái gì đó riêng biệt, phụ thuộc vào trình độ cảm thụ nghệ thuật, tay nghề, tính cách của người thêu. Các nghệ nhân của XQ được đào tạo không chỉ kỹ Hoàng Thị Mỹ Hạnh_ QTKDQTB Page 7 Quản trị doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuật thêu mà còn được học cách thêu sao cho bức tranh có hồn. Điều này thì máy móc chào thua, dù hiện đại đến đâu. Tranh thêu máy có ưu thế là giá thành thấp nhưng sản phẩm mang tính công nghiệp, đồng loạt, vô hồn. Những ai đã chơi tranh thêu tay nghệ thuật của XQ rồi thì không chấp nhận tranh thêu công nghiệp nữa”. có thể nói, tranh thêu XQ được khách hàng đánh giá rất cao về giá trị và đang ngày càng vững mạnh hơn khi cạnh tranh với các mặt hàng khác tương tự giá trị sử dụng. III. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT Qua những phân tích trên đây về các yếu tố tác động đến tình hình hình cạnh tranh của sản phẩm tranh thêu tay của công ty XQ Việt Nam trên thị trường Nga, ta nhận thấy rằng cơ hội mở ra cho sản phẩm này là rất lớn. Tuy nhiên, công ty XQ Việt Nam cần làm tốt hơn nữa trong việc tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức cho sự phát triển của sản phẩm. Đặc biệt, công ty cần thực hiện những chương trình quảng bá sản phẩm nhằm đưa sản phẩm và hình ảnh công ty sâu rộng hơn nữa. Công ty có thể tận dụng thế mạnh du lịch để quảng bá sản phẩm bằng cách tổ chức những lễ hội du lịch ở đất Nga để thu hút sự chú ý của người Nga, tăng thêm niềm tin và tình yêu của họ với Việt Namhàng Việt Nam. Nếu có thể, chúng ta có thể tổ chức lễ hội, triển lãm các mặt hàng Việt Nam nói chung và tranh thêu XQ nói riêng trên mỗi thành phố của liên bang Nga, với những nhân viên trong tà áo dài truyền thống, duyên dáng và tiếng nhạc dân tộc du dương sẽ đem đến cho người dân Nga hình ảnh một đất nước Việt Nam xa xôi, nhưng tươi đẹp và gần gũi. Đặc biệt, ở triển lãm tranh thêu XQ, cách tốt nhất để người dân Nga nhận thấy rõ được giá trị của sản phẩm là đưa chính nghệ nhân thêu sang đó, ngồi thêu ngay tại triển lãm để mọi người có thể tận mắt chứng kiến quá trình tạo nên một sản phẩm tranh thêu Hoàng Thị Mỹ Hạnh_ QTKDQTB Page 8 Quản trị doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài KẾT LUẬN Trong mọi thời điểm, đặc biệt là thời kì hậu khủng hỏang, nhiều công ty và doanh nghiệp cần định hướng con đường phát triển mới cho mình như hiện nay thì việc phân tích áp lực từ nhiều yếu tố khác nhau thì việc phân tích các áp lực cạnh tranh theo hình năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter sẽ giúp các nhà hoạch định chiến lược có quyết định đúng đắn nhằm phát triển thị trường,thị phần và sản phẩm của mình Bài viết này đã dựa trên hình đó để vạch ra những cơ hội và thách thức trong môi trường ngành cho sản phẩm tranh thêu của công ty XQ Việt Nam, giúp công ty định hướng đúng đắn hơn bước đi sắp tới của mình. Tuy nhiên, đề tài này chỉ giới hạn trên phạm vi lãnh thổ liên bang Nga, do đó, để có thể phát triển hơn sang Tây Âu, Mỹ hay bất kì một quốc gia, khu vực nào khác, công ty phải bắt đầu nghiên cứu, phân tích môi trường một cách chính xác và đầy đủ lại từ đầu. Hi vọng rằng sản phẩm tranh thêu XQ sẽ sớm có mặt ở khắp nơi trên thế giới; điều đó không chỉ đem đến lợi ích cho công ty mà còn giúp Việt Nam trong việc tiếp thị hình ảnh quốc gia. Hoàng Thị Mỹ Hạnh_ QTKDQTB Page 9 Quản trị doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Website chính thức của công ty XQ Việt Nam: http: //www.xqhandembroidery.com 2. Giáo trình “Quản trị dự án và doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài (tập 2)”. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường. NXB Thống kê. 2004 3. Giáo trình “Quản trị chiến lược”. PGS.TS. Lê Văn Tâm. NXB Thống Kê. 2000 4. “Lợi thế cạnh tranh”. Michael E. Porter. NXB Trẻ.2008 5. Cục xúc tiến thương mại http://www.vietrade.gov.vn/home.html Hoàng Thị Mỹ Hạnh_ QTKDQTB Page 10 . Vận dụng m hình cạnh tranh của M. Porter để phân tích tình hình cạnh tranh của m t hàng tranh thêu thủ công của Công ty XQ Việt Nam trên thị trường Nga . về công ty XQ Việt Nam II. Vận dung m hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter để phân tích tình hình cạnh tranh của sản ph m tranh thêu thủ công XQ trên

Ngày đăng: 23/07/2013, 11:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan