Xây dựng ma trận SWOT cho công nghiệp giấy việt nam

5 2.7K 11
Xây dựng ma trận SWOT cho công nghiệp giấy việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xây dựng ma trận SWOT cho công nghiệp giấy việt nam

Thứ Hai, 27/09/2004 - 10:08 AM Xây dựng ma trận SWOT cho công nghiệp giấy Việt Nam Giới thiệu sơ lược về ma trận SWOT Ma trận SWOT (SWOT matrix) dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp (hoặc của ngành). Phân tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra cơ hội và những đe dọa đối với doanh nghiệp. Phân tích môi trường nội bộ để xác định được thế mạnh và điểm yếu của chính doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích các yếu tố trong ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển kinh doanh và các nguồn lực của mình, doanh nghiệp có thể thiết lập các kết hợp. Về nguyên tắc, có bốn loại kết hợp: - Cơ hội với điểm mạnh (OS); - Cơ hội với điểm yếu (OW); - Đe dọa với điểm mạnh (TS); - Đe dọa với điểm yếu (TW). Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Phối hợp OS: Doanh nghiệp sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội. Phối hợp TS: Doanh nghiệp sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ. Phối hợp OW: Doanh nghiệp tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu. Phối hợp TW: Doanh nghiệp cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ. Cơ hội (O) Phối hợp OS Phối hợp OW Nguy cơ (T) Phối hợp TS Phối hợp TW Phân tích môi trường bên ngoài của ngành Giấy Việt Nam - Cơ hội: Với hơn 80 triệu dân, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Theo dự báo, mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người/năm của Việt Nam năm 2010 và 2020 ước đạt 24,5 và 33,6 kg. Ngoài ra, các doanh nghiệp giấy của Việt Nam có thể thâm nhập và mở rộng thị trường ở các nước láng giềng như Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Campuchia và Lào… - Nguy cơ: Theo lộ trình cắt giảm thuế quan AFTA, sau năm 2006, thuế suất nhập khẩu các loại giấy sẽ là 0%. Lúc đó, ngành Giấy Việt Nam phải thực sự bước vào cuộc cạnh tranh bình đẳng với các nước sản xuất giấy lớn khác của ASEAN như Indonexia, Malaixia, Thái Lan và Philippin . Phân tích môi trường bên trong của ngành Giấy Việt Nam Điểm mạnh: Ngành Giấy Việt Nam luôn quan tâm đến các chương trình đào tạo kỹ sư và công nhân kỹ thuật cho mình, thể hiện qua việc phối hợp đào tạo với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và một số trường đại học của Trung Quốc. Lực lượng lao động của ngành Giấy Việt Nam dồi dào, chi phí lao động thấp. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thuận lợi cho phát triển các vùng nguyên liệu giấy. Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, số giờ nắng trong năm cao nên thực vật sinh khối nhanh. Nếu tận dụng tốt điểm mạnh này, ngành Giấy Việt Nam không những chỉ giải quyết được sự mất cân đối giữa năng lực sản xuất giấy và năng lực sản xuất bột giấy hiện nay, còn có thể xuất khẩu bột giấy trong tương lai. Điểm yếu: Một trong những điểm yếu lớn nhất của ngành Giấy Việt Nam hiện nay là thiếu vốn. Tổng tài sản lưu động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam ước đạt 1.600 tỷ đồng, trong khi đó, riêng nhu cầu về vốn cho các dự án đầu tư mới đã lên đến 37.500 tỷ đồng. Các chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách thuế… hiện nay chưa hấp dẫn người trồng rừng. Năng lực trồng rừng của Tổng Công ty Giấy Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của ngành. Công nghệ của các cơ sở sản xuất giấy của Việt Nam thuộc loại lạc hậu. 3 nhà máy lớn sản xuất giấy là Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai, tuy công nghệ được coi là hiện đại nhưng tuổi thọ cũng đã 20 - 40 năm. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động thấp; hao phí nguyên nhiên vật liệu ở mức cao. Ngoài ra, một nguyên nhân khác làm cho năng suất lao động thấp là số lao động tại mỗi nhà máy đều vượt 20 - 50% so với định biên. Chất lượng sản phẩm thấp. Chỉ có một vài nhà máy lớn đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng tương đương giấy ngoại. Tổng Công ty Giấy Việt Nam chỉ có Công ty Giấy Bãi Bằng và Công ty Giấy Tân Mai là đạt chứng chỉ ISO 9002. Quy mô và công suất của các nhà máy sản xuất giấy của Việt Nam rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Chỉ riêng năng lực sản xuất của Tập đoàn Indah Pulp & Paper Corp (Indonexia, 1.700.000 tấn/năm) đã gấp gần hai lần năng lực sản xuất của toàn ngành Giấy Việt Nam. Điều này làm cho ngành Giấy Việt Nam không tận dụng được lợi thế về quy mô. Hầu hết hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ của các nhà máy giấy Việt Nam hiện không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường. Các cơ sở sản xuất tư nhân và các làng nghề sản xuất giấy thậm chí không có hệ thống xử lý nước thải. Xây dựng ma trận SWOT của ngành Giấy Việt Nam Từ những phân tích môi trường bên ngoài và bên trong của ngành Giấy Việt Nam, ta có thể xây dựng ma trận SWOT của ngành giấy Việt Nam như sau: Ma trận SWOT ngành giấy Việt Nam Phương hướng phát triển công nghiệp giấy Việt Nam Từ ma trận SWOT, chúng ta rút ra các chiến lược phát triển công nghiệp giấy Việt Nam như sau: Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp Giấy nói riêng từng bước tạo niềm tin và sức thu hút đối với các nhà đầu tư. Nhu cầu tiêu dùng giấy thị trường nội địa tăng mạnh, hòa nhập chung với thị trường khu vực và thế giới. Định hướng quy mô công suất nhà máy trong các dự án đầu tư mới ngành công nghiệp Giấy Việt Nam: 100.000 - 200.000 tấn/năm. Quy mô tối thiểu phải đạt được của các dự án đầu tư mới là 100.000 tấn/năm. Đến lúc đó, Việt Nam đã hội nhập vào thị trường khu vực và từng bước hội nhập vào thị trường thế giới. Quy mô công suất nhỏ hơn sẽ khó tồn tại do không đủ sức cạnh tranh trên thị trường về hai yếu tố quan trọng nhất của sản phẩm là chất lượng và giá cả. Quy mô công suất nhà máy 200.000 tấn/năm không phải là giới hạn định hướng quy mô công suất tối đa. Đây là định hướng quy mô dựa vào đánh giá khả năng phát triển vùng nguyên liệu. Định hướng không giới hạn quy mô công suất tối đa. Hiện nay, quy mô công suất nhà máy 200.000 tấn/năm là quy mô phổ biến của các dự án đầu tư ngành công nghiệp giấy khu vực Đông Nam á. - Hoàn thiện những cơ sở sản xuất hiện tại: Để tồn tại và phát triển, cần tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng nhà máy giấy hiện có với mục tiêu nâng cao hệ số huy động công suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. - Phát triển lực lượng lao động: Phát triển nguồn nhân lực là cơ sở nền tảng để thúc đẩy sự nghiệp phát triển công nghiệp giấy. - Chuyển hướng sản xuất các loại giấy chuyên dụng, đa dạng hóa sản phẩm: Đối với các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, nên chuyển hướng sản xuất các loại giấy chuyên dụng như giấy tráng phủ các loại, giấy lọc, giấy vệ sinh, tissue, tã lót cho trẻ em, các đồ dùng bằng giấy (cốc, đĩa, hộp đựng thức ăn, trang trí nội thất, đồ chơi trẻ em, hàng thủ công mỹ nghệ…). Trong tương lai, các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ sẽ kém sức cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn về chất lượng sản phẩm và giá thành. Vì vậy, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng trên sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, chiếm lĩnh những mảng còn trống trên thị trường các doanh nghiệp lớn không làm được. - Đẩy mạnh công tác sáp nhập các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tăng cường đầu tư chiều sâu: Khi Việt Nam gia nhập AFTA, cạnh tranh trên thị trường giấy sẽ trở nên rất gay gắt với sự xuất hiện các sản phẩm giấy của Indonexia, Thái Lan… Việc xây dựng các nhà máy giấy lớn ở các nước này thể hiện họ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam đầy tiềm năng với hơn 80 triệu dân. Để tồn tại và phát triển, các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ nên tập hợp lại, cùng góp vốn đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường đã có sự biến chuyển hẳn về chất. - Các doanh nghiệp nhỏ mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước và huy động vốn trong dân: Đặc trưng của ngành Giấy là vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, hiệu quả kinh tế không cao. Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ không đủ tiềm lực tài chính để đầu tư xây dựng mới các nhà máy có quy mô lớn. Trong khi đó, nhà máy có quy mô nhỏ sẽ hạn chế về khả năng cạnh tranh, gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy, các doanh nghiệp này nên mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước đã có hoặc sắp xây dựng để cùng sản xuất kinh doanh, bán cổ phần, cổ phiếu trong nhân dân, vay vốn trong dân… - Đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ rừng, quy hoạch khai thác hàng năm, sử dụng các loại cây phi gỗ và phế liệu các ngành công nông nghiệp: Ngoài nguyên liệu gỗ được cung cấp từ các vùng nguyên liệu quy hoạch, cần tăng cường sử dụng các loại cây phi gỗ và phế liệu các ngành công nông nghiệp. Đây là giải pháp nhanh và mang lại hiệu quả cao nhằm đối phó với nguy cơ thiếu nguyên liệu trong tương lai. - Tăng cường sử dụng giấy loại tái chế: Trong khi xu thế của ngành giấy trong khu vực và trên thế giới ngày càng tăng cường mức sử dụng giấy loại tái chế thì sự chuyển biến của Việt Nam trong vấn đề này còn hạn chế. Tỷ trọng sử dụng giấy loại làm nguyên liệu sản xuất giấy của Việt Nam còn thấp, nói chung chưa đến 40% và vẫn thường nhằm vào lượng giấy thu hồi trong nước là chính. Lượng giấy thu hồi này không nhiều, vì lượng sử dụng của Việt Nam còn thấp. Tăng nhanh mức sử dụng giấy loại tái chế là mảng công việc có ý nghĩa nhiều mặt. THS. Đỗ Quốc Bình . 27/09/2004 - 10:08 AM Xây dựng ma trận SWOT cho công nghiệp giấy Việt Nam Giới thiệu sơ lược về ma trận SWOT Ma trận SWOT (SWOT matrix) dùng để tổng hợp. dựng ma trận SWOT của ngành giấy Việt Nam như sau: Ma trận SWOT ngành giấy Việt Nam Phương hướng phát triển công nghiệp giấy Việt Nam Từ ma trận SWOT, chúng

Ngày đăng: 23/07/2013, 09:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan