Tình hình lạm phát ở các nước trên thế giới

43 1.7K 1
Tình hình lạm phát ở các nước trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lạm phát được định nghĩa là một quá trình giá tăng liên tục, tức là mức giá chung tăng lên hoặc là quá trình đồng tiền liên tục giảm giá. Nhưng điều này chưa nói lên nguyên nhân và hậu quả của lạm phát. Trong thực tế, dù có bất kỳ sự tăng giá của một vài hàng hóa riêng lẻ nào đó thì chưa có thể gọi là lạm phát, khi giá của một vài hàng hoá khác lại giảm mà mức giá chung không tăng. Chỉ có thể kết luận là có lạm phát khi mức giá chung tăng lên. Hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát. Nhiều công trình nghiên cứu tìm kiếm bản chất, nguyên nhân và hậu quả của lạm phát được tiến hành trong nhiều thập kỷ qua. Hiện nay đã và đang có nhiều cuộc tranh luận kéo dài của các trường phái khác nhau xung quanh vấn đề bản chất và các yếu tố tác động đến lạm phát. “Lạm phát có thể được định nghĩa đúng nhất là xu hướng duy trì mức giá chung cao” (R. Jackman, C. Muley and J. Trevithich). Sự tăng giá của bất kỳ hàng đơn lẻ nào đó không gọi là lạm phát nếu giá của các hàng hoá khác lại giảm. Lạm phát làm cho đời sống kinh tế giảm sút, tình trạng thất nghiệp tăng lên, bất bình đẳng xã hội nhiều thêm. Do vậy, lạm phát là “ nguyên nhân chính gây ra sự rối loạn chính trị” (Fridman, 1974) và “một vấn đề đặc thù ở các nước đang phát triển. Nó gây ra nhiều tranh cãi về những nguyên nhân, giải pháp và các chính phù hợp”. (P. Cook and C. Kirapatrick, 1990).

I. Lý luận chung về lạm phát Phần này viết về mặt lý luận chung của lạm phát với mục tiêu giúp chúng ta có điều kiện hiểu rõ hơn bản chất, nội dung và các quan điểm về nguyên nhân gây ra lạm phát trên bình diện tổng thể để từ đó dễ theo dõi toàn bộ diễn biến thực tế lạm phátcác biện pháp chống lạm phát nước ta trong 20 năm qua đến nay. 1. Khái niệm về lạm phát Lạm phát được định nghĩa là một quá trình giá tăng liên tục, tức là mức giá chung tăng lên hoặc là quá trình đồng tiền liên tục giảm giá. Nhưng điều này chưa nói lên nguyên nhân và hậu quả của lạm phát. Trong thực tế, dù có bất kỳ sự tăng giá của một vài hàng hóa riêng lẻ nào đó thì chưa có thể gọi là lạm phát, khi giá của một vài hàng hoá khác lại giảm mà mức giá chung không tăng. Chỉ có thể kết luận là có lạm phát khi mức giá chung tăng lên. Hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát. Nhiều công trình nghiên cứu tìm kiếm bản chất, nguyên nhân và hậu quả của lạm phát được tiến hành trong nhiều thập kỷ qua. Hiện nay đã và đang có nhiều cuộc tranh luận kéo dài của các trường phái khác nhau xung quanh vấn đề bản chất và các yếu tố tác động đến lạm phát. “Lạm phátthể được định nghĩa đúng nhất là xu hướng duy trì mức giá chung cao” (R. Jackman, C. Muley and J. Trevithich). Sự tăng giá của bất kỳ hàng đơn lẻ nào đó không gọi là lạm phát nếu giá của các hàng hoá khác lại giảm. Lạm phát làm cho đời sống kinh tế giảm sút, tình trạng thất nghiệp tăng lên, bất bình đẳng xã hội nhiều thêm. Do vậy, lạm phát là “ nguyên nhân chính gây ra sự rối loạn chính trị” (Fridman, 1974) và “một vấn đề đặc thù các nước đang phát triển. Nó gây ra nhiều tranh cãi về những nguyên nhân, giải pháp và các chính phù hợp”. (P. Cook and C. Kirapatrick, 1990). 2. QUAN ĐIỂM CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI KHÁC NHAU VỀ LẠM PHÁT Hiện nay có thể kể ra một số trường phái khác nhau về lạm phát do xuất phát từ các quan điểm nhìn nhận khác nhau về nguyên nhân và hậu quả của lạm gắn liền với những vấn đề chung của sự phát triển và kém phát triển của các nền kinh tế, cũng như các yếu tố về thể chế, chính sách và xã hội của mỗi nước. Kết luận chính xác cho vấn đề này vẫn còn trong quá trinh tìm hiểu nghiên cứu để đi đến hoàn chỉnh, nhưng có lẽ các thế hệ tiếp theo của các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô mỗi nước vẫn phải liên tục tìm kiếm lời giải đáp cụ thích họp cho từng giai đoạn lịch sử và từng hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế nước nền kinh tế nước mình. Trong thời gian qua, nước đang phát triển đã có hai trường phái nghiên cứu về lạm phát phát triển theo những quan điểm khác nhau: Thứ nhất, học thuyết cơ cấu về lạm phát nói rằng lạm xuất hiện do xung đột về phân phối, được báo hiệu bởi những chuyển dịch tăng giá và một hệ thống các quy luật hình thành giá làm tăng thêm xung đột nêu trên thành một làn sóng tăng giá mạnh mẽ thông qua cơ chế lan truyền. Thứ hai, học thuyết của các nhà tiền tệ cho rằng giá tăng nhiều hay ít một phần do tăng mức cung tiền. (L. Taylor). 2.1. Lý thuyết cơ cấu về lạm phát: Theo trường phái này, nguyên nhân của lạm phát là do sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế, mâu thuẫn về phân phối gây ra tăng giá. Cơ chế lan truyền đã tạo nên căng thẳng thêm các mâu thuẫn đó và dẫn đến lạm phát tăng lên. Các nhà kinh tế theo trường phái cơ cấu cho rằng lạm phát là tất yếu của nền kinh tế khi muốn tăng trưởng cao nhưng lại tồn tại nhiều khiếm khuyết, hạn chế và yếu kém. Lạm phát do mất cân đối cơ cấu kinh tế xuất hiện khi có quan hệ không bình thường trong các cân đối lớn của nền kinh tế như công nghiệp – nông nghiệp, công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ, sản xuất - dịch vụ, xuất khẩu - nhập khẩu, tích luỹ - tiêu dùng. Thực tế lạm phát các nước Châu Mỹ La tinh thường gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế trong bối cảnh từ một nước kém phát triển với nền kinh tế hướng nội chuyển sang nền kinh tế hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Những thay đổi cơ cấu trong cơ cấu kinh tế - xã hội do tăng trưởng kinh tế thường dẫn đến giá tăng lên khi cơ cấu thị trường chưa được hoàn chỉnh, các nguồn vật lực có giới hạn, các quan hệ không được đặt trong một sự cân đối hợp lý, năng lực sản xuất không được khai thác hết, trạng thái vừa thừa vừa thiếu xuất hiện. Cụ thể, tình trạng mất cân đối thường xuất hiện là : i) mất cân đối giữa cung cầu lương thực thực phẩm (cung nhỏ hơn cầu); ii) ngoại tệ có hạn do nhập nhiều hơn xuất; iii) ngân sách thâm hụt và hạn chế do thu được ít nhưng nhu cầu chi cao Lạm phát cơ cấu có thể viết dưới phương trình sau : L = α* d / GDP + β* log(GDP) + δ*log(e) + λ (1) Trong đó : d - mức thâm hụt NSNN e - tỷ giá hối đoái l - tỷ lệ lạm phátthể lý giải những hiện tượng trên là, mất cân đối giữa cung và cầu lương thực thực phẩm là do quá trình dô thị hoá , những người sống dô thị có nguồn thu nhập cao lên làm cho nhu cầu tiêu dùng lương thực thực phẩm tăng lên , nhưng sản xuất nông nghiệp lại chưa được quan tâm phát triển đúng mức dã làm cho lượng cung lương thực thực phẩm bị hạn chế, và kết quả làm cho cầu nhiều hơn cung quá mức đã đẩy giá lương thực, thực phẩm lên cao. Mất cân dối giữa cung va cầu ngoại tệ xẩy ra dối với những nước nhập khẩu nhiều hơn xuất(thuờng là nhập siêu quá cao) và không có luồng ngoại tệ nào khác ngoài xuất khẩu dể co ngoại tệ nhập khấu dã dẫn đến cán cân thanh toán quốc tế của những nước này lâm vào tình trạng khó khăn và buộc họ phải phá giá đồng tiền làm cho lạm phát tăng lên. Kinh tế đòi hỏi tăng trưởng nhanh nhưng nguồn vốn trong nước lại hạn chế , trong đó, thu ngân sách có hạn mạ nhu cầu chi thì cao nên nhiều nướcphát hành tiền cho ngân sách vay để đảm bảo chi và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Để kiểm soát được lạm phát đòi hỏi phải loại bỏ những mất cân dối nêu trên, như tăng sản xuất lương thực thực phẩm,tăng xuất khẩu trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho sán xuất để xuất khẩu phát triển, cải tiến cơ chế tỷ giá hối đoái có lợi cho người làm hàng xuất khẩu, hạn chế chi tiêu của Chính phủ và xã hội, chỉ chi mức thu được, không để ngân sách thâm hụt len quá cao. 2.2. Trường phái tiền tệ Khác với trường phái cơ cấu, trường phái tièn tệ cho rằng lạm phát là một hiện tượng thuần tuý tiền tệ, giá tăng len ít nhiều là do tăng cung tiền quá mức cầu của nền kinh tế. Với quan điểm này thì lạm phát xuất hiện khi có một khối lượng tiền bơm vào lưu thong lớn hơn khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông của thị trường. Điều này được biểu hiện chỗ đồng tiền nọi địa mất giá. Người dân khong muốn gửi tiền vào hệ thóng ngân hàng vì nguyên tắc lãi suất dương thường bị vi phạm không đảm bảo được giá trị đồng tièn, đồng thời người dân cũng không muón giữ tiền vì như vậy đồng tiền sẽ mất giá trị cành nhanh, họ chỉ còn cách là mua hàng tích trữ hặc mua ngoại tệ mạnh. Kết quả là hệ thóng Ngân hàng đã thiếu tiền càng thiếu hơn nen phải phát hành thêm tiền để chi tiêu hặc đưa vàng cát giữ ra thị trường mong bảo tồn giá trị đồng tiền họ có. Bên cạh đó, một só quốc gia bơm tiền ra (Ngân hàng Trung ương phải tái cấp vốn cho các NHTM, hoặc cho Ngân sách vay) để đáp ứng nhu cầu tăng chi tieu dùng cho của Chính phủ và xã hội. Do đó, ngoài thị trường thì cung tiền tệ vượt quá mức cầu tiền tệ, và khan hiếm hàng hoá tăng lên kết quả lạm phát ngày một tăng cao. Lạm phát tièn tệ được viết dưới phương trình sau: L = m – g (2) Trong đó: m - tốc độ tăng trưởng tiền tệ g - tốc độ tăng trưởng GDP thực Tuy nhiên, cân bằng dài hạn trên khó đạt được nên trong thực tế dùng phương pháp xấp xỉ, tức là có thể viết theo phương trình sau: L = α*m + β*g + δ với β < 0 (3) Theo nhà kinh tế học Milton Friedman : Lạm phát do cung tiền tệ cao la hiện tượng xẩy ra khi tăng cung tiền tệ cao hơn cung hàng hoá . Trường hợp này xẩy ra khi ngân hàng trung ương cung ứng một lượng tiền vượt quá cầu về tiền tệ của nền kinh tế để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước hay mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Khi lượng tiền quá lớn nằm trong tay người dân sẽ tăng tổng cầu hàng hoá và dịch vụ mà tổng cung hàng hoá dịch vụ một thời điểm nhất định chưa kịp tăng làm cho giá tăng lên . Để kiểm soát lạm phát này phải sử dụng cách tiếp cận tiền tệ trong đó khống chế tổng phương tịên thanh toán mức tăng cung ứng tiền tệ tương ứng với mức kiểm soát tăng lương, khống chế hạn mức tín dụng. Các nhà tiền tệ cũng không phản đối những mất cân đối của nền kinh tế làm tác động gây ra cho giá tăng lên, nhưng họ lý giải rằng chung quy vẫn là do lượng cung tiền tệ vượt quá cầu vì cho rằng nếu không có cung tiền tệ tăng lên thì cầu hàng hoá sẽ khống chế lại và giá cũng không thể tăng lên do đã tạo ra được một sự cân bằng thị trường mới mức cung cầu tiền tệ và hàng hoá giới hạn. Chẳng hạn như trong những năm 1970 khi giá thị trường quốc tế tăng lên cao do cơn sốt dầu lửa thì một số nước vẫn không bơm tiền ra thị trường theo tín hiệu tăng giá dầu trên thị trường quốc tế mà khống chế lượng tiền không đổi làm cho cầu tiền tệ vượt quá cung tiền tệ đã tác động làm cho dân chúng, Chính phủ và các tổ chức phải tiêu dùng ít xăng hơn, kết quả là giá cả trên thị trường số nước đó không tăng, nền kinh tế ổn định không bị tác động mạnh của cơn sốc dầu lửa trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người thống nhất lạm phát là một căn bệnh tiềm ẩn của mọi nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Lạm phát xuất hiện khi mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá và mất cân đối giữa cung và cầu tiền tệ. Nguyên nhân của lạm phát bao gồm nhiều yếu tố thể hiện qua các hình thức, như lạm phát do cầu kéo; lạm phát do chi phí đẩy; lạm phát do mất cân đối cơ cấu kinh tế; lạm phát do tình trạng thiếu ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội; lạm phát do lượng tiền nhiều so với cầu tiền tệ trên thị trường. 2.3. Lạm phát cầu kéo Lạm phát do cầu kéo thực chất là do sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá và dịch vụ. Khi tổng cầu hàng hoá và dịch vụ có khả năng thanh toán lớn hơn tổng cung hàng hoá và dịch vụ đã đấy giá tăng lên để thiết lập một sự cân bằng mới trên thị trường, trong đó tổng cung bằng tổng cầu. Lạm phát phụ thuộc vào độ co giãn của giá cung hàng hoá và dịch vụ. Cung hàng hoá và dịch vụ có thể tăng nhanh nếu các cơ sở sản xuất đang hoạt động thấp hơn công suất hiện có và còn nhiều công suất sản xuất chưa được sử dụng thì cung hàng hoá sẽ tăng nhờ tác động tăng cầu hàng hoá và có thể không gây ra lạm phát. Mặt khác, nếu có sẵn ngoại tệ thì nhập khẩu sẽ tăng lên khi tổng cầu hàng hoá tăng, do vậy cũng có thể không tạo ra tăng giá và cũng sẽ không gây ra lạm phát. Như phân tích trên cho thấy, lạm phát do tổng cầu tăng lên chỉ trong trường hợp nguồn ngoại tệ để nhập khẩu bị hạn chế, các năng lực sản xuất đã huy động hết làm cho tổng cung không thể nào tăng lên để cân bằng được với tổng cầu mức giá cố định, buộc giá cả phải tăng lên để tạo cân bằng mới cao hơn, tức là lạm phát đã xuất hiện . Thực tế lạm phát diễn ra trong hầu hết tất cả các nền kinh tế và trong từng thời điểm khác nhau lúc cao lúc thấp do chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của nước đó. Các nước Châu Mỹ La Tinh (Mexico, Brazil,…) đã có thời lạm phát phi mã kéo dài nhiều năm. Nguyên nhân gây ra lạm phát các nước này có nhiều, bao gồm các yếu tố về cơ cấu và cả yếu tố về tiền tệ. Trong giai đoạn đó một số nước châu Mỹ La tinh đã mắc phải một số sai lầm, thay vì thắt chặt tiền tệ thì lại tăng chi tiêu của Chính phủ thông qua tăng lương, tăng chi cho các hoạt động phi kinh tế nên lạm phát đã đang mức phi mã lại càng lạm phát cao hơn. Người ta tranh luận rằng trong các nền kinh tế hoạt động mức gần như với toàn bộ năng lực sản lượng, lạm phát thường xảy ra khi tổng cầu hàng hoá dịch vụ tăng quá lượng cung hiện có. Nếu tổng cầu tăng và không có sự cân bằng tổng cung và tổng cầu, giá sẽ tăng lên đến điểm cân bằng theo thị trường mới mà đó cầu một lần nữa lại cân bằng với cung. (M. Artis, 1989). Cuối cùng là giá được đẩy cao hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lạm phát chỉ do mức tăng của cầu. Có thể lạm phát hoàn toàn phụ thuộc vào sự co dãn về giá của cung. Sản lượng có thể tăng mạnh bởi một mức tăng nhỏ về giá nếu sự co giãn về giá lớn. Một mặt, nếu các nhà cung cấp đang hoạt động dưới mức năng lực sản xuất và nếu năng lực sản xuất lại lớn hơn nhiều, sản lượng sẽ tăng do tác động chủ yếu từ việc tăng cầu chứ không phải tạo nên một vòng xoáy lạm phát. Mặt khác, nếu có khả năng về ngoại hối sẵn có, sẽ dẫn đến việc hội nhập một lượng hàng nhập khẩu lớn do tăng tổng cầu. Do vậy, nói chung đối với nền kinh tế, lạm phát là một kết quả của việc tăng tổng cầu không thể tránh khỏi xét trong trường hợp này, nếu nền kinh tế bị hạn chế về ngoại hối và đã sử dụng hết năng lực sản xuất. Lạm phát cầu kéo có thể được viết dưới phương trình sau: L t = (P t - P t- 1) / P t-1 = α *∆GDP + β (2) Trong đó: L t - tỷ lệ lạm phát năm t P - mặt bằng giá chung T- là năm ∆GDP – chênh lệch giữa GDP thực với giá trị xu thế của nó (log(GDP) = a + b*t ) Khi thực nghiên cứu thị trường lao động, Cook và Kirpatrick (1990) cho rằng giá tăng không chỉ do tăng tổng cầu mà còn do tình hình cung liên quan đến đặc trưng hành vi bên trong của thị trường lao động. Mức tổng cầu hàng hoá dịch vụ dư thừa quyết định nhu cầu cao về lao động. Do vây, việc kiểm soát lạm phát sẽ phụ thuộc hoặc vào việc giảm mức cầu dư thừa trong thị trường lao động, hoặc vào việc giảm cầu trong thị trường hàng hoá. 2.4. Lạm phát chi phí đẩy Lạm phát do chi phí đẩy xẩy ra khi có tác động của các yếu tố bên ngoài tác động vào không gắn với tình hình tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Như chúng ta đều biết, hầu hết các nước đang phát triển thường phải nhập một lượng lớn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, nếu giá của những loại nguyên vật liệu này trên thị trường thế giới tăng lên làm cho chi phí sản xuất các sản phẩm sẽ tăng lên (lạm phát xuất hiện khi giá nguyên vật liệu tăng, tiền công tăng lên cao hơn năng suất lao động bình quân, chi phí khấu hao lớn, máy móc thiết bị lạc hậu tiêu tốn nhiều nhiên, nguyên liệu ) và để bảo tồn sự tồn tại của các cơ sở sản xuất trên cơ sở đảm bảo sản xuất có lãi và bù đắp được chi phí bắt buộc các nhà sản xuất đưa giá bán trên thị trường trong nước tăng lên theo (trường hợp này xảy ra các nước đang phát triển khi sản xuất đang dạng độc quyền hoặc bán độc quyền, các quy luật thị trường chưa được phát huy hết ). Đây là tình trạng khi chi phí sản xuất tăng lên quá mức trung bình mà nền kinh tế có thể chịu đựng được đã đẩy giá tăng lên. Đặc điểm của loại này thường diễn ra trong điều kiện nền sản xuất chưa đạt tới mức giá trị sản lượng tiềm năng so với năng lực hiện tại, nghĩa là hiệu quả sản xuất thấp. Lạm phát chi phí đẩy là lạm phát xuất hiện từ các nhân tố ngoại sinh không liên hệ nhiều đến vấn đề tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Có thể giá của mỗi hàng hóa đơn lẻ bao gồm các chi phí sản xuất tương ứng là các chi phí tiêu hao nguyên liệu, chi phí lao động, lợi nhuận và các loại thuế gián tiếp và trợ cấp trong một số trường hợp nào đó (J.S. Flemming, 1977). Lạm phát chi phí đẩy có thể được thể hiện dưới phương trình sau: L = α*m + β*g + δ(∆Pn/Pn) + λ (5) Trong đó Pn là giá nhập khẩu Không còn nghi ngờ là hầu hết các nước đang phát triển nơi còn độc quyền mua và độc quyền bán, các công ty và các hãng thương đặt giá mức tăng liên tục trên mức chi phí nhằm thu được lợi biên tăng lên của họ. Cuối cùng, nếu chi phí đầu vào (nguyên liệu, lao động, công nghệ …) có xu hướng tăng thì giá hàng hoá sẽ tăng. Do vậy, những thay đổi về chi phí được xem là nguyên nhân lạm phát. Nhiều nước đang phát triển nhập khẩu nguyên liệu thường bị ảnh hưởng của lạm phát các nước khác. Trong trường hợp này, chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu khi tỷ giá ngoại hối trong nước không đổi. Ví dụ, khi giá dầu mỏ tăng, hầu hết các nước đang phát triển phải đối mặt với vấn đề lạm phát trong những năm 70-80. Do đó, lạm phát từ nhập khẩu là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến lạm phát nội địa, nếu nước đó phụ thuộc vào hàng nhập khẩu dùng để làm đầu vào sản xuất. Lạm phát chi phí đẩy bao gồm cả lạm phát do tiền lương tăng lên (lạm phát tiền lương đẩy) và một số nhà kinh tế học cho rằng thuyết lạm phát tiền lương đẩy không phổ biến các nước đang phát triển. Người ta lý giải rằng thị trường lao động các nước đang phát triển đặc trưng bởi sự phân đoạn thị trường. Tuy nhiên, khi việc làm tăng tương ứng với tổng thu nhập và nếu các tổ chức công đoàn vững mạnh, lý thuyết lạm phát tiền lương đấy sẽ ngày càng trở nên xác đáng. 3. THƯỚC ĐO LẠM PHÁT Những phân tích trên bước đầu chúng ta đã thừa nhận cái hại của lạm phát cao. Song trước khi đi sâu vào vấn đề này cũng như vấn đề xử lý lạm phát một số nước nhu thế nào, chúng ta cần lưu ý tới vấn đề “thước đo lạm phát”, tức là mối quan hệ giữa lạm phát và chỉ sổ giá

Ngày đăng: 22/07/2013, 09:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan