SKKN tập đọc 4

10 898 10
SKKN tập đọc 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN A A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Phân môn Tập đọc là một bộ phận hợp thành môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học, hướng vào mục tiêu cung cấp kiến thức cơ bản, vào việc hình thành cho học sinh những kó năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để diển đạt nội dung giao tiếp giàu tính biểu cảm và trong sáng. Góp phần phát triển tư duy, hình thành nhân cách cho trẻ. Đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng cao của xã hội và yêu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, đổi mới chương trình sách giáo khoa lớp 4 cho thấy muốn nắm được nội dung văn bản và hiểu văn bản thì giáo viên phải cho học sinh xâm nhập văn bản một cách cụ thể. Trong đó, rèn luyện kỹ năng đọc là vấn đề then chốt không thể tách rời. Bởi, có đọc đúng mới hiểu đúng, có hiểu đúng mới đọc hay (diễn cảm) được. Từ đọc diễn cảm tốt dẫn đến khả năng cảm thụ nội dung bài đọc sâu sắc hơn. Đồng thời đầu tư rèn kỹ năng đọc thì hiệu quả chất lượng giờ tập đọc mới được nâng cao. Để làm được điều đó, giáo viên phụ trách lớp phải tổ chức dạy học tiết tập đọc theo hướng tăng cường rèn luyện các kỹ năng đọc cho học sinh. Đây chính là vấn đề sẽ được nghiên cứu trình bày qua giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 4. 2. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học là một cách thức dạy học sao cho hiệu quả của quá trình dạy học phải đạt được ở mức độ cao nhất. Thông qua nghiên cứu phương pháp dạy học phân môn tập đọc lớp 4 để tìm ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình tổ chức dạy học của giáo viên lớp 4. Đưa ra giải pháp giúp thầy và trò phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm trong quá trình dạy và học. 3. Phạm vi nghiên cứu: Trong điều kiện nghiên cứu có giới hạn, đề tài này chưa thể nghiên cứu vấn đề một cách bình diện rộng lớn mà chỉ nghiên cứu phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc trong giờ tập đọc cho học sinh khối 4, trường tiểu học Thò Trấn A huyện Dương Minh Châu, năm học 2006-2007. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Đọc tài liệu: Tài liệu luôn được xem là nguồn tri thức phong phú giúp chúng ta đònh hướng đúng đắn và đạt hiệu quả trong quá trình nghiên cứu vận dụng các 1 thành quả khoa học vào thực tiễn. Đọc các tài liệu để có cơ sở chính xác cho lý luận trong quá trình nghiên cứu. Đọc tài liệu để đối chiếu, so sánh kết quả thực nghiệm. Những tài liệu tham khảo phục vụ cho đề tài: - Sách giáo viên, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2,3,4 - Tạp chí dạy và học ngày nay năm 2005 – Trung Ương Hội khuyến học Việt Nam. - Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2005. - Tài liệu điều chỉnh nội dung dạy học năm học 2006-2007. - Chuyên đề giáo dục tiểu học số 18-19/2006 của Vụ Giáo dục tiểu học. - Sổ theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh, bài kiểm tra của học sinh, các báo cáo kết quả đánh giá học tập học sinh của nhà trường. 4.2. Điều tra: 4.2.1. Dự giờ: Dự giờ để nắm bắt tình hình về năng lực học tập đọc, năng lực tìm hiểu nội dung bài tập đọc của học sinh, kết hợp tìm hiểu phương pháp dạy tiết tập đọc lớp 4 của giáo viên. Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm của phương pháp để điều chỉnh kế hoạch tiết dạy nhằm giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc. 4.2.2. Điều tra (ankét): Dùng phiếu điều tra để lấy ý kiến xoáy quanh các vấn đề làm thế nào để giúp học sinh học tốt giờ tập đọc, nhất là phần luyện đọc? Kết quả điều tra có 3 giáo viên khối lớp 4 nhất trí thấy được sự cần thiết phải thay đổi các bước dạy tập đọc giúp học sinh thích học giờ tập đọc hơn trước. 4.2.3. Đàm thoại: Trao đổi với các giáo viên dạy lớp 4, tìm hiểu, cùng nhau thảo luận về phương pháp giảng dạy để làm thế nào giúp học sinh đọc tốt, học tốt bài tập đọc. Trao đổi với học sinh về việc học giờ tập đọc để tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh chưa đọc tốt. c. Thực nghiệm: Từ đầu năm học, chọn giáo viên lớp 4 để trao đổi về phương pháp dạy tập đọc, cùng nhau trả lời câu hỏi làm thế nào để giúp học sinh học tốt giờ tập đọc, trọng tâm là hoạt động luyện đọc? Các đối tương giáo viên và học sinh được chọn để thực nghiệm theo đònh hướng của đề tài: Giáo viên Nguyễn Thò Lắm Lớp 4A Giáo viên Trương Thò Hương Lớp 4B Giáo viên Phạm Thò Kim Thuỷ Lớp 4C 2 Trong đó giáo viên được chọn dạy theo phương pháp như sách giáo viên. Giáo viên Phạm Thò Kim Thuỷ Lớp 4C Sau đó tiến hành cho giáo viên dạy thực nghiệm để đối chứng kết quả. d. Kiểm tra: * Dự giờ: Qua kiểm tra bằng hình thức dự giờ, cho thấy khi học sinh được giáo viên đầu tư những kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc, các em tiến bộ rất nhiều so với đầu năm. Tất cả đều thích được gọi đọc trước lớp, tự tin khi đọc diễn cảm bài tập đọc. Tiết Tập đọc diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái, có chất lượng. * Đối chiếu kết quả thử nghiệm: THỰC NGHIỆM ĐỐI CHỨNG Lớp TSHS Đọc tốt Đọc chậm Lớp TSHS Đọc tốt Đọc chậm SL TL SL TL SL TL SL TL 4A 38 33 86,5 5 13,2 4C 35 26 74,3 9 25,7 4B 37 31 83,8 6 16,2 4.3. Giả thiết khoa học: Bài tập đọc ở sách giáo khoa gồm các phần: Văn bản (Bài văn hoặc bài thơ), chú giải. Phần tìm hiểu bài gồm những câu hỏi, bài tập giúp học sinh hiểu giá trò nội dung và nghệ thuật của bài văn, bài thơ. Ở nhiều bài còn có thêm yêu cầu học thuộc lòng. Bài tập đọc có các mức độ yêu cầu học sinh: Đọc được một bài đúng tốc độ và thời gian quy đònh. Đọc tương đối lưu loát một đoạn văn, đoạn thơ. Đọc lướt khá nhanh, hiểu nội dung bài. Đọc đúng ngữ điệu, đúng thể loại, đúng ý nghóa của bài tập đọc. Do đó, giáo viên phải tổ chức cho học sinh luyện đọc đạt được các mức độ đọc và trở thành kỹ năng đọc. Không có quá trình rèn luyện các mức độ từ thấp lên cao sẽ không thể hình thành kỹ năng đọc. Phần lớn nội dung sách giáo viên chỉ là hướng dẫn giáo viên giúp các em đọc, trả lời đúng câu hỏi, các giải đáp, mở rộng giải thích một số từ ngữ cần thiết giúp giáo viên trong quá trình soạn giảng và như vậy tất yếu phải có giải pháp phù hợp theo tình hình đòa phương. Hiện nay còn khá phổ biến tình trạng giáo viên tổ chức tiết học phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn, chưa mạnh dạn sáng tạo hợp lý trong đổi mới phương pháp dạy học. Mặt khác, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa được thực hiện triệt để, hạn chế sử dụng đồ dùng dạy học, tranh ảnh trực quan. Vấn đề này cũng rất cần thiết phải làm thay đổi trong sự nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 3 B/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận: Môn Tiếng việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động tương ứng với 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh (đọc chữ thành tiếng) và thông hiểu nó, là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vò nghóa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đọc không chỉ là một công việc giải một bộ mã, gồm hai phần chữ viết và phát âm, mà còn là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học … của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc con người khó tiếp thu nền văn minh của loài người, khó bắt nhòp kòp thời những tiến bộ của xã hội hiện đại. Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận thông tin lên nhiều lần, biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức mối quan hệ, xã hội, tư duy. Biết đọc, con người có khả năng về phương tiện văn hoá cơ bản, giúp họ giao tiếp được thế giới bên trong người khác, thông hiểu tư tưởng tình cảm của con người. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Về sách giáo khoa lớp 4: Bài tập đọc ở sách học sinh gồm các phần: Văn bản (bài văn hoặc bài thơ) chú giải. Phần tìm hiểu bài gồm những câu hỏi, bài tập giúp học sinh hiểu giá trò nội dung và nghệ thuật của bài văn, bài thơ. Ở nhiều bài còn có thêm yêu cầu học thuộc lòng. Yêu cầu học sinh: - Đọc được một bài đúng tốc độ và thời gian quy đònh - Đọc tương đối lưu loát một đoạn văn, đoạn thơ - Đọc lướt khá nhanh, hiểu nội dung bài. Nêu ý chính từng đoạn, cả bài, trả lời câu hỏi. - Đọc đúng ngữ điệu, đúng thể loại, đúng ý nghóa của bài tập đọc. Vận dụng cách giảng dạy giờ tập đọc lớp 4 theo sách giáo viên, cộng thêm một số kinh nghiệm trong thực tế như trong đọc nhóm: Giáo viên giao việc cụ thể, học sinh tự tìm ra từ khó mà các bạn trong nhóm hay đọc sai, câu dài cần ngắt nghỉ … Giáo viên ứng dụng các phương pháp dạy học phù hợp sẽ phát triển tư duy, phát huy tính tích cực học tập của học sinh như: + Hiểu văn bản qua cách đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm. + Luyện đọc – Tìm hiểu nội dung – Mở rộng hiểu biết về văn bản. 4 + Thích thú học tập các giờ tập đọc và thuận lợi hơn đối với các môn học khác, giúp hoàn thiện, phát triển nhân cách toàn diện của các em. 2.2. Về sách giáo viên: Phần lớn chỉ là nội dung hướng dẫn giúp các em đọc, trả lời đúng câu hỏi, giải đáp giúp giáo viên trong quá trình soạn giảng, mở rộng giải thích một số từ ngữ cần thiết. 2.3. Về phương pháp dạy của giáo viên: Hiện nay vẫn còn tình trạng giáo viên hướng dẫn học sinh một cách máy móc, phụ thuộc vào sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn. Mặt khác, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên còn chưa triệt để. Còn hạn chế sử dụng đồ dùng dạy học, tranh ảnh trực quan. 2.4. Về thực trạng học sinh: Việc rèn cho học sinh đọc tốt góp phần rất nhiều cho giờ tập đọc lớp 4 thành công. Học sinh nắm bắt nhanh được văn bản, kéo theo hiểu tốt nội dung văn bản sau khi học. Qua điều tra thực tiễn, còn nhiều học sinh đọc chưa tốt (đọc chậm, không trôi chảy, thiếu hoặc thừa chữ, không diễn cảm …) ảnh hưởng đến việc phân bố thời gian một tiết học không hợp lý, lấn sang phần thai khác nội dung bài và đọc diễn cảm thực hiện không sâu, hoặc kết thúc tiết học không đúng thời gian quy đònh. 3. Nội dung vấn đề: 3.1. Vấn đề đặt ra: Hầu như học sinh đến những năm cuối cấp càng ít quan tâm đến kỹ năng đọc mà chú ý đến kỹ năng hiểu văn bản và và tập trung học tập các môn học khác. Thực tế giờ tập đọc trên lớp còn rất nhiều học sinh khả năng đọc rất yếu, do vậy không hiểu được những điều mình đọc, về nghóa cả bài chưa đủ thời giờ và năng lực để nhận biết, gây ảnh hưởng không ít đến giờ học và các phân môn khác. Do đó, cần nghiên cứu các biện pháp rèn kỹ năng đọc tốt trong giờ tập đọc cho học sinh. Xác đònh tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là hình thành năng lực đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng về đọc: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát), đọc có ý thức (đọc hiểu), đọc diễn cảm (đọc hay). Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc “Đọc thành tiếng, đọc thầm”. Dạy tập đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách của học sinh. Làm cho sách trở thành một tài sản được tôn sùng ngự trò trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thật sự trở thành trung tâm văn hoá. Giúp học sinh phải thấy được tầm quan trọng của việc học tập đọc và khả năng đọc là có ích giúp các em có một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Những nhiệm vụ khác: 5 + Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức khoa học. + Phát triển ngôn ngữ tư duy. + Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thò hiếu và thẩm mỹ của học sinh. 3.2. Các giải pháp: 3.2.1. Nâng cao chất lượng rèn kỹ năng đọc: Để giúp học sinh học tốt giờ tập đọc ở lớp 4 phần luyện đọc, giáo viên tổ chức hoạt động luyện đọc theo một lôgíc hợp lý: Trước hết các em phải đọc đúng tiến tới đọc lưu loát, diễn cảm được bài văn, bài thơ phù hợp với nội dung bài đọc, hiểu câu, thể loại, có cảm xúc, nhấn giọng từ ngữ biểu cảm, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Phần luyện đọc góp phần tích cực cho việc tìm hiểu nội dung bài vì những bài tập đọc lớp 4 sau khi các em đọc sẽ nắm được nội dung tác giả gởi gắm những điều thật bổ ích, thật gần gũi với thực tế cuộc sống nên giọng đọc phải phù hợp với nội dung bài. Năng lực cụ thể hoá thành các kỹ năng đọc được hình thành khi học sinh thực hiện hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Đọc thành tiếng là một hình thức không thể thiếu được trong giờ dạy tập đọc. Lớp 4 phần lớn học sinh đã có thể tiếp thu bài học ở hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm là như nhau. Chất lượng đọc thành tiếng bao gồm 4 mức độ: Đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát), đọc có ý thức (thông hiểu nội dung văn bản) và đọc diễn cảm 3.2.2. Chuẩn bò cho việc học tập đọc: Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bò tâm thế để học: - Ngồi ngay ngắn khi đọc, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 -35cm, cổ và đầu thẳng, phải hít sâu và thở ra chậm để lấy hơi. - Ở lớp, khi được gọi, học sinh phải bình tónh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. - Giọng đọc to, rõ ràng để ở khắp lớp đều nghe được (không có nghóa là quá to hoặc gào lên). - Tư thế đứng phải thong thả, thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay. Để phần chuẩn bò cho việc học tập đọc được tốt hơn, giáo viên hướng dẫn cách học tập đọc ngay từ khi nhận lớp ở đầu năm học để học sinh có thói quen trong học tập. 3.3.3. Cách tổ chức luyện đọc theo các mức độ: * Luyện đọc đúng: - Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từ âm, vần, tiếng. - Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn (đọc đúng chính âm). 6 - Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm, thanh (đúng các âm vò), nghỉ ngắt hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu). - Đọc đúng phụ âm đầu hay lẫn lộn tr, ch, r, g… Ví dụ: Trên không đọc chênh Rõ ràng không đọc gõ gàng - Đọc đúng các âm chính: phải có ý thức phân biệt các từ trước khi đọc Ví dụ: Mưu sinh không đọc miu sinh Rượu không đọc rụ hay ròu Ríu rít không đọc ríu rích Luôn luôn không đọc luông luông - Đọc đúng bao gồm cả ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu… - Cần phải dựa vào nghóa và quan hệ giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Ví dụ: Thương người / rồi mới thương ta Yêu nhau/ dù mấy cách xa cũng tìm. . Rất công bằng, / rất thông minh Vừa độ lượng / lại đa tình / đa mang (Truyện cổ nước minh – TV 4 – T1) Dựa vào nghóa và quan hệ cú pháp giúp xác đònh cách ngắt nhòp đúng các câu: Ví dụ: Mồ hôi mẹ rơi/ má em nóng hổi Vai mẹ gầy / nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi/ và tim hát thành lời (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ TV4 – T2) Trước khi lên lớp, giáo viên dự tính để ngăn ngừa các lỗi học sinh hay mắc phải do ảnh hưởng phương ngữ, do nói ngọng … Giáo viên có thể hướng dẫn trước qua đọc mẫu hoặc học sinh đọc tốt, đọc cá nhân lặp lại. Khi học sinh đọc nối tiếp đoạn, giáo viên tiếp tục sửa lỗi đọc ở những trường hợp ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ ở câu dài, hay các em cẩu thả đọc thừa thiếu chữ … Tùy theo thực tế phát sinh, giáo viên sữa chữa kòp thời. Đọc nhóm: Giáo viên giao việc cho mỗi nhóm cụ thể, rõ ràng về nội dung, thời gian đọc và tuỳ nội dung bài đọc giáo viên cho học sinh trao đổi nhóm 2,3,4 phù hợp. Dạy thông thường theo sách giáo viên Dạy theo đònh hướng của đề tài - Giáo viên giao việc luyện đọc trong nhóm, thời gian học. - Học sinh đọc xoay vòng – sửa lỗi đọc. - Giáo viên giao việc luyện đọc trong nhóm, thời gian học. - Học sinh đọc nối tiếp nhau, ngừng nghỉ đúng dấu câu ở lượt 1. Đọc lượt 2, ưu tiên cho học sinh yếu trong 7 - Học sinh đọc thi đua. nhóm. Các em đọc sau khi tự cùng nhau phát hiện câu dài, câu có chỗ cần nhấn giọng, các kiểu câu … (Giáo viên không cần đòi hỏi các em phải phát hiện tìm thấy hết vì các nhóm sẽ bổ sung cho nhau hoặc sang phần đọc diễn cảm giáo viên sẽ hướng dẫn thêm). - Đại diện các nhóm nêu nhanh những chỗ phát hiện như trên theo gợi ý của giáo viên. - Học sinh đọc thi đua. Ví dụ: Bài: Ga-vơ-rốt ngoài chiến luỹ (TV 4 – T2) Giao việc cho nhóm 3, trao đổi trong vòng 5 phút Học sinh đọc nối tiếp. Sửa lỗi đọc cho nhau (đặc biệt quan tâm học sinh yếu) về lỗi phát âm, ngắt giọng dấu câu, câu dài. Cách thể hiện giọng đọc đối với câu hỏi, câu cảm. (Học sinh tự phát hiện) Chẳng hạn: - Câu hỏi: Cậu làm trò gì đấy? (Giọng hoảng hốt, ngạc nhiên, cao giọng ở cuối câu) - Câu cầu khiến: Vào ngay ! (giọng quát lớn lo lắng) - Phát âm đúng tên nước ngoài: Ga-vơ-rốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-plây-rắc (đọc chính xác) - Những từ ngữ miêu tả hình ảnh Ga-vơ-rốt . (nhấn giọng) - Câu dài: Thì ra / Ga-vơ-rốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán/ và ra khỏi chiến luỹ / (Ngắt nghỉ hơi liền ý) Giáo viên cho đại diện mỗi nhóm nêu nhanh một trong những phát hiện trên. Học sinh đọc thi đua. * Luyện đọc nhanh: - Đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy) là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ là việc đọc không ê, a, ngắc ngứ. - Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn. - Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. - Các biện pháp luyện đọc nhanh: 8 + Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách gọi học sinh giỏi hoặc giáo viên đọc mẫu để học sinh đọc bài theo tốc độ đã đònh. Đơn vò đọc nhanh là cụm từ, câu, đọan, bài. + Thực hiện thao tác này ở thời điểm đọc thi đua giữa các nhóm, giữa cá nhân với nhau. Và luyện đọc nhanh còn thể hiện trong phần tìm hiểu bài dưới dạng đọc thầm, lướt nhanh, tìm ý trả lời câu hỏi. * Luyện đọc hiểu: Không như thông thường, đến phần tìm hiểu nội dung bài, giáo viên chỉ chú tâm đến việc khai thác nội dung bài. Ở đây chúng ta thực hiện tìm hiểu bài vẫn kết hợp luyện đọc. Những bài có nội dung kết cấu theo đoạn (bổ ngang). Để học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài, chỉ yêu cầu học sinh đọc từng đoạn, không nhất thiết phải đọc cả bài. Giáo viên kiểm tra đọc bằng cách gọi học sinh bất chợt, yêu cầu cho biết mình đọc đến đâu (đọc thầm). Còn khi học sinh đọc to, giáo viên vẫn chú ý lỗi sai để sửa nếu có. Ví dụ: Bài “Trung thu độc lập” (TV4 – T1), Giáo viên giao việc: + Các em đọc thầm đoạn 1, suy nghó trả lời câu hỏi: Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? + Học sinh đọc thầm đoạn 1, giáo viên goi 1 học sinh kiểm tra việc đọc lướt của các em như trên. + Học sinh trả lời câu hỏi – Nhận xét Đối với những bài có nội dung xuyên suốt (bổ dọc) đòi hỏi học sinh phải đọc hết cả bài mới trả lời đầy đủ các câu hỏi tìm hiểu bài. Để trả lời câu hỏi, đối với câu hỏi dễ, giáo viên có thể cho học sinh đọc thầm, hoặc đọc to nối tiếp nhau (vẫn chú ý lỗi đọc). Ví dụ: Bài “Ở vương quốc tương lai” ( TV4 – T1): + Giáo viên đặt câu hỏi: Các bạn nhỏ trong công xưởng sáng chế ra điều gì? + Giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp nhau (6 em) + Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung. Đối với câu hỏi khó, học sinh cần đọc thành tiếng, cá nhân hoặc nhiều cá nhân đọc nối tiếp đoạn tuỳ theo nội dung bài để kích thích thêm trí nhớ, phát triển khả năng phân tích tổng hợp trả lời hoàn chỉnh câu hỏi giáo viên đưa ra (sửa lỗi đọc nếu có) Ví dụ: Bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (TV4-T2) + Giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu thế nào là những em bé lớn trên lưng mẹ? + Học sinh sau khi đọc xong, trao đổi nhóm đôi, trả lời, nhận xét 9 * Luyện đọc diễn cảm: Học sinh đọc diễn cảm sau khi tìm hiểu nội dung bài và được giáo viên hướng dẫn. Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc văn bản hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng đọc … để biểu đạt đúng ý nghóa và tình cảm mà tác giả gởi gắm trong bài đọc. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu sâu, thấu đáo bài học: Đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, nghiêm trang phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp giữa câu, thể loại. Đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe: Ngắt giọng biểu cảm thiên về cảm xúc, những chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm, “gây bão tố” góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Ví dụ: Mai sau, / Mai sau, / Mai sau, / Đọc giọng thay đổi theo cách ngắt nhòp và ngắt dòng, góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận, tạo cho ý thơ âm vang bay bổng, đem đến cho người đọc lẫn người nghe những liên tưởng phong phú. Đất xanh / tre mãi xanh màu tre xanh (Tre Việt Nam – TV4 – T1), nhấn giọng từ « xanh » như khẳng đònh sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc Việt Nam. Hay với giọng đọc vui, thể hiện tình cảm yêu thích, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả: Đỏ còn non, tươi dòu, đậm đà, mạnh mẽ kêu vang, rực lên (Hoa học trò – TV4 – T2) sẽ bộc lộ được vẻ đẹp của hoa phượng. * Chú ý: Đọc diễn cảm không phải đọc thiếu tự nhiên, dựa vào ý thích chủ quan của người đọc, phô diễn cảm xúc của người đọc. Chính văn bản (bài thơ văn) quy đònh ngữ điệu cho chúng ta chứ không đặt ra ngữ điệu. Để hình thành cho học sinh kỹ năng đọc diễn cảm cần thực hiện các bước đọc như sau: + Tập lấy hơi và tập thở: Biết thở sâu ở chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi đọc. + Rèn luyện cường độ đọc. + Luyện đọc chính âm (chọn từ khó để học sinh đọc). + Luyện đọc diễn cảm. + Đàm thoại với học sinh để hiểu ý tác giả. + Đọc theo vai + Cho học sinh đọc đoạn mình thích, giải thích vì sao em yêu thích. 10 . về đọc: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát), đọc có ý thức (đọc hiểu), đọc diễn cảm (đọc hay). Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc Đọc. CHỨNG Lớp TSHS Đọc tốt Đọc chậm Lớp TSHS Đọc tốt Đọc chậm SL TL SL TL SL TL SL TL 4A 38 33 86,5 5 13,2 4C 35 26 74, 3 9 25,7 4B 37 31 83,8 6 16,2 4. 3. Giả thiết

Ngày đăng: 22/07/2013, 01:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan