Các nghi lễ trong tang ma của dân tộc mường ở mường bi huyện tân lạc tỉnh hòa bình

50 308 0
Các nghi lễ trong tang ma của dân tộc mường ở mường bi huyện tân lạc tỉnh hòa bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. Cơ sở lí luận và khái quát về dân tộc Mường ở Mường Bi ở huỵên Tân Lạc tỉnh Hòa Bình 2 1.1. Một số khái niệm 2 1.2. Khái quát về huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình 3 1.3. Khái quát về người Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 7 1.3.1. Nguồn gốc ra đời 7 1.3.2. Những đặc trưng riêng của dân tộc Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 7 Tiểu kết chương 1 13 Chương 2. Các nghi lễ trong tang ma của dân tộc Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình 14 2.1. Quan niệm về cái chết của người Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình 14 2.2. Các nghi lễ trong tang ma của người Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình 16 2.2.1. Nghi lễ mộc dục 16 2.2.2. Nghỉ lễ nhập quan 17 2.2.3. Lễ động tiếng 18 2.2.4. Quạt ma Ảnh 4; tr34 18 2.2.5. Lê củng và các đêm mo Ảnh 6; tr35 19 2.2.6. Lễ đưa tang 23 2.2.7. Lễ chôn cất 25 2.3. Tang phục và một số quy định kiên kị trong tang ma 27 2.3.1. Tang phục 27 2.3.2. Một số quy định kiêng kị trong tang ma 30 Tiểu kết chương 2 31 Chương 3. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của nghi lễ tang ma truyền thống của dân tộc Mường ở Mường Bi, huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình 32 3.1. Những biến đổi trong nghi lễ tang ma của người Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình 32 3.1.1. Biến đổi về nhận thức 32 3.1.2. Biến đổi về nghi thức đêm mo và tang phục 33 3.1.3. Biến đổi trong hình thức báo tang 34 3.1.4. Biến đổi trong chôn cất 35 3.1.5. Biến đổi trong kiêng kị 35 3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi 36 3.2.1. Kinh tế 36 3.2.2. Văn hóa – xã hội 36 3.2.3. Chính sách pháp luật 37 3.3. Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong tang ma của người Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 37 Tiểu kết chương 3 39 KẾT LUẬN 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC 42

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu này thuộc quyền sở hữu của tôi bằng việc tự nghiên cứu và tìm hiểu làm nên bài nghiên cứu này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này Hà nội, ngày 12 tháng 12 năm 2016 Sinh viên thực hiện LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô Ths Trần Thị Phương Thúy người đã tận tình hướng dẫn đề tài cho tôi, với tri thức và tâm huyết của mình Trong thời gian thực hiện đề tài này, còn nhiều sai xót, mong thầy cô góp ý và giúp em có thể hoàn thành đề tài của mình một cách hoàn thiện Xin chân thành cảm ơn! BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 NỘI DUNG TR HB TL KÍ TỰ Trang Hòa Bình Tân Lạc MỤC LỤC MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia có năm mươi tư dân tộc anh em trải dài từ Bắc xuống Nam Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng văn hóa riêng tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đa dạng và phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Trong đó không thể không nhắc đến dân tộc Mường – một trong những dân tộc có sự đóng góp to lớn tạo nên bản sắc nền văn hóa Việt Nam Dân tộc Mường phổ biến ở các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa Các dân tộc thiểu số nước ta có những phong tục tập quán đặc trưng và họ rất coi trọng các nghi lễ, tập quán Tang ma là một trong những nghi lễ đặc biệt quan trọng của các dân tộc nói chung và dân tộc Mường nói riêng Đó thể hiện sự tôn trọng của những người còn sống với những người đã chết Ngày nay với quá trình toàn cầu hóa, sự giao lưu giữa các quốc gia, các tộc người ngày càng được mở rộng Tuy nhiên sự hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số nói chung và người Mường nói riêng còn rất hạn chế Là một sinh viên nghành quản lý văn hóa, bản thân em cảm thấy sự hiểu biết về văn hóa các vùng miền, dân tộc thiểu số của đất nước ta là rất quan trọng Vì vậy em đã thực hiện nghiên cứu về nghi lễ tang ma của dân tộc Mường, cụ thể là dân tộc Mường ở Mường Bi ở huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình - một vùng đất cổ, trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng vẫn giữ gìn nét văn hóa độc đáo và yếu tố truyền thống Trên những cơ sở nêu trên, em chọn đề tài “Tìm hiểu nghi lễ tang ma của dân tộc Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình” Chương 1 Cơ sở lí luận và khái quát về dân tộc Mường ở Mường Bi ở huỵên Tân Lạc 3 tỉnh Hòa Bình 1.1 Một số khái niệm - Nghi lễ: Nghi lễ rất đa dạng và phát triển theo nhiều con đường khác nhau, vì thế hiện có rất nhiều định nghĩa về nghi lễ Theo nhà nhân học Victor Turner, “nghi lễ là hành vi được quy định có tính chất nghi thức dành cho những dịp không liên quan đến các công việc có tính chất kỹ thuật hàng ngày mà có quan hệ với các niềm tin vào đấng tối cao hay các sức mạnh thần bí…”Theo một nghĩa hẹp, nghi lễ chỉ những hoạt động mang tính bắt buộc, chính thức diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo Các nhà nhân học sử dụng thuật ngữ “nghi lễ” để bao hàm bất kỳ hoạt động nào có mức độ chính thức cao và có mục tiêu không vị lợi Từ điển Nhân học khẳng định: “Nghi lễ là những hành động nghi thức diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo - ví dụ một đại lễ Thiên Chúa giáo hay một buổi hiến tế tổ tiển Thông thường các nhà nhân học sử dụng “nghi lễ” để nói về bất kỳ một hành động nào có nhiều nghi thức và với mục đích phi bình quân chủ nghĩa Theo nghĩa rộng nhất, nghi lễ liên quan không chỉđến một loại sự kiện cụ thể đặc biệt nào mà cả với khía cạnh thể hiện của toàn bộ hoạt động của con người Trong chừng mực nhất định nó chuyển tải các thông điệp về địa vị văn hóa và xã hội của các cá nhân, của bất kỳ một hành động con người nào có khía cạnh nghi lễ” Theo Từ điển’ Tiếng Việt, “Nghi lễ là nghi thức và trình tự tiến hành của một cuộc lễ” Có thể nói, “nghi lễ là mối quan hệ của các thực thể ở thế giới bên kia với cuộc sống trần gian của cộng đồng và cá nhân, nó làm cho nội dung giáo lý tôn giáo trở nên sống động, phổ quát qua thực hành hành vi tôn giáo” Mỗi hình thức tôn giáo đều có những nghi lễ thể hiện ở các dạng khác nhau mang tính đặc thù và bắt buộc, nghi lễ gắn liền với hoạt động xã hội, nó ra đời như một hiện tượng tất yếu không thể thiếu trong đời sống con người Hình thức biểu hiện của 4 tôn giáo đa dạng và phong phú tùy theo phong tục, tập quán, lối sống của mỗi cộng đồng cư dân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực - Tang ma: Theo Vĩnh Hồ, tác giả cuốn “Tang ma theo tục lệ cổ truyền”: Tang là sự đau buồn khi có người thân chết, là lễ chôn cất người chết, là dấu hiệu để tỏ lòng thương tiếc người chết Tang lễ có nghĩa là lễ chôn cất người chết Ma là lễ chôn cất và cúng người chết theo tục lệ cổ truyền Như vật tang ma có nghĩa là lễ chôn cất cùng những quy định cung kính của những quy định về việc để tang và đưa đám người thân mới chết [6; tr41] 1.2 Khái quát về huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình Vùng đất cổ Mường Bi thuộc địa phận huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình Tân Lạc là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Hòa Bình, vị trí địa lý thuộc 21°27’ - 20°35’ vĩ độ Bắc và 105°6’ - 105°23’ kinh độ Đông, phía đông giáp với huyện Cao Phong, phía tây giáp với huyện Mai Châu, phía bắc giáp với huyện Đà Bắc, phía nam và tây nam giáp với huyện Lạc Sơn và tỉnh Thanh Hóa Tống diện tích tự nhiên của huyện là 523Km2 (chiếm khoảng 11,2% tổng diện tích toàn tỉnh), gồm 1 thị trấn và 23 xã Tân Lạc là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Hoà Bình, có đường giao thông nối với quốc lộ 1A Tân Lạc như cửa ngõ nối liền giữa miền Tây Bắc và thủ đô Hà Nội Địa thế của Tân Lạc đã tạo thành một địa bàn chiến lược quan trọng về quân sự Với diện tích tự nhiên khoảng 52,3 km2, trong đó hơn 80% là rừng núi Phía Đông giáp huyện Cao Phong, phía bắc giáp huyện Đà Bắc, phía tây giáp huyện Mai Châu, phía nam và tây nam giáp huyện Lạc Sơn và tỉnh Thanh Hoá Trước Cách mạng tháng tám năm 1945, chủ yếu là người Mường sinh sống, từ sau cách mạng tháng tám đến nay có thêm đồng bào Kinh lên xây dựng kinh tế mới Tân Lạc hiện nay chủ yếu có có hai dân tộc anh em chung sống là dân tộc Mường và dân tộc Kinh.Tân Lạc được biết đến là một trong những cái nôi của 5 người Mường, với nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng mà Mường Bi là địa danh tiêu biểu Địa hình Tân Lạc khá đa dạng, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200-300m, nơi cao nhất là 1200m Địa hình thấp dần về phía đông nam và chia làm ba vùng rõ rệt: Vùng cao gồm 5 xã: Quyết Chiến, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn và Lũng Vân Độ cao trung bình của vùng dao động trong khoảng 600 - 800m Địa hình vùng này có nhiều núi độ dốc lớn và các thung lũng hẹp Vùng giữa gồm 4 xã: Ngòi Hoa, Phú Cường, Phú Vinh, Trung Hoà, với địa hình có nhiều đồi, núi xen kẽ các khe suối và bãi bằng Vùng thấp gồm 14 xã còn lại và thị trấn Mường Khến, có độ cao trung bình khoảng 150 - 200m, có địa hình chủ yếu là đồng bằng xen với đồi thấp, là vựa lúa chính của Tân Lạc Là một huyện miền núi nên Tân Lạc có địa hình phức tạp: dãy Trường Sơn chạy theo chiều dài của huyện, đất đai bị chia cắt bởi hệ thống suối, đồi núi và có hướng thấp dần về hướng đông nam Tân Lạc nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa Trong một năm, khí hậu nơi đây có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, nhiệt độ và độ ẩm cao Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm sau với đặc trưng nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa rất ít Nhiệt độ trung bình cả năm đạt 22,9 độ c, tháng nóng nhất trong năm là tháng 7, lạnh nhất là tháng 1 Lượng mưa trung bình cả năm đạt 2.000mm nhưng tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 Các xã ở vùng cao của huyện Tân Lạc có lượng mưa lớn hon so với các xã vùng thấp Trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm thường xuất hiện sương mù và sương muối Ở Tân Lạc trong số 52.300 ha đất tự nhiên, diện tích đất đồi núi chiếm tới 80,27% Số còn lại là các loại đất: đất đỏ trên feralit (1000 ha), đất đỏ trên núi đá vôi (6000 ha), đất màu trên phiến Thạch Tím (559 ha), đất đỏ vàng trên sa 6 thạch (5.000 ha), nhìn chung các thành phần đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của các loại cây trồng khác nhau như: cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp Tài nguyên nước: Tân Lạc không có hệ thống các sông lớn chảy quanh nhưng có nhiều suối lớn nhỏ và hồ chứa Nguồn nước mặt của Tân Lạc được hình thành bởi ba hệ thống suối: Suối Chù, bắt nguồn từ vùng núi thuộc các xã Phú Vinh và Trung Hòa chảy qua các xã Mỵ Hòa, Quy Hậu về phía đông nam với diện tích lưu vực là 350 km2 Suối Cái bắt nguồn từ vùng núi xã phú cường chạy dọc theo thung lũng Mường Bi qua các xã Phong Phú, Do Nhân, Lỗ Sơn theo hướng đông nam với diện tích lun vực là 230km2 Suối Hoa bắt nguồn từ vùng núi xã Thung Nai, chảy qua các xã Ngòi Hoa rồi đố vào Sông Đà với diện tích lưu vực 230km2 Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp Nguồn nước ngầm ở Tân Lạc cũng tương đối dồi dào có thể khai thác để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Tài nguyên rừng: Rừng tự nhiên ở Tân Lạc có tổng diện tích 2.317.476 ha, chiếm 82.92% diện tích ròng trong tỉnh, rừng trồng có 477.273 ha, chiếm khoảng 17,8% Trong thảm rừng ở Tân Lạc có nhiều loại gỗ quý (Lim, sến, táu, lát, nghiến, ) tre, nứa, bương, vầu và các loại cây đặc sản có giá trị (sa nhân, mây song, cánh kiến ) Dưới tán rừng là hệ thống động thực vật với nhiều loại động vật quý hiếm (khỉ, lợn, hố, hươu, nai ) Đặc biệt xã Phú Vinh có những hang dơi lớn, hàng năm cung cấp một lượng phân bón lớn và thực phẩm quý cho nhân dân quanh vùng Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản ở Tân Lạc chủ yếu là đá vôi với một số loại khoáng sản quý như: vàng, than đá Do địa hình hiểm trở, điều kiện giao thông ở Tân Lạc vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn Trước cách mạng tháng 8, Tân Lạc gần như cô lập với bên ngoài, việc đi lại giữa các xã, các Mường rất hạn chế, chủ yếu bằng đường mòn 7 trên núi đá Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 nhất là từ ngày thành lập 1957 đến nay, trải qua mấy chục năm xây dựng và phát triển, hệ thống giao thông của huyện từng bước được nâng cấp Nhiều hệ thống đường giao thông huyết mạch, những con đường nối liền Ngổ Luông- Quyết Chiến- Lỗ Sơn- Lạc Sơn Cùng các con đường liên xã, liên mường, đã được mở rộng, giúp cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa dễ dàng hơn Tuy nhiên đường giao thông của Tân Lạc hiện nay chủ yếu là đường đất, nhiều dốc đá ghập ghềnh, quanh co, hiểm trở, thường hay sạt lở, lầy lội về mùa mưa, làm cho việc đi lại chuyên trở hàng hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn Tài nguyên du lịch: Tỉnh Hòa Bình có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Ðộng Tiên, huyện Lạc Thủy, động Tiên Phi thị xã Hòa Bình, các khu bảo tồn thiên nhiên, suối nước khoáng Kim Bôi, hồ sông Ðà và nhà máy thủy điện Hoà Bình lớn nhất Đông Nam Á; bản làng văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh như bản Giang Mỗ dân tộc Mường huyện Kỳ Sơn, bản Lác, bản Văn dân tộc Thái huyện Mai Châu, Xóng Dướng dân tộc Dao huyện Ðà Bắc ; khu du lịch Suối Ngọc-Vua bà huyện Lương Sơn và nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, kiến trúc, ngành nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian của nhiều dân tộc trong tỉnh phong phú, đa dạng, độc đáo là những sản phẩm của nền "Văn hóa Hòa Bình" 1.3 Khái quát về người Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 1.3.1 Nguồn gốc ra đời Cái tên Mường Bi có từ bao giờ, ai đặt tên, đến các già làng nay chẳng còn ai rõ Chỉ biết nơi đây là mảnh đất có bề dày lịch sử phát triển cùng nền văn minh Việt Cổ Mường Bi là một trong bốn vùng lớn của Hoà Bình, Bi – Vang – Thành – Động Khi thực dân Pháp chiếm đóng Hòa Bình, chúng tiếp tục sử dụng hệ thống lang đạo để cai trị và bóc lột nhân dân Sự cấu kết giữa hai tầng áp bức đã khiến 8 cho Mường Bi rơi và hai tầng áp bức, cùng với các tệ nạn xã hội (nghiện hút, rượu chè, mê tín dị đoan,…) đã làm bần cùng hóa người nông dân Từ giữa những năm 1945, cơ hội giành độc lập dân tộc đã chín muồi Nhân dân mường Bi cùng cả nước đứng dậy xây dựng chính quyền Trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp của dân tộc, nhân dân Mường Bi đã cùng nhau đứng dậy chống lại ách thống trị của đế quốc xâm lược Đã có 665 con em Mường Bi hi sinh trên chiến trường, 272 thương binh đã để lại một phần xương máu của mình vì độc lập tự do của Tổ Quốc 7 bà mẹ được phong Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng Trong giai đoạn phát triển đất nước, nhân dân Mường Bi đã xây dựng và phát triển kinh tế, vừa củng bố quốc phòng an ninh Đảng bộ Tân Lạc cũng đã chú trọng việc đẩy mạnh và phát triển, củng cố lòng tin của nhân dân Công tác sản xuất luôn giữ vững và đạt một số thành tích, đời sống nhân dân được cải thiện Người Mường ở Tân Lạc đã cư trú lâu đời ở mảnh đất này, bao gồm 4 họ chính là Đinh, Quách, Hà, Bùi,… 1.3.2 Những đặc trưng riêng của dân tộc Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình Tân Lạc được biết đến là một trong những cái nôi của người Mường, với nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng mà Mường Bi là địa danh tiêu biểu Trải qua lịch sử lao động, đấu tranh sinh tồn và phát triển, người Tân Lạc đã xây dựng được cho mình một nền văn hoá truyền thống mang đậm đà bản sắc người Mường - Về nhà ở Người Mường từ bao đời nay vẫn duy trì ngôi nhà sàn Đây là nét độc đáo riêng trong văn hóa ở của người Mường nói chung và người Mường ở Tân Lạc nói riêng Nhà sàn của người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền, việc dựng nhà sàn của người Mường là kết quả của một quá trình dài đúc kết kinh nghiệm cư trú 9 - Về trang phục Trang phục nam: nam mặc áo xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông Quần lá tọaống dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là Khăn quần Xưa có tục để tóc dài búi tóc, trên đầu bịt khăn, khăn dài gấp 3 vòng đầu quấn dưới búi tóc Cũng có khi họ dùng khăn ngắn hơn, quấn vòng từ sau gáy sang phía trước giao nhau ở trán, hai đầu khăn dựng nghiêng giống như hình đôi sừng trông khá ngộ nghĩnh Trong dịp lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác đôi áo chùng đen dài tới gối, cài cúc nách và sườn phải Trang phục nữ: bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo Khăn đội đầu (mụ) là một mảnh vải trắng hình chữ nhật khôngthêu thùa Váy (Wắl) dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy, cạp váy nổi tiếng với các loại hoa văn được dệt kì công Trang sức thường ngày gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 dây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc Áo mặc thường ngày có tên là Áo pắn (áo ngắn) Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn so với áo cánh người kinh, ống tay dài, áo màu nâu hoặc trắng (về sau có thêm các màu không phải loại vải cổ truyền) Bên trong là loại Áo báng (yếm), cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn Đầu thường đội khăn trắng, xanh với các phong cách không cầu kỳ như một sốtộc người khác Váy là loại váy kín màu đen, toàn bộ phận được trang trí là đầu váy và cạp váy, khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể Đây là một cách trang trí và thể hiện ít gặp ở các tộc khác trong nhóm ngôn ngữ và khu vực láng giềng Trong các dịp lễ, tết họ mang chiếc áo dài xẻ ngực thường không cài khoác ngoài bộ trang phục thường nhật vừa mang tính trang trọng vừa phô được hoa văn cạp váy kín đáo bên trong Nhóm mặc áo cánh ngắn xẻ ngực thường mang theo chiếc yếm bên trong, về cơ bản giống yếm của phụ nữ dân tộc Kinh nhưng ngắn hơn 10 3.2 Nguyên nhân của sự biến đổi 3.2.1 Kinh tế Việc chuyển từ kinh tế từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã làm cho nước ta, trong đó có tỉnh Hòa Bình đang dần thay đổi và ổn định Sự đầu tư của nhà nước cho cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm,… cũng như chính sách về đầu tư và hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc, miền núi như nhà ở, ruộng đất, đào tạo nghề,…đã làm cho đời sống kinh tế Hòa Bình thay đổi, tộc người Mường ở Hòa Bình nói chung hay người Mường Bi nói riêng 3.2.2 Văn hóa – xã hội Kinh tế thị trường kéo theo sự biến đổi về văn hóa xã hội Sự giao lưu văn hóa trong khu vực và quốc tế thời kỳ mở cửa, hội nhập, cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, báo đài và các yếu tố khác đã tác động không nhỏ tới đời sống văn hóa tinh thần trong đó cón các nghi lễ trong chu kì đời người của đồng bào người Mường ở Hòa Bình 3.2.3 Chính sách pháp luật Các chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng và nhà nước, kết hợp với công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, đối tượng về xây dựng nền văn hóa mới, nếp sống mới là các yếu tố cơ bản tác động lên nghi lễ của chu kỳ đời người dân tộc Mường Các chính sách ấy đã thực sự đi sâu vào cụôc sống của người dân, có sức mạnh to lớn làm chuyển biến mạnh mẽ quan niệm của người dân về cuộc sống và văn hóa 3.3 Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong tang ma của người Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình - Thực hiện công tác giáo dục văn hóa cho các thế hệ Xưa kia, do điều kiện chủ quan và khách quan ở miền núi nên giáo dục cũng kém phát triến, do đó sự kế thừa về tri thức văn hóa của tộc người chủ yếu 36 là qua cuộc sống hàng ngày, qua phong tục tập quán để tiến hành tuyên truyền văn hóa, và tang ma là một trong những hoạt động quan trọng đó Đặc biệt, sự giáo dục của văn hóa tang ma đối với tộc người khá quan trọng, bởi chế độ ngũ phục không chỉ quy định con cái để tang cho cha mẹ, ông bà, cụ kỵ, tố tiên, mà còn phải để tang và làm tròn đạo hiếu với anh em họ hàng thuộc chi trên dưới, thậm chí còn để tang cho anh em, chị em, mục đích của hình thức để tang này là dựa vào đó để giáo dục mọi người kính trên nhường dưới, gìn giữ tốt mối quan hệ với gia tộc và gia đình - Nhà nước có các chính sách quan tâm nhằm phát duy trì và phát triển, bảo vệ những giá trị văn hóa của nghi lễ tang ma của dân tộc Mường ở Mường Bi nói chung và cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung - Tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân Phân loại các nghi lễ truyền thống có giá trị để mọi người biết và quý trọng, giữ gìn phát huy, từ đó có hướng vận động nhân dân các tộc người bỏ dần những mặt hạn chế, duy trì, phục hồi những nét đẹp, không chỉ nhằm giữ gìn bản sắc của từng tộc người mà còn góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, vận động bà con tổ chức tang ma tiết kiệm, an toàn, vệ sinh - Đào tạo bồi dưỡng cán bộ văn hóa nói chung và đào tạo, truyền đạt các kĩ năng cho các tổ chức và cá nhân trong việc giữ gìn văn hóa và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc mình - Có chủ trương chính sách nghiêm cấm, bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan, tuyên truyền các thông tin sai trái nhằm chống lại nhà nước và vi phạm pháp luật - Giữ gìn và phát huy giá trị của Thầy Mo trong đám tang của người Mừơng nói chung và người Mường ở Mường Bi nói riêng Mo là thực hiện một nghi thức với người quá cố của người Mường Riêng ca từ của mo là một hệ thống tác phẩm văn học dân gian mà ở đó có nhiều giá trị: Trí tưởng tượng phong phú của người xưa, vạch ra được lộ trình lên trời, ngôn ngữ Mường trong mo khá cổ mà diễn tả được ý tình rõ ràng, khúc chiết 37 Tính chất nhân văn của các loại mo thấm đẫm tình người Lời buồn đau mà không làm con người quỵ xuống Đây là bộ sử thi được đưa vào mo Đó là một thiên sử thi đồ sộ, đầy đủ gần như toàn bộ những gì mà con người cần biết Lễ nghi với những người quá cố có thể thay đổi, nhưng ca từ mo và nhất là bộ sử thi là một tài sản vô cùng quý giá phải được giữ gìn, phát huy trong cuộc sống ngày hôm nay 38 Tiểu kết chương 3 Qua tang lễ, người Mường đã thể hịên được những nét đặc trưng văn hóa tộc người cũng như thế giới quan, quan niệm sống, sở thích, thẩm mỹ, tình cảm, điều kiện kinh tế của từng gia đình nói riêng Tuy nhiên những giá trị nào khi biến đổi đều mang tính hai mặt, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân còn đặt ra những vấn đề cấp thiết để giải đáp cho các vấn đều như cách giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của phong tục tang ma của dân tộc Mường ở Mường Bi hay làm sao để hòa nhập chứ không hoà tan các giá trị Vì vậy, cần có những giải pháp tối ưu nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa trong nghi lễ tang ma của dân tộc Mường nói chung và dân tộc Mường ở Mường Bi nói riêng 39 KẾT LUẬN Những năm gần đây, cùng với sự chuyển giao giữa các dân tộc khác nhau, những giá trị văn hóa của người Mường tại Tân Lạc - Hòa Bình có nhiều thay đổi, cả theo hướng tích cực và mai một Các nghi lễ trong tang ma là những nét độc đáo, khác lạ tạo nên bản sắc riêng của người Mường ở Mường Bi Đòi hỏi phải có những chính sách, biện pháp cụ thể và hợp lý để giữ gìn những giá trị văn hóa tốt đẹp về nghi lễ tang ma của người Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình Là sinh viên chuyên ngành Quản lí văn hóa, nghiên cứu về đề tài này giúp em có thể mở mang tầm hiểu biết của bản thân cũng có thể góp một phần nào đó trong công tác nghiên cứu, bảo vệ và phát huy những nét đẹp trong văn hóa của dân tộc này TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bùi Chí (2001), Văn hỏa ấm thực dãn gian Mường, Nxb Văn hóa dân tộc Hà 2 Nội Nguyễn Tứ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn 3 hóa thông tin Cao Son Hải (2006), Văn hóa dân gian Mường, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội 40 4 Nguyễn Thị Song Hà (2011), Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Mường 5 ở Hòa Bình, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội Nguyễn Thị Tính (2015), Tang ma của người Mường xưa và nay, Luận văn thạc 6 7 8 9 sĩ văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội http://www.bachkhoatrithuc.vn/ http://www.cema.gov.vn/ http://tanlac.hoabinh.gov.vn/ https://vi.wikipedia.org.vn/ 41 PHỤ LỤC Ảnh 1: Người Mường ở Mường Bi, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình Ảnh 2: :Phụ nữ Mường Bi trong lễ hội Khai Hạ 42 Ảnh 3: Hoạt động lễ hội của người Mường ở Mường Bi Ảnh 4: Cuộc sống sinh hoạt của người Mường ở Mường Bi 43 Ảnh 3: Tang phục của nam giới trong đám tang của người Mường Bi Ảnh 4: Nghi lễ “Quạt Ma” 44 Ảnh 5: Hình ảnh Thầy Mo đang thực hiện công việc của mình Ảnh 6: Đám tang của người Mường ở Mường Bi 45 ... Trên sở nêu trên, em chọn đề tài “Tìm hiểu nghi lễ tang ma dân tộc Mường Mường Bi huyện Tân Lạc tỉnh Hịa Bình? ?? Chương Cơ sở lí luận khái quát dân tộc Mường Mường Bi huỵên Tân Lạc tỉnh Hịa Bình. .. dân tộc mà cịn địa điểm du lịch độc đáo cho du khách nước 14 Chương Các nghi lễ tang ma dân tộc Mường Mường Bi huyện Tân Lạc tỉnh Hịa Bình 2.1 Quan niệm chết người Mường Mường Bi huyện Tân Lạc tỉnh. .. miền, dân tộc thiểu số đất nước ta quan trọng Vì em thực nghi? ?n cứu nghi lễ tang ma dân tộc Mường, cụ thể dân tộc Mường Mường Bi huyện Tân Lạc tỉnh Hịa Bình - vùng đất cổ, trải qua nhiều bi? ??n

Ngày đăng: 08/11/2017, 19:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan