Kiến trúc đình làng VN

5 810 5
Kiến trúc đình làng VN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguyễn Du Chi Bia đình làng thế kỷ XVII một vài nhận xét bớc đầu Nguyễn Du Chi Trong công tác nghiên cứu xã hội cổ truyền của dân tộc ta, văn bia là một cứ liệu hết sức quý giá. Đối với việc nghiên cứu đình làng, một loại hình kiến trúc mang đậm dấu ấn của xã hội, thì văn bia lại càng quan trọng hơn. Cũng nh các thời khác, văn bia đình làng thế kỷ XVII thờng có những loại nội dung sau đây: - Văn bia nói về thần tích của đình làng. - Văn bia nói về những hơng ớc của làng. - Văn bia nói về những khoán ớc bán quyền hát cửa đình của làng. - Văn bia nói về việc cúng hậu và xây dựng, tu sửa đình làng. Trong các loại hình trên, loại cuối cùng có số lợng nhiều hơn cả và nó cũng là loại bia cung cấp cho chúng ta nhiều cứ liệu cho việc nghiên cứu, khảo sát kiến trúc đình làng hơn các loại trên. Bởi vậy, ở bài viết này, chúng tôi xin thông báo một vài nhận xét bớc đầu về loại văn bia này. Bia cúng hậu là tên mà chúng tôi tạm gọi tắt để chỉ loại bia ghi họ tên ngời có công đức (thờng là việc cúng tiền và ruộng 1 Bia đình làng thế kỷ XVII cho làng) với dân làng và đợc dân làng họp lại bầu làm hậu thần, nghĩa là lúc chết sẽ đợc thờ phụ vào đình. Đến ngày kị, làng có nhiệm vụ làm lễ ở đình. Thông thờng việc từ thiện này thờng gắn với công việc xây dựng và tu sửa đình làng là những việc lớn đòi hỏi phải chi phí nhiều tiền của. Ngời cúng hậu nhân làng tu sửa hay xây dựng đình, bỏ ra một số tiền cho làng để góp thêm vào việc chi phí đó và cúng thêm ít ruộng để làng làm ruộng hơng hỏa luân canh cho việc thờ cúng sau này. Ngời có công đức thờng là những ngời giàu có hoặc là những viên quan ngời địa phơng. Tất nhiên cũng có trờng hợp ngời cúng tiền ruộng không phải vì để xây dựng hay tu sửa làng, và ngợc lại cũng có những bia nói về việc xây dựng tu sửa đình làng với sự đóng góp của cả cộng đồng, không hề có việc cúng hậu. Tuy nhiên điều đó rất hiếm. Hai sự kiện cúng hậu và tu sửa đình thờng gắn liền nhau. Các văn bia đình làng thế kỷ XVII mà chúng tôi khảo sát đ- ợc gồm 2 nguồn t liệu: - Đó là 9 bia hiện còn ở các đình làng trong các địa phơng. Trong số gần 70 ngôi đình làng có niên đại ra đời vào thế kỷ XVII mà chúng tôi đã có dịp đến nghiên cứu, có 9 ngôi đình có bia này. - Nguồn t liệu thứ hai là 164 bia nằm trong su tập các văn bia mà trờng Viễn đông Bác cổ trớc đây đã tổ chức su tầm, và hiện nay Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang quản lý. Cố nhiên số lợng trên 170 bia này cha phải là toàn bộ những bia nói về việc xây dựng tu sửa đình làng của thế kỷ XVII. Vì chắc chắn còn nhiều bia nữa mà sự su tầm của chúng ta ngày nay và của trờng Viễn đông Bác cổ trớc đây cha với tới. Nói lại càng không phải là số lợng đình làng của thế kỷ XVII có đợc. Vì có 2 Nguyễn Du Chi không ít đình làng từ ngày ra đời đến bây giờ không hề đợc dựng một bia nào. Tuy nhiên với số lợng trên, chúng cũng đã cung cấp cho chúng ta những thông tin cần thiết. Nhìn chung, nếu việc làm đình có dựng bia thì bia đợc dựng sẽ cùng năm với việc xây dựng hoặc tu sửa đình. Cũng có một vài trờng hợp đình dựng xong rồi phải vài năm sau mới dựng bia. Cá biệt cũng có đình phải 20 năm sau mới dựng bia, nh đình Chẩy (Thanh Liêm, Hà Nam) chẳng hạn. Nội dung và hình thức của các bia đình làng thế kỷ XVII này cũng rất khác nhau. Có nhiều văn bia viết dài, cung cấp cho chúng ta nhiều t liệu quý, chi tiết, cụ thể, nh văn bia đình Thổ Hà (Việt Yên - Bắc Giang). Ngợc lại không ít văn bia chủ yếu nói lên công đức của ngời cúng hậu mà thôi. Cũng nh nội dung, hình thức của các bia rất phong phú. Có những bia kích thớc khá to, 2 mặt hoặc 4 mặt, trang trí rất đẹp. Hoa lá chim muông và thú vật với những bố cục rất sinh động và tơi vui. Ví dụ nh các bia đình Đôn Lơng (Cát Hải, Hải Phòng) đình Cổ Mễ (thị xã Bắc Ninh). Ngợc lại cũng có bia chỉ ghi một mặt vắn tắt và trang trí cũng đơn giản. Qua việc khảo sát các bia trên, chúng tôi bớc đầu có mấy nhận xét sau: 1. Nhìn chung, đình làng của ta không có truyền thống dựng bia. Trong số gần 70 ngôi đìnhkiến trúc thế kỷ XVII mà chúng tôi hiện đã khảo sát đợc chỉ có 9 đình có bia nói về việc trùng tu xây dựng (tỷ lệ chỉ 13%), cũng có ngời cho rằng đình không có bia vì bia đã mất. Điều này hoàn toàn không có cơ sở. Nếu đình làng còn giữ đợc vết tích kiến trúc thì bia đình (một loại chất liệu khó phá hủy hơn) chắc chắn sẽ còn. Phải nói ngợc lại, 3 Bia đình làng thế kỷ XVII nhiều đình làng, chùa làng bị cháy, bị h hỏng phải tu sửa lại nhng bia thì vẫn còn. Ví dụ nh đình Phúc Ta (Ân Thi, Hải Hng), chúng tôi còn tìm thấy bia mặc dù đình đã bị phá hủy lâu rồi. Việc đình làng không có truyền thống dựng bia cũng có những cơ sở để giải thích. Các bia hậu đợc dựng lên nhằm ghi nhớ một giao ớc giữa một bên là tập thể làng xã, một bên là cá nhân những ngời cúng hậu. Nó là bằng chứng cần thiết để ghi công và nhắc nhở mọi ngời đời sau phải tuân thủ việc cúng hậu. Nhng còn ở những đình làng đợc dựng lên và tu sửa không có việc cúng hậu mà với sự đóng góp bắt buộc nhng cũng rất bình đẳng và sòng phẳng của tất cả mọi thành viên trong cộng đồng thì việc làm bia không phải là điều thật cần thiết, nhất là muốn làm bia phải chi phí thêm một khoản tiền không nhỏ. Những đình làng không có bia, theo chúng tôi là những đình làng đợc dựng lên trong hoàn cảnh đó. Cố nhiên cũng có đình không có ngời cúng hậu mà ngời ta vẫn dựng bia kỷ niệm (ví dụ đình Thổ Hà) nhng đây lại thuộc phạm vi kinh phí dồi dào của cộng đồng. Ngợc lại với đình, sự đóng góp xây dựng tu sửa chùa là sự tự nguyện nên nhất thiết phải ghi công, dù là sự đóng góp của một tập thể nhỏ nào đấy. 2. Lần theo niên đại xây dựng và trùng tu của các bia chúng ta thấy thời điểm xây dựng và tu sửa các đình làng tuần tự nh sau: - Từ 1600 đến 1649 chỉ có 6 đình. - Những năm 50 có 10 đình. - Những năm 60 có 12 đình. - Những năm 70 có 31 đình. - Những năm 80 có 49 đình. - Những năm 90 có 55 đình. 4 Nguyễn Du Chi Những năm xây dựng và tu sửa nhiều đình nhất là 1680 có 10 đình, 1692 có 12 đình, 1695 có 8 đình. Nh vậy, càng về cuối thế kỷ XVII số lợng đình đợc xây dựng và tu sửa càng tăng lên nhng từ năm 1700 trở về sau lại giảm sút nhanh. Tình hình này, theo chúng tôi, cũng phản ánh một thực trạng xã hội đơng thời. Bởi vì, chúng ta đều biết, khác với chùa, đình làng chỉ đợc dựng lên khi tình hình xã hội ổn định, nền kinh tế nhờ đó có sự phát triển nhất định. Ngời ta thoát khỏi chiến tranh loạn lạc để trở về đoàn tụ trong một cộng đồng với nhau. Nhiều bia đình khi nói đến lí do xây dựng đã nhấn mạnh ý này. Rõ ràng cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài đã có những tác động nhất định đến xã hội đơng thời và trong đó ảnh hởng không ít đến việc xây dựng và phát triển của đình làng. Trên đây là một vài nhận xét bớc đầu về đình làng qua một số cứ liệu văn bia. Đi sâu vào nội dung chắc chắn còn nhiều vấn đề thú vị./. 1989 N.D.C (Trên đờng tìm về cái đẹp của cha ông, Viện Mỹ thuật - Nxb. Mỹ thuật, 2001) 5 . Bia đình làng thế kỷ XVII cho làng) với dân làng và đợc dân làng họp lại bầu làm hậu thần, nghĩa là lúc chết sẽ đợc thờ phụ vào đình. Đến ngày kị, làng. nghiên cứu đình làng, một loại hình kiến trúc mang đậm dấu ấn của xã hội, thì văn bia lại càng quan trọng hơn. Cũng nh các thời khác, văn bia đình làng thế

Ngày đăng: 21/07/2013, 01:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan