SKKN Sưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà Lạt

31 1.1K 2
SKKN Sưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà Lạt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà LạtSưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà LạtSưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà LạtSưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà LạtSưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà LạtSưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà LạtSưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà LạtSưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà LạtSưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà LạtSưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà LạtSưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà Lạt

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÀ LẠT TRƯỜNG MẦM NON 12 - CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2015-2016 Tên đề tài: "Sưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà Lạt” Phần I: Mở đầu 1 Họ và tên tác giả: Trần Bảo Thy 2 Chức vụ: Giáo viên 3 Đơn vị công tác: Trường Mầm non 12 4 Lí do chọn đề tài: Đối với trẻ mầm non con đường học dễ dàng nhất là thông qua hoạt động vui chơi vì đối với trẻ em hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo Song song với việc tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi hiện đại phát triển trí tuệ như: Kidsmart , Bộ xếp hình …thì việc tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi dân gian mang tính giáo dục về bản sắc văn hoá dân tộc là rất cần thiết Trò chơi dân gian không biết có tự bao giờ, nhưng nó được sinh ra trong dân gian và tồn tại theo thời gian, gắn với đời sống dân giã nơi thôn xóm Những trò chơi dân gian đơn giản, dễ chơi mà có sức hấp dẫn lạ kỳ, đôi khi chỉ là mấy viên sỏi , mấy que tre vuốt nhẵn … mà trẻ tham gia chơi rất hứng thú Chúng ta biết rằng qua từng thời kỳ phát triển của xã hội các hình thức chơi của trẻ cũng thay đổi, một số trò chơi dân gian truyền thống ngày càng bị mai một, thay thế bằng các trò chơi hện đại với máy móc và công nghệ tiên tiến Tuy nhiên trò chơi dân gian có thể sử dụng các vật liệu có sẵn, rẻ tiền thậm chí không cần đồ dùng, dụng cụ mà chỉ cần trẻ chơi với nhau … Và điều quan trọng là làm thế nào để thu hút các em đến với các trò chơi dân gian này một các hứng thú không đơn giản nhưng cũng không phải là không thực hiện được 1 Năm học 2015 -2016 là năm học tiếp tục phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, do đó chúng ta phải nhận thức được việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần Bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, người trực tiếp chăm sóc dạy dỗ các cháu trong trường tôi cũng cảm thấy tâm đắc với phong trào đó đặc biệt là nội dung: “Trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập ; tham gia vào các trò chơi dân gian, hát làn điệu dân ca phù hợp với độ tuổi” Từ cơ sở thực tiễn trên, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Là một giáo viên dạy lớp 5 tuổi tôi đã lựa chọn những giải pháp hữu ích trong việc tăng cường lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi một cách phù hợp nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ đồng thời giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo 5 Giới hạn (Phạm vi nghiên cứu) Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết" Bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: "Tăn cường lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà Lạt” 6 Thời gian nghiên cứu: - Từ ngày 06/09/2015 đến ngày 30/10/2015 nghiên cứu tài liệu viết phần lí do chọn đề tài - Từ ngày 30/10/2015 đến ngày 30/11/2015 tiến hành khảo sát về trình độ nhận thức của trẻ thông qua một số trò chơi dân gian đơn giản 2 - Từ ngày 30/11/2015 đến ngày 1/3/2016 tiến hành nghiên cứu, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi từ đó đề ra một số giải pháp và biện pháp cụ thể - Từ ngày 1/3/2016 đến ngày 15/4/2016 hoàn thành báo cáo (viết, sửa chữa, in ấn) Phần 2: Nội dung 1 Thực trạng: - Trường Mầm non 12 nằm ở trung tâm phường 12, đại đa số phụ huynh là nông dân, chuyên trồng hoa công nghệ cao - Lớp Lá 1 tôi phụ trách gồm 38 cháu trong đó có 19 nam và 19 nữ - Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám Hiệu, thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ - Trong quá trình thực hiện giải pháp, bản thân tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn như sau: 1.1 Thuận lợi : - Trò chơi dân gian là những trò chơi dễ lôi cuốn và gây hứng thú cho trẻ mầm non - Bản thân tôi rất ham thích các trò chơi dân gian đặc biệt là các trò chơi có sử dụng các vật liệu đơn giản và các trò chơi có kèm lời ca - Vật liệu để chơi các trò chơi dân gian được tận dụng từ các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm kiếm - Sân trường cũng như lớp rộng, thoáng mát, cơ sở vật chất, trang thiết bị được trang bị đầy đủ, nên rất thuận tiện cho việc tổ chức các trò chơi 1.2 Khó khăn : - Trẻ còn bỡ ngõ và lạ lẫm với những trò chơi dân gian, trẻ chưa biết cách chơi các trò chơi dân gian - Trẻ còn nhút nhác thụ động, tham gia chơi chưa hứng thú và tích cực - Chưa coi trọng việc lựa chọn, sưu tầm các trò chơi dân gian để tổ chức vào các hoạt động của trẻ - Nội dung và hình thức của các trò chơi còn nghèo nàn chưa phong phú 3 - Chưa lựa chọn được địa điểm, thời điểm để tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ một cách hợp lý - Từ những khó khăn trên, tôi tiến hành thực hiện một số công việc cụ thể như sau: - Điều tra hoàn cảnh của từng trẻ - Tổ chức một số trò chơi dân gian đơn giản và quan sát việc trẻ tham gia các trò chơi dân gian do cô tổ chức như trò chơi: Kéo co, rải danh, banh chuyền… Bảng 1: Khảo sát lần 1 (Trước khi áp dụng giải pháp) Số trẻ Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Tỉ lệ Trẻ chưa đạt Hứng thú 38 28 72% 10 Hiểu luật chơi 38 7 20% 31 38 8 30% 30 Tỉ lệ Ghi chú 28% 80% Thể hiện tính đoàn kết, tinh thần tập thể 70% khi chơi - Qua khảo sát tôi nhận thấy: - 28 trẻ / 38 trẻ đạt tỉ lệ 72% chưa hứng thú và tham gia trò chơi chưa tích cực - 31 trẻ / 38 trẻ đạt tỉ lệ 80% chưa biết luật chơi của các trò chơi dân gian và đa số các cháu chưa thể hiện tính đoàn kết, tinh thần tập thể khi chơi Từ những khó khăn nêu trên, tôi đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể trong việc sưu tầm, lựa chọn trò chơi dân gian cho trẻ 1.3 Nguyên nhân : - Giáo viên chưa có sự đầu tư sưu tầm các trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ chơi thường xuyên 4 - Giáo viên chưa hiểu rõ cách thức khi tổ chức trò chơi dân gian, chưa hiểu kỹ cách chơi, luật chơi và các yếu tố cần thiết để tiến hành trò chơi - Trẻ chưa hứng thú khi tham gia vào các trò chơi dân gian mà giáo viên tổ chức vì có một số trò chơi chưa hấp dẫn, lôi cuốn trẻ - Dụng cụ và đồ dùng để tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ còn hạn chế - Các trò chơi dân gian hầu như chỉ thực hiện ở giờ hoạt động ngoài trời, chưa chú trọng vào các hoạt động khác trong ngày của trẻ 2 Biện pháp thực hiện: Từ những thực trạng nêu trên tôi đã nghiên cứu đề ra một số biện pháp như sau : 2.1 Biện pháp 1 : Nghiên cứu, sưu tầm các trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi 2.1.1 Nghiên cứu các trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi Trước khi sưu tầm các trò chơi dân gian cho trẻ tôi phải nghiên cứu và tìm hiểu kỹ xem nội dung của các trò chơi đó có phù hợp với độ tuổi và trẻ có thể chơi những trò chơi đó hay không Hoặc trò chơi đó hơi khó khi cho trẻ tham gia chơi Nắm được các kỹ năng chơi của trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5- 6 tuổi, đặc biệt là trẻ ở lớp mình để sưu tầm trò chơi cho phù hợp như tham khảo tài liệu, sách giáo khoa, Truy cập mạng để sưu tầm các trò chơi cũng như cách chơi Ở lứa tuổi này chủ yếu là trẻ bước đầu làm quen với các khái niệm, do vậy giáo viên không nên chọn trò chơi dân gian có nội dung quá khó vì những trò chơi dân gian phức tạp, chưa phù hợp không những không giúp trẻ phát triển mà ngược lại ,trẻ sẽ rất lung túng, thụ động trong quá trình chơi Dựa vào tính chất của từng trò chơi, tác dụng của trò chơi dân gian mà giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi, đặc thù tâm sinh lý của trẻ Lựa chọn và đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động cần vận dụng linh hoạt sáng tạo nhưng phải lấy mục tiêu giáo dục phù hợp lứa tuổi làm tiêu chí quan trọng Giáo viên có thể thay đổi hình thức chơi, đồ dùng, dụng cụ của trò chơi với các chất liệu khác an toàn hơn nhưng vẫn đảm bảo nội dung chủ yếu và tác dụng giáo dục của trò chơi Trò chơi dân gian có thể chia làm nhiều thể loại: Trò chơi cần huy động sức mạnh tập thể như kéo co, cướp cờ; trò chơi trí tuệ như ô ăn qua, cờ cá ngựa …Trò 5 chơi cần khéo léo như: chơi chuyền, nặn đất sét….Ngoài việc đem đến niềm vui cho trẻ, trò chơi dân gian còn rèn luyện trí lực, khả năng sáng tạo, sức khoẻ sự dẻo dai cũng như tính kiên trì cho các em Ví dụ : Trong trò chơi kéo co, nếu đội nào không biết ra sức kéo cùng một lúc, đội ấy sẽ bị thua cuộc Các trò chơi nhảy dây, đá cầu, nhào lộn …cần đến cơ bắp vừa mạnh, vừa chính xác Ví dụ : Trò chơi trồng nụ, trồng hoa chính là môn thể thao nhảy cao không xà, mới đầu là nhảy qua một, hai bàn chân dựng đứng thì dễ, đến khi cả bốn bàn chân và bốn nắm tay của cả hai trẻ chồng lên cao thì có lẽ đã lên đến sáu, bảy mươi phân, nhảy qua không chạm quả là khó Trò chơi Ô ăn quan phải tính toán chia đều những viên sỏi trong các ô thế nào để lượt đi của mình không bị dừng lại và ăn được nhiều sỏi của đối phương Đặc biệt hơn nữa khi chơi các trò chơi dân gian bao giờ trẻ cũng phải đọc các bài đồng dao, ca dao để giúp trẻ dễ thuộc qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ Thông qua các bài đồng dao đã gieo vào lòng trẻ tình yêu quê hương đất nước yêu bản sắc văn hoá cổ truyền và quan trọng hơn cả là việc đọc các bài đồng dao sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Khi gặp những từ khó như : zích zích zắc zắc, nu na nu nống, rềnh rềnh ràng ràng… đòi hỏi trẻ phải đọc được và phát âm chính xác Những từ này ngoài giao tiếp đời thường rất ít khi trẻ gặp, Như vậy vốn từ của trẻ sẽ ngày càng phong phú hơn Ngoài ra các bài đồng dao còn giúp cho trẻ có kiến thức về môn toán một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả : Một người 2 chân, hai người 4 chân,…những số đếm từ 1 đến 10 trong trò chơi Rồng rắn lên mây 2.1.2 Sưu tầm các trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi Trò chơi “ Rồng rắn lên mây ” Lời ca Rồng rắn lên mây Hỏi thăm : Có cây lúc lắc Thầy thuốc có nhà hay không ? Có nhà hiển vinh 6 Yêu cầu : Trẻ thuộc lời ca kết hợp lời đọc nhịp nhàng, vui nhộn, biết phối hợp chơi cùng nhau Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau Cách chơi: Số trẻ: Cả lớp hoặc nhóm trẻ 7-10 cháu Địa điểm chơi : Trong lớp hoặc ngoài sân Một trẻ làm thầy thuốc đứng tại vị trí “ Nhà thầy thuốc ”, số trẻ còn lại đứng thành hàng dọc phía trước nhà thầy thuốc; Một cháu đứng đầu làm “đầu rồng”, các cháu còn lại đứng nối đuôi nhau phía sau, cháu nọ túm áo cháu kia thành “một con rồng” và có thể đi theo vòng tròn hoặc lượn đi lượn lại,, vừa đi vừa đọc lời ca Đọc tới câu “ Thầy thuốc có nhà hay không ” thì “đầu rồng ”dừng lại trước nhà thầy thuốc và đồng thanh hỏi: Thầy thuốc có nhà hay không ? Nếu thầy thuốc nói “ thầy thuốc không có ở nhà’’ thì rồng lại đi tiếp Nếu thầy thuốc nói “ Thầy thuốc có ở nhà !” thì thầy thuốc hỏi tiếp : Rồng rắn đi đau? Hỏi thầy làm gì ? Thầy thuốc : Lửa làm gì ? Rồng : Rồng rắn đi lấy thuốc cho con Rồng : Lửa kho cá Thầy thuốc : Con lên mấy ? Thầy thuốc : Cá mấy khúc ? Rồng : Con lên một Rồng : Cá ba khúc Thầy thuốc : Thuốc chẳng hay Thầy thuốc : Xin khúc đầu Rồng : Con lên hai Rồng : Thầy thuốc : Thuốc chẳng hay Thầy thuốc : Xin khúc giữa Rồng : Con lên ba Rồng : Cục máu cục me Thầy thuốc : Xin khúc đuôi …… Rồng : Con lên mười Rồng : Thầy thuốc : Thuốc hay vậy đuổi ! Rồng : Xin thầy tí lửa Cục xương ,cục xẩu Tha hồ thầy Rồng chạy - người đứng đầu dang hai tay chắn đường thầy thuốc chạy, ngăn không cho thầy bắt được “đuôi” Đằng sau lựa thầy để chạy theo kiểu uốn lượn rồng rắn để thầy thuốc không bắt được “đuôi rồng ” Khi thầy thuốc bắt được “đuôi ” thì người đứng ở đuôi rồng lại đổi làm thầy thuốc và trò chơi lại tiếp tục 7 Trò chơi : Trồng đậu trồng cà Lời ca: Trồng đậu trồng cà Cây cam, cây quýt Hoa hoè, hoa khế Cây mít, cây hồng Khế ngọt khế chua Cành đa, lá nhãn Cột đình, cột chùa Ai có chân, có tay thì rụt Hai tay ôm cột Yêu cầu : Rèn cho trẻ ý thức vui chơi tập thể, tinh thần đoàn kết Cách chơi : Số trẻ : Tốp, nhóm …Cho trẻ ngồi thành hàng ngang, hai chân duỗi thẳng Tất cả cùng đọc lời ca và kết hợp một bạn dùng tay đập nhẹ vào từng chân các bạn Đọc hết bài, chữ cuối cùng của câu cuối trúng bạn nào thì bạn đó phải co rụt một chân vào Trò chơi lại tiếp tục Trò chơi : Bắt chập lá tre Lời ca: Ù à ù ập Cày đồng cho sớm Bắt chập lá tre Nuôi lợn cho chăm Bắt đè lá muống Nuôi tằm cho rỗi Bắt cuống lên hoa Dệt cửi cho mau Bắt gà mổ thóc Nuôi trâu cho mập Bắt học cho thông Ù à ù ập Yêu cầu : Rèn cho trẻ sự linh hoạt , biết dự đoán trước mục tiêu chơi Rèn luyện khả năng phát âm cho trẻ Rèn luyện ý thức tự chủ, chủ động trong các tình huống Cách chơi: Số trẻ : tốp, nhóm …Chọn một cái cây trong sân trường hoặc cắm một cái cột gọi là “ cột đùng” Một bạn làm “cái” xoè bàn tay cho các bạn khác làm “con” đặt ngón tay trỏ vào Cả nhóm cùng đọc lời ca, đọc hết bài thì bạn làm “cái” nắm tay lại, ai không kịp rút ngón tay về, bị “cái” nắm lại thì phải bịt mắt chờ các bạn khác đi trốn còn mình đi tìm Trong khoảng thời gian ngắn bạn bị bịt mắt nhắm mắt, những bạn khác phải chạy trốn thật nhanh Lúc bạn bị bịt mắt mở mắt ra để đi tìm thì các bạn khác phải chạy thật nhanh về “cột đùng” nắm lấy cột và kêu to 8 “Đùng” Ai bị bắt khi chưa chạy kịp về “cột đùng” hoặc chạy về đến nơi mà chưa kịp kêu “Đùng” thì phải bịt mắt.Trò chơi lại tiếp tục Trò chơi : Ếch dưới ao Lời ca: Ếch ở dưới ao Ếch kêu ộp ộp Rủ nhau trốn mau Vừa ngớt mưa rào Ếch kêu ặp ặp Ếch kêu ộp ộp Nhảy ra bì bọp Thấy bác đi câu Ếch kêu ặp ặp Yêu cầu : Rèn cho trẻ khả năng tháo vát , nhanh nhẹn Cách chơi : Vẽ một vòng tròn lớn giữa sân làm ao Các bạn tham gia chơi đứng thành vòng tròn làm ếch Một bạn đứng cách vòng tròn 3-4 mét, tay cầm một cái que nhỏ giả làm người đI câu ếch Các con ếch từ trong ao vừa hát vừa nhảy ra ngoài vòng tròn ao để lên bờ Bcá đI câu đuổi theo, dây câu chạm vào vai bạn nào thì bạn ấy phải thay thế vai người đI câu ếch Con ếch nào đã kịp nhảy lại ao thì không bị câu nữa Trò chơi : Thả đỉa ba ba Lời ca : Thả đỉa ba ba Đổ mắm đổ muối Chớ bắt đàn bà Đổ chuối hạt tiêu Phải tội đàn ông Đổ niêu nước chè Cơm trắng như bông Đổ phải nhà nào Gạo mềm như nước Nhà ấy phải chịu Yêu cầu : Rèn cho trẻ khả năng vận động nhanh nhẹn, vui vẻ chơi trong nhóm bạn bè Cách chơi : Số trẻ : tốp, nhóm, tổ hoặc cả lớp … Vẽ một vòng tròn giữa sân hoặc giữa nhà …( To – nhỏ tuỳ theo số lượng trẻ ) Các bạn đứng thành một vòng tròn vây xung quanh một bạn ở giữa Bạn này cùng các bạn vừa đọc lời ca vừa chỉ tay vào từng bạn xung quanh theo nhịp của bài Tiếng cuối cùng của bài rơi vào bạn nào thì bạn đó phải làm “ đỉa ” “Đỉa” đứng giữa ao Các bạn khác giả vờ xuống ao rửa chân tay và nói “đỉa ra xa – tha hồ tắm mát” “Đỉa” phải rình chạy vào bờ để bám vào một bạn nào đó đang tắm rửa dưới ao Ai không kịp chạy 9 lên bờ để ra khỏi ao bị “đỉa” bám vào thì phải thay thế vai “đỉa” Trò chơi cứ thế tiếp diễn Trò chơi : Nu na nu nống Lời ca : Nu na nu nống Bỏ lò thật tuyệt Xin đừng tia nước Cá bống kho khô Nhưng làm vỡ mật Cá quả luộc trước Cá rô đánh vảy Thì có…“ trời ăn” Gỡ nạc nấu canh Tôm tép đang nhảy Lươn nấu chuối xanh Bạn nào lành hanh Rang ăn mới ngon Chẳng tanh tí nào Tay xoè ra trước Cá chép cả con Cá mè đem xào Yêu cầu : Luyện khả năng nói cho trẻ Rèn khả năng phối kết hợp khi đọc cùng bạn bè Cách chơi : Số trẻ : một nhóm 3-5 cháu Trẻ đứng thành vòng tròn quay mặt vào nhau, tay phải nắm lại.giơ lên Khi đọc lời ca tất cả cùng đồng thanh đọc kết hợp lúc lắc nắm tay theo nhịp đọc lời ca Khi đọc đến từ cuối cùng của câu cuối bài, tất cả cùng xoè bàn tay ra Bạn nào xoè ra trước hoặc sau khi đọc từ cuối cùng của lời ca đều phải đổi tay hoăc bị phạt một búng tai do bạn bên cạnh búng và trò chơi lại tiếp tục Trò chơi : Rềnh rềnh ràng ràng Lời ca: Rềnh rềnh ràng ràng Có thêm tí bọt Là bác cải xanh Đi chợ mua hàng Là bác rau đay Nấu canh rất lành Có các loại rau Đi chợ cho hay Là lá mồng tơi Nấu có vị ngọt Là anh rau má Tinh mắt ai ơi Là anh rau ngót Nấu Với tôm cá Chọn rau cho đúng Yêu cầu : Rèn cho trẻ khả năng nhận biết một số loại rau Rèn luyện khả năng kết hợp tư duy ngôn ngữ và đồ dùng trực quan một cách nhanh nhẹn Chuẩn bị : Một số loại rau có tên trong lời ca, một số loại rau khác để lẫn vào nhau Rổ đựng; Một số lô tô về các loài rau trên Nơi đặt để cho trẻ chọn, xếp rau, chọn xếp lô tô phù hợp, sạch sẽ, ngăn nắp 10 * Để chào mừng ngày 20-11 tôi tổ chức hội thi “Bé với trò chơi dân gian” tại lớp như sau: - Tôi phân lớp tôi thành 3 đội, mời phụ huynh tham gia cùng và cùng chơi với trẻ mời ban giám hiệu làm ban giám khảo - Sau đó tôi tổ chức các trò chơi : Chồng nụ, chồng hoa; kéo co; nhảy bao bố, đập niêu… - Qua hội thi này tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia và tham gia chơi một cách tích cực và đặc biệt là phụ huynh rất quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện để cô và trẻ tham gia tốt các hoạt động trong lớp * Tham gia hội thi bé yêu làn điệu dân ca cấp trường - Nhà trường tổ chức hội thi “Bé yêu làn điệu dân ca”, nên tôi chọn cháu, chọn bài hát phù hợp cho cháu tham gia dự thi, đồng thời tôi tổ chức một số trò chơi dân gian cho cháu tham gia vào thời gian giải lao nhằm giúp cho trẻ tham gia chơi một cách hứng thú khi có nhiều bạn cổ vũ mình chơi - Thông qua lễ hội Festival hoa, để chào mừng lễ hội hoa tôi tiếp tục tổ chức hội thi “Bé với trò chơi dân gian”, lần này tôi có mời thêm một số lớp bạn tham gia Qua đó tôi thấy rằng trẻ tham gia rất hứng thú - Tham gia “Hội khỏe măng non cấp trường” và lồng ghép các tò chơi dân gian như: kéo co để tăng hứng thú cho trẻ và thể hiện tinh thần tập thể khi chơi - Lễ hội mừng xuân: Trong lễ hội mừng xuân trường tổ chức các gian hàng hội chợ với các trò chơi dân gian khác nhau Lớp tôi tổ chức 1 trò chơi : Ném vòng cổ chai có sự chung sức của phụ huynh trong lớp và tôi cho cháu đi chơi tham quan các gian hàng khác của các lớp bạn để nắm được các cách chơi Đây cũng là một hình thức tuyên truyền các trò chơi dân gian đến phụ huynh Vì vậy tôi thiết nghĩ rằng để trẻ có thể tự tin tham gia vào các hoạt động phát triển hồn nhiên vui vẻ, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, bản thân giáo viên phải có sự đầu tư, sưu tầm tư liệu, xây dựng kế hoạch và phương pháp tổ chức cho trẻ chơi Giáo viên thật sự hoà mình, vui chơi cùng trẻ tạo sự gần giũi để động viên trẻ hào hứng tham gia phải luôn chú trọng đến việc thay đổi trò chơi một cách phù hợp để không gây nhàm chán cho trẻ 17 3 Kết quả thực hiện: Qua một thời gian sưu tầm, lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, lớp tôi đã đạt được một số kết quả sau: Bảng 2: Khảo sát lần 2 (Sau khi áp dụng giải pháp) Số trẻ Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Tỉ lệ Trẻ chưa đạt Tỉ lệ Hứng thú 38 38 100% 0 0% Hiểu luật chơi 38 30 80% 8 20% 38 38 100% 0 0% Ghi chú Thể hiện tính đoàn kết, tinh thần tập thể khi chơi Bảng 3: So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp Lần 1 Nội dung Đạt Hứng thú 26% Lần 2 Chưa đạt 74% Đạt 100% Chưa Tỉ lệ Ghi tăng chú đạt 0 74% 18 Hiểu luật chơi Thể hiện tính đoàn kết, tinh thần tập thể khi chơi 18% 82% 92% 8% 74% 21% 79% 100% 0 79% Từ những kết quả trên, tôi rút ra được: * Tính mới của đề tài: Trong những năm gần đây, trò chơi dân gian đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là hoạt động học có chủ đích của giáo viên cho trẻ ở trường mầm non Các trò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú về thể loại Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc: rèn luyện thể lực, sự khéo léo , nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ Những trò chơi dân gian ấy mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, giờ đây cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật trẻ em được chơi thêm nhiều những trò chơi khác hiện đại như : máy bay, ôtô, rô-bốt …nhưng trò chơi dân gian đã và vẫn tạo ra những sân chơi lành mạnh cho trẻ, không những giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo tư duy, sự khéo léo, rèn luyện sức khoẻ mà còn là bài học giúp trẻ hiểu và thêm yêu nền vă hoá dân tộc cũng như bồi đắp thêm tình yêu gia đình quê hương đất nước Bằng việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, tôi đã giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời bảo tồn được một di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động " Xây dựng trường học thân thiện Học sinh tích cực" * Tình hiệu quả của đề tài: 19 Với đề tài: "Tăng cường lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà Lạt” tôi đã tổ chức một số trò chơi dân gian mang tính hiệu quả cao, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ và kích thích sự hứng thú của trẻ tham gia vào các trò chơi Trẻ được tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các trò chơi dân gian sẽ giúp cho trẻ sớm hình thành các thói quen hoạt động có hệ thống, tính tập thể, giúp trẻ tự tin linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự phát triển sau này của trẻ Thông qua các trò chơi dân gian trẻ sẽ phát triển được các giác quan (Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác…) phát triển trí nhớ, phát triển tư duy, phát triển trí tưởng tượng, ngôn ngữ Bên cạnh đó trò chơi dân gian còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho trẻ em * Phạm vi áp dụng của đề tài: Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước, đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết" Tuy nhiên không phải trò chơi dân gian nào cũng tổ chức cho trẻ chơi được, bản thân tôi đã sưu tầm, lựa chọn một số trò chơi phù hợp với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi và lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động một cách hợp lý Qua một thời gian sưu tầm, lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, lớp tôi đã đạt được một số kết quả sau: - Về cô: + Cô lựa sưu tầm lựa chọn được nhiều trò chơi dân gian phù hợp với trẻ + Cô biết cách lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ một cách phù hợp + Các trò chơi được tổ chức vào nhiều thời điểm khác nhau, lồng ghép vào tất cả các hoạt động trong ngày 20 + Cô đã khai thác hết luật chơi và vận dụng được các hình thức tổ chức một cách linh hoạt - Về cháu : + 100% trẻ hứng thú tham gia các trò chơi dân gian cô tổ chức + Trên 90% trẻ nhận biết được cách chơi, luật chơi của trò chơi dân gian, trẻ nhớ tên các trò chơi đó + 100% trẻ thể hiện được tính đoàn kết, gắn bó và phối hợp với bạn khi chơi những trò, chơi mang tính tập thể, tạo cho trẻ hình thành nhóm chơi và biết cách thể hiện trong nhóm chơi của mình + Trẻ hào hứng phấn khởi khi tham gia vào các ngày hội trò chơi dân gian + Qua các trò chơi dân gian giúp trẻ thêm yêu quý và tự hào về văn hoá dân tộc tộc Việt Nam + Trẻ biết giao lưu với bạn bè, biết thể hiện mình khi được chơi, giúp trẻ tự tin mạnh dạn + Trẻ luôn yêu trường yêu lớp, yêu quý bạn bè, thích đến lớp và gắng bó với lớp hơn 4 Bài học kinh nghiệm Qua việc sưu tầm, lựa chọn và lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tôi tạm rút ra một số kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải thường xuyên tìm tòi, sưu tầm các trò chơi dân gian qua bạn bè, chị em đồng nghiệp, truy cập thông tin trên mạng - Giáo viên phải nắm vững tâm lý, sinh lí và kỹ năng chơi của trẻ lớp mình - Giáo viên phải biết lập kế hoạch, và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra - Đồ dùng đồ chơi phải phong phú, phù hợp với cô và trẻ, phù hợp chủ đề để rèn kỹ năng cho trẻ - Giáo viên cần nắm rõ các hình thức tổ chức của từng trò chơi, và nắm được cách chơi, luật chơi cho đúng - Xây dựng môi trường rộng, sạch, và hấp dẫn đối với tất cả các trẻ - Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các trò chơi dân gian một cách phù hợp trong các hoạt động 21 - Hình thức tổ chức phải linh hoạt Tận dụng các nguyên liệu mở để tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ - Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với các trò chơi dân gian để trẻ ghi nhớ cách chơi cũng như luật chơi một các chính xác 5 Kết luận Trò chơi dân gian gắn với đời sống sinh hoạt và sản suất của người nông dân, những thú vui lành mạnh không chỉ là phương tiện thư giãn, giải trí bổ ích sau những giờ học căng thẳng, mà còn rèn luyện sức khoẻ, tạo phản ứng nhanh nhạy, khéo léo trong sinh hoạt hằng ngày Với nhiệm vụ là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 tuổi Một số biện pháp hữu ích trong việc sưu tầm, lựa chọn và lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi và đã đạt được một số kết quả nhất định (Như ở phần kết quả đã nêu) Tôi mong rằng qua sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp được chị em đồng nghiệp một số tư liệu để tổ chức có hiệu quả các trò chơi dân gian cho trẻ và để giúp bản thân tôi được nâng cao tay nghề, giúp giáo viên ngày càng thực hiện tốt mục đích yêu cầu mà kế hoạch năm học đã đề ra Đà lạt, ngày 15 tháng 4 năm 2016 Người viết Trần Bảo Thy Hội Đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm Non 12 …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… 22 …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… PHỤ LỤC HOẠT ĐỘNG HỌC Đề tài : *VĐCB: Ném trúng đích nằm ngang *TCVĐ: Kéo co I Mục đích: - Trẻ biết ném trúng đích nằm ngang 23 - Rèn kỹ năng phát triển cơ tay và sự nhanh nhẹn cho trẻ - Góp phần giúp trẻ chăm tập thể dục, giúp cho cơ thể khỏe mạnh II Chuẩn bị * Cô: - Sân bài sạch sẽ - Phấn - Mũ cho trẻ - 1 sợi dây thừng * Cháu: - Áo quần gọn gàng III.Tổ chức hoạt động : Hoạt động 1: Khởi động - Cô mở nhạc trẻ vỗ tay đi vòng tròn kết hợp đi kiễng gót mũi bàn chân, sau đó chạy về 3 hàng ngang khởi động Hoạt động 2: Trọng động * Bài tập phát triển chung: Nhấn mạnh động tác chân, bật - Tập 4 lần 2 nhịp * Tay: Tay đưa ngang gập sau gáy ( 2l x 8n) - TTCB: Đứng thẳng tay dọc thân - TH: N1,3: Đứng chân trái sang bên, hai tay đưa sang ngang N2: Hai tay gập sau gáy N4: về TTCB N5,,6,7,8: tương tự đổi chân => Hát” “Bầu và bí”chuyển về 2 hàng ngang đối diện * Vận động cơ bản: Ném trúng đích nằm ngang - Cô giới thiệu tên vận động.Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang, cách nhau khoảng 3m, đích là vòng tròn vẽ( đặt)ở giữa hai hàng Cho từng nhóm hoặc hàng ném, mỗi lần ném 2-> 3 túi cát( bóng) - Cô làm mẫu lần 1.- Cô làm mẫu lần 2 Kết hợp phân tích động tác.:- Mời 2 bạn lên làm mẫu.- Cả lớp lần lượt thực hiện - Cô cho 2 tổ thi đua => Cá nhân thi đua.,- Cô chú ý sửa sai 24 * Trò chơi vận động “ Kéo co” - Cô giải thích luật chơi: Cho 2 đội có số người bằng nhau cầm sợi dây thừng , khi nghe hiệu lệnh của cô hai đội kéo sợi dâ, ở giữa sợi day có coat giải nơ, nếu dải nơ nghiêng về đội nào, đội đó chiến thắng - Cho cháu chơi 2-3 lần Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Trò chơi: uống nước chanh - Cháu hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Đề tài QS: Vườn rau TCDG : Trồng nụ, trồng hoa I Mục đích : - Cháu chú ý quan sát vườn rau - Rèn kỹ năng quan sát, tư duy để nói về vườn rau - Cháu hứng thú khi chơi trò chơi TCDG : Chồng nụ, chồng hoa - Góp phần giúp trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây 25 II Chuẩn bị - Máy Cattset bài “Bầu và bí ” - Vườn rau của trường III Tổ chức hoạt động : - Hát :” Bầu và bí” -Trò chuyện về bài hát dẫn vào cùng trẻ quan sát vườn rau * Cô đặt câu hỏi gợi ý cho trẻ trả lời: - Rau được trồng ở đâu? - Rau lớn lên nhờ gì ? ( Đất, nước, ánh sáng mặt trời) - Chúng ta phải làm gì để rau phát triển tưoi tốt? -> Cháu nhận xét -> Cô nhận xét ,giáo dục cháu phải biết chăm sóc và bảo vệ rau * TCDG : Chồng nụ, chồng hoa - Cô hướng dẫn cháu chơi - Cô mời mỗi nhóm chơi gồm 3 bạn - Hai bạn ngồi chồng chân và các nắm tay cho trẻ khác nhảy qua sao cho không đụng là thắng - Cho cháu chơi nhiều lần HOẠT ĐỘNG CHIỀU Đề tài : TCDG : Dệt vải I Mục đích : - Cháu chơi trò chơi đúng luật - Tham gia chơi hứng thú - Góp phần giúp trẻ biết ơn những người dệt vải II Chuẩn bị - Lớp học sạch sẽ, gọn gang 26 III Tổ chức hoạt động : - Sau khi cháu ngủ dậy cô cho cháu vận động nhẹ để tinh thần thoải mái - Hát : “Cháu yêu cô chú công nhân “ -Trò chuyện về bài hát dẫn vào cho cháu kể công việc của cô chú công nhân - Cô giới thiệu trò chơi dệt vải: Cho trẻ đứng thành từng đôi một,quay mặt vào nhau, bàn tay phaỉ của bạn này áp vào bàn tay trái của bạn kia Khi chơi đẩy tay phía này ra thì tay phía kia lại theo nhịp với từng tiếng của lời hát “ Zích zắc zích zắc Khung cửi mắc vô Xâu go từng sợi Chân mẹ đạp vội Chân mẹ đạp vàng Mặt vải mịn màng Gánh ì gánh nặng Đến mai trời nắng Đem ra mà phơi Đến mai trời đẹp Đem ra may áo Zích zắc zích zắc” 27 TRÒ CHƠI: “CHỒNG NỤ, CHỒNG HOA” TRÒ CHƠI: “CƯỚP CỜ” TRÒ CHƠI “RỒNG RẮN LÊN MÂY” 28 TRÒ CHƠI: “LÙA VỊT” TRÒ CHƠI: “Ô ĂN QUAN” 29 TRÒ CHƠI: “MÈO ĐUỔI CHUỘT” 30 ... "Tăng cường lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động cho trẻ mẫu giáo – tuổi trường Mầm non 12 thành phố Đà Lạt? ?? tơi tổ chức số trị chơi dân gian mang tính hiệu cao, thu hút tập trung ý trẻ kích... chơi dân gian việc làm cần thiết" Tuy nhiên khơng phải trị chơi dân gian tổ chức cho trẻ chơi được, thân sưu tầm, lựa chọn số trò chơi phù hợp với trẻ mẫu giáo 5- tuổi lồng ghép trò chơi dân gian. .. nghiệm Qua việc sưu tầm, lựa chọn lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động cho trẻ mẫu giáo – tuổi tạm rút số kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải thường xun tìm tịi, sưu tầm trò chơi dân gian qua bạn

Ngày đăng: 27/10/2017, 23:38

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Khảo sát lần 1 (Trước khi áp dụng giải pháp)      Nội dung - SKKN Sưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà Lạt

Bảng 1.

Khảo sát lần 1 (Trước khi áp dụng giải pháp) Nội dung Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 2: Khảo sát lần 2 (Sau khi áp dụng giải pháp)      Nội dung - SKKN Sưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà Lạt

Bảng 2.

Khảo sát lần 2 (Sau khi áp dụng giải pháp) Nội dung Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 3: So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp - SKKN Sưu tầm, lựa chọn, lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non 12 thành phố Đà Lạt

Bảng 3.

So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp Xem tại trang 18 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan