SKKN day TDN

18 1.6K 12
SKKN day TDN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2005 - 2006 A. PHẦN GIỚI THIỆU - Tên sáng kiến kinh nghiệm : PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ VÀ HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC - Đơn vò : Tổ Văn Thể Mỹ – Trường THCS Lê Anh Xuân - Đối tượng : Học sinh Trung Học Cơ Sở B. NỘI DUNG I. LỜI MỞ ĐẦU II. ĐẶT VẤN ĐỀ III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. CÁCH NHỚ TÊN NỐT 1. Sử dụng tập chép nhạc 2. Tập làm quen cách nhìn nguyên văn bài hát (cả lời lẫn nốt) 3. Đọc tên nốt bài hát yêu thích B. PHƯƠNG PHÁP DẠY CỦA GV 1. Tổ chức học theo nhóm 2. Phát triển tai nghe của HS C. MINH HỌA IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM GV: Trần Thò Bạch Yến Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2005 - 2006 LỜI MỞ ĐẦU ó thể nói, Âm nhạc là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Việc học Âm nhạc đã khó, việc dạy Âm nhạc còn khó hơn. Ở trường THCS, học sinh được học Âm nhạc không phải để trở thành những người hát hay, đàn giỏi. Nhưng Âm nhạc sẽ giúp học sinh cân bằng nội dung học tập, tạo không khí hăng say trong học tập . C Xuất phát từ mục tiêu giáo dục nhằm đào tạo con người mới có ý thức học tập tự giác, có tri thức cơ bản vững chắc, biết tư duy khoa học và có óc thẩm mỹ góp phần tích cực hoàn thiện con người mới, để hướng con người tới Chân – Thiện – Mó. Bộ môn Âm nhạc phải được coi như là một môn văn hóa bắt buộc, tất cả học sinh đều cần được học và phải học để có một trình độ văn hóa âm nhạc phổ thông trong nền học vấn chung của cấp THCS. Nắm vững tư tưởng chỉ đạo để xây dựng môn m nhạc trường THCS, coi trọng thực hành, nhất là ở phân môn học hát; giảm nhẹ tính kinh viện, hàn lâm ở phân môn nhạc lí, tập đọc nhạc; chú ý việc cho nghe nhạc ở phân môn Âm nhạc thường thức để xây dựng và nâng cao thẩm mó âm nhạc cho học sinh. Như đã nói ở trên, dạy Âm nhạc ở trường phổ thông có những đặc điểm khác với dạy Âm nhạc ở trường chuyên môn. Đối tượng của giáo viên chính là toàn bộ học sinh, bất kể có năng khiếu hay không có năng khiếu. Chính vì thế, phương pháp dạy nhạc ở trường THCS sẽ có kiểu cách riêng. Nếu không biết phối hợp bài học với trình độ của học sinh, cũng như sở thích học nhạc của học sinh, với sự thích thú tìm tòi, với sự phối hợp giữa các em học yếu và các em học tốt, tiết học âm nhạc có thể sẽ thất bại Điều này đặt ra trong tôi nhiều câu hỏi: Làm sao có thể vừa kết hợp những tinh hoa của phương pháp dạy học truyền thống vừa kết hợp với phương pháp dạy học mới, để có thể luôn luôn dạy tốt môn Âm nhạc? Không những thế, làm thế nào để biết tận dụng tối đa những phương tiện dạy học đa dạng, các phương pháp dạy và học để đạt được kết quả tối ưu trong dạy học? Và làm sao cho các học sinh đều thực sự yêu thích môn âm nhạc để cho âm nhạc thực sự trở thành người bạn thân thiết của các em, một nhu cầu thiết yếu, một món ăn tinh thần song hành với lứa tuổi các em? GV: Trần Thò Bạch Yến Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2005 - 2006 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình dạy Nhạc ở THCS có 3 phân môn:  Học hát  Nhạc lý – Tập đọc nhạc  Âm nhạc thường thức Vì là một môn nghệ thuật nên phần đông học sinh rất có hứng thú học môn Âm nhạc. Nhưng không hẳn thế, cũng còn có một số học sinh lại xem môn Âm nhạc là “cực hình”, nhất là giờ học Tập đọc nhạc và nhạc lý. Tại sao học sinh lại không thích học Tập đọc nhạc? Theo tôi, có rất nhiều lý do: Có thể do học sinh không có năng khiếu, chưa biết cách học nhạc, không có sở thích học âm nhạc, hoặc do giáo viên dạy không đúng phương pháp làm cho học sinh khó hiểu . Phân môn Tập đọc nhạc ở THCS là phân môn tổng hợp các kiến thức về âm nhạc. Học sinh cần phải giải mã những ký hiệu âm nhạc đã được học trong phần nhạc lý và ứng dụng chúng vào bài tập đọc nhạc. Để giải quyết dễ dàng các bài tập đọc nhạc, học sinh cần phải đọc nhuần nhuyễn các tên nốt (cao độ). Tuy nhiên, thực tế một số học sinh vẫn chưa đọc được tên nốt một cách nhanh và chính xác. Điều này sẽ làm cho học sinh không hứng thú với việc đọc nhạc, các em chỉ thích hát lời ca. Làm thế nào để học sinh có thể nhớ tên nốt nhanh và đọc được chính xác nốt của một bản nhạc? Qua hơn 3 năm giảng dạy môn âm nhạc, tôi có một số ý kiến về phương pháp giúp học sinh nhớ nhanh và chính xác các tên nốt trong âm nhạc, cũng như một số phương pháp của Giáo viên sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn khi học tập đọc nhạc. Tôi đã áp dụng nhiều lần và đạt kết quả khả quan. Và đây cũng là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ VÀ HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC GV: Trần Thò Bạch Yến Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2005 - 2006 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ối với phân môn học hát, học sinh đòi hỏi phải có chất giọng, có năng khiếu mới thể hiện tốt các bài hát. Còn yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc là: Học sinh chỉ cần đọc đúng tên nốt, đúng giai điệu của bài tập đọc nhạc kết hợp với gõ đệm. Công việc này dễ dàng đối với một học sinh trung bình. Tuy nhiên, điều cần thiết đầu tiên cho việc đọc tập đọc nhạc đó chính là đọc tên nốt Đ A. CÁCH NHỚ TÊN NỐT: Khi học một từ mới trong Tiếng Anh, học sinh phải ôn luyện, phải sử dụng thường xuyên thì mới có thể nhớ lâu được. Âm nhạc cũng chính là một ngôn ngữ, học sinh cũng phải biết ôn luyện thì việc giải mã các ngôn ngữ âm nhạc sẽ không còn khó khăn. Không những thế, với môn Tiếng Anh, học sinh có biết bao nhiêu từ vựng học sinh phải nhớ. Còn âm nhạc, học sinh chỉ cần nhớ 7 tên nốt xoay quanh các cao độ khác nhau: Thực tế, không phải học sinh học một lúc tất cả các tên nốt trên, mà học dần dần và đều được ôn luyện qua các bài TĐN tiếp theo:  Lớp 6: Học sinh làm quen với 8 tên nốt chính ( TĐN số 1, 2, 3) Học thêm vò trí nốt Sì (TĐN số 4) Học thêm vò trí nốt Sòn ( TĐN số 10)  Lớp 7: Học thêm vò trí nốt Là (TĐN số 2, 3) Học thêm vò trí các nốt cao Rế, Mí, Phá (TĐN số 4)  Các bài TĐN còn lại của khối 7, 8, 9 đều xoay quanh vò trí các nốt nhạc trên Vì thế, việc nhớ tên nốt không quá khó đối với học sinh. Vậy phải làm sao để học sinh có thể nhớ được các tên nốt trên? Dưới đây tôi xin trình bày một số giải pháp: 1. Sử dụng tập chép nhạc: Tập chép nhạc cuốn tập kẻ sẵn các khuông nhạc, học sinh chỉ cần ghi nốt lên khuông nhạc mà thôi. Có tập chép nhạc, học sinh sẽ ghi tất cả các bài tập đọc nhạc vào cuốn tập chép nhạc. Thói quen của học sinh là ghi tên nốt vào Sách Giáo Khoa, để tránh trường hợp này, giáo viên sẽ nhắc nhở học sinh ghi tên nốt của từng GV: Trần Thò Bạch Yến Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2005 - 2006 nốt nhạc ở phía dưới các nốt nhạc trong tập chép nhạc. Học sinh sẽ chép trước 3 – 5 lần bài tập đọc nhạc sẽ được học trong tiết học tiếp theo. Việc sử dụng tập chép nhạc sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên và học sinh: • Đối với học sinh: Giúp học sinh - Không phải kẻ khuông nhạc mỗi khi cần ghi nốt nhạc - Rèn luyện cách ghi nốt nhạc - Dễ nhớ và nhớ lâu tên nốt vì ghi chép lại là cách nhớ lâu nhất - Hình dung được cao độ của mỗi nốt nhạc nhờ vào vò trí cao thấp của từng nốt trên khuông - Biết và đọc trước tên nốt của bài TĐN sắp học • Đối với giáo viên: Giúp giáo viên ít tốn thời gian trong việc cho học sinh đọc tên nốt, dành thời gian cho việc gõ đệm và đọc tiết tấu, giai điệu. 2. Tập làm quen cách nhìn nguyên văn bài hát (cả lời lẫn nốt) Trước khi học âm nhạc, học sinh chỉ thường quan tâm đến lời ca của một bài hát. Nhưng khi đã được học âm nhạc, học sinh sẽ phải nhìn và hiểu được nguyên văn một bài nhạc (có cả lời ca lẫn nốt nhạc). Việc này sẽ giúp học sinh tiếp xúc nhiều với các nốt nhạc, quen dần với các nốt nhạc và cũng sẽ kích thích việc đọc tên nốt nơi học sinh 3. Đọc tên nốt bài hát yêu thích hoặc các bài hát trong chương trình: Một bài học trong chương trình Âm nhạc bao gồm cả 3 phân môn và dạy trong 3 tiết, mà chỉ có một tiết dạy tập đọc nhạc. Như thế, những tiết còn lại học sinh không được đọc nốt. Việc không được luyện tập thường xuyên này sẽ làm cho GV: Trần Thò Bạch Yến Trang 5  Lưu ý : Khi cho học sinh sử dụng tập chép nhạc, giáo viên phải kiểm tra việc thực hiện của học sinh. Cũng có nhiều cách để giáo viên biết được học sinh có sử dụng tập chép nhạc hay không: - Dành ít phút vào đầu giờ để kiểm tra - Cho từng nhóm học sinh kiểm tra lẫn nhau - Trong lúc dạy bài TĐN, giáo viên gọi một số học sinh đọc tên nốt Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2005 - 2006 các em quên dần các tên nốt. Vì thế, khi tập hát, thay vì chỉ hát lời ca, giáo viên nên cho học sinh đọc qua tên nốt của bài hát từ 1 đến 2 lần. B. PHƯƠNG PHÁP DẠY CỦA GV: Một trong những lý do làm cho học sinh ngán ngẫm và không còn hứng thú trong giờ tập đọc nhạc, đó là do phương pháp giảng dạy của giáo viên. Giáo viên đứng lớp cũng là cả một nghệ thuật. Tôi sẽ trình bày một số phương pháp giúp học sinh hứng thú hơn với giờ học tập đọc nhạc 1. Tổ chức học theo nhóm: Trong giờ học nhạc, giáo viên nên tổ chức cho học sinh sinh hoạt theo từng nhóm nhỏ (từ 4 – 6 em). Thảo luận nhóm là một phương pháp mới trong kỹ thuật dạy học. Phương pháp này sẽ làm cho từng thanh viên quen dần với sự phân công, hợp tác để hoàn thành công việc. Riêng đối với giờ học nhạc, việc thảo luận nhóm cũng có những lợi ích riêng: • Giúp những học sinh yếu, không có năng khiếu vẫn đọc được bài tập đọc nhạc Ví dụ: Với 1 bài tập đọc nhạc, sau khi đọc tên nốt, tới phần nghe giai điệu, GV sẽ đàn giai điệu từng câu 3 lần - Lần 1: HS lắng nghe - Lần 2: HS đọc nhẩm theo giai điệu - Lần 3: Các bạn đọc tốt trong nhóm sẽ đọc mẫu cho cả nhóm và tập cho các bạn học sinh yếu đọc Sau 1 phút, giáo viên sẽ gọi một nhóm trình bày cho cả lớp nghe câu nhạc đó và cả lớp cùng đọc lại câu nhạc • Rút ngắn thời gian trong công việc nhận xét bài TĐN Ví dụ: Khi nhận xét bài TĐN, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi, từng nhóm học sinh thảo luận trong 2 phút và viết câu trả lời vào bảng thảo luận - Bài TĐN được viết ở nhòp mấy? Được chia làm mấy câu? Mỗi câu có điểm nào giống hoặc khác nhau? - Có những hình nốt nào trong bài? Có những hình tên nốt nào trong bài? - Tiết tấu chính trong bài là gì? GV: Trần Thò Bạch Yến Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2005 - 2006 - Ngoài ra, bài TĐN còn có các ký hiệu âm nhạc nào khác?  Ghi chú : Giáo viên cần phải linh động thay đổi nhiều cách thức thảo luận nhóm để tránh nhàm chán nơi học sinh Ví dụ: - GV viết câu hỏi lên bảng, HS thảo luận theo nhóm, sau 2 – 3 phút, ghi câu trả lời vào bảng thảo luận - GV viết câu hỏi lên bảng phụ, giao về cho mỗi nhóm một số câu trả lời, các nhóm sẽ thảo luận, sau 2 – 3 phút, chọn câu trả lời đúng và lên dán trên bảng phụ - Mỗi nhóm có thể đặt các câu hỏi để cho nhóm khác trả lời - Giáo viên ghi câu hỏi lên bảng phụ, các nhóm thảo luận, sau 2 – 3 phút, mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng, trình bày và giải thích cụ thể 2. Phát triển các kỹ năng âm nhạc: Âm nhạc là một môn nghệ thuật, trong tiết học âm nhạc, học sinh được rèn luyện một số kỹ năng như: Quan sát, tai nghe, các cách gõ đệm (mắt nhìn bảng, tai nghe đàn, tay gõ đệm, miệng đọc nốt) Tất cả các giác quan đều được sử GV: Trần Thò Bạch Yến Trang 7  Lưu ý: Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần phải chú ý một số vấn đề sau: - Giáo viên phải quản lý lớp tốt khi học sinh thảo luận: quan sát, hướng dẫn và tránh gây mất trật tự trong lớp học - Giáo viên phải là người chốt lại các câu trả lời sau khi các nhóm trình bày - Không để thời gian thảo luận quá lâu hay quá nhanh - Khuyến khích những cá nhân hay nhóm có kết quả tốt - Để tránh trường hợp chỉ có một học sinh trong nhóm trình bày hoài, Giáo viên hướng dẫn các nhóm phân công cho mỗi thành viên trả lời một câu hỏi, nhóm trưởng là người tổng kết lại và truyền đạt cho tất cả các thành viên trong nhóm hiểu vấn đề. Khi đó, giáo viên có thể gọi bất kỳ học sinh nào trong nhóm trình bày cũng đều được. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2005 - 2006 dụng triệt để. Ở đây, tôi xin giới thiệu một số cách rèn luyện kỹ năng âm nhạc trong phân môn tập đọc nhạc: a. Kỹ năng quan sát: Đa số học sinh khi đọc tập đọc nhạc, đều nhìn vào Sách giáo khoa, vì các em ghi sẵn tên nốt trong đó. Để tránh tình trạng này, giáo viên nên cho học sinh đóng hết tập vở và chỉ tập trung nhìn lên bài tập đọc nhạc có sẵn trên bảng, và trong suốt quá trình tập đọc nhạc, học sinh không được mở tập vở ra. Để làm được điều này, giáo viên cần phải chuẩn bò bảng phụ viết sẵn bài tập đọc nhạc.  Ghi chú : Bài tập đọc nhạc phải to rõ, sao cho cả lớp đều có thể nhìn thấy. Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu để hỗ trợ hoặc in bài tập đọc nhạc trên giấy A 0 Phần quan sát sẽ rất có lợi khi học sinh nhận xét bài tập đọc nhạc, điều này sẽ giúp học sinh: - Biết cách đọc bài tập đọc nhạc theo thứ tự trong bài - Nhớ được các tên nốt bằng cách nhìn trực tiếp các nốt nhạc (không phải tên nốt) - Chú ý các ký hiệu trong bài tập đọc nhạc - Chú ý đến bài học, không lo ra làm chuyện riêng b. Kỹ năng nghe: Đây là kỹ năng không thể thiếu trong âm nhạc. Không có tai nghe, học sinh rất khó hát đúng được cao độ, trường độ của bài tập đọc nhạc. Tuy nhiên, kỹ năng này cần phải được rèn luyện nhiều. Ở các lớp phổ thông, để rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh, giáo viên sẽ phải luyện tập thường xuyên trong các giờ học hát và tập đọc nhạc. Đối với giờ tập đọc nhạc, giáo viên có thể thực hiện các cách sau: • Kết hợp đọc tên nốt và cao độ - Giáo viên có thể cho học sinh đọc kết hợp đọc tên nốt và cao độ. Khi học sinh đọc, giáo viên đàn cao độ để làm chỗ dựa cho học sinh. - Nếu học sinh đọc sai (cao độ hay tên nốt), giáo viên phải dừng lại sửa sai ngay cho học sinh, sau đó mới cho học sinh tiếp tục đọc các câu còn lại GV: Trần Thò Bạch Yến Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2005 - 2006 - Có thể cho học sinh đọc lại toàn bộ bài tập đọc nhạc tùy theo trình độ của học sinh • Kết hợp tên nốt, cao độ và tiết tấu (hoàn chỉnh một câu nhạc) - Đàn giai điệu từng câu từ 3 – 4 lần cho học sinh nghe  Lần 1: GV đàn đúng tốc độ, có thể hơi nhanh  Lần 2: GV đàn chậm rõ từng nốt theo đúng giai điệu  Lần 3: GV đàn giống lần 2 nhưng nhanh hơn một chút  Lần 4: Đây là lần đàn thêm nếu học sinh chưa đọc được câu nhạc, GV nên đàn chậm lại - Sau khi nghe, học sinh đọc lại hoàn chỉnh câu nhạc Khi áp dụng các phương pháp này, Giáo viên sẽ có những lợi ích sau: - Phát triển tai nghe nhạc của học sinh - Giúp học sinh lắng nghe và đọc lại những gì vừa được nghe kết hợp với tên nốt đã tập ở nhà - Học sinh sẽ biết cách đọc bài tập đọc nhạc mà không cần giáo viên phải đọc mẫu - Học sinh sẽ phải chú ý đến bài tập đọc nhạc, không làm chuyện riêng. Vì nếu không chú ý hoặc làm chuyện riêng, học sinh sẽ không đọc được bài GV: Trần Thò Bạch Yến Trang 9  Lưu ý: - Để giờ học hứng thú, giáo viên có thể kết hợp việc học theo nhóm vào phần này. - Có thể thi đua theo từng nhóm, nhóm nào xung phong đọc chính xác trước tiên sẽ được điểm cộng - Giáo viên phải kiểm tra khả năng đọc tên nốt của học sinh khi sử dụng phương pháp này. Nếu không, học sinh sẽ không đọc được mặc dù nghe rất tốt - Giáo viên cần có kỹ năng sử dụng đàn tốt, tránh đàn sai cao độ và tiết tấu Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2005 - 2006 c. Kỹ năng gõ đệm: Đây cũng là một kỹ năng quan trọng trong âm nhạc. Đa số các giáo viên quên, không cho học sinh thực hiện kỹ năng này. Giáo viên phải phân biệt cho học sinh biết có 3 cách gõ đệm và rèn luyện cho học sinh thường xuyên: - Gõ đệm theo nhòp - Gõ đệm theo phách - Gõ đệm theo tiết tấu Đối với những bài tập đọc nhạc, việc gõ đệm theo phách là dùng thường xuyên nhất, hai cách gõ đệm còn lại thường dùng trong phân môn học hát Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp học sinh: - Giữ vững nhòp phách, khi đọc không cần đàn, học sinh vẫn không bò cuốn nhòp hoặc lơi nhòp. - Ý thức được tầm quan trọng của tiết tấu trong bài tập đọc nhạc - Có thể phân biệt các loại tiết tấu khác nhau Cách thực hiện: - Khi giáo viên đàn giai điệu từng câu, giáo viên nên kết hợp thêm phần gõ phách (tay phải đàn, tay trái gõ phách) - Học sinh sẽ phải thể hiện câu nhạc bằng cách đọc tên nốt đúng cao độ, tiết tấu kết hợp với gõ phách - Mỗi khi học sinh đọc bài tập đọc nhạc, giáo viên phải luôn nhắc nhở học sinh gõ phách. Điều này sẽ giúp học sinh phát triển thành thói quen gõ phách mỗi khi đọc nhạc GV: Trần Thò Bạch Yến Trang 10  Lưu ý: - Giáo viên phải bao quát lớp, chú ý cách gõ phách của học sinh, tránh trường hợp học sinh lợi dụng gây mất trật tự trong giờ học - Đối với những lớp hiếu động, giáo viên có thể cho học sinh gõ hai ngón tay vào nhau - Có thể thay đổi nhiều cách gõ đệm khác nhau như: Vỗ tay, gõ bàn, vỗ tay hụt, vỗ chụm hai bàn tay với nhau . Chủ yếu, giáo viên phân biệt cho học sinh hiểu được phách mạnh nhẹ của nhòp [...]... đọc nhạc nói riêng Cuối cùng, nếu có cơ hội, tôi cũng mong được sự đóng góp ý kiến và thảo luận của cấp trên và tất cả các bạn đồng nghiệp, để cách làm của tôi đạt hiệu quả cao hơn nữa C PHẦN ĐÁNH GIÁ SKKN  NHẬN XÉT CỦA TỔ Tổ trưởng  Nhận xét của thủ trưởng đơn vò: Ban Giám . đồng nghiệp, để cách làm của tôi đạt hiệu quả cao hơn nữa. C. PHẦN ĐÁNH GIÁ SKKN  NHẬN XÉT CỦA TỔ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ngày đăng: 20/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan