meo hoc tieng anh

9 368 1
meo hoc tieng anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

10 mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng tốt hơn 1 Hãy học những từ có liên quan đến nhau Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau. 2. Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy. 3. Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng. 4. Sử dụng video Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó. 5. Thu một cuốn băng từ vựng Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác. 6. Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú. 7. Luyện tập từ mới khi viết luận Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy. 8. Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học. 9. Luyện tập từ mới khi nói Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này. 10. Hãy đọc nhiều Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có thể xây cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của những từ mới. Làm thế nào để đọc tài liệu Tiếng Anh hiệu quả? Làm thế nào để đọc tài liệu Tiếng Anh hiệu quả?Trong cuộc sống bạn phải đọc rất nhiều tài liệu bằng Tiếng Anh. Đôi khi bạn đọc xong một cuốn sách dày mà chẳng nhớ được gì ngoài những thông tin nhỏ nhặt và chi tiết. Vậy làm thế nào để trở thành một người đọc hiệu quả? Chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý giúp bạn nắm được thông tin trong quá trình đọc hiểu. 1. Xác định mục đích đọc.Một trong những thói quen rất phổ biến của nhiều người đọc là cứ mỗi khi cầm sách lên là họ đọc ngấu nghiến hết dòng này đến dòng khác, hết trang này đến trang khác. Kết quả là sau khi đọc họ quên hầu như toàn bộ nội dung thông tin mới được đọc.Để tránh thói quen này, bạn đọc cần phải xác định trước mục đích cụ thể hay lý do tại sao bạn lại đọc tài liệu đó. Tiếp đó bạn phải tìm xem bạn cần đọc phần tài liệu nào? Đôi khi bạn không nhất thiết phải đọc hết cả cuốn sách . Hãy chọn đọc các phần mục lục và phụ lục ở trang đầu và trang cuối của cuốn sách. Hãy chú ý đến các đề mục của từng chương có như vậy thì bạn mới nắm được nội dung của cuốn sách. 2. Đọc lướt để tìm ý chính của toàn bài.Khi đọc từng chương sách, bạn hãy cố gắng đọc qua phần đầu và phần cuối mỗi chương sách. Hãy đảo mắt nhìn các mục và tiểu mục trong từng chương bởi vì chúng cho bạn biết trình tự ý tưởng mà tác giả trình bày. Bằng cách này bạn cũng nắm được ý chính của từng chương, từ đó tìm được ý chính của toàn bộ cuốn sách.Sau khi đọc bạn phải tự hỏi mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung chính của bài. Để trả lời được thì bạn phải ghi lại các ý chính trong quá trình đọc. Hãy viết các ý chính này như một bản tóm tắt để bạn có thể xem lại sau đó. 3. Chia nhỏ để đọc nhằm làm tăng hiệu quả của hoạt động đọc. Đối với những cuốn sách dày bạn nên chia nhỏ ra để đọc. Bạn nên tự kiểm tra thông tin đã đọc trong sách sau khoảng 25 trang một. Điều này tưởng như thật phung phí thời gian vì bạn còn phải đọc rất nhiều nhưng trái lại hoạt động này lại vô cùng cần thiết vì nó giúp bạn nhớ lại những gì đã học và tránh bệnh “mơ hồ” - căn bệnh mà người đọc rất hay gặp phải khi đọc nhiều thông tin cùng một lúc. 4. Luyện tập thói quen đọc Tiếng Anh hàng ngàyBạn hãy rèn luyện kĩ năng đọc tài liệu Tiếng Anh hàng ngày. Có như vậy thì bạn mới có thể đọc nhanh mà vẫn nắm được thông tin. Hãy chọn những tài liệu có mức độ khó phù hợp với trình độ của bạn. Để duy trì được thói quen đọc Tiếng Anh hàng ngày bạn cũng nên chọn những tài liệu phù hợp với sở thích hay những đề tài mà bạn thực sự quan tâm. Luyện kĩ năng đọc Tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung là cả một quá trình. Vì vậy bạn hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày đọc tài liệu Tiếng Anh bạn nhé! Chúc các bạn học tập tiến bộ. Đâu là cách rèn luyện kỹ năng Nghe tốt??? Người học tiếng Anh luyện nghe bằng cách làm bài tập trong các sách luyện nghe. Tuy nhiên, các bài học trong sách thường không được cập nhật một cách thường xuyên, do vậy, người học không có nhiều cơ hội linh hội những kiến thức trong cuộc sống hiện đại. Tại sao các bạn không thử nghe tin tức trên thế giới bằng tiếng Anh nhỉ? Đây là một cách rất hữu hiệu để luyện tập nghe thực tế (Authentic listening). Các bạn có thể nghe trên đài, trên truyền hình, thậm chí qua mạng Internet. Trước khi click vào những website hữu ích cho luyện nghe tin tức sẽ được cung cấp dưới đây, có một số điều nhỏ các bạn cần nhớ: Hãy chắc rằng bạn đã nghe tin đó bằng tiếng Việt trước khi bạn bắt đầu luyện tập. Các kênh truyền thanh/ truyền hình/ báo chí của Việt Nam luôn cập nhật những tin tức thời sự nóng hổi trên thế giới rất mau chóng. Vì thế, hãy dành ra khoảng 10 phút vào buổi sáng cho mục thời sự thế gioi trên báo/ đài Việt Nam. Đây là một bước không nên bỏ qua vì việc nghe và hiểu bằng tiếng mẹ đẻ sẽ giúp các bạn tránh được sự chán nản, mất kiên nhẫn khi nghe tin tức tiếng Anh như “vịt nghe sấm”. Nếu có thể, hãy ghi ra vài ý chính của tin tu71c đó, bao gồm cả tên riêng của người và địa điểm. Đừng lo lắng về việc bạn có thể hiểu được bao nhiêu phần trăm tin tức ấy. Trước tiên,nghe lướt qua một vài lần, giống như thể bạn đang xem thời sự trên VTV1 vậy đó ha. Dừng và nghe lại càng nhiều lần càng tốt (nếu như bạn đang nghe trên Internet, hoặc nếu bạn có điều kiện để ghi lại tin đó vào một cuốn băng/ đĩa). Ghi tóm tắt (một hoặc hai câu) về tin tức đó. Ví dụ: Thị trường chứng khoán thế giới đang bất ổn- The world stock market is unstable. Nhớ rằng chỉ một hay hai câu nhưng bao hàm được nội dung của cả tin đó. Tự đặt ra một vài câu hỏi liên quan đến tin tức ấy. Sau đó nghe lại để tìm câu trả lời. Hãy ghi ra những từ mới mà bạn cho là hữu ích, tìm nghĩa tương ứng và ghi nhớ những từ mới đó. Cùng nghe với một người bạn cũng là một cách làm hay. Các bạn có thể giúp nhau bằng cách trao đổi với nhau những gì đã nghe và hiểu được (tất nhiên là bằng tiếng Anh. Khi bạn đã cảm thấy tự tin, cố gắng nghe tin tức tiếng Anh đó trong những giọng khác nhau- different accents. (Các bạn có thể nghe cùng một tin ở CNN, hay BBC, hoặc VOA). Chúc các bạn học nghe ngày càng tiến bộ và bắt kịp cuộc sống thời đại không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới! nhe hehehehehehehehe Những câu nói hàng ngày của người Mỹ 1. After you: Mời ngài trước. Là câu nói khách sáo, dùng khi ra/ vào cửa, lên xe, . 2. I just couldn’t help it. Tôi không kiềm chế được / Tôi không nhịn nổi . Câu nói hay ho này dùng trong những trường hợp nào? Ví dụ: I was deeply moved by the film and I cried and cried. I just couldn’t help it. 3. Don’t take it to heart. Đừng để bụng/ Đừng bận tâm Ví dụ: This test isn’t that important. Don’t take it to heart. 4. We’d better be off. Chúng ta nên đi thôi It’s getting late. We’d better be off . 5. Let’s face it. Hãy đối mặt đi / Cần đối mặt với hiện thực Thường cho thấy người nói không muốn né tránh khó khăn. Ví dụ: I know it’s a difficult situation. Let’s face it, OK? 6. Let’s get started. Bắt đầu làm thôi Nói khi khuyên bảo: Don’t just talk. Let’s get started. 7. I’m really dead. Tôi mệt chết đi được Nói ra cảm nhận của mình: After all that work, I’m really dead. 8. I’ve done my best. Tôi cố hết sức rồi 9. Is that so? Thật thế sao? / Thế á? Biểu thị sự kinh ngạc, nghi ngờ của người nghe 10. Don’t play games with me! Đừng có giỡn với tôi. 11. I don’t know for sure. Tôi cũng không chắc Stranger: Could you tell me how to get to the town hall? Tom: I don’t know for sure. Maybe you could ask the policeman over there. 12. I’m not going to kid you.Tôi đâu có đùa với anh Karin: You quit the job? You are kidding. Jack: I’m not going to kid you. I’m serious. 13. That’s something. Quá tốt rồi / Giỏi lắm A: I’m granted a full scholarship for this semester. B: Congratulations. That’s something. 14. Brilliant idea! Ý kiến hay! / Thông minh đấy! 15. Do you really mean it? Nói thật đấy à? Michael: Whenever you are short of money, just come to me. David: Do you really mean it? 16. You are a great help. Bạn đã giúp rất nhiều 17. I couldn’t be more sure. Tôi cũng không dám chắc 18. I am behind you. Tôi ủng hộ cậu A: Whatever decision you’re going to make, I am behind you. 19. I’m broke. Tôi không một xu dính túi 20. Mind you! Hãy chú ý! / Nghe nào! (Có thể chỉ dùng Mind.) Ví dụ: Mind you! He’s a very nice fellow though bad-tempered. + Về ngữ pháp: * người Mỹ: Do you have a problem? * người Anh: Have you got a problem? * người Mỹ : He just went home. * người Anh: He's just gone home., etc + Về từ vựng: * người Mỹ: truck(xe tải), cab(xe taxi), candy(kẹo), . * người Anh: lorry, taxi, sweet, . + Về chính tả: * người Mỹ: color(màu sắc),check(séc),center(trung tâm), . * người Anh: colour, cheque, centre, . 21. You can count on it. Yên tâm đi / Cứ tin như vậy đi A: Do you think he will come to my birthday party? B: You can count on it. 22. I never liked it anyway. Tôi chẳng bao giờ thích thứ này Khi bạn bè, đồng nghiệp làm hỏng cái gì của bạn, có thể dùng câu nói này để họ bớt lúng túng hay khó xử: Oh, don’t worry. I’m thinking of buying a new one. I never liked it anyway 23. That depends. Tuỳ tình hình thôi VD: I may go to the airport to meet her. But that depends. Congratulations.Chúc mừng 24. Thanks anyway. Dù sao cũng phải cảm ơn cậu Khi có người ra sức giúp đỡ mà lại không nên chuyện, có thể dùng câu này để cảm ơn 25. It’s a deal. Hẹn thế nhé Harry: Haven’t seen you for ages. Let’s have a get-together next week. Jenny: It’s a deal. 10 chỉ dẫn để học ngoại ngữ thành công Làm cách nào để bắt đầu học một ngoại ngữ (NN)? Những “kinh nghiệm” của người đi trước trong việc học một NN là gì? Liệu tôi có thể học một ngoại ngữ để giao tiếp lưu loát với người bản xứ không? Nếu bạn là người học NN lần đầu tiên, bạn nên biết rằng có nhiều điều ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Khi bạn hiểu một nội dung nào đó hoặc bắt đầu nắm được một NN nào đó, bạn cảm thấy rất say mê. Tuy nhiên, những cảm giác này cũng thường được tiếp nối theo sau là cảm giác không hài lòng và thiếu can đảm để học tiếp. Trong suốt khoảng thời gian bạn cảm thấy không hài lòng, bạn không nắm vững kiến thức và khó có khả năng hiểu và giao tiếp một cách hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp đã được kiểm chứng qua nghiên cứu và đã được thử nghiệm sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác không hài lòng và sẽ làm tăng khả năng thành công trong việc học NN của bạn. 1/ Thiết lập những ước muốn thực tế: Có cảm giác không thoải mái và e ngại trong lớp học NN là một điều hết sức tự nhiên. Hãy nhớ lại những cảm giác đầu tiên khi bạn ở trong những lớp học mà NN được dùng như những hình thức giao tiếp và hướng dẫn? Trong một khoá học NN, các tình huống giao tiếp được diễn ra như thực tế nhưng những chỉ dẫn về các tình huống đó mới là trọng tâm. Hiểu theo cách này thì một khoá học NN khác hơn so với hầu hết tất cả các khoá học khác mà bạn đã từng tham gia. Không nắm được vấn đề và mắc lỗi trong lớp học được coi là học tập không tích cực trong những khoá học khác – nhưng đây lại là một phần rất tự nhiên trong tiến trình học NN. Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ không hiểu mọi thứ. Sự thật là vào thời điểm bắt đầu, bạn sẽ không hiểu được gì mấy cả. Nhớ rằng trong suốt khoảng thời gian ban đầu, tai và tâm trí của bạn đang được điều chỉnh để thích nghi với âm thanh và âm điệu của ngôn ngữ. Dù bạn không hiểu tất cả những gì đã nói, bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của bạn vì sự nhạy bén về NN của mình. Hãy nhớ rằng học NN phải thông qua thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn. Trong những khoá học có thực hành như vậy, bạn sẽ có thể mắc lỗi…và bạn sẽ học hỏi được từ chính những lỗi đó. 2/ Chia thời gian học ra thành nhiều khoảng: Nghiên cứu cho thấy học NN thường xuyên, trong những khoảng thời gian ngắn hiệu quả hơn khi học không thường xuyên trong những khoảng thời gian kéo dài. Hãy cố gắng học mỗi ngày, vào bất cứ khi nào có thể và một vài lần trong ngày. Nghĩa là làm một số bài tập ở nhà mỗi ngày hơn là làm tất cả những bài tập được giao ở nhà vào buổi tối trước khi nó đến hạn nộp. Thêm vào đó, bạn có thể làm cùng một lúc được nhiều việc trong lúc tâm trí ‘nhàn rỗi’. Ví dụ như bạn có thể ôn lại từ vựng trong khi ăn sáng, đọc thuộc lòng bảng chữ cái trong khi tắm, đếm những bước chân của bạn trong khi đi bộ giữa những lớp học, nêu tên những điều mà bạn có thể, nói về mục tiêu học NN của bạn trên đường bạn đến trường, làm những tấm thẻ cầm tay ghi từ vựng trong những chuyến đi. Trong một ngày bạn có thể dành ra một ít phút cho thời gian thực hành NN. Nhắc lại các nội dung đã học sẽ giúp bạn thân thuộc với các nội dung đó một cách nhanh hơn, cho đến khi nó thực sự trở thành phản xạ. 3/ Học từ vựng một cách hiệu quả: Từ vựng là một phần thiết yếu nhất trong giao tiếp. Bạn càng biết nhiều từ thì bạn càng có thể nói và hiểu tốt hơn. Cách tốt nhất để học từ vựng là thông qua việc sử dụng những tấm thẻ ghi nhớ cầm tay mà chính bạn tự tạo ra. Mua những tấm thẻ kích cỡ bỏ túi (sao cho dễ dàng mang đi mọi nơi). Hãy viết những từ vựng lên mặt trước và định nghĩa tiếng Anh của nó lên mặt sau. Như thế bạn có thể học được nhiều thông tin hơn ở mỗi từ (chẳng hạn những hình thức số nhiều của danh từ, những phần về nguyên tắc chia động từ), bạn có thể thêm những thông tin này trên những tấm thẻ. Có rất nhiều cách mà bạn có thể sử dụng những tấm thẻ cầm tay giống như một công cụ học tập. Để giúp bạn học và nhớ được các loại từ, bạn có thể sử dụng những tấm thẻ có màu sắc, hoặc sử dụng mực có màu. Khi học, sắp xếp các từ theo các nhóm nghĩa phù hợp. Sắp xếp những tấm thẻ hoặc những nhóm thẻ để bạn có thể dùng những chồng thẻ theo trật tự khác nhau. Những tấm thẻ học từ vựng nhanh như vậy rất có lợi. Hãy tận dụng ưu điểm đó. 4/ Thực hành từ vựng một cách chủ động: Bất cứ khi nào có thể, hãy tập giao tiếp bằng NN hơn là chỉ học thuộc lòng nó. Đọc những từ vựng vang to ra ngoài, đọc rành mạch những đoạn văn nhỏ trong một bài văn, thực hiện những hoạt động phát âm bằng miệng, không phải đọc thầm. Viết ra những câu trả lời cho những hoạt động đó hơn là lướt qua các từ đó trong đầu bạn. Đọc lớn toàn bộ các câu trong một hoạt động hơn là chỉ đọc phần điền vào câu trả lời. Chuyển những từ vựng từ tâm trí bạn sang miệng bạn là một kỹ năng đòi hỏi một sự nỗ lực to lớn trong việc thực hành. 5/ Làm bài tập về nhà một cách chu đáo: Trong những khoá học về đàm thoại, nội dung của khoá học không tập trung nhiều vào ngữ pháp. Nên làm bài tập ở nhà cung cấp cho bạn cơ hội vàng để thực hành ngữ pháp một cách thận trọng. Khi thực hành các bài tập ở nhà, bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian. Hãy tham khảo những từ vựng và nguyên tắc ngữ pháp mà bạn không biết. Hãy tham khảo những nguồn tài liệu sẵn có khác đối với bạn. Hãy đọc những phản hồi, những chỉ dẫn cho bài tập ở nhà và đọc những câu hỏi một cách rõ ràng nếu cần thiết. Tận dụng tối đa lợi ích việc làm bài tập ở nhà của bạn đối với việc học NN của bạn. 6/ Hình thành những nhóm học tập: Gặp gỡ các bạn học cùng lớp một cách thường xuyên để cùng nhau thực hiện các công việc được giao ở nhà, để học từ vựng, chuẩn bị bài kiểm tra, hay thực hành nói NN. Khi học NN, mọi người đều có những điểm mạnh, yếu riêng của mình. Việc học cùng với những người khác giúp giảm những lỗ hổng kiến thức và mang đến cho bạn những cơ hội để thảo luận một cách tích cực về những nội dung và tài liệu trong lớp học, do đó, những cơ hội như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ được các từ vựng. Bạn sẽ học được những kiến thức và khả năng của các bạn cùng lớp cũng như họ cũng sẽ học được từ bạn. 7/ Xác định phong cách học tập của bạn: Mỗi người phải có phong cách học tập của riêng mình và mỗi người học với một tốc độ khác nhau. Đừng mất tinh thần nếu như trong lớp có một ai đó tiến bộ một cách nhanh chóng hơn cả bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn đã có một sở trường riêng về ngữ pháp nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói. Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng bạn hiểu hoàn toàn mọi thứ trong lớp học nhưng khi đến phần bài tập được giao ở nhà thì bạn lại cảm thấy khó khăn. Cố gắng để nhận ra những điểm mạnh của chính bạn, để từ đó có thể giúp cho bạn trong tiến trình học tập. Tại thời điểm thời gian như nhau, hãy cố gắng để nhận ra những rào cản trong việc học tập của bạn và tạo ra nỗ lực để vượt qua những điều đó. Chẳng hạn như, nếu bạn luôn có xu hướng im lặng trong các lớp học và thường thu mình trong những lúc thực hành, hãy ngồi ở hàng ghế đầu, chính giữa lớp học. 8/ Tối đa hoá khả năng ngôn ngữ của bạn: Nếu như mục tiêu cơ bản của bạn là thành thạo NN, hãy sử dụng ngoại ngữ đó để giao tiếp càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bắt đầu việc giao tiếp đơn giản với các bạn học. Bạn có thể tham gia vào giờ đàm thoại tuỳ theo hình thức nào phù hợp. Thuê một bộ phim dùng NN mà bạn đang nhắm tới hoặc nghe trực tuyến một băng video hay âm thanh chuẩn xác. Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ không hiểu được tất cả mọi thứ và bạn có thể không hiểu được nhiều thứ ở ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này sẽ làm cho bạn trở nên quen thuộc một cách nhanh chóng với các âm thanh, âm điệu và ngữ điệu của ngôn ngữ. Tăng khả năng của bạn và thực hành một cách tích cực sẽ giúp cho bạn phát triển những kỹ năng một cách nhanh chóng hơn. 9/ Sử dụng thời gian có mục tiêu: Sử dụng thời gian bạn có trên lớp mỗi tuần để thực hành những kỹ năng ngoại ngữ của bạn. Nếu như bạn kết thúc một hoạt động với bạn cùng lớp sớm, sử dụng thời gian còn lại để cố gắng tích luỹ thêm kiến thức bằng chủ đề có liên quan hoặc làm những bài tập viết ở nhà hoặc học từ vựng định kỳ hàng tuần. Cố gắng làm những bài viết ở nhà hàng tuần hay tìm hiểu một số địa điểm văn hoá bằng NN. Hãy sử dụng thời gian một cách hiệu quả cho việc học NN của bạn. 10/ Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn: Hãy nhận trách nhiệm đối với việc học tập của bạn. Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn về bất cứ vấn đề gì có liên quan đến việc học của bạn hay những khó khăn cụ thể mà bạn đang gặp phải liên quan đến tài liệu học tập. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn thấy cần. 10 lời khuyên để nói và viết tiếng Anh “Học tiếng Anh cũng giống như tập đi xe đạp, ít ai có thể đi xe đap thành thạo khi chưa ngã vài lần”. Sau những lần vấp váp đó, Matt Purland đã rút ra một vài lời khuyên có thể sẽ hữu ích cho bạn trong việc học tiếng, nhất là hai kỹ năng nói và viết. 1. Luôn luôn kiểm tra bài của mình. Hãy kiểm tra lại ngay cả khi bạn nghĩ bài làm của mình đã hoàn thiện. Sử dụng từ điển để kiểm tra lại những từ mà bạn chưa chắc chắn. 2. Đến lớp và làm bài tập thường xuyên. Bạn có thể đề nghị giáo viên ra thêm bài tập vào cuối tuần hoặc tự trang bị cho mình những quyển sách có các các dạng bài tập phù hợp với chương trình học. Trên lớp hãy hỏi ngay thầy cô nếu bạn có vấn đề gì còn vướng mắc. Ngoài giờ học, bạn có 10 kinh nghiệm sẽ giúp ích cho bạn . thể thảo luận bằng tiếng Anh với bạn bè về các chủ điểm đơn giản, hoặc các phương pháp để học tốt hơn. 3. Trong khi viết tiếng Anh: Hãy thực hiện đúng theo yêu cầu của đề bài. Việc này sẽ không mấy khó khăn nếu bạn đọc kỹ câu hỏi. Có thể đề bài sẽ yêu cầu bạn điền từ; khoanh tròn phương án trả lời đúng trong các phương án a, b, c, d cho trước hay viết về gia đình bạn. Điều quan trọng là bạn hiểu đề bài muốn bạn làm gì và làm như thế nào. 4. Dành thời gian hợp lý cho việc học từ vựng. Bạn cần biết ý nghĩa cũng như cách viết của các từ chỉ ngày tháng, thức ăn, quần áo Bạn có thể học từ vựng theo chủ điểm. Nếu chuẩn bị kỹ ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ thấy mọi việc trở nên dễ dàng hơn. 5. Phác thảo ý chính trước khi đặt bút viết một bài luận. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn diễn đạt trong bài viết và vạch ra những ý chính. Bạn có thể bắt đầu với một đoạn giới thiệu ngắn, rồi sau đó viết đoạn cho từng ý. Đoạn cuối phải tóm lại được ý chính của bài văn. Độ dài mỗi đoạn văn khoảng 4-5 câu là vừa phải. 6. Dành thời gian học các động từ cơ bản – động từ có quy tắc và bất quy tắc. Đặc biệt là 4 động từ bất quy tắc quan trọng ‘to be’, ‘to go’, ‘to have’, ‘to do’. Học các thì khác nhau của động từ: thì hiện tại/quá khứ đơn, thì hiện tại/quá khứ tiếp diễn, và thì hiện tại/quá khứ hoàn thành.v.v . Học kỹ quá khứ phân từ của những động từ bất quy tắc quan trọng như have/had, do/done. Như vậy bạn có thể thoải mái diễn tả những hoạt động hay câu chuyện nào đó về bản thân mà không lo bị bí từ. 7. Đọc sách báo, tạp chí viết bằng tiếng Anh. Đừng bỏ qua những ký hiệu và biển báo hay những mấu quảng cáo nho nhỏ bằng tiếng Anh. Viết lại những từ và cụm từ mà bạn chưa hiểu để tra từ điển. Nên có một cuốn sổ tay để ghi chép lại và đọc lại thường xuyên. Vốn từ của bạn sẽ được tích luỹ dần dần giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy. 8. Xem những kênh truyền hình bằng tiếng Anh. Kết hợp nghe và đọc phụ đề và chú ý các cấu trúc hay. Nếu có thể, hãy thu lại chương trình và khi xem lại có thể tạm ngừng những đoạn quá nhanh với bạn. Sử dụng Internet để tìm thông tin bạn quan tâm bằng tiếng Anh. Không những thể bạn có thể vào những website để chơi các trò chơi bằng tiếng Anh như trắc nghiệm giới từ, ô chữ . 9. Thường xuyên thực hành. Nếu bạn muốn nhớ những gì đã học, hãy sử dụng chúng hàng ngày. Luyện tập nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh. Nếu có thể hãy gia nhập một câu lạc bộ, hoặc làm tình nguyện viên để có thể giao tiếp với người bản xứ. 10. Đừng từ bỏ! Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy mình học nhưng không vào. Hãy kiên nhẫn bởi ai cũng thấy việc học không hề dễ dàng nhưng chỉ những người kiên trì theo đuổi tới cùng mới có cơ hội tận hưởng những thành quả ngọt ngào của việc học mà thôi. Hi vọng những bí quyết trên đây phần nào giúp bạn tự tin hơn khi nói và viết tiếng Anh. . tài liệu Tiếng Anh hiệu quả? Làm thế nào để đọc tài liệu Tiếng Anh hiệu quả?Trong cuộc sống bạn phải đọc rất nhiều tài liệu bằng Tiếng Anh. Đôi khi bạn. tập thói quen đọc Tiếng Anh hàng ngàyBạn hãy rèn luyện kĩ năng đọc tài liệu Tiếng Anh hàng ngày. Có như vậy thì bạn mới có thể đọc nhanh mà vẫn nắm được thông

Ngày đăng: 20/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan