bai 19. sự nở vì nhiệt của chất lỏng

5 3.1K 27
bai 19. sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án vật lý lớp 6. Người soạn: Đặng Thành Hoàng Giáo viên hướng dẫn: Tống Thò Thanh Tâm Ngày Soạn: 04/02/2009 Ngày nhận: Ngày trả giáo án: Ngày dạy: Tiết: Tuần: Bài 19: SỰ NỞ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG I) MỤC TIÊU . 1) Kiến thức: Học sinh nhận thức được : - Thể tích của chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau nở nhiệt khác nhau. 2) Kó năng: - Kó năng quan sát và rút ra kết luận cần thiết. - Kó năng phát biểu ngôn ngữ bằng lời. - Kó năng dự đoán, mô tả được hiện tượng xảy ra. - Kó năng vận dụng: để giải thích một số hiện tượng đơn giản về sự nở nhiệt của chất lỏng. 3) Thái độ: - Rèn luyện tác phong tỉ mó, cẩn thận khi làm thí nghiệm. - Xây dựng thái độ hợp tác cùng các bạn trong nhóm. - Thái độ ham hiểu biết, tích cực trong học tập. II) CHUẨN BỊ . 1) Đồ dùng học tập, dụng cụ thí nghiệm . • Chuẩn bò cho mỗi nhóm học sinh: - Hai chậu thủy tinh hoặc nhựa. - Một phích đựng nước nóng, một phích đựng nước đá. - Một bình đựng dầu, một bình đựng rượu, một bình đựng nước có pha màu khác nhau. ; đều được đậy chặt bằng nút cao su cắm xuyên qua một ống thủy tinh, - Phiếu học tập. 2) Phương pháp dạy học : - Phương pháp nhóm - Phương pháp thực nghiệm. III)TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1:kiểm tra bài cũ: GV: Ở tiết trước các em đã được học bài 18: “ Sự nở nhiệt của chất rắn” thầy có 2 câu hỏi đặt ra cho các em như sau: 1) Nêu kết luận về sự nở nhiệt của chất rắn? 2) Hiện tượng nào xảy ra sau khi đun nóng một chất rắn: A) Khối lượng của chất rắn tăng. B) Thể tích của chất rắn tăng. C) Khối lượng riêng của chất rắn tăng. D) Cả khối lượng và thể tích của chất rắn đều tăng HS: trả lời: 1) Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở nhiệt khác nhau. 2) Chọn đáp án B. GV: một em nhận xét câu trả lời của bạn xem có đúng không? HS: đúng Hoạt động 2: T ổ chức tình huống học tập. GV:Các em có thường uống nước ngọt không? HS:Có (không). GV: Các em có thấy thể tích của nước ngọt chứa trong chai so với thể tích của chai nước ngọt có gì khác biệt hay không?Vì sao? HS: Có.Vì thể tích của nước ngọt chứa trong chai nhỏ hơn thể tích của chai nước ngọt GV: À!Đúng rồi, chai nước ngọt bao giờ cũng có lượng nước trong chai ít hơn so với thể tích của chai. Vậy các em có biết tại sao nhà sản xuất nước ngọt không đóng chai nước ngọt đầy mà lại đóng vơi đi như vậy hay không? Hay là nhà sản xuất đã ăn gian chúng ta? HS:Suy nghó. GV:Để biết được câu trả lời này như thế nào, thầy và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học của hôm nay: Bài 19: Sự nở nhiệt của chất lỏng. Hoạt động 3: làm thí nghiệm xem nước có nở ra khi nóng lên hay co lại khi lạnh đi không ? GV: Để biết được chất lỏngnở ra khi nóng lên hay không ta làm thí nghiệm hình 19.1 và hình 19.2 GV: các em hãy quan sát hình 19.1 và 19.2 xem chúng ta cần những dụng cụ gì? HS: bình cầu, chậu đựng nước nóng, ống thủy tinh, nút cao su, nước màu. GV: một em hãy đọc lớn phần thí nghiệm cho cả lớp nghe. HS: đọc lớn GV: Giới thiệu cho Hs các bước làm thí nghiệm: Bước 1:Đổ nước màu vào 1 bình cầu. BÀI 19:SỰ NỞ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG 1)Làm thí nghiệm. Bước 2:Đậy chặt bình bằng nút cao su có ống thủy tinh cắm xuyên qua nút ,khi đó nước màu sẽ dâng lên trong ống . Bước 3: Dùng bút đánh dấu mực nước đó. Đặt bình cầu vào chậu nước nóng. Bước 4:Quan sát hiện tượng xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh. GV:Trong thí nghiệm, tại sao ta phải đặt bình cầu vào chậu nước nóng? HS: im lặng (hoặc trả lời: để nhiệt độ nước trong bình cầu nóng lên.) GV: vậy mục đích ta làm thí nghiệm này là để làm gì? HS:quan sát xem nước trong bình cầu khi nóng lên có nở ra hay không GV:Để tiết kiệm thời gian thầy đã làm sẵn cho các em 2 bước đầu thí nghiệm rồi.Nhiệm vụ của các nhóm là làm thí nghiệm theo bước 3 và bước 4. Các nhóm cử đại diện lên nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo các bước thí nghiệm còn lại và thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng phụ cho thầy. Để tránh bỏng thầy sẽ rót nước nóng vào chậu cho các nhóm. HS: Làm thí nghiệm ,thảo luận nhóm hoàn thành vào bảng phụ GV:Theo dõi và giúp đỡ các nhóm làm thí nghiệm khi cần thiết.sau khi các nhóm làm xong hãy dán bảng phụ của nhóm mình lên bảng HS: lên bảng dán. Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên so với mực nước ban đầu. GV: Tại sao mực nước trong ống thủy tinh lại dâng lên khi ta đặt bình cầu vào chậu nước nóng? HS:Vì nước nở ra khi nóng lên. GV:Gọi hs khác nhận xét. HS: trả lời đúng GV: các nhóm đã làm tốt thí nghiệm, và đó cũng là câu trả lời của câu hỏi C1 GV: vậy khi đặt bình cầu vừa làm thí nghiệm xong vào chậu nước lạnh thì sao? Có giống như đặt vào chậu nước nóng không? HS: tra lời giống ( khác) GV: vậy các em hày làm thí nghiệm kiểm chứng xem bạn nào đúng, bạn nào sai. HS: tiến hành làm thí nghiệm 2)Trả lời câu hỏi. C1 C2 GV: quan sát các nhóm làm thí nghiệm. Qua thí nghiệm các em đã biết được bạn nào đúng bạn nào sai rồi phải không? HS: mực nước hạ xuống, khác so với khi bỏ vào chậu nước nóng. GV: Qua thí nghiệm này các em rút ra được kết luận gì về sự nở nhiệt của chất lỏng? HS: chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. GV: vậy liệu các chất lỏng khác nhau có giống nhau không? HS: có (không) GV:Để biết dự đoán của bạn nào đúng chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua thí nghiệm sau đây. Hoạt động 4 : chứng minh các chất lỏng khác nhau nở nhiệt khác nhau. GV: Các em hãy quan sát hình 19.3 và cho thầy biết: Trong hình 19.3 nghiên cứu sự nở nhiệt của 3 chất lỏng nào? HS: 3 chất đó là: Rượu, Dầu, Nước. GV: Các em có nhận xét gì về mực nước ban đầu của 3 chất lỏng này? HS: bằng nhau GV: Tại sao ta phải để 3 bình cầu này vào cùng 1 chậu nước nóng? HS: Để nhiệt độ 3 bình cầu tăng như nhau . GV: tại sao trong thí nghiệm ta phải dùng 3 bình cầu giống nhau và 3 chất lỏng đựng trong bình phải khác nhau? HS:trả lời:để thể tích của chất lỏng đựng trong 3 bình bằng nhau,đồng thời so sánh sự nở nhiệt của 3 chất lỏng khác nhau. GV: các nhóm hãy tiến hành làm thí nghiệm như hình 19.3 và điền kết quả vào bảng phụ cho thầy. HS: tiến hành làm thí nghiệm, hoàn thành kết quả vào bảng phụ. GV: quan sát các nhóm làm thí nghiệm, nhắc nhởõ và giúp đỡ các em. HS: lên bảng dán bảng phụ, học sinh còn lại thì quan sát lên bảng và nhận xét kết quả của các nhóm GV: dựa vào kết quả thí nghiệm em hãy rút ra kết luận gì về sự nở của các chất lỏng khác nhau. HS: các chất khác nhau thì nở nhiệt khác nhau C3 GV: qua thí nghiệm hình 19.1, 19.2, 19.3 các em hãy hoàn tất câu hỏi C4 cho thầy HS: đọc và làm hoàn tất câu hỏi C4: a) Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. b) Các chất khác nhau nở nhiệt khác nhau Hoạt động 5 : vận dụng GV: để nắm rõ bài học hơn chúng ta sang phần vận dụng GV: vậy tại sao khi đun nước ta không nên đổ thật đầy ấm? HS: nước sẽ nở ra khi nóng lên nên lượng nước trong ấm sẽ tăng lên làm cho nước tràn ra ngoài ấm. GV:Sau khi học xong bài này các em có biết tại sao nhà sản xuất không đóng chai nước ngọt thật đầy không? HS:Để tránh tình trạng nắp chai bật ra khi nước ngọt đựng trong chai nở ra. GV: đúng rồi đó các em. GV: một em đọc câu C7 cho thầy HS: đọc câu C7 GV: tại sao vậy? Em nào có thể tra 3 lời cho thầy? HS: trả lời là không. 2 ống thủy tinh có tiết diện khác nhau nên khi tăng nhiệt độ thì ống có tiết diện nhỏ hơn sẽ dâng cao hơn, còn ống tiết diện nhỏ hơn sẽ dâng thấp hơn. GV: thầy mời một em đọc phần ghi nhớ, các em khác chép vào vở HS: đọc và chép bài vào vở GV: mời 1 HS đọc phần có thể em chưa biết HS: đọc 3) Rút ra kết luận C4 4) Vận dụng C5 C6 C7 IV) HỨƠNG DẪN VỀ NHÀ Học bài cũ, làm bài tập trong SBT Chuẩn bò bài mới V) NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN . dạy: Tiết: Tuần: Bài 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG I) MỤC TIÊU . 1) Kiến thức: Học sinh nhận thức được : - Thể tích của chất lỏng nở ra khi nóng lên,. ra được kết luận gì về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? HS: chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. GV: vậy liệu các chất lỏng khác nhau có giống

Ngày đăng: 20/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan