Hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho Công ty TNHH Bảo hiểm Quốc tế Mỹ tại Việt Nam.pdf

67 891 0
Hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho Công ty TNHH Bảo hiểm Quốc tế Mỹ tại Việt Nam.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho Công ty TNHH Bảo hiểm Quốc tế Mỹ tại Việt Nam

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Sự cấp thiết của đề tài

Vào tháng 8 năm 1996, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đưa ra thị trường những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một nhánh mới trong ngành kinh doanh bảo hiểm – đó là nhánh bảo hiểm Nhân thọ

Tiếp theo đó là sự ra đời của Công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài đầu tiên Prudential, và các liên doanh bảo hiểm Bảo Minh – CMG và Chinfon Manulife (bây giờ là Manulife) đã làm nên một bước chuyển hết sức mạnh mẽ trong thị trường bảo hiểm nhân thọ Sự góp mặt của các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài và các doanh nghiệp bảo hiểm một bên là đối tác Việt Nam và một bên là đối tác từ các nước có nền tài chính và dịch vụ phát triển đã tạo cho thị trường bảo hiểm Việt Nam một sắc thái mới, năng động hơn

Đối với hoạt động bảo hiểm nhân thọ, chỉ trong một thời gian rất ngắn hoạt động bảo hiểm nhân thọ được đánh giá là phát triển nhanh tại thị trường Việt Nam Có thể nói đây là một lĩnh vực hoạt động tạo ra thói quen mới trong dân cư – thói quen kế hoạch hóa tài chính dài hạn của mỗi gia đình, là một kênh huy động vốn dài hạn để đầu tư trở lại cho nền kinh tế rất có hiệu quả, bên cạnh các hình thức tiết kiệm khác tại Việt Nam Nếu nhìn vào mức thu nhập bình quân tính theo đầu người ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi, không ai có thể nghĩ rằng bảo hiểm nhân thọ có thể triển khai ở những khu vực này Nhưng với những sản phẩm bảo hiểm phù hợp, phương thức khai thác và thu phí bảo hiểm thích ứng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã thành công Năm 2002, gần 6.000 tỷ đồng đã được đầu tư trở lại cho nền kinh tế từ hoạt động bảo hiểm nhân thọ, làm cho ngành kinh doanh bảo hiểm trở thành một tác nhân quan trọng của việc hình thành và phát triển thị trường vốn ở Việt Nam

Một điểm không kém phần quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt đối với xã hội đó là chỉ trong một thời gian rất ngắn, số việc làm mà bảo hiểm nhân thọ tạo ra lên tới trên 74.494 người, trong đó trên 70.568 đại lý chuyên nghiệp, có hàng nghìn người đại lý giỏi có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng Đây là đóng góp hữu hiệu của ngành bảo hiểm trong bối cảnh số lượng người chưa có việc làm ở nước ta đang có

Trang 2

xu hướng tăng lên Với sự phát triển đó, nghề tư vấn bảo hiểm có tên trong danh mục nghề nghiệp ở nước ta

Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng được coi là một hoạt động đặc thù thuộc lĩnh vực tài chính, tín dụng, tiền tệ Bảo hiểm là một kênh tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế quốc dân Bảo hiểm còn là một lĩnh vực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính cá nhân của hàng triệu người trong xã hội và vì thế ảnh hưởng đến tình hình tài chính và sự ổn định của nền kinh tế quốc gia Do đó công tác kế toán trong một doanh nghiệp bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng Nó là nguồn cung cấp thông tin hữu ích và trung thực, giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và có những phương án sử dụng nguồn vốn hiệu quả để có thể đảm bảo được khả năng thanh toán cho những người tham gia bảo hiểm Ngoài ra công tác kế toán còn giúp cho các cơ quan chức năng có thể kiểm soát được tình hình tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm, từ đó đề ra những biện pháp kịp thời và hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia mua bảo hiểm

Với những đặc điểm và yêu cầu quản lý đặc thù như trên, ngày 31 tháng 12 năm 1996, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 1296 TC/QĐ/CĐKT ban hành Hệ thống Chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm Sau đó cùng với sự ra đời của Luật Kinh doanh bảo hiểm (số 24/2000/QH 10 ngày 09/12/2000) và một số Nghị định và Thông tư có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đồng thời để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm, Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc sửa đổi và bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm số 1296 TC/QĐ/CĐKT

Mặc dù việc sửa đổi này giúp cho các công ty bảo hiểm có thể áp dụng chế độ kế toán vào trong công tác quản lý và thực hành kế toán dễ dàng hơn, nhưng nó vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm không thích hợp với hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm Do đó cần phải tiến hành điều chỉnh và hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng

Trang 3

Đề tài luận văn cao học “Hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho Công ty TNHH Bảo hiểm Quốc tế Mỹ tại Việt Nam” đã được nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu trên

2 Mục đích của luận văn

Mục đích của luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến bảo hiểm nhân thọ và kế toán bảo hiểm nhân thọ Đồng thời cũng nêu lên thực trạng của hệ thống kế toán bảo hiểm nhân thọ tại Công ty bảo hiểm nhân thọ Mỹ (AIA) ở Việt Nam Bên cạnh đó luận văn cũng đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính dành cho công ty bảo hiểm nhân thọ

3 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống kế toán dành riêng cho bảo hiểm nhân thọ chứ không nghiên cứu đến hệ thống kế toán cho bảo hiểm phi nhân thọ - Do phạm vi nghiên cứu của đề tài và để đảm bảo tính khả thi của các giải

pháp đề ra, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính, tài khoản và trình tự hạch toán một số nghiệp vụ đặc thù cho hoạt động bảo hiểm nhân thọ

4 Bố cục của luận văn

Luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Tổng quan về kế toán bảo hiểm nhân thọ

Chương 2: Tình hình thực tế về công tác kế toán tại công ty AIA Việt nam Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán bảo hiểm nhân thọ tại công ty AIA Việt nam

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN BẢO HIỂM NHÂN THỌ

1 Những vấn đề chung về bảo hiểm nhân thọ 1.1 Những khái niệm cơ bản về bảo hiểm nhân thọ

- Kinh doanh bảo hiểm: là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

- Kinh doanh tái bảo hiểm: là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm

- Hoạt động đại lý bảo hiểm: là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm

- Doanh nghiệp bảo hiểm: là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm

- Bên mua bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng

- Người được bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng

- Người thụ hưởng: là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người

Trang 5

- Quyền lợi có thể được bảo hiểm: là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm

- Sự kiện bảo hiểm: là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm

- Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

- Bảo hiểm nhân thọ: là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết

- Bảo hiểm sinh kỳ: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

- Bảo hiểm tử kỳ: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời gian nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

- Bảo hiểm hỗn hợp: là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ

- Bảo hiểm trọn đời: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó

- Bảo hiểm trả tiền định kỳ: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh

Trang 6

nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

1.2 Khái quát về công ty bảo hiểm nhân thọ

- Công ty bảo hiểm nhân thọ có chức năng hoạt động như là một công ty môi giới tài chính Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, tạo ra thói quen kế hoạch hóa tài chính dài hạn cho các cá nhân, gia đình và các tổ chức xã hội Bên cạnh đó nó cũng giúp huy động được những nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để có thể tái đầu tư trở lại nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động của các ngành kinh tế trong xã hội

- Công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tư tài sản của họ vào những hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế cũng như là đầu tư vào bất động sản hoặc cho vay nợ Nhờ vào những sự đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ mà các công ty khác có thể hoạt động và phát triển, đồng thời những cá nhân có thể mua sắm được nhà cửa hoặc những tài sản có giá trị cho gia đình họ - Bên cạnh những lợi ích về mặt tài chính, công ty bảo hiểm nhân thọ cũng

có những đóng góp đáng kể trong việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn người trong xã hội Điều này cũng góp phần làm giảm những tệ nạn xã hội gây ra bởi tình trạng thất nghiệp ở các nước đang phát triển như nước ta

1.3 Đặc điểm về các sản phẩm bảo hiểm nhân thọï

• Phân theo đối tượng được bảo hiểm: có hai loại là bảo hiểm nhân thọ cá nhân và bảo hiểm nhân thọ nhóm

- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân: là một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được phát hành để bảo hiểm cho cuộc sống hoặc sức khỏe của một cá nhân nào đó Một vài loại hợp đồng bảo hiểm có thể được phát hành để bảo hiểm đồng thời cho một người thứ hai có liên quan trực tiếp hoặc gia đình của người được bảo hiểm

Trang 7

- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhóm: là một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được phát hành cho một tổ chức để bảo hiểm cho một số người trong tổ chức đó Ví dụ như: một công ty mua bảo hiểm nhân thọ cho một số nhân viên trong công ty thỏa mãn một số điều kiện do công ty đề ra (ví dụ như: làm việc trên một năm)

• Phân theo loại hình bảo hiểm: có hai loại hình bảo hiểm là bảo hiểm nhân mạng và bảo hiểm sức khỏe

- Hợp đồng bảo hiểm nhân mạng: là một hợp đồng mà công ty bảo hiểm cam kết sẽ trả tiền đền bù cho người thụ hưởng khi xảy ra cái chết của người được bảo hiểm Có rất nhiều loại hợp đồng bảo hiểm nhân mạng:

+ Bảo hiểm có thời hạn: công ty cam kết trả tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm chết trong một khoảng thời gian đã được xác định

+ Bảo hiểm trọn đời: công ty cam kết trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời gian nào, kèm theo đó là một số tiền tiết kiệm tích lũy được từ việc đóng tiền bảo hiểm

+ Bảo hiểm hỗn hợp: công ty cam kết trả tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm chết hoặc còn sống đến một thời gian xác định Đây là một loại hình bảo hiểm kết hợp giữa bảo hiểm có thời hạn và bảo hiểm trọn đời Nó giống với bảo hiểm có thời hạn là chỉ trả tiền bảo hiểm cho một khoảng thời gian được xác định trước, và giống với bảo hiểm trọn đời ở việc trả tiền tiết kiệm kèm theo số tiền được bảo hiểm

- Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe: là một hợp đồng mà công ty bảo hiểm cung cấp một sự bảo vệ chống lại rủi ro về tổn thất tài chính gây ra khi người được bảo hiểm bị bệnh, tai nạn, hay thương tật Có hai loại sản phẩm bảo hiểm sức khỏe chính là:

+ Sản phẩm hỗ trợ viện phí: công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ chi phí điều trị cho người được bảo hiểm

Trang 8

+ Sản phẩm hỗ trợ thu nhập do thương tật: công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ một phần thu nhập cho người được bảo hiểm vì lý do thương tật không thể trở lại làm việc

1.4 Phương pháp tính giá sản phẩm bảo hiểm nhân thọï

Chi phí là một yếu tố quan trọng trong việc tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Chi phí sản phẩm đã đặt ra một giới hạn dưới cho việc định giá sản phẩm Tuy nhiên việc tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phức tạp hơn việc tính phí các sản phẩm khác, bởi vì phí bảo hiểm tính cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được tính rất lâu trước khi tất cả các chi phí xảy ra Toàn bộ chi phí xảy ra cho một sản phẩm sẽ không được tính hết cho đến khi toàn bộ phí bảo hiểm thu được và toàn bộ quyền lợi và chi phí liên quan đến sản phẩm đó xảy ra (nó có thể diễn ra trong hơn một thập niên) Do đó việc định giá sản phẩm dựa trên chi phí dự tính hơn là chi phí thực

Tùy theo nguyên tắc dự phòng của sản phẩm, phí bảo hiểm của một sản phẩm phải bao gồm những yếu tố chi phí dưới đây:

- Những khoản thanh toán cho chủ hợp đồng, người được bảo hiểm như: tiền bảo hiểm cho người chết, tiền trợ cấp hàng năm, tiền trợ cấp cho người tàn tật, thanh toán giá trị hoàn lại, khoản vay, thanh toán giá trị hợp đồng, chi phí y tế, cổ tức…

- Chi phí hoạt động: chi phí phát triển sản phẩm, chi phí phân phối và phát hành sản phẩm, chi phí duy trì và hủy bỏ hợp đồng, chi phí tái bảo hiểm, chi phí hoạt động chung…

Bên cạnh đó, còn có những yếu tố cơ bản khác để tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ như: tỷ lệ tử vong, lợi nhuận đầu tư, chi phí hoạt động

1.5 Phương thức đóng phí và thanh toán quyền lợi bảo hiểm

- Phương thức đóng phí: bên mua bảo hiểm có thể lựa chọn phương thức đóng phí bảo hiểm theo nhiều hình thức khác nhau như: đóng phí một lần, đóng phí hàng năm, hàng quí hoặc hàng tháng tùy theo thời hạn và phương

Trang 9

thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời hạn đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm Trong truờng hợp bên mua đã đóng phí bảo hiểm từ hai năm trở lên mà doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận khôi phục lại hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương đình chỉ thực hiện do không đóng phí trong thời hạn hai năm kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu

- Phương thức thanh toán tiền cổ tức: đối với một số hợp đồng bảo hiểm chủ hợp đồng sẽ được chia cổ tức từ lợi nhuận sau thuế của công ty bảo hiểm Số tiền cổ tức từ hợp đồng bảo hiểm được coi là một khoản hoàn lại từ tiền đóng phí bảo hiểm và không chịu thuế thu nhập Số tiền cổ tức sẽ được hội đồng quản trị của công ty bảo hiểm nhân thọ quyết định hàng năm vào cuối mỗi niên độ kế toán Số tiền cổ tức phải trả cho mỗi hợp đồng được xác định theo những yếu tố sau: (1) tỉ lệ tử vong thực, tiền lãi, chi phí phát sinh và dự tính của công ty bảo hiểm trong năm; (2) kế hoạch của công ty bảo hiểm; (3) số tiền đóng phí bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm; và (4) thời gian đóng phí của hợp đồng bảo hiểm đang còn hiệu lực Thông thường thì số tiền cổ tức sẽ tăng theo độ tuổi của hợp đồng bảo hiểm Chủ hợp đồng bảo hiểm có thể nhận số tiền cổ tức theo nhiều cách khác nhau như:

+ Phương thức trả tiền cổ tức bằng tiền mặt: Công ty bảo hiểm sẽ gửi thông báo đến chủ hợp đồng về số tiền cổ tức mà họ sẽ nhận được trong năm và mời họ đến nhận tiền Trong trường hợp sau một thời gian nhất định mà người chủ hợp đồng không đến nhận tiền cổ tức, công ty có thể áp dụng một hình thức thanh toán khác đối với khoản tiền đó, chẳng hạn như mua thêm một hợp đồng bảo hiểm khác

Trang 10

+ Phương thức giảm phí bảo hiểm: chủ hợp đồng có thể lựa chọn phương thức sử dụng tiền cổ tức được chia để đóng phí bảo hiểm tái tục Trừ trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực nhiều năm, thông thường thì cổ tức nhận được hàng năm không đủ nhiều để đóng toàn bộ phí tái tục của năm đó Nếu hợp đồng bảo hiểm được đóng phí nhiều lần (tháng, quí) thì tiền cổ tức có thể sử dụng để trả cho một hoặc nhiều kỳ phí trong năm Công ty bảo hiểm sẽ thông báo cho chủ hợp đồng biết số tiền cổ tức của hợp đồng đã được dùng để đóng phí và thông báo số phí còn phải đóng trong năm + Phương thức tích lũy tiền lãi: chủ hợp đồng có thể sử dụng số tiền cổ tức được chia như một khoản tiền ký gửi tại công ty bảo hiểm để nhận được khoản tiền lãi từ số tiền ký gửi trên Trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng, chủ hợp đồng có quyền rút một phần hay toàn bộ số tiền cổ tức và tiền lãi của nó vào bất kỳ thời gian nào Nếu chủ hợp đồng đáo hạn hợp đồng trước thời hạn, chủ hợp đồng sẽ nhận được giá trị tích lũy của cổ tức và giá trị hoàn lại của hợp đồng Thông thường số tiền tích lũy của cổ tức sẽ được trả cho người được thụ hưởng, khi người được bảo hiểm chết, hơn là trả cho chủ hợp đồng

+ Mua thêm hợp đồng bảo hiểm khác: công ty bảo hiểm có thể sử dụng số tiền cổ tức như là một khoản phí bảo hiểm để mua thêm một hợp đồng bảo hiểm khác cho người được bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm mua thêm có cùng thời hạn với hợp đồng chính và có mệnh giá tương ứng với số tiền đóng phí của cổ tức tại số tuổi của người được bảo hiểm

- Phương thức thanh toán quyền lợi bảo hiểm: thông thường số tiền bảo hiểm sẽ được thanh toán một lần vào lúc người được bảo hiểm chết cho người thụ hưởng Tuy nhiên chủ hợp đồng hoặc người được thụ hưởng cũng có thể chọn các hình thức thanh toán quyền lợi bảo hiểm khác như:

+ Tiền gửi ký quỹ: theo hình thức này thì công ty bảo hiểm sẽ dùng số tiền trên để đầu tư và trả tiền lãi định kỳ cho người được thụ hưởng Khi đó trong hợp đồng sẽ nêu rõ mức lãi suất tối thiểu mà công ty phải trả cho người được thụ hưởng, và công ty cũng có thể trả mức lãi suất cao hơn mức lãi suất đã cam kết tùy theo tình hình đầu tư của công ty

Trang 11

+ Trả tiền theo một khoảng thời gian cố định: theo hình thức này công ty bảo hiểm sẽ chia số tiền thanh toán thành những khoản bằng nhau và trả trong một khoảng thời gian nhất định Mỗi khoản tiền thanh toán sẽ bao gồm một phần của số tiền thanh toán của hợp đồng và một số tiền lãi có được từ số tiền thanh toán trên Giống với hình thức tiền gửi ký quỹ ở trên, công ty cam kết sẽ trả một mức lãi suất tối thiểu, và có thể cao hơn tùy theo tình hình đầu tư của công ty

+ Trả tiền với số tiền nhất định: theo hình thức này công ty bảo hiểm sẽ chia số tiền thanh toán của hợp đồng cộng với tiền lãi phát sinh thành những khoản tiền bằng nhau và trả thành nhiều lần cho người thụ hưởng cho đến khi hết khoản tiền ấy

1.6 Dự phòng nghiệp vụ và phương thức lập dự phòng cho sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

1.6.1 Khái niệm về dự phòng nghiệp vụ:

Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là khoản tiền mà công ty bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nghiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết

Công ty bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đầy đủ theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm, từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm

1.6.2 Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ: 1.6.2.1 Dự phòng toán học:

- Phương pháp dự phòng phí thuần:

Dự phòng phí thuần được tính theo nguyên tắc sau:

Dự phòng Giá trị hiện tại của tổng Giá trị hiện tại của tổng

Trang 12

phí thuần = trách nhiệm bảo hiểm - số phí bảo hiểm thuần sẽ sẽ phải trả trong tương lai thu trong tương lai.

- Phương pháp dự phòng phí toàn phần:

Dự phòng phí toàn phần được tính theo nguyên tắc sau:

Dự phòng Giá trị hiện tại của Giá trị hiện tại Giá trị hiện tại phí toàn = tổng trách nhiệm + của tổng chi phí - của tổng số phí phần bảo hiểm sẽ phải trả dự kiến trong bảo hiểm toàn

trong tương lai tương lai phần sẽ thu trong tương lai

1.6.2.2 Dự phòng phí chưa được hưởng áp dụng đối với các hợp đồng có thời hạn dưới 1 năm:

Dự phòng này chỉ áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm đóng phí định kỳ và được tính theo công thức sau:

Thời gian còn lại của định kỳ nộp phí Dự phòng = Phí định kỳ x -

Tổng thời gian của định kỳ nộp phí

Thời gian còn lại của định kỳ nộp phí và tổng thời gian của định kỳ nộp phí được tính theo tháng hoặc ngày; trường hợp tính theo tháng thời gian còn lại của định kỳ nộp phí được làm tròn xuống

1.6.2.3 Dự phòng bồi thường:

Dự phòng bồi thường được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm phải trả cho từng hồ sơ khiếu nại doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết

1.6.2.4 Dự phòng chia lãi:

Dự phòng chia lãi: chỉ áp dụng với những hợp đồng có lãi chia được tích lũy qua các năm hợp đồng bảo hiểm và được tính theo công thức sau:

Dự phòng Tổng lãi chia cho chủ hợp Giá trị tích lũy của lãi đã chia cho chủ

Trang 13

chia lãi = đồng trong năm tài chính + hợp đồng trong các năm tài chính trước nhưng chưa chi trả

1.6.2.5 Dự phòng bảo đảm cân đối:

Dự phòng bảo đảm cân đối: được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm Mức trích lập hàng năm là 1% từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

2 Kế toán bảo hiểm nhân thọ

Do hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một hoạt động đặc thù thuộc lĩnh vực tài chính, tín dụng, tiền tệ, bảo hiểm có những đặc điểm và yêu cầu quản lý riêng Ngày 26 – 1 – 1997, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 1296 TC/QĐ/CĐKT ban hành Hệ thống Chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm Hệ thống chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm được ban hành đồng bộ cả 4 phần: Chế độ chứng từ, chế độ sổ, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ báo cáo tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tế, đồng thời, tôn trọng tuyệt đối Hệ thống Chế độ kế toán doanh nghiệp đã ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT Hệ thống Chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm được xây dựng trên cơ sở đặc điểm, quy mô, yêu cầu, trình độ quản lý và chế độ tài chính áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm

Tuy nhiên do có sự ra đời của Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 9 – 12 – 2000 và Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ngày 20 – 5 – 1998, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 150/2001/QĐ – BTC quy định việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm đã được ban hành theo Quyết định số 1296 TC/QĐ/CĐKT Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2002

Sau đây là một vài điểm cơ bản của Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm

2.1 Chế độ chứng từ

Các doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ các qui định về chứng từ kế toán trong Hệ thống kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 1141 – TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Tuy nhiên để thỏa

Trang 14

mãn yêu cầu quản lý và tính chất đặc thù của ngành bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng thêm một số loại chứng từ kế toán khác

Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm 2 loại: - Chứng từ kế toán áp dụng chung cho các doanh nghiệp

- Chứng từ kế toán áp dụng riêng cho các doanh nghiệp bảo hiểm

Chứng từ kế toán thuộc chỉ tiêu bán hàng như: Hoá đơn, hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm; hoá đơn thu phí bảohiểm… Bộ Tài chính cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tự in ấn, phát hành để đáp ứng các yêu cầu quản lý khác của từng loại hình dịch vụ bảo hiểm Việc in ấn, phát hành các loại chứng từ trên phải tuân thủ nghiêm nghặt các quy định sau:

- Mỗi loại chứng từ phải đảm bảo có đủ các yếu tố qui định của chứng từ kế toán thuộc chỉ tiêu bán hàng, các loại chứng từ này có thể được in bằng hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Anh

- Trước khi in ấn, phát hành phải đăng ký và được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ tài chính (Tổng cục thuế) về mẫu mã, số lượng, từng sê ri - Qui định về quản lý, sử dụng và luân chuyển chứng từ phải đúng với qui

định về quản lý, sử dụng và luân chuyển của loại chứng từ bán hàng

2.2 Hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm cũng dựa trên cơ sở của hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp khác nhưng có chỉnh sửa một số điểm để phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Dưới đây là một số điểm khác nhau cơ bản giữa hệ thống tài khoản kế toán cho các doanh nghiệp bình thường và hệ thống tài khoản kế toán cho các doanh nghiệp bảo hiểm

2.2.1 Nhóm tài sản lưu động:

Do doanh nghiệp bảo hiểm là loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính nên đối với một số tài khoản trong nhóm tài sản lưu động cần phải được chi tiết hóa hoặc sửa đổi để phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp:

Trang 15

- Tài khoản 128 – Đầu tư ngắn hạn: tài khoản này cần phải bổ sung thêm 3 tài khoản cấp hai để có thể theo dõi chi tiết các hoạt động đầu tư theo nguồn dự phòng nghiệp vụ, quỹ khen thưởng phúc lợi và các nguồn hình thành khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và cho từng loại hoạt động đầu tư Chi tiết của các tài khoản cấp hai như sau:

+ Tài khoản 1281 – Cho vay ngắn hạn: dùng để phản ánh tình hình biến động của việc cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm) của doanh nghiệp bảo hiểm + Tài khoản 1282 – Tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: dùng để phản ánh số tiền tạm ứng ngắn hạn của khách hàng theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

+ Tài khoản 1288 – Đầu tư ngắn hạn khác: dùng để phản ánh tình hình biến động của các khoản đầu tư ngắn hạn khác (ngoài cho vay ngắn hạn và tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ) có thời hạn thu hồi không quá 1 năm

- Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với khách hàng về hoạt động bảo hiểm gốc, các khoản giảm chi bảo hiểm gốc, hoạt động nhận tái bảo hiểm, hoạt động nhượng tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính cũng như các khoản phải thu khác của khách hàng Tài khoản 131 phải mở chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm, gồm: Bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động kinh doanh khác Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chi tiết doanh thu, giảm chi (đối với bảo hiểm gốc) theo đúng nội dung quy định cho từng hoạt động trong chế độ tài chính Tài khoản này gồm có 7 tài khoản cấp hai và một số tài khoản cấp 3 đi kèm để theo dõi chi tiết với nội dung như sau:

+ Tài khoản 1311 – Phải thu về các hoạt động bảo hiểm gốc: dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động bảo hiểm gốc

Trang 16

+ Tài khoản 1312 – Phải thu về các khoản giảm chi bảo hiểm gốc: dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến giảm chi bảo hiểm gốc

+ Tài khoản 1313 – Phải thu về hoạt động nhận tái bảo hiểm: dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động nhận tái bảo hiểm

+ Tài khoản 1314 – Phải thu về hoạt động nhượng tái bảo hiểm: dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động nhượng tái bảo hiểm

+ Tài khoản 1315 – Phải thu về hoạt động môi giới bảo hiểm: dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động môi giới bảo hiểm

+ Tài khoản 1316 – Phải thu về hoạt động đầu tư tài chính: dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính

+ Tài khoản 1318 – Phải thu khác của khách hàng: dùng để phản ánh các khoản phải thu khác của khách hàng ngoài nội dung các khoản phải thu đã qui định ở trên

- Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: được đổi tên thành “Chi phí kinh doanh dở dang” và dùng để phản ánh chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các chi phí hoạt động kinh doanh khác dở dang cuối kỳ

- Loại bỏ tài khoản 155 – Thành phẩm, không sử dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm

2.2.2 Nhóm tài sản cố định:

- Cũng giống như tài khoản 128 – Đầu tư ngắn hạn thuộc nhóm tài sản lưu động, tài khoản 228 – Đầu tư dài hạn cũng cần phải được bổ sung thêm các tài khoản cấp 2 để có thể theo dõi chi tiết các hoạt động đầu tư dài hạn của doanh nghiệp bảo hiểm Tài khoản này cũng cần phải chi tiết từng khoản đầu tư theo nguồn dự phòng, quỹ khen thưởng phúc lợi và các nguồn hình

Trang 17

thành khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và cho từng loại hoạt động đầu tư Tài khoản này bao gồm 3 tài khoản cấp hai:

+ Tài khoản 2281 – Cho vay dài hạn: dùng để phản ánh tình hình biến động của các khoản cho vay dài hạn (từ 1 năm trở lên) của doanh nghiệp bảo hiểm

+ Tài khoản 2282 – Tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: dùng để phản ánh số tiền tạm ứng dài hạn của khách hàng theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm nhân tho

+ Tài khoản 2288 – Đầu tư dài hạn khác: dùng để phản ánh tình hình biến động các khoản đầu tư dài hạn khác (ngoài cho vay dài hạn và tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ) có thời hạn thu hồi từ 1 năm trở lên

- Tài khoản 244 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn: dùng để phản ánh số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện ký quỹ theo luật định và các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn khác trên 1 năm Tài khoản này có hai tài khoản cấp 2

+ Tài khoản 2441 – Ký quỹ bảo hiểm: dùng để phản ánh tình hình biến động của các khoản tiền doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện ký quỹ bảo hiểm theo luật định

+ Tài khoản 2442 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược khác: dùng để phản ánh số tiền hoặc tài sản doanh nghiệp bảo hiểm đem đi cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn trên 1 năm ngoài các khoản ký quỹ bảo hiểm theo luật định

2.2.3 Nhóm nợ phải trả:

Đối với nhóm tài khoản này, chế độ kế toán bổ sung thêm một số tài khoản chi tiết để theo dõi chi tiết tài khoản 331 - Phải trả cho người bán, sửa đổi tên tài khoản 352 - Chi phí phải trả thành “Dự phòng nghiệp vụ”, đồng thời cũng bổ sung thêm các tài khoản 3385 – Phí bảo hiểm tạm thu và tài khoản 343 – Phát hành trái phiếu Chi tiết các tài khoản như sau:

- Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán: dùng để phản ánh các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hợp đồng cam kết và các khoản phải trả của doanh

Trang 18

nghiệp bảo hiểm cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ… Tài khoản này phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm: Bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động kinh doanh khác Tài khoản này bao gồm 7 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 3311 – Phải trả các khoản chi phí bảo hiểm gốc: phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc

+ Tài khoản 3312 – Phải trả các khoản giảm thu bảo hiểm gốc: phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến giảm thu bảo hiểm gốc + Tài khoản 3313 – Phải trả về hoạt động nhận tái bảo hiểm: phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động nhận tái bảo hiểm

+ Tài khoản 3314 – Phải trả về hoạt động nhượng tái bảo hiểm: phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm

+ Tài khoản 3315 – Phải trả về hoạt động môi giới bảo hiểm: phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm

+ Tài khoản 3316 – Phải trả về hoạt động đầu tư tài chính: phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính + Tài khoản 3318 – Phải trả khác cho người bán: phản ánh các khoản phải trả khác cho người bán, người nhận thầu ngoài nội dung các khoản phải trả đã quy định ở các tài khoản trên (từ tài khoản 3311 đến tài khoản 3316) - Đổi tên tài khoản 335 - “Chi phí phải trả” thành “Dự phòng nghiệp vụ”:

dùng để phản ánh các khoản trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo chế độ tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm và các khoản chi phí khác được ghi nhận là chi phí kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc trong nhiều kỳ sau Tài khoản này sửa lại bao gồm 2 tài khoản cấp 2 là: Tài khoản 3351 – Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và Tài khoản 3352 – Chi phí phải trả

Trang 19

+ Tài khoản 3351 – Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: dùng để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của chế độ tài chính

+ Tài khoản 3352 – Chi phí phải trả: phản ánh các khoản chi phí phải trả khác ngoài dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bao gồm: chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, trích trước tiền lương…

- Bổ sung thêm tài khoản 3385 – Phí bảo hiểm tạm thu: dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng về phí bảo hiểm tạm thu khi chưa có hợp đồng bảo hiểm chính thức liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

- Bổ sung thêm tài khoản 343 – Phát hành trái phiếu: phản ánh tình hình huy động vốn ở doanh nghiệp bằng hình thức phát hành trái phiếu và tình hình thanh toán trái phiếu khi đến hạn thanh toán Tài khoản này chỉ phản ánh gốc trái phiếu theo số tiền thực tế thu được khi bán trái phiếu, không phản ánh lãi trái phiếu phải trả

2.2.4 Nhóm nguồn vốn chủ sở hữu:

Bổ sung thêm vô nhóm này hai tài khoản để quản lý chi tiết tình hình nguồn vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm

- Tài khoản 417 – Quỹ dự trữ bắt buộc: phản ánh tình hình trích lập và sử dụng Quỹ dự trữ bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm phải trích 5% từ lợi nhuận sau thuế hàng năm để lập Quỹ dự trữ bắt buộc Việc trích lập và sử dụng quỹ dự trữ bắt buộc thực hiện theo quy định của chế độ tài chính

- Tài khoản 418 – Quỹ dự trữ tự nguyện: phản ánh tình hình trích lập và sử dụng Quỹ dự trữ tự nguyện của doanh nghiệp bảo hiểm Tuỳ theo yêu cầu quản lý, doanh nghiệp bảo hiểm có thể trích lập quỹ dự trự tự nguyện từ lợi nhuận sau thuế hàng năm

Trang 20

2.2.5 Nhóm doanh thu:

Khác với chế độ kế toán thông thường, nhóm tài khoản Doanh thu của chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp bảo hiểm đã được thiết kế một cách chi tiết đến từng tài khoản cấp ba để phản ánh một cách chi tiết nhất các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đồng thời cũng loại bỏ một số tài khoản không sử dụng trong ngành bảo hiểm

- Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng: tài khoản này phản ánh chi tiết từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm, gồm: Bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chi tiết theo từng nội dung doanh thu và chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 5111 – Doanh thu bảo hiểm gốc: phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc thực hiện trong kỳ hạch toán

+ Tài khoản 5113 – Doanh thu nhận tái bảo hiểm: phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm thực hiện trong kỳ + Tài khoản 5114 – Doanh thu nhượng tái bảo hiểm: phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm thực hiện trong kỳ

+ Tài khoản 5115 – Doanh thu môi giới bảo hiểm: phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm thực hiện trong kỳ

+ Tài khoản 5118 – Doanh thu các hoạt động khác: phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán

- Loại bỏ hai tài khoản không sử dụng trong doanh nghiệp bảo hiểm là: Tài khoản 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ và Tài khoản 521 – Chiết khấu bán hàng

- Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại: dùng để phản ánh các khoản mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho khách hàng trong quá trình kinh doanh

Trang 21

bảo hiểm bao gồm: hoàn phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm, và hoàn trả hoa hồng nhượng tái bảo hiểm do khách hàng thay đổi hợp đồng cam kết đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm… Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 5311 – Hoàn phí bảo hiểm gốc

+ Tài khoản 5313 – Hoàn phí nhận tái bảo hiểm

+ Tài khoản 5314 – Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm + Tài khoản 5315 – Hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm + Tài khoản 5318 – Hoàn khác

- Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán: dùng để phản ánh các khoản hoàn một tỷ lệ phí bảo hiểm do không xảy ra tai nạn, tổn thất theo hợp đồng bảo hiểm cam kết đã ký giữa doanh nghiệp với khách hàng Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 5321 – Giảm phí bảo hiểm gốc + Tài khoản 5323 – Giảm phí nhận tái bảo hiểm

+ Tài khoản 5324 – Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm + Tài khoản 5325 – Giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm + Tài khoản 5328 – Giảm khác

- Bổ sung tài khoản 533 – Phí nhượng tái bảo hiểm: phản ánh các khoản phí nhượng tái bảo hiểm của doanh nghiệp cho nhà nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng cam kết Phí nhượng tái bảo hiểm được coi là một khoản điều chỉnh để xác định doanh thu thuần của phí bảo hiểm gốc

2.2.6 Nhóm chi phí sản xuất, kinh doanh:

Đối với nhóm tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh, chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp bảo hiểm đã thay đổi toàn bộ các tài khoản bên trong để có thể đáp ứng được yêu cầu phản ánh chi phí một cách chính xác của các doanh nghiệp bảo hiểm Nhóm này bao gồm 3 tài khoản với chi tiết như sau:

- Tài khoản 624 – Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm: dùng để phản ánh chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gồm bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các hoạt động kinh

Trang 22

doanh khác như hoạt động đại lý, giám định… Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 2

+ Tài khoản 6241 – Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc: phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc

+ Tài khoản 6243 – Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm: phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm

+ Tài khoản 6244 – Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm: phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm

+ Tài khoản 6245 – Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm: phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm

+ Tài khoản 6248 – Chi phí trực tiếp kinh doanh hoạt động khác: phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm…

- Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng: phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ…

- Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan hoạt động của doanh nghiệp

2.2.7 Các nhóm tài khoản còn lại:

Giống như chế độ kế toán thông thường, chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp bảo hiểm cũng có các nhóm tài khoản dành cho các loại hoạt động khác như: nhóm tài khoản loại 7 “ Thu nhập hoạt động khác”, nhóm tài khoản loại 8 “ Chi phí hoạt động khác” và nhóm tài khoản loại 9 “Xác định kết quả kinh doanh” Tuy nhiên, chế độ kế toán bảo hiểm đã đổi tên hai tài khoản 712 – “Các khoản thu nhập bất thường” thành “Các khoản thu nhập khác” và tài khoản 812 – “Chi phí bất thường” thành “Các khoản chi phí khác” cho phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 23

2.3 Chế độ sổ sách:

Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải thực hiện việc mở sổ, ghi chép, quản lý, lưu trữ và bảo quản sổ kế toán theo đúng các qui định của chế độ sổ sách trong Hệ thống kế toán doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm qui định thống nhất trong toàn ngành áp dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ

2.4 Báo cáo tài chính:

Nhìn chung báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm dựa hoàn toàn trên báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp khác Tuy nhiên cũng có một vài sự thay đổi để phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp bảo hiểm

2.4.1 Bảng cân đối kế toán:

So với bảng cân đối kế toán dành cho các doanh nghiệp khác, bảng cân đối kế toán dành cho doanh nghiệp bảo hiểm được bổ sung thêm một chỉ tiêu mớiù, là chỉ tiêu “Dự phòng nghiệp vụ” Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các quỹ dự phòng nghiệp vụ chưa sử dụng tài thời điểm báo cáo Chỉ tiêu này được chi tiết hóa thành các khoản trên bảng cân đối kế toán như:

- Dự phòng phí - Dự phòng toán học - Dự phòng bồi thường - Dự phòng dao động lớn - Dự phòng chia lãi

- Dự phòng bảo đảm cân đối

Ngoài ra, trên bảng cân đối kế toán dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm có một số thay đổi trong các khoản mục nhỏ để phù hợp với hệ thống tài khoản đã được nêu trên

2.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm được chia thành hai loại báo cáo, một loại dùng cho doanh nghiệp bảo hiểm và một loại dùng cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Đồng thời cũng không sử dụng

Trang 24

phần III – Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa

2.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính

Về mặt hình thức thì hai loại báo cáo này hoàn toàn giống với báo cáo dành cho các doanh nghiệp thông thường, chỉ có một vài thay đổi nhỏ về nội dung bên trong cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp bảo hiểm (Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được khuyến khích chứ không bắt buộc phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Chương một của luận văn đề cập đến tổng quan về kế toán bảo hiểm nhân thọ Nội dung chính của chương gồm có hai phần, phần thứ nhất là những vấn đề chung về bảo hiểm nhân thọ và phần thứ hai là kế toán về bảo hiểm nhân thọ

Trong phần thứ nhất, luận văn đã đề cập đến những khái niệm cơ bản về bảo hiểm nhân thọ, những thông tin khái quát về hoạt động của công ty bảo hiểm nhân thọ, và các đặc điểm chính về sản phẩm của ngành kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Bên cạnh đó nó cũng đề cập đến những khái niệm tổng quát về phương pháp tính giá sản phẩm, các phương thức đóng phí và thanh toán quyền lợi bảo hiểm và khái niệm về các chỉ tiêu dự phòng nghiệp vụ của các công ty bảo hiểm Việc trình bày các nội dung trên nhằm giúp cho người đọc có thể hiểu được phần nào lĩnh vực hoạt động của các công ty bảo hiểm nhân thọ, cũng như những khái niệm chung nhất về bảo hiểm nhân thọ, vì hiện nay hoạt động bảo hiểm nhân thọ đã trở nên phổ biến không phải chỉ ở nước ta mà còn ở trên toàn thế giới

Ở phần thứ hai của chương một, luận văn trình bày tổng quát một số thông tin liên quan đến kế toán bảo hiểm nhân thọ Nội dung của luận văn đã trình bày đến sự ra đời của chế độ kế toán dành riêng cho các công ty bảo hiểm, cách thiết kế hệ thống tài khoản và các báo cáo tài chính có những điểm gì khác biệt so với hệ thống kế toán thông thường

Tóm lại, chương một của luận văn chỉ trình bày những khái niệm chung nhất về bảo hiểm nhân thọ và chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm

Trang 25

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY AIA VIỆT NAM

1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VIỆT NAM

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Chế độ kế toán doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được ra đời vào năm 1970 theo quyết định số 425 TC/CĐKT của Bộ tài chính để đáp ứng yêu cầu quản lý xí nghiệp của nước ta trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Mục tiên của chế độ kế toán này nhằm cung cấp thông tin một cách có hệ thống và toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính của nền kinh tế Năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất, chế độ kế toán đầu tiên này vẫn tiếp tục được áp dụng trên toàn đất nước Việt Nam

Năm 1986 khi đất nước tiến hành cải cách toàn diện nền kinh tế quốc dân, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thì chế độ kế toán hiện hành đã không còn phù hợp với cơ chế kinh tế mới nữa Do đó để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, sự cải tiến không ngừng của công tác quản lý kinh tế – tài chính, Bộ tài chính đã ban hành chế độ kế toán mới theo quyết định số 212 TC/CĐKT vào ngày 15/12/1989 Hệ thống tài khoản kế toán của chế độ kế toán mới này được xây dựng một cách khoa học hơn so với hệ thống tài khoản của chế độ kế toán cũ, nó giảm đi một số tài khoản, số lượng báo cáo tài chính ít hơn, giảm bớt các chỉ tiêu báo cáo nhưng vẫn cung cấp đầy đủ thông tin cho các đối tượng sử dụng

Giai đoạn từ năm 1990 đến nay là giai đoạn nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế kế hoạc hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc tập trung dân chủ sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, tăng cường công tác hạch toán kế toán của các doanh nghiệp, đồng thời cũng áp dụng một cách có chọn lọc các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, Bộ tài chính đã ban hành quyết định

Trang 26

số 1141-TC/QĐ/CĐKT áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế kể từ ngày 1-1-1996 Trong suốt quãng thời gian kể từ ngày ban hành quyết định số 1141 cho đến nay, Bộ tài chính đã ra nhiều quyết định để sửa đổi hoặc bổ sung một số thành phần chủ yếu của chế độ kế toán nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển không ngừng của nền kinh tế trong nước và phù hợp với tình hình phát triển của kinh tế thế giới Ví dụ như quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ban hành chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp thay thế cho chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp của quyết định số 1141, việc thay thế này để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý kinh tế tài chính của các doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan

1.2 Sự hình thành và phát triển của chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1965 với sự ra đời của Công ty Bảo hiểm Việt Nam Tuy nhiên vào thời điểm này đất nước đang ở trong bối cảnh của cuộc kháng chiến chống xâm lược, nên hoạt động bảo hiểm chỉ kinh doanh bảo hiểm hàng hải Do đó công ty Bảo hiểm Việt Nam đã sử dụng chung hệ thống chế độ kế toán thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Đứng trước nhu cầu đổi mới nền kinh tế nói chung và hoạt động bảo hiểm nói riêng, để bảo hiểm thương mại phát triển hơn, ngày 18/12/1993, nhà nước đã ban hành Nghị định 100 CP về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, cho phép các thành phần kinh tế khác và các nhà đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, đặt dấu mốc quan trọng cho sự hình thành thị trường bảo hiểm tại Việt Nam Để hệ thống kế toán đáp ứng được yêu cầu quản lý trong tình hình mới, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, cân nhắc và cụ thể hóa vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, sự khác nhau về lĩnh vực hoạt động, tính chất, đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến việc vận dụng hệ thống kế toán Ngành kinh doanh bảo hiểm là một hoạt động đặc thù thuộc lĩnh vực tài chính, tín dụng, tiền tệ, bảo hiểm có những đặc điểm và yêu cầu quản lý riêng Do chế độ kế toán thống nhất theo quyết định 1141 không đáp ứng được các yêu cầu quản lý của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nên ngày 16-1-1997, Bộ tài chính đã có quyết định số 1296 TC/QĐ/CĐKT ban hành

Trang 27

hệ thống chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm Chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm được ban hành để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng hệ thống kế toán trong thực tế đồng thời tôn trọng tuyệt đối nguyên tắc thiết kế của quyết định số 1141

Sự khác biệt của chế độ kế toán bảo hiểm (theo quyết định số 1296) và chế độ kế toán thống nhất (theo quyết định số 1141) được thể hiện như sau:

- Về hệ thống tài khoản:

+ Đối với các tài khoản cấp một: do hoạt động kinh doanh bảo hiểm không tạo ra sản phẩm vật chất nên các tài khoản liên quan đến sản xuất sản phẩm không sử dụng đến như tài khoản 155 “Thành phẩm”, 611 “Mua hàng”, 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, 627 “Chi phí sản xuất chung” và 631 “Giá thành” và tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” Đồng thời nó cũng được bổ sung thêm một số tài khoản cấp một khác như 513 “Doanh thu phát sinh”, 533 “Chuyển phí nhượng tái bảo hiểm”

+ Đối với các tài khoản phản ánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả và các tài khoản liên quan đến doanh thu hoạt động như: 511 “Doanh thu thực thu”, 513 “Doanh thu phát sinh”, 531 “Hàng bán bị trả lại” và 532 “Giảm giá hàng bán” đều có các tài khoản cấp hai phân tích theo từng loại hình hoạt động là kinh doanh bảo hiểm gốc, kinh doanh nhận tái bảo hiểm và kinh doanh nhượng tái bảo hiểm Ngoài ra hệ thống tài khoản của doanh nghiệp bảo hiểm còn được bổ sung thêm hai tài khoản cấp hai là 3351 “Dự phòng nghiệp vụ” và 3385 “Các khoản thu giảm chi phí kinh doanh bảo hiểm gốc” để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động bảo hiểm + Bên cạnh đó, khác với hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp chỉ quy định đến tài khoản cấp 2, hệ thống tài khoản của các doanh nghiệp bảo hiểm còn được quy định chi tiết đến tài khoản cấp 3 dùng để ghi chép chi tiết các nghiệp vụ đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm như: bồi thường, giám định, hoặc hoa hồng đại lý…

Trang 28

- Đối với báo cáo tài chính:

+ Bảng cân đối kế toán: xuất hiện một số dòng bổ sung chi tiết ba loại hình kinh doanh bảo hiểm trong các chỉ tiêu phải thu của khách hàng, phải trả cho người bán và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Đồng thời cũng bổ sung thêm một số các chỉ tiêu đặc biệt của ngành bảo hiểm như: doanh thu chưa thanh toán, các khoản điều chỉnh giảm doanh thu và các quỹ dự phòng nghiệp vụ Và thay đổi chỉ tiêu “Thành phẩm tồn kho” thành chỉ tiêu “Chi phí hoạt động khác dở dang”

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: được thiết kế hoàn toàn riêng cho hoạt động bảo hiểm nhằm thể hiện được những chỉ tiêu đặc thù của ngành kinh doanh bảo hiểm

Sau một thời gian áp dụng chế độ kế toán bảo hiểm vào trong thực tế, đã xuất hiện một số nhược điểm như sau:

- Các tài khoản phản ánh hoạt động đầu tư đều giống với tài khoản của các doanh nghiệp khác trong khi hoạt động đầu tư là hoạt động kinh doanh đứng thứ hai sau hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm

- Các tài khoản phản ánh các nghiệp vụ bảo hiểm mặc dù đã được chi tiết đến tài khoản cấp 3 nhưng vẫn còn thiếu một số các tài khoản chi tiết cho các nghiệp vụ cơ bản như: phí đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, phí đại lý xử lý hàng đã bồi thường 100% hay phí giám định tổn thất… Bên cạnh đó đối với các tài khoản phản ánh doanh thu phí bảo hiểm cũng không có các tài khoản phản ánh doanh thu theo thời gian, và đối với các tài khoản chi phí cũng không được theo dõi chi tiết theo từng hoạt động đặc thù của nó như chi bồi thường, chi trả tiền bảo hiểm gốc hay chi tiết các khoản chi hoa hồng theo từng năm

- Về bảng cân đối kế toán thì việc bổ sung thêm chỉ tiêu chi tiết của các chỉ tiêu phải thu khách hàng, phải trả người bán và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là không cần thiết, vì những chỉ tiêu này đã được thể hiện ở phần

Trang 29

thuyết minh của báo cáo tài chính, và nó cũng không thống nhất với mẫu báo cáo kế toán đã được thay đổi theo quyết định số 167/2000 QĐ-BTC - Đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mặc dù đã được thiết kế

dành riêng cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhưng phần chỉ tiêu chi phí chỉ được theo dõi theo ba hoạt động chính là chi phí bảo hiểm gốc, chi phí nhận tái bảo hiểm và chi phí nhượng tái bảo hiểm chứ không phản ánh chi tiết của các khoản chi phí đó như chi phí hoa hồng, chi phí giám định hoặc chi phí đánh giá rủi ro của các đối tượng bảo hiểm…

Do đó để đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của các doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm đang ngày càng phát triển, đồng thời cũng để phù hợp với Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội thông qua vào năm 2000, Bộ tài chính đã ban hành quyết định số 150/2001/QĐ-BTC nhằm sửa đổi bổ sung chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp bảo hiểm vào ngày 31/12/2001

Quyết định 150 đã loại bỏ một số tài khoản không sử dụng trong doanh nghiệp bảo hiểm như: tài khoản 3385 “Các khoản thu giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc”, 513 “Doanh thu phát sinh”, 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” và 632 “Giá vốn hàng bán” Đồng thời nó cũng sửa đổi và bổ sung một số các tài khoản và chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm như đã được đề cập ở phần 2 của chương 1

Tuy nhiên, trong thực tế khi áp dụng chế độ kế toán đã được sửa đổi bổ sung theo quyết định số 150, nó vẫn còn tồn tại một số các nhược điểm sẽ được đề cập ở mục 2 của chương này

2 TÌNH HÌNH THỰC TẾ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY AIA VIỆT NAM

2.1 Chứng từ và sổ sách kế toán:

Hệ thống chứng từ kế toán hiện tại đang áp dụng tại công ty AIA Việt nam bao gồm 2 loại:

- Chứng từ kế toán theo mẫu áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp, bao gồm:

Trang 30

+ Lao động tiền lương: Bảng chấm công (01-LĐTL)

Bảng thanh toán tiền lương (02-LĐTL) Phiếu báo làm thêm giờ (03-LĐTL) + Tiền tệ:

Bảng kiểm kê quỹ (07a-TT)

Bảng kiểm kê quỹ (ngoại tệ) (07b-TT) + Tài sản cố định:

Biên bản giao nhận TSCĐ (01-TSCĐ) Thẻ TSCĐ (02-TSCĐ)

Biên bản thanh lý TSCĐ (03-TSCĐ) Biên bản đánh giá lại TSCĐ (05-TSCĐ)

- Chứng từ kế toán áp dụng riêng cho công ty AIA Việt Nam, bao gồm: + Bán hàng:

Hóa đơn thu phí bảo hiểm: mẫu hóa đơn được in bằng hai thứ tiếng Việt và

tiếng Anh, và trên hóa đơn thể hiện một số chi tiết đặc thù của bảo hiểm nhân thọ như: ngày bắt đầu có hiệu lực (của hợp đồng bảo hiểm), số hợp đồng bảo hiểm, tên và mã số của người đại lý…

Phiếu thu phí bảo hiểm tái tục (hay gọi là biên nhận tạm tái tục): ngoài

những chỉ tiêu được thể hiện giống như phiếu thu phí bảo hiểm đầu tiên, phiếu thu phí bảo hiểm tái tục còn bổ sung thêm hai chỉ tiêu là thanh toán cho kỳ phí ngày nào và thanh toán cho khoản tiền nào… Việc bổ sung thêm

Trang 31

hai chỉ tiêu này giúp cho công ty có thể xác định được số tiền khách hàng nộp cho mục đích gì và cho khoảng thời gian nào của hợp đồng

Phiếu thu: được in bằng hai thứ tiếng Việt – Anh và được sử dụng để thu

các khoản thu khác ngoài phí bảo hiểm Nội dung của phiếu thu bao gồm: tên người nộp tiền, số tiền (viết bằng chữ và bằng số), nội dung của khoản thu và các tài khoản phản ánh khoản thu đó, phòng ban có liên quan đến khoản thu này…

Phiếu thanh toán: cũng giống như phiếu thu, phiếu thanh toán cũng được in

bằng hai thứ tiếng và nội dung phản ánh các chi tiết liên quan đến số tiền thanh toán Khác với phiếu thu, phiếu thanh toán có bổ sung thêm các chi tiết về ngày nhận tiền, tên và số CMND của người nhận tiền trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt hoặc séc

Báo cáo chi phí công tác: báo cáo này được sử dụng để kiểm tra và thanh

toán tiền công tác phí cho nhân viên trong trường hợp đi công tác ở tỉnh, thành phố khác

(Xin xem mẫu chứng từ kế toán đặc thù của công ty AIA Việt Nam ở phụ lục 1)

Về mặt sổ sách, công ty đang áp dụng hệ thống Chứng từ ghi sổ, tất cả các số liệu kế toán được quản lý bằng phần mềm kế toán Sun System (đã đăng ký với Bộ tài chính) Báo cáo kế toán được in ra từ phần mềm này, do đó công ty không có sổ quỹ còn các sổ thẻ chi tiết khác hoàn toàn giống với biểu mẫu chuẩn của hệ thống kế toán Việt Nam và được in vào cuối niên độ kế toán

2.2 Hệ thống tài khoản sử dụng và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu

Hệ thống tài khoản của công ty AIA Việt Nam đang sử dụng được lập trên cơ sở của chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm được giới thiệu khái quát như sau:

2.2.1 Các tài khoản thuộc nhóm tài sản và nguồn vốn:

2.2.1.1 Các tài khoản và nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động đầu tư:

Trang 32

Hiện nay một phần nguồn tiền nhàn rỗi của công ty được dùng để cho các tổ chức tín dụng (chủ yếu là ngân hàng) vay có kỳ hạn, số tiền này được hạch toán vào các tài khoản 1288 hoặc 2288 do trong thuyết minh báo cáo tài chính của chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm, các khoản tiền gửi tại có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng được xếp vào loại hình đầu tư ngắn hạn (cho khoản tiền gửi từ 3 tháng đến 1 năm) và dài hạn (trên một năm), bút toán là:

Nợ TK 1288 “Đầu tư ngắn hạn khác” (cho khoản vay dưới 1 năm) Nợ TK 2288 “Đầu tư dài hạn khác” (cho khoản vay trên 1 năm) Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”

Phần lớn nguồn tiền nhàn rỗi còn lại được dùng để mua trái phiếu chính phủ: Nợ TK 221 “Trái phiếu”

Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”

Tuy nhiên khi đầu tư vào trái phiếu, công ty có thể mua trái phiếu với giá cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá, và do không có tài khoản để phản ánh số tiền chênh lệch này nên công ty đã sử dụng tài khoản 229 (Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn) để thể hiện sự chênh lệch này:

Nợ TK 221 “Trái phiếu”

Nợ TK 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” (giá mua cao hơn mệnh giá) Có TK 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” (giá mua thấp hơn mệnh giá)

Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”

2.2.1.2 Các tài khoản phải thu, phải trả cho khách hàng:

Đối tượng khách hàng của công ty bảo hiểm được phân thành các nhóm khác nhau, đó là: chủ hợp đồng (được gọi là khách hàng); đại lý bán bảo hiểm (được gọi là đại lý); các công ty tái bảo hiểm và những nhà cung cấp các dịch vụ khác cho công ty (được gọi là nhà cung cấp) Tất cả các đối tượng này đều có thể phát sinh công nợ đối với công ty, vì vậy công ty phải mở sổ theo dõi chi tiết cho từng nhóm khách hàng trên các tài khoản công nợ của mình

- Đối với các tài khoản nợ phải thu:

Trang 33

+ Tài khoản 1311 “Phải thu về các khoản thu hoạt động bảo hiểm gốc”: tài khoản này công ty dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu về phí bảo hiểm và tình hình thanh toán các khoản nợ của khách hàng Đối với công ty bảo hiểm thì tài khoản này chỉ được sử dụng khi hợp đồng của khách hàng đã có giá trị tiền mặt và khách hàng đồng ý để công ty cho vay trước thời hạn để đóng phí bảo hiểm khi đến hạn Khi đó công ty sẽ hạch toán khoản nợ phải thu này như sau:

Nợ TK 1311 “Phải thu về các khoản thu hoạt động bảo hiểm gốc” Có TK 5111 “Doanh thu bảo hiểm gốc”

+ Tài khoản 1314 “Phải thu về hoạt động nhượng tái bảo hiểm”: thông thường khi nhận được yêu cầu bồi thường của khách hàng, nếu được chấp thuận công ty sẽ thanh toán tiền bồi thường cho khách hàng trước và ghi nhận nợ phải thu của các công ty tái bảo hiểm:

Nợ TK 62411 “Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm”

Nợ TK 1314 “Phải thu về hoạt động nhượng tái bảo hiểm” Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”

Sau đó công ty sẽ tiến hành thủ tục để yêu cầu công ty tái bảo hiểm trả số tiền mà công ty đã ứng trước cho khách hàng

+ Đối với các đại lý của mình, công ty sử dụng tài khoản 1318 “Phải thu khác của khách hàng” để theo dõi các khoản nợ tiền hoa hồng hoặc tiền thưởng mà công ty đã ứng trước cho đại lý

- Các tài khoản nợ phải trả: cũng giống như tài khoản nợ phải thu, công ty sử dụng tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” để theo dõi tình hình phát sinh và thanh toán các khoản nợ mà công ty phải trả cho khách hàng, đại lý hoặc công ty tái bảo hiểm Đặc biệt, đối với các nhà cung cấp, công ty sử dụng một tài khoản 3318 “Phải trả khác cho người bán” để theo dõi các khoản nợ phải thu và nợ phải trả cho nhà cung cấp Các khoản nợ phải thu hay khoản ứng trước cho nhà cung cấp, công ty sử dụng bên Nợ của tài khoản 3318 để hạch toán, và bên Có của tài khoản này dùng để theo dõi các khoản nợ phải trả cho các nhà cung cấp khác

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan