Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

92 1.7K 24
Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina

Trang 1

Mở đầu

1 Tính thiết thực của luận văn

Kế toán quản trị được ra đời trên thế giới từ những năm 70 của thế kỷ 20 xuất phát từ đòi hỏi của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Ơû Việt Nam, công tác kế toán quản trị chỉ bắt đầu được quan tâm trong khoảng 10 năm trở lại đây trước tình hình nền kinh tế thị trường ngày càng có nhiều cạnh tranh gay gắt, xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu đặt ra cho các doanh nghiệp bài toán khó về hiệu quả Việc nâng cao nội lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường thực sự là một vấn đề sống còn Có thể ví toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như một cỗ máy khổng lồ, trong đó mỗi bộ phận là một chi tiết máy của nó, chỉ cần một bộ phận không hoạt động hoàn hảo thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn doanh nghiệp

Do đó để nâng cao được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì đòi hỏi các bộ phận trong doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả và phối hợp với nhau nhịp nhàng theo mục tiêu chung Muốn vậy, kế toán quản trị cần xây dựng được các phương pháp giúp nhà quản trị thấy được kết quả hoạt động của từng bộ phận qua đó phát huy những yếu tố tích cực và ngăn ngừa những mặt yếu kém trong việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức Kế toán trách nhiệm quản lý là một trong những công cụ có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu trên

Xuất phát từ những yêu cầu khách quan như vậy, tác giả vận dụng những lý luận của kế toán trách nhiệm vào thực tiễn để thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina” cho luận văn tốt nghiệp cao học

Trang 2

2 Mục đích của luận văn

Luận văn dựa trên nền tảng kiến thức về kế toán quản trị đã được đào tạo ở bậc cao học để đi vào tìm hiểu thực trạng của công tác kế toán quản trị tại công ty Điện Tử Samsung Vina, nhằm:

- Tìm ra những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại trong công tác đánh giá trách nhiệm quản lý tại công ty

- Đưa ra một số giải pháp để xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý theo đặc thù của công ty, giúp bộ máy quản trị tại công ty đánh giá được một cách đúng đắn thành quả của các bộ phận trong việc hướng tới mục tiêu chung của tổ chức

3 Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong hệ thống kế toán quản trị của một doanh nghiệp cụ thể đó là công ty Điện Tử Samsung Vina Đây là một công ty có quy mô lớn, chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh, có quy trình sản xuất kinh doanh tiên tiến, bộ máy kế toán được trang bị phần mềm hỗ trợ hiện đại Luận văn sẽ xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty dựa trên những nền tảng sẵn có này

4 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, lôgich,… để hệ thống hoá lý luận, tìm hiểu thực tiễn và đề ra các giải pháp hoàn thiện trong tương lai

5 Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm: - Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm

- Chương 2: Thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại công ty Điện Tử

Samsung Vina

- Chương 3: Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty

Điện Tử Samsung Vina

Trang 3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

1.1 Kế toán trách nhiệm và vai trò của kế toán trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin quản trị

Hệ thống kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán được thiết lập để ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức, trên cơ sở đó lập các báo cáo thực hiện nhằm phục vụ cho các nhà quản lý kiểm soát được hoạt động và chi phí của họ Nói một cách khác, kế toán trách nhiệm là một phương pháp kế toán thu thập và báo cáo thông tin dự toán và thực tế về các đầu vào và đầu ra của các trung tâm trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm đo lường, qua đó đánh giá trách nhiệm quản lý và kết quả hoạt động của từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp dựa trên hai tiêu chí là hiệu quả (effectiveness) và hiệu năng (efficiency) Theo đó:

- Hiệu quả: có được khi đạt được mục tiêu đặt ra mà chưa kể đến việc sử dụng tài nguyên như thế nào, nó được tính toán bằng việc so sánh giữa kết quả đạt được với mục tiêu đề ra cho trung tâm trách nhiệm đó Nói cách khác, đó chính là mức độ trung tâm trách nhiệm hoàn thành mục tiêu của mình

- Hiệu năng: là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào của trung tâm trách nhiệm, hay có thể nói đó là tỷ lệ giữa kết quả thực tế đạt được so với nguồn tài nguyên thực tế mà trung tâm trách nhiệm đã sử dụng để tạo ra kết quả đó Như vậy, để có thể xác định được hiệu quả và hiệu năng của các trung tâm trách nhiệm vấn đề đặt ra là phải lượng hóa được đầu vào và đầu ra của các

Trang 4

trung tâm trách nhiệm Trên cơ sở đó sẽ xác định được các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm cụ thể Việc đo lường thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm sẽ tạo điều kiện cho việc đánh giá chất lượng hoạt động của giám đốc các trung tâm, đồng thời khích lệ họ điều khiển hoạt động trung tâm của mình phù hợp với mục tiêu cơ bản của toàn công ty

1.2 Các trung tâm trách nhiệm

Để thực hiện được kế toán trách nhiệm thì trước tiên doanh nghiệp phải xây dựng được các trung tâm trách nhiệm trong đơn vị mình Đó có thể là những bộ phận trong tổ chức chịu sự kiểm soát của người đứng đầu bộ phận được giao trách nhiệm Đầu ra của một trung tâm trách nhiệm sẽ là hàng hóa hay dịch vụ mà nó cung cấp, và như vậy nó sẽ cần đầu vào bao gồm các yếu tố nguyên liệu, nhân công để thực hiện đầu ra

Có 4 loại trung tâm trách nhiệm chính là:

- Trung tâm chi phí: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chỉ có trách

nhiệm về việc kiểm soát chi phí trong phạm vi quản lý của mình

- Trung tâm doanh thu: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chỉ chịu

trách nhiệm về các khoản doanh thu

- Trung tâm lợi nhuận: là trung tâm trách nhiệm mà ở đó nhà quản lý phải

chịu trách nhiệm về lợi nhuận đạt được tại đơn vị do mình chịu trách nhiệm quản lý Do lợi nhuận là kết quả của doanh thu trừ chi phí, do đó nhà quản lý có trách nhiệm kiểm soát cả doanh thu và chi phí trong phạm vi quản lý của mình

- Trung tâm đầu tư: là trung tâm trách nhiệm mà ở đó nhà quản lý phải

chịu trách nhiệm đối với lợi nhuận và vốn đầu tư mà đơn vị đã bỏ ra -

Trang 5

1.3 Các công cụ được sử dụng để đánh giá trách nhiệm quản lý:

Để đánh giá được thành quả của các trung tâm trách nhiệm thì kết quả thực tế của các trung tâm trách nhiệm sẽ được so sánh đối chiếu với số liệu dự toán ban đầu trên cả hai mặt hiệu quả và hiệu năng

- Đối với trung tâm chi phí: được chia làm hai dạng là trung tâm chi phí

định mức và trung tâm chi phí tự do

Trung tâm chi phí định mức (Standard cost center): là trung tâm chi phí mà

đầu ra có thể xác định và lượng hóa bằng tiền trên cơ sở đã biết phí tổn cần thiết để tạo ra một đơn vị đầu ra Ví dụ, một phân xưởng sản xuất là trung tâm chi phí định mức vì giá thành mỗi đơn vị sản phẩm tạo ra có thể xác định thông qua định mức chi phí vật liệu trực tiếp, định mức chi phí nhân công trực tiếp và định mức chi phí sản xuất chung Đối với trung tâm chi phí này thì:

¾ Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua việc hoàn thành kế hoạch sản lượng sản xuất đúng thời hạn và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định

¾ Về mặt hiệu năng: được đo lường thông qua việc so sánh giữa chi phí thực tế với chi phí định mức, phân tích biến động và xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến tình hình thực hiện định mức chi phí

Trung tâm chi phí tự do (discretionary expense center): là trung tâm chi

phí mà đầu ra không thể lượng hóa được bằng tiền một cách chính xác và mối quan hệ giữa đầu ra với đầu vào ở trung tâm này không chặt chẽ Điển hình về trung tâm chi phí này là các phòng ban thuộc bộ phận gián tiếp như phòng nhân sự, tổng hợp, kế toán,…Các khoản chi phí thường được đặt ra cố định cho mỗi phòng ban, sự thay đổi nếu có của các

Trang 6

khoản chi phí này cũng không làm ảnh hưởng đến năng suất ở các phân xưởng sản xuất Các trung tâm chi phí này được đánh giá như sau:

¾ Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua việc so sánh giữa đầu ra và mục tiêu phải đạt được của trung tâm

¾ Về mặt hiệu năng: được đánh giá chủ yếu dựa vào việc đối chiếu giữa chi phí thực tế phát sinh và dự toán ngân sách đã được duyệt Thành quả của các nhà quản lý bộ phận này sẽ được đánh giá dựa vào khả năng kiểm soát chi phí của họ trong bộ phận

- Đối với trung tâm doanh thu: việc đánh giá sẽ được thực hiện như sau:

¾ Về mặt hiệu quả: sẽ đối chiếu giữa doanh thu thực tế đạt được với doanh thu dự toán của bộ phận Xem xét tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, qua đó phân tích sai biệt doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan như đơn giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ

¾ Về mặt hiệu năng: do đầu ra của trung tâm doanh thu được lượng hóa bằng tiền nhưng đầu vào thì không vì trung tâm doanh thu không chịu trách nhiệm về giá thành sản phẩm hay giá vốn hàng hóa Trong khi đó chi phí phát sinh tại trung tâm doanh thu không thể so sánh được với doanh thu của trung tâm Vì vậy cần so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán của trung tâm khi đo lường hiệu năng của trung tâm doanh thu

- Đối với trung tâm lợi nhuận: việc đánh giá sẽ được thực hiện như sau:

¾ Về mặt hiệu quả: so sánh giữa lợi nhuận đạt được thực tế với lợi nhuận ước tính theo dự toán Phân tích khoản sai biệt lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan như doanh thu, giá vốn, chi

Trang 7

phí bán hàng, chi phí quản lý Qua đó xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan làm biến động lợi nhuận so với dự toán ¾ Về mặt hiệu năng: được đo lường bằng các chỉ tiêu như số dư đảm

phí bộ phận, số dư bộ phận kiểm soát được, số dư bộ phận, lợi nhuận trước thuế Ngoài ra, còn có thể sử dụng các số tương đối như tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất doanh thu trên chi phí,… để đánh giá hiệu năng hoạt động của các trung tâm lợi nhuận

- Đối với trung tâm đầu tư:

¾ Về mặt hiệu quả: có thể được đo lường giống như trung tâm lợi nhuận

¾ Về mặt hiệu năng: cần phải có sự so sánh giữa lợi nhuận đạt được với tài sản hay giá trị đã đầu tư vào trung tâm thông qua các chỉ tiêu ROI, RI,… sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau

1.3.1 Phân tích chênh lệch kết quả giữa thực tế và kế hoạch

Phân tích chênh lệch kết quả giữa thực tế và kế hoạch sẽ chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa chúng và từ đó giúp nhà quản trị thấy được những điểm cần phải khắc phục cũng như những mặt mạnh cần phát huy trong quá trình thực hiện kế hoạch

Trong phương pháp phân tích chênh lệch các nhân tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch kết quả thực hiện sẽ được phân thành hai loại là nhân tố quy mô và nhân tố hiệu suất Như vậy ∑chênh lệch = ∆ nhân tố quy mô + ∆ nhân tố hiệu suất Nhân tố quy mô nói lên mức độ, khối lượng hoạt động, ví dụ khối lượng sản phẩm Nhân tố hiệu suất nói lên chất lượng hoạt động, ví dụ đơn giá

Trang 8

Đối với trung tâm chi phí thì nhân tố quy mô là số lượng sản phẩmđược sử dụng để hoàn thành mục tiêu còn nhân tố hiệu suất chính là chi phí để có được sản phẩm đó

Đối với trung tâm doanh thu nhân tố quy mô chính là số lượng hàng hóa được bán ra trong kỳ còn nhân tố hiệu suất là giá bán

Lợi nhuận là kết quả có được của doanh thu trừ đi chi phí Do đó sự biến động của lợi nhuận chịu sự tác động của hai nhân tố là doanh thu và chi phí Vì vậy, đối với trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư có thể căn cứ vào các phân tích của các trung tâm chi phí và doanh thu để đánh giá kết quả của trung tâm mình

Công thức phân tích chênh lệch được trình bày như sau:

Aûnh hưởng của = chênh lệch của x giá trị nhân tố hiệu nhân tố quy mô nhân tố quy mô suất của kỳ kế hoạch

Aûnh hưởng của = chênh lệch của x giá trị nhân tố quy mô nhân tố hiệu suất nhân tố hiệu suất của kỳ thực hiện

a Phân tích biến động chi phí

Như trên đã trình bày, trong phân tích biến động chi phí thì sự biến động do nhân tố giá cả sẽ được tính trên cơ sở chênh lệch của giá và khối lượng thực tế; sự biến động do nhân tố khối lượng sẽ được tính trên cơ sở chênh lệch của khối lượng và giá kế hoạch

Trang 9

P1: Giá cả các yếu tố đầu vào thực tế P0: Giá cả các yếu tố đầu vào kế hoạch Như vậy:

Q1P1: Chi phí các yếu tố đầu vào thực tế Q0P0: Chi phí các yếu tố đầu vào kế hoạch Và:

Q1P1 - Q0P0 : Tổng biến động của chi phí

Gọi biến động của các nhân tố khối lượng và nhân tố giá lần lượt là ∆Q và ∆P, ta có thể viết:

∆Q = Q1P0 – Q0P0 = (Q1 - Q0) P0 : Biến động do khối lượng ∆P = Q1P1 - Q1P0 = (P1 - P0) Q1 : Biến động do giá

b Phân tích biến động doanh thu: Ta gọi:

Q: Doanh thu

Q1: Doanh thu thực hiện Q0: Doanh thu kế hoạch a : Khối lượng

a1 : Khối lượng thực hiện a0 : Khối lượng thực hiện b : Giá bán

b1 : Giá bán thực hiện b0 : Giá bán kế hoạch Ta có:

Doanh thu: Q = a.b (Doanh thu = khối lượng x Giá bán) Doanh thu thực hiện: Q1 = a1b1

Doanh thu kế hoạch: Q0 = a0b0

Doanh thu chênh lệch : ∆Q = Q1 - Q0 = a1b1 - a0b0

Chênh lệch doanh thu do khối lượng bán : ∆a = a1b0 - a0b0 = (a1 - a0) b0 Chênh lệch doanh thu do đơn giá bán : ∆b = a1b1 - a1b0 = (b1 - b0) a1

Trang 10

1.3.2 Chỉ số tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return on Investment – ROI)

Là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên vốn đầu tư đã bỏ ra Ngoài ra ROI còn được phân tích là tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu với vòng quay của doanh thu trên vốn đã sử dụng

ROI được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư của các trung tâm đầu tư và các doanh nghiệp có quy mô vốn khác nhau để xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, làm cơ sở đánh giá thành quả quản lý Ngoài ra, ROI còn được sử dụng để tìm ra các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhằm tìm ra giải pháp để kết quả hoạt động tốt hơn Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ cấu vốn đầu tư

ROI có thể được phân tích thành các yếu tố sau đây:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mô tả cấu trúc ROI

Doanh thu Vốn cố định bình quân

Tỷ lệ hồn vốn

ROI

Số vịng quay của vốn đầu tư

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Vốn hoạt động bình quân

Lợi nhuận (lãi thuần)

Doanh thu

Vốn lưu động bình quân

Doanh thu

Chi phí hoạt động = (x)

Trang 11

Lợi nhuận được sử dụng trong công thức là lãi thuần trước thuế thu nhập và trước khi trả tiền lời Lý do sử dụng chỉ tiêu lãi thuần từ hoạt động là để phù hợp với doanh thu và vốn hoạt động đã tạo ra nó và để làm cơ sở xác định số lần quay vòng vốn

Vốn hoạt động bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, các khoản tồn kho, máy móc thiết bị và các khoản vốn khác được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức Vốn hoạt động được sử dụng trong cơ cấu xác định ROI ở điều kiện bình thường là vốn bình quân giữa đầu năm và cuối năm Nếu có biến động về vốn đầu tư thì phải tính bình quân từng tháng trong năm Những khoản vốn không được xếp vào loại vốn hoạt động là giá trị đất đai để xây dựng nhà xưởng trong tương lai hoặc giá trị tài sản cố định thuê ngoài

Các biện pháp làm tăng ROI

Dựa vào việc phân tích các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu ROI đã được trình bày ở trên, ta thấy có thể tăng chỉ tiêu ROI bằng các biện pháp sau đây:

- Tăng doanh thu (chi phí có thể không đổi hoặc giảm xuống): doanh thu tăng trong khi chi phí không đổi hay giảm xuống sẽ làm mức lợi nhuận tăng lên Do lợi nhuận nằm ở phần tử số trong công thức xác định ROI, nên việc lợi nhuận tăng sẽ làm tăng ROI

- Giảm chi phí hoạt động (doanh thu không đổi hoặc tăng): trong biện pháp này, các nhà quản trị cố gắng giảm các khoản chi phí hoạt động mà mục tiêu chủ yếu là giảm biến phí, đặc biệt là tăng năng suất lao động để giảm chi phí lao động trong một đơn vị sản phẩm Chi phí hoạt động giảm trong khi doanh thu không đổi sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên và làm tăng ROI

- Doanh thu giảm với tốc độ giảm chậm hơn tốc độ giảm chi phí: giải pháp này được thực hiện khi phải cắt giảm các hoạt động không hiệu quả hay giảm bớt sản xuất các mặt hàng không mang lại hiệu quả cao Mức lợi nhuận trong

Trang 12

trường hợp này giảm đi do doanh thu giảm nhưng đồng thời cũng cắt giảm được các chi phí tạo gánh nặng cho công ty nên cuối cùng tỷ số ROI vẫn tăng lên so với lúc chưa cắt giảm bớt hoạt động

- Giảm vốn hoạt động: biện pháp giảm vốn hoạt động bình quân đặt trọng tâm vào việc làm giảm các loại hàng tồn kho không hợp lý về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm làm ứ động vốn, tích cực thu hồi các khoản phải thu một cách nhanh chóng để tránh vốn bị tồn động và gia tăng số vòng quay của vốn

Một số điểm hạn chế của chỉ tiêu ROI

Mặc dù chỉ tiêu ROI là một chỉ tiêu quan trọng và được các nhà quản trị sử dụng rộng rãi để đánh giá kết quả thực hiện của quản lý, nó vẫn còn những điểm hạn chế sau đây:

- ROI có khuynh hướng chú trọng đến việc thực hiện ngắn hạn hơn là quá trình sinh lời dài hạn, do vậy nhà quản trị quá chú trọng vào ROI có thể bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư mà kết quả của chúng chỉ rõ rệt về lâu dài - ROI bỏ qua ảnh hưởng của thời giá tiền tệ nên ảnh hưởng đến việc phân

Trang 13

1.3.3 Lợi tức còn lại (Residual Income – RI)

Lợi tức còn lại là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí sử dụng vốn đã đầu tư vào bộ phận đó Chỉ số này nhấn mạnh đến khả năng sinh lời vượt trên chi phí vốn đã đầu tư vào một bộ phận hay toàn doanh nghiệp

Công thức tính của RI

Hay

Chỉ tiêu RI là con số tuyệt đối, nó sẽ cho biết được lợi nhuận thực tế đã mang về là bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn đã đầu tư để có được lợi nhuận trên

Ví dụ minh hoạ 1:

Giả sử một bộ phận chế biến tại một công ty thực phẩm S có thể mua một máy chế biến thực phẩm mới trị giá 500.000 ngàn đồng sẽ làm gia tăng năng suất giúp tạo thêm một khoản lợi nhuận là 80.000 ngàn đồng Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của thiết bị mới này là 16%

Chỉ tiêu Không đầu tư mới Đầu tư mới

(Trừ chi phí lãi ước tính)

RI = Lợi nhuận – (Vốn đầu tư x Tỷ suất chi phí vốn) RI = Lợi tức của trung tâm đầu tư – (Vốn đầu tư x Lãi suất ước tính) RI = Lợi nhuận – Chi phí vốn

Trang 14

Rõ ràng nếu trong trường hợp này các nhà quản trị chỉ căn cứ vào tỷ số ROI để ra quyết định thì rất có thể sẽ dẫn đến một kết quả khác biệt Cụ thể:

Nếu chưa có thiết bị mới thì :

Nếu mua thêm thiết bị mới ROI lại giảm xuống:

ROI đầu tư mới = Lợi tức bộ phận tăng thêm = 80.000 = 16% Vốn đầu tư tăng thêm 500.000

ROI = 3.600.000 x 100% = 20% 18.000.000

ROI = 3.600.000 + 80.000 x 100% < 20% 18.000.000 + 500.000

Trong khi đó nếu căn cứ vào RI theo như bảng trên thì nhà quản lý tại trung tâm này sẽ quyết định đầu tư vì sẽ làm tăng lợi tức còn lại của bộ phận mình quản lý (1.460.000 > 1.400.000) Như vậy, để hướng đến mục tiêu chung, kế toán quản trị sẽ sử dụng chỉ tiêu RI để đo lường thành quả bộ phận và trách nhiệm quản lý

Hạn chế của chỉ tiêu RI

Chỉ tiêu RI phản ánh số tuyệt đối nên thường được dùng để khắc phục hạn chế của chỉ tiêu ROI trong việc đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư, nhưng bên cạnh đó vì là số tuyệt đối nên chỉ tiêu này không thể được sử dụng để đánh giá thành quả của các trung tâm có quy mô khác nhau Để khắc phục nhược điểm này, kế toán quản trị sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận còn lại trên vốn đầu tư (%RI)

% RI = RI x 100% Vốn đầu tư

Ví dụ minh họa 2

So sánh về lợi tức còn lại của hai bộ phận A, G trong công ty S

Trang 15

Chỉ tiêu Bộ phận G Bộ phận A

(Trừ chi phí lãi ước tính)

Lợi tức và lợi tức còn lại của bộ phận A lớn hơn bộ phận G (6.750.000 > 3.000.000) nhưng đồng thời nó cũng có quy mô vốn đầu tư lớn hơn (45.000.000 > 20.000.000), chính vì vậy chưa hẳn bộ phận G hoạt động kém hơn bộ phận A)

Nếu so sánh thì:

ROIG = 3.000.000 = 15%; ROIA = 6.750.000 = 15% 20.000.000 45.000.000

RIG = 600.000 = 3%; RIA = 1.350.000 = 3% 20.000.000 45.000.000

1.4 Xác định trách nhiệm báo cáo của các trung tâm trách nhiệm

Thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm được tổng hợp định kỳ trên một báo cáo thành quả Báo cáo thành quả sẽ phản ánh kết quả tài chính chủ yếu theo thực tế và theo dự toán, đồng thời chỉ ra các chênh lệch giữa kết quả thực tế so với dự toán theo từng chỉ tiêu được chuyển tải trong báo cáo phù hợp với từng loại trung tâm trách nhiệm Ví dụ, báo cáo thành quả của trung tâm chi phí gồm các khoản mục chi phí thực tế, chi phí dự toán và các khoản chêch lệch giữa chi phí thực tế so với dự toán; báo cáo thành quả của trung tâm doanh thu bao gồm doanh thu thực tế, doanh thu dự toán cùng với khoản chêch lệch giữa doanh thu

Trang 16

thực tế so với dự toán, hay báo cáo thành quả của trung tâm lợi nhuận là báo cáo tình hình thực hiện dự toán lợi nhuận theo hình thức số dư đảm phí, báo cáo thu nhập bộ phận Như vậy báo cáo thành quả chú trọng vào việc thực hiện các dự toán và phân tích các chênh lệch, vì thế để so sánh đánh giá các khoản chênh lệch này một cách phù hợp và đúng đắn, kế toán quản trị sẽ sử dụng dự toán linh hoạt nhằm cung cấp một mức chuẩn cho việc so sánh, đánh giá tình hình thực hiện dự toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Mục đích của việc phân tích báo cáo thành quả bộ phận là xem xét chi tiết các đối tượng hay từng bộ phận đóng góp bao nhiêu trong thành quả chung, bên cạnh đó sẽ đánh giá được thành quả của từng bộ phận thông qua việc xem xét số dư bộ phận

Trong báo cáo thành quả bộ phận, báo cáo thu nhập sẽ được chuyển sang theo dạng số dư đảm phí Các khoản chi phí được chi tiết theo tính chất có thể kiểm soát riêng biệt từ bộ phận nhỏ đến bộ phận lớn Trong đó định phí chung được tách ra thành các định phí có thể kiểm soát được đối với các bộ phận phân chia để làm rõ được thành quả quản lý của bộ phận và thành quả bộ phận Định phí bộ phận liên quan trực tiếp đến bộ phận đó, nếu bộ phận không còn thì định phí đó cũng không tồn tại Việc đánh giá thành quả quản lý bộ phận và thành quả bộ phận chủ yếu dựa vào xem xét số dư của bộ phận, tức phần còn lại của số dư đảm phí sau khi trang trải toàn bộ định phí bộ phận

Trang 17

Kết luận chương 1

Kế toán trách nhiệm quản lý là một bộ phận quan trọng của kế toán quản trị, đó là một công cụ để đánh giá thành quả quản lý của các cấp quản trị một cách đúng đắn và đầy đủ Qua đó giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí, doanh thu, lợi nhuận và vốn đầu tư một cách hiệu quả hơn

Chương 1 giới thiệu tổng quát một số kiến thức cần thiết về kế toán trách nhiệm quản lý làm cơ sở lý luận nghiên cứu cho các chương sau Trong đó mỗi một doanh nghiệp có thể bao gồm 4 trung tâm trách nhiệm là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư Mỗi một trung tâm sẽ tương ứng với một cấp quản trị thích hợp, phụ thuộc vào quyền kiểm soát của nhà quản trị đối với trung tâm đó Tùy theo từng trung tâm, kế toán trách nhiệm sẽ có những công cụ để đánh giá thành quả khác nhau

Việc đánh giá đầy đủ và chính xác thành quả quản lý của các cấp quản trị sẽ giúp doanh nghiệp có được những thông tin quan trọng trong việc đưa ra những phương thức hiệu quả nhất hướng đến mục tiêu chung của tổ chức

Trang 18

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG VINA

2.1 Giới thiệu công ty Điện Tử Samsung Vina

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Lịch sử hình thành

Công ty điện tử Samsung Vina, gọi tắt SAVINA, là một liên doanh giữa Công ty sản xuất kinh doanh XNK Điện – Điện tử Quận 10 của Việt Nam (nay là công ty Cổ phần T.I.E) và công ty Điện tử Samsung của Hàn Quốc Công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1125/CP do UBKHNN về Hợp tác và Đầu tư (SSCI), nay là Bộ KH & ĐT (MPI) cấp vào ngày 28 tháng 01 năm 1995 công ty bắt đầu hoạt động vào ngày 1 tháng 6 năm 1996 Vốn đầu tư của công ty là 36.541.000 đôla Mỹ

Lĩnh vực hoạt động

Công ty được phép hoạt động sản xuất và kinh doanh cho thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm máy thu hình, đầu video, dàn âm thanh hifi, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh, máy tính tiền tự động, màn hình máy tính, linh kiện điện tử và cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo hành các sản phẩm do công ty sản xuất trong thời hạn 20 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư

Địa điểm hoạt động

Công ty hiện có các trụ sở như sau:

- Một nhà máy và văn phòng chính đặt tại số 938 QL1A, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM

- Văn phòng kinh doanh đặt tại lầu 8, toà nhà Diamond Plaza, số 34 Lê Duẫn, Quận 1, TP.HCM

- Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm đặt tại toà nhà 2-2A Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP.HCM

- CN công ty tại Hà Nội đặt tại số 503 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội - CN công ty tại Đà Nẵng đặt tại số 60 Hàm Nghi, Quận Thanh Khê, TP.Đà

Nẵng

Mối liên hệ với công ty mẹ

Trang 19

Công ty Điện tử Samsung của Hàn Quốc đóng góp 80% số vốn trong liên doanh, do đó SAVINA là một trong số những công ty con của Công ty Điện tử Samsung trên toàn cầu Vì là công ty con nên SAVINA cũng phải tuân thủ theo những quy định chung do công ty mẹ đưa ra

- Về mặt nhân sự : SAVINA hiện có 7 nhân viên người Hàn Quốc do công ty mẹ điều sang để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Các nhân viên này được hưởng lương và các khoản phúc lợi khác theo chính sách của công ty mẹ nhưng do SAVINA thanh toán

- Về hoạt động sản xuất kinh doanh: hầu hết linh kiện được dùng để phục vụ cho sản xuất tại SAVINA đều được nhập về từ công ty mẹ và các công ty trong cùng tập đoàn Công ty mẹ còn giúp đỡ SAVINA nhiều mặt về kỹ thuật sản xuất thông qua việc cung cấp các thông tin kỹ thuật và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên Ngoài ra, công ty mẹ còn đóng vai trò là người môi giới xuất khẩu thông qua việc tìm kiếm khách hàng cho hoạt động xuất khẩu của SAVINA

- Về mặt tài chính: vì là thành viên trong cùng tập đoàn SamSung nên khi mua hàng hóa từ các thành viên khác, SAVINA không cần phải mở L/C và cũng không phải trả tiền lãi do việc thanh toán chậm trễ (nếu có) Tuy nhiên nếu việc này xảy ra thường xuyên thì lãnh đạo công ty sẽ chịu khiển trách từ công ty mẹ Định kỳ (tháng, quý, năm) SAVINA phải gửi báo cáo cho công ty mẹ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm kê, kiểm toán,… và hàng năm, công ty mẹ sẽ gửi một đội kiểm toán nội bộ sang kiểm tra thực tế tại SAVINA

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức công ty

Trang 20

BP MH: Bộ phận mua hàng

BP GNHH: Bộ phận giao nhận hàng hóa

BP BHSP: Bộ phận bảo hành sản phẩm BP TT: Bộ phận tiếp thị

Đội W/G: Đội kinh doanh sp điện lạnh, máy giặt Đội IT: Đội kinh doanh sp màn hình vi tính Đội A/V: Đội kinh doanh sản phẩm nghe nhìn BP NS: Bộ phận nhân sự

BP KT: Bộ phận kế toán

BP QLTC: Bộ phận quản lý tài chính BP HTTT: Bộ phận hệ thống thông tinBP KTSX: Bộ phận kỹ thuật sản xuất

BP SX: Bộ phận sản xuất

BP ĐBCL: Bộ phận đảm bảo chất lượng BP Sigma: Bộ phận Sigma

BP QL KHO:Bộ phận quản lý kho BP KHSX: Bộ phận kế hoạch sản xuất

Tổng Giám Đốc

PTGĐ Sản xuất

Giám đốc Tài chính PTGĐ

Thu mua

GĐ kinh doanh 1

BP BH SPBP

SX BP

KT SX

BP ĐB CL

BP Sigma

BP QL KHO

BP MH BP

KH SX

BP

NS BP KT

BP QL TC

BP HT TT BP

GN HH

Đội A/V

GĐ kinh doanh 2

GĐ Tiếp Thị

BP TT Đội

W/G Đội IT

Ghi chú:

Trang 21

2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của những người đứng đầu các bộ phận Tổng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách

nhiệm quản lý, điều hành chung các hoạt động của công ty Ngoài ra Tổng giám đốc còn là người phê duyệt các phương án hoạt động, các phương án đầu tư,

quyết định các chính sách đối nội, đối ngoại của công ty

PTGĐ sản xuất: Chịu trách nhiệm về việc điều hành các hoạt động liên

quan đến sản xuất của công ty PTGĐ sản xuất điều hành các bộ phận sau:

- Sản xuất: nhận kế hoạch từ bộ phận kế hoạch sản xuất và thông báo cho

bộ phận quản lý kho để có kế hoạch nhận vật tư phục vụ cho sản xuất; đảm bảo sản xuất đúng kế hoạch và chất lượng đặt ra

- Kỹ thuật sản xuất: chức năng chính là hướng dẫn và cung cấp tài liệu về

cách thức sản xuất, bảo hành các sản phẩm mới cho các bộ phận liên quan; quản lý và bảo trì các thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất

- Đảm bảo chất lượng: thực hiện kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào và sản

phẩm đầu ra; phân tích lỗi sản phẩm trên thị trường và kết hợp với các bộ phận liên quan tìm ra hướng giải quyết

- Sigma: huấn luyện các nhân viên trong công ty về cách thức quản lý mới

theo phương pháp 6 Sigma

- Quản lý kho: đảm bảo tốt số lượng và chất lượng vật tư phục vụ sản xuất;

quản lý số lượng thành phẩm được sản xuất ra nhập kho chờ tiêu thụ

- Kế hoạch sản xuất: liên hệ với công ty mẹ, bộ phận bán hàng, thu mua

vật tư, sản xuất trước khi lên kế hoạch nhằm đảm bảo hoạt động của các bộ phận liên quan vận hành tốt, tránh bị động Ngoài ra bộ phận này còn kiêm luôn chức năng chuẩn bị hồ sơ và các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa

Trang 22

PTGĐ thu mua: Chịu trách nhiệm về công việc thu mua vật tư và giao

nhận hàng hóa Cụ thể GĐ thu mua trực tiếp quản lý các bộ phận sau:

- Mua hàng: giao dịch với các nhà cung cấp mua vật tư trong và ngoài

nước, đảm bảo lượng vật tư cần thiết cho sản xuất theo kế hoạch

- Giao nhận hàng: thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, giao dịch, quản lý

và theo dõi các khoản thuế phải nộp với hải quan, đảm bảo cho quá trình nhập xuất hàng hóa được thuận lợi và thông suốt

Giám đốc tài chính (KTT): GĐ tài chính kiêm luôn chức danh kế toán

trưởng, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động tài chính, kế toán, nhân sự, hệ thống thông tin tại công ty Cụ thể bao gồm các bộ phận sau:

- Kế toán tài chính: thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính, hợp tác với các bộ phận khác quản lý tốt tài sản công ty

- Quản lý tài chính: quản lý tình hình tài chính công ty, thực hiện lập dự

toán và phân tích số liệu phục vụ cho công việc quản lý của ban giám

đốc

- Nhân sự: quản lý tình hình nhân sự, phúc lợi nhân viên, huấn luyện nhân viên và tổ chức các hoạt động xã hội bên ngoài công ty

- Hệ thống thông tin: quản lý bộ phận hệ thống thông tin trong công ty,

đảm bảo an toàn hệ thống mạng, máy tính, các chương trình phần mềm ứng dụng trong công ty vận hành tốt, lập các báo cáo và phát triển các

chương trình hỗ trợ theo yêu cầu của các phòng ban

GĐ kinh doanh 1: chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về điều hành

các hoạt động bán hàng trên toàn quốc các mặt hàng nghe nhìn như máy thu hình màu, đầu DVD, Audio

Trang 23

GĐ kinh doanh 2: chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về điều hành

các hoạt động bán hàng trên toàn quốc các mặt hàng điện lạnh, máy giặt, màn hình vi tính đồng thời quản lý bộ phận bảo hành sản phẩm

GĐ tiếp thị: chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về điều hành các hoạt

động tiếp thị, thăm dò thị trường, giới thiệu sản phẩm mới, xây dựng các chương trình khuyến mãi, quảng bá hình ảnh công ty

2.1.3 Tổ chức công tác kế toán

Chế độ kế toán áp dụng

Hệ thống kế toán

Hiện công ty áp dụng theo Hệ thống kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành thông qua Quyết định số 1141 TCQĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 và Thông tư 55 ngày 26 tháng 06 năm 2003 của Bộ Tài Chính

Biểu mẫu và chứng từ kế toán

Công ty áp dụng các biểu mẫu và chứng từ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định số 1141 TCQĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 Ngoài ra, công ty còn có đăng ký thêm các mẫu biểu và chứng từ kế toán bổ sung hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động tại công ty

Hệ thống tài khoản

SAVINA hiện đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng chung cho tập đoàn Samsung trên toàn cầu theo quy định của công ty mẹ nhằm thuận tiện hơn trong công tác theo dõi báo cáo và hợp nhất báo cáo tài chính của tập đoàn Tuy nhiên khi thực hiện các báo cáo kế toán cho các cơ quan chức năng, các tài khoản này sẽ được chuyển đổi tương ứng với các tài khoản theo quy định của Việt Nam

Hệ thống tài khoản kế toán này rất chi tiết, được xây dựng theo kiểu kế toán Mỹ Mỗi đối tượng có liên quan trong một loại nghiệp vụ phát sinh sẽ đều

Trang 24

có một tài khoản riêng biệt để ghi nhận Như vậy so với hệ thống tài khoản kế toán hiện đang được áp dụng thống nhất tại Việt Nam hiện nay thì hệ thống tài khoản này có những điểm khác biệt cơ bản sau:

- Cùng một tài khoản thuộc hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 1141 TCQĐ/CĐKT thì có thể bao gồm rất nhiều tài khoản khác nhau trong hệ thống của SAVINA, mỗi tài khoản theo dõi một loại đối tượng phát sinh chứ không phân biệt theo tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3,…

- Không có sự phân biệt theo chức năng chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, hay chi phí sản xuất Sự phân biệt này sẽ được căn cứ dựa vào các trung tâm chi phí (Cost Center) Ví dụ : Tài khoản “chi phí vật dụng văn phòng” có số hiệu là 53510100, nếu được khai báo với Cost Center là PC07 (bộ phận quản lý sản xuất) thì hệ thống sẽ hiểu là chi phí này thuộc về bộ phận sản xuất tương ứng với chi phí sản xuất chung; nếu được khai báo với Cost Center là A002 (bộ phận nhân sự ) thì sẽ được phân loại là chi phí quản lý doanh nghiệp; nếu được khai báo với Cost Center là S002 (bộ phận bán hàng) thì sẽ được phân loại là chi phí bán hàng,…

Hệ thống sổ sách kế toán

Hiện tại, SAVINA đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung Số liệu kế toán được xử lý bằng hệ thống vi tính Hệ thống sổ sách kế toán tại SAVINA hiện nay bao gồm các loại sau:

- Các sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Sổ Cái, sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký thu tiền, sổ Nhật ký chi tiền, sổ Nhật ký bán hàng

- Các sổ kế toán chi tiết bao gồm: sổ chi tiết tài sản cố định, sổ chi tiết hàng tồn kho, thẻ kho, sổ chi tiết công nợ với người bán, người mua, với ngân sách nhà nước và công nợ nội bộ, sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng

Trang 25

Hệ thống báo cáo kế toán

- Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Báo cáo cân đối kế toán (Balance sheet) Báo cáo kết quả kinh doanh (Profit & lost) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow) Thuyết minh báo cáo tài chính

- Các báo cáo kế toán quản trị bao gồm:

Báo cáo chi phí thực tế / kế hoạch: báo cáo này theo dõi chi phí thực tế phát sinh trong kỳ so với kế hoạch; chi tiết theo từng bộ phận từng khoản mục chi phí Báo cáo này giúp phản ánh kết quả chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch; mức độ phần trăm chênh lệch

Báo cáo doanh thu thực hiện theo vùng: phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm ở một giai đoạn bất kỳ, thể hiện số lượng bán, doanh số bán của từng nhóm sản phẩm cũng như tỷ lệ phần trăm của chúng theo từng vùng

Báo cáo chi tiết doanh thu hàng xuất khác: phản ánh tình hình xuất sản phẩm tiêu dùng nội bộ, khuyến mãi, biếu tặng ở một giai đoạn bất kỳ

Báo cáo chi tiết doanh thu tiêu thụ theo Model: phản ánh chi tiết từng sản phẩm được tiêu thụ ở các chi nhánh theo từng tháng nhất định

Báo cáo chi tiết chiết khấu, thưởng: theo dõi chi tiết theo từng hóa đơn, khách hàng và khu vực

Báo cáo tình trạng hàng tồn kho: phản ánh thông tin chi tiết về các sản phẩm đang có tại các kho ở tất cả các chi nhánh tại thời điểm xem báo cáo Báo cáo này còn thể hiện thông tin về chất lượng hàng hóa đang tồn kho theo loại A, B hay C

Trang 26

Báo cáo hàng tồn kho theo độ tuổi (Inventory Aging): thể hiện giá trị hàng tồn kho của các nhóm hàng hóa, vật tư theo độ tuổi Báo cáo được lập nhằm theo dõi hàng tồn kho lâu ngày không sử dụng

Báo cáo công nợ phải thu theo độ tuổi (Account Receivable Aging): báo cáo này thể hiện tình trạng công nợ của khách hàng theo thời gian quá hạn, tạo cơ sở cho việc đốc thúc thu hồi nợ, lập dự phòng phải thu khó đòi cũng như tính điểm thưởng cho khách hàng

Báo cáo lợi nhuận: thể hiện chi tiết kết quả kinh doanh thực hiện được trong tháng và tích lũy từ đầu năm đến tháng báo cáo theo từng kênh bán hàng, loại sản phẩm, model sản phẩm Ngoài ra, báo cáo còn có thông tin về số liệu kế hoạch tương ứng để đối chiếu

Báo cáo lợi nhuận qua các tháng: tương tự như báo cáo lợi nhuận nhưng số liệu thực tế được thể hiện qua các tháng, giúp thuận tiện cho việc so sánh Báo cáo không thể hiện số liệu kế hoạch

Báo cáo kế hoạch tiền tệ: phản ánh tổng quát kế hoạch thu chi tiền tệ trong ngày, tuần, tháng

Ứng dụng tin học trong kế toán

Phần mềm kế toán hiện đang được sử dụng tại SAVINA là phần mềm SAP R/3 của Cộng hòa liên bang Đức Đây không phải là phần mềm dành riêng cho kế toán mà là một phần mềm tích hợp, được sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau bao gồm quản lý bán hàng (Sales Management), lập kế hoạch sản xuất (Global Planning), kỹ thuật sản xuất (Production Enginering), quản lý tồn kho bao gồm cả quản lý vật tư và thành phẩm (Material Management), quản lý mua hàng (Purchasing), giao nhận (Forwarding) và nhân sự (Human resource) Tất cả các lĩnh vực có sự liên kết chặt chẽ và liên thông với nhau Kết quả của quá trình xử lý ở những bộ phận này tùy vào bản chất sẽ được thể hiện trên sổ sách

Trang 27

kế toán chi tiết và trên bảng cân đối kế toán (Balance sheet) hay trên báo cáo lãi lỗ (Profit & Lost) với các tài khoản kế toán đã được cài đặt mặc định từ trước Sơ đồ luân chuyển sau đây sẽ minh họa rõ hơn mối liên kết trên:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ luân chuyển dữ liệu giữa các bộ phận

Bán

hàng Kế hoạch sản xuất

Kỹ thuật sản xuất Quản lý kho

Mua

hàng Quản lý kho Sản xuất

Bán hàng

Kế tốn Báo cáo tài chính Đảm bảo

chất lượng

Diễn giải sơ đồ:

Căn cứ vào kế hoạch bán hàng của phòng kinh doanh cung cấp theo nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trên thị trường, cộng với các đơn hàng xuất khẩu từ nước ngoài, phòng kế hoạch sản xuất sẽ lên bảng kế hoạch sản xuất trong năm chi tiết theo từng tháng Tuy vậy bảng kế hoạch này sẽ thường xuyên được cập nhật lại cho phù hợp với tình hình thực tế hơn

Theo bảng kế hoạch này, phòng kế hoạch sản xuất sẽ tham chiếu số liệu tồn kho hiện hành để lên kế hoạch sản xuất cho nhà máy chi tiết theo từng ngày Trước hết căn cứ vào số liệu sản phẩm các loại cần sản xuất trong tháng, thông qua chương trình SAP, phòng kế hoạch sản xuất sẽ tham chiếu thông tin về vật tư thông qua BOM (Bill of Material) được quản lý bởi bộ phận kỹ thuật sản xuất BOM là danh sách liệt kê tất cả các vật tư cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm nhất định Như vậy với số lượng sản phẩm cần sản xuất kết hợp với BOM, hệ thống SAP sẽ cung cấp thông tin về số lượng vật tư cần thiết để sản xuất Tiếp

Trang 28

theo đó, thông tin này sẽ được chuyển qua bộ phận mua hàng để lên kế hoạch mua vật tư

Căn cứ vào thông tin về lượng vật tư cần thiết cho sản xuất, chương trình quản lý mua hàng sẽ tham chiếu vào số lượng vật tư tồn kho thực tế hiện có, lượng vật tư tồn kho an toàn và số lượng vật tư cần thiết phải mua thêm Với thông tin về số lượng vật tư cần mua, chương trình quản lý mua hàng cũng cung cấp luôn cho nhân viên mua hàng thông tin về nhà cung cấp cũng như giá cả và các điều kiện giao hàng, thuế suất thuế nhập khẩu và tỷ lệ phần trăm chi phí giao nhận dự kiến qua hệ thống dữ liệu được lưu sẵn trong máy Hệ thống này được nhân viên mua hàng cập nhật thường xuyên để đảm bảo cung cấp thông tin chính xác nhất Sau khi có được thông tin về số lượng vật tư cần mua và nhà cung cấp, phòng mua hàng sẽ tiến hành thủ tục đặt hàng

Khi vật tư từ nhà cung cấp đến nhà máy, bộ phận quản lý kho sẽ tiến hành nhận và nhập kho để quản lý đồng thời với việc nhập dữ liệu vào hệ thống SAP ngay sau khi bộ phận đảm bảo chất lượng hoàn tất việc kiểm mẫu chất lượng hàng hóa Lúc này về phía kế toán, các khoản phải trả người bán và tăng giá trị vật tư tồn kho sẽ được hệ thống SAP tạo ra tự động trên Module của kế toán với các tài khoản được mặc định sẳn

Căn cứ vào nhu cầu sản xuất trong ngày, bộ phận quản lý kho sẽ xuất vật tư ra cho sản xuất thông qua các phiếu yêu cầu xuất hàng (Production order) đã được phê chuẩn từ bộ phận sản xuất Các bút toán giảm vật tư tồn kho và tăng chi phí nguyên vật liệu sẽ được ghi nhận tự động Thành phẩm sản xuất ra sẽ được bộ phận đảm bảo chất lượng kiểm tra phân loại và nếu đạt yêu cầu bộ phận quản lý kho sẽ nhập kho để quản lý Giá trị thành phẩm tồn kho tăng lên sẽ được hệ thống SAP tự động tự động cập nhật vào Module của kế toán

Trang 29

Khi có nhu cầu mua hàng, khách hàng (các đại lý) sẽ liên lạc với nhân viên kinh doanh phụ trách bằng điện thoại hoặc fax Dựa vào thông tin đặt hàng của khách hàng, nhân viên kinh doanh sẽ điền tất cả các thông tin trên vào một “Đơn đặt hàng” (P/O), và trình lên cho trưởng đội bán hàng và giám đốc kinh doanh ký duyệt

Đơn đặt hàng sau khi đã được ký duyệt sẽ được chuyển sang cho kế toán công nợ kiểm tra xem P/O có vượt quá hạn mức tín dụng cho phép hay không, công nợ cũ quá hạn nếu có đã được khách hàng thanh toán chưa, nếu còn nợ quá hạn kế toán công nợ sẽ yêu cầu nhân viên kinh doanh phải tiến hành thu nợ cũ trước khi tiếp tục nhận đặt hàng Sau khi kiểm tra, nếu mọi vấn đề đều hợp lệ, kế toán công nợ sẽ ký lên P/O, copy giữ lại một bản và thông báo P/O hợp lệ cho nhân viên Sales Administrator

Nhân viên Sales Administrator là người không trực tiếp giao dịch với khách hàng nhưng có nhiệm vụ tiếp nhận tất cả các P/O hợp lệ đã được duyệt từ phòng kế toán chuyển sang và tiến hành nhập P/O này vào hệ thống SAP thông qua chương trình tạo P/O trên máy P/O được tạo ra trên máy sẽ bao gồm đủ các nội dung sau:

- Mã khách hàng (Customer code) - Mã hàng hóa (Product code) - Số lượng mua (Quantity) - Phân theo loại hàng (Division) - Mã vùng (Plant)

- Bán theo điều kiện bình thường hay đặc biệt (Order type)

Sau khi tất cả các thông tin của P/O được nhập vào hệ thống, hệ thống SAP sẽ có chương trình tự động kiểm tra về hạn mức tín dụng cũng như nợ quá hạn của khách hàng một lần nữa, nếu máy phát hiện ra các chỉ tiêu này không

Trang 30

đạt yêu cầu, hệ thống sẽ không cho phép việc tạo P/O này được hoàn thành Bên cạnh đó, máy sẽ tự động kiểm tra tồn kho trên hệ thống, nếu hàng tồn kho không đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng, hệ thống sẽ thông báo chấp nhận một phần đơn hàng hoặc không chấp nhận đơn hàng do hàng tồn kho đã hết Nếu hàng tồn kho đáp ứng được nhu cầu của đơn hàng, hệ thống sẽ căn cứ vào thông tin về mã hàng đặt trên đơn hàng tự động áp mức giá bán đã được lưu trước trong hệ thống Nhân viên Sales Administrator sẽ kiểm tra lại một lần nữa mức giá do hệ thống đưa ra và mức giá do công ty quy định và bấm nút lưu P/O vào hệ thống nếu mọi thông tin đã chính xác Lúc này P/O chính thức được tạo ra trên hệ thống với một số hiệu P/O do máy tạo ra tự động

Nhân viên Sales logistic sẽ dựa vào số P/O vừa được hệ thống tạo ra để thực hiện bước tiếp theo là tạo phiếu giao hàng (Delivery Note) trên hệ thống Sau khi được tạo, số Delivery Note cũng sẽ được hệ thống tự động tạo ra liên tục Căn cứ vào Delivery Note được tạo ra, thủ kho sẽ làm thủ tục xuất hàng ra khỏi hệ thống Về mặt kế toán, sau khi thủ kho làm thủ tục xuất hàng, hệ thống sẽ tự động ghi nhận bút toán tăng giá vốn hàng bán & giảm hàng tồn kho

Sau khi hàng được xuất ra khỏi kho, nhân viên Sales Logistic sẽ thực hiện bước tạo Billing trên hệ thống căn cứ vào số Delivery Note đã tạo ra từ trước Trong bước tạo Billing, về mặt kế toán bút toán ghi nhận doanh thu và khoản phải thu khách hàng sẽ được chương trình tự động thực hiện

2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán

Trang 31

Giám đốc Tài chính(KTT)

Trưởng Bộ Phận Quản lý Tài chính

Kế Tốn Tổng Hợp

Kế tốn Tiền mặt

Kế tốn

NH nội tệ

Kế tốn

NH

ngoại

Kế tốn

PT

nội

Kế tốn

PT xuất khẩu

Kế tốn TSCĐ& CCDC

Kế tốn

Bảo hành

Kế tốn Thuế

Kế tốn Chính

Sách KHNĐ

Kế tốn GTSP, XĐLL

Thủ quỹ

Kế tốn

CN HN,

ĐN Trưởng Bộ Phận

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức kế toán công ty

Trang 32

- Kế toán trưởng (KTT): là người quản lý cao nhất về hoạt động tài chính và kế

- lý Tài chính (TP.QLTC): là người quản lý và trợ giúp

- ổng hợp: là người thực hiện các công việc tổng hợp, điều chỉnh số

- äi tệ: thực hiện quản lý tiền đồng trong ngân hàng, quản

- ân hàng ngoại tệ: thực hiện quản lý số lượng ngoại tệ có trong các

toán tại công ty Chịu trách nhiệm và có quyền quyết định các vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền; tuỳ trường hợp cần có sự đồng ý của Tổng giám đốc trước khi thi hành

Trưởng phòng Quản

KTT các vấn đề liên quan đến tài chính kế toán tại công ty Công việc chính là thiết lập quản lý dòng tiền của công ty theo tháng, lập và quản lý kế hoạch tài chính công ty hàng năm và thực hiện các công việc khác có liên quan Trưởng phòng Kế toán (TP.KT): là người quản lý và trợ giúp KTT các vấnliên quan đến hoạt động kế toán tại công ty, quản lý nhân viên kế toán trong bộ phận

Kế toán T

liệu kế toán tài chính khi cần thiết và thuộc lĩnh vực mà họ được giao, người kiểm tra trung gian các chứng từ trước khi được thanh toán và hạch toán Kế toán tiền mặt: thực hiện quản lý tiền mặt tại công ty và ghi sổ kế toánhoạt động phát sinh

Kế toán ngân hàng no

lý và thanh toán các khoản phải trả nội địa và ghi sổ kế toán các hoạt động phát sinh

Kế toán ng

ngân hàng, quản lý và thanh toán các khoản phải trả nợ nước ngoài và ghi sổ kế toán các hoạt động phát sinh

Kế toán công nợ phải thu nội địa:

đối chiếu công nợ khách hàng mỗi cuối tháng và ghi sổ kế toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến số dư khách hàng

Trang 33

- Kế toán phải thu hàng xuất khẩu: quản lý số dư khách hàng liên quan đến hoạt động xuất khẩu (vật tư, thành phẩm), kiểm tra hồ sơ xuất khẩu trước khi giao cho ngân hàng, khách hàng và thực hiện ghi sổ kế toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến số dư khách hàng

- Kế toán TSCĐ và CCDC: quản lý danh sách TSCĐ và CCDC tại công ty, thực hiện công việc kiểm kê tài sản mỗi năm 2 lần theo quy định của công ty mẹ và thực hiện ghi sổ kế toán các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ, CCDC cũng như tính toán và ghi sổ số chi phí khấu hao hàng tháng tại công ty

- Kế toán bảo hành: thực hiện các công việc kế toán liên quan đến bộ phận bảo hành sản phẩm công ty như là: quản lý linh kiện tồn kho, công nợ phải trả và phải thu trạm bảo hành, doanh thu bán linh kiện, giá vốn bán linh kiện, chi phí bảo hành miễn phí Đồng thời hàng tháng thực hiện đối chiếu công nợ với các trạm bảo hành trên toàn quốc

- Kế toán thuế: quản lý tất cả các loại phí, thuế phát sinh tại công ty như là: GTGT, TNDN, TNCN, nhà thầu, bản quyền… và thực hiện các báo cáo khác cho các cơ quan Nhà nước khi có yêu cầu

- Kế toán chính sách khách hàng nội địa: thực hiện công việc tính toán, xác nhận các chính sách ưu đãi, khuyến mãi mà khách hàng được hưởng và thực hiện ghi sổ kế toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan

- Kế toán giá thành và xác định lãi lỗ: người nhân viên này thực hiện tính toán giá thành sản phẩm kế hoạch Đến cuối tháng, xác định lại giá thành thực tế phát sinh để tính toán kết quả lãi lỗ của từng nhóm sản phẩm, sản phẩm, kênh bán hàng,…

- Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ số tiền tồn quỹ hàng ngày, thu chi tiền mặt dựa trên chứng từ được duyệt

Trang 34

- Kế toán chi nhánh: chịu trách nhiệm quản lý và hạch toán các nghiệp vụ phát chi phí sinh tại chi nhánh, quản lý công nợ phải thu nội địa thuộc khu vực mình quản lý và báo cáo trực tiếp các vấn đề liên quan về văn phòng chính công ty cho TP.KT để kịp thời xử lý

2.2 Thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty

2.2.1 Công tác lập dự toán chi phí và kết quả kinh doanh

Hàng năm vào cuối quý III, ban Giám Đốc, trưởng bộ phận quản lý tài chính và tất cả các trưởng bộ phận còn lại sẽ có buổi họp để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của năm hiện tại và kết quả thực hiện được, phân tích nguyên nhân chưa đạt kế hoạch, đưa ra biện pháp chỉnh sửa cho các tháng còn lại và thiết lập kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo Thông qua buổi họp này, bộ phận quản lý tài chính sẽ chính thức thông báo về việc lập kế hoạch tài chính trong năm mới đến các bộ phận

Dựa trên số liệu thực hiện được từ tháng 1->9 và các dữ liệu ước tính những tháng cuối năm, mỗi bộ phận chức năng sẽ tiến hành lập kế hoạch cho năm mới Đến giữa tháng Mười, trưởng bộ phận quản lý tài chính sẽ tiến hành lập kế hoạch năm lần cuối cùng với các số liệu tính toán chi tiết cụ thể hơn để có sự đánh giá toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh ở năm tài chính mới

Dự toán tiêu thụ

Dự toán này được lập bằng cách xem xét tất cả kết quả bán hàng năm hiện tại, tình hình thị trường năm mới, để xác định số lượng và giá bán theo thị trường trong năm mới Kế hoạch đề nghị lập sau khi bộ phận bán hàng và tiếp thị xem qua Việc thiết lập mục tiêu về lượng hàng bán và quyết định giá bán đều căn cứ vào chiến lược bán hàng trong năm mới Kế hoạch bán hàng được lập sớm nhất trong toàn bộ quy trình lập kế hoạch năm mới của công ty

Trang 35

Cùng với sự tham gia của các bộ phận sản xuất, kế hoạch sản xuất, mua hàng và bán hàng trong một buổi họp nhằm xác định số lượng kiểu sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong năm mới Đồng thời, Giám Đốc kinh doanh sẽ xác định mức giá bán từng sản phẩm theo thị trường

Sau khi ước tính được kế hoạch chi tiết bán hàng trong năm mới, Giám Đốc kinh doanh sẽ chuyển kết quả này cho trưởng bộ phận quản lý tài chính để làm cơ sở lập kế hoạch bán hàng theo mẫu chung của công ty mẹ trên hệ thống lập kế hoạch (GMPS) Cuối cùng, dữ liệu sẽ được cập nhật từ hệ thống chung vào phần hành SAP của công ty để dễ dàng cho việc tính toán sau này

Dự toán sản xuất

Thiết lập kế hoạch sản xuất cho năm tài chính dựa trên cơ sở dữ liệu của kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch hàng tồn kho đầu kỳ của năm mới Dựa theo các dữ liệu này trưởng bộ phận quản lý tài chính sẽ lập kế hoạch về số lượng sản xuất trong năm mới chi tiết theo từng tháng đối với mỗi kiểu sản phẩm Để thuận tiện cho việc tính toán sau này, giả định số lượng cần sản xuất trong tháng sẽ bằng đúng với số lượng dự định tiêu thụ trong tháng đó Số liệu kế hoạch sản xuất cũng được lập trên hệ thống GMPS; sau đó dữ liệu này được chuyển qua hệ thống SAP để dễ dàng cho việc tính kết quả kinh doanh sau này

Dự toán chi phí NVL trực tiếp

Hầu hết NVL để sản xuất tại SAVINA đều được nhập về từ công ty mẹ và các công ty trong cùng tập đoàn do công ty mẹ chỉ định Việc lập bảng kế hoạch chi phí này được căn cứ trên giá trị vật tư năm hiện tại và các thông số điều chỉnh khác do bộ phận kế hoạch tài chính công ty mẹ cung cấp, nhằm xác định giá trị NVL cho từng kiểu sản phẩm trong năm mới Thực chất thông qua các thông số điều chỉnh này, công ty mẹ đưa ra mức giá bán NVL trong năm tài

Trang 36

chính mới cho các công ty trong tập đoàn theo từng khu vực địa lý khác nhau Mức giá này sẽ được duy trì trong cả năm tài chính

Dựa trên kế hoạch bán hàng và kế hoạch sản xuất, trưởng bộ phận quản lý tài chính sẽ cập nhật mức giá NVL sẽ được áp dụng trong năm tới cho từng kiểu sản phẩm để có được giá trị NVL ước tính

Dự toán chi phí nhân công

Để chuẩn bị nhân lực phục vụ cho năm tài chính mới, đầu tháng Chín phòng nhân sự công ty sẽ phân phát mẫu yêu cầu về tình hình nhân sự của mỗi bộ phận trong năm mới Mỗi bộ phận sẽ lập kế hoạch nhân sự của bộ phận mình dựa trên chức năng hoạt động và kế hoạch kinh doanh trong năm mới Việc tuyển thêm nhân sự mỗi bộ phận còn phải căn cứ vào tốc độ bán hàng, hoạt động trong lĩnh vực mới và các hướng dẫn khác của công ty mẹ Dựa vào danh sách nhân sự mới cần tuyển, Giám đốc Tài chính sẽ thảo luận thêm với các Giám đốc bộ phận để có quyết định cuối cùng

Cuối cùng, căn cứ trên các quyết định về tình hình nhân sự, mức lương cơ bản và chính sách thưởng cho năm mới, Trưởng bộ phận nhân sự sẽ lập kế hoạch chi tiết về nhân lực, tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT và các chi phí khác phát sinh ở mỗi bộ phận theo từng tháng trong năm

Đối với các khoản chi phí nhân công phục vụ cho sản xuất, để phục vụ cho việc tính toán giá thành kế hoạch sản phẩm, hiện nay các khoản chi phí này được phân bổ cho các sản phẩm thông qua thời gian định mức để sản xuất ra các sản phẩm này Cụ thể:

Số giờ công cần thiết để = Số lượng SP A x Định mức (phút) sản xuất sản phẩm A

Trang 37

Thời gian định mức (phút) cần thiết để sản xuất ra một loại sản phẩm sẽ do phòng kỹ thuật sản xuất tính toán và cung cấp trên cơ sở đo đạc thực tế và có tham khảo thêm những thông số tương đương do công ty mẹ cung cấp Thời gian định mức sẽ được kế toán nhập sẵn vào chương trình Costing trong hệ thống SAP Tổng giờ công lao động cần thiết (theo phút) sẽ bằng tổng cộng số giờ công cần thiết để sản xuất tất cả các sản phẩm theo công thức trên Sau đó tổng giá trị nhân công dự toán trong kỳ được bộ phận quản lý tài chính lập từ đầu năm sẽ được chia cho tổng giờ công lao động vừa tính được để có đơn giá nhân công trong một phút Đơn giá nhân công sẽ được nhân với định mức thời gian (tính theo phút) để sản xuất một sản phẩm để có được giá trị nhân công hình thành nên giá thành sản phẩm kế hoạch

Bảng dự toán này được chuyển cho trưởng bộ phận quản lý tài chính để làm căn cứ tính chi phí nhân công lao động sản xuất và chi phí tiền lương ở các bộ phận gián tiếp khác

Dự toán chi phí gián tiếp

Kế hoạch chi phí gián tiếp được lập bởi các bộ phận căn cứ trên mục tiêu sử dụng hiệu quả chi phí trong năm mới so với năm hiện tại Theo đó, trưởng mỗi bộ phận tiến hành lên kế hoạch chi phí hoạt động của bộ phận mình theo từng tháng trong năm và sau đó chuyển lại cho trưởng bộ phận quản lý tài chính Khi nhận được kế hoạch chi phí của các bộ phận, Giám đốc tài chính và trưởng bộ phận quản lý tài chính sẽ phân loại, phân tích tính hiệu quả chi phí của năm hiện tại với năm dự tính để có kế hoạch chi phí cuối cùng Khi đã có dữ liệu cuối cùng về chi phí gián tiếp, trưởng bộ phận quản lý tài chính sẽ nhập dữ liệu này vào hệ thống SAP làm căn cứ tính toán kết quả kinh doanh và so sánh sau này

Ngoài các chi phí hoạt động thông thường của mỗi bộ phận trên, còn có các chi phí đặc thù khác được ước tính theo các bộ phận chức năng như:

Trang 38

- Chi phí khấu hao TSCĐ do kế toán viên phụ trách TSCĐ lập kế hoạch - Chi phí hoạt động quảng cáo, khuyến mại, lưu thông do bộ phận tiếp thị

lập kế hoạch

- Đối với thu nhập và chi phí ngoài hoạt động do bộ phận kế toán công ty lập

Các loại chi phí này được lập đồng thời với các chi phí khác và sau đó được chuyển cho trưởng bộ phận quản lý tài chính tổng hợp số liệu cập nhật vào hệ thống SAP

Ngoài ra, chi phí sản xuất chung phục vụ cho công tác tính giá thành kế hoạch trong kỳ cũng được phân bổ cho các sản phẩm tương tự như chi phí nhân công phục vụ cho sản xuất, tức là tổng chi phí sản xuất chung dự toán cũng được chia cho tổng số phút để tính được đơn giá dự toán trong một phút sau đó nhân với số phút định mức để sản xuất một sản phẩm để có được giá trị chi phí sản xuất chung có trong giá thành kế hoạch đơn vị

Dự toán vốn đầu tư

Việc lập kế hoạch đầu tư cho năm mới được căn cứ vào khả năng sản xuất, tốc độ bán hàng trong năm mới cũng như việc mở rộng thêm loại hình kinh doanh trong tương lai Thông thường để lập kế hoạch đầu tư cho năm mới, kế toán viên TSCĐ sẽ liên hệ đến tất cả bộ phận có liên quan để thu thập thông tin đầu tư trong năm tài chính mới Sau đó, nhân viên kế toán tiến hành lập danh sách đầu tư mới và trình cho Giám đốc tài chính và Tổng Giám Đốc Khi duyệt xong, bảng kế hoạch này được chuyển cho trưởng bộ phận quản lý tài chính để làm cơ sở lập các bảng kế hoạch khác

Dự toán kết quả kinh doanh

Bảng này được xem là sản phẩm của cả quá trình lập dự toán hoạt động tại công ty Để lập được bảng này cần có kết quả của các bảng kế hoạch trước

Trang 39

đó như: bán hàng, chi phí NVL, chi phí gián tiếp… Dựa trên thu nhập trước thuế ở bảng này sẽ xác định được khoản thuế TNDN ứng với thuế suất được cho phép Bảng này được lập trong hệ thống GMPS để báo cáo về công ty mẹ; trong khi đó tại hệ thống SAP các bảng dữ liệu kế hoạch trước đó được cập nhật vào hệ thống để tự động tính toán ra kết quả kinh doanh theo kế hoạch Sau khi có được kết quả, trưởng bộ phận quản lý tài chính cùng với Giám đốc tài chính thảo luận để có được bảng kết quả kinh doanh kế hoạch cuối cùng

2.2.2 Các trung tâm trách nhiệm

Thật ra tại SAVINA chưa có hệ thống kế toán trách nhiệm nên cũng chưa tồn tại khái niệm về các trung tâm trách nhiệm Việc phân chia các trung tâm trách nhiệm sau đây là theo chủ ý của tác giả căn cứ vào những đặc thù tại doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi hơn cho việc nhận dạng và xây dựng các trung tâm trách nhiệm sau này Cụ thể như sau:

2.2.2.1 Trung tâm chi phí

Hiện tại các trung tâm chi phí tại SAVINA được sử dụng để phân loại chi phí theo chức năng và chi tiết theo từng bộ phận, sản phẩm trên cơ sở đó phục vụ cho công tác tính giá thành thực tế của sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh

Khi hạch toán chi phí, hệ thống SAP yêu cầu phải nhập vào đó một Cost Center tương ứng, đây là một thủ tục khai báo bắt buộc vì nếu không nhập thì việc hạch toán này sẽ không bao giờ thực hiện được

Các trung tâm chi phí được xây dựng trên 3 cấp độ:

- Cấp độ 1: các Cost Center được chi tiết đến cho từng phòng ban và là loại

thường được sử dụng nhất Các chi phí này sẽ được phân bổ đến cho từng sản phẩm theo những tiêu thức nhất định

Trang 40

- Cấp độ 2: các Cost Center được chi tiết đến từng dây chuyền sản xuất,

dùng để tập hợp các chi phí chung phát sinh trên mỗi dây chuyền sản xuất Các chi phí này cũng sẽ được phân bổ đến cho từng sản phẩm trên mỗi một dây chuyền sản xuất theo thời gian định mức cần thiết (Standard Time) để sản xuất một sản phẩm của một loại sản phẩm nhất định tính từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc

- Cấp độ 3: các Cost Center này được chi tiết đến cho từng loại sản phẩm

Một khi đã biết được chính xác chi phí phát sinh thuộc về loại sản phẩm nào thì khoản chi phí ấy sẽ được khai báo theo Cost Center cụ thể của sản phẩm ấy mà không cần qua phương thức phân bổ Cost Center càng chi tiết thì việc phân tích giá thành sản phẩm sẽ càng chính xác

Sau đây là sơ đồ diễn tả các trung tâm chi phí đang được sử dụng tại SAVINA:

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:08

Hình ảnh liên quan

Trong khi đó nếu căn cứ vào RI theo như bảng trên thì nhà quản lý tại trung tâm này sẽ quyết định đầu tư vì sẽ làm tăng lợi tức còn lại của bộ phận  mình quản lý (1.460.000 &gt; 1.400.000) - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

rong.

khi đó nếu căn cứ vào RI theo như bảng trên thì nhà quản lý tại trung tâm này sẽ quyết định đầu tư vì sẽ làm tăng lợi tức còn lại của bộ phận mình quản lý (1.460.000 &gt; 1.400.000) Xem tại trang 14 của tài liệu.
kế toán chi tiết và trên bảng cân đối kế toán (Balance sheet) hay trên báo cáo lãi lỗ (Profit &amp; Lost) với các tài khoản kế toán đã được cài đặt mặc định từ trước - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

k.

ế toán chi tiết và trên bảng cân đối kế toán (Balance sheet) hay trên báo cáo lãi lỗ (Profit &amp; Lost) với các tài khoản kế toán đã được cài đặt mặc định từ trước Xem tại trang 27 của tài liệu.
PMC7: Sản xuất màn hình nĩi chung. PM07: Sản xuất màn hình bán nội  địa.  - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

7.

Sản xuất màn hình nĩi chung. PM07: Sản xuất màn hình bán nội địa. Xem tại trang 41 của tài liệu.
Màn Hình Vi tính  - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

n.

Hình Vi tính Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.1: BÁO CÁO DOANH THU THỰC HIỆN THEO VÙNG - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Bảng 2.1.

BÁO CÁO DOANH THU THỰC HIỆN THEO VÙNG Xem tại trang 47 của tài liệu.
khai báo đầy đủ thì trên bảng phân tích báo cáo lãi lỗ này, doanh thu sẽ được phản ánh chi tiết theo từng Model sản phẩm và được tổng hợp chung cho tất cả  các sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

khai.

báo đầy đủ thì trên bảng phân tích báo cáo lãi lỗ này, doanh thu sẽ được phản ánh chi tiết theo từng Model sản phẩm và được tổng hợp chung cho tất cả các sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.2: BẢNG BÁO CÁO LỢI NHUẬN - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Bảng 2.2.

BẢNG BÁO CÁO LỢI NHUẬN Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng báo cáo lợi nhuận còn có chức năng xác định khoản lợi nhuận do từng loại  sản phẩm mang lại giúp công ty đánh giá được hiệu quả của từng sản  phẩm từ đó có những chiến lược sản phẩm thích hợp hơn trong tương lai - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Bảng b.

áo cáo lợi nhuận còn có chức năng xác định khoản lợi nhuận do từng loại sản phẩm mang lại giúp công ty đánh giá được hiệu quả của từng sản phẩm từ đó có những chiến lược sản phẩm thích hợp hơn trong tương lai Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 3.1: BÁO CÁO THỰC HIỆN GIÁ MUA NVL DỰ TOÁN - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Bảng 3.1.

BÁO CÁO THỰC HIỆN GIÁ MUA NVL DỰ TOÁN Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 3.2: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN CHI PHÍ NVLTT - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Bảng 3.2.

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN CHI PHÍ NVLTT Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 3.3: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Bảng 3.3.

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Xem tại trang 77 của tài liệu.
Bảng 3.4: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN BIẾN PHÍ SXC - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Bảng 3.4.

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN BIẾN PHÍ SXC Xem tại trang 78 của tài liệu.
Bảng 3.5: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN ĐỊNH PHÍ SXC - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Bảng 3.5.

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN ĐỊNH PHÍ SXC Xem tại trang 79 của tài liệu.
Bảng 3.6: BÁO CÁO THỰC HIỆN DỰ TOÁN CHI PHÍ BỘ PHẬN SẢN XUẤT  - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Bảng 3.6.

BÁO CÁO THỰC HIỆN DỰ TOÁN CHI PHÍ BỘ PHẬN SẢN XUẤT Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 3.8: BÁO CÁO CHI PHÍ BỘ PHẬN QUẢN LÝ - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Bảng 3.8.

BÁO CÁO CHI PHÍ BỘ PHẬN QUẢN LÝ Xem tại trang 81 của tài liệu.
KHU VỰC :_ Tháng _ Năm _  - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

h.

áng _ Năm _ Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 3.9: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN TIÊU THỤ - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Bảng 3.9.

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN TIÊU THỤ Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 3.10: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM DOANH THU  - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Bảng 3.10.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM DOANH THU Xem tại trang 84 của tài liệu.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ của 3 khu vực Bắc, Trung, Nam kế toán sẽ xây dựng báo cáo kết quả hoạt động chung của các  trung tâm doanh thu trên cả nước (bảng 3.10):  - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

r.

ên cơ sở tổng hợp kết quả tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ của 3 khu vực Bắc, Trung, Nam kế toán sẽ xây dựng báo cáo kết quả hoạt động chung của các trung tâm doanh thu trên cả nước (bảng 3.10): Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng 3.11: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM LỢI NHUẬN - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Bảng 3.11.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM LỢI NHUẬN Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng 3.12: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM ĐẦU TƯ - Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina.pdf

Bảng 3.12.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM ĐẦU TƯ Xem tại trang 88 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan