Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực trong xu thế phát triển các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

59 551 1
Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực trong xu thế phát triển các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

An ninh lương thục hiện nay đang là vấn đề nóng trên thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát toàn cầu và khủng hoảng.

Trang 1

PHẦN 1 : LỜI NÓI ĐẦU 1) Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:

An ninh lương thục hiện nay đang là vấn đề nóng trên thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát toàn cầu và khủng hoảng Việt Nam mặc dù đang là một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhưng trong tương lai, khi mà vấn đề về kinh tế và xã hội luôn biến đổi thì mất đảm bảo an ninh lương thực là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn sau đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp cho thị trường hàng triệu tấn lương thực mỗi năm không những đảm bảo lương thực cho nhân dân vùng nội vùng đồng bằng sông Hồng mà còn xuất khẩu ra các vùng khác và cả trên thế giới Tuy nhiên, với sự phát triển của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, các khu công nghiệp tập trung được thành lập và đi vào hoạt động ngày càng nhiều Điều đó góp phần lớn vào tăng trưởng và nâng cao đời sống nhân dân Bên cạnh đó, là việc thu hồi đất của nông dân nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây dựng khu công nghiệp làm giảm hàng ngàn ha diện tích nông nghiệp Mặt khác, sự phát triển của khu công nghiệp đã thu hút một lượng lớn lao động từ nông thôn, làm giảm lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp Do đó, khả năng mất an ninh lương thực của vùng đồng bằng sông Hồng

là hoàn toàn có thể xảy ra Trước thực tế ây, đề tài “ Giải pháp cho vấn đề anninh lương thực trong xu thế phát triển các khu công nghiệp vùng đồngbằng sông Hồng” được lựa chọn nhằm góp phần giải quyết thực trạng trên.2) Mục đích nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về an ninh lương thực, sự cấp bách của vấn đề nghiên cứu

Trang 2

Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển khu công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian qua và tác động của nó tới việc đảm bảo an ninh lương thực thời gian tới

3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của việc phát triển khu công nghiệp tới bảo đảm an ninh lương thực

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trong phạm vi đồng bằng sông Hồng

4) Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biên chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu; phương pháp dự báo các vấn đề kinh tế xã hội.

5) Kết cấu của chuyên đề

Bài chuyên đề bao gồm 3 nội dung chính:

- Chương 1: Mối quan hệ giữa đảm bảo an ninh lương thực với phát triển các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

- Chương 2: Thực trạng vân đề an ninh lương thực trong quá trình phát triển khu công nghiệp thời gian qua

- Chương 3: Phương hướng giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trong quá trình phát triển khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

Vì thời gian và vốn kiến thức có hạn nên bài chuyên đề của em không thể tránh khỏi những sai sót Rất mong thầy giáo góp y để bài làm của em đuợc hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo cùng với các chú, các anh, các chị tại phòng đồng bằng sông Hồng, bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian qua đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này.

Trang 3

PHẦN 2 NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNGTHỰC VỚI PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VÙNG

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1) An ninh lương thực và các tiêu chí đánh giá:1.1) Khái niệm

Theo nghĩa hẹp: An ninh lương thực được hiểu là sự đảm bảo về tiếp

cận lương thực và sản xuất lương thực đủ về số lượng và chất lượng dinh dưỡng An ninh lương thực chính là vấn đề bảo đảm an ninh sinh kế

An ninh lương thực theo nghĩa hẹp tức là đảm bảo cho người dân nguồn cung cấp lương thực, không bị đói không chỉ trong năm mà còn có dự trữ để giải quyết nhu cầu trong vài năm khi có những biến động xấu ảnh hưởng đến sản xuất như thiên tai, dịch bệnh ….

Theo nghĩa rộng: An ninh lương thực đuợc hiểu là người làm ra lương thực

không bị nghèo đi, dù là nghèo đi một cách tương đối so với mặt bằng xã hội Như vậy, an ninh lương thực cần được hiểu và phải bao gồm: đủ lương thực để không ai bị đói; người làm ra lương thực không bị nghèo đi, dù là nghèo đi một cách tương đối so với mặt bằng xã hội Nếu chỉ nhấn mạnh vai trò an ninh lương thực theo nghĩa hẹp thì sản xuất sớm hay muộn cũng bị suy giảm, đất trồng lúa ngày càng thu hẹp An ninh lương thực chỉ được đảm bảo khi lợi ích của người trồng lúa được tính đến.

1.2) Các tiêu chí đánh giá

An ninh lương thực theo nghĩa hẹp có nghĩa là đảm bảo được số lượng và chất lượng lương thực cho người dân Như vậy, để đảm bảo an ninh lương thực thì cần phải có đủ số lượng lương thực cần thiết cho cuộc sống và công việc hàng ngày, đồng thời cũng phải đủ về chất tức là đủ hàm lượng chất dinh

Trang 4

dưỡng mỗi ngày Hay nói cách khác, đảm bảo an ninh lương thực thì phải đảm bảo người dân không bị nghèo

Đối với các quốc gia khác nhau thì có các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá nghèo đói được gọi là chuẩn nghèo

Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm của năm 2004 ở nước ta là 124.000 đồng/1 người/tháng đối với khu vực nông thôn và 163.000 đồng/1 người/tháng đối với khu vực thành thị Tỷ lệ hộ nghèo năm 2004, theo chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm của cả nước là 7%, của khu vực thành thị là 3,33% và khu vực nông thôn là 8,13% Chuẩn nghèo mới do Chính phủ quy định cho thời kỳ 2006 – 2010 là 200.000 đồng/1 người/tháng đối với khu vực nông thôn và 260.000 đồng/1 người/tháng đối với khu vực thành thị

1.3) Tỉnh hình an ninh lương thực Việt Nam hiện nay1.3.1 Tình hình an ninh lương thực trên thế giới

Trong thêi gian qua, giá lương thực đã tăng trong năm 2006, tăng mạnh hơn trong năm 2008, kéo theo giá các loại thực phẩm chăn nuôi và sữa đều tăng Cùng với chi phí vận tải tăng mạnh, các nước sẽ phải chi phí nhiều hơn cho việc nhập khẩu lương thực.

Đó là những dự báo tại Báo cáo "Triển vọng lương thực" mà Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) vừa công bố Báo cáo cho biết, sản lượng lương thực của các nước xuất khẩu năm 2008 đạt thấp Giá các loại ngũ cốc đều tăng FAO nhấn mạnh năm nay và các năm tới, nguồn cung của hầu hết các loại lương thực đều thấp hơn so với những năm gần đây, trong khi nhu cầu lương thực, cả cho tiêu dùng lẫn sản xuất công nghiệp đều tăng Do sản lượng lương thực của năm nay chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của thế giới nên dự trữ lương thực sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp từ đầu vụ Giá lúa mỳ giảm trong năm 2008 nhờ việc tăng diện tích canh tác trên toàn

Trang 5

thế giới Do nhu cầu nhiên liệu sinh học tăng nên giá ngô đã bắt đầu tăng trở lại trên thị trường thế giới sau vài tháng giảm giá đáng kể Vào thời điểm tháng 9/2008, giá ngô đã cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 30% Tuy nhiên, FAO cho biết, diện tích trồng ngô đang tăng nên giá ngô có thể sẽ giảm chút ít trong năm 2008 Ngoài ra, giá của hầu hết các loại ngũ cốc khác đều đang tiếp tục tăng lên Năm 2007, sản lượng lương thực toàn cầu dự báo tăng 4,3%, đạt mức kỷ lục 2,82 tỷ tấn Sản lượng lúa mỳ tăng đáng kể do có sự phục hồi sản xuất của một số nước xuất khẩu lúa mỳ chủ yếu, tăng 4,8% đạt 626 triệu tấn Sản lượng thóc gạo có thể đạt 423 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với năm 2006 Sản lượng các loại ngũ cốc phụ (trừ lúa mỳ và thóc gạo) tăng 5,6%, đạt 1,033 tỷ tấn Sản lượng ngô tăng mạnh nhất trong năm nay do mùa ngô bội thu ở các nước Nam Mỹ Tại nhiều khu vực khác như Viễn Đông, Cận Đông sản lượng lúa mỳ và lúa gạo là khả quan Mexico và một số nước ở Trung Mỹ và vùng Caribe cũng bội thu mùa lúa mỳ Ở miền đông châu Phi, sản lượng lúa mỳ tăng, tình hình cung cấp lương thực được cải thiện Tuy nhiên tại khu vực này, hàng triệu người vẫn phải sống phụ thuộc vào viện trợ lương thực

Tuy nhiên còn theo báo cáo của FAO tại kỳ họp lần thứ 33 về an ninh lương thực thế giới ở Italia vừa qua, hiện thế giới có 34 quốc gia đang phải đối mặt các vấn đề khẩn cấp về lương thực 26 trong số 34 nước này ở châu Phi, còn lại ở châu Á và các vùng khác, do thời tiết tác động đến sản xuất lương thực Trong năm 2008, giá lương thực đã tăng vọt ở nhiều quốc gia trên thế giới Cùng với tốc độ tăng phi mã của giá dầu, việc tăng giá tiêu dùng, mà đứng đầu là nhóm hàng lương thực, đã trở thành thủ phạm gia tăng lạm phát ở các nước đang phát triển Báo China Daily cho biết, sản lượng lương thực Trung Quốc tăng 2,8% trong năm qua, nhưng Trung Quốc vẫn luôn phải đối phó với tình trạng thiếu lương thực Chính phủ Trung Quốc cho biết, nước

Trang 6

này sẽ thiếu 4,8 triệu tấn lương thực năm 2010, tương đương 9% nhu cầu tiêu thụ lương thực trong nước Những năm tới, Trung Quốc phải nhập khẩu số lượng lớn lương thực mới có thể đáp ứng nhu cầu trong nước Nước đông dân thứ 2 thế giới là Ấn Độ, có thể sẽ trở thành nước nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ Sharad Pawar cho biết, khả năng tự cung cấp lương thực của nước này là hơn 211,3 triệu tấn Với dân số hơn một tỷ người, đến năm 2011, Ấn Độ cần tới 254,9 triệu tấn lương thực, thiếu hụt khoảng 20 triệu tấn so với khả năng sản xuất trong nước Theo các chuyên gia, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thiếu lương thực là do trái đất ấm lên gây bão lũ và hạn hán kéo dài, nguồn nước ngọt khan hiếm, khiến sản xuất lương thực khó khăn hơn Bên cạnh đó, các yếu tố khác như: nội chiến, trình độ canh tác lạc hậu và việc đẩy mạnh đô thị hoá ở nhiều nước đang phát triển cũng làm hạn chế năng suất và thu hẹp diện tích canh tác

1.3.2) Tình hình an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đang xuất khẩu được hơn 3 triệu tấn gạo mỗi năm (đứng thứ 2 thế giới), song vấn đề an ninh lương thực vẫn được đặt ra ưu tiên hàng đầu trong các chính sách của chính phủ.

Hiện nay, ở tầm quốc gia, nước ta đã có được an ninh lương thực, nhưng có thể nói chưa đảm bảo chắc chắn an ninh thực phẩm hộ gia đình và cá thể đặc biệt là an ninh dinh dưỡng Nguy cơ mất an ninh lương thực và dinh dưỡng hộ gia đình càng cao trong bối cảnh thay đổi khí hậu năng lượng sinh học và khủng hoảng tài chính toàn cầu Trước hết, thay đổi khí hậu và năng lượng sinh học đã và đang tạo ra vô số thảm họa thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, dịch bệnh và quan trọng hơn là thay đổi hệ sinh vật và sinh thái Điều đó, lẽ tự nhiên sẽ cùng với sự tàn phá (bao gồm cả vô tình và có chủ ý) của con người như săn thú, phá rừng, nhiều đất đai chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất nhiên liệu, dân số tăng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

Trang 7

vấn nạn khói, bụi và nước thải, làm xuống cấp và hủy hoại môi trường Nhất là trong những năm gần đây, khủng khoảng năng lượng và tài chính đã gây ra không ít khó khăn cho việc sản xuất lương thực thực phẩm, giá lương thực tỷ lệ thuận với giá năng lượng lên cao, nguồn dự trữ lương thực thế giới giảm thấp kỷ lục Hàng loạt vấn đề về an ninh lương thực thực phẩm, dinh dưỡng và sức khỏe đã và đang đe dọa tính mạng và đời sống của nhân loại, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Theo dự báo của Liên Hợp quốc, Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng nước biển dâng cao.

Một quốc gia, ngoài việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của người dân còn phục vụ cho mục đích xuất khẩu thu về ngoại tệ Lương thực cũng là một thứ hàng hóa và nó cũng không nằm ngoài mục đích ấy Khi sản xuất lương thực đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và tích lũy thì lương thực sẽ được buôn bán, xuất khẩu từ vùng này sang vùng khác hoặc xuất khẩu tới các quốc gia khác trên thế giới Việc buôn bán, xuất khẩu hàng hóa này giúp tạo điều kiện cho người dân ở các vùng, quốc gia khác có khả năng tiếp cận với lương thực , do đó nó ảnh hưởng tới vấn đề đảm bảo an ninh lương thực.

Nước ta có điều kiện tự nhiên tương đối thích hợp với hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long màu mỡ là hai vựa lúa lớn của cả khu vực Đông Nam Á Mỗi năm nước ta sản xuất khoảng xấp xỉ 40 triệu tấn ngũ cốc , không những đủ để tiêu dùng và tích lũy mà còn dư thừa để xuất khẩu khoảng 4 đến 5 triệu tấn nhưng đáng lo ngại là thiếu bền vững Đó là khi mất mùa hoặc gặp phải những bất thuận thì giá cả lương thực sẽ bị ảnh hưởng ngay Điều này làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo an ninh lương thực.

Hiện có một số vấn đề lớn ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp củanông dân:

Trang 8

- Thứ nhất, giá nguyên liệu đầu vào cao do NK chiếm đến 70% đối với sản phẩm lúa, chăn nuôi lợn, chủ yếu là nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu Trong khi đó, tỷ lệ này tại Thái Lan là gần 57% và Đài Loan chưa đến 43% đối với thức ăn bò sữa Các DN nước ngoài dè dặt đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nhưng lại chú trọng đầu tư sản xuất nguyên liệu đầu vào và cung ứng vật tư nông nghiệp.

- Thứ hai, việc hình thành giá đầu vào còn có thuế NK, thuế GTGT, thuế thu nhập DN, nông dân còn chịu những chênh lệch giá do đầu cơ và hình thức cho vay nặng lãi (vay tiền và vay vật tư).

- Thứ 3, diện tích đất canh tác bình quân đầu người chỉ còn trên dưới 360 m2, bằng 1/6 mức bình quân của thế giới, quy mô đất canh tác của hộ thấp, vẫn còn phân tán làm cho chi phí sản xuất cao Sản xuất phân tán đã hạn chế việc tập trung để sản xuất những sản phẩm có đơn đặt hàng có giá trị lớn của nhà chế biến XK.

- Thứ 4, cơ chế cạnh tranh cùng với các biện pháp thị trường đã có xu hướng dồn bất lợi về cho người trực tiếp sản xuất sản phẩm nông nghiệp cả khi mua và khi bán.

Thứ 5, sức ép của giá sản phẩm NK đối với mặt hàng nông sản cùng loại và mặt hàng thay thế làm giá nông sản trong nước không thể tăng (Các siêu thị, chợ lớn đã và đang bán thịt gia súc, gia cầm, nông sản chế biến, nông sản tươi sống NK với giá cạnh tranh, giành khách có thu nhập trung bình và cao).

Thứ 6, sản xuất nông nghiệp rủi ro trước thị trường và diễn biến dịch bệnh, gây nhiều tổn thất và tạo khoảng trống để nông sản NK chiếm chỗ Thứ 7, quy mô sản xuất nhỏ, chưa đúng quy trình làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, giảm giá trên thị trường Quy mô sản xuất mở rộng nhưng thị trường lại không mở rộng và ổn định cũng là thiệt hại khiến nông dân đã phá bỏ một số cây trồng lâu năm!

Trang 9

Thứ 8, hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế về quy mô, phương thức nên hiệu quả không cao Chưa có nghiên cứu sâu sắc về tác động của ngân sách hỗ trợ, đôi khi hỗ trợ đó chuyển vào những đơn vị thực hiện nhiều hơn đối tượng thụ hưởng phát huy thành quả của hỗ trợ Nông dân chưa hẳn đã được tham gia thảo luận và giám sát đầu tư phát triển nông thôn Thiếu cơ chế quản lý, bảo dưỡng, duy tu làm giảm tác dụng của công trình hạ tầng ở nông thôn

Những tác động này làm giảm thu nhập của người nông dân Thu nhập không đử thúc đẩy việc di cư lên các vùng có kinh tế phát triển hơn như Hà Nội, Hải Phòng… để tìm việc gây nên nhiều vấn đề bức xúc như nhà ở, môi trường, tệ nạn xã hội….

Bằng chứng của mất an ninh lương thực và dinh dưỡng hộ gia đình ở Việt nam là hiện nay vẫn còn một bộ một phận lớn các hộ gia đình nghèo (khoảng 3 triệu người), tỷ lệ thiếu dinh dưỡng (thường được gọi là SDD) trẻ em và bà mẹ vẫn rất cao, nhất là ở các vùng sâu, xa, và những vùng hay gặp thiên tai SDD và bệnh tật càng thể hiện rõ rệt trong hoặc sau thiên tai như bão, lũ lụt, lốc xoáy, hạn hán, đặc biệt là trong bối cảnh thay đổi khí hậu, năng lượng sinh học và khủng hoảng tài chính toàn cầu Ví dụ mới nhất là những cơn lũ quét và bão lụt vừa qua (ở Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Tĩnh, …) đã làm hàng trăm người bị chết và mất tích, hàng nghìn ngôi nhà bị cuốn phăng hoặc bị hủy hoại, tổn thất về kinh tế hàng ngàn tỷ đồng; Một số bộ phận dân cư các tỉnh này bị cô lập và bị thiếu đói/mất an ninh lương thực, thực phẩm Sau thiên tai, nhiều người dân vốn đã nghèo lại bị nghèo thêm; Khả năng tiếp cận với thực phẩm cần thiết trở thành nỗi lo của mọi nhà và mọi người Hậu quả nhãn trước nhất là trẻ em và bà mẹ bị thiếu dinh dưỡng và luôn bị đe dọa của bệnh tật và tử vong Nếu may mắn thoát khỏi suy dinh dìng thì trong tương lai những trẻ em này cũng không thể phát huy hết tiềm năng phát triển về tầm vóc thể lực cũng như trí tuệ, dẫn đến học

Trang 10

vấn thấp, khả năng lao động cống hiến cho gia đình và xã hội sẽ thấp, đồng thời lại có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm khi trưởng thành và lại sinh ra thế hệ kế tiếp bị suy dinh dưỡng hoặc dị tật.

2) Khu công nghiệp và điều kiện hình thành khu công nghiệp2.1) Khái niệm KCN

Là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp được xây dựng trên một vùng có thuận lợi về mặt địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, có cơ sở hạ tầng tốt nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào hoạt động theo một cơ cấu hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh nghiệp dịch vụ.

2.2) Đặc điểm

Về cơ bản , định nghĩa khu công nghiệp ở Việt Nam tương tự như quan niệm về khu công nghiệp trên thế giới và đều mang những đặc điểm chung sau:

Thứ nhất, khu công nghiệp là khu có ranh giới xác định Đây là đặc điểm thể hiện tính chất riêng biệt của khu công nghiệp, tính quy hoạch không gian và vị trí xác định của việc xây dựng khu công nghiệp.

Thứ hai, khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp Đây là đặc điểm thể hiện tính quy hoạch ngành của khu công nghiệp, thể hiện mục tiêu của khu công nghiệp là phát triển công nghiệp.

Thứ ba, khu công ng hiệp là khu vực không có dân cư sinh sống Đây là một dặc điểm đồng thời là một điều kiện để phát triển khu công nghiệp , đảm bảo tính tập trung công nghiệp và hạn chế ảnh hưởng của việc xen lẫn dân cư với công nghiệp.

2.3) Vai trò của khu công nghiệp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước:

Các khu công nghiệp ở nước ta ra đời và phát triển cùng với chính sách đổi mới do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) khởi xướng

Trang 11

và gắn liền với công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hóa Phát triển khu công nghiệp là một trong những giải pháp để tạo dựng các tiền đề cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời tạo ra điều kiện cho Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Vai trò của khu công nghiệp thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, khu công nghiệp huy động một lượng vốn lớn, từ nhiều

nguồn để phát triển kinh tế Thực tiễn kinh tế Việt Nam cho thấy nhân tố hàng đầu, nếu không nói là quan trọng nhất đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như đối với sản xuất kinh doanh của nền kinh tế là phi có vốn lớn Muốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành với tốc độ cao cần phải có một cơ chế, chính sách và biện pháp huy động được nhiều vốn nhất, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả nhất Khu công nghiệp đi liền với nó là một hệ thống các cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư tương đối đồng bộ, trong những năm qua đã huy động được một lượng vốn rất lớn cho nền kinh tế, cả vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Hai là, khu công nghiệp là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung

những ngành nghề mới , góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công nghiệp Về mặt lượng, đương nhiên khu công nghiệp góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng GDP của các ngành kinh tế trong cả nước Nhưng quan trọng hơn, về mặt chất khu công nghiệp đã thu hút được các dự án có hàm lượng vốn lớn , công nghệ cao như dầu khí, sản xuất ô tô, xe máy, dụng cụ văn phòng… Mặc dù số lượng các dự án này trong khu công nghiệp còn khá khiêm tốn, nhưng cũng góp phần phát triển những ngành nghề mới, đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp.

Trang 12

Ba là, khu công nghiệp đã tạo ra một lực lượng lao động có tay nghề

cao, thích ứng với nền công nghiệp hiện đại; một đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý giỏi Một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển khu công nghiệp là tạo ra việc làm cho người lao động Mặc dù việc thu hút nguồn nhân lực làm việc chưa phải là lớn, nhưng điều quan trọng là số lao động này được tiếp cận với công nghệ mới, được làm việc trong môi trường làm việc có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề, đã rèn luyện được kỹ năng và bản lĩnh làm việc thích ứng với nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến, có tác động lan tỏa và nâng cao nền tảng trình độ lao động lao động của đội ngũ lao đông Việt Nam

Ngoài ra, các doanh nghiệp khu công nghiệp còn thu hút một lượng lớn người lao động Việt Nam vào các vị trí quản lý doanh nghiệp , đội ngũ lao động này được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại, kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự… đội ngũ lao động này, khi chuyển đi làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam, hoặc tự mình khởi sự sẽ áp dụng phương thức quản lý tiên tiến đã tiếp thu được vào hoạt động doanh nghiệp của mình Từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh, vừa truyền đạt kỹ năng quản lý cho lao động Việt Nam khác.

Bốn là, khu công nghiệp góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

của đất nước Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng là điều kiện hết sức quan trọng và cấp thiết của nền kinh tế quốc dân Để thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc khai nhanh dự án, ngoài các chính sách ưu đãi về tài chính và quan lý thuận lợi cho nhà nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư có ý nghĩa quan trọng.

Năm là, khu công nghiệp góp phần nâng cao năng lực quản lý của các

cơ quan nhà nước về quản lý khu công nghiệp Khu công nghiệp là một mô hình mới được xây dựng và phát triển ở Việt Nam, trên thực tế việc triển khai

Trang 13

mô hình này trong thời gian qua đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập trong quản lý nhà nước về khu công nghiệp Thực tiễn phát triển khu công nghiệp đã cho chúng ta nhiều bài học về quản lý khu công nghiệp nói riêng và quản lý nhà nước nãi chung.

Tóm lại, mặc dù khu công nghiệp mới được triển khai ở nước ta, nhưng đã khẳng định được vai trò to lớn của nó trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mặc dù còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhưng xét về lâu dài, phát triển khu công nghiệp là cần thiết, là một trong những phương thức cơ bản để rút ngắn, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, bước đầu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu đến 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.

3 Mối quan hệ giữa phát triển khu công nghiệp với vấn đề đảm bảo anninh lương thực:

3.1) Tác động qua lại giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trìnhphát triển:

3.1.1) Tác động của công nghiệp đến nông nghiệp

Phát triển công nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất trong quá tr×nh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nó tác động đến tất cả các lĩnh vực trong xã hội cũng như đời sống dân cư Đối với nông nghiệp, công nghiệp có những mặt tác động sau:

- Tạo ra nguồn vốn lớn góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển - Áp dụng được những thành tựu khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất như : giống, công cụ sản xuất….

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi

- Các ngành công nghiệp chế biến đảm bảo đầu ra cho hàng nông sản, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm

Trang 14

- Góp phần tăng thu nhập cho nông dân

Bên cạnh những thành tựu đó thì sự phát triển của công nghiệp cũng mang lại không ít những tiêu cực Đó là vấn đề nông dân mất đất, sự chênh lệch trong thu nhập giữa hai khu vực này làm nảy sinh vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị Từ đó kéo theo vấn nạn ô nhiễm môi trường, nhà ở và các tệ nạn xã hội khác.

3.1.2) Tác động của nông nghiệp đến công nghiệp:

Nông nghiệp là ngành sản xuất tạo ra sản phẩm thiêt yếu nhất cho con người Nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Nông nghiệp cung cấp các sản phẩm tiêu dùng như lương thực, thực phẩm Mặt khác, nó là nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho các hoạt động sản xuất công nghiệp Với 70% dân số ở nông thôn thực sự là nguồn nhân lực dồi dào, cùng với việc tăng sản lượng trong nông nghiệp, sự di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị do sức hút của phát triển kinh tế thì đó là nguồn lao động chính cho công cuộc công nghiệp hóa

Tóm lại, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì

việc xây dựng các khu công nghiệp là một tất yếu Tuy nhiên, có môt thực trạng đang xảy ra đó là khu công nghiệp mọc lên thì đất nông nghiệp giảm xuống.

Như vậy, diện tích đất canh tác đất nông nghiệp là một nhân tố quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng của cây lương thực và là mét trong nh÷ng nguy cơ gây mất ổn định an ninh lương thực.

Trang 15

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰCTRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THỜI

GIAN QUA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.

1 Khái quát đặc điểm tự nhiên KT-XH vùng đồng bằng sông Hồng vớiphát triển nông nghiệp.

1.1) Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý:

Vùng Đồng bằng sông Hồng là phần lãnh thổ ở phía Bắc Việt Nam, bao gồm 11 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng; các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình với tổng diện tích tự nhiên là 1.485.167 ha (số liệu thống kê năm 2005) chiếm 4,49 % diện tích tự nhiên của cả nước; dân số 18.039.476 người (năm 2005) chiếm 22,00% dân

Trang 16

số cả nước, mật độ dân số trung bình 1.215 người/km2.

Vùng đồng bằng sông Hồng có tọa độ địa lý trong khoảng từ 20000' đến 21020' vĩ độ Bắc và từ 105030' đến 107000' kinh độ Đông, Phía Đông giáp biển Đông, Phía Tây giáp các tỉnh Hoà Bình và Phú thọ,Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá, Phía Bắc giáp các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng châu thổ được bao bọc bởi địa hình đồi núi ở ba mặt từ phía Bắc vòng sang phía Tây và xuống phía Nam Phía Đông của vùng giáp biển Đông được mở rộng ra như đáy của một tam giác với độ dài khoảng 130 km có nhiều cửa sông lớn, vịnh biển kín.

Vị trí của vùng là nơi hội tụ đầu mối giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội từ lâu đời của Việt Nam; với trung tâm là Thủ đô Hà Nội thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, tỏa đi khắp các miền, các vùng lãnh thổ trong cả nước, với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Vùng Đồng bằng sông Hồng nằm trong khu vực kinh tế- xã hội phát triển nhanh và năng động của cả nước, đồng thời có sự kế thừa một nền văn minh lúa nước lâu đời, do đó vùng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tiếp thu, thừa hưởng lợi thế để phát triển nông nghiệp.

Địa hình của vùng tương đối đa dạng, phong phú bao gồm vùng núi, trung du, đồng bằng và ven biển, nhìn chung địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình từ 0,4 m đến 12 m so với mặt nước biển Toàn vùng có thể chia thành 4 dạng tiểu vùng địa hình tương đối, tiểu vùng núi, tiểu vùng trung du, tiểu vùng đồng bằng và tiểu vùng ven biển.

Diện tích của vùng Châu thổ sông Hồng không rộng nhưng có nhiều sông và chảy theo nhiều hướng, cùng với sự khai thác tài nguyên đất đai và xây dựng hệ thống đê đập dày đặc từ lâu đời nên đã phân chia thành rất nhiều ô lớn, nhỏ, những con đê, đập trở thành phân ranh giới giữa các ô với sông.

Trang 17

Phần đất bám sát trong và ngoài đê thường cao hơn so với vùng sâu trong đê Các sông lớn chảy qua vùng thường có đê chính và phụ đã tạo nên nhiều dải đất rộng có địa hình cao thấp khác nhau Hàng năm các dải đất ven sông ngày càng được bồi đắp nâng cao dần, lòng sông lắng đọng cát sỏi, phù sa đã làm cho mực nước sông dâng cao vào mùa mưa tràn ngập vào vùng đất thấp trong đê, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sông dân sinh Tiểu vùng ven biển được hình thành tương đối với cốt đất thấp và bằng phẳng, mức độ đe dọa bởi lũ của sông giảm đi nhưng lại chịu ảnh hưởng của triều tràn tuy mức độ không lớn và trên diện tích hẹp.

Nhìn chung điều kiện địa hình của vùng cơ bản thuận lợi cho việc khai thác sử dụng triệt để quỹ đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí dân cư, phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn của vùng Tuy nhiên địa hình của vùng cũng có những hạn chế nhưng không lớn và chỉ là cục bộ địa phương.

Một năm, vùng Đồng bằng sông Hồng có thể canh tác được ba vụ, trong đó có hai vụ lúa Đông Xuân , Hè Thu và một vụ trồng hoa màu khác.

Nguồn tài nguyên:

1.1.2 Tài nguyên đất

Vùng Đồng bằng sông Hồng có tổng diện tích là 1.485.167 ha, toàn vùng có 8 nhóm đất chính, bao gồm: nhóm đất cát, nhóm đất mặn, nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn, nhóm đất lầy và than bùn, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất xám và nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

Trang 18

Bảng 01: Đặc điểm thổ nhưỡng vùng Đồng bằng sông Hồng

Trang 19

Diện tích đất phù sa của vùng 756.095ha chiếm 61,07% tổng diện tích toàn vùng Trong đó, diện tích đất phù sa của hệ thống sông Hồng là 633.742ha chiếm 51,19% tổng diện tích Điều này cho thấy rằng vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi có đất đai phì nhiêu, màu mỡ rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây nông nghiệp ngắn ngày nhằm tăng năng suất và tránh thiên tai

Đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều khả năng để sản xuất lương thực, thực phẩm Trên thực tế, đây là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long Số đất đai đã được sử dụng vào hoạt động nông nghiệp là trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên của đồng bằng sông Hồng Ngoài số đất đai phục vụ lâm nghiệp và các mục đích khác, số diện tích đất chưa được sử dụng vẫn còn hơn 2 vạn ha.

Nhìn chung, đất đai của đồng bằng sông Hồng được phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp tương đối màu mỡ Tuy vậy, độ phì nhiêu của các loại đất không giống nhau ở khắp mọi nơi Đất được bồi đắp hàng năm màu mỡ không hơn đất không được bồi đắp hàng năm Đất thuộc châu thổ của

Trang 20

sông Hồng phì nhiêu hơn đất thuộc châu thổ của sông Thái Bình.

Có giá trị nhất đối với việc phát triển cây lương thực ở đồng bằng sông Hồng là diện tích đất không được phù sa bồi đắp hàng năm (đất trong đê) Loại đất này chiếm phần lớn diện tích châu thổ, đã bị biến đổi nhiều do trồng lúa.Ở đồng bằng, đất và nước là hai yếu tố đan quyện vào nhau Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp Tuy nhiên, lại quá thừa nước trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô.

Bên cạnh khả năng tự nhiên, những nguồn lực về kinh tế - xã hội cũng đóng vai trò đáng kể trong việc phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm Từ bao đời nay, người dân đồng bằng sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm Đó là vốn rất quý để đẩy mạnh sản xuất Ngoài ra, sự phát triển của nền kinh tế cùng với hàng loạt các chính sách mới cũng góp phần quan trọng cho việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng cây lương thực luôn giữ địa vị hàng đầu Diện tích cây lương thực khoảng 1,2 triệu ha, chiếm khoảng 14% diện tích cây lương thực của cả nước Sản lượng lương thực là 6,1 triệu tấn, chiếm 18% sản lượng lương thực toàn quốc (1999).

Trong các cây lương thực, lúa có ý nghĩa quan trọng nhất cả về diện tích và sản lượng Hàng năm, đồng bằng sông Hồng có hơn 1 triệu ha đất gieo trồng lúa Với con số này, lúa chiếm 88% diện tích cây lương thực của đồng bằng và chiếm khoảng 14% diện tích gieo trồng lúa của cả nước (1999).

Cây lúa có mặt ở hầu hết các nơi, nhưng tập trung nhất và đạt năng suất cao nhất là ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Tây Thái Bình trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về năng suất lúa (61,6 tạ/ha – năm 1999) Nhiều huyện, hợp tác xã đạt năng suất 8 – 10

Trang 21

Ngành trồng cây lương thực, đặc biệt là ngành trồng lúa ở đây đã có từ lâu đời và được thâm canh với trình độ cao nhất trong cả nước Tuy vậy, việc đảm bảo lương thực cho con người và cho các nhu cầu khác (phục vụ chăn nuôi, công nghiệp chế biến v.v…) còn bị hạn chế Mức bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn mức bình quân của cả nước (414 kg/người so với 448 kg/người – năm 1999).

Vấn đề thực phẩm liên quan đến cơ cấu bữa ăn và ảnh hưởng nhiều tới cơ cấu cây trồng Ở đồng bằng sông Hồng, việc sản xuất thực phẩm chưa tương xứng với tiềm năng hiện có Rau các loại có diện tích gieo trồng hơn 7 vạn ha, chiếm 27,8% diện tích rau cả nước, tập trung chủ yếu ở vành đai xung quanh các khu công nghiệp và thành phố Nguồn thực phẩm của vùng đồng bằng phụ thuộc nhiều vào ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản Việc phát triển các ngành này còn nhiều khả năng to lớn Vấn đề cơ bản là giải quyết tốt cơ sở thức ăn cho gia súc nhỏ và mở rộng quy mô của ngành nuôi trồng thuỷ sản Vấn đề lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng nằm trong chiến lực phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước Quá trình giải quyết vấn đề này liên quan tới hàng loạt các biện pháp kinh tế, kỹ thuật Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí (trong đó cơ cấu nông nghiệp hợp lí) của đồng bằng có thể được coi là biện pháp quan trọng Sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hoá được phát triển theo hướng thâm canh, đa dạng hoá gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hoá.

1.2) Điều kiện KT-XH

1.2.1 )Tăng trưởng kinh tế

Nhìn chung trong những năm qua vùng Đồng bằng sông Hồng đã phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chung của cả nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã

Trang 22

hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bảng 02: Giá trị, cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng qua mội sốnăm (theo giá cố định năm 1994)

1.2.2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của vùng đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - thương mại

Trang 23

– du lịch, đồng thời phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành, lĩnh vực.

Bảng 03: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng qua một số năm

Đơn vị tính: %

Nông nghiệp- lâm nghiệp- thuỷ

Đến năm 2005 tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm xuống 19,35%, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng lên 40,40%, tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại – du lịch giảm không đáng kể 40,25% Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế Bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế như công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, lắp giáp ô tô, xe máy

1.2.3) Dân số, lao động, việc làm và mức sống dân cư

Năm 2005 dân số vùng Đồng bằng sông Hồng là 18.039.476 người, trong đó dân số ở khu vực đô thị là 4.484.300 người (chiếm 24,86%), dân số ở khu vực nông thôn là 13.555.176 người (chiếm 75,14%) Dân số năm 2005 tăng so với năm 1990 là 3.038,07 nghìn người, tăng so với năm 1995 là 1.902,77 nghìn

Trang 24

người và so với năm 2000 là 1.000,28 nghìn người Trong giai đoạn từ 2001 đến 2005 dân số tăng bình quân mỗi năm là 200,06 nghìn người, trong đó dân số đô thị tăng bình quân mỗi năm là 207,92 nghìn người, dân số nông thôn giảm bình quân mỗi năm 7,86 nghìn người.

Lao động vùng Đồng bằng sông Hồng qua đào tạo chiếm khoảng 45% và 100% đội ngũ công chức các cấp đã được chuẩn hoá Lực lượng lao động trong khu vực Nhà nước do địa phương quản lý của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất so với các vùng trong cả nước (năm 2005 có 548,1 nghìn người, chiếm trên 20% tổng số lao động trong khu vực Nhà nước) Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 9,5% là mức cao nhất trong cả nước, tỷ lệ lao động có chuyên môn nghề nghiệp chiếm khoảng 30% tỷ lệ này còn rất thấp so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Vùng Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thất nghiệp (lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị) năm 2000 là 7,34%, tương đương với 252,8 nghìn người, năm 2005 là 5,61% (cao hơn mức bình quân cả nước 0,30%), tương đương 251,6 nghìn người, tỷ lệ thất nghiệp giảm 1,73%, tuy nhiên số người không có việc làm ở khu vực thành thị tăng thêm 3,4 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng thêm 0,67 nghìn người.

2) Thực trạng sản xuất và tiêu dùng lương thực thời gian qua2.1) Thực trạng sản xuất lương thực vùng Đồng bằng sông Hồng

Kể từ khi có các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề nông thôn, kinh tế trang trại, tiêu thụ sản phẩm và nhiều chủ trương, chính sách khác của Nhà nước, đến nay, nông nghiệp nước ta nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng đã có bước phát triển quan trọng Sản lượng lương thực mỗi năm đều tăng hơn một triệu tấn, xuất khẩu ổn định hơn ba triệu tấn gạo, trong khi diện tích lúa giảm dần và được chuyển đổi cơ cấu theo hướng thâm canh, tăng vụ màu, nuôi

Trang 25

trồng thuỷ sản, phát triển chăn nuôi, xây dựng hệ thống VAC bền vững tăng giá trị trên một ha đất nông nghiệp.

Trong những năm qua, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới mang tính đột phát, nhảy vọt, nổi bật là các giống ưu thế lai, các biện pháp hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh bền vững, tăng năng suất, chất lượng nông sản được ứng dụng rộng rãi

Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới được chuyển sang dịch vụ (đạt tỷ lệ hơn 80%) và thế hệ nông dân tiên tiến kiểu mới (hơn 8,5 triệu lượt hộ được tuyên dương nông dân sản xuất giỏi), trong số đó nhiều hộ đạt thu nhập 30-50 triệu đồng/hộ/năm nơi nào cũng có, góp phần xoá đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới

Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong hai đồng bằng lớn nhất của cả nước, đất chật, người đông với cơ cấu thuần nông là chủ yếu: có khoảng 1,5 triệu ha (bằng 20% cả nước), sản lượng lương thực bảy triệu tấn (20% cả nước), dân số 17 triệu người (22% cả nước) với mức bình quân ruộng đất trên đầu người bằng 40% mức bình quân cả nước; cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tỷ lệ: trồng trọt 72% (cây lương thực 80%), chăn nuôi 25%, dịch vụ 3%

Các lợi thế so sánh của vùng Đồng bằng sông Hồng là: có khí hậu mùa đông lạnh, đất tốt (80% diện tích đất phù sa), hệ thống thủy lợi tốt nhất (80% diện tích được tưới tiêu chủ động trong đó 60% diện tích có nước phù sa tưới), trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp và dân trí cao nhất cả nước (tập trung hơn 80% số viện nghiên cứu nông nghiệp, trình độ thâm canh của nông dân ngày một nâng cao ), thị trường có lợi thế (gần Trung Quốc, SNG, Đông Bắc á ), khả năng huy động vốn lợi nhuận hơn vùng khác Đồng bằng sông Hồng là một tam giác tăng trưởng với tốc độ đô thị hoá nhanh còn là điều kiện tốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá, dịch vụ của nông dân

Trang 26

Các hạn chế và thách thức của Đồng bằng sông Hồng là: bình quân ruộng đất trên đầu người thấp nhất cả nước (540 m2/người); lao động dôi dư thiếu việc làm hơn 10%/năm; quỹ đất nông nghiệp tiếp tục giảm nhanh (kể cả đất lúa xấu và đất lúa tốt), môi trường bị ô nhiễm (do thâm canh, phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị hoá ), thu nhập bình quân của hộ nông dân thấp nên khả năng đầu tư hạn chế, hệ thống canh tác truyền thống là thuần nông, tâm lý bao cấp nặng nề Đồng bằng sông Hồng là vùng bị sức ép phải vươn lên phát triển nhanh hơn vùng khác.

Ba mục tiêu của nông nghiệp nước ta trong những năm tới là, nâng cao gấp đôi thu nhập/ha đất và thu nhập/hộ nông dân một năm, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh bền vững của nông sản hàng hoá, trong đó giữ vững tỷ suất hàng hoá cao ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đồng bằng sông Hồng, phấn đấu vươn lên dẫn đầu cả nước, bứt phá với tốc độ nhanh hơn vùng khác Sức cạnh tranh bền vững của nông sản hàng hoá phải dựa trên cơ sở công nghệ mới kết hợp với sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường

Cách quản lý mới trong thời kỳ phát triển mới là dựa trên cơ sở mối quan hệ mới giữa người sản xuất (nông dân) và người chế biến, tiêu thụ nông sản (doanh nghiệp) Phấn đấu vươn lên đạt các mục tiêu mới là đòi hỏi của nông dân và là bước đi tất yếu khách quan của sự phát triển, là bước ngoặt mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta.

3) Đánh giá tác động của sự phát triển khu công nghiệp đến sản xuất vàtiêu dùng lương thực.

3.1) Tác động trực tiếp

Các khu công nghiệp tập trung đã đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển chung, vào nguồn ngân sách trung ương và địa phương Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực cũng nảy sinh các vấn đề xã hội bức xúc: do thu hồi đất để

Trang 27

phát triển khu công nghiệp, hàng chục nghìn hộ nông dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm nên thu nhập thấp và giảm dần; các tệ nạn xã hội phát triển; môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng; có sự phân hóa về thu nhập và đời sống trong nội bộ dân cư nông thôn.

Tính đến giữa năm 2008, vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có 42 khu công nghiệp (KCN) tập trung được thành lập, trong đó 29 KCN đang hoạt động và 13 KCN đang triển khai xây dựng cơ bản Tổng diện tích quy hoạch cho các KCN là 10024 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê chiếm 66,3% Các địa phương có nhiều KCN tập trung là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, các KCN tập trung của vùng ĐBSH những năm qua cũng đã làm phát sinh các vấn đề xã hội nổi cộm

Một là, thu hồi đất nông nghiệp do phát triển KCN, đã làm cho hàng

chục nghìn hộ nông thôn, chủ yếu là nông dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm, thu nhập thấp và giảm dần

Theo khảo sát mới đây của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ở vùng ĐBSH, trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động mất việc làm, trong khi đó 1 ha đất nông nghiệp hằng năm tạo ra việc làm cho 13 lao động nông nghiệp Người mất việc làm chủ yếu là nông dân, trình độ văn hóa, chuyên môn thấp, chưa qua đào tạo nghề phi nông nghiệp nên cơ hội tìm việc làm ngoài nông nghiệp rất khó

Theo kết quả điều tra của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội tại các vùng mất đất do đô thị hóa và xây dựng KCN ở vùng ĐBSH, tỷ lệ lao động không được đào tạo nghề, không có chuyên môn rất cao: Hà Nội 76,2%; Hải Phòng 89%; Hà Tây 75% và Bắc Ninh 87%

Do đó, số lao động không có việc làm sau khi bị thu hồi đất tăng nhanh ở tất cả các tỉnh có khảo sát Tại Hà Nội, tỷ lệ lao động không có việc làm

Trang 28

trước khi thu hồi đất là 4,7% đã tăng lên 12,4% sau khi bị thu hồi đất Hai tỷ lệ tương ứng của các tỉnh khác, như Hải Phòng là 5,1% và 10,8%; Bắc Ninh 5,3% và 7,9% Số người không có việc làm tăng lên, cơ cấu nghề nghiệp cũng thay đổi: số người chuyển sang buôn bán tăng 2,72%, chuyển sang làm thuê, xe ôm tăng 3,64%, số người làm công việc khác tăng 4,1%, số người gắn với các KCN chỉ tăng 2,79%

Tỷ lệ thời gian lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn vùng ĐBSH giảm nhanh trong những năm gần đây từ 80,21% năm 2004 xuống 78,85% năm 2005 và 78% năm 2006 Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trong khu vực cũng còn trên 6%, cao hơn mức trung bình cả nước những năm gần đây.

Hai là, các tệ nạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh, thu nhập và đời

sống dân cư nông thôn, nhất là nông dân mất đất tăng chậm, thậm chí giảm ở một số vùng tái định cư Cùng với xu hướng di cư ra thành thị, làm thuê tại KCN, một bộ phận không nhỏ ở lại làng quê tiếp tục làm ruộng với quỹ đất giảm dần nên "nhàn cư vi bất thiện" Đó là môi trường để các tệ nạn xã hội phát triển

Ba là, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng Đồng bằng sông

Hồng là vùng đất chật, người đông nên các KCN phát triển làm cho đất nông nghiệp bị giảm dần, mật độ dân số ngày càng cao; trong khi đó các yếu tố có lợi cho môi trường sinh thái như nguồn nước sạch, thảm thực vật, cây xanh giảm dần Các yếu tố gây ô nhiễm môi trương như bụi, nước thải công nghiệp, rác công nghiệp, từ các KCN, từ các bệnh viện, trường học ngày càng tăng

Bốn là, ở nông thôn phát sinh nhiều mâu thuẫn mới trong quá trình phát

triển khu công nghiệp tập trung quy mô lớn Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng quỹ đất cho đô thị hóa và công nghiệp hóa với giải quyết việc làm và thu nhập cho nông dân mất đất; mâu thuẫn giữa yêu cầu giải phóng lao động nông nghiệp, tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa với tập quán người cày có

Trang 29

ruộng, tâm lý nông dân không muốn xa đồng ruộng; mâu thuẫn giữa ứng dụng khoa học, công nghệ mới để giảm lao động sống trong nông nghiệp với số lao động dư thừa ngày càng tăng, mâu thuẫn giữa tâm lý tăng năng suất, tăng sản lượng là chủ yếu của nông dân vùng ĐBSH với yêu cầu tăng chất lượng, tăng độ sạch của nông sản để tăng sức cạnh tranh; xu hướng lấy công làm lãi, tích cóp phòng thân

Năm là, việc thu hồi đất nông nghiệp do mở rộng các KCN tại các vùng

nông thôn tất yếu ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống dân cư vùng này Nhà nước đã có chính sách đền bù cho họ tương đối thỏa đáng theo giá đất thị trường Tuy nhiên, sau khi nhận tiền đền bù, giải tỏa nhiều hộ nông dân có một khoản tiền khá lớn Một số hộ có kinh nghiệm kinh doanh, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp đã sử dụng nguồn vốn đó cho mở rộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ nên thu nhập và đời sống tăng cao so với trước khi thu hồi đất Song, đại bộ phận hộ nông dân còn lại không biết cách sử dụng nguồn vốn đó để phát triển sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp Không ít hộ đầu tư vào mua sắm đồ dùng đắt tiền, xây dựng, sửa sang nhà cửa, ăn tiêu hoang phí không có kế hoạch, thậm chí sa vào các tệ nạn xã hội như đánh đề,

Ngày đăng: 19/07/2013, 14:03

Hình ảnh liên quan

Bảng 03: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng qua một số năm - Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực trong xu thế phát triển các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

Bảng 03.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng qua một số năm Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 39: Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2010 - Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực trong xu thế phát triển các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

Bảng 39.

Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2010 Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 29: Định hướng quy hoạch đất khu công nghiệp đến năm 2020 - Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực trong xu thế phát triển các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

Bảng 29.

Định hướng quy hoạch đất khu công nghiệp đến năm 2020 Xem tại trang 39 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan