Công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại cục hải quan Hà Nội

44 2K 3
Công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại cục hải quan Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với sự gia tăng hàng hóa xuất nhập khẩu thì hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu cũng gia tăng nhanh chóng.Việc thông quan với loại hình hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp (do doanh nghiệp không cần phải tới tận cửa khẩu nhập hàng để làm thủ tục hải quan) nhưng cũng nhiều doanh nghiệp lợi dụng loại hình này để trốn thuế, lậu thuế

Đề án môn học Đặng Thị Thùy Mai LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, sự hội nhập kinh tế quốc tế nhanh chóng của Việt Nam, đặc biệt là sự kiện Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO đã đánh dấu một bước ngoặt lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Đứng trước sự kiện này, nền kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ đối diện với những thách thức vô cùng lớn lao để có thể hòa nhập cũng như vươn lên trong nền kinh tế thế giới đang trở nên ngày càng khắc nghiệt như hiện nay. Tham gia hội nhập, giao lưu thương mại quốc tế khiến hoạt động xuất nhập khẩu nước ta không ngừng gia tăng.Các loại hình xuất nhập khẩu cũng trở nên đa dạng về cả chủng loại và mặt hàng xuất nhập khẩu.Trước tình hình đó, cơ quan Hải quan các cấp phải có sự nỗ lực trong hoạt động của mình nhằm tạo thuận lợi cho phát triển giao lưu thương mại quốc tế.Chủ trương “ Thông quan nhanh chóng, quản lí chặt chẽ với hàng hóa xuất nhập khẩu” được cơ quan hải quan ưu tiên chú trọng hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu đó, trong những năm qua ngành hải quan đã nỗ lực phấn đấu đổi mới công tác, cải cách thủ tục, qui chế, qui trình nghiệp vụ, thực hiện qui trình thủ tục một cửa, một chiều, tiến hành hiện đại hóa hải quan, chấn chỉnh tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, củng cố xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh. Với sự gia tăng hàng hóa xuất nhập khẩu thì hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu cũng gia tăng nhanh chóng.Việc thông quan với loại hình hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp (do doanh nghiệp không cần phải tới tận cửa khẩu nhập hàng để làm thủ tục hải quan) nhưng cũng nhiều doanh nghiệp lợi dụng loại hình này để trốn thuế, lậu thuế. Để có thể quản lí tốt với loại hàng này đòi hỏi phải có một qui trình thủ tục hải quan hoàn chỉnh vừa tạo thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý chặt chẽ. Trước những yêu cầu đặt ra đó, em đã chọn đề tài: “Công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại cục hải quan Nội”để nghiên cứu thực hiện đề án môn học kinh tế hải quan. Em chọn nghiên cứu vấn đề tại Cục Hải quan Nội do Cục hải quan Nội nằm sâu trong nội địa,không có cảng biển và hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu là hàng chuyển cửa khẩu,sẽ giúp em nghiên cứu được sâu hơn về vấn đề này. 1 Đề án môn học Đặng Thị Thùy Mai Phần 1:Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩucông tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu I. Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu: 1.Khái niệm hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu: - Theo giáo trình Kinh tế hải quan phần I-NXB Đại học Kinh tế quốc dân (trang6): Hàng nhập khẩu bao gồm tất cả các động sản(là hàng hóa,hành lí,ngoại hối ,tiền Việt Nam,phương tiện vận tải, kim khí quý,đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác) có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật được phép nhập khẩu hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan. - Loại hình chuyển cửa khẩu là việc hàng hóa, phương tiện xuất nhập khẩu đang chịu sự giám sát của hải quan từ cửa khẩu này đến một của khẩu khác hoặc địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài của khẩu ; từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu này đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu khác. -Như vậy, hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩuhàng hóa nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra,giám sát hải quan,được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa. 2.Đặc điểm của hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu: - Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩuhàng hóa nhập khẩucửa khẩu nhập hàng hóa và địa điểm làm thủ tục hải quan là khác nhau. - Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được niêm phong và do các phương tiện vận tải vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu. - Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu chịu sự kiểm tra, giám sát củaquan hải quan. 3.Các loại hàng hóa được phép nhập khẩu chuyển cửa khẩu: Theo điều 18,Nghị định 154/2005/NĐ-CP ,hàng hoá nhập khẩu được chuyển cửa khẩu gồm: - Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình được đưa về địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa là chân công trình hoặc kho của công trình; 2 Đề án môn học Đặng Thị Thùy Mai - Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng sản xuất được đưa về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất; - Hàng hoá nhập khẩu của nhiều chủ hàng có chung một vận tải đơn được đưa về địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa; - Hàng hoá tạm nhập để dự hội chợ, triển lãm được chuyển từ cửa khẩu nhập về địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm; hàng hoá dự hội chợ, triển lãm tái xuất được chuyển từ địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm ra cửa khẩu xuất; - Hàng hoá nhập khẩu vào cửa hàng miễn thuế được chuyển cửa khẩu về cửa hàng miễn thuế; - Hàng hoá nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan được phép chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan; hàng hoá gửi kho ngoại quan xuất khẩu được chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất; - Hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất được chuyển từ cửa khẩu nhập về khu chế xuất; hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất được chuyển từ khu chế xuất ra cửa khẩu xuất. II.Khái quát về công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu: 1.Công tác kiểm tra hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu: 1.1 Khái niệm: - Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quankiểm tra thực tế hàng hóa ,phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện. - Kiểm tra hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩukiểm tra hồ sơ ,các chứng từ liên quan đến hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu do cơ quan hải quan thực hiện. 1.2 Đặc điểm: Kiểm tra hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng của ngành hải quan. Do đặc thù của hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu,mà việc kiểm tra hải quan với loại hình nhập khẩu này có những đặc điểm nhất định.Cụ thể : 3 Đề án môn học Đặng Thị Thùy Mai - Tại cửa khẩu nhập hàng sau khi bốc dỡ hàng hóa, hải quan thường chỉ kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng, đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong nguyên vẹn,lập biên bản giao cho người khai hải quanchuyển sang phương tiện vận chuyển đến cửa khẩu làm thủ tục hải quan. - Tại cửa khẩu làm thủ tục hải quan: kiểm tra hải quan gồm kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra sơ bộ hoặc kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan do cơ quan hải quan tại cửa khẩu nhập hàng gửi đến.Và tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa(nếu có lệnh). 1.3 Quy trình: Ngày 15 tháng 6 năm 2009, Tổng cục hải quan đã ban hành quy trình thủ tục hải quan cho hàng xuất nhập khẩu thương mại theo quyết định 1171 và thường gọi là quy trình thông quan 1171.Trong quy trình này,công tác kiểm tra hải quan gồm kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa là 2 bước quan trọng.Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu là một trong những loại hàng nhập khẩu và cũng phải theo quy trình thông quan1171.Do đó,công tác kiểm tra hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được tiến hành theo quy trình như sau: Thứ nhất: kiểm tra hồ sơ hải quan: gồm kiểm tra sơ bộ và kiểm tra chi tiết hồ sơ. a.Kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan: - Sau khi tiếp nhận hồ sơ hải quan,cán bộ hải quan phải kiểm tra điều kiện đăng kí tờ khai ,mã số xuất nhập khẩu và mã số khai thuế của doanh nghiệp khai hải quan. - Kiểm tra ,đối chiếu mặt hàng nhập khẩu trong hồ sơ có được phép chuyển cửa khẩu hay không (các mặt hàng được phép chuyển cửa khẩu được quy định rõ tại điều 18,Nghị định 154/2005/NĐ-CP). - Tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan về số lượng,các loại chứng từ . - Sau khi kiểm tra sơ bộ ,cán bộ hải quan phải trả lời cho người khai tiếp nhận hay không tiếp nhận bộ hồ sơ đó.Nếu không tiếp nhận phải có văn bản(theo mẫu của Tổng cục hải quan) nêu rõ lí do cho người khai hải quan. b. Kiểm tra chi tiết hồ sơ: Cán bộ hải quan kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ hải quan bao gồm kiểm tra các nội dung sau: 4 Đề án môn học Đặng Thị Thùy Mai - Kiểm tra nội dung khai trong tờ khai. - Kiểm tra số lượng ,chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ và tính chính xác, đồng bộ giữa các giấy tờ đó. - Kiểm tra tên hàng, mã hàng, số lượng, trọng lượng và xuất xứ của hàng hóa mà người khai đã khai trong tờ khai hải quan. - Kiểm tra các vấn đề liên quan đến thực hiện quy định về thủ tục hải quan,các vấn đề về sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan khác. - Sau khi kiểm tra chi tiết hồ sơ,công chức hải quan phải ghi kết quả kiểm tra và đề xuất xử lí kết quả kiểm tra là thông quan cho hàng hóa hay phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoa vào lệnh hình thức cho lãnh đạo duyệt. Thứ hai: Kiểm tra thực tế hàng hóa. a. Các trường hợp kiểm tra thực tế hàng hoá: Kiểm tra thực tế hàng hoá tới mức toàn bộ lô hàng đối với: - Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan; - Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan Hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; - Hàng hoá qua kết quả phân tích thông tin củaquan hải quan xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan. - Kiểm tra xác suất hàng hoá để đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng. b. Mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá: - Đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan thì tiến hành kiểm tra toàn bộ lô hàng. - Sau nhiều lần kiểm tra nếu doanh nghiệp không vi phạm thì giảm dần mức độ kiểm tra nhưng không thấp hơn mức độ kiểm tra theo quy định. - Đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan Hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; hàng hoá qua kết quả phân tích thông tin củaquan hải quan xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan thì tiến hành kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi 5 Đề án môn học Đặng Thị Thùy Mai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. - Đối với hàng hoá phải kiểm tra xác suất để đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng (tối đa không quá 5% tổng số Tờ khai hải quan) được thực hiện như sau: + Tổng số tờ khai hải quan được xác định để tính tỷ lệ phải kiểm tra xác suất là số lượng tờ khai làm thủ tục ngày trước đó tại đơn vị. Ở đơn vị có ít tờ khai thì kiểm tra tối thiểu 1 tờ khai/ ngày. + Đối với lô hàng phải kiểm tra thì kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. c. Việc lựa chọn các kiện/container để kiểm tra được thực hiện trên cơ sở lấy xác suất ngẫu nhiên do hệ thống máy tính xử lý hoặc do lãnh đạo Chi cục quyết định và được thể hiện cụ thể trên hồ sơ hải quan. d. Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu, căn cứ vào tình hình thực tế củahàng và thông tin mới thu nhận được, lãnh đạo Cục, Chi cục được quyết định thay đổi mức độ, hình thức kiểm tra đã quyết định trước đó. e. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá được tiến hành bằng máy móc thiết bị. Trường hợp không có máy móc thiết bị hoặc qua việc kiểm tra bằng máy móc thiết bị thấy cần thiết phải kiểm tra bằng phương pháp thủ công mới kết luận được thì tiến hành kiểm tra thủ công. f. Kết thúc kiểm tra thực tế hàng hoá ( bằng phương pháp thủ công hoặc máy móc thiết bị) công chức kiểm tra thực tế phải ghi kết quả kiểm tra theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và bàn giao cho chi cục hải quan chuyển cửa khẩu. 2.Công tác giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu: 2.1 Khái niệm: Giám sát hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu là biện pháp mang tính chất nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa , phương tiện vận tải thuộc đối tượng quảncủa Hải quan. 6 Đề án môn học Đặng Thị Thùy Mai 2.2 Đặc điểm của công tác giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu. - Giám sát hải quan luôn gắn liền với nhiệm vụ của hải quan,hỗ trợ tốt cho hoạt động hải quan và là một khâu không thể tách rời trong quy trình nghiệp vụ hải quan. - Giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiện từ khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập và trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan cho đến khi hàng hóa được thông quan. - Việc giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan do hải quan tại cửa khẩu nhập tiến hành. Cơ quan hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa cho đến khi hàng hóa được thông quan. 2.3 Quy trình giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu: a.Thời gian giám sát hải quan: từ khi hàng hoá nhập khẩu tới địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu nhập, vận chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan cho đến khi được thông quan; b. Đối tượng chịu sự giám sát hải quan: - Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu nhưng chưa thực xuất khẩu; - Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan nhập khẩu nhưng chưa được thông quan; - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan được lưu trong kho, bãi thuộc phạm vi địa bàn hoạt động củaquan hải quan; - Hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh; - Hàng hoá, phương tiện vận tải chuyển cửa khẩu. - Hàng hóa phương tiện vận tải chuyển cảng. c. Cơ quan hải quan sử dụng các phương thức giám sát hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu: - Niêm phong hải quan. - Giám sát trực tiếp của công chức hải quan; - Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật; 7 Đề án môn học Đặng Thị Thùy Mai Không áp dụng phương thức giám sát trực tiếp của công chức hải quan đối với hàng hoá được lưu giữ, vận chuyển ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động củaquan hải quan, trừ trường hợp cần thiết do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định. c.1 Niêm phong hải quan: - Niêm phong hải quan, bao gồm: niêm phong bằng giấy niêm phong hải quan, bằng dây hoặc bằng kẹp chì. - Các trường hợp phải niêm phong hải quan : + Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu. + Hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng được dỡ xuống cửa khẩu nhập và xếp lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển đến cảng đích. +Hàng hóa xuất khẩu được kiểm tra tại địa điểm ngoài cửa khẩu vận chuyển ra cửa khẩu xuất. +Hàng hóa xuất khẩu do hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra thực tế hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu thực chất là việc bàn giao giám sát hàng hóa nhập khẩu của Chi cục hải quan cửa khẩu nhập và Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. c.2 Giám sát bằng phương tiện kĩ thuật: Khoa học công nghệ phát triển,để giảm tải sự quá tải cho cơ quan hải quan, nâng cao hoạt động của hải quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và để dễ dàng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hải quan với các đơn vị có liên quan, việc áp dụng phương tiện kĩ thuật để giám sát hải quan được sử dụng nhiều hơn. Hiện nay, các phương pháp giám sát kĩ thuật chủ yếu mà hải quan thế giới sử dụng gồm: - Giám sát bằng gương - Giám sát bằng máy đếm. - Giám sát bằng camera. - Giám sát bằng máy soi. - Giám sát bằng chip điện tử. c.3 Giám sát trực tiếp của công chức hải qan: 8 Đề án môn học Đặng Thị Thùy Mai Giám sát trực tiếp của công chức hải quan là biện pháp giám sát truyền thống nhất để thực hiện nhiệm vụ giám sát hải quan.Tùy từng loại hình hàng hóa mà công chức hải quan thực hiện nhiệm vụ giám sát khác nhau. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở khu vực của khẩu biên giới. Đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu ,Công chức hải quan có thể thực hiện phương thức giám sát áp tải hàng hóa, phương tiện trên đường đi đảm bảo đi đúng tuyến đường ,đúng thời gian quy định. 3. Nguyên tắc kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu: - Kiểm tra hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan. - Kiểm tra hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được giới hạn ở mức độ phù hợp kết quả phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủ ro về vi phạm pháp luật hải quan và phải được thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ duyệt quyết định hình thức ,mức độ kiểm tra. - Áp dụng quản lí rủi ro trong kiểm tra hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu. - Giám sát hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiện trong thời gian từ khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập được vận chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan cho đến khi hàng hóa được thông quan. - Việc giám sát hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải được thực hiện bình đẳng không phân biệt xuất xứ, quốc tịch, - Giám sát hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được tiến hành công khai,minh bạch. - Thực hiện nhất quán các quy định về giám sát hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu, tạo thuận lợi cho lưu thông thương mại quốc tế. 4.Vai trò của công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu: - Giúp cơ quan hải quan thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước về hải quan đối với loại hình nhập khẩu chuyển cửa khẩu. 9 Đề án môn học Đặng Thị Thùy Mai - Giúp cơ quan hải quan phát hiện được các hành vi gian lận thương mại, trốn lậu thuế, buôn lậu. Qua đó phục vụ tốt cho công tác điều tra chống buôn lậu (Chức năng kiểm soát hải quan) củaquan hải quan. - Góp phần thực hiện chính sách mặt hàng, chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá, chính sách thuế. - Thông qua hoạt động kiểm tra hải quan, vấn đề an ninh quốc gia, an ninh môi trường, an ninh cộng đồng doanh nghiệp, dân cư được đảm bảo. - Góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật hải quan nói riêng. - Mục đích của kiểm tra hải quan đối với loại hình nhập khẩu chuyển cửa khẩu là thẩm định lại tính trung thực, chính xác của hoạt động nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Hay nói cách khác công việc này nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật hải quan của các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu chuyển cửa khẩu. - Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật hải quan nói riêng của người khai hải quan. - Xác minh tính chính xác, trung thực của chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và tính chính xác giữa hồ sơ và thực tế hàng hoá. - Đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hoá, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quảnhải quan. -Giúp cơ quan hải quan thực hiện tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Phần 2: Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại cục Hải quan Nội I.Vài nét về cục Hải quan Nội: 1. Quá trình hình thành và phát triển: Ngày 10/9/1945, Chính phủ lâm thời đã ban hành Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở thuế quan và thuế gián thu, đồng thời thiết lập chủ quyền quan thuế trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Từ đó lực lượng Hải quan chính thức được khai sinh, được khẳng định là công cụ không thể thiếu của một quốc gia độc lập có chủ quyền. 10

Ngày đăng: 19/07/2013, 13:34

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Bảng tổng hợp số liệu về hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại cục hải quan Hà Nội

Bảng 2.

Bảng tổng hợp số liệu về hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu Xem tại trang 25 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan