Hoàn thiện những giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

52 478 4
Hoàn thiện những giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện những giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ là vấn đề vô cùng quan trọng khó khăn của doanh nghiệp. Điều kiện cạnh tranh gay gắt đã khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn hơn bao giờ hết. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm tới công tác tiêu thụ sản phẩm sao cho đạt hiệu quả cao thu được lợi nhuận-đó là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên để có thể tiêu thụ được những sản phẩm đó thì doanh nghiệp phải làm sao để nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm trong mắt khách hàng, từ đó khiến lượng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn qua đó doanh nghiệp cũng sẽ thu được nhiều giá trị gia tăng hơn. Thị trường ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp. Cơ chế thị trường là cơ chế cạnh tranh có đào thải,ai hiểu rõ được thị trường, nắm bắt được những cơ hội của thị trường thì sẽ dành thắng lợi trong kinh doanh. Doanh nghiệp nào có được các sản phẩm thị trường cần phù hợp với thị hiếu của khách hàng thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh đứng vững trên thị trường. Thị trường thiết bị viễn thông là thị trường công nghệ cao. Công ty thương mại xuất khẩu thương mại Viettel tuy là một doanh nghiệp mạnh trên thị trường Việt Nam nhưng công ty không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà nhập khẩu những sản phẩm từ nước ngoài để kinh doanh.Chính vì vậy công ty luôn có một sự lệ thuộc lớn vào nhà cung ứng.Cộng với những khó khăn mà những đối thủ cạnh tranh tạo ra việc giữ được thị phần cũng như nhịp độ tăng trưởng là vô cùng khó khăn.Xuất phát từ ý nghĩ đó tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện những giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của công ty thương mại xuất nhập khẩu Viettel” 1 CHƯƠNG I: GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL: VAI TRÒ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG I. Thị trường những đặc trưng của thị trường xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông 1. Khái niệm thị trường: Thị trường: Theo quan điểm marketing thị trường được hiểu là tất cả những khách hàng tiềm ẩn có cùng nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu mong muốn đó. Đặc trưng của thị trường sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông 1.1. Đặc trưng về sản phẩm Các loại hình sản phẩm: Sản phẩm trong lĩnh vực này rất phong phú đa dạng bao gồm nhiều chủng loại hàng hóa như: a, Các trạm BTS, dây cáp quang,linh phụ kiện đi kèm….đầy là những sản phẩm phục vụ cho quá trình truyền thông truyền dữ liệu b, Điện thoại đi động giá rẻ, điện thoại di động thế hệ mới,thiết bị đầu cuối khác(EDEG,ADSL,IPTV….),laptop,man hinh lcd… Sản phẩm hiện nay phong phú đa dạng với nhiều tính năng công nghệ hiện đại. Phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng (đặc biệt là các mặt hàng được ưa chuộng hiện nay như laptop, điện thoại di động). Càng ngày nhu cầu khách hàng càng yêu cầu cao về tính năng của sản phẩm.Để bắt kịp với xu thế đó các hãng liên tục đưa ra những sản phẩm mới với những tính năng ưu việt hơn,mẫu mã sản phẩm phong phú đa dạng hơn,giá cả phải chăng hơn,chất lượng tốt hơn.Chính vì vậy đã gây ra nhiều rủi ro như vòng đời sản phẩm là khá ngắn,dễ lạc hậu về công nghệ,rủi do về giá cả điều này làm giảm doanh thu của doanh nghiệp( không bán được hàng hay phải hạ giá sản phẩm) làm tăng chi phi của doanh nghiệp(tăng chi phí quản lý, chi phí lưu kho… ).Chính vì vậy nó ảnh hưởng tới giá trị gia tăng của doanh nghiệp. 1.2. Đặc trưng về mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ảnh hưởng của nó tới giá trị gia tăng của doanh nghiệp Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp thiết bị viễn thông gồm những lĩnh vực sau 2 Cạnh tranh về công nghệ sản phẩm: Để hiểu được mức độ cạnh tranh về công nghệ trước hết, ta phải hiểu công nghệ trong lĩnh vực viễn thông hiện nay là gì? Xu hướng công nghệ trong tương lai như thế nào? Càng ngày công nghệ dành cho sản phẩm càng trở nên hiện đại tiên tiến.Nắm bắt được nhu cầu khách hàng ngày càng yêu cầu những sản phẩm có tính năng công nghệ hiện đại các doanh nghiệp thay nhau đưa ra những sản phẩm mới nhằm tạo lợi thế cạnh tranh tăng sức hút sản phẩm đến khách hàng.Chính vì vậy vòng đời sản phẩm ngày càng trở nên ngắn hơn,có những sản phẩm mới ra được vài tháng đã lạc hậu về công nghệ ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ sản phẩm muốn tiêu thụ được sản phẩm đó doanh nghiệp phải giảm giá sản phẩm, điều này làm giảm giá trị gia tăng của doanh nghiệp.Khó khăn với các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị viễn thông ở đây là nhập khẩu hàng hóa như thế nào,với số lượng bao nhiêu để tránh lượng tồn hàng,tránh việc gia tăng chi phí tồn kho làm giảm giá trị gia tăng của doanh nghiệp.Tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian quay vòng vốn tạo điều kiện mua những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Cạnh tranh về giá cả: Các doanh nghiệp kinh Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài do công nghệ trong nước chưa cho phép các doanh nghiệp có thể doanh thiết bị viễn thông trên thị trường sản xuất được những loại hàng hóa cao cấp đó.Chính vì vậy cùng một loại sản phẩm doanh nghiệp nào bán với giá thấp hơn sẽ tạo được một lợi thế cạnh tranh dễ thu hút được khách hàng hơn.Có thể nói cạnh tranh về giá chính là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam hiện nay.Chiến lược giá cho sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong phát triển doanh nghiệp,nếu doanh nghiệp đưa ra mức giá cao hơn các đối thủ thì sẽ rất khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa,và khi tiêu thụ hàng hóa chậm không chỉ làm giảm doanh thu hàng bán mà thêm vào đó doanh nghiệp phải cõng thêm chi phí lưu kho,chi phí quản lý như thế giá trị gia tăng của doanh nghiệp sẽ không đạt hiệu quả tối ưu. Cạnh tranh về chất lượng dịch vụ:Khách hàng ngày nay không chỉ yêu cầu về chất lượng sản phẩm,giá cả sản phẩm mà còn đi kèm với nó chính là dịch vụ dành cho sản phẩm đó.Có thể nói chất lượng dịch vụ cho sản phẩm là một trong những chìa khóa thành công đối với doanh nghiệp trên thị trường hiện nay.Doanh ngiệp có chất lượng dịch vụ cho sản phẩm tốt không chỉ tạo niềm tin đối với khách hằng rằng hãy yên tâm khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi mà còn giành được sự yêu mến từ phía khách hàng khách hàng sẽ nhớ đến doanh nghiệp với một ấn tượng tốt điều này 3 cũng đóng góp cho thương hiệu của doanh nghiệp phát triển.Và để tìm được những khách hàng trung thành thì tất nhiên dịch vụ cho sản phẩm phải tốt. II. Lý luận chung về giá trị gia tăng nội sinh giá trị gia tăng ngoại sinh Phần này sẽ cho chúng ta giá trị gia tăng có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp thông qua chuỗi giá trị chúng ta sẽ biết được giá trị gia tăng của các công ty thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ phụ thuộc vào những lĩnh vực kinh doanh nào.Và muốn tăng giá trị gia tăng của doanh nghiệp thương mại dịch vụ thì phải tác động vào những khâu nào. 1. Giá trị gia tăng nội sinh 1.1. Khái niệm về giá trị gia tăng nội sinh Giá trị gia tăng nội sinh:Giá trị gia tăng nội sinh là giá trị được tạo ra bởi sự chênh lệch giữa giá giá bán giá thành của sản phẩm /dịch vụ làm ra. Giá bán: là giá hàng hóa của sản phẩm/dịch vụ cuối cùng bán ra thị trường. Giá thành: là giá sản xuất của hàng hóa Khái niệm giá trị gia tăng nội sinh được phổ cập với mô hình “chuỗi giá trị” của Michael Poter Hình 1: Mô hình chuỗi giá trị của Michael Poter (Nguồn Lý thuyết căn bản Marketting của Koler) Michael Porter ở trường đại học Havard người sang lập ra chuỗi giá trị với mục đích tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng.Mỗi công ty là một tập hợp các hoạt động được thực hiện nhằm thiết kế, sản xuất bán hàng, giao hàng hỗ trợ sản phẩm của chính mình. Chuỗi giá trị xác định 9 hoạt động tương ứng về chiến lược tạo ra giá trị chi phí trong một doanh nghiệp cụ thể.9 Hoạt động này bao gồm 5 hoạt động chủ chốt 4 hoạt động hỗ trợ.Những hoạt động chủ chốt thể hiện một chuỗi Cơ sở hạ tầng của công ty Quản lý nguồn nhân lực Phát triển công nghệ Cung ứng Hậu cần Sản xuất Hậu cần Marketing Dịch vụ Nội bộ bên ngoài bán hàng Giá trị gia tăng Giá trị gia tăng 4 những công việc chuyển vật tư về xí nghiệp, gia công chúng, xuất chúng đi, bán phục vụ chúng.những hoạt động hỗ trợ xuất hiện trong tất cả những hoạt động chủ chốt này.Chẳng hạn như hoạt động cung ứng nội bộ là việc mua sắm là việc cung ứng những yếu tố đầu vào khác nhau cho quá trình sản xuất tuy nhiên việc cung ứng ấy phải được hỗ trợ từ cơ sở hạ tầng của công ty như kho bãi.Nhiệm vụ của công ty là phải kiểm tra chi phí kết quả thực hiện của mình trong từng hoạt động tạo ra giá trị tìm cách cải tiến.Công ty phải ước tính chi phí kết quả thực hiện của các đối thủ cạnh tranh để làm căn cứ so sánh.Công ty chỉ có thể đạt được lơi thế cạnh tranh khi mà có thể thực hiện được những hoạt động nhất định tốt hơn đối thủ cạnh tranh của mình. 1.2. Giá trị gia tăng nội sinh của doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ Công ty mà tôi nghiên cứu là công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ không có quá trình sản xuất.Chính vì vậy tôi chỉ đề cập đến những mảng có ảnh hưởng tới giá trị gia tăng của công ty.Đó là mảng hậu cần bên ngoài,Marketing bán hàng dịch vụ. a. Cung ứng bên ngoài: là việc cung ứng nguyên vật liệu, sản phẩm, hay gia công các sản phẩm từ bên ngoài doanh nghiệp.Trong kinh doanh thương mại dịch vụ thì việc cung ứng bên ngoài chủ yếu là mua hàng hóa từ doanh nghiệp khác.Và thông thường cung ứng bên ngoài quyết định đến giá vốn hàng bán, chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm bán ra thị trường.Chính vì vậy giữa giá thành giá bán có sự chênh lệch càng lớn thì doanh nghiệp càng thu được nhiều giá trị gia tăng hay trong khâu cung ứng bên ngoài để thu được giá trị gia tăng tối ưu thì ngoài việc tìm được những sản phẩm tốt nhất có giá thể mang lại giá trị gia tăng lớn doanh nghiệp cần tìm ra cho mình một phương án có thể tiết kiệm được nhiều chi phí nhất nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh doanh. b. Marketing bán hàng: là việc bán sản phẩm hàng hóa trên thị trường.Và nó bao gồm các khâu phân tích thị trường,lên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm,bán sản phẩm ra thị trường.Với doanh nghiệp thương mại dịch vụ khâu này chính là khâu quan trọng nhất trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.Giá trị gia tăng trong mắt khách hàng đến từ các chiến lược marketing quảng bá giới thiệu sản phẩm, cung cách phục vụ của nhân viên…. Có thể nói doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có thành công hay không phụ thuộc lớn vào khâu này. c. Dịch vụ:Dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế.bằng việc cung cấp những tiện ích đi kèm sản phẩm, hay những đảm bảo về sản phẩm cho khách hàng.Càng ngày thì những dịch vụ đi kèm với sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng.Xu hướng sử dụng những dịch vụ trọn gói ngày càng được ưa thích.Đối với doanh nghiệp trong 5 lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ thì dịch vụ là một yếu tố không thể bỏ qua.Ngoài việc tao ra giá tị gia tăng từ việc cung cấp dịch vụ cho sản phẩm, nó còn là khâu gắn kết khách hàng với doanh nghiệp.Dịch vụ chăm sóc khách hàng càng tốt càng tạo được sự yêu thích, tin tưởng từ phía khách hàng qua đó khách hàng sẽ đến mua sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn,doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn thu được nhiều giá trị gia tăng hơn. Thông qua mô hình 1 ta có thể thấy giá trị của sản phẩm /dịch vụ được gia tăng ở mỗi công đoạn sản xuất chế biến.Nhìn từ khía cạnh doanh nghiệp giá trị gia tăng tạo ra luôn đòi hỏi đi kèm với chi phí.Với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu viễn thông phần cung ứng bên ngoài là công đoạn doanh nghiệp mua những sản phẩm từ những doanh nghiệp khác như vậy chi phí ở mảng này là chi phí về giá vốn hàng hóa bao gồm chi phí giá trị hợp đồng mua hàng hóa,chi phí môi giới,chi phí quản lý… Với mảng Marketing bán hàng thì ngoài việc tạo ra doanh thu từ bán hàng doanh nghiệp cũng phải bỏ ra những khoản chi phí gồm chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp,chí phí thuê tài sản…. Với mảng dịch vụ chi phí phát sinh gồm chi phí quản lý,chi phí thuê tài sản….Như vậy mỗi công đoạn tạo ra sản phẩm dịch vụ đòi hỏi những khoản chi phí nhất định cần thêm vào.Nhưng nếu tổng giá trị gia tăng được tạo ra bởi doanh nghiệp tương đương tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tạo sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng, thì giá trị gia tăng có được của doanh nghiệp là gì? Đó chính là sự chênh lệch giữa giá bán giá thành của sản phẩm/dịch vụ làm ra.Vì vậy để tối ưu hóa giá trị gia tăng có được doanh nghiệp vẫn thường chú trọng vào việc tác động hai yếu tố được xem là cơ bản của quá trình kinh doanh là giá bán giá thành.Tuy nhiên trong tình hình cạnh tranh toàn cầu hoá ngày càng gay gắy, việc tác động để tăng giá bán đối với không ít doanh nghiệp ngày càng trở nên khó khăn, thì việc quản lý chi phí cấu tạo giá thành được tôn lên thành nguyên tắc ưu tiên hàng đầu.Nguyên tắc quản lý chi phí sẽ đạt hiệu quả tích cực nếu các chi phí được cắt giảm bao gồm các chi phí không cần thiết mà lại không tạo được thêm giá trị gia tăng nào cho cả mặt hàng hoặc cho doanh nghiệp.Nhưng vấn đề ở đây là làm thế nào để xác định được những giá trị gia tăng không cần thiết không tạo ra giá trị gia tăng? Vì có thể một chi phí nào đó trước mắt đúng là không cần thiết vì không tạo ra giá trị gia tăng tức thời nào cả nhưng trong tương lai nó sẽ mang lại trong tương lai một giá trị gia tăng lớn hơn trong tương lai, hoặc một chi phí nào đó thể nhìn thấy ngay là rất tốn kém nhưng nếu cắt giảm nó có thể gây ra hệ thông dây chuyền làm giảm gía trị giá tăng doanh nghiệp.Hơn nữa việc điều chỉnh giá hay cắt giảm giá thành hay điều chỉnh giá bán hợp lý sẽ hoàn toàn vô ích nếu giá trị gia tăng được tạo ra không được khách hàng 6 công nhận là giá trị gia tăng hay có giá trị gia tăng nhưng lại không theo mong muốn của khách hàng.Như vậy quy trình quản lý giá trị gia tăng nội sinh sẽ không đạt được hiệu quả kinh doanh nếu mặt hàng chào mời của doanh nghiệp không đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường không được lựa chọn bởi khách hàng. Do đó doanh nghiệp cần có tầm nhìn rộng hơn về tính chất của giá trị gia tăng để mở ra cho mình những hướng phát triển mới 2. Giá trị gia tăng ngoại sinh 2.1. Khái niệm về giá trị gia tăng ngoại sinh Để hiểu giá trị gia tăng ngoại sinh là gì tầm quan trọng của nó với doanh nghiệp tôi sẽ đưa ra 1dẫn chứng Một doanh nghiệp ở Pháp sản xuất quần áo phụ nữ trẻ chuyên bán cho các siêu thị để siêu thị phân phối lại cho khách hàng.Doanh nghiệp này có thương hiệu nhưng lại không có cửa hàng riêng.Doanh nghiệp chọn sản xuất các mặt hàng “giá trung bình” để quản lý chi phí chặt chẽ doanh nghiệp không tự mình sản xuấtPháp mà mướn các xí nghiệp gia công ở các nước Tunisia, Malagasy đảo Morris, nghĩa là những nơi mà giá lao động rẻ hơn rất nhiều so với Pháp.Biết được doanh nghiệp không có cửa hàng riêng nên các hệ thông siêu thị không ngừng gia tăng sức ép buộc doanh nghiệp giảm giá bán cho các siêu thị.Trong tình hình đó doanh nghiệp tìm mọi cách để cắt giảm chi phí giá thành.Và phương thức hữu hiệu nhất mà doanh nghiệp có thể làm theo hướng đó là chuyển dịch cơ cấu sản xuất gia công sang những nước mà có giá lao động rẻ hơn như Trung Quốc Ấn Độ.Nhưng các chi phí chuyển đổi tổ chức quản lý nhân sự làm cho doanh nghiệp không thể hạ giá thành ngay được.Doanh nghiệp dự phóng xa hơn: chuyện gì sẽ xảy ra khi mà mức sống của cư dân Ấn Độ Trung Quốc được nâng cao, khi đó doanh nghiệp lại phải nâng giá lao động gia công.Không lẽ cứ phải dịch chuyển cơ cấu sản xuất để giảm giá thành.Vả lại không chỉ có duy nhất doanh nghiệp biết gia côngnhững nước có lao động rẻ mà các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực cũng có thể làm như vậy.Sau một thời gian cân nhắc doanh nghiệp lật lại thế cờ gồm 3 bước: 1. Thực hiện nghiên cứu thị trường để tìm hiểu thành phần động cơ của khách hàng khi mua quần áo phụ nữ trẻ em tại các siêu thị.Và kết quả cho biết 2 sự việc nổi bật như sau: A, Gần 1/3 phụ nữ thường xuyên mua hàng gia dụng tại các siêu siêu thị lại không bao giờ mua sắm quần áo tại các siêu thị.Lý do đa phần họ cho rằng mẫu mã quần áo không theo kịp thời trang việc bày bán không được hấp dẫn.B, những phụ nữ thường mua quần áo tại các siêu thị là những người phụ nữ có kích cỡ to béo hơn trung bình. 7 2. Doanh nghiệp thành lập một đội ngũ thiết kế với hai nhiệm vụ: A,Lên khuôn mẫu những mẫu mã áo quần phụ nữ luôn theo sát thời trang nhất là hợp với những người cỡ to béo lớn hơn trung bình.B,Dàn dựng những quầy hàng bán quần áo để việc trình bày luôn luôn thay đổi bắt mắt hơn. 3.Sau khi vẫn cho gia công ở các xí nghiệp ở Tunisia đảo Morris,doanh nghiệp trình bày cho các hệ thông siêu thị những bộ sưu tập mới cùng với những phong cách mới,kèm theo đó bản kết quả nghiên cứu thị trường giải thích các lý do. Các hệ thông siêu thị đã đồng ý cho doanh nghiệp bày hàng của mình theo phong cách mới của doanh nghiệp.Kết quả là khách hàng ngày càng ưa thích thương hiệu của doanh nghiệp mua quần áo ngày càng nhiều tại các siêu thị.Từ đấy, không những hệ thống siêu thị không còn ép giá bán mà ngày càng cộng tác thân thiết hơn với doanh nghiệp.Vậy doanh nghiệp đã không trói mình vào các quan niệm thông thường về giá trị gia tăng nội sinh chuyên tính toán giá thành giá bán mà đã tự tìm kiếm cho mình một hướng phát triển mới bằng cách mang đến cho khách hàng của mình những giá trị gia tăng mà họ chưa có thậm chí là kể cả những giá trị gia tăng cần thiết phải có nhưng khách hàng chưa nhận biết được.Trong trường hợp này doanh nghiệp đã phục vụ tốt khách hàng trực tiếp của mình là các hệ thống siêu thị bằng cách cung ứng trực tiếp những giá trị gia tăng đòi hỏi từ những khách hàng gián tiếp là khách mua hàng tại các siêu thị.Thành công của doanh nghiệp là đã biết tạo thêm cho khách hàng trực tiếp những giá trị gia tăng thông qua khách hàng gián tiếp những khách hàng có tính quyết định cuối cùng.Tình huống cụ thể cho thấy doanh nghiệp đã vượt khỏi giá trị gia tăng nội sinh của giá trị gia tăng để tầm nhìn hướng về thịt trường khách hàng,doanh nghiệp sẽ phát triển hơn trên nền tảng giá trị gia tăng ngoại sinh của giá trị gia tăng: Điều cơ bản không phải là doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng bằng việc quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất,chế biến mà doanh nghiệp còn phải nhất thiết mang đến cho thị trường khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn.Chính xác hơn:hiệu quả kinh doanh không phải là dựa vào giá trị gia tăng tạo từ hoạt động bên trong doanh nghiệp mà chủ yếu là giá trị gia tăng mang đến được chấp nhận bởi bên ngoài doanh nghiệp là thị trường khách hàng.Vậy giá trị gia tăng ngoại sinh là gì cấu thành của giá tị gia tăng ngoại sinh gồm những cái gì? Tôn Thất Nguyễn Thiên giáo sư về kinh tế phát triển chiến lược ngoại thương tại Đại học Tổng hợp Bruxelles Bỉ.Là chuyên viên tư vấn về chiến lược phát triển doanh nghiệp cho nhiều tập đoàn công ty của các nước Châu Âu, Canada, Mỹ : là người khởi sướng cho thuyết giá trị gia tăng ngoại sinh. 8 Theo Tôn Thất Nguyễn Thiên giá trị gia tăng ngoại sinh là những giá trị mà khách hàng mong đợi thu về được sau khi đã tốn kém bỏ tiền của công sức để mua sản phẩm từ nhà cung cấp. Khác với giá trị gia tăng nội sinh đến từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì giá trị gia tăng ngoại sinh mà ông đề cập đến lại đến từ bên ngoài doanh nghiệp,nghĩa là từ thị trường khách hàng. 2.2. Năm lĩnh vực phát xuất của giá trị gia tăng ngoại sinh ảnh hưởng của nó tới giá trị gia tăng của doanh nghiệp thương mại dịch vụ 2.1. Thời gian :Có thể thấy thời gian luôn là yếu tố bao trùm mọi hoạt động của doanh nghiệp.Doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì các khâu hoạt động phải ăn khớp với nhau về mặt thời gian.Hàng nhập khẩu về kinh doanh phải được chuyển tới các bộ phận bán hàng nhanh chóng để tiêu thụ,có như vậy doanh nghiệp mới làm giảm được những chi phí lưu kho,chi phí quản lý doanh nghiệp hay nhiều chi phí phát sinh khác. Với khâu cung ứng bên ngoài doanh nghiệp phải làm sao cho xuất nhập khẩu hàng hóa đúng hẹn như cam kết trong hợp đồng nếu sai hẹn so với cam kết doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt theo những điều khoản cam kết với các đối tác thông thường nhũng khoản phạt này mang giá trị lớn. Với khâu Marketing bán hàng thời gian là công tác tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng để tăng tốc độ quay vòng của vốn,tăng sản lượng hàng bán ra đồng nghĩa với tăng doanh thu.Với khâu dịch vụ thời gian là những hứa hẹn,những cam kết về bảo hành sửa chữa sản phẩm dịch vụ. Trong đời sống công nghiệp , các công việc lại xếp nối đuôi nhau theo một trình tự " liên kết thời gian " Chỉ cần một khâu không thực hiện đúng theo thời gian dự tính thì toàn bộ công việc sẽ bị đảo lộn.Doanh nghiệp sẽ mang đến giá trị gia tăng cho khách hàng nếu doanh nghiệp biết giúp khách hàng tránh nắm bắt được sản phẩm một cách nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất,cung cấp sản phẩm/dịch vụ đúng như thời gian mình đã hứa hẹn cam kết.Thời gian không có cùng một ý nghĩa với tất cả mọi người. mang nội dung khác nhau. Thời gian công việc khác thời gian giải lao, giải lao lại khác giải trí, giải trí không giống giải khuây, giải khuây cũng khác giải sầu.Việc mang lại thời gian đúng ý nghĩa mà khách hàng mong đợi cung sẽ tạo cho khách hàng một giá trị gia tăng đặc biệt từ sản phẩm.Tóm lại doanh nghiệp phải nắm bắt để biết lựa chọn những giá trị gia tăng khác biệt dành phục vụ riêng cho loại khách hàng mình muốn có. 9 2.2. Hội nhập:từ tiện ích đến vị thế Hội nhập ở đây chính là xu hướng. Giá trị gia tăng đối với khách hàng trong lĩnh vực hội nhập không phải chủ yếu nằm ở chức năng tiện ích mà chính là ở chức năng biểu tượng của sản phẩm/ dịch vụ: áo quần, ngoài chức năng tiện ích cơ bản là dùng để che thân còn có chức năng chủ yếu là làm đẹp, làm sang, làm dáng… Nhưng thế nào là đẹp là sang là dáng nếu cá nhân bộ quần áo ấy của nó không có ý nghĩa là biểu tượng cho cái đẹp cái sang cái dáng dưới cái nhìn của người khác? người khác ở đây không phải là bất cứ ai mà hính là một thành phần, tập thể hay cộng đồng mà cá nhân muốn chứng tỏ ở đó sự hiện diện có tính trong cuộc của nó? Với doanh nghiệp ngoài việc chú ý đến tiện ích từ sản phẩm mang lại,doanh nghiệp cần chú ý đến phong cách,xu hướng thời đại,xem xu hướng trong hiện tại, tương lai như thế nào để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp với doanh nghiệp trong cả hiện tại tương lai. 2.3. Bản sắc: từ kinh tế cái tôi đến hướng về khách hàng: Bản sắc ở đây được hiểu là nhu cầu của khách hàng. Tư duy cổ điển trong quản lý kinh tế vẫn đề cập những quan niệm "marketing đại trà" (mass marketing) nghĩa là coi tất cả các khách hàng giống như nhau.Chính vì vậy khi cung cấp sản phẩm các doanh nghiệp trước đây thường không coi trọng ý kiến đòi hỏi của từng cá nhân khách hàng. Nhưng với sự phát triển của kinh tế đưa đến tình trạng cung nhiều hơn cầu song song với việc nâng cao trình độ văn hoá nhận thức về vai trò của cá nhân, ngành quản lý kinh tế không thể tiếp tục vận hành duy nhất trên nền tảng của “mass market" (thị trường đại trà) mà phải càng ngày càng chú ý đến đòi hỏi đặc thù của mỗi cá nhân khách hàng. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải ứng xử với mỗi cá nhân khách hàng của mình như một thực thể có tầm quan trọng riêng của nó. 2.4. Bảo hộ: từ bảo hộ đến hỗ trợ trọn gói Bảo hộ ở đây được hiểu là tạo cho khách hàng sự an tâm thoải mái,không phải lo lắng khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.Trong xu thế hiện nay những dịch vụ trọn gói là điều mà các doanh nghiệp luôn hướng đến,từ cung cấp sản phẩm dịch vụ,đến hỗ trợ tư vấn,vận chuyển sản phẩm,giao hàng tận nhà.Tất cả những điều này không chỉ làm tăng sự thuận tiện cho việc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mà hơn thế nó còn tạo cho khách hàng bớt những lo lắng,bớt mất công sức không tốn công lo những việc không cần thiết. 10

Ngày đăng: 18/07/2013, 14:29

Hình ảnh liên quan

Khái niệm giá trị gia tăng nội sinh được phổ cập với mô hình “chuỗi giá trị” của Michael Poter - Hoàn thiện những giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

h.

ái niệm giá trị gia tăng nội sinh được phổ cập với mô hình “chuỗi giá trị” của Michael Poter Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng2: cung ứng laotop - Hoàn thiện những giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

Bảng 2.

cung ứng laotop Xem tại trang 16 của tài liệu.
Hình 2:MÔ HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TY TM& XNK VIETTEL - Hoàn thiện những giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

Hình 2.

MÔ HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TY TM& XNK VIETTEL Xem tại trang 19 của tài liệu.
Nhìn vào cơ cấu tổ chức của công ty ta có thể thấy đây là mô hình khá chuẩn cho việc phát triển doanh nghiệp khi hệ thống cơ cấu ngắn về chiều dọc,điều này tạo  sự thuận lợi cho các trung tâm về thủ tục văn bản,hành chính.Hơn nữa công tác  nhiệm vụ của cá - Hoàn thiện những giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

h.

ìn vào cơ cấu tổ chức của công ty ta có thể thấy đây là mô hình khá chuẩn cho việc phát triển doanh nghiệp khi hệ thống cơ cấu ngắn về chiều dọc,điều này tạo sự thuận lợi cho các trung tâm về thủ tục văn bản,hành chính.Hơn nữa công tác nhiệm vụ của cá Xem tại trang 20 của tài liệu.
4.2. Phân tích sự hình thành giá trị gia tăng của công ty trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông - Hoàn thiện những giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

4.2..

Phân tích sự hình thành giá trị gia tăng của công ty trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 4: Kết cấu doanh thu-chi phí trong mảng marketing và bán hàng - Hoàn thiện những giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

Bảng 4.

Kết cấu doanh thu-chi phí trong mảng marketing và bán hàng Xem tại trang 28 của tài liệu.
Công ty luôn cập nhật hàng tuần,tháng,quý về tình hình thu,chi của từng cửa hàng siêu thị,của từng bộ phận kinh doanh.Vào ngày thứ sáu hàng tuần, ngày 23 hàng  tháng công ty lên kế hoạch chốt doanh thu,chi phí và nêu ra những nguyên nhân tăng  giảm doanh  - Hoàn thiện những giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

ng.

ty luôn cập nhật hàng tuần,tháng,quý về tình hình thu,chi của từng cửa hàng siêu thị,của từng bộ phận kinh doanh.Vào ngày thứ sáu hàng tuần, ngày 23 hàng tháng công ty lên kế hoạch chốt doanh thu,chi phí và nêu ra những nguyên nhân tăng giảm doanh Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 5: Thống kê sửa chữa bảo hành - Hoàn thiện những giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

Bảng 5.

Thống kê sửa chữa bảo hành Xem tại trang 34 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan