KĨ THUẬT LÀM VIỆC TRONG PTN

34 1.2K 7
KĨ THUẬT LÀM VIỆC TRONG PTN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

III. KĨ THUẬT LÀM VIỆC TRONG PTN HÓA HỌC A. Một số kĩ thuật gia công và làm sạch dụng cụ thủy tinh. A1. Một số kỹ thuật gia công các dụng cụ thủy tinh 1. Cắt ống thủy tinh 2. Uốn ống thủy tinh và loe miệng ống 3. Đục thủng một lỗ trên ống thủy tinh hoặc ở đáy ống nghiệm A2. Một số kỹ thuật rửa các dụng cụ thủy tinh 1. Rửa bằng phương pháp cơ học 2. Rửa bằng phương pháp hóa học A3. Kĩ thuật sấy khô các dụng cụ thủy tinh B. Một số thao tác thực hành cơ bản: Hòa tan, lọc, kết tinh lại B1. Hòa tan B2. Lọc B3. Kết tinh lại A. Một số kỹ thuật gia công và làm sạch dụng cụ thủy tinh. A1. Một số kỹ thuật gia công các dụng cụ thủy tinh. 1. Cắt ống thủy tinh: a. Loại có đường kính nhỏ hơn 10mm • Dùng dũa sắt có cạnh, dũa ngang chỗ định cắt thành một vệt nông. • Dùng hai tay nắm chặt ống ở chỗ gần sát vệt cắt, hai ngón tay cái đặt đối diện với nhau, sát nhau sau đó dứt ngang về hai phía (tránh bẻ gập ống thuỷ tinh). • Sau khi cắt nên hơ nóng vệt cắt trên ngọn đèn cồn để hai đầu ống không còn sắc cạnh. b. Loại ống thuỷ tinh có đường kính từ 10-30 mm • Dùng dũa có cạnh, dũa ngang chỗ định cắt thành một vệt dài chừng 3mm - 4mm • Bôi một ít nước lạnh vào vết dũa • Hơ nóng đỏ đầu một đũa thuỷ tinh đã vuốt nhọn và đặt đầu đũa này vào gần đầu vết cắt. Ống thủy tinh sẽ bị tách theo vết đã dũa. c. Loại ống thủy tinh lớn và dầy hoặc chai lọ: • Chọn một đoạn dây đồng có đường kính từ 4mm đến 5mm, uốn cong đoạn dây thành một vòng cung bằng 1/2 chu vi của chai định cắt. Nung đỏ phần dây uốn cong rồi đặt lên chỗ định cắt của chai. Xoay chai chậm và đều nhiều lần trên vòng dây đó rồi nhúng chai vào nước lạnh, chai sẽ nứt theo vết cắt. • Muốn vật cắt phẳng và đẹp hơn ta sử dụng dũa 3 cạnh. Vạch một vòng trên thành chai. Sau đó đặt đoạn dây đồng hình vòng cung đã được nung đỏ vào vết dũa. Làm như vậy vài lần chai sẽ được cắt ngang theo vết định sẵn. • Ở những nơi có điện ta có thể dùng dây mai so (dây bếp điện) để cắt chai lọ và những ống thủy tinh cỡ lớn. Chọn đoạn dây có đường kính từ 0,4mm đến 0,6mm, dài khoảng 1,5m. Quấn một vòng dây lên chỗ chai định cắt nhưng chú ý không cho hai đầu dây chập vào nhau. Nối hai đầu dây với hai đoạn dây điện bọc nhựa và căng giữa hai cọc đỡ. Sau khi kiểm tra mọi việc,ta cắm hai đầu dây vào ổ cắm điện. Đoạn dây mai so sẽ nóng đỏ và chỗ chai định cắt bị nứt nhanh theo vòng dây. • Ở các trường có máy biến áp tự ngẫu ta có thể sử dụng dòng điện 12V (cường độ khoảng 1 ampe) để cắt chai lọ. Cắt thủy tinh với nguồn điện này đảm bảo an toàn nhất. 2. Uốn ống thủy tinh và loe miệng ống a. Kĩ thuật đốt nóng: - Khi đưa ống thủy tinh vào ngọn lửa, cần đưa từ từ để nhiệt độ không thay đổi đột ngột. Muốn hơ mềm một chỗ nào đó trên ống phải hơ nóng một diện tích khá rộng, sau đó mới hướng ngọn lửa vào chỗ muốn làm mềm. - Cầm ống bằng một tay: Cầm ống bằng tay trái, cùi tay tì lên bàn, ống cần phải nằm ngang trước mặt. Dùng ngón tay cái và trỏ xoay tròn ống. Lòng bàn tay hướng xuống phía dưới. • Cầm ống bằng hai tay: Tì hai cùi tay lên bàn, hai tay đặt về hai phía của ngọn lửa. Tay trái cầm một đầu ống như đã nói ở phần trên. Tay phải cầm đầu ống bên kia bằng các ngón tay cái và trỏ. Lòng bàn tay ngửa lên. • Trong quá trình làm việc, cùi tay giữ bất động và hai bàn tay phải giữ cho trục của ống được cố định. Muốn cho các phần của ống được nóng đều ta phải xoay ống xung quanh trục của nó, với nhịp độ đều và liên tục. Chú ý các động tác phải thực hiện thống nhất và đều cho cả hai đầu ống, nếu không ống sẽ xoắn lại ở phần mềm do đốt nóng. Khi đưa ống ra khỏi ngọn lửa cũng phải xoay đều. b. Kéo nhỏ phần giữa của một ống: Trước hết cần đốt nóng phần đó tới khi mềm. Trong khi đốt phải xoay đều ống bằng cả hai tay. Khi phần giữa đã mềm ta đưa ống ra ngoài, vẫn tiếp tục xoay đều và từ từ kéo ra bằng cả hai tay. c. Uốn ống thủy tinh: Trước khi uốn cần rửa sạch và sấy khô. Khi uốn cần hơ đều một đoạn ống dài bằng chiều dài của cung sẽ được tạo thành, sau đó mới tập trung đốt nóng vào một chỗ. Khi ống thủy tinh nóng đỏ và mềm ra thì dùng hai tay uốn nhẹ. Lư ý khi ống đã bắt đầu được uốn cong thì chỉ xoay và hơ nóng phía cong bên ngoài của ống. Tránh hơ nóng phía bên trong để ống không bị nếp gấp. d. Loe rộng miệng ống thủy tinh: Những ống thủy tinh mới cắt ra có cạnh sắc dễ làm đứt tay, làm hỏng nút. Để tránh những hiện tượng trên, ta cần làm loe rộng miệng ống bằng cách đốt nóng một đầu cho đến khi thủy tinh bắt đầu mềm, vừa đốt vừa xoay đều ống, dùng thỏi than (có thể sử dụng lõi pin cũ) vót nhọn, ấn nhẹ, đều tay từ ngoài vào trong của miệng ống. Trong lúc đó ống vẫy xoay đều trên ngọn lửa. [...]... chứa làm nơi hội họp hoặc tiến hành các sinh hoạt khác ngoài chức năng, nhiệm vụ của phòng cho Không hút thuốc, ăn uống trong phòng, kho Điều 6 Dụng cụ máy móc, dùng xong phải lau rửa sạch sẽ, trả lại đầy đủ và sắp xếp theo đúng trật tự ban đầu Điều 7 Học sinh làm việc trong phòng thí nghiệm phải có chỗ ngồi quy định không được tuỳ tiện di chuyển, đồ đạc , dụng cụ, máy móc trong phòng Trước khi làm. .. xếp TBDH hoá học trong phòng thí nghiệm và trong kho chứa: TBDH phải được sắp xếp một cách khoa học theo các loại hình trong các tủ, giá để thuận tiện quản lí, bảo quản, sử dụng Cụ thể: - Các dụng cụ bằng kim loại phải để ở ngăn khô ráo, không để chung với các hoá chấ để tránh chóng han gỉ - Các dụng cụ thuỷ tinh phải được rửa sạch sau khi làm thí nghiệm, được sấy khô hoặc và úp ngược trong các giá... được dần dần tạo thành Muốn có tinh thể nhỏ, ta làm lạnh nhanh bằng cách đặt chậu kết tinh vào nước lạnh hoặc nước đá, đồng thời lắc mạnh Muốn có tinh thể lớn thì để bình nguội từ từ và không chạm mạnh vào bình IV TỔ CHỨC QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG TBDH 1 Sắp xếp TBDH hoá học trong phòng thí nghiệm và trong kho chứa: Có hệ thống sổ sách bảo quản và theo dõi việc sử dụng TBDH: Thực hiện nghiêm túc nội quy... ống thủy tinh đầu mút vuốt nhọn thổi vào ngọn lửa đèn cồn, làm cho ngọn lửa kéo dài thành một vết nhọn, tập trung nhiệt vào chỗ muốn đục thủng Khi đó không khí bên trong ống dãn nở ra làm cho chỗ thủy tinh nóng đỏ nhất bị thủng Muốn đục lỗ to hơn thì vừa hơ nóng, vừa dùng một que sắt khoan rộng ra  Đối với loại ống nghiệm có thành mỏng ta chỉ việc nút thật kín miệng ống bằng nút cao su rồi đưa đáy ống... vào thành trong của cốc Khi rót chất lỏng vào phễu lọc nên rót theo một đũa thủy tinh, không đổ đầy chất lỏng đến tận mép giấy lọc • Muốn lọc được nhanh, trước khi lọc nên để lắng, không làm vẩn kết tủa lên và lọc phần nước trong trước Cách lọc B3 Kết tinh lại • Kết tinh lại là quá trình một chất rắn kết tinh được chuyển vào dung dịch bằng cách đun nóng với một dung môi nào đó và sau khi làm lạnh... hơ nóng không đều dụng cụ sẽ bị nứt • Đôi khi cần làm khô nhanh ruột dụng cụ nào đó ta lấy khăn tay lau sạch dụng cụ ở phía ngoài và tráng bên trong bằng rượu etylic Sau đó phơi ra ngoài nắng hoặc thổi một luồng khí lạnh vào, hơi rượu sẽ bay hết • Các dụng cụ thủy tinh đã được rửa và sấy khô cần úp trên các giá để tránh đổ vỡ và tránh bụi bẩn vào phía trong của dụng cụ Ghi chú: Dụng cụ thủy tinh... hợp với chương trình và sách giáo khoa để tiện sử dụng - Các băng, đĩa hình, bản trong có hình vẽ dùng cho máy chiếu qua đầu phải để ở ngăn riêng, không ẩm ướt, không bị hơi hoá chất huỷ hoại 2 Có hệ thống sổ sách bảo quản và theo dõi việc sử dụng TBDH: Hệ thống sổ sách gồm: - Sổ nhập TBDH - Sổ xuất TBDH - Sổ theo dõi việc sử dụng TBDH của giáo viên 3 Thực hiện nghiêm túc nội quy phòng thí nghiệm... phải có các sổ sách, hồ sơ như sau: sổ tài sản thiết bị dạy học, sổ danh mục đồ dùng dạy học tự làm, sổ theo dõi việc sử dụng thiết bị dạy học, sổ nhật ký của phòng, tập lưu trữ hoá đơn, biên bản các đợt kiểm kê và các loại giấy tờ khác Điều 5 Khi mang dụng cụ máy móc ra khỏi phòng thí nghiệm hoặc kho chứa (trong phạm vi nhà trường) phải được phép của người phụ trách phòng hoặc kho Nếu đưa ra ngoài trường... ta phải nghiền nhỏ thành bột trước khi hòa tan Dùng nước cất để hòa tan các chất • Hòa tan các chất trong cốc thủy tinh ta dùng đũa thủy tinh để khuấy Đầu đũa thủy tinh phải bọc cao su vừa khít và kín Hòa tan một lượng lớn chất tan trong bình cầu hoặc bình hình nón ta phải lắc theo vòng tròn Hòa tan trong ống nghiệm thì lắc theo chiều ngang như đã giới thiệu ở các phần trên • Đa số chất rắn khi đun... sau khi làm lạnh dung dịch, nó lại xuất hiện ở trạng thái tinh thể nhưng tinh khiết hơn • Trong thí nghiệm hóa học người ta thường lợi dụng quá trình kết tinh lại để tinh chế các chất, để phân chia hỗn hợp các chất kết tinh v.v Quá trình kết tinh lại dựa vào tính chất vật lý của chất kết tinh là thay đổi độ tan trong dung môi theo nhiệt độ Cách tiến hành: cho chất kết tinh lại vào bình hình nón, cho . III. KĨ THUẬT LÀM VIỆC TRONG PTN HÓA HỌC A. Một số kĩ thuật gia công và làm sạch dụng cụ thủy tinh. A1. Một số kỹ thuật gia công các dụng. ống bên kia bằng các ngón tay cái và trỏ. Lòng bàn tay ngửa lên. • Trong quá trình làm việc, cùi tay giữ bất động và hai bàn tay phải giữ cho trục của ống

Ngày đăng: 18/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan