Đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc của công ty Tạp phẩm TOCONTAP

60 926 6
Đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc của công ty Tạp phẩm TOCONTAP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Tìm hiểu và hệ thống lại một số các kiến thức về xuất khẩu - Phân tích thực trạng của hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo và các hoạt động marketing hiện tại của công ty từ đó rút ra các kết luận,đánh giá và đưa ra những vấn đề cần giải quyết - Đưa ra các giải pháp marketing giúp phát triển thị trường Trung Quốc đồng thời tạo điều kiện vận dụng chúng một cách có hiệu quả trong kinh doanh xuất khẩu của công ty.

Báo cáo thực tập LỜI NÓI ĐẦU Lúa gạo đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vốn là một nước nông nghiệp lâu đời, có đến 90% dân số làm nông nghiệp thì sản xuất lúa gạo là một trong những ngành kinh tế căn bản và mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế Việt Nam. Từ trước những năm 1975 thì sản xuất lúa gạo giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực, sau đó dần từng bước chúng ta đã có thể xuất khẩu lúa gạo và giúp cho nền kinh tế của nước ta có thể thay đổi diện mạo và hiện nay chúng ta đang đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Theo Tổng Cục thống kê, trong năm 2008, Việt Nam đã sản xuất được 38,6 triệu tấn gạo (tăng hơn 2,6 triệu tấn so với năm 2007) và xuất khẩu được 4,74 tấn gạo với tổng giá trị là 2,89 tỷ USD. Trong năm 2009, sản lượng gạo của cả nước ước đạt từ 37,5 triệu tấn đến 38 triệu tấn. Với vị trí này thì việc xuất khẩu gạo đã có đóng góp lớn vào việc tăng tổng sản phẩm quốc gia hàng năm, thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế nông thôn và giúp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, việc duy trì và tìm kiếm thị trường xuất khẩu ngày càng trở nên khó khăn, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà kinh tế thế giới đang rơi vào suy thoái. Không ít các công ty được coi là “đại gia” trên thế giới đã không thể trụ nổi và lần lượt tuyên bố phá sản, kéo theo hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác. Cây lúa Việt Nam cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng xấu từ cơn bão suy thoái. Để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại và duy trì thế mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần phải có những chiến lược và hành động cụ thể. Điểm qua tình hình xuất nhập khẩu gạo trên thế giới như dưới đây, chúng ta có thể thấy rằng Trung Quốc là một thị trường tiềm năng cho mặt hàng gạo của Việt Nam. Từ năm 2004, Trung Quốc đã bắt đầu nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan. Đặc biệt, hoạt động buôn bán gạo qua biên giới Việt –Trung ngày càng gia tăng. Hầu hết các loại gạo nhập khẩu thuộc dòng Indica, trong đó Thái Lan, Việt Nam là những nhà cung cấp chính. Năm 2007/2008, Trung Quốc nhập khẩu 300.000 tấn gạo; năm 08/09 dự báo nhập SV: Trần Thu Thủy Lớp: QTKD THB-K38 1 Báo cáo thực tập khẩu 330.000 tấn. Vì vậy, có thể nhận thấy rằng Trung Quốc sẽ là thị trường tiềm năng cho thị trường gạo của nước ta. Công ty cổ phần XNK tạp phẩm Tocontapcông ty đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu, trong đó gạo là mặt hàng khá được quan tâm. Trong khi Trung Quốc là một thị trường rất tiềm năng, các hoạt động marketing để giúp công ty có thể thúc đẩy hay phát triển thị trường xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn mờ nhạt và nhiều hạn chế. Vì vậy nhu cầu xây dựng các giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu gạo sang Trung Quốc là vô cùng cần thiết Từ thực tiễn tình hình như vậy, sau quá trình thực tập tại công ty XNK Tạp phẩm TOCONTAP, em đã lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc của công ty Tạp phẩm TOCONTAP”. Nội dung của đề tài sẽ xoay quanh các vấn đề chính sau đây: - Tìm hiểu và hệ thống lại một số các kiến thức về xuất khẩu - Phân tích thực trạng của hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo và các hoạt động marketing hiện tại của công ty từ đó rút ra các kết luận,đánh giá và đưa ra những vấn đề cần giải quyết - Đưa ra các giải pháp marketing giúp phát triển thị trường Trung Quốc đồng thời tạo điều kiện vận dụng chúng một cách có hiệu quả trong kinh doanh xuất khẩu của công ty. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Các lý thuyết về xuất khẩu, phát triển thị trường, và các giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường của công ty trong giai đoạn khó khăn hiện nay. - Hoạt động xuất khẩu gạo của công ty hiện nay tại thị trường Trung Quốc, các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn mà công ty có được khi xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc - Từ thuận lợi và khó khăn của công ty đưa ra các giải pháp marketing để mở rộng thị phần của công ty tại thị trường này SV: Trần Thu Thủy Lớp: QTKD THB-K38 2 Báo cáo thực tập Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Về không gian: thị trường Trung Quốc + Về sản phẩm: gạo + Về kết quả nghiên cứu: từ 2003 – 2008 + Thời gian nghiên cứu: từ 13/2/2009 – 17/4/2009 + Về góc độ nghiên cứu: giải pháp Marketing xuất khẩu + Thời gian ứng dụng: đến năm 2010 Phương pháp nghiên cứu : Trên cơ sở các số liệu, thông tin thu thập được trong quá trình thực tập, kết hợp với cơ sở lý luận được rút ra trong học tập tại nhà trường, từ đó phân tích hiện trạng hoạt động Marketing xuất khẩu mặt hàng gạo tại công ty XNK Tạp phẩm TOCONTAP, và tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chúng. Quá trình nghiên cứu được sử dụng các phương pháp : quan sát, thống kê phân tích, so sánh, logic. Nội dung của đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận, bố cục được chia làm 3 chương: Chương I : Một số cơ sở lý luận về Marketing xuất khẩu của doanh nghiệp Chương II : Thực trạng hoạt động marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc của công ty Cổ phần XNK Tạp Phẩm TOCONTAP Chương III : Các kết luận và đề xuất nghiên cứu . SV: Trần Thu Thủy Lớp: QTKD THB-K38 3 Báo cáo thực tập CHƯƠNG I MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP I/. QUÁ TRÌNH MARKETING XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 1. Khái niệm * Xuất khẩuhoạt động ngoại thương đầu tiên giữa các quốc gia trên thế giới nhằm khai thác lợi thế của mình với các quốc gia khác. Trải qua nhiều năm đến nay xuất khẩu vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia * Xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác, còn dưới giác độ phi kinh doanh (làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia. * Xuất khẩu là hình thức xâm nhập thị trưòng nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp nhất. Với các nước có trình độ kinh tế thấp như các nước đang phát triển thì xuất khẩu đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Marketing xuất khẩu có thể hiểu là hoạt động marketing của các công ty của một quốc gia nhất định, ứng dụng vào việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vị của mình ra nước ngoài với yêu cầu cơ bản là làm thích ứng các chiến lược Marketing đã áp dụng ở thị trường nội địa với môi trường và nhu cầu của thị trường xuất khẩu bên ngoài. Do vậy, Marketing xuất khẩuMarketing Mix của hàng hoá và dịch vụ dành riêng cho khách hàng trên thị trường quốc tế với nhiều yêu cầu khác nhau. SV: Trần Thu Thủy Lớp: QTKD THB-K38 4 Báo cáo thực tập 2. Phân tích thời cơ Marketing xuất khẩu Thời cơ Marketing là những cơ hội Marketing phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty cũng như với các lợi thế cạnh tranh của nó. Vì vậy, việc phân tích và đánh giá thời cơ Marketing chính là quá trình nhận dạng, phân tích và lựa chọn những cơ hội đó, đồng thời để cung cấp các thông tin cần thiết cho việc phát triển các mục tiêu và chiến lược, hoạch định các chính sách và sách lược Marketing, thực thi và kiểm soát nỗ lực Marketing của công ty. Có 3 loại hình phân tích , đánh giá thời cơ Marketing quốc tế : a. Đánh giá xâm nhập thị trường Hoạt động đánh giá xâm nhập thị trường được thực hiện khi công ty quyết định lựa chọn một thị trường mục tiêu mới. Những đánh giá này không chỉ nhằm lượng định mức độ hấp dẫn cũng như rủi ro có thể gặp phải trên thị trường mà nó còn nhằm chuẩn bị những thông tin cần thiết cho quá trình hoạch định chiến lược và kế hoạch Marketing sau này. Sự cần thiết phải phân tích, đánh giá xâm nhập thị trường mới có thể xuất phát từ ý kiến của văn phòng trung tâm, từ các văn phòng chi nhánh, hoặc các văn phòng liên lạc của công ty ở nước ngoài trong một số tình huống nhất định, nhưng việc quyết định chính thức tiến vào một thị trường mới hay không nhất thiết phải do văn phòng trung tâm đưa ra. b. Đánh giá hiện trạng thị trường Loại hình này chú trọng tới hai khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh doanh trên thị trường nước ngoài : đó là (1) liệu có nên thay đổi mức độ thâm nhập thị trường hay không? và (2) có nên giới thiệu sản phẩm mới cho một thị trường xác định hoặc thay đổi một số yếu tố của chiến lược Marketing hay không? Ý tưởng về sự cần thiết của việc đánh giá hiện trạng thị trường cũng có thể xuất phát từ nhiều phía, nhưng không giống như loại hình đánh giá thâm nhập thị trường, quyết định ở đây có thể được thực hiện từ bất kỳ tổ chức nào. SV: Trần Thu Thủy Lớp: QTKD THB-K38 5 Báo cáo thực tập Cả hai loại hình đánh giá này đều nhằm tới mục đích chính là xác định những thay đổi ( nếu có ) cần phải thực hiện để điều chỉnh những hoạt động cho thích nghi với những biến đổi trong môi trường Marketing quốc tế. Và kết quả sẽ dẫn tới là sự thay đổi về cơ bản cách thức công ty kinh doanh trên thị trường quốc tế như : số lượng thị trường nước ngoài mục tiêu, cách thức hoạt động, kết cấu dòng sản phẩm cho thị trường cụ thể v v c. Những đánh giá môi trường phi kinh tế Loại hình đánh giá này thường có đối tượng là môi trường chính trị, và văn hoá xã hội của những thị trường nước ngoài hiện công ty đang hoạt động hoặc có kế hoạch xâm nhập thị trường trong tương lai. Mục đích của đánh giá môi trường phi kinh tế là để xác định và lượng định những tác động mà môi trường luật pháp, chính trị, xã hội, văn hoá có thể gây ra cho các hoạt động của công ty. Động cơ có thể xuất phát từ những sự kiện bên trong hay bên ngoài công ty, nhưng trách nhiệm thực hiện lại thuộc về bộ phận kinh doanh quốc tế. Trong trường hợp công ty không có bộ phận này, trách nhiệm sẽ được phân công giữa phòng trung tâm và các chi nhánh, văn phòng đại diện của nó tại các thị trường nước ngoài 3. Các nội dung cơ bản của marketing phát triển thị trường xuất khẩu a Hoạt động nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường là điều kiện cần thiết để phát triển kinh doanh đúng hướng, là xuất phát điểm để mọi doanh nghiệp xác định và xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Mặt khác, do chu kỳ sống của sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi nên để thành công lâu dài doanh nghiệp phải nhạy bén nắm bắt nhu cầu mới của khách hàng trên thị trường. Nghiên cứu thị trường tức là nghiên cứu các yếu tố trên để biết rõ thuận lợi và khó khăn cho việc tiếp cận. Quá trình nghiên cứu thị trường được tiến hành theo trình tự sau: SV: Trần Thu Thủy Lớp: QTKD THB-K38 6 Báo cáo thực tập + Phát hiện vấn đề và xác định mục đích nghiên cứu. + Thu thập thông tin: Thu thập tại bàn và điều tra thị trường: thu thập tại bàn là hình thức thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn như tạp chí, Internet . Điều tra thị trường tức là doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, dự hội chợ, chào hàng, bán hàng trực tiếp, . + Phân tích đánh giá thị trường: Đó chính là việc dựa vào thông tin thị trường thu thập được để xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với kế hoạch, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phân tích đánh giá này phải dựa trên cơ sở nguồn lực của doanh nghiệp hiện có. Để phân tích, đánh giá thị trường doanh nghiệp thường sử dụng ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ) + Dự báo thị trường: Trên cơ sở phân tích thị trường doanh nghiệp có thể đưa ra các dự báo về thị trường như tổng mức nhu cầu của thị trường, cơ cấu sản phẩm trong tương lai, biến động của thị trường trong tương lai . b Quyết định sản phẩm quốc tế: - Chất lượng sản phẩm: + Chất lượng sản phẩm là toàn bộ những tính năng của một hay dịch vụ mang lại cho nó khả năng thỏa mãn những nhu cầu được nói ra hay được hiểu ngầm. Chất lượng sản phẩm là một trong những thuộc tính đầu tiên và quan trọng nhất đối với khách hàng khi họ lựa chọn sản phẩm của công ty. Vi thế mà chất lượng sản phẩm phải lấy khách hàng làm mục tiêu. Đối với chính sách sản phẩm quốc tế thì vấn đề này lại càng quan trọng. Muốn có được chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của khách hàngvà sự phát triển của thị trường thì công ty luôn phải cải tiến chất lượn sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, để làm được điều đó thì cần phải: - Cải tiến chất lượng phải được khách hàng chấp nhận - Chất lượng phải được phản ánh trong mọi sản phẩm của công ty chứ không phải chỉ trong một sản phẩm hay một dòng sản phẩm nào đó - Cải tiến chất lượng không đòi hỏi quá nhiều về chi phí SV: Trần Thu Thủy Lớp: QTKD THB-K38 7 Báo cáo thực tập + Chủng loại sản phẩm của một công ty sẽ có chiều dài, chiều rộng, và mật độ nhất định. Chiều rộng danh mục sản phẩm thể hiện công ty có bao nhiêu sản phẩm khác nhau. Chiều dài của danh mục sản phẩm là tổng số các mặt hàng trong danh mục sản phẩm. Chiều sâu trong danh mục sản phẩm thể hiện có bao nhiêu phương án của mỗi sản phẩm trong loại. Còn mật độ của danh mục thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ nào giữa các sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng, thiết bị sản xuất, kênh phân phối hay một phương tiện nào khác. Bốn chiều trên của danh mục sản phẩm tạo nên những căn cứ để xác định chính sách sản phẩm của công ty đó là: • Mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách bổ sung sản phẩm mới • Kéo dài từng loại sản phẩm làm tăng chiều dài danh mục • Bổ sung thêm các phương án sản phẩm cho từng sản phẩm và tăng chiều sâu cho danh mục sản phẩm • Làm tăng hay giảm mật độ của loại sản phẩm tuỳ theo ý đồ của công ty kinh doanh: muốn có uy tín vững chắc trong một lĩnh vực hay tham gia vào nhiều lĩnh vực + Dịch vụ sau bán hàng: ngày nay khi xã hội đang ngày càng phát triển thì dịch vụ sau bán hàng là công cụ để đảm bảo lợi thế cạnh tranh của công ty. Nếu làm tốt công tác này thì công ty sẽ nhận được sự hài lòng của khách hàng khi mua sản phẩm, từ đó sẽ gia tăng lợi ích cho công ty. Dịch vụ sau bán hàng tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của công ty trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. c Quyết định giá quốc tế: Giá là yếu tố khá nhạy cảm và linh hoạt, nó có thể thay đổi một cách nhanh chóng. Vì vậy việc định giá là rất quan trọng, nhất là đối với các công ty kinh doanh quốc tế thì đôi khi còn phải cạnh tranh cả về giá. Trong marketing xuất khẩu thì việc định giá gồm các nội dung sau: - Xác định mức giá cơ sở cho sản xuất của doanh nghiệp - Xác định các điều kiện để phân hóa giá bán tại các thị trường khác nhau SV: Trần Thu Thủy Lớp: QTKD THB-K38 8 Báo cáo thực tập - Xác định một chính sách giá giữa các thị trường nước ngoài, và nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố: + Chi phí cho sản phẩm + Nhu cầu thị trường + Cạnh tranh + Luật pháp và chính trị Tùy từng quốc gia với môi trường ở đó mà công ty có thể chọn giá xuất khẩu cao hơn giá nội địa, giá xuất khẩu bằng giá nội địa, giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa. d Quyết định phân phối: Hệ thống phân phối là một nguồn lực then chốt ở bên ngoài. Thông thường phải mất nhiều năm mới xây dựng được và không dễ gì thay đổi được nó. Nó có tầm quan trọng không thua kém gì những nguồn lực then chốt trong nội bộ như con người và phương tiện sản xuất, nghiên cứu thiết kế và tiêu thụ. Nó là cam kết của công ty với nhiều công ty độc lập khác chuyên về phân phối và đối với thị trườngcông ty phục vụ. Nó cũng là một loạt những cam kết và thông lệ tạo nên những cơ sở xây dựng mối quan hệ lâu dài. Như vậy ta có thể thấy được hệ thống phân phối có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự thành công của một công ty. Một sản phẩm dù chất lượng có tốt đến đâu cũng khó có thể xâm nhập vào thị trường nếu không có một kênh phân phối thích hợp. e Quyết định xúc tiến thương mại: Chính sách này bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm mục tiêu cung cấp và đưa thông tin về sản phẩm tới các nhà cung cấp, khách hàng, người tiêu dùng để thúc đẩy lòng ham muốn mua hàng. Chính sách này bao gồm: - Marketing trực tiếp: sử dụng các phương tiện như thư, điện thoại . để truyền thông tin tới khách hàng. - Quảng cáo: mang đến cho các khách hàng tiềm năng thông tin về sản phẩm của công ty và nhắc nhở củng cố thông tin cho các khách hàng đang co SV: Trần Thu Thủy Lớp: QTKD THB-K38 9 Báo cáo thực tập xu hướng không tiêu dùng sản phẩm. Các phương tiện quảng cáo như báo, tạp chí, phương tiện truyền thông, truyền hình, pano quảng cáo . - Xúc tiến bán: là hoạt động marketing nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, được sử dụng phổ biến hơn khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm tương đối giống nhau về chất lượng, giá cả .Các hình thức phổ biến là giới thiệu mẫu hàng, giảm giá, khuyến mại,thay đổi hình thức sản phẩm . 4. Chiến lược Marketing xuất khẩu Chiến lược là tổng thể các quyết định, các hành động liên quan đến việc lựa chọn các phương tiện và phân bổ nguồn lực nhằm đạt được một mục tiêu nhất định. Chiến lược cũng có thể được định nghĩa thông qua một loạt các nhân tố như là các nhiệm vụ, việc lựa chọn lĩnh vực hoạt động, sự bổ sung giữa các nguồn lực, các phương tiện hoạt động và chiến thuật, các ưu tiên và sự chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ nhằm hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Cấp độ chiến lược : có ba cấp độ chiến lược là chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và chiến lược chức năng. Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý, làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán giải quyết những nhiệm vụ Marketing của mình. Nó bao gồm những chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối với phức hệ Marketing và mức phí cho Marketing. Mục tiêu hàng đầu của chiến lược Marketing là phân bổ có hiệu quả, phối hợp với các nguồn lực Marketing và các hoạt động để hoàn thành mục tiêu trong thị trường – sản phẩm cụ thể. Do vậy, những quyết định về phạm vi chiến lược Marketing liên quan đến xác định phân khúc thị trường mục tiêu, dòng sản phẩm cung ứng. Kế đến là xác định lợi thế cạnh tranh và nguồn lực thông qua chương trình Marketing hỗn hợp ( sản phẩm, định giá, phân phối, và xúc tiến) được thiết kế cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở thị trường mục tiêu. Các doanh nghiệp ngoại thương phải lập chiến lược Marketing xuất khẩu cho sản phẩm thâm nhập thị trường nước ngoài. SV: Trần Thu Thủy Lớp: QTKD THB-K38 10 [...]... chớnh: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm hoạt động trên cả các lĩnh vực là sản xuất và thơng mại, dịch vụ Ngoài ra công ty còn cho thuê nhà, cho thuê cửa hàng, cho thuê ki ốt nhng doanh thu không đáng kể Phần lớn hoạt động của công ty tập trung vào các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt động này mang lại nguồn thu chính SV: Trn Thu Thy 21 Lp: QTKD THB-K38 Bỏo cỏo thc tp Các mặt hàng xuất. .. động của công ty tập trung vào các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt động này mang lại nguồn thu chính Các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty rất đa dạng thuộc đủ mọi chủng loại ví dụ nh: máy móc thiết bị, nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, văn phòng phẩm, hàng may mặc, da giầy Đặc điểm trên cho thấy công ty hoạt động trong một môi trờng kinh doanh rất phức tạp 5 Cỏc ngun lc ca cụng ty: ... ngành in - Sản xuất kinh doanh gỗ ép định hình SV: Trn Thu Thy 22 Lp: QTKD THB-K38 Bỏo cỏo thc tp Tuỳ từng thời điểm, công ty có thể mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm khi hội đồng quản trị thấy cần thiết và có lợi cho công ty * Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty: Phần lớn hoạt động của công ty tập trung vào các hoạt động kinh doanh xut nhập khẩu, hoạt động này mang... Hoàn Kiếm - Hà Nội, Công ty còn có chi nhánh tại Hải Phòng và chi nhánh tại TPHCM Công ty CP XNK Tạp Phẩm là một trong những Công ty XNK đầu tiên ở nớc ta Ngày 5/3/1956, Công ty đợc thành lập theo quyết định số 62 do thứ trởng Bộ Thơng Nghiệp Đặng Việt Châu ký với tên là: Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội, sau đó ngày 6/7/1957, đổi tên thành Tổng công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Quyết định số 0206/QĐ-BTM... Trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất khẩu tăng không đều Để tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và nâng cao lợi nhuận, Công ty đã đẩy mạnh nhập khẩu hơn trớc, lấy lãi xuất khẩu và nhập khẩu bù cho nhau + Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 14.693.000 USD : tăng hơn so với năm 2004 là 11.517.000 USD = 363% ; so với 2005 là 10.040.000 USD = 216% và so với 2006 là 2.462.000 USD = 20% Từ năm 2006, 2007 kim ngạch xuất. .. 0206/QĐ-BTM ngày 13/2/2006 về việc chuyển Công ty XNK Tạp phẩm thành Công ty cổ phần XNK Tạp phẩm Tính đến nay, Công ty đã hoạt động đợc hơn 50 năm với số vốn điều lệ khi thành lập là: 34 tỷ đồng Qua thời gian dài xây dựng phát triển, công ty đã tạo dựng nên một môi trờng kinh doanh rất lớn và thuận lợi 2 Chc nng, v nhim v ca cụng ty: Các hoạt động kinh doanh chủ yếu: - Chủ động giao dịch với các cơ quan trong... hàng xuất nhập khẩu của công ty rất đa dạng thuộc đủ mọi chủng loại ví dụ nh: máy móc thiết bị, nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, văn phòng phẩm, hàng may mặc, da giầy Đặc điểm trên cho thấy công ty hoạt động trong một môi trờng kinh doanh rất phức tạp Về nguồn lực của doanh nghiệp: vốn điều lệ khi thành lập là 34 tỷ đồng ;công ty có các chi nhánh tại Hải Phòng, TPHCM Tiền thân là công ty nhà nớc có... 38.614.000 68.000.000 73.034.000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá các từ năm 2004 đến 2008 của Công ty XNK TOCONTAP) Có thể thấy rõ một điều là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty trong những năm gần đây đang tăng mạnh, nhất là 3 năm trở lại đây Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty trong 2 năm gần đây tăng đột ngột, năm 2008 đạt 73.034.000 USD, tăng lên... đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ + Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty - Tổng giám đốc là ngời đại diện theo pháp luật của công ty điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày - Dới Tổng giám đốc là Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về các lĩnh vực còn lại của công ty - Phòng... kinh doanh hàng nhập khẩu, đẩy mạnh mua đứt bán đoạn Điều này làm tăng tổng doanh thu tài chính và lãi gộp, hiệu quả kinh doanh cao, đời sống cán bộ công nhân viên cũng đợc cải thiện khá 1 Thực trạng về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của công ty XNK Tp phm TOCONTAP a Kim ngạch xuất khẩu theo ngành hàng Gạo không phải là một mặt hàng đa dạng về cơ cấu, nhng sản lợng xuất khẩu gạo chiếm một tỷ trọng . chọn đề tài: Đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc của công ty Tạp phẩm TOCONTAP . Nội dung của đề tài sẽ. trạng hoạt động marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc của công ty Cổ phần XNK Tạp Phẩm TOCONTAP Chương III : Các kết luận và đề xuất

Ngày đăng: 17/07/2013, 15:36

Hình ảnh liên quan

BẢNG 3: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO CỦA CễNG TY XNK TẠP PHẨM TOCONTAP - Đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc của công ty Tạp phẩm TOCONTAP

BẢNG 3.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO CỦA CễNG TY XNK TẠP PHẨM TOCONTAP Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 4: CHỈ TIấU CHẤT LƯỢNG CỦA MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU - Đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc của công ty Tạp phẩm TOCONTAP

Bảng 4.

CHỈ TIấU CHẤT LƯỢNG CỦA MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU Xem tại trang 35 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan