ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP MAKETING THU HÚT KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY ĐẠI MINH 32

48 1.5K 10
ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP MAKETING THU HÚT KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY ĐẠI MINH	32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH ĐẠI MỊNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN Như chúng ta đã biết, thị trường khách du lịch Hàn Quốc thực sự rất tiềm năng, bằng chứng là ngày càng có nhiều lượt khách du lịch đến Việt Nam, đặc biệt chỉ trong 4 tháng đầu năm 2010 khách du lịch Hàn Quốc đã đạt 176,199 lượt tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.Việc thu hút được thị trường này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, sự phát triển của các dịch vụ du lịch ở nước ta trong thời gian tới. Vì vậy em xin đề xuất đê tài luận văn tốt nghiệp của mình là : “ Giải pháp markerting thu hút khách du lịch Hàn Quốc của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ và du lịch Đại Minh” Trong đề tài, em đã sử dụng phương pháp phát phiếu điều tra, phỏng vấn khách du lịch và nhà quản trị để thu thập thông tin, phân tích các thông tin thu được và thông tin nội bộ cung cấp, để từ đó đưa ra các giải pháp marketing thu hút khách du lịch Hàn Quốc đi du lịch Việt Nam nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, em còn sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá, phân tích số liệu, phương pháp quan sát thực tế,…để thu thập thông tin giúp cho bài luận văn được phong phú hơn. Để đưa ra được các giải pháp marketing hữu hiệu, em đã đưa ra mô hinh nghiên cứu bao gồm hệ thống lý luận về mong muốn, nhu cầu, động cơ của khách du lịch; các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu đi du lịch của khách du lịch; các hoạt động marketing trong việc thu hút khách du lịch, đưa ra thực trạng khai thác khách du lịch Hàn Quốc của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ, du lịch Đại Minh; chỉ ra được những kết quả đạt được những thiếu sót còn tồn tại của công ty; phương hướng phát triển trong thời gian tới, và các giải pháp marketing thu hút khách du lịch Hàn Quốc dựa trên thực trạng của công ty. Sau khi tiến hành nghiên cứu, trong đề tài em đã thu thập được các thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu khách du lịch Hàn Quốc: đặc điểm, thói quen tiêu dùng, tâm lý đi du lịch của du khách, có được bảng thống kê về đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch trong chuyến đi và đưa ra một số giải pháp marketing thu hút khách du lịch Hàn Quốc, đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, Tổng cục du lịch, Sở văn hoá, thể thao du lịch Hà Nội để tạo điều kiện thực hiện các giải pháp mà em đã nêu ra. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ nghiên cứu có hạn nên đề tài còn nhiêù thiếu sót về hệ thống lý luận marketing trong du lịch, các thông tin thu thập được độ chính xác chưa cao, phân tích còn sơ sài, các giải pháp đưa ra còn dàn trải chưa cụ thể. Vì vậy, em kính mong các thầy, cô giáo đọc và cho em những góp ý chân thành để bài viết được hoàn chỉnh và có ích hơn. 1 LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành thầy PGS.TS Bùi Xuân Nhàn, giảng viên Trường đại học thương mại, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc cùng các anh chị trong công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ và du lịch Đại Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành tốt đề tài của mình. Và cuối cùng em xin bày tỏ long biết ơn tới các thầy cô khoa Khách sạn – Du lịch Trường đại học Thương mại đã tạo điều kiện và cho em những ý kiến đóng góp quý báu để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên Vũ Thị Quyên 2 MỤC LỤC Trang 3 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Nguyên nghĩa TNHH Trách nhiệm hữu hạn TM Thương mại DV Dịch vụ DL Du lịch KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH ĐẠI MỊNH 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đã biết hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới ngành Du lịch đang góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Đối với Việt Nam, mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2006 – 2010 là trở thành một ngành kinh tế quan trọng trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác hỗ trợ quốc tế, tạo điều kiện thuận lơi để du lịch phát triển mạnh hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch hấp dẫn phấn đấu sau năm 2010, du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực Đông Nam Á Với mục tiêu như vậy, ngành Du lịch đã lấy năm 2010 làm năm du lịch quốc gia để đẩy mạnh hoạt động du lịch Việt Nam ra thế giới và thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Trong hai năm 2007 – 2008 lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng, để khắc phục lại tình trạng này năm 2009 Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách để kích thích du lịch phát triển trở lại như chính sách trợ giá tiêu dùng, miễn thị thực vào Việt Nam, tăng cường quảng cáo trên kênh truyền thông của nước ngoài,…Kết quả là số lượt khách quốc tế vào nước ta tăng lên rõ rệt, trong đó khách du lịch Hàn Quốc được đánh giá là một thị trường tiềm năng thực sự lượng khách đến chỉ sau Trung Quốc nhưng chi tiêu cho du lịch thì cao hơn rất nhiều . Nguyên nhân mà khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam nhiều là do làn sóng đầu tư vào ngày càng nhiều hơn, đa số họ đến vừa kết hợp du lịch vừa để khảo sát thị trường đầu tư do đó, họ đều là tập khách có khả năng thanh toán cao cho các dịch vụ mà họ tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch và sự mở rộng hoạt động của các công ty du lịch, lữ hành công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ và du lịch Đại Minh (TNHH TMDV&DL Đại Minh) đã đẩy mạnh hoạt động thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, một trong các thị trường mà công ty đặc biệt chú trọng là thị trường Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau những ảnh hưởng xấu của năm 2008 để lại không chỉ riêng Đại Minh mà hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều gặp khó khăn trong việc thu hút khách du lịch do sản phẩm du lịch của chúng ta ít đổi mới, ngân sách cho hoạt động xúc tiến du lịch còn hạn hẹp, trình độ nhân viên còn chưa phát huy hết hiệu quả, 1 … Nhận thức được điều này và tập trung vào thị trường khách truyền thống Hàn Quốc, ngay từ năm 2009 Đai Minh đã có những điều chỉnh trong các chính sách marketing của mình để thu hút khách đến Việt Nam du lịch thông qua công ty. Để đạt mục tiêu kinh doanh của mình trong năm 2010, công ty đang cố gắng tận dụng những cơ hội của năm du lịch Việt Nam với nhiều sự kiện, hoạt động nổi bật để thu hút nhiều hơn nữa khách đến lịch. Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài và sau một thời gian em thực tập tại phòng Sale & Marketing của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ và du lịch Đại Minh, với kiến thức trong quá trình học và những hiểu biết thực tế trong quá trình thực tập, em đã chọn đề tài: “ Giải pháp marketing thu hút khách du lịch Hàn Quốc của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ và du lịch Đại Minh” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 1.2 Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tên đề tài: “Giải pháp marketing thu hút khách du lịch Hàn Quốc của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ và du lịch Đại Minh” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Làm rõ những lý luận cơ bản về khách du lịch và các hoạt động thu hút khách du lịch của công ty du lịch lữ hành. - Tiến hành điều tra nghiên cứu khách du lịch Hàn Quốc đi du lịch qua công ty, đưa ra các kết luận dựa trên số liệu thu thập được. - Thực trạng khai thác hoạt động kinh doanh và khai thác khách du lịch của công ty TNHH TMDV&DL Đại Minh. - Chỉ ra những gì đã làm được và những điều còn tồn tại, nguyên nhân của tồn tại đó. - Đề xuất giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch Hàn Quốc đối với công ty. - Đưa ra một số kiến nghị để thực hiện hệ thống các giải pháp trên 1.3 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về marketing thu hút khách du lịch và thực trạng thu hút khách du lịch Hàn Quốc Phạm vi nghiên cứu: tại công ty TNHH TMDV&DL Đại Minh với các số liệu từ năm 2008- 2009. 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài - Đối với xã hội: Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam du lịch sẽ làm cho mối quan hệ hai nước ngày càng thắt chặt hơn, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác về kinh tế văn hoá du lịch hai nước, thêm những hiểu biết lẫn nhau trong 2 nhiều lĩnh vực. Mặt khác, lợi ích từ hoạt động du lịch đem lại cho xã hội rất lớn như đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, công ăn việc làm cho người dân,… - Đối với doanh nghiệp: Nghiên cứu khách du lịch Hàn Quốc làm tăng hiểu biết hơn về tâm lý, thói quen, sở thích du lịch của họ từ đó có những sản phẩm du lịch phù hợp hấp dẫn hơn, nắm bắt được thị hiếu của khách Hàn Quốc để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Trên những yêu cầu đặt ra như vậy thì công ty cũng có những điều chỉnh trong tổ chức cho hiệu quả nhất. - Đối với bản thân em: Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này em có thể tự củng cố được kiến thức trong nhà trường và tiếp cận được yêu cầu công việc thực tế, qua đó cũng làm tăng hiểu biết về kinh doanh du lịch các kiến thức về marketing du lịch. Và cũng giúp em có khả năng tự giải quyết một vấn đề khi giải quyết công việc. 1.5. Kết cấu của đề tài Ngoài tóm lược luận văn, mục lục, lời cảm ơn, các danh mục và phụ lục bài khoá luận của em có kết cấu như sau: • Chương 1: Tổng quan nghiên cứu tình hình thu hút khách du lịch Hàn Quốc của công ty TNHH TMDV&DL Đại Minh. • Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động marketing thu hút khách du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. • Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng khai thác khách du lịch Hàn Quốc của công ty Đại Minh. • Chương 4: Các kết luận, đề xuất giải pháp và một số kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch Hàn Quốc của công ty Đại Minh. 3 CHƯƠNG 2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH 2.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1 Du lịch là gi? Vào năm 1941 ông W. Hunziker và Kraff (Thuỵ Sỹ) đưa ra định nghĩa: Du lịch là tổng hợp những và các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ, hơn nữa họ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động nào đểthu nhập tại nơi đến.[3, 6] Theo định nghĩa của tổ chức du lịch Thế giới: Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.[3,7] Theo từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam du lịch được hiểu trên hai khía cạnh: Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật. Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.[3, 8] 2.1.2 Khách du lịch và phân loại khách du lịch 2.1.2.1 Khách du lịch Theo Tổ chức Du lịch Thế giới khách du lịch là những người có các đặc trưng sau: là người đi khỏi nơi cư trú của mình không theo đuổi mục đích kinh tế,đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên, khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tuỳ theo quan niệm của từng nước.[3, 8] Khách du lịch là những người tạm thời ở tại nơi họ đến du lịch với các mục tiêu như nghỉ ngơi, giải trí, kinh doanh, hội nghị, hoặc thăm gia đình. Theo Luật Du lịch Việt Nam: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch được phân chia làm 2 nhóm cơ bản : khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Theo Luật Du lịch Việt Nam đã khái niệm khách du lịch quốc tế như sau: Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước 4 ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. - Như vậy, nhóm khách du lịch quốc tế được phân thành 2 loại: khách du lịch quốc tế đi vào (Inbound tourist) là người nước ngoài người của một quốc gia nào đó định cư ở nước khác vào quốc gia đó đi du lịch. Loại khách này sử dụng ngoại tệ để mua hàng hoá dịch vụ Thí dụ người Mỹ và Việt kiều Mỹ vào Việt Nam du lịch. Khách du lịch quốc tế đi ra (Outbound tourist) là công dân của một quốc gia và người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch.Thí dụ người Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch đến nước khác (Trung Quốc, Thái Lan,…). Khách du lịch nôi địa (Internal tourist) được phân biệt với khách du lịch quốc tế ở chỗ nơi đến của họ cũng chính là nước mà họ cư trú thường xuyên. Họ cũng được phân biệt những người lữ hành trong nước ở mục đích chuyến đi, khoảng cách chuyến đi và thời gian lưu trú (tuỳ theo chuẩn mực của từng quốc gia).Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra ở một số nước còn phân biệt khái niệm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc gia. Khách du lịch trong nước (Domestic tourist) là tất cả những người đang đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia (bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đi vào). Khách du lịch quốc gia (National tourist) là tất cả những công dân của một quốc gia nào đó đi du lịch (kể cả đi du lịch trong nước và đi du lịch ra nước ngoài). 2.1.2.2 Phân loại khách du lịch Khách du lịch bao gồm nhiều nhóm , cư trú tại nhiều địa phương, quốc gia khác nhau, có mục đích du lịch, phương thức và phương tiện du lịch cũng khác nhau. Vì vậy, việc phân loại khách du lịch là cần thiết để có kế hoạch cung ứng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng nhóm đối tượng. Khách du lịch có thể phân theo nhiều tiêu chí khác nhau: - Theo mục đích chuyến đi, có 3 nhóm: Khách giải trí nghỉ ngơi, khách kinh doanh và công vụ, khách thăm viếng bạn bè, người thân (thăm thân) Nhóm khách du lịch đi du lịch với mục đích giải trí, nghỉ ngơi có đặc điểm chung là họ lựa chọn địa điểm đến phù hợp với sở thích của họ hưởng thụ các giá trị văn hoá, cảnh quan thiên nhiên hoặc phục hồi sức khoẻ, họ ít trung thành với các điểm đến du lịch, tính thời vụ thể hiện rõ (họ thường đi du lịch vào các kỳ nghỉ hoặc khi thời tiết thuận lợi), quyết định lựa chọn điểm đến của họ khá nhạy cảm với giá cả, thời gian dành cho chuyến đi thường dài, có thể họ thường đến nhiều điểm khác nhau trong một chuyến đi. 5 [...]... do đó họ đều đặt các dịch vụ thông qua công ty để thu n tiện và du lịch được nhiều hơn Theo thống kê của công ty, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch Hàn Quốc tại công ty thông qua thống kê dịch vụ họ sử dụng trong tour du lịch trọn gói.( Xem bảng 3.10) 3.3.3.2 Doanh thu và lợi nhuận từ khách du lịch Hàn Quốc tại công ty 30 Thông qua bảng 3.11 ta thấy doanh thu và lợi nhuận từ khách du lịch Hàn Quốc năm... kinh doanh khách sạn nhà hàng, kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí, kinh doanh vận chuyển du lịch, các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút khách trong kinh doanh du lịch 2.2.1 Tài nguyên du lịch 8 Nếu như khách du lịch là chủ thể của du lịch thì tài nguyên du lịchkhách thể của du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch Theo Luật Du lịch Việt... Trung Quốc của khách sạn Hoàng Hà 3 Giải pháp marketing mở rộng thị trường khách du lịch Trung Quốc của khách sạn Hacinco 4 Giải pháp marketing thu hút khách Nhật Bản tại khách sạn Nikko Hà Nội 5 Giải pháp marketing thu hút khách Hàn Quốc tại khách sạn Deawoo Hà Nội … Căn cứ vào tổng quan đề tài mà em nghiên cứu ở trên em đã chọn 2 đề tài để tham khảo chính là: “ Giải pháp marketing thu hút khách Nhật... hoạt động giải trí là 4% 3.3 Tình hình khai thác khách du lịch Hàn Quốc của công ty TNHH thương mại, dịch vụ và du lịch Đại Minh 3.3.1 Giới thiệu khái quát về công ty Công ty TNHH TM, DV & DL Đại Minh là một công ty cổ phần được thành lập từ năm 2005, các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm thương mại xuất nhập khẩu, dịch vụ và du lịch Trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển công ty đã... thông tin từ các tài liệu thứ cấp thu thập đươc 3.1.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm a, Sau khi phát ra 100 phiếu trắc nghiệm cho khách du lịch Hàn Quốc thông qua công ty em đã thu được kết quả như sau: • Về phần trả lời câu hỏi của khách du lịch Hàn Quốc (xem phụ lục) Bảng 3.1 Kết quả trả lời về cách tiếp cận của khách du lịch Hàn Quốc của công ty Đại Minh Đơn vị: % Nội dung Kết quả Internet Báo, tạp chí... như nghỉ tuần trăng mật, du lịch chữa bệnh, spa…Có thể ngành du lịch vãn đáp ứng được nhu cầu của những đối tượng này tuy nhiên chất lượng thì chưa thể thuyết phục được họ tới Việt Nam du lịch Bảng 3.4 Kết quả trả lời về loại hình và xu hướng du lịch của khách du lịch Hàn Quốc của công ty Đại Minh Đơn vị: % Nội dung Công vụ Loại hình du lịch 37,57 Xu hướng 46,24 Kết quả Du lịch thu n Thăm thân tuý 28,57... kinh doanh lữ hành.[1,184] - Công ty kinh doanh lữ hành (Tour operator) là một đơn vị kinh doanh, sắp xếp các dịch vụ riêng lẻ thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh để bán cho khách du lịch Công ty kinh doanh lữ hành bao gồm công ty kinh doanh lữ hành nội địa và 7 công ty kinh doanh lữ hành quốc tế Công ty kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa còn công ty kinh doanh lữ hành nội địa... Nhật Bản tại khách sạn Nikko Hà Nội” và “ Giải pháp marketing thu hút khách Hàn Quốc tại khách sạn Deawoo Hà Nội” Ưu điểm của 2 đề tài trên là đã có kết cấu đầy đủ rõ ràng nêu ra vấn đề, cơ sở lý luận, thực trạng và nêu đề xuất, kiến nghị Riêng với đề tài thu hút khách Hàn Quốc có thêm phần các phương pháp nghiên cứu và kết quả điều tra thu thập ý kiến từ khách du lịch Hàn Quốc lưu trú tại khách sạn Deawoo... quảng cáo và website của công ty Bảng 3.2 Kết quả trả lời về thời gian đi du lịch của khách du lịch Hàn Quốc của công ty Đại Minh Đơn vị: % Kết quả Từ tháng 1 đến Từ tháng 4 đến Từ tháng 7đến Từ tháng 10 Nội dung tháng 3 tháng 6 tháng 9 đến tháng 12 Thời gian 31,23 23,87 35,15 9,75 Nguồn: Theo kết quả điều tra - Về thời gian đi du lịch (xem bảng 3.2) : Khách du lich Hàn Quốc đi du lịch quanh năm nhưng... có cơ hội tạo ra lợi nhuận cho công ty 3.3.3 Tình hình khai thác khách Hàn Quốc của công ty 3.3.3.1 Kết quả đạt được Trong hai năm 2008 và 2009 vừa qua, khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam du lịch thông qua công ty thì vẫn chủ yếu là khách du lịch công vụ chiếm tới hơn 50% số lượt khách đi Nguyên nhân là do hiện tượng đầu tư phát triển vào Việt Nam của các nhà đầu tư Hàn Quốc ngày càng tăng lên, họ sang . nghiên cứu của đề tài Tên đề tài: Giải pháp marketing thu hút khách du lịch Hàn Quốc của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ và du lịch Đại Minh”. nghiên cứu của đề tài: - Làm rõ những lý luận cơ bản về khách du lịch và các hoạt động thu hút khách du lịch của công ty du lịch lữ hành. - Tiến hành điều

Ngày đăng: 17/07/2013, 15:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan