Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh chương dương

40 500 0
Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh chương dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Chương Dương đã trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển và ngày càng đạt được nhiều thành tựu và khẳng định vị thế của minh trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, cũng như trong hệ thống các Ngân hàng tại Việt nam. Trong quá trình thực tập tại Vietcombank Hà nội đã giúp em được hiểu hơn về điều đó.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Chương Dương đã trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển và ngày càng đạt được nhiều thành tựu và khẳng định vị thế của minh trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, cũng như trong hệ thống các Ngân hàng tại Việt nam. Trong quá trình thực tập tại Vietcombank Hà nội đã giúp em được hiểu hơn về điều đó. Hơn thế nữa, qua thời gian thực tập giúp em có một cái nhìn thực tế về những công việc, những nghiệp vụ đã được dạy ở trong Nhà trường. Những kiến thức thực tế tổng hợp đầu tiên này đã cho em một cách nhìn tổng quát về các phòng ban, tổ chức bộ máy, và trước hết đó là việc Vietcombank chi nhánh chương dương một trong những chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã hình thành phát triển như thế nào, nó được tổ chức bộ máy ra sao, chức năng, nhiệm vụ và các phòng ban như thế nào Từ đó, em đã tổng hợp số liệu và viết bản Báo cáo này bao gồm 3 phần chính: Phần một: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Phần II. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu vay vốn tại Vietcombank chi nhánh chương dương. Phần III. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu vay vốn tại Vietcombank chi nhánh chương dương. Do trong thời gian thực tập ban đầu nên không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ từ quý cơ quan cùng cô giáo TS. Đinh Đào Ánh Thuỷ - Giảng viên khoa kinh tế đầu Trường đại học kinh tế quốc dân để giúp em hoàn thành việc thực tập và báo cáo chuyên đề sau này. Em xin chân thành cảm ơn SVTH: Nguyễn Tuấn Hiệp LỚP: ĐẦU 48D 1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 0.1 Quá trình hình thành và phát triển 0.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( Tên giao dịch quốc tế : Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank) được thành lập ngày 30/10/1962 theo Nghị định số 115-CP của hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương ( nay là Ngân hàng Nhà nước). Ngân hàng Ngoại thương là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Ngân hàng Ngoại thương VN được nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, là thành viên hiệp hội ngân hàng Việt nam và là thành viên hiệp hội ngân hàng Châu Á. Với phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”, Ngân hàng Ngoại thương VN trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Phát triển mạng lưới chi nhánh tại tất cả các thành phố lớn, hải cảng quan trọng và trung tâm thương mại phát triển, duy trì quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng tại 85 nước trên thế giới. Trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại trong ngành ngân hàng, được nối mạng SWIFT quốc tế và nhất là có một đội ngũ cán bộ nhiệt tình được đào tạo lành nghề, nhờ vậy Ngân hàng Ngoại thương VN có khả năng cung cấp cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm ngân hàng với chất lượng cao nhất, giữ vững niềm tin với đông đảo bạn hàng trong và ngoài nước. Chi nhánh cấp II Chương Dương được thành lập 6/10/2003. Đây là chi nhánh thứ 49 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và là Chi nhánh cấp II thứ 3 của Vietcombank Hà Nội được đưa vào hoạt động. Có trụ sở đặt tại 564 Nguyễn Văn Cừ-Gia Lâm-Hà Nội, Chi nhánh cấp II Chương Dương sẽ cung cấp các dịch vụ tiên tiến nhất mà Vietcombank hiện có tới dân cư và cộng đồng các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Trong chiến lược phát triển đô thị đến năm 2020, Gia Lâm SVTH: Nguyễn Tuấn Hiệp LỚP: ĐẦU 48D 2 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP sẽ là một khu vực kinh tế sôi động luôn có chiều hướng mở, các dự án, các khu công nghiệp hiện cũng đang được quy hoạch và lấp đầy, với thế mạnh về công nghệ, khả năng cung ứng các dịch vụ hiện đại, sự hiện diện của Vietcombank tại thời điểm này trên địa bàn có ý nghĩa rất to lớn. 0.1.2 Thành tựu đạt được • Năm 1995, NHNT được tạp chí Asia Money – tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á bình chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam năm 1995. • Năm 2003, NHNT được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam. • Năm 2003, sản phẩm thẻ Connect 24 của NHNT là sản phẩm ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt". • Năm 2004: NHNT được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp. • Năm 2005: NHNT được trao giải thưởng Sao Khuê 2005 – do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính Viễn thông. NHNT là đơn vị ngân hàng duy nhất được nhận giải thưởng này. • Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á tiêu biểu". • Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Châu Á. • Năm 2007 và 2008, Vietcombank được Asiamoney trao các giải thưởng ““Ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam năm 2008”, “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam 2008” và “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007”. • Năm 2009, Vietcombank là đại diện duy nhất tại Việt Nam được trao 6 giải thưởng quan trọng do tạp chí Asiamoney bình chọn liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ và quản lý tiền mặt, bao gồm các giải thưởng: “Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2009” do các doanh nghiệp bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất với các ý tưởng và sáng tạo trong dịch vụ ngoại hối năm 2009”; “Nhà môi giới chính tốt nhất trong dịch vụ kinh doanh ngoại hối năm 2009”; “Ngân hàng nội địa kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam giai đoạn 2006-2008 (do các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính bình chọn); SVTH: Nguyễn Tuấn Hiệp LỚP: ĐẦU 48D 3 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP “Ngân hàng nội địa quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam năm 2009” do các doanh nghiệp nhỏ và vừa bình chọn; “Ngân hàng có nền tảng giao dịch điện tử tốt nhất”. 0.1.3 Cơ cấu tổ chức Vietcombank chi nhánh Chương Dương Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Chương Dương được tổ chức theo mô hình được mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Chương Dương - Vietcombank SVTH: Nguyễn Tuấn Hiệp LỚP: ĐẦU 48D 4 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP 1. Giám đốc chi nhánh: Có chức năng - Hoạch định chiến lược phát triển của chi nhánh - Xây dựng và quản lý kế hoạch kinh doanh của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc - Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh - Phối hợp với các phòng ban và bộ phận chức năng thực hiện phát triển mạng lưới của chi nhánh - Quản lý, đôn đốc, giám sát hoạt động các phòng ban và nhân viên dưới quyền SVTH : Nguyễn Tuấn Hiệp LỚP ĐẦU 48D PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Phòng quan hệ khách hàng Phòng Ngân quỹ Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Hành chính-Nhân sự Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ KHỐI TRỰC TIẾP KINH DOANH Phòng GD1, GD2, GD3 KHỐI HỖ TRỢ KINH DOANH KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ Phòng quản trị tín dụng Phòng tin học BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP 2. Phó giám đốc chi nhánh: là người trợ giúp cho giám đốc, được giám đốc chi nhánh uỷ quyền chỉ đạo điều hành một số mặt các công tác, ký thay giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được phân công. 3. Phòng ngân quỹ: Có chức năng -Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền giữ hộ, tiền vay, thu đổi ngoại tệ và nghiệp vụ ngân quỹ phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng. -Nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện các nghiệp vụ ở điểm 1, dịch vụ ngân hàng, biểu phí dịch vụ; các dịch vụ phi tín dụng liên quan đến hoạt động thanh toán và ngân quỹ. -Nghiên cứu, soạn thảo và triển khai thực hiện các quy chế, quy định, quy trình và các hướng dẫn thực hiện về các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ của toàn hệ thống Ngân hàng. Kết hợp với các Phòng, Ban tại Hội sở chính để thực hiện tốt nghiệp vụ & dịch vụ Ngân hàng liên quan. 4. Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Có chức năng -Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng. -Kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng. 5.Phòng tin học -Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin. -Phụ trách hệ thống tin học trong toàn hệ thống. vấn cho Giám đốc và triển khai việc sử dụng các hệ thống phần mềm mới. 6. Phòng Hành chính-Nhân sự:Có chức năng -Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống. -Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng. 7. Phòng tài chính kế toán: Có chức năng Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Ngân hàng: -Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng,quý, năm). SVTH : Nguyễn Tuấn Hiệp LỚP ĐẦU 48D BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP -Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tài chính. -Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Tổng giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính. -Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp. -Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định. 8. Phòng tín dụng: Có chức năng Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng: -Cho vay ngắn hạn; -Cho vay trung, dài hạn; -Các nghiệp vụ bảo lãnh; -Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá (khi có qui định của Tổng Giám đốc). -Trung tâm thông tin tín dụng cho toàn hệ thống; -Tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng toàn hệ thống cho Ban Giám đốc. -Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các qui chế qui trình liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng. -Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng (các Chủ đầu dự án) để có thể tiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồng thời triển khai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện . Ngoài các phòng ban trên chi nhánh còn 3 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh là: Phòng giao dịch Khương Thượng, Thái Thịnh và Kim Ngưu. 0.2 Tình hình hoạt động đầu và kinh doanh 0.2.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn hoạt động cơ bản, quan trọng và luôn được Chi nhánh quan tâm triển khai dưới nhiều hình thức: Tiền gửi của các doanh nghiệp, tiết kiệm của dân cư, kỳ phiếu đích danh, vô danh của mọi đối tượng và các thành phần kinh tế; tạo lập thị trường liên ngân hàng nhằm huy động tiền gửi của các ngân hàng trong và ngoài nước, của các công ty ở nước ngoài với chính sách lãi suất cạnh tranh, cơ chế dịch vụ đa dạng và hấp dẫn. Ngoài ra Ngân hàng Ngoại thương VN đã đổi mới căn bản phương pháp quản lý vốn tập trung trong toàn hệ thống thay cho việc phân tán ở các chi nhánh. Cơ chế quản lý vốn tập trung đã phát huy tốt hiệu quả sử dụng vốn đảm bảo được khả năng thanh toán của toàn hệ thống . SVTH : Nguyễn Tuấn Hiệp LỚP ĐẦU 48D BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Trải qua rất nhiều khó khăn thách thức trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Ngoại thương VN đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định và đã đạt hầu hết các mục tiêu kinh doanh đề ra trong kế hoạch như tăng trưởng nguồn vốn, tăng nợ tín dụng, tăng thị phần thanh toán, giảm nợ quá hạn. Hoạt động tín dụng tiếp tục được cải thiện trên nhiều mặt như qui trình thẩm định, quyết định đầu tư, cơ chế kiểm tra kiểm soát . tìm kiếm được các dự án khả thi để mở rộng đầu tư, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn đối với các dự án thuộc các công ty mạnh của nhà nước như: Dầu khí, điện lực, viễn thông, xuất khẩu lương thực thuỷ sản, . đưa nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng được 6,3%. Kết quả hoạt động huy động vốn được phản ánh cụ thể ở bảng số liệu sau: Bảng 1.1: Kết quả hoạt động huy động vốn Vietcombank Chương Dương Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn huy động và đi vay 2.937 3.188 3.581 4.068 4.737 Mức gia tăng liên hoàn - 251 393 487 669 Tốc độ tăng liên hoàn - 8,55% 12,33% 13,6% 16,45% Trong đó Tiền gửi dân cư 941,78 1.089,41 1.208,82 1.318,36 1.447,25 Mức gia tăng liên hoàn 147,63 119,41 109,54 128,89 Tốc độ tăng liên hoàn 15,68% 10,96% 9,06% 9,78% Tiền gửi tổ chức kinh tế 842,79 989,41 1.212,82 1.369,36 1.534,25 Mức gia tăng liên hoàn 146,62 223,41 156,54 164,89 Tốc độ tăng liên hoàn 17,39% 22,58% 12,90% 12,04% Nguồn vốn vay 1.152,43 1.109,18 1.159,36 1.380,28 1.755,5 Mức gia tăng liên hoàn -43,25 50,18 220,92 375,22 Tốc độ tăng liên hoàn -3,75% 4,52% 19,05% 27,18% ( Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm) Biểu đồ 1.1. Tốc độ gia tăng vốn huy động SVTH : Nguyễn Tuấn Hiệp LỚP ĐẦU 48D BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Tổng nguồn vốn huy động và đi vay của Chi nhánh liên tục tăng trong những năm qua: Năm 2004 là 2.937 tỷ đồng, đến 2005 là 3.188 tỷ đồng, tiếp tục tăng mạnh với tốc độ 12,33% và đạt 3.581 tỷ đồng vào cuối năm 2006. Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 là 4.068 tỷ đồng và đạt 4.737 tỷ đồng năm 2008 với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngoạn mục 16.45%. Trong đó: Vốn huy động từ tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 1.681 tỷ (+13,4%); Huy động từ dân cư trong 4 năm tăng 2.670 tỷ (+96,6%), từ Thị trường Liên ngân hàng tăng 603.07 tỷ (+52,33%) . Có được kết quả huy động vốn khả quan như vậy là do trong thời gian qua, Ngân hàng đã liên tục áp dụng những giải pháp huy động vốn đa dạng , hấp dẫn Bên cạnh việc triển khai nhiều đợt phát hành các loại giấy tờ có giá, Ngân hàng Ngoại thương VN đó áp dụng một loạt các biện pháp phối hợp khác để tăng cường huy động vốn cụ thể như sau: + Tăng cường chăm sóc khách hàng thông qua sự phối hợp tích cực giữa các phòng, ban để đưa ra giải pháp sản phẩm tổng thể cho nhiều khách hàng lớn: Bảo Việt, Hàng không và mở rộng quan hệ với một số khách hàng khác + Mở rộng hệ thống các phòng giao dịch, điểm giao dịch, chú trọng hơn đến phát triển hoạt động bán lẻ như đưa mạng lưới ATM vào hoạt động, tăng giờ giao dịch, đổi mới thái độ phục vụ khách hàng . Ngân hàng Ngoại thương VN cũng đã mở rộng huy động vốn thông qua việc hình thành một “trung tâm thanh toán clearing” chủ yếu về ngoại tệ với các ngân hàng thương mại. Tóm lại đặc trưng nổi bật của công tác huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương VN thời gian qua là không trông chờ vào các nguồn vốn bao cấp, chủ động tìm kiếm các biện pháp thu hút vốn của khách hàng. Nhờ đa dạng hoá các hình thức SVTH : Nguyễn Tuấn Hiệp LỚP ĐẦU 48D BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP huy động vốn, tổng nguồn vốn toàn hệ thống tăng thường xuyên. Tốc độ tăng bình quân hàng năm về huy động vốn là 55%/năm. Cơ cấu nguồn vốn có chiều hướng tích cực do tăng tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn. Huy động vốn trong nước là chính không phải vay ngân hàng nhà nước và nước ngoài. Vốn huy động ngoại tệ luôn đạt gần 70% tổng nguồn vốn. 0.2.2 Hoạt động đầu và cho vay Bảng 1.2: Hoạt động đầu và cho vay tại Vietcombank Chương Dương Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 Doanh số cho vay Tỷ đồng 2.588 3.021 3.516 4.017 Doanh số thu nợ - 2.104 2.614 3.021 3.615 Tổng nợ các loại + Ngắn hạn + Trung và dài hạn - 2.341 824,61 1.516,39 2.878 914,86 1.963,14 3.218 1.618.74 1.599,26 3.782 1.991.55 1.790,45 Chất lượng tín dụng Nợ trong hạn Tỷ đồng 2.215,22 2.667,45 3.174,79 3.719,25 Nợ quá hạn - 125,78 210,55 43,21 62,75 Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng nợ % 5,37 7,32 1,34 1,6 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm.) Đây là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng. Doanh số cho vay của Chi nhánh 2008 đạt 4.017 tỷ đồng, tăng 55,21% so với năm 2005. Dự nợ cho vay 2008 đạt 3.782 tỷ đồng, tăng 61,55% so với năm 2005. Cơ cấu cho vay trong tổng nợ có những thay đổi đáng kể, dự nợ ngắn hạn có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng giảm, trong khi nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng dự nợ. Đây là một xu hướng tích cực trong hoạt động của mỗi ngân hàng. 0.2.3 Các hoạt động khác. Hoạt động kinh doanh đối ngoại và tài trợ thương mại SVTH : Nguyễn Tuấn Hiệp LỚP ĐẦU 48D

Ngày đăng: 17/07/2013, 09:02

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động huy động vốn Vietcombank Chương Dương - Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh chương dương

Bảng 1.1.

Kết quả hoạt động huy động vốn Vietcombank Chương Dương Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 1.2: Hoạt động đầu tư và cho vay tại Vietcombank Chương Dương - Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh chương dương

Bảng 1.2.

Hoạt động đầu tư và cho vay tại Vietcombank Chương Dương Xem tại trang 10 của tài liệu.
Từ những thông số trên, CBTĐ tiến hành lập bảng tính thu nhập và chi phí như sau: - Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh chương dương

nh.

ững thông số trên, CBTĐ tiến hành lập bảng tính thu nhập và chi phí như sau: Xem tại trang 25 của tài liệu.
Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, CBTĐ lập các bảng tính trung gian. Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn các giả định được áp dụng và là các  thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ,  bảng cân đối  - Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh chương dương

r.

ước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, CBTĐ lập các bảng tính trung gian. Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan