Hoàn thiện chính sách giá trong chiến lược marketing - mix của Khách sạn Phương Đông

54 1.7K 12
Hoàn thiện chính sách giá trong chiến lược marketing - mix của Khách sạn Phương Đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển và du lịch Nghệ An cũng hòa nhịp theo sự phát triển đó. Các khách sạn ở Nghệ An ngày càng được đầu tư xây dựng nhiều hơn để phục vụ nhu cầu của du khách đến với địa phương từ khâu lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí cho tới các dịch vụ bổ sung khác…

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa QTKD Du lịch & Khách sạn LỜI MỞ ĐẦU Du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển và du lịch Nghệ An cũng hòa nhịp theo sự phát triển đó. Các khách sạn ở Nghệ An ngày càng được đầu tư xây dựng nhiều hơn để phục vụ nhu cầu của du khách đến với địa phương từ khâu lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí cho tới các dịch vụ bổ sung khác… Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, tất cả các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì ngoài việc biết tận dụng nguồn lực của mình và tranh thủ các cơ hội bên ngoài thì cần phải áp dụng các chính sách của marketing-mix một cách hợp lý. Trong đó giá cả là một trong những chính sách chủ chốt của marketing - mix. Hiện nay trên thị trường, giá cả dần nhường chỗ cho chất lượng song nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh. Đặc biệt ở Việt Nam khi mà thu nhập của người dân chưa cao thì giáchính sách giá vẫn còn rất quan trọng, đặc biệt trong nhu cầu đi du lịch. Nhu cầu và mong muốn của người dân có thực hiện được hay không, hay nói cách khác nó có trở thành cầu hay không điều này phụ thuộc vào khả năng thanh toán, do đó vấn đề mà người ta cần xem xét chínhgiá cả. Điều mà các doanh nghiệp khách sạn cần quan tâm nhiều nhất hiện nay cũng chính là vấn đề về giá. Giá cả trong kinh doanh nhất là kinh doanh khách sạn chủ yếu thông qua mua bán dịch vụ, khách hàng chỉ cảm nhận được giá trị của dịch vụ thông qua các giá trị vô hình. Khi đó giá cả sẽ là thước đo so sánh giữa giá trị dịch vụ mà họ mong đợi với chi phí mà ho sẽ phải bỏ ra. Có nghĩa là giá sản phẩm ảnh hưởng đến sự chấp nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm, do đó giá đóng vai trò quan trọng đối với vị thế của sản phẩm. Đồng thời giá là một yếu tố chiến thuật chủ yếu, vì nó có thể thay đổi nhanh hơn bất kỳ một yếu tố nào khác của marketing - mix. Xây dựng và quản lý chính sách giá đúng đắn là điều kiện quan trọng đảm bảo doanh nghiệp có thể xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Cạnh tranh về giá trên địa bàn thành phố Vinh ngày càng trở nên phức tạp và không lành mạnh. Thành phố Vinh có 06 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao và 1 khách sạn tương đương 3 sao nhưng chính sách giá của các khách sạn tư nhân vô cùng linh hoạt. Khách sạn 3 sao nhưng giá giao động từ 200.000đ-250.00 đ/phòng/đêm dành cho khách Quốc tế và Việt Nam. SV: Sầm Thị Thúy Hiền Lớp: Du lịch 48 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa QTKD Du lịch & Khách sạn Xuất phát từ vấn đề trên em đã thấy rõ vị trí vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện chính sách giá đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn du lịch.Vì vậy qua thời gian thực tập ở khách sạn Phương Đông, với sự góp ý của giáo viên hướng dẫn, cùng với mong muốn nâng cao nhận thức bản thân, em đã chọn đề tài nghiên cứu “ Hoàn thiện chính sách giá trong chiến lược marketing - mix của Khách sạn Phương Đông ” làm đề tài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mục tiêu của đề tài: Hoàn thiện chính sách giá nhằm thu hút khách và mở rộng thị trường của Khách sạn Phương Đông. Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến chính sách giá của Khách sạn Phương Đông. Phạm vi nghiên cứu: Chính sách giá trong chiến lược marketing-mix của Khách sạn Phương Đông từ năm 2007 đến năm 2010 Phương pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, duy vật biện chứng. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về chính sách giá trong kinh doanh khách sạn Chương II: Khái quát về khách sạn Phương Đông Chương III: Đề ra các giải pháp, kiến nghị. SV: Sầm Thị Thúy Hiền Lớp: Du lịch 48 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa QTKD Du lịch & Khách sạn CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 1.1. Khái quát chung về kinh doanh khách sạn Ngày nay chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. Cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, khi nhu cầu vật chất đã được đáp ứng đầy đủ thì họ lại nảy sinh các nhu cầu về tinh thần. Do cuộc sống trong thế giới khoa học kỹ thuật quá căng thẳng nên con người đòi hỏi nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí, khám phá thế giới thiên nhiên và những điều mới mẻ. Từ đó thúc đẩy ngành kinh doanh khách sạn du lịch phát triển không ngừng. Ở Việt Nam du lịch ra đời cách đây khoảng 50 năm và đến nay nó được coi như một ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. 1.1.1. Khái niệm về khách sạn và kinh doanh khách sạn 1.1.1.1. Khái niệm về khách sạn Cùng với sự phát triển kinh tế và đời sống của con người ngày một được nâng cao thì hoạt động du lịch và trong đó có hoạt động kinh doanh khách sạn cũng không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Các khái niệm về khách sạn cũng ngày một được hoàn thiện và phản ánh trình độ và mức độ phát triển của nó. Có thể khái quát định nghĩa về khách sạn như sau: “Khách sạn là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú ( với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại qua đêm và thường được xây dựng tại các điểm du lịch”. Nguồn tài liệu trích dẫn: [Mục 2.1.2; Giáo trình Quản trị kinh doanh Khách sạn]. 1.1.1.2. Khái niệm về kinh doanh khách sạn Bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào khi bỏ vốn ra xây dựng khách sạn và kinh doanh đều nhằm mục đích lợi nhuận, do đó kinh doanh khách sạn được định nghĩa như sau: “Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”. Nguồn tài liệu trích dẫn: [Mục 1.1.1; Giáo trình Quản trị kinh doanh Khách sạn]. SV: Sầm Thị Thúy Hiền Lớp: Du lịch 48 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa QTKD Du lịch & Khách sạn 1.1.2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch 1.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm của khách sạnsản phẩm dịch vụ có những đặc tính của dịch vụ trọn gói, có thể tóm lược các đặc điểm của sản phẩm dịch vụ khách sạn như sau:  Sản phẩm dịch vụ của khách sạn mang tính vô hình.  Sản phẩm khách sạn là dịch vụ không thể lưu kho, cất trữ được.  Sản phẩm khách sạn có tính cao cấp.  Sản phẩm khách sạn có tính tổng hợp cao.  Sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng.  Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định. 1.1.2.2. Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng Trong ngành kinh doanh khách sạn du lịch thì quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ gắn liền nhau cả về thời gian và không gian. Khách sạn sản xuất ra sản phẩm dịch vụ nhưng không thể mang chúng đến tận tay khách hàng như các ngành kinh doanh khác mà ngược lại khách hàng phải trực tiếp đến khách sạn để tiêu dùng. Ngoài ra khi mua sản phẩm dịch vụ của khách sạn thì khách hàng không có quyền sở hữu chúng. Do đó để tạo dựng được uy tín với khách hàng là điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp khách sạn du lịch. 1.1.2.3. Đặc điểm về việc sử dụng các yếu tố cơ bản trong kinh doanh khách sạn  Tài nguyên du lịch: có vai trò quan trọng, nó quyết định đến quy mô thể loại và thứ hạng của khách sạn.  Vốn: Lượng vốn đầu tư ban đầu lớn, thời gian thu hồi vốn chậm. Vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định quy mô của khách sạn.  Lao động: Sản phẩm chủ yếu của khách sạn là dịch vụ nên trongkinh doanh khách sạn du lịch đòi hỏi sử dụng nhiều lao động sống, chi phí tiền lương trong ngành rất cao. 1.1.2.4. Đặc điểm sẵn sàng đón tiếp, phục vụ khách hàng Khác với các ngành khác, ngành kinh doanh khách sạn du lịch luôn phục vụ khách 24/24h gắn với thời gian đến và đi của khách. Có thể nói khách hàng luôn được phục vụ khi có nhu cầu. SV: Sầm Thị Thúy Hiền Lớp: Du lịch 48 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa QTKD Du lịch & Khách sạn 1.1.2.5. Đặc điểm về tính thời vụ Ngành kinh doanh khách sạn du lịch mang tính thời vụ rõ rệt. Vào chính vụ lượng khách du lịch rất đông và ngược lại vào mùa trái vụ thì lượng khách du lịch lại rất vắng. Do đó các doanh nghiệp khách sạn du lịch phải tìm cách khắc phục tình trạng này. 1.2. Giáchính sách giá trong kinh doanh khách sạn du lịch 1.2.1. Khái niệm về giá Theo giáo trình Marketing căn bản (PGS.TS PGS.TS Trần Minh Đạo – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân – Năm 2006) giá có các khái niệm như sau tùy thuộc vào từng đối tượng:  Với hoạt động trao đổi: Giá là mối tương quan trao đổi trên thị trường. Định nghĩa này chỉ rõ: - Giá là biểu tượng giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đổi. Vì vậy, không thể thiếu vắng giá cả ở bất kỳ hoạt động trao đổi nào. - Trao đổi qua giá là trao đổi dựa trên giá trị của những thứ đem trao đổi. Vì vậy, khi thực hiện trao đổi qua giá, trước hết phải đánh giá được giá trị của các thứ đem trao đổi. Nếu tiêu chuẩn của giá trị là lợi ích kinh tế thì sự chấp nhận một mức giá phụ thuộc rất lớn vào sự xét đoán lợi ích mà các thành viên tham gia trao đổi đánh giá về mức giá đó.  Với người mua: giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó. Theo quan niệm của người mua:  Giá là chi phí bằng tiền mà người mua phải bỏ ra để có được những lợi ích mà họ tìm kiếm ở hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, giá thường là chỉ số quan trọng được sử dụng trong quá trình lựa chọn và mua sắm sản phẩm.  Thích mua rẻ là xu hướng chung có tính quy luật trong ứng xử về giá của người mua. Khi mọi điều kiện khác như nhau (chất lượng sản phẩm, danh tiếng nhãn hiệu, dịch vụ hỗ trợ . như nhau) người mua luôn tìm đến những người cung ứng có giá bán thấp nhất.  Với người bán: Giá cả của một loại hàng hóa, dịch vụ là một khoản thu nhập người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó. Người bán coi mức tiêu thụ là doanh thu tính cho một đơn vị sản phẩm, giá bán có thể coi là xu hướng ứng xử về giá của người bán. SV: Sầm Thị Thúy Hiền Lớp: Du lịch 48 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa QTKD Du lịch & Khách sạn Giáo trình Marketing du lịch (PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, PGS.TS. Nguyễn Đình Hòa – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân – Năm 2008) nói về bản chất của giá như sau: “Theo nghĩa rộng, có thể hiểu giá cả là tổng những giá trị mà người tiêu dùng bỏ ra (trao đổi) cho sự hưởng lợi từ việc sở hữu hoặc sử dụng hàng hóa dịch vụ. Theo nghĩa hẹp, giá cả có thể hiểu là số tiền được tính cho hàng hóa hoặc dịch vụ.” 1.2.2. Chính sách giá Chính sách giá bao gồm các nội dung cơ bản:  Nắm bắt và dự báo một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến các quyết định về giá.  Xác định mức giá giới thiệu, giá bán, giá sản phẩm mới, khung giá, giá giới hạn, thời hạn thanh toán . Đó là việc xác định những mức giá cụ thể cho từng mặt hàng, kiểu kênh phân phối, thời gian và địa điểm tiêu thụ, phương thức thanh toán. Việc tìm kiếm các phương pháp định giá khoa học là vấn đề quan trọng nhất của nội dung này.  Ra các quyết định về điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh luôn biến đổi.  Lựa chọn những ứng xử thích hợp trước những hoạt động cạnh tranh qua giá cả. 1.3. Vai trò của chính sách giá Trước khi đi tìm hiểu vai trò của chính sách giá, chúng ta đi tìm hiểu thế nào là marketing - mix. Marketingmix là một trong những khái niệm cơ bản của marketing hiện đại. Nó là một tập hợp các yếu tố hay chính sách có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp lựa chọn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ( hay mục tiêu của doanh nghiệp). Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về marketingmix nhưng về cơ bản, marketingmix gồm 4 yếu tố gọi tắt là 4P, đó là : Sản phẩm ( product), giá ( price) , phân phối (place) và xúc tiến ( promotion). Trong các yếu tố tạo nên marketing – mix, chính sách giá giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà cung cấp, khách hàng, đến doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh,… SV: Sầm Thị Thúy Hiền Lớp: Du lịch 48 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa QTKD Du lịch & Khách sạn Xây dựng và quản lý chính sách giá đúng đắn là điều kiện quan trọng đảm bảo doanh nghiệp có thể xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường và hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Đối với công ty giá có vai trò quyết định cạnh tranh trên thị trường. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận. 1.3.1. Đối với doanh nghiệp 1.3.1.1. Giá là một trong bốn chính sách rất quan trọng của marketing – Mix. Tập hợp bốn chính sách (sản phẩm, giá, phân phối và hỗ trợ bán hàng) cấu thành kế hoạch Marketing của doanh nghiệp được gọi là marketing hỗn hợp (marketing - mix). Bốn chính sách của marketing - mix tác động tương hỗ, các quyết định về chính sách này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ba chính sách còn lại. Trong chính sách giá đối với sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể theo đuổi những mục tiêu cơ bản sau đây: - Mục tiêu tồn tại (giá cao hơn chi phí) - Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trước mắt. - Mục tiêu tăng thị phần. - Mục tiêu thu hồi vốn nhanh. - Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng. - Các mục tiêu khác: một doanh nghiệp có thể dùng giá để phục vụ cho một số mục tiêu cụ thể hơn. Doanh nghiệp có thể đặt giá ở mức thấp để ngăn chặn cạnh tranh hay đặt bằng giá của đối thủ cạnh tranh để giữ ổn định thị trường. 1.3.1.2. Về mặt lâu dài giá giúp điều phối các hoạt động kinh doanh theo quy luật cung cầu và nó quyết định đến việc phân bổ các nguồn tài nguyên để sử dụng một cách có hiệu quả nhất. 1.3.1.3. Giá là một yếu tố vừa mang tính chất chiến lược vừa mang tính chất chiến thuật đối với doanh nghiệp và là một công cụ cạnh tranh nhạy bén, tức thời; là một công cụ cơ bản trong cạnh tranh. 1.3.2. Đối với người tiêu dùng  Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu, tới sự lựa chọn hàng hoá và dịch vụ, giá định hướng nhu cầu của người tiêu dùng.  Giá tăng ảnh hưởng đến nhu cầu ở hai khía cạnh khác nhau. Giá tăng ở mức độ vừa phải sẽ kích thích tiêu dùng, còn khi giá tăng cao quá sẽ hạn chế nhu cầu. SV: Sầm Thị Thúy Hiền Lớp: Du lịch 48 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa QTKD Du lịch & Khách sạnGiá sản phẩm là tiêu chí để người tiêu dùng phân biệt mặt hàng của công ty này với công ty khác, xác định vị thế của sản phẩm trong công ty. 1.4. Các bước xác định mức giá cơ bản Doanh nghiệp tiến hành định giá bán sản phẩm qua sơ đồ sau: 1.4.1. Xác định mục tiêu định giá Giá cả là một công cụ để đạt mục tiêu của doanh nghiệp, việc xác định giá cho sản phẩm được khởi đầu bằng việc xác định mục tiêu, mỗi mục tiêu đòi hỏi giá cả có thể khác nhau, phải dựa vào chiến lược sản phẩm đã lựa chọn trong từng thời kỳ.Chính sách hình thành giá chủ yếu là do những quyết định trước đó để xác định vị trí trên thị trường qui định. Doanh nghiệp cần phải quyết định là cần đạt tới những mục tiêu nào bằng các sản phẩm cụ thể, càng ý niệm rõ về các mục tiêu đó thì càng dễ định giá, như đã nêu ở phần mục tiêu định giá nên doanh nghiệp xác định được:  Mục tiêu tồn tại;  Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận hiện hành;  Mục tiêu gia tăng khối lượng bán;  Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng sản phẩm;  Mục tiêu dẫn đầu về sự ổn định;  Mục tiêu khác. 1.4.2. Xác định nhu cầu sản phẩm ở thị trường mục tiêu Việc xác định nhu cầu của sản phẩm ở thị trường mục tiêu phục vụ cho việc định giá tập trung vào hai vấn đề cơ bản là đồ thị cầu và sự co dãn của cầu đối với giá, nên đầu tiên phải xác định số cầu sản phẩm của doanh nghiệp ở thị trường mục tiêu. Cần xác định sự thay đổi của cầu khi đưa ra mức giá dự kiến khác nhau. Từ đó hình thành đồ thị của cầu. Hơn nữa, còn cần phải xác định hệ số co dãn của cầu đối với giá của sản phẩm, khi xác định hệ số co dãn thường dùng phương pháp:  Phương pháp dựa vào kinh nghiệm lịch sử về mối quan hệ giữa giá và SV: Sầm Thị Thúy Hiền Lớp: Du lịch 48 8 Xác định mục tiêu Xác định mức giá cuối cùng Xác định nhu cầu sản phẩm Dự tính chi phí Phân tích giásản phẩm của đối thủ cạnh tranh Lựa chọn phương pháp định giá Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa QTKD Du lịch & Khách sạn cầu đã được thu thập ở các thị trường khác nhau.  Phương pháp điều tra chọn mẫu, tiến hành phỏng vấn các khách hàng ở thị trường mục tiêu. Xác định hệ số co dãn của cầu theo giá là căn cứ quan trọng với việc định giá sản phẩm. Để định lượng cầu, cần tiến hành định giá ở các mức khác nhau, việc phân tích này sẽ giúp định dạng đường cầu - còn ảnh hưởng của các nhân tố khác như: thu nhập, giá sản phẩm bổ sung và thay thế sẽ làm dịch chuyển đường cầu nhưng không làm thay đổi dạng của nó. Điều tra dự đoán khối lượng bán sử dụng các loại sau:  Điều tra thái độ của khách hàng đối với giá cả. Xác định tiêu chuẩn mua vàolà quan trọng đối với khách hàng, khách hàng có nhạy cảm đối với sự khác nhau về giá hay không, các sản phẩm nào được chọn mua và mức giá bao nhiêu.  Điều tra khả năng chấp nhận của khách hàng đối với các mức giá dự kiến. Người ta tiến hành phỏng vấn xem mức giá nào của khách hàng là bình thường, hoặc mức giá tối đa và tối thiểu nào họ cho là hợp lý đối với sản phẩm của doanh nghiệp.  Thử nghiệm về giá trị: Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể bán sản phẩm trong một vùng địa lý so sánh được nhưng theo những mức giá khác nhau. 1.4.3. Dự tính chi phí Nhu cầu thị trường quyết định giá tối đa mà doanh nghiệp có thể chào bán sản phẩm của mình, còn giá tối thiểu là do chi phí của doanh nghiệp quyết định. Bước này phải xác định các chi phí cho sản phẩm như: Định phí, biến phí và tổng chi phí, cố gắng phân tích các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, chi phí cho hoạt động phân phối sản phẩm, chi phí cho hoạt động marketing và yểm trợ bán hàng. Việc xác định chi phí gồm:  Định phí: Là những chi phí không thay đổi hoặc ít thay đổi khi khối lượng sản xuất thay đổi như: chi phí khấu hao, sửa chữa máy móc thiết bị, lương nhân viên phục vụ, chi phí thiết bị bán hàng.  Biến phí: Là những chi phí thay đổi khi khối lượng sản phẩm thay đổi. Tuy nhiên tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại tương đối ổn định như: chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, tiền lương sản xuất sản phẩm, hoa hồng cho người bán.  Tổng chi phí: Là tổng các chi phí cố định và chi phí biến đổi ở một mức sản xuất cụ thể. Doanh nghiệp cần cố gắng lập một mức giá tối thiểu sao cho phải bù đắp dược tổng chi phí ở một mức sản lượng sản xuất nhất định. SV: Sầm Thị Thúy Hiền Lớp: Du lịch 48 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa QTKD Du lịch & Khách sạn Khi xác định chi phí sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp phải phân tích điểm hòa vốn. Điều này là cơ sở để xác định và lựa chọn giá cho phù hợp, lựa chọn mức bán tối thiểu ứng với từng mức bán khác nhau để đạt điểm hòa vốn. 1.4.4. Phân tích giásản phẩm của đối thủ cạnh tranh Người tiêu dùng định giá một sản phẩm thường dựa vào giá cả và chất lượng các sản phẩm tương đương. Do đó, doanh nghiệp cần phải biết mức giá của đối thủ bằng cách cho người đi khảo sát giá, so sánh đối chiếu giá cả và đặc điểm của sản phẩm với nhau, có thể tìm kiếm bảng đơn giá của đối thủ cạnh tranh cũng có thể phỏng vấn người mua để biết được giá cả và chất lượng của hàng hóa của đối thủ cạnh tranh như thế nào. Doanh nghiệp có thể sử dụng những hiểu biết về giá cả và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh làm điểm xuất phát để hình thành giá cho sản phẩm của mình. Sản phẩm của doanh nghiệp tương tự như sản phẩm cạnh tranh thì phải định giá gần với giá sản phẩm cạnh tranh, còn sản phẩm chất lượng thấp hơn thì không thể định giá cao hơn. Để định giá cao hơn thì doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình cao hơn. Về thực chất, doanh nghiệp sử dụng giá để định vị sản phẩm của mình so với giá của đối thủ cạnh tranh. 1.4.5. Lựa chọn phương pháp định giá Khi biết đồ thị đường cầu, tổng chi phí dự toán và giá cả của đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp có thể lựa chọn mức giá cho sản phẩm, khi lựa chọn mức giá cho sản phẩm doanh nghiệp phải dựa vào:  Đồ thị đường cầu  Chi phí  Giá của đối thủ cạnh tranh Lựa chọn phương pháp định giá dựa vào bảng sau: SV: Sầm Thị Thúy Hiền Lớp: Du lịch 48 10 . giá của Khách sạn Phương Đông. Phạm vi nghiên cứu: Chính sách giá trong chiến lược marketing- mix của Khách sạn Phương Đông từ năm 2007 đến năm 2010.. Phương. “ Hoàn thiện chính sách giá trong chiến lược marketing - mix của Khách sạn Phương Đông ” làm đề tài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mục tiêu của

Ngày đăng: 17/07/2013, 07:58

Hình ảnh liên quan

Bảng: Những căn cứ chính khi định giá - Hoàn thiện chính sách giá trong chiến lược marketing - mix của Khách sạn Phương Đông

ng.

Những căn cứ chính khi định giá Xem tại trang 11 của tài liệu.
2.2. Khái quát về tình hình kinh doanh của khách sạn Phương Đông - Hoàn thiện chính sách giá trong chiến lược marketing - mix của Khách sạn Phương Đông

2.2..

Khái quát về tình hình kinh doanh của khách sạn Phương Đông Xem tại trang 24 của tài liệu.
Phòng ngủ 2 giường đơn, truyền hình cáp, minibar, điện thoại IDD, bồn tắm, nước nóng  lạnh, điều hoà 2 chiều, bàn làm việc, Wifi, ăn  sáng Buffet, nước suối miễn phí. - Hoàn thiện chính sách giá trong chiến lược marketing - mix của Khách sạn Phương Đông

h.

òng ngủ 2 giường đơn, truyền hình cáp, minibar, điện thoại IDD, bồn tắm, nước nóng lạnh, điều hoà 2 chiều, bàn làm việc, Wifi, ăn sáng Buffet, nước suối miễn phí Xem tại trang 24 của tài liệu.
Phòng ngủ 2 giường đơn, truyền hình cáp, minibar, điện thoại IDD, bồn tắm, nước nóng  lạnh, điều hoà 2 chiều, bàn làm việc, Wifi, ăn  sáng Buffet, nước suối, sử dụng bể bơi,  phòng tập thể dục miễn phí. - Hoàn thiện chính sách giá trong chiến lược marketing - mix của Khách sạn Phương Đông

h.

òng ngủ 2 giường đơn, truyền hình cáp, minibar, điện thoại IDD, bồn tắm, nước nóng lạnh, điều hoà 2 chiều, bàn làm việc, Wifi, ăn sáng Buffet, nước suối, sử dụng bể bơi, phòng tập thể dục miễn phí Xem tại trang 25 của tài liệu.
- Khách sạn tư nhân hình thành nhiều, chất   lượng   kém   nên   làm   ảnh   hưởng chung tới môi trường du lịch. - Hoàn thiện chính sách giá trong chiến lược marketing - mix của Khách sạn Phương Đông

h.

ách sạn tư nhân hình thành nhiều, chất lượng kém nên làm ảnh hưởng chung tới môi trường du lịch Xem tại trang 30 của tài liệu.
SAI GON KIM  - Hoàn thiện chính sách giá trong chiến lược marketing - mix của Khách sạn Phương Đông
SAI GON KIM Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan