Đổi mới PP kiểm tra đánh giá

8 465 2
Đổi mới PP kiểm tra đánh giá

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một yêu cầu tất yếu Th.s NGÔ VIẾT ĐỨC HT trường THPT Thị Xã Quảng Trị 1. Đặt vấn đề: Việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung, bậc trung học nói riêng trong những năm gần đây cho ta thấy chất lượng giáo dục đã có những thay đổi rõ rệt. Ở đây, chúng ta không thể ngộ nhận khẳng định rằng là chất lượng giáo dục đã được nâng cao hơn so với trước mà phải đánh giá chính xác là chất lượng giáo dục đang có những chuyển biến tích cực theo hướng thực chất hơn. (Nghĩa là có nhiều cơ sở giáo dục đang rơi vào tình trạng tỷ lệ học sinh lưu ban, và rớt tốt nghiệp nhiều). Chính thực tế này là sự phản ánh một cách khách quan và trung thực về việc đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS). Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là tạo đựơc chất lượng đích thực. Do vậy, trong chủ định của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Dạy học của người thầy phải khơi dậy các năng lực tiềm ẩn của học sinh, làm cho các em tự tin để chủ động, tự giác, hăng hái tham gia vào quá trình tiếp cận tri thức. Để từ đó, học sinh hình thành được thói quen có tính nguyên tắc là các em biết tự khám phá trên cơ sở tự giác và được tự do (tự suy nghĩ, tranh luận, đề xuất vấn đề đang giải quyết). Rõ ràng, người giáo viên (GV) đồng thời phải là người tổ chức, chuẩn đoán, người hướng dẫn, học sinh trở thành người khám phá, người thực hiện và giải quyết vấn đề. Các hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh có liên quan sâu sắc tới phương pháp dạy học. Đánh giá, kiểm tra thi cử như thế nào sẽ có lối dạy tương ứng như thế đó. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để không những kiểm tra được kiến thức của học sinh mà còn kiểm tra được các kỹ năng, năng lực hành động của học sinh trong môi trường gắn với thực tiễn cuộc sống xã hội. Chính vì vậy, trước khi đề cập đến việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, chúng ta cũng cần thấy những khó khăn của quá trính thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. (Ở đây, cho phép tôi không nêu lại những ưu điểm của nó). 2. Những khó khăn, bất cập trong lúc thực hiện phương pháp dạy học mới: 2.1. Đối với học sinh( Lấy trường hợp cụ thể lớp 12): mỗi buổi học có 5 tiết học thuộc 5 môn (trừ thứ hai đến thứ bảy, riêng thứ bảy có 4 tiết thực học). Mỗi môn học, một HS phải làm đủ 5 câu hỏi và bài tập ở SGK đồng thời chuẩn bị thêm 2 vấn đề cho bài học mới mà giáo viên yêu cầu, vị chi mỗi HS phải làm đến :(5+2)x 5 = 35 ( Gồm 5 câu hỏi + bài tập) cho mỗi buổi học, cứ cho mỗi câu hỏi phải chuẩn bị 15 phút, thì cần một thời gian 35x15 = 525 phút. Đó là chưa tính đến thời gian học nâng cao cho việc thi vào Đai học-Cao đẳng. Đây quả là một áp lực lớn đối với HS có nhu cầu hiểu biết ? 2.2.Đối với giáo viên: Trong một tiết dạy, sau khi xác định mục tiêu và nội dung kiến thức mà học sinh cần phải đạt được, giáo viên thường chọn phương pháp tốt nhất cho mỗi bài dạy của mình, và hạnh phúc biết bao khi được HS tham cùng gia trao đổi kiến thức bài học. Nhưng hạnh phúc đó thường đến rất ít ỏi, bởi ba áp lực: - Dung lượng kiến thức trong mỗi tiết học quá nhiều, phần lớn kiến thức mới vừa hiện đại nhưng lại liên quan đến lớp dưới, mặc dù đã yêu cầu HS xem lại, HS vẫn thường ít hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức mới, do vậy, GV phải làm việc nhiều hơn. - Do yêu cầu dạy làm sao cho HS làm bài thi tốt nghiệp đạt kết quả, nên GV muốn cho HS nắm tất cả kiến thức cần thiết liên quan đến bài học. - Yêu cầu của Hệ thống quản lý dạy học, đó là việc kiểm tra của Chuyên môn, của GV dự giờ, khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của Hiệu trưởng v.v… Với những áp lực trên, thường trong một tiết học ở lớp 12, thường thấy phần lớn học sinh thụ động ghi chép nội dung kiến thức, và tâm lý GV cũng muốn đừng để HS mất kiến thức nên, nhiều lúc đành phải “ thủ tiêu” tính tích cực của HS vậy. 3. Phương pháp kiểm tra đánh giá mới: Kiểm tra là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, giúp GV có thể nắm bắt cụ thể, chính xác năng lực học tập của mỗi HS qua việc giải quyết những tình huống đặt ra, liên quan đến các nội dung của một bài học, một chương hoặc một giai đoạn học tập. Do vậy, những yêu cầu và nội dung kiểm tra phải bám sát quá trình học tập, bám sát mục tiêu môn học, có sự phân hoá cho từng đối tượng học sinh. Có nhiều cách thức và phương tiện giúp cho việc kiểm tra đạt hiệu quả; trong nhà trường hiện nay, phương tiện (hay công cụ) kiểm tra chủ yếu là thông qua các đề kiểm tra. Đề kiểm tra là những câu hỏi hoặc bài tập được đưa ra, đòi hỏi HS phải trả lời, giải quyết bằng hình thức trình bày miệng, viết hoặc thực hành, có quy định tương đối cụ thể về thời gian thực hiện, qua đó nhằm xem xét kết quả học tập của HS trong quá trình học tập bộ môn. 3.1. Đổi mới nội dung kiểm tra được xem là sự đỏi mới căn bản nhất, vì rằng sự đổi mới này hướng đến cái đích đánh giákiểm tra năng lực độc lập sáng tạo của học sinh chứ không đơn thuần chỉ là đánh giá mức độ nhận thức tái hiện. 3.2. Đổi mới cách ra đề kiểm tra: trước đây, giáo GV chủ yếu kiểm tra đánh giá học tập của HS bằng hình thức tự luận. Trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá, GV tăng cường sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp với hình thức tự luận tùy theo môn học. Đề kiểm tra đối với chương trình phân ban lại còn đòi hỏi người ra đề phải chú ý đến đối tượng học chương trình tự chọn: có tự chọn nâng cao và tự chọn bám sát. Nghĩa là trong một đề kiểm tra phải có những câu chung và câu riêng để đảm bảo quyền lợi cho mọi đối tượng HS. 3.3. Đổi mới cách đánh giá trong quá trình học tập, cụ thể: ngoài việc GV đánh giá HS như trước đây, HS còn được tự đánh giá. (Khi làm bài trắc nghiệm xong các em có thể đánh giá được kết quả của mình ). Từ việc các em tự đánh giá được năng lực và kết quả của mình, các em sẽ tự giác vươn lên, tự điều chỉnh mình, nhất là điều chỉnh phương pháp học. 4. Ưu điểm, vướng mắc của phương pháp kiểm tra đánh giá mới. 4.1.Ưu điểm: - Kết quả học tập của HS, nhờ sự chủ động chiếm lĩnh tri thức, khắc sâu được kiến thức nên sự phản hồi thể hiện qua kiểm tra đánh giá chất lượng mang tính khách quan cao, phản ánh rõ sự nỗ lực của cá nhân. - Do tác động của việc thay đổi lối dạy của người thầy đã tác động tích cực đến việc thực hiện phương pháp tự học của học sinh . Vì nếu không nêu cao ý thức tự học thì một mặt sẽ thụ động trên lớp trong việc tiếp thu kiến thức, mặt khác sẽ không có khả năng độc lập suy nghĩ trong lúc được kiểm tra, đánh giá. - Với cách tổ chức các hoạt động trên lớp như: làm việc theo nhóm, dạy học nêu vấn đề, tạo tình huống tranh luận, đánh giá trực tiếp khẳng định vai trò, năng lực sáng tạo của cá nhân v.v. là những tác động rất hiệu quả đến việc kích thích sự tham gia của HS vào quá trình dạy học. - Phương pháp kiểm tra theo hình thức tự luận, GV toàn quyền trong việc đánh giá kết quả, thậm chí HS còn có thể không tự tin vào kết quả tạo ra của mình . Còn hình thức kiểm trắc nghiệm khách quan, HS có thể kiểm soát được năng lực thực sự của mình. - Dạy học theo phương pháp phát huy tính chủ động tích cực của học sinh là quá trình cộng tác, trao đổi, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò và làm phong phú thêm những ý tưởng mới lạ mà đôi khi làm cho người thầy nhận được những bất ngờ thú vị. Và điều quan trọng hơn cả là hạn chế đựơc tính chủ quan, sự áp đặt, thiên vị, cảm tính( kể cả sự tuỳ tiện) của người thầy. 3.2. Những vướng mắc: - Một số GV vẫn còn thói quen dạy học theo lối cũ, làm hạn chế hoạt động tích cực của HS. - Nhiều GV chưa thật chịu khó tạo cơ hội và động lực cho HS hăng hái tham gia vào quá trình dạy học. - Không dễ có được 100% GV tận tuỵ chịu khó tạo ra một hệ thống câu hỏi làm xúc tác cho tính chủ động, tự giác, tự do của HS tham gia vào việc tranh luận để tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức. - Không ít HS thiếu tinh thần tự giác, tự nguỵên, thiếu chuẩn bị bài khi đến lớp (Cả bài cũ và bài mới). - Hạn chế nổi bật là khâu ôn tập và làm đề cương của thầy và trò nhiều lúc chưa thật kỹ lưỡng, thiếu đầu tư, thiếu định hướng. Đây là mấu chốt dẫn đến kết quả làm bài kiểm tra của HS. - Việc ra đề kiểm tra, thực tế nhiêù GV( đặc biệt là kiểm tra trăc nghiệm khách quan), chưa đánh giá được các mức độ nhận thức của HS mà phần lớn chỉ đáp ứng ở mức độ đơn giản là nhận biết và tái hiện bài học. 5.Công tác quản lý đánh giá chất lượng: Theo Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Kiều, một trong những điểm yếu kém nhất của hệ thống giáo dục nước ta là đánh giá các loại năng lực của người học. Từ mấy chục năm nay, quan niệm, hiểu biết, cách làm đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục cũng như các giáo viên ít thay đổi, còn thiên về kinh nghiệm. Tôi nghĩ rằng việc đánh giá năng lực người học chỉ bằng phương pháp ra đề kiểm tra rồi cho điểm thì quả thật đó chỉ là việc làm mang tính tức thời, hình thức. Sự hoàn thiện nhân cách HS phổ thông, nhất là lớp cuối của bậc phổ thông cần trang bị cho các em là vốn kiến thức vững chắc, lối tư duy độc lập và khả năng vận dụng vào thực tiễn. Vì vậy, mấu chốt của việc đánh giá chất lượng học tập của HS là gì? Đây là trách nhiệm của các nhà quản lý giáo dục. Với cương vị là người trực tiếp quản lý giáo dục ở trường THPT, tôi xin được trao đổi một số biện pháp quản lý (Tự thấy có hiệu quả), một đôi điều khó khăn vướng mắc (Cần thấy được chia sẻ): Thứ nhất: Những biện pháp có tính khả thi. - GV đã tích cực thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và ngày càng quen dần. Để có được hoạt động này, Hiệu trưởng (HT) nhà trường phải có ý chí và thái độ kiên quyết. Ý chí của HT không thể tạo ra được tất cả mà phải tạo đựơc sự đồng bộ và thống nhất cao của cả hệ thống quản lý nhà trường từ Tổ trưởng đến Ban giám hiệu (BGH). ( Các hoạt động dự giờ, kiểm tra hồ sơ giáo án, thanh tra hoạt động chuyên môn của GV, tổ chức thao giảng theo chuyên đề để rút kinh nghiệm và nhân rộng v.v…). Tất cả những hoạt động này người quản lý sẽ kiểm soát được công việc của GV và HS. - Để tạo điều kiện cho GV thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường phải quan tâm đầu tư mua sắm các trang thiết bị dạy học hiện đại, phải chuẩn hoá các phòng học thực hánh thí nghiệm, phòng nhe nhìn. - Tạo động lực cho GV luôn nêu cao ý thức tự học, bằng cách bồi dưỡng kỹ năng soạn bài theo hướng đổi mới; cung ứng các phần mềm soạn giảng; lập phần mềm trên trang Web của trường để các Tổ chuyên môn, các cá nhân nghiên cứu trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật điểm v.v… - Tạo động lực cho HS hăng hái tích cực tìm hiểu, tự học, sáng tạo và tự thấy luôn nhận được sự quan tâm theo dõi, hỗ trợ của nhà trường, của thầy cô, bằng cách tạo nhiều sân chơi bổ ích cho việc học tập rèn luyện như: các diễn đàn thanh niên, các câu lạc bộ tuổi trẻ, các chương trình đố vui để học, các hoạt động tài năng trẻ, trang báo diễn đàn cho HS trên trang Web của trường v.v… Nghĩa là, biến mục tiêu yêu cầu học tập, rèn luyện của nhà trường thành nhu cầu mang tính tự giác, tự nguyện và luôn mong muốn được thể hiện của HS. - Nhà trường có thể chủ động tự tổ chức lớp bồi dưỡng tin học cho GV. (Trường THPT Thị xã Quảng Trị đã làm công việc này từ năm 2002, nhờ đó mà bây giờ phần lớn GV đã sử dụng thành thạo vi tính, nhiều GV có những bài dạy bằng giáo án điện tử đạt chất lượng tốt. Thứ hai: Những băn khoan lo ngại. - Chương trình và SGK thiếu ổn định, GV không khỏi hoang mang, lại còn có cả những bài đưa vào chương trình chưa thật hay. Những yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người dạy. - Việc chỉ đạo kiểm tra thi cử của Bộ GD&ĐT ở năm học này còn mâu thuẩn: trong khi cấu trúc đề thi tốt nghiệp ở một số môn yêu cầu trắc nghiệm khách quan thì ở kỳ thi học kỳ I, Bộ lại chỉ đạo kiểm tra bằng hình thức tự luận.Việc chỉ đạo mâu thuẩn này làm cho GV trong quá trình giảng dạy hết sức khó khăn, và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đền quyền lợi của người học. Cấu trúc đề thi của Bộ năm 2009 thì đã làm sai lệch mục tiêu của việc phân ban (Bởi hai đề thi của hai chương trình không được phân hoá ró ràng). Điều này sẽ làm lúng túng cho người dạy và cũng ảnh hưởng đến quyền lợi HS nhất là HS ban KHTN. - Tính tích cực, tự giác của GV trong việc chấp hành thực hiện phương pháp dạy học mới không phải muời người như một! Liệu HT có kiểm tra kiểm soát hết được không? Bên cạnh đó còn tồn tại sự mâu thuẩn giữa yêu cầu cao của việc đổi mới phương pháp dạy học với trình độ hạn chế của một bộ phận GV - Các tài liệu, các bài giảng có đầy rẫy trên mạng, liệu sự tham khảo, vận dụng của GV và HS có tích cực không hay là sự sao chép để đối phó? Thứ ba: Những khó khăn bất cập. - Phòng học còn hẹp, số lượng HS đông, khi tổ chức kiểm tra, sự theo dõi của GV đã gặp không ít khó khăn. - Cũng do số lượng HS đông nên, việc kiểm tra miệng trở nên bất cập, chưa nói đến nhiều GV còn thiếu chú ý trong việc kiểm tra miệng (Trong lúc kiểm tra miệng là biện pháp tác động tích cực và hiệu quả nhất đến với người học) - Chương trình giáo dục phổ thông ( Theo phân ban) quá nặng, và khó (đối với sách nâng cao), GV và HS không còn thời gian để chuẩn bị công việc ở nhà. GV,việc soạn bài đã đành, công việc soạn đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm lại càng phải cần nhiều thời gian; còn HS thì không chỉ việc học chính khoá, mà lại còn có học thêm nữa! Quỹ thời gian sẽ lấy từ đâu ra? ( Đến phần kiến nghị tôi sẽ đề cập). - Sách hướng dẫn giảng dạy, một số môn chưa thực sự tạo cơ sở tin cậy cho GV để tiến hành soạn giảng. - Hầu hết các nhà trường chưa có khă năng cũng như công cụ đánh giá hiện đại đối với bộ test kiểm tra khi kết hợp đánh giá các bài thi bằng hình thức trắc nghiệm. 6. Thay lời kết luận: 6.1.Một số khuyến nghị: - Đổi mới phương pháp dạy học không còn là việc mới mẻ nữa. Tuy nhiên, một số GV vẫn chưa dứt bỏ lối dạy truyền thụ một chiều (Do nhiều nguyên nhân, nhiều tác động như đã nêu ở trên, trong đó có thói quen). Thấy đó là một thực tế đang tồn tại để những người quản lý giáo dục lưu tâm, nhất là người quản lý trường học. - Trong phương pháp dạy học mới, yêu cầu hàng đầu là GV phải tạo được một hệ thống câu hỏi trong một bài giảng. Chất lượng của câu hỏi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của HS trong giờ học và cũng từ đó mà giờ dạy- học sẽ đạt kết quả cao, HS sẽ khắc sâu kiến thức. - Công việc ôn tập, làm đề cương càng chặt chẽ, công phu sẽ là sự quyết định đến việc học sinh làm bài nghiêm túc trong lúc kiểm tra, thi cử và tất nhiên sẽ thu được kết quả thực chất. Đây là một yêu cầu cao đối với GV và HS. Vì là yêu cầu cao nên đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của nhiều đối tượng tham gia giáo dục (GV, HS, phụ huynh, người quản lý…) 6.2. Và một số kiến nghị: - Bộ cần nghiên cứu trong việc tổ chức dạy môn Giáo dục quốc phòng(GDQP), nên cho dạy tập trung, vì cách tổ chức này vừa có chất lượng, vừa dễ quản lý, vừa tiết kiệm kinh phí và điều quan trọng hơn là giảm tải được thời gian học trong tuần. - Bộ cần tích hợp các bộ môn học gọn hơn; tiếp tục biên soạn tài liệu cho môn học tự chọn của khối 11 và 12 để GV có cơ sở giảng dạy đảm bảo tính thống nhất. - Bộ nên trưng cầu ý kiến đóng góp xây dựng cấu trúc đề thi tốt nghiệp từ các trường THPT, từ đó tập hợp biên soạn thành bộ đề thi hằng năm theo hướng chỉ đạo để các trường làm cơ sở tổ chức ôn tập và triển khai kiểm tra học kỳ, kiểm tra cuối năm, học sinh làm quen cho việc thi tốt nghiệp. Thị xã Quảng Trị, ngày 10 tháng 12 năm 2008 N.V.Đ . tập bộ môn. 3.1. Đổi mới nội dung kiểm tra được xem là sự đỏi mới căn bản nhất, vì rằng sự đổi mới này hướng đến cái đích đánh giá là kiểm tra năng lực độc. không đơn thuần chỉ là đánh giá mức độ nhận thức tái hiện. 3.2. Đổi mới cách ra đề kiểm tra: trước đây, giáo GV chủ yếu kiểm tra đánh giá học tập của HS bằng

Ngày đăng: 17/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan