đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO

44 583 0
đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong công tác quản trị thông tin tài chính một cách đáng tin cậy và an toàn. Kế toán giúp doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; cung cấp nguyên vật liệu…

B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp 1 LỜI MỞ ĐẦU Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong công tác quản trị thông tin tài chính một cách đáng tin cậy và an toàn. Kế toán giúp doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; cung cấp nguyên vật liệu…; theo dõi thị trường để sản xuất, tích trữ hàng hóa nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Kế toán còn cung cấp tài liệu giúp doanh nghiệp hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoạn, từng thời kỳ để doanh nghiệp có những bước phát triển vững chắc. Mọi sinh viên năm cuối của các Trường ĐH CĐ nói chung và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trước khi tốt nghiệp đều phải trải qua một chương trình thực tập về chuyên ngành đang theo học. Thông qua thời gian thực tập tốt nghiệp có thể giúp cho sinh viên tiếp cận được thực tế hoạt động kinh doanh, từ đó có cơ hội thực hành những kiến thức lý thuyết về chuyên ngành đã học, góp phần nâng cao năng lực thực hành của mỗi sinh viên. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán trong nền kinh tế thị trường nói chung và tại Công ty TNHH Thép Việt Nga VINAFCO nói riêng, trong thời gian thực tập, em đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu về nhiệm vụ và nội dung công việc của bộ phận kế toán, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ các nhân viên của phòng. Báo cáo thực tập tổng hợp chính là sản phẩm thể hiện những hiểu biết chung của em về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như đặc điểm Hoàng Thái Hà Lớp Kế toán 46D B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp 2 công tác kế toán của Công ty. Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo gồm 3 phần như sau: * Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thép Việt Nga VINAFCO. * Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty TNHH Thép Việt Nga VINAFCO * Phần III: Một số đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thép Việt Nga VINAFCO Em xin chân thành cảm ơn Th.S Phạm Thành Long và phòng Tài chính - Kế toán Công ty TNHH Thép Việt Nga VINAFCO đã giúp em hoàn thành báo cáo này. Hoàng Thái Hà Lớp Kế toán 46D B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp 3 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT NGA VINAFCO I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT NGA VINAFCO: Công ty TNHH Thép Việt Nga VINAFCO là một thành viên trực thuộc Công ty Cổ phần VINAFCO - Bộ GTVT, có trụ sở chính tại Cụm Công nghiệp Quất Động, Thường Tín, Hà Tây. Tiền thân của Công ty Cổ phần VINAFCOCông ty dịch vụ vận tải Trung Ương trực thuộc Bộ GTVT - một đơn vị kinh tế quốc doanh thành lập năm 1987. Năm 1990, theo quyết định của công ty, đơn vị thành viên - Xí nghiệp đại lý vận tải và vật tư kỹ thuật - được thành lập, chuyên cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá và sản xuất, kinh doanh vật tư kỹ thuật. Năm 1995, Xí nghiệp cơ kim khí được thành lập trên cơ sở tách chuyển nguyên trạng Xưởng cán thép thuộc Xí nghiệp đại lý vận tải và vật tư kỹ thuật (xưởng thành lập 6/1991). Xí nghiệp cơ kim khí ( tiền thân của công ty TNHH Thép Việt Nga sau này) có các chức năng và nhiệm vụ: ◦ Sản xuất, chế biến và kinh doanh sắt thép xây dựng. ◦ Làm liên kết, liên doanh với các đơn vị khác để từng bước mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Hoàng Thái Hà Lớp Kế toán 46D B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp 4 ◦ Tổ chức dịch vụ cơ khí, sửa chữa thiết bị giao thông vận tải. Tháng 2/2001, Bộ GTVT quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước - Công ty dịch vụ vận tải TW thành Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TW. Theo quyết định của Hội đồng quản trị công ty, Xí nghiệp cơ kim khí đổi tên thành Nhà máy Thép Hà Nội. Cuối năm 2002, Công ty cổ phần dịch vụ TW đổi tên thành Công ty cổ phần VINAFCO, theo đó Nhà máy đổi tên thành Nhà máy Thép VINAFCO. Cuối năm 2004, Công ty cổ phần VINAFCO tiến hành dự án Thép Việt - Nga, di chuyển và mở rộng quy mô nhà máy thép VINAFCO. Theo đó, Nhà máy được di chuyển từ địa điểm đóng cũ tại đường Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội về cụm công nghiệp Quất Động - Thường Tín - Hà Tây, và được đầu tư xây dựng, phát triển với số vốn lên đến 45 tỷ đồng. Năm 2006, dự án thép Việt Nga khánh thành, Công ty TNHH Thép Việt Nga VINAFCO được thành lập. Công ty hình thành trên cơ sở Nhà máy Thép VINAFCO với tư cách là đơn vị thành viên 100% vốn của Công ty cổ phần VINAFCO. Nghành nghề kinh doanh của Công ty là: ◦ Sản xuất và kinh doanh thép cán nóng. ◦ Sản xuất và kinh doanh kết cấu thép. ◦ Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. ◦ Dịch vụ sửa chữa các thiết bị giao thông vận tải. ◦ Kinh doanh xuất nhập khẩu. Với kinh nghiệm 13 năm trong nghề cán thép, với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, với thương hiệu THÉP VIỆT NGA đã có uy tín trên thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, công ty đã đang và sẽ làm thoả mãn các khách hàng và đóng góp vào sự phát triển và hội nhập kinh tế đất nước. Hoàng Thái Hà Lớp Kế toán 46D B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp 5 II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT NGA VINAFCO: 1. Chức năng, nhiệm vụ: Công ty TNHH Thép Việt Nga VINAFCO là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép, đơn vị sản xuất thép cán nóng phục vụ xây dựng và cơ khí. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty đảm nhận các nhiệm vụ:  Tổ chức sản xuất, kinh doanh theo ngành nghề đăng ký, mục đích đã thành lập.  Sản xuất theo đơn đặt hàng cuả khách hàng, xuất - nhập khẩu theo đơn đặt hàng đã ký, uỷ thác xuất - nhập khẩu qua đơn được phép xuất - nhập khẩu.  Chủ động tìm hiểu và mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, khẳng định thương hiệu thép Việt - Nga.  Bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.  Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân. Thường xuyên tổ chức nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho công nhân góp phần đẩy mạnh sản xuất. Hoàng Thái Hà Lớp Kế toán 46D B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp 6 2. Ngành nghề, quy mô kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm và thị trường: Ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất kinh doanh thép phục vụ lĩnh vực xây dựng và cơ khí, kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ sửa chữa thiết bị giao thông. Công ty sản xuất thép cán nóng trên dây chuyền hiện đại cán liên tục tự động với công suất thiết kế 150.000/năm. Nguyên liệu đầu vào là phôi thép nhập khẩu hoặc phôi đúc trong nước có kích thước là vuông 120 mm. Sản phẩm đầu ra là thép thanh vằn từ D10 đến D32 mm, thép tròn trơn từ Ф 10 đến Ф 50 mm để cung cấp cho các công trình xây dựng lớn nhỏ và gia công cơ khí chế tạo trong nước. Nhu cầu này ngày một cao phục vụ cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Công ty tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, đa dạng chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu và yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Thị trường thép trong những năm gần đây có một số đặc điểm:  Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất théo do tình trạng cung lớn hơn cầu, năng lực sản xuất trên cả nước đạt khoảng 4.500.000 tấn/năm (Đây là số liệu ở thời điểm hiện tại và còn lớn hơn trong những năm tới do có các dự án sản xuất thép mới ra đời đã được chính phủ cho phép) trong khi nhu cầu thực tế khoảng 3.000.000 tấn/ năm.  Giá phôi thép tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2007, chính phủ Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 5% lên 10% bắt đầu từ ngày 1/11/06 trong khi nguồn phôi phục vụ cho sản xuất chủ yếu nhập khẩu từ Trung Hoàng Thái Hà Lớp Kế toán 46D B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp 7 Quốc (chiếm khoảng 70% lượng phôi nhập khẩu). Giá điện, dầu FO có xu hướng tăng dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao.  Thép Trung Quốc sẽ xâm nhập mạnh hơn nữa vào thị trường VN trong thời gian tới với giá rất cạnh tranh so với sản phẩm sản xuất trong nước.  Nhu cầu thị trường thép (thép cây, thép cuộn) chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trước tình hình trên, chiến lược của công ty trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu thép Việt Nga (vốn chưa thực sự lớn mạnh) là từng bước chiếm lĩnh thị phần thị trường bằng cách nghiên cứu và vận dụng chính sách giá cả cạnh tranh, bán hàng mềm dẻo, khuyến mại hợp lý…với phương châm giữ vững: “Truyền thống chất lượng và hợp tác hữu nghị”. Đồng thời là sự nâng cao và hoàn thiện chất lượng, đa dạng chủng loại sản phẩm, dịch vụ của công ty để nâng cao sức cạnh tranh. Công ty có kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh thép hơn 10 năm, đã tạo dựng và duy trì được với một số khách hàng nhất định trong việc tiêu thụ sản phẩm tại Hà Nội (khách hàng truyền thống). Bên cạnh đó, công ty cũng dần mở rộng thị trường tiêu thụ: đàm phán và thiết lập hợp đồng với một số nhà phân phối lớn có kinh nghiệm và bề dầy lịch sử về buôn bán thép ở Hà Nội và các tỉnh thành ở khu vực miền Bắc và miền Trung: Công ty 319 - Bộ Quốc phòng, Công ty TNHH Minh Phương, Công ty VINACONEX, Công ty Cổ phần phái triển kỹ thuật xây dựng, Công ty Cổ phần Lộc Ninh, Công ty TNHH Hà Minh, Công ty Cổ phần vật tư Kim khí, Cty TNHH Thương mại và xây dựng Huệ Vân, Cty Hoá chất 13, Cty TNHH Vật tư và kết cấu thép… Hoàng Thái Hà Lớp Kế toán 46D B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp 8 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh; đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Công ty TNHH Thép Việt Nga sản xuất thép cán nóng trên dây chuyền hiện đại cán liên tục tự động với công suất thiết kế 150.000/năm. Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là phôi thép, vật tư phôi chiếm đến 90% cơ cấu giá thành sản xuất. Nguồn phôi là phôi nhập khẩu hoặc phôi đúc trong nước có kích thước là vuông 120 mm. Nguồn phôi thép trong nước chủ yếu do các nhà máy gang thép Thái Nguyên, công ty thép miền Nam và các nhà máy nhỏ khác cung cấp với số lượng đáp ứng khoảng 20% nhu cầu cả nước. Do vậy, công ty chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn phôi nhập khẩu từ nước ngoài, lượng phôi mua trong nước rất ít, chỉ chiếm khoảng 10% tổng khối lượng mua phôi cả năm. Do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm kiếm nguồn phôi có chất lượng tốt, khả năng cung cấp ổn định và giá cả hợp lý. Từ nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là phôi thép, qua dây chuyền sản xuất thép tiên tiến, hiện đại, cho ra sản phẩm đầu ra thép các loại: thép thanh vằn, thép tròn trơn, thép dẹt . Để đa dạng hoá sản phẩm công ty đã quyết định đầu ty 3 dây truyền sản xuất thép: • Dây truyền thứ nhất (gọi là phân xưởng I) chuyên sản xuất các loại thép tròn trơn và thép dẹt có độ chính xác cao. • Dây truyền thứ hai (gọi tắt phân xưởng II) chuyên sản xuất thép thanh vằn phục vụ xây dựng với cường độ cao. • Dây truyền thứ ba (nằm trong phân xưởng II) chuyên sản xuất thép hình các loại, như thép U, thép V, thép I Hoàng Thái Hà Lớp Kế toán 46D B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp 9 Phân xưởng I (hay xưởng nhỏ): dây chuyền nhỏ ngoài sản xuất thép tròn trơn các loại từ Ф 10 đến Ф 50 mm, còn sản xuất thép thanh vằn D9, D10, thép dẹt. Phân xưởng II (hay xưởng lớn): dây chuyền 2, 3 chuyên sản xuất thép thanh vằn các loại từ D12 đến D32, và các loại thép U, V… Xem xét về quy trình công nghệ sản xuất: Sơ đồ 1: Sơ dồ quy trình công nghệ cán thép. - Sơ chế phôi: Phôi trước khi nạp lò được kiểm tra theo quy trình kiểm tra phôi, phôi không đạt sẽ bị loại chờ xử lý, phôi đạt yêu cầu sẽ được cắt phôi sơ chế, phôi qua sơ chế được kiểm tra lại về chất lượng, mức đạt yêu cầu trước khi nhập kho chờ cán sản phẩm. - Nạp phôi: Phôi qua sơ chế được chuyển từ kho vào gian nạp phôi, thợ nạp phôi thực hiện nạp từng phôi thành phẩm vào lò nung. - Nung phôi: Phôi liệu sau khi được đưa vào lò sẽ được nung liên tục, nung từ nhiệt độ môi trường ( từ 20°C ± 5°C) lên tới nhiệt độ yêu cầu của phôi cán tuỳ theo từng mác thép (1100-1150°C ). Phôi sau khi nung tiếp tục kiểm tra trước khi cán thử, rồi cán hàng loạt sản phẩm. Hoàng Thái Hà Lớp Kế toán 46D Sơ chế phôi Nạp phôi Nung phôi Tống phôi Cán thô Cán trung Cán tinh Sàn nguội Kiểm tra Đóng bó B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp 10 - Cán thô: các giá cán thô được bố trí để thực hiện cán thép, tất cả các loại sản phẩm cán đều được cán qua các giá cán thô, sau đó qua máy cắt tay quay để cắt đầu đuôi, loại bỏ khuyết tật đầu đuôi vật cán. - Cán trung: các giá cán trung tính được bố trí để thực hiện cán trung vật cán trước khi vào giai đoạn tiếp theo là cán tinh. Tùy theo từng loại sản phẩm mà số lần cán và lỗ hình trục cán có khác nhau. - Cán tinh: giai đoạn có hệ thống cán gồm nhiều loại chi tiết khác nhau. Tùy thuộc vào tiết diện của sản phẩm cán mà kích thước, số lượng của các thiết bị này và cách bố trí có khác nhau. Tiếp theo, trước khi đưa vào sàn nguội, thép thanh được cắt phân đoạn với chiều dài thích hợp theo chiều dài làm việc của sàn nguội. - Sàn nguội: thép thanh được cấp vào sàn nguội, được làm nguội một cách tự nhiên trong không khí và đồng đều hóa nhiệt độ ở trong lõi và bề mặt thanh. Sản phẩm được chuyển qua sàn nguôi, đưa tới máy cắt nguội để cắt thanh theo chiều dài thương phẩm. - Kiểm tra: quá trình này được tiến hành tại khu vực thành phẩm thanh, sản phẩm thép phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã công bố của công ty. Những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được đánh dấu và để riêng để chờ xử ly. - Đóng bó: đếm và đóng bó thép được thực hiện theo quy định riêng, sau đó cân bó để chuyển đến nhập kho hoặc xuất bán. III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT NGA VINAFCO: 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Hoàng Thái Hà Lớp Kế toán 46D . của Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO. * Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO * Phần III: Một số đánh. đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO Em xin chân thành cảm ơn Th.S Phạm Thành Long và phòng Tài chính - Kế toán Công

Ngày đăng: 16/07/2013, 18:21

Hình ảnh liên quan

Sơ đồ 2: Sơ đồ mô hình tổ chức của công ty - đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO

Sơ đồ 2.

Sơ đồ mô hình tổ chức của công ty Xem tại trang 11 của tài liệu.
IV. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CT TNHH THÉP VIỆT – NGA 1.Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây: - đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO

1..

Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây: Xem tại trang 18 của tài liệu.
Qua bảng trên ta thấy, xét về sự biến động của nguồn vốn và vốn chủ sở hữu, năm 2006 tổng nguồn vốn tăng gấp 3 lần so với năm 2005, cho thấy khả  năng huy động vốn của công ty tăng - đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO

ua.

bảng trên ta thấy, xét về sự biến động của nguồn vốn và vốn chủ sở hữu, năm 2006 tổng nguồn vốn tăng gấp 3 lần so với năm 2005, cho thấy khả năng huy động vốn của công ty tăng Xem tại trang 20 của tài liệu.
Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ thiết kế trên phần mềm kế toán áp dụng tại công ty: - đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO

r.

ình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ thiết kế trên phần mềm kế toán áp dụng tại công ty: Xem tại trang 30 của tài liệu.
Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng, và đối chiếu với số  liệu của kế toán vật tư vào cuối tháng. - đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO

i.

kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng, và đối chiếu với số liệu của kế toán vật tư vào cuối tháng Xem tại trang 33 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan