Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và độc lập dân tộc

12 1.4K 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và độc lập dân tộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hồ Chủ Tịch, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã hy sinh cả cuộc đời cho đất nước, cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

LỜI MỞ ĐẦU “Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân trong trái tim nhân loại” luôn văng vẳng bên tai mỗi chúng ta, điều đó như nhắc nhở, điều đó như ấp ủ, xuất phát từ trong trái tim không chỉ với mỗi con dân đất Việt mà với cả toàn nhân loại trên thế giới . Hồ Chủ Tịch, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã hy sinh cả cuộc đời cho đất nước, cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Trước lúc ra đi, trong di chúc của Người vẫn vang lên lời căn dặn “cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc là đất nước được độc lâp - tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” . Có lẽ những niềm khát khao ấy ấp ủ đã từ rất lâu khi Nguời còn rất trẻ, khi bước chân đầu tiên lên tàu làm cuộc khảo nghiệm thế giới. Niềm khát khao giải phóng dân tộc đã thôi thúc ý chí, đã hun đúc nên một tình yêu quê hương đất nước tưởng của người về cách mạng giải phóng dân tộc cũng được hình thành từ đó. Lí luận về cách mạng giải phóng dân tộc là một trong những vấn đề cơ bản của con đường cách mạng Hồ Chí Minh. Động cơ mà Hồ Chí Minh ra đi tìm con đường để giải phóng dân tộc không ngoài mục tiêu mà Người đã ấp ủ suốt đời phấn đấu” nước độc lập, dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Sự tổng hòa của những yếu tố, điều kiện về chính trị - xã hội – thời đại, về văn hóa – truyền thống, cả những yếu tố chủ quan đã cấu thành động cơ, hướng suy nghĩ cho Hồ Chí Minh. Từ đó quyết trí ngay trong công việc ngay trong cuộc sống riêng của chính mình, không dừng trí tuệ của mình ở điểm nào. từ đó mà hình thành quan điểm rất khoa học, cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc. 1 PHÂN TÍCH CHI TIẾT I. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CNXH. 1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc CNXH. 1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc: Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản được thể hiện trên những luận điểm cơ bản sau đây: Một là, độc lập dân tộc phải là độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn với đầy đủ chủ quyền quốc gia toàn vẹn lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất trên đời là độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập…Hồ Chí Minh là người đã đưa ra chân lý bất hủ, có giá trị cho mọi thời đại: “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó không chỉ là lý tưởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh, là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng, nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới.Nước Việt Nam của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do người Việt Nam tự giải quyết. Nhân dân Việt Nam không chấp nhận sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào. Theo Hồ Chí Minh quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, là trên hết, dù có phải hy sinh đến đâu cũng phải giành giữ cho được quyền độc lập ấy. Hai là, Giá trị thực sự của độc lập dân tộc phải được thể hiện ở các quyền tự do hạnh phúc mà nhân dân được hưởng.“Nếu nước được độc lập, mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Độc lập dân tộc phải được đặt trong khối thống nhất bền vững, đoàn kết chặt chẽ của các tộc người, các miền tổ quốc, giữa các tôn giáo tất cả các giai 2 cấp, tầng lớp nhân dân yêu nước, đồng bào trong nước kiều bào ở nước ngoài. Ba là, Độc lập dân tộc trong hòa bình chân chính. Hồ Chí Minh luôn là người đi đầu, chủ động tích cực bày tỏ ước vọng tìm mọi giải pháp cho sự nghiệp bảo vệ hòa bình, hết sức tránh xung đột, tránh chiến tranh. Năm 1946 Người cùng với Trung ương Đảng chủ động ký hiệp định sơ bộ 6-3, rồi chính Người trực tiếp ký tạm ước 14-9 với Chính Phủ Pháp với mong muốn giải quyết cuộc tranh chấp bằng con đường hòa bình.Khi thực dân Pháp khiêu khích gây xung đột, Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân Việt Nam kiên trì thi hành những điều khoản đã ký trong tạm ước. Đồng thời người cũng kêu gọi những người Pháp vì lợi ích của hai dân tộc Việt- Pháp mà chấm dứt những hành động khiêu khích. Khi chiến tranh nổ ra, trên cơ sở kiên quyết kháng chiến đến cùng để bảo vệ chủ quyền quốc gia, Hồ Chí Minh vẫn luôn bày tỏ mong muốn sẵng sàng đàm phán với chính phủ Pháp để kết thúc cuộc chiến tranh, lập lại hòa bình, tránh làm tổn hại tiền của, xương máu của hai dân tộc. Bốn là, kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Quốc tế. Chủ nghĩa yêu nước với tinh thần dân tộc là một động lực lớn của đất nước. Xuất phát từ vị trí của người dân thuộc địa mất nước, từ truyền thống dân tộc Việt nam, Nguyễn Á yêu nước tinh thần dân tộc chân chính, coi đó là một động lực lớn mà những người cộng sản phải nắm lấy phát huy, không để rơi vào tay giai cấp nào khác., phải nhận thức giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. tưởng này vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp giải phóng con người. Đến Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. 3 Độc lập cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định: quyền tự do, độc lập là quyền bất khả xâm phạm của các dân tộc. Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức. Chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn luôn thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng ở Hồ Chí Minh. 1.2 . Quan niệm của Hồ Chí Minh về CNXH. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của CNXH bao gồm: Một là, CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH. Hai là, CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại chế độ công hữu về liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Ba là, CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em, con người được giaỉ phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình. Bốn là, CNXH là một xã hội công bằng hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, các dân tộc bình đẳng, miền núi tiến kịp miền xuôi. Năm là, CNXH là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tóm Lại: Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc CNXH có mối quan hệ biện chứng với nhau, gắn liền nhau, phản ánh quan điểm cách mạng không ngừng, một quá trình vận động liên tục của lịch sử cách mạng Việt Nam, gồm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn ứng với mỗi nhiệm vụ nhất định của tiến trình phát triển. Điều này đã được Hồ Chí Minh khẳng định trong Cương lĩnh 4 chính trị đầu tiên của Đảng: Việt Nam làm “tư sản dân quyền cách mạng thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” nhằm “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp bọn phong kiến” “làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập”, “dựng ra chính phủ công nông binh” để đi lên CNXH. 2. Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội trong tưởng Hồ Chí Minh: 2.1.Giành độc lập dân tộc để đi lên CNXH Giành độc lập dân tộc để đi lên CNXH, điều này khác với các bậc tiền bối yêu nước trước đó- họ mới chỉ đề cập đến việc giành độc lập dân tộc mà chưa gắn bó giữa độc lập dân tộc với tiến bộ xã hội, với CNXH. Để có độc lập thật sự cho dân tộc, tự do, hạnh phúc hoàn toàn cho nhân dân không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản, con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản, là một trong những “cái cánh” của cách mạng vô sản. Gắn cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam với cách mạng thế giới, đưa dân tộc ta vào quỹ đạo của thời đại, đưa cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng XHCN. Đây là một phát hiện, một sáng tạo lớn về con đường phát triển cách mạng ở các nước thuộc địa nửa phong kiến. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH phù hợp với nguyện vọng của dân tộc Việt Nam xu thế của thời đại quá độ lên CNXH được mở đầu từ cách mạng tháng mười Nga (1917). tưởng đó được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh tính đúng đắn của nó cho đến hôm nay. (Đại hội X của Đảng một lần nữa khẳng định: Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác- lê Nin tưởng HCM). 2.2. Giành độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là tiền đề đi lên CNXH: Thứ nhất, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin về vấn đề giải phóng dân tộc giai cấp: phải giải phóng giai cấp trước thì mới giải phóng được dân tộc vấn đề giải phóng dân tộc phải phụ thuộc vào vấn đề giải phóng 5 giai cấp. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản Mác- Ăngghen đã chỉ rõ “Hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ”. Lê Nin cũng cho rằng cần phải ưu tiên đặt vấn đề giải phóng giai cấp vô sản trước: “Các dân tộc phải sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì sự giải phóng giai cấp vô sản chống chủ nghĩa thực dân thế giới”. Thứ hai, theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc giai cấp: Vận dụng sáng tạo quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin điều kiện thuộc địa. Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải giải phóng dân tộc, giành độc lập cho dân tộc trước, coi việc giành độc lập cho dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, còn giải phóng giai cấp từng bước thực hiện. Vậy phải chăng quan điểm của Hồ Chí Minh trái với quan điểm Mác- Lê Nin? Về vi mô, Hồ Chí Minh đặt vấn đề ở một dân tộc thuộc địa thì phải giải quyết vấn đề dân tộc trước, giành độc lập cho dân tộc thành nhiệm vụ hàng đầu. Điều đó không có nghĩa quan niệm của Bác trái với Chủ nghĩa Mác- Lê Nin, bởi vì đối với vĩ mô thế giới Bác có tưởng thống nhất với quan điểm của Mác- Lê Nin, Bác nói: “chỉ có thể giải phóng giai cấp vô sản thì mới có thể giải phóng được dân tộc”, 2 nhiệm vụ đó là nhiệm vụ của cách mạng thế giới của giai cấp vô sản. Bác nhấn mạnh: “sự cải biến lối này hay lối khác là tùy vào hoàn cảnh từng nơi, từng lúc”. Theo Hồ Chí Minh, quá trình cách mạng Việt Nam có 2 giai đoạn: Giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ: Xuất phát từ điều kiện xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa, nữa phong kiến từ đó mà Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ dân tộc, xác định mục tiêu trực tiếp, cốt yếu của cách mạng Việt Nam là giành độc lập dân tộc, nhưng không quên nhiệm vụ dân chủ, trong khi thực hiện nhiệm vụ dân chủ, trước hết phải nhằm phục vụ nhiệm vụ dân tộc. Đây là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh. Cương lĩnh chính trị đầu tiên Hồ Chí Minh chủ trương “Làm sản dân quyền cách mạng thổ địa cách mạng”. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) xác định hơn bao giờ hết vấn đề dân 6 tộc giải phóng, đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập dân tộc lúc này cao hơn hết thảy. “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh xác định: “ về mục đích trước mắt, Đảng Lao động Việt Nam đoàn kết lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, tranh lại thống nhất độc lập hoàn toàn”. Như vậy, theo quan niệm của Hồ Chí Minh, ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn dân tộc nổi lên hàng đầu cần phải giải quyết trước tiên, độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết của cách mạng. Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa: Là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, biến Việt Nam thành một nước có lực lượng sản xuất hiện đại, văn hóa tiên tiến, nhân dân làm chủ. Tiểu kết: Như vậy, hai giai đoạn cách mạng nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhiệm vụ giai đoạn trước hoàn thành tạo tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của giai đoạn sau không ngừng phát triển theo một quy luật dẫn tới mục đích. 2.3. Xây dựng CNXH là tạo những cơ sở giữ vững phát triển độc lập dân tộc: Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là mục tiêu, là tiền đề đi lên CNXH, còn CNXH là phương hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ, là mục tiêu xa của cách mạng Việt Nam. Cách mạng XHCN là làm cho cách mạng DTDC được tiến hành triệt để; đồng thời tạo ra những cơ sở đảm bảo cho nền độc lập dân tộc được giữ vững ngày càng củng cố, phát triển. Với các thiết chế kinh tế, chính trị nền tảng tinh thần riêng, chủ nghĩa xã hội có khả năng vận động phát triển liên tục, bảo vệ vững chắc các thành quả cách mạng của nhân dân nền độc lập của dân tộc. 7 Hồ Chí Minh đã thực hiện việc xây dựng CNXH trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. 3. Sự thể hiện trên thực tế tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất hiện từ năm 1920, khi Người bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin, nó được thể hiện rõ nét từ năm 1930. Sự thể hiện tưởng của Người về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội có thể phân thành 3 thời kỳ chủ yếu. Thời kỳ 1930 - 1945 tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh thời kỳ này thể hiện rõ trong những Văn kiện do Hồ Chí Minh soạn thảo được Hội nghị hợp nhất thông qua. Chánh cương vắn tắt của Đảng chỉ rõ Đảng chủ trương "làm sản dân quyền cách mạng thổ địa cách mạng để đi tới xã hội xã hội cộng sản". Hồ Chí Minh khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam được thực hiện bằng con đường cách mạng vô sản: "Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Theo tưởng Hồ Chí Minh điều đó có ý nghĩa là: Đối tượng của cuộc đấu tranh là thực dân đế quốc bọn tay sai chống lại độc lập dân tộc. Ở trong nước lực lượng cách mạng bao gồm công nông là gốc tất cả những ai có lòng yêu nước, thương nòi. Về lực lượng cách mạng ngoài nước trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự ủng hộ của Quốc tế Cộng sản, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết, giai cấp công nhân nhân dân lao động chính quốc, các dân tộc thuộc địa phụ thuộc. Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc là sự lãnh đạo của Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Thời kỳ 1945 - 1954 8 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ này được thể hiện ở những chủ trương, đường lối chiến lược do Hồ Chí Minh khởi xướng "vừa kháng chiến, vừa kiến quốc", "kháng chiến đi đôi với kiến quốc", "kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến". Kháng chiến tức là bảo vệ nền độc lập dân tộc, chống sự xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp theo phương châm trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi. Kiến quốc theo Hồ Chí Minh là xây dựng, củng cố Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, xây dựng đời sống mới, xây dựng những cơ sở đầu tiên của chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ 1954 - 1969 Ở thời kỳ này độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tưởng Hồ Chí Minh thể hiện qua chủ trương: một Đảng Cộng sản lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh. Ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh qua đời. Theo chỉ dẫn của Người, nhân dân ta đã đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Với chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh, mục tiêu của thời kỳ này được hoàn thành vào ngày 30-4-1975. 4. Những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam Thứ nhất, trong suốt quá trình cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng phải được giữ vững, củng cố tăng cường. Xuất phát từ quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ khó khăn hơn đánh đổ đế quốc, phong kiến, Hồ Chí Minh khẳng định trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng phải mạnh hơn bao giờ hết. Thứ hai, khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng phải được củng cố mở rộng. Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi Đảng, Nhà nước mỗi người dân cần nêu cao trách nhiệm trong 9 việc làm cho "rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết trái gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, nó có một cái tương lai 'trường xuân bất lão'". Thứ ba, sự ủng hộ giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ tiến bộ trên thế giới được giữ vững phát triển. Để làm được việc đó, ngay từ 1947, Hồ Chí Minh đã nêu cao chủ trương: "Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ không gây thù oán với một ai". Ba nhân tố trên luôn được giữ vững tăng cường, tác động qua lại, liên quan chặt chẽ với nhau là điều kiện bảo đảm cho sự thắng lợi của mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Đó là ba bài học lớn mà mỗi cán bộ đảng viên cần ghi sâu vào lòng phát huy thêm mãi". II. VẬN DỤNG TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CNXH. 1. Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác- lê Nin tưởng HCM: Đại hội VI của Đảng, đã mở ra thời kỳ đổi mới toàn diện của đất nước. Đại hội đã rút ra những bài học lớn trong đó bài học đầu tiên là “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc CNXH. Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta….”. Đại hội VII, VIII, IX, X tiếp tục hoàn thiện, phát triển đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng khởi xướng một lần nữa khẳng định: “trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác- lê Nin tưởng Hồ Chí Minh”. Thực hiện đổi mới, Đảng ta khẳng định: đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu CNXH mà là làm cho CNXH được nhận thức đúng đắn hơn được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo phát triển chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tưởng của Đảng kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức cách làm phù 10

Ngày đăng: 16/07/2013, 10:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan