Trắc nghiệm dụng cụ quang học 12

7 456 1
Trắc nghiệm dụng cụ quang học 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THẤU KÍNH - MẮT – MÁY ẢNH – KÍNH LÚP – KÍNH HIỂN VI – KÍNH THIÊN VĂN 1. Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào dưới đây về tính chất ảnh của một vật ảo là đúng a. vật ảo luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật b. vật ảo luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật c. vật ảo luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật d. vật ảo có thể cho ảnh thật, cùng chiềuvà lớn hơn vật hoặc ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn hay nhỏ hơn vật 2. Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào dưới đay về tính chất ảnh của một vật thật là đúng: a. vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật b. vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật c. vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật d. vật thật có thể cho ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn hay nhỏ hơn vật; hoặc ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật 3. Ảnh thu được từ thấu kính phân kì: a. luôn luôn lớn hơn vật và là ảnh thật b. luôn luôn nhỏ hơn vật và là ảnh ảo c. là ảnh ảo lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật còn phụ thuộc vào khoảng cách từ vật đến thấu kính d. là ảnh thật lớn hay nhỏ hơn vật còn phụ thuộc tiêu cự thấu kính 4. Nếu ở phía sau thấu kính phân kì xuất hịên một ảnh thật thì chùm tia sáng tới thấu kính đó phải: a. hội tụ mạnh tức là để tụ điểm của chùm sáng đó phải xuất hiện ở phía sau thấu kính và cách nó một khoảng nhỏ hơn tiêu cự của thấu kính b. hội tụ, để điểm hội tụ ở sau thấu kính trùng với tiêu điểm thấu kính c. hội tụ yếu, để điểm hội tụ của chùm sáng ở sau thấu kính cách thấu kính một khoảng lớn hơn tiêu cự của thấu kính d. song song với quang trục của thấu kính 5. Ta thu được một ảnh thật, ngược chiều và cùng kích thước như vật, khi vật: a. nằm trước một thấu kính hội tụ tại khoảng cách đến thấu kính lớn hơn tiêu cự thấu kính chút ít b. nằm tại khoảng cách cách thấu kính hội tụ 2f c. nằm trong khoảng giữa tiêu điểm và thấu kính hội tụ d. nằm tại tiêu điểm thấu kính hội tụ 6. Đặt một vật cao 2cm tại khoảng cách cách thấu kính hội tụ mỏng 16 cm ta thu được ảnh cao 8 cm . Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính bằng: a. 8cm b. 16 cm c. 64cm d. 72cm 7. Cần phải đặt vật cách thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 5 cm một khoảng cách bằng bao nhiêu để thu được một ảnh thật có độ phóng đại gấp 5 lần vật: a. 4cm b. 25 cm c. 6 cm d. 12 cm 8. trong không khí, một thấu kính phẳng lồi và một gương cầu có bán kính cong R sẽ: a. không thể có tiêu cự bằng nhau b. có tiêu cự bằng nhau, nếu thấu kính được tạo ra từ vật liệu có chiết suất n = 3 và gương phải là gương cầu lõm c. có tiêu cự bằng nhau, nếu thấu kính được tạo bởi vật liệu có chiết suất n>3 và gương là guơng cầu lõm d. Có tiêu cự bằng nhau, nếu thấu kính được tạo bởi vật liệu có chiết suất n< 3 và gương là gương cầu lồi 1 9. Cần phải đặt một vật thật ở đâu để qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f cho một ảnh ảo cao gấp ba lần vật: a. d = 3f/4 b. d= 4f/3 c. d = 2f/3 d. d = 3f/2 10. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 20 cm. Qua thấu kính, vật AB cho một ảnh thật cao gấp 3 lần vật. Đó là thấu kính gì và tiêu cự của nó bằng bao nhiêu: a. thấu kính hội tụ, f = 15 cm b. thấu kính hội tụ, f = 30 cm c. thấu kính phân kì, f = -15 cm d. thấu kính phân kì, f = - 30cm 11. Tiêu cự của một thấu kính hội tụ thuỷ tinh mỏng bị nhúng trong nước so với tiêu cự của thấu kính đó nằm trong không khí sẽ như thế nào: a. bằng nhau b. dài hơn c. ngắn hơn d. có giá trị âm, tức là thấu kính hội tụ bị nhúng nước sẽ trở thành thấu kính phân kì 12. Thấu kính hai mặt lồi, rìa mỏng, có tính phân kì khi nó được đặt trong môi trường có chiết suất: a. lớn hơn chiết suất của không khí b. nhỏ hơn chiết suất của vật liệu tạo thấu kính c. bằng chiết suất của vật liệu tạo thấu kính d. lớn hơn chiết suất của vật liệu tạo thấu kính 13. Một quả cầu thuỷ tinh đẳng hướngvà đồng tinhd có chiết suất n> 1 nằm trong không khí có chiết suất n = 1. Nếu chiếu một tia sáng đơn sắc lên quả cầu từ một phương bất kì, thì: a. tia tới và tia khúc xạ luôn nằm trong một mặt phẳng, nhưng tia ló thì không b. tia tới và tia ló luôn nằm trong một mặt phẳng, nhưng tia tới có thể không c. cả 3 tia luôn nằm trong một mặt phẳng d. 3 tia nằm trong một mặt phẳng khi tia khúc xạ qua tâm quả cầu 14. Một thấu kính phân kì phẳng lõm, trở thành thấu kính hội tụ khi nó được đặt trong môi trường chất lỏng có chiết suất: a. bằng chiết suất của vật liệu tạo thấu kính b. lớn hơn chiết suất vật liệu tạo thấu kính c. lớn hơn chiết suất không khí d. không bao giờ trở thành thấu kính hội tụ 15. Một vật sáng đặt cách mànM một khoảng 1,8 m; giữa vật và màn đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm . Khoảng cách từ hai vị trí của thấu kínhđến màn, khi nó cho ảnh rõ nét trên màn, lần lượt bằng bao nhiêu:(cm) a. 15 hoặc 30 b. 30 hoặc 60 c. 45 hoặc 60 d. 60 hoặc 120 16. Một thấu kính cho trên mànhai ảnh rõ nét với các chiều cao h 1 và h 2 từ hai vị trí khác nhau, nhưng khoảng cách giữa vật chiếu sáng và màn ảnh là không đổi. Chiều cao H của vật chiếu sáng là: a. H = h 1 + h 2 b. H= ½.(h 1 +h 2 ) c. H = √(h 1 +h 2 ) d. một kết quả khác 2 17. Cùng nội dung như câu 15 nhưng bây giờ chỉ có một vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn, thì thấu kính có tiêu cự bằng: a. 45 cm b. 60 cm c. 30 cm d. 15 cm 18. Một thấu kính có độ tụ bằng 2,5 đp, tiêu cự của thấu kính là: a. 4 cm b. 12,5 cm c. 25 cm d. 50 cm 19. Một thấu kính có tiêu cự f = -10 cm. Độ tụ của nó bằng bao nhiêu và đó là thấu kính hội tụ hay phân kì? a. D = 10 dp, thấu kính hội tụ b. D = -10 dp, thấu kính phân kì c. D = -20 dp, thấu kính hội tụ d. D = 50dp. thấu kính phân kì Dùng các dữ kiện sau trả lời câu 20, 21,22. Đặt một vật sáng cách màn M một khoảng 4m. Một thấu kính L đặt trong khoảng giữa vật và màn cho một ảnh rõ nét trên màn cao gấp ba lần vật 20. Xác định tính chất và vị trí thấu kính L so với màn: a. thấu kính phân kì, cách màn 1m b. thấu kính phân kì, cách màn 2m c. thấu kính hội tụ, cách màn 3m d. thấu kính hội tụ, cách màn 2m 21. Độ tụ của thấu kính: a. 3/4 dp b 4/3 dp c. 2/3 dp d. 3/2 dp 22. Người ta dịch chuyển thấu kính L để thu được trên màn một ảnh rõ nét khác, nhưng có độ lớn khác trước. độ phóng đại trong trường hợp này sẽ là: a. 9 b. 3 c. 1/9 d. 1/3 23. Một quanghệ gồm hai thấu kính mỏng lần lượt có tiêu cự f 1 và f 2 đặt đồng trục và ghép sát nhau. Tiêu cự f của quang hệ này: a. f = f 1 +f 2 b. f = f 1 /f 2 c. f = (f 1 f 2 )/( f 1 +f 2 ) d. f = f 1 f 2 24. Hai thấukính hội tụ mỏng lần lượt có tiêu cự f 1 = 40 cm và f 2 = 50 cm. Độ tụ của hệ thấu kính gồm hai thấu kính trên đặt sát nhau trên cùng một quang trục chính: a. 1/9 dp b. 20/9 dp c. 9 dp d. 4,5 dp 25. Đặt một vật sáng cách màn M một khoảng 4m. Một thấu kính L 1 đặt trong khoảng giữa vật và màn cho một ảnh rõ nét trên màn cao gấp ba lần vật. Ghép thêm vào L 1 một thấu kính L 2 để hệ hai thấu kính trên chỉ có một vị trí cho ảnh rõ nét của vật trên màn. Xác định tính chất và độ tụ của thấu kính L 2 3 a. thấu kính hội tụ, 1dp b. thấu kính hội tụ, 4/3 dp c. thấu kính phân kì, -1/3dp d. thấu kính phân kì, -2 dp 26. Thấu kính hai mặt lồi được mạ bạc một mặt trở thành một quang hệ gồm một gương và một thấu kính nằm sát nhau. Tiêu cự của quang hệ này: a. ngắn hơn tiêu cự của gương khi không có thấu kính b. dài hơn tiêu cự của gương khi không có thấu kính c. bằng tiêu cự của gương khi không có thấu kính d. bằng tiêu cự của thấu kính khi thấu kính không có mặt mạ bạc 27. Trong máy ảnh, khoảng cách từ vật kính đến phim ảnh: a. luôn lớn hơn tiêu cự vật kính b. luôn nhỏ hơn tiêu cự vật kính c. lớn hơn hoặc bằng tiêu cự vật kính d. bằng tiêu cự vật kính 28. Chọn phát biểu đúng về đặc điểm cấu tạo của mắt: a. độ cong của thuỷ tinh thể không thể thay đổi b. khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc luôn thay đổi c. dộ cong của thuỷ tinh thể và khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc đều có thể thay đổi d. độ cong thuỷ tinh thể có thể thay đổi nhưng khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc thì không 29. Mắt không có tật là mắt: a. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc b. Khi điều tiết, có tiêu đỉêm nằm trên võng mạc c. Khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc d. Khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc 30. Mắt điều tiết mạnh nhất khi đặt vật quan sát ở: a. điểm cực viễn b. điểm cực cận c. trong giới hạn nhìn rõ của mắt d. cách mắt 25 cm 31. Một mắt không có tật, điểm cực cận cách mắt 20 cm. Khoảng cách từ ảnh của vật (điểm vàng) đến quangtâm thuỷ tinh thể của mắt là 1,5 cm. Trong quá trình điều tiết, độ tụ của mắt đó có thể thay đỏi trong giới hạn nào: a. không thay đổi b. 0≤ D< 5 c. 5< D <66,7 d. 66,7< D < 71,7 32. Một người viễn thị nhìn rõ vật từ khoảng cách d 1 = 1/3 m khi không dùng kính và khi dùng kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách d 2 = ¼ m . Kính của người đó có độ tụ: a. 0,5 dp b. 1 dp c. 0,75 dp d. 2 dp 33. Một người cận thị khi không dùng kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách d 1 = 1/6 m, và khi dùng kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách d 2 = ¼ m. Độ tụ của kính người đó đeo là: a. -3 dp b. 2 dp c. – 2 dp d. 3 dp 4 34. Một em học sinh nhìn rõ và đọc tốt từ khoảng cách d 1 = ¼ m và cũng đọc tốt từ khoảng cách d 2 = 1m. Độ tụ thuỷ tinh thể của em đó thay đổi bao nhiêu dp: a. 5 b. 4 c. 3 d. 2 35. Mắt cận thị có điểm cực viễn cách mắt 51 cm và điểm cực cận cách mắt 11 cm, kính đeo cách mắt 1 cm. Để sửa tật mắt này phải đeo kính gì? độ tụ bằng bao nhiêu? a. kính phân kì, độ tụ D = -1 dp b. kính phân kì, độ tụ D = -2 dp c. kính hội tụ, độ tụ D = 1 dp d. kính hội tụ, độ tụ D = 2 dp 36. Một mắt viễn thị có điểm cực cận cách mắt 100 cm. Để đọc một trang sách cách mắt 20 cm, mắt phải mang loại kính gì? Tiêu cự bằng bao nhiêu?( kính được xem trùng với quang tâm của mắt ) a. kính phân kì, tiêu cự -25 cm b. kính phân kì, tiêu cự -50 cm c. kính hội tụ, tiêu cự 25 cm d. kính hội tụ, tiêu cự 50 cm 37. Để một thấu kính hội tụ được dùng như kính lúp thì: a. tiêu cự của thấu kính phải lớn hơn 25 cm b. tiêu cự của thấu kính phải bằng 25 cm c. tiêu cự của thấu kính phải nhỏ hơn 25 cm d. thấu kính hội tụ nào cũng có thể đựoc xem như một kính lúp 38. Một kính lúp có độ tụ D = 20 dp. Tại khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất d = 30 cm, kính này có độ bội giác G bằng bao nhiêu: a. 1,8 lần b. 2,25 lần c. 4 lần d. 6 lần 39. Một người đặt mắt cách kính lúp có tiêu cự f một khoảng cách l để quan sátmột vật nhỏ. Để độ bội giác của kính không phụ thuộc cách ngắm chừng thì l phải bằng: a. khoảng cách từ quang tâm của mắt đến điểm cực cận b. khoảng cách từ quang tâm của mắt đến điểm cực viễn c. tiêu cự của mắt d. 25 cm 40. Vật kính và thị kính hiển vi có đặc điểm: a. Vật kính là một thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn và thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn b. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn và thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn c. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài và thị kính là một thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn d. Vật kính là một thấu kính phân kì có tiêu cự dài và thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn 41. Vật kinha và thị kính trong kính hiển vi có vai trò: a. thị kính tạo ra ảnh thật rất lớn của vật cần quan sát, vật kính dùng như một kính lúp để quan sát ảnh nói trên b. thị kính tạo ra ảnh ảo rất lớn của vật cần quan sát, vật kính dùng như một kính lúp để quan sát ảnh nói trên c. vật kính tạo ra ảnh ảo rất lớncủa vật cần quan sát, thị kính dùng như một kính lúp để quan sát ảnh nói trên 5 d. vật kính tạo ra ảnh thật rất lớn của vật cần quan sát và thị kính dùng như một kính lúp để quan sát ảnh nói trên 42. Độ bội giác của kính hiển vi: a. tỉ lệ thuận với cả tiêu cự của vật kính và thị kính b. tỉ lệ thuận với tiêu cự vật kính, tỉ lệ nghịch với tiêu cự thị kính c. tỉ lệ nghịch với tiêu cự vật kính, tỉ lệ thuận với tiêu cự thị kính d. tỉ lệ nghịch với tiêu cự vật kính và thị kính 43. Độ phóng đại của vật kính kính hiển vi với độ dài quang học 12 cm. Nếu tiêu cự của thị kính f = 2 cm và khoảng nhìn rõ ngắn nhất d = 30 cm. Độ bội giác có giá trị: a. 75 lần b. 180 lần c. 450 lần d. 900 lần Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu 44, 45 Một kính hiển vi gồm vật kính L 1 có tiêu cự f 1 = 0,5 cm thị kính L 2 có tiêu cự f 2 = 2 cm , khoảng cách giữa thị kính và vật kính là 12,5 cm 44. Để có ảnh ở vô cực, vật cần quan sát phải đặt trước vật kính một khoảng bằng: a. 4,48 mm b. 5,25 mm c. 5,21 mm d. 6,23 mm 45. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực: a. 200 lần b. 250 lần c. 350 lần d. một kết quả khác Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu 46, 47: Một kính hiển vi: vật kính tiêu cự 6mm, thị kính tiêu cự 25 mm. Một vật AB đặt cách vật kính 6,2 mm vuông góc với trục chính. 46. Xác định tính chất, vị trí, độ lớn của ảnh cho bởi vật kính: a. ảo, cùng chiều, sau vật kính 186 mm, k = 30 b. ảo, ngược chiều, sau vật kính 186 mm, k = 60 c. thật, ngược chiều, sau vật kính 186 mm, k = 30 d. thật, cùng chiều, sau vật kính 186 mm, k = 60 47. Điều chỉnh kính để ngắm chừng ở vô cực, khoảng cách giữa vật kính và thị kính trong trường hợp này bằng: a. 211 mm b. 192 mm c. 161 mm d. 152 mm Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu 48, 49, 50, 51: Môtj kính hiển vi gồm một vật kính tiêu cự 5 mm và một thị kính tiêu cự 20 mm. Một vật AB đặt cách vật kính 5,2 mm: 48. Xác định vị trí của ảnh qua vật kính: cách vật kính: a. 6,67 mm b. 13 mm c. 19,67 mm d. 25 mm 49. Độ phóng đại của ảnh qua vật kính: a. 15 b. 20 c. 25 6 d. 40 50. Mắt đặt sát thị kính, phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng bao nhiêu để ảnh A 1 B 1 qua thị kính cho ảnh A 2 B 2 cách thị kính 25 mm: a. 11,15 mm b. 13 mm c. 14,85 mm d, 26 mm 51. Độ bội giác của kính ứng với trường hợp câu 50 là: a. 25 lần b. 56 lần c, 250,5 lần d. 312,5 lần 52. Độ bội giác của kính thiên văn: a. tỉ lệ thuận vơi tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự thị kính b. tỉ lệ nghich vơi tích tiêu cự của vật kính và thị kính c. tỉ lệ thuận với tiêu cự thị kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự vật kính d. tỉ lệ thuận với tích tiêu cự vật kính và thị kính 53. Một kính thiên văn có khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng 76 cm, khi kính đó được điều chỉnh để nhìn vật ở xa vô cực. Nếu người ta kéo dài khoảng cách giữa vật kính và thị kính thêm 1 cm nữa thì ảnh của vật trở thành ảnh thật và hiện ở 6 cm sau thị kính. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là:(cm) a. 2, 74 b. -3, 79 c. -2, 78 d. một kết quả khác 54. Một kính thiên văn có khoảng cách giữa thị kính và vật kính là 55 cm. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là G = 10. Một mắt cận thị có điểm cực viễn cách mắt 20 cm đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính, nhìn rõ một vật ở vô cực. Cần phải dịch chuyển thị kính theo chiều nào và một đoạn bằng bao nhiêu? a. dời thị kính ra xa vật kính một đoạn 3, 75 cm b……………………………………….1,25 cm c. dời thị kính lại gần vật kính một đoạn 3,75 cm d……………………………………… .1,25 cm 55. Chọn phát biểu sai: a. trong kính hiển vi, tiêu cự của vật kính nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu cự thị kính b. trong kính thiên văn, tiêu cự của vật kính lớn hơn rất nhiều so với tiêu cự thị kính c. từ hai nhận xét a,b ta rút ra kếtluận: kính thiên văn có thể chuyển thành kính hiển vi và ngược lại nếu ta đổi thị kính bằng vật kính và ngược lại d. kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ mắt cho phép ta quan sát các vật ở xa và kính hiển vi quan sát các vật rất nhỏ ở gần ĐÁP ÁN: 1. d c c a b 6. c c b c a 11.b d c b d 16.c a a b c 21.b d c d c 26.a c d a b 31.d b c c b 36.c c d c b 41.d d c b c 46.c a b c c 51.d a a d c 7 . nếu ta đổi thị kính bằng vật kính và ngược lại d. kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ mắt cho phép ta quan sát các vật ở xa và kính hiển vi quan. kính và thị kính 43. Độ phóng đại của vật kính kính hiển vi với độ dài quang học 12 cm. Nếu tiêu cự của thị kính f = 2 cm và khoảng nhìn rõ ngắn nhất d

Ngày đăng: 09/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan