Hóa 11 CB tiết 14

4 345 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hóa 11 CB tiết 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 12-10-2008 Tiết: 14 Bài 9 : AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : HS biết: - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của axit nitric. - Phương pháp điều chế axit nitric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. HS hiểu: - Tính chất hoá học của axit nitric. 2. Kỹ năng : - Dựa vào công thức phân tử của HNO 3 và số oxi hoá của N trong phân tử HNO 3 , HS dự đoán tính chất hoá học cơ bản của HNO 3 : Tính axit và tính oxi hoá. - Viết pthh dưới dạng phân tử và ion thu gọn, các pthh của phản ứng oxi hóa-khử chứng minh cho tính axit và tính oxi hoá của HNO 3 . - Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất hóa học của HNO 3 . - Nhận biết axit HNO 3 và giải các bài tập tính khối lượng, tính nồng độ % hoặc nồng độ mol/l của dung dòch. 3. Thái độ : Giáo dục HS: - Thận trọng khi sử dụng hóa chất . - Có ý thức giữ gìn an toàn khi làm việc với hóa chất và bảo vệ môi trường . II. PHƯƠNG PHÁP : Trực quan – Nêu và giải quyết vấn đề - Đàm thoại . III. CHUẨN BỊ : - Dụng cụ : Ống nghiệm , giá đỡ , ống nhỏ giọt , đèn cồn - Hóa chất : Axít HNO 3 đặc và loãng , d 2 H 2 SO 4 loãng , d 2 BaCl 2 ,d 2 NaNO 3 , NaNO 3 Tinh thể Cu(NO 3 ) 2 tinh thể , Cu , S . IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn đònh lớp, kiểm tra só số: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (10 phút) Câu hỏi 1: Cho biết tính chất hóa học của NH 3 ? phản ứng minh họa ? Câu hỏi 2: Tính chất của muối amoni ? cho ví dụ minh hoạ ? 3. Bài mới Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 3 phút Hoạt động 1 GV: Yêu cầu HS viết CTCT của phân tử HNO 3 và xác đònh số oxi hóa của Nitơ? Hoạt động 1 HS: Số oxi hoá của Nitơ là +5. A – AXIT NITRIC I – Cấu tạo phân tử - CTCT: Trong phân tử HNO 3 , nitơ có hóa trò IV và số oxi hóa +5. H O N O O +5 H O N O O +5 3 phút Hoạt động 2 GV giới thiệu lọ đựng dung dòch HNO 3 . Yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu SGK để rút ra tính chất vật lí của HNO 3 : trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước… Hoạt động 2 HS: Trả lời theo SGK II – Tính chất vật lí - Axit nitric là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm. - Axit nitric kém bền. Ở nhiệt độ thường khi có ánh sáng, dung dòch axit nitric bò phân hủy một phần giải phóng khí nitơ đioxit. - Axit nitric tan vô hạn trong nước. HNO 3 đặc có nồng độ 68%, D = 1.40g/cm 3 . 5 phút Hoạt động 3 GV đặt câu hỏi: Dựa vào CTCT của HNO 3 , hãy dự đoán HNO 3 có những tính chất hóa học cơ bản nào? Tại sao? GV yêu cầu HS thảo luận về tính axit của dung dòch HNO 3 . Hoạt động 3 HS: Thảo luận rút ra tính chất hoá học cơ bản của axit HNO 3 là tính axít và tính oxi hoá. HS: HNO 3 có những tính chất chung của axit: - Làm quỳ tím hoá đỏ - Tác dụng với bazơ - Tác dụng với oxit bazơ - Tác dụng với muối của axit yếu hơn. III – Tính chất hoá học 1. Tính axit Axit nitric là một trong các axit mạnh, trong dung dòch loãng nó phân li hoàn toàn thành ion H + và ion NO 3 . Dung dòch HNO 3 làm đỏ quỳ tím; tác dụng với oxit bazơ; bazơ và muối của axit yếu hơn tạo ra muối nitrat. Thí dụ: CuO + 2HNO 3  Cu(NO 3 ) 2 + H 2 O Ba(OH) 2 + 2HNO 3  Ba(NO 3 ) 2 + 2H 2 O CaCO 3 + 2HNO 3  Ca(NO 3 ) 2 + CO 2 + H 2 O. 8 phút Hoạt động 4 GV biểu diễn thí nghiệm: HNO 3 (loãng) + Cu  ? HNO 3 (đặc) + Cu  ? GV gợi ý HS giải thích hiện tượng, viết pthh và rút ra nhận xét. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để biết thêm về tác dụng của HNO 3 với kim loại. GV lưu ý cho HS về tính thụ động của kim loại Al và Fe đối với HNO 3 đặc nguội. Hoạt động 4 HS: Quan sát thí nghiệm. HS: Mô tả hiện tượng, viết pthh và nhận xét: - HNO 3 bò khử cho NO - HNO 3 đặc bò khử cho NO 2 HS: Nghiên cứu SGK. HS ghi nhớ 2. Tính oxi hóa a/ Tác dụng với kim loại Cu + 4HNO 3 (đặc)  Cu(NO 3 ) 2 + 2NO 2 + 2H 2 O 3Cu + 8HNO 3 (loãng)  3Cu(NO 3 ) 2 + 2NO + 4H 2 O - Axit nitric là một trong những axit có tính oxi hoá mạnh. - Tùy thuộc vào nồng độ của axit và độ mạnh yếu của chất khử, mà HNO 3 có thể bò khử đến các sản phẩm khác nhau của nitơ. - Với các kim loại có tính khử mạnh như: Mg, Al, Zn,…, HNO 3 loãng có thể bò khử đến N 2 O, N 2 hoặc NH 4 NO 3. * Chú ý: Trong dung dòch HNO 3 đặc nguội, Al và Fe bò thụ động hoá do tạo ra một lớp màng oxit bền, bảo về cho kim loạ khỏi tác dụng của axit. - 5 phút Hoạt động 5 GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để rút ra nhận xét và hoàn thành các pthh sau: S + HNO 3 đặc  ? P + HNO 3 loãng  ? C + HNO 3 đặc  ? GV làm thí nghiệm: Cho FeO tác dụng với dung dòch HNO 3 đặc, nóng và hướng dẫn HS giải thích hiện tượng. Hoạt động 5 HS nhận xét: Axit nitric oxi hóa một số phi kim vầ axit hoặc oxit axit trong đó phi kim thường có số oxi hoa scao nhất. HS: Quan sát, giải thích hiện tượng và viết pthh. b/ Tác dụng với phi kim Khi đun nóng, HNO 3 đặc có thể oxi hoá được các phi kim như: C, S, P, . Thí dụ: S + 6HNO 3 (đặc)  H 2 SO 4 + 6NO 2 + 2H 2 O C + 4HNO 3 (đặc)  CO 2 + 4NO 2 + 2H 2 O c/ Tác dụng với hợp chất HNO 3 đặc còn oxi hóa được nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ như: vải, giấy, mùn cưa, dầu thông, . chúng bò phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO 3 đặc. 3 phút Hoạt động 6 GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK liên hệ thực tế để rút ra ứng dụng. Hoạt động 6 HS: Nghiên cứu SGK. IV – Ứng dụng Axit HNO 3 có ứng dụng quan trọng trong công nghiệp và đời sống: - Phần lớn axit nitric được dùng để điều chế phân đạm NH 4 NO 3 , Ca(NO 3 ) 2 , … - Sản xuất thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm, … 5 phút Hoạt động 7 GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK rút ra nguyên tắc và viết pthh điều chế HNO 3 trong phòng thí nghiệm. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận về các giai đoạn sản xuất axit nitric từ NH 3 . GV lưu ý giai đoạn a/ với kiều kiện là: t o 850-900 o C và xúc tác là Pt. GV bổ sung: Để tăng hiệu suất chuyển hóa NH 3 --> NO, dùng dư O 2 ( lớn hơn 1,7 lần so với NH 3 ) GV tổng kết quá trình sản xuấn HNO 3 bằng sơ đồ: NH 3 NO NO 2 HNO 3 Hoạt động 7 HS: Dùng axit sunfuric đặc đẩy axit nitric ra khỏi muối của nó. HS nghiên cứu và trả lời các giai đoạn sản xuấn HNO 3 . HS lắng nghe và ghi nhớ. V – Điều chế 1. Trong phòng thí nghiệm NaNO 3 (tinh thể) + H 2 SO 4 -----> HNO 3 + NaSHO 4 Chú ý: Trong thực tế phản ứng có tạo thành khí NO 2 màu nâu đỏ, khi làm lạnh màu nâu đỏ nhạt dần. 2. Trong công nghiệp Sản xuất axit nitric từ amoniac gồm 3 giai đoạn: a/ Oxi hoá amoniac bằng oxi không khí: 4NH 3 + 5O 2 4NO + 6H 2 O b/ Oxi hoá NO bằng oxi không khí ở điều kiện thường. 2NO + O 2  2NO 2 c/ NO 2 tác dụng với nước và oxi tạo axit nitric. 4NO 2 + O 2 + 2H 2 O  4HNO 3 Dung dòch thu được có nồng độ 52 – 68%. Để có axit nitric với nồng độ cao hơn 68%, người ta chưng cất axit này với H 2 SO 4 đậm đặc. +5 0 +6 +4 0 +5 +4 +4 t o 850 – 900 o C Pt -3 +2 +O 2 +O 2 +H 2 O + O 2 2 phút Hoạt động 8 GV nhấn mạnh cho HS tính chất hóa học (trọng tâm). Và cách điều chế axit nitric. GV dặn dò HS về nhà học bài, và làm bài tập: 1,2,3,7 SGK(cơ bản) trang 45. Hoạt động 8 HS lắng nghe . Ngày soạn: 12-10-2008 Tiết: 14 Bài 9 : AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức :

Ngày đăng: 08/07/2013, 01:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan