THAM LUẬN VỀ PPDH TÍCH CỰC LỚP 1 - 2

4 2K 17
THAM LUẬN VỀ PPDH TÍCH CỰC LỚP 1 - 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THAM LUẬN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TỔ CHUYÊN MÔN 1-2 I/ Mục tiêu của việc thực hiện PPDH tích cực: Là phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của học sinh ở mỗi tiết học Tạo sự tương tác giữa HS - HS, HS – GV HS vừa được nghe, vừa được thực hành ngay tại lớp, HS nắm vững, hiểu sâu kiến thức hơn HS luôn được củng cố và phát triển cách học cuả mình Phát huy được tính trung thực trong học tập Trong hoạt động học tập đòi hỏi ở người học tính tự giác, tính độc lập “ không ai có thể học tập thay mình”. HS tự kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn. - Để đạt được mục tiêu này ở cấp tiểu học chúng ta cần phải thực hiện thật tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. - Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học cần phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung bài học, phụ thuộc vào đặc điểm của từng phương pháp. * Thiết kế các hoạt động học tập cũng là một trong mhững yếu tố quan trọng nhằm huy động tất cả các em vào sự hợp tác trong hoạt động học tập. II/ Nội dung thực hiện được: Qua thời gian thực hiện phương pháp dạy học tích cực do chương trình phát triển vùng huyện Hiệp Đức tập huấn cho GV lớp 1,2 và được sự hỗ trợ về CSVC nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học, đơn vị chúng tôi có những nhận xét sau : 1/.Việc tổ chức trang trí lớp: - Bố trí bàn ghế trong lớp học rất khang trang, mỹ quan, hướng dẫn làm bảng dự báo thời tiết, trang trí góc nghệ thuật , góc ước mơ tạo không khí mát mẻ để cuốn hút HS hứng thú học tập. 2./ Vịêc giảng dạy các môn học : a/ Đối với môn Tiếng Việt : Ở lớp 1 : Đã sử dụng được tranh ảnh, vật mẫu để giới thiệu từ khoá từ ứng dụng hoặc giảng giải nội dung. Sử dụng bộ chữ cái và bảng gài để hướng dẫn mẫu; Mỗi học sinh có 01 bộ thực hành Tiếng Việt để ghép âm vần tiếng, từ mới. Xem tranh, hình vẽ để tìm vần, tiếng đã học Ví dụ : Thẻ vần ôi, ơi để điền vào các từ còn thiếu cho thích hợp: đ…. núi, bộ đ….,đồ ch… ,b… l… trong bài: vần ôi – ơi -Thẻ từ: rặng dừa/ hàng tre/ bờ chuối ; để điền vào câu : Vầng trăng hiện lên sau ………….cuối bãi . Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào. Tấm bìa từ để chơi bingo trong bài ôn tập - Sử dụng các câu văn, đoạn văn trong bài tập đọc đã học cho HS ghép - Ví dụ : Bài” Cái nhãn vở”, bài “ Bàn tay mẹ” hoặc ghép khổ thơ như bài “ Ngôi nhà”… Hình thức tổ chức : Tổ chức trò chơi ở cuối tiết học, giờ luyện tập hoặc buổi chiều; Sử dụng bảng con để kiểm tra việc viết vần, từ theo yêu cầu nội dung bài . Tổ chức cặp, tạo nhóm ngẫu nhiên bằng con vật, bằng bông hoa… Ở phần tập đọc thì tổ chức trò chơi thi ghép câu, ghép đoạn văn, đọc nối tiếp theo tổ nhóm vv… Ở lớp 2 : Áp dụng được ở phân môn tập đọc, học thuộc lòng, luyện từ và câu, kể chuyện. Bằng cách thay thế từ bằng một hình ảnh trực quan trong bài Tổ chức đọc nối tiếp, đọc phân vai, ghép đoạn văn Ví dụ : Bài: “ Ông Mạnh thắng thần gió” thay thế hình ảnh ông Mạnh và hình ảnh ông Thần Gió, hoặc trong bài “ những quả đào” Đóng vai để kể lại từng đoạn trong câu chuyện Ví dụ : Bài “ Chuyện bốn mùa” Hình thức tổ chức : Theo nhóm, cặp cũng thường xuyên hoạt động. Tổ chức vào các tiết ôn tập, củng cố kiến thức vào buổi chiều hoặc sinh ngoại khoá b/ Đối với môn Toán : Ở lớp 1 : Giáo viên cũng thường xuyên tổ chức trò chơi làm tính tiếp sức , nối số với nhóm đồ vật, ghép hình, làm tính nhanh, thẻ trắc nghiệm đúng sai, trò chơi Bin-go, rắn leo thang. Ví dụ : Dạy bài “ Số 8, số 9 số10 …” thực hiện trò chơi nối số hoặc gắn số ứng với nhóm đồ vật Bingo ở các bài cộng, trừ trong phạm vi 5,6, 7, 8 , 9…. Ở lớp 2: Củng đã vận dụmg PPDH tích cực đa số các bài luyện tập, luyện tập chung Ôn tập và một số bài mới như: ½ ,1/3 ,1/4 1/5 - Tổ chức: trò chơi bingo, ghép cánh hoa, ghép hình, rắn leo thang, gieo xúc xắc… Hình thức tổ chức : cũng theo nhóm, cặp tạo nhóm ngẫu nhiên, làm tiếp sức, thẻ trắc nghiệm … Thường trong tiết dạy, mỗi bài tập được thiết kế theo mỗi hoạt động khác nhau, rất phong phú, tạo cho HS tư thế nhẹ nhàng thoả mái trong tiết học “ Học mà chơi, chơi mà học” c/ Đối với môn Tự nhiên xã hội và các môn học khác : Giáo viên cũng tổ chức nhiều hoạt động học tập, chuẩn bị được một số đồ dùng như : Tranh ảnh , thẻ con vật, thẻ từ, vật thật, sơ đồ cơ thể người…để hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Với nhiều cách thiết kế các hoạt động khác nhau cho từng loại bài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS tự chiếm lĩnh kiến thức, tự suy nghĩ tìm ra kiến thức mới. Ví dụ : Bài “ Con muỗi” (ở lớp1) trước khi vào bài GV cho HS khởi động bằng trò chơi “Con muỗi” tạo hứng thú cho các em. Bài “ nhận biết các vật xung quanh” - tổ chức trò chơi đoán vật Bài “ Con mèo”, “ Con cá” - tổ chức trò chơi ghép thẻ chữ vào các bộ phận con vật Đoán tên cây rau, cây hoa ( như trò chơi đố bạn ) ; Bài “ Cơ quan tiêu hoá”, “ Cơ quan hô hấp”…dùng thẻ từ thích hợp ghép vào các bộ phận của các cơ quan đó… Bài “ Một số loài vật sống dưới nước”, “ Một số loài vật sống trên cạn”… Hình thức tổ chức : -Tạo nhóm ngẫu nhiên bằng con vật, bằng số; hoạt động theo cặp, nhóm, tổ -Tổ chức trò chơi tìm tên con vật ứng với đặc điểm đã cho sẵn; . Một số hình thức như vừa nêu trên cũng có thể áp dụng cho các môn khác như: An toàn giao thông, đạo đức… • Tóm lại: Việc chuẩn bị đầy đủ ĐDDH và đầu tư vào thiết kế bài học theo các hoạt động học tập khác nhau trong mỗi tiết mà trường chúng tôi thực hiện đã đem lại kết quả tốt đẹp . Sử dụng ĐDDH và hình thức hoạt động theo nhóm, cặp tạo điều kiện cho mọi HS được tham gia, tạo sự mạnh dạn, tự tin tình thần tập thể cao. III/ Mặc hạn chế - Tuy nhiên trong thời gian thực hiện đơn vị trường Nguyễn Thị Minh Khai củng có những hạn chế sau: 1/ Những việc chưa làm: - Chưa thể hiện được ở tất cả các tiết học , mà chỉ thực hiện ở một số tiết dễ làm ĐDDH - Một số tranh, ảnh khó tìm hoặc vẽ không được (TN&XH, tranh TV1 ) . - Một số đồ dùng làm còn thiếu VD thẻ từ, thẻ bingo, câu văn, đoạn văn…, hình ảnh trực quan… - Rèn kĩ năng tạo nhóm chưa nhiều 4/ Nguyên nhân: - Nếu làm tất cả đồ dùng cho tất cả các tiết là không đảm bảo thời gian cho việc soạn bài - Tranh, ảnh ở SGK là tranh, ảnh chụp hoặc photo màu không vẽ lại được, còn nếu đem photo trắng đen là không khoa học. - Thao tác của HS lớp 1, 2 còn chậm nên cũng rất khó khăn cho việc hình thành kĩ năng ( tốn nhiều thì gian) IV/ Đề xuất - kiến nghị Chuyên môn ngành, chuyên môn trường tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho để tập thể GV chúng tôi hoàn thành tốt công việc. Ban quản lí dự án cần hỗ trợ thêm một số thiết bị khó làm chúng tôi khỏi gặp khó khăn.Đầu tư nhiều hơn về nguyên vật liệu. Hỗ trợ kinh phí… Người viết . THAM LUẬN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TỔ CHUYÊN MÔN 1- 2 I/ Mục tiêu của việc thực hiện PPDH tích cực: Là phát huy tính tích cực, . 7, 8 , 9…. Ở lớp 2: Củng đã vận dụmg PPDH tích cực đa số các bài luyện tập, luyện tập chung Ôn tập và một số bài mới như: ½ ,1/ 3 ,1/ 4 1/ 5 - Tổ chức: trò

Ngày đăng: 08/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan