Luận văn Kinh tế: Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam

267 536 0
Luận văn Kinh tế: Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 5 1.1.1. Các nghiên cứu về mô hình Tập đoàn Tài chính trong và ngoài nước 5 1.1.2. Các nghiên cứu về cơ chế quản l , giám sát tài chính trong Tập đoàn Tài chính trong và ngoài nước 9 1.1.3. Tổng hợp các kết quả chính của các công trình nghiên cứu 17 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu 18 1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƯỢC SỬ DỤNG 18 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ L LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 22 2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 22 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm Tập đoàn Tài chính 22 2.1.2. Phân loại Tập đoàn Tài chính 26 2.2. CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH .................................................................................................................................. 30 2.2.1. Khái niệm cơ chế quản l tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính 30 2.2.2. Nộidungcủacơchế quản l tài chínhcủa Nhànướcvới Tập đoàn Tài chính 33 2.2.3. Tổ chức quản l tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính 57 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản l tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính 60 2.3. KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 64 2.3.1. Cơ chế quản l tài chính của Nhà nước đối với Tập đoàn Tài chính ở một số quốc gia 65 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 79 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 80 3.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 80 3.1.1. Sự hình thành Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam 80 3.1.2. Đặc trưng của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam 82 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam 86 3.1.4. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam 91 3.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 95 3.2.1. Quá trình xây dựng khung pháp l về quản lý tài chính đối với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam 95 3.2.2. Thực trạng tổ chức quản l tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam 98 3.2.3. Thực trạng cơ chế quản l tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam 101 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 144 3.3.1. Kết quả đạt được 144 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 146 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 166 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 167 4.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 167 4.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam 167 4.1.2. Quan điểm hoàn thiện cơ chế quản l tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam 171 4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 173 4.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản l huy động vốn của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ....................................................................................................................... 173 4.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản l sử dụng vốn của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ....................................................................................................................... 177 4.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản l doanh thu, chi phí và phân chia lợi nhuận của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính 179 4.2.4. Hoàn thiện cơ chế giámsát tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính 181 4.2.5. Hoàn thiện mô hình quản l tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính 188 4.2.6. Nhóm giải pháp hỗ trợ 198 4.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 208 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 213 KẾT LUẬN 214 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾ N LUÂN Á N DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Agribank Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ABC Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc APE Cơ quan quản l phần vốn góp Nhà nước BKS Ban kiểm soát BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BSP Ngân hàng Trung ương Philipines BOC Ngân hàng Trung Quốc CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CSH Chủ sở hữu CBRC Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc CCB Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc CIECB Ngân hàng tín dụng Xuất nhập khẩu Trung Quốc CIRC Ủy ban điều tiết bảo hiểm Trung Quốc CSRC Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc CITIC Tập đoàn Đầu tư và Tín thác Quốc tế CTCK Công ty chứng khoán DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DNBH Doanh nghiệp Bảo hiểm ĐCSTQ Đảng Cộng sản Trung Quốc ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông ĐTCB Đề tài cấp Bộ ĐTCV Đề tài cấp Viện ECB Ngân hàng Trung ương Châu Âu FSA Cơ quan dịch vụ tài chính FSMC Hội đồng quản l hệ thống tài chính FCD Cơ quan lập pháp Châu Âu HĐQT Hội đồng quản trị ICBC Ngân hàng Công thương Trung Quốc KH Kế hoạch KTXH Kinh tế xã hội LATS Luận án tiến sĩ vii MAS Ngân hàng Trung ương Singapore MA Mua bán, sáp nhập NHTM Ngân hàng thương mại NCRC Ủy ban cải cách và phát triển Quốc gia NDRC Ủy ban cải cách NSNN Ngân sách Nhà nước PBC Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc PBOC Ngân hàng Trung ương Trung Quốc PTGĐ Phó Tổng giám đốc QLTC Quản l tài chính QLGSBH Quản l và giám sát bảo hiểm ROA Tỷ suất lợi nhuận Tổng Tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận Vốn chủ sở hữu SXKD Sản xuất kinh doanh SAFE Tổng cục Quản l ngoại hối Nhà nước SASAC Ủy ban quản l , giám sát tài sản Nhà nước Trung Quốc SCIC Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước TĐKT Tập đoàn Kinh tế TĐTC Tập đoàn Tài chính TNHH Trách nhiệm hữu hạn TGĐ Tổng Giám đốc TTCK Thị trường Chứng khoán UBGSTCQG Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia UBCK Ủy ban Chứng khoán Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VAMC Công ty Quản l tài sản XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1. Các loại hình NHTM và số lượng 92 Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh bình quân của một số TĐTC 95 Bảng 3.3. mức vốn điều lệ trong các công ty con của TĐTC Bảo hiểm Bảo Việt 111 Bảng3.4.ChỉsốCARcủaTĐTCBảohiểm–BảoViệtsovớicácTĐTC–Ngânhànglớn. 117 Bảng 3.5. Huyđộng vốn vaycủa các TĐTC– BH Bảo Việt so với NHTMCPNhànước. 123 Bảng 3.6. Tình hình quản l , sử dụng tài sản của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt 131 Bảng 3.7. Thù lao của thành viên HĐQT, TGĐ và thành viên Ban Kiểm soát của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt 139 Bảng 3.8. Tình hình tăng vốn Điều lệ của các NHTM Nhà nước 147 Bảng 4.1. Các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN .. 181 Bảng 4.2. Các chỉ tiêu chi tiết hóa cấp 3, cấp 4 182 Bảng 4.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh quốc tế của DNNN Trung ương 183 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mô hình của Tập đoàn Tài chính 28 Sơ đồ 2.2. Mô hình một chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần chi phối 52 Sơ đồ 2.3. Mô hình có nhiều chủ sở hữu tham gia đầu tư 53 Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của Tập đoàn Tài chính 88 Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức quản l tài chính tổng thể của Nhà nước đối với Tập đoàn Tài chính 101 Đồ thị 3.1. Tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận, các quỹ của TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt115 Đồ thị 3.2. Mức tăng các khoản phải trả ngắn hạn của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt.. 125 Đồ thị 3.3. Tình hình đầu tư của TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt 129 Đồ thị 3.4. Khả năng thanh toán, Tỷlệ an toàn vốn của TĐTC Bảo hiểm– Bảo Việt .. 133 Hình 3.1. Tình hình áp dụng Basel tại các quốc gia 156 Sơ đồ 4.1. Mô hình quản l tài chính của Nhà nước đối với TĐTC 194 (thành lập một công ty đầu tư riêng trong lĩnh vực tài chính) 194 Sơ đồ 4.2: Mô hình quản l tài chính của Nhà nước đối với TĐTC 195 (mở rộng lĩnh vực đầu tư và vai trò, chức năng của SCIC hiện tại) 195 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ý tưởng hình thành và phát triển Tập đoàn Tài chính (TĐTC) ở Việt Nam được bắt đầu đồng thời với ý tưởng phát triển tổng công ty lớn thành tập đoàn kinh tế (TĐKT) từ Quyết định số 91TTg ngày 731994 của Thủ tướng Chính phủ. Cho đến Nghị quyết Trung ương ba Khóa IX, chủ trương hình thành và phát triển TĐKT đã chính thức được đưa ra “hình thành một số TĐKT mạnh trên cơ sở các tổng công ty Nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế”. Đây chính là tiền đề cho việc hình thành TĐTC với mô hình thí điểm TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt theo Quyết định số 3102005QĐ TTg ngày 28112005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án cổ phần hóa Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt. Trong giai đoạn tái cơ cấu các Tổ chức tín dụngViệt Nam, các TĐTC trong lĩnh vực ngân hàng cũng đã xuất hiện và có xu hướng phát triển mạnh. Trong đó, tiên phong là các Ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần Nhà nước. Để quản l tài chính (QLTC) đối với các TĐKT, Nhà nước đã ban hành cơ chế QLTC. Trong quá trình thực hiện, cơ chế này đã góp phần tách bạch chức năng quản l của chủ sở hữu, quản lý Nhà nước và tăng cường quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), các TĐKT. Đồng thời đảm bảo phần vốn Nhà nước đầu tư vào các TĐKT được bảo toàn và phát triển; nâng cao năng lực cạnh tranh của TĐKT theo hướng quản trị doanh nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, cùng với những đổi thay của môi trường kinh doanh, những đổi thay của chính các TĐTC, cơ chế QLTC của Nhà nước đối với TĐTC đang tỏ ra không phù hợp. Để góp phần thúc đẩy các TĐTC phát triển và hướng tới mục tiêu QLTC có hiệu quả của Nhà nước đối với TĐTC, hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC là đòi hỏi tất yếu. Góp phần đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, đề tài luận án “Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC ở Việt Nam. Để hoàn thành mục tiêu trên, những nhiệm vụ sau cần được thực hiện trong quá trình nghiên cứu Luận án: Hệ thống hóa những vấn đề l thuyết cơ bản về cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC. Tổng hợp kinh nghiệm của một số nước về hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nước và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC trong những năm gần đây. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC ở Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cơ chế QLTC của Nhà nước đối với TĐTC. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu cơ chế QLTC của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam, chủ yếu nghiên cứu đối với TĐTC do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, trong đó nghiên cứu chủ yếu với trường hợp là TĐTC Bảo hiểm Bảo Việt (có so sánh với một số NHTM cổ phần Nhà nước) để minh họa. Đề tài được nghiên cứu trên phương diện Nhà nước, xem xét các quy định về cơ chế QLTC của Nhà nước với các nội dung quản lý huy động vốn, quản l sử dụng vốn, quản l doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận, giám sát tài chính; mô hình tổ chức quản l của Nhà nước. Cơ chế QLTC trong nội bộ tập đoàn không phải là đối tượng nghiên cứu trong Luận án; các TĐTC khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án. Thời gian: nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 10 năm gần nhất (2006 – 2016), trong đó số liệu lấy tập trung trong giai đoạn 05 năm (2012 – 2016). 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: phương pháp khái quát hóa, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, để thu thập thông tin, tổng hợp thông tin và đánh giá các nội dung về QLTC của Nhà nước đối với TĐTC ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Hệ thống hóa cơ sở l luận về cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC; đặc biệt phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế QLTC của Nhà nước làm phong phú thêm l thuyết về cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC. Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu là sự mở đường để vận dụng thành công, đúng đắn lí luận về cơ chế QLTC vào thực tiễn nhằm hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nước với các TĐTC ở Việt Nam hoạt động và phát triển, đồng thời đảm bảo được các mục tiêu của Nhà nước. 7. Kết cấu của luận án: gồm 04 Chương Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở l luận về cơ chế quản l tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính. Chương 3: Thực trạng cơ chế quản l tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam Chương 4: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản l tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 1.1.1. Các nghiên cứu về mô hình Tập đoàn Tài chính trong và ngoài nước Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về TĐTC, trong đó tập trung vào các loại mô hình TĐTC đặc trưng theo từng khu vực như Mỹ, các nước Châu Âu, Châu Á (điển hình như Nhật, Trung Quốc,…): Năm 1990, Richard J. Herring thông qua nghiên cứu The Corporate Structure of Financial Conglomerates 136 đã đi xem xét các vấn đề chính sách của Chính phủ liên quan đến cấu trúc tổ chức thích hợp của một TĐTC cung cấp các dịch vụ ngân hàng cơ bản cùng với các dịch vụ tài chính khác. Nghiên cứu tập trung giải quyết vấn đề cơ chế hoạt động của ngân hàng ở Mỹ phải được đặt trong bối cảnh cạnh tranh với các TĐTC. Năm 1995, Merton trong “A Functional Perspective of Financial Intermediation” 128 đã đưa ra lý thuyết về sự hình thành TĐTC. Ông nói rằng các trung gian tài chính thực hiện chức năng phân bổ và triển khai các nguồn lực kinh tế. Theo thời gian, phương thức và tổ chức thực hiện các chức năng này có thể thay để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong đó, những thay đổi rõ nét nhất là sự phát triển l thuyết tài chính, đổi mới tài chính, đổi mới công nghệ và tự do hóa cả trong và ngoài biên giới (Allen và Santomero, 1999 và Borio and Filosa, 1994). Năm 2000, Skipper đưa ra ba cấu trúc cho các TĐTC trong nghiên cứu “Financial Services Integration Worldwide: Promises and Pitfalls” 137. Đầu tiên là mô hình ngân hàng đa năng sở hữu các công ty con cung cấp dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác. Ngân hàng toàn cầu đảm nhận cả hoạt động NHTM và hoạt động chứng khoán. Mô hình thứ hai là mô hình công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc ngân hàng và sở hữu các công ty con có vốn hóa riêng biệt hoạt động trong các dịch vụ tài chính khác nhau. Mô hình thứ ba là cấu trúc công ty cổ phần, trong đó hoạt động của một công ty mẹ nắm giữ giới hạn cổ phần. Mô hình ngân hàng đa năng phổ biến ở châu Âu, trong khi mô hình công ty cổ phần phổ biến ở Mỹ và Nhật Bản. Năm 2008, Li Guo trong nghiên cứu “Financial Conglomerates in China: Legality, Model and Concerns” 131 đã đề cập đến khung pháp l và mô hình TĐTC ở Trung Quốc trong quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước của Trung Quốc. Vấn đề nổi bật trong nghiên cứu này về TĐTC là nguyên tắc quy định trong các Luật Chứng khoán, Luật Bảo hiểm và Luật Ngân hàng thương mại của Trung Quốc. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh một trong ba lĩnh vực tài chính không được phép đầu tư sang hai lĩnh vực còn lại, nhưng lại cho phép các doanh nghiệp phi tài chính có thể đầu tư vào các lĩnh vực này. Bên cạnh khung pháp lý quy định về hoạt động của TĐTC, nghiên cứu cũng làm rõ hai mô hình TĐTC thông dụng là mô hình TĐTC đa năng (Universal Banking) và mô hình TĐTC Holding (The Financial Holding Company), cũng như phân tích các ưu, nhược điểm khi áp dụng hai mô hình này vào các TĐTC ở Trung Quốc. Từ đó, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị việc áp dụng mô hình phù hợp trong từng giai đoạn: giai đoạn đầu nên áp dụng mô hình holding, dần dần tiến tới áp dụng theo mô hình TĐTC đa năng trong giai đoạn tái cơ cấu và chuyển đổi các NHTM Nhà nước sang hoạt động theo hình thức tư nhân. Năm 2008, Kuhara Masaharu nghiên cứu “US and European Financial Conglomerate Organizations and their Implications for Japan and Other Large Diversified Financial Firms in Asia” 124 đã trình bày về các mô hình TĐTC truyền thống của Châu Âu và Mỹ, theo đó chủ yếu gồm có 3 mô hình chính là mô hình ngân hàng đa năng, mô hình holding mà công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty con và mô hình công ty mẹ kinh doanh một trong những ngành chính là ngân hàng, chứng khoán hoặc bảo hiểm. Nghiên cứu chỉ ra rằng quản l hiệu quả là rất quan trọng đối với một TĐTC do tính chất phức tạp của hoạt động và quy mô lớn. Nghiên cứu cũng cho thấy việc áp dụng một mô hình quản l TĐTC của Mỹ hoặc Châu Âu vào Nhật hay các nước Châu Á khác là không phù hợp mặc dù mô hình đó đang hoạt động tốt ở Mỹ. Điều này là do có sự khác biệt trong môi trường cạnh tranh và các quy định pháp l , khả năng lãnh đạo, quản lý. Do đó cần phải có ứng dụng phù hợp và linh hoạt. Một số nghiên cứu phân tích các xu hướng phát triển trong vài ba thập kỷ gần đây như việc phát triển nhanh các định chế tài chínhngân hàng đa năng, các nước đang phát triển ngày càng mở cửa thị trường tài chính, luồng vốn chuyển dịch ngược từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển …. (chẳng hạn nghiên cứu của Beim David O. Và Charles W. Calomiris (2001); Fabozzi Frank J. Và Franco Modigliani (2003) 105; Eichengreen, Barry (2004),...). Các nghiên cứu trong nước thời gian qua tập trung nhiều vào nghiên cứu về mô hình TĐKT Nhà nước ở Việt Nam nhằm đánh giá lại việc thí điểm thành lập các TĐKT Nhà nước trong giai đoạn trước đó, cũng là thời điểm Việt Nam mới tiếp cận với mô hình hoạt động của TĐKT không lâu nên vẫn còn trong giai đoạn mới mẻ cần nghiên cứu. Mô hình TĐTC ở Việt Nam cũng mới chỉ được nhắc đến thông qua các nghiên cứu cụ thể đối với các NHTM cổ phần theo xu hướng mong muốn chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình TĐTC, hoặc các trường hợp doanh nghiệp kinh doanh hai trong 3 lĩnh vực tài chính. Cụ thể: Năm 2007, Đề tài luận án “Phân tích mô hình và cấu trúc Tập đoàn Tài chính – ngân hàng, ứng dụng vào ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức” 16 của Hoàng Xuân Thành đã đi phân tích các yêu tố chủ yếu của mô hình TĐTC – ngân hàng và cấu trúc tổ chức của mô hình tập đoàn, để áp dụng cho BIDV trong quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức. Năm 2008, LATS của Nguyễn Đức Hưởng, Học viện Ngân hàng “Chuyển ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thành tập đoàn tài chính” 29 đã đi nghiên cứu cụ thể việc chuyển đổi mô hình của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Luận án đã hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về TĐTC và nghiên cứu mô hình điển hình mang tính phổ biến mà các TĐTC thế giới hiện nay đang áp dụng. Phân tích đánh giá thực trạng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như những điều kiện để chuyển đổi. Trên cơ sở đó, Luận án khẳng định sự cần thiết phải chuyển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành TĐTC trong tương lai, đồng thời đưa ra hệ thống giải pháp chủ yếu để chuyển đổi theo hướng nền kinh tế đổi mới của Việt Nam. Năm 2008, LVThS của Trần Ái Phương “Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo định hướng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam”74. Mặc dù luận văn đi vào nghiên cứu về giải pháp MA đối với ngân hàng nhưng cũng đã thể hiện một xu hướng hình thành TĐTC ngân hàng ở Việt Nam từ thời điểm đó, thông qua hình thức MA. Năm 2012, LATS của Ngô Văn Tuấn đề cập đến chuyển đổi các NHTM cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sang hoạt động theo mô hình TĐTC trong Luận án “Xây dựng Tập đoàn Tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh”28. Trong đó, nội dung của luận án tập trung vào các vấn đề về cơ cấu tổ chức, nhân sự, năng lực tài chính, sản phẩm dịch vụ, công nghệ thông tin và tính pháp lý để các NHTM cổ phần trên địa bàn Thành phố có thể chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình TĐTC. 1.1.2. Các nghiên cứu về cơ chế quản lý, giám sát tài chính trong Tập đoàn Tài chính trong và ngoài nước Thứ nhất, trên thế giới các vấn đề về QLTC liên quan tới TĐTC đã được nghiên cứu tương đối nhiều dưới các giác độ khác nhau với các mức độ chuyên sâu khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung chủ yếu về giám sát tài chính đối với TĐTC. Năm 1995, “The supervision of financial conglomerates” 139, của Tripartite Group, tập trung nghiên cứu các vấn đề giám sát tài chính đặt ra cho TĐTC hoạt động chủ yếu ít nhất trong hai lĩnh vực tài chính khác nhau mà không nói đến các vấn đề giám sát phát sinh trong trường hợp tập đoàn hỗn hợp, cung cấp dịch vụ tài chính và phi tài chính. Báo cáo đưa ra việc giám sát hợp nhất và giám sát đơn lẻ theo ba lĩnh vực chính: giám sát liên quan đến an toàn vốn đối với công ty mẹ; giám sát trách nhiệm của các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn; quyền hạn trong giám sát xét trong cấu trúc tập đoàn nhằm thu thập thông tin về cơ cấu quản l , pháp l , hạn chế sự ảnh hưởng của cấu trúc tập đoàn đến hoạt động giám sát. Báo cáo kết luận cần thiết phải có sự phối hợp sâu trong giám sát giữa ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Cần kết hợp giữa giám sát hợp nhất ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm với giám sát đơn lẻ trong từng lĩnh vực. Năm 1997, Howell E. Jackson 116 cho thấy việc điều tiết của TĐTC dạng Holding rất đa dạng và được quản l bởi một số văn bản pháp l , trong đó tập trung vào 5 vấn đề: 1) đảm bảo khả năng thanh toán; 2) ngăn chặn sự phá vỡ hệ thống; 3) ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo vệ sự cạnh tranh trong tín dụng và thị trường vốn; 4) định mức về tái phân phối; và 5) sử dụng quy chế tài chính thông qua hệ thống pháp lý để nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị, như các quy định hạn chế sở hữu nước ngoài đối với doanh nghiệp trong nước hoặc mở rộng phạm vi của ngân hàng đô thị tại khu vực nông thôn. Nghiên cứu “The Regulation of Financial Holding Companies – Entry for New Palgrave Dictionary of Law and Economics” cũng đưa ra một số quy định đối với TĐTC như quy định về khả năng thanh toán; hạn chế một số hoạt động giữa công ty mẹ trong Tập đoàn và các công ty con; những vấn đề về cạnh tranh. Năm 1998, Christine A. Tate 96 đã trình bày tổng quan tình hình phát triển các doanh nghiệp theo mô hình TĐTC ở Mỹ và thực trạng các quy định pháp l có thể sẽ không theo kịp mức độ phát triển của TĐTC, điều này đã gây ra nhiều tranh luận về hệ thống tài chính hiện đại trong bài viết “Financial Conglomerates: New World, New Challenges for Supervisors”. Theo đó, các TĐTC sẽ cần phải có cách để điều hòa được vấn đề này. Trong đó, bài viết tập trung vào một số vấn đề như: cần định nghĩa vai trò hỗ trợ, nâng đỡ của cơ quan giám sát (Cục dự trữ liên bang); vấn đề về an toàn vốn của TĐTC; vấn đề về áp dụng tiêu chuẩn vốn của ngân hàng cho tất cả các công ty con trong mô hình công ty mẹ công ty con; sự phức tạp trong đánh giá về vốn giữa các ngành; việc quy định chức năng giám sát. Tuy nhiên, bài viết cũng nhấn mạnh hiện đại hóa tài chính cụ thể là giám sát hoạt động của TĐTC là cần thiết và sẽ phải làm sớm. Năm 2002, Half Cameron đã kết luận trong nghiên cứu của mình “Evolving Trends in the Supervision of Financial Conglomerates” 114 rằng thẩm quyền chi phối cấu trúc TĐTC phụ thuộc vào từng quốc gia, bao gồm Luật và khung pháp l hiện hành đối với các định chế tài chính. Năm 2002, Milo Melanie đã nghiên cứu về mô hình giám sát của Philippines trong “Financial Services Intergration and Consolidated Supervision: Some issues to Consider for the Philippines” 129. Các TĐTC chiếm ưu thế trong nước đặc biệt với sự xuất hiện của ngân hàng toàn cầu vào đầu những năm 1980. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp l quy định đối với dịch vụ tài chính trong nước vẫn dựa trên phương pháp tiếp cận truyền thống. Trách nhiệm giám sát được chia sẻ bởi ba cơ quan giám sát được ngân hàng trung ương Philippines ủy thác giám sát đối với các ngân hàng. Phương thức này không giải quyết được triệt để rủi ro của các tập đoàn. Một mặt, có thể có các công ty không được giám sát hiệu quả. Mặt khác, việc chia sẻ trách nhiệm giám sát giữa nhiều cơ quan có thể dẫn đến không phân định được trách nhiệm cuối cùng trong quá trình giám sát. Một số các nghiên cứu khác cũng có cách tiếp cận về giám sát tài chính với mức độ chuyên sâu khác nhau qua kinh nghiệm các nước trong giai đoạn từ 2002 đến 2007, như: Naoyuki Yoshino, Koichi Suzuki, Kazutomo Abe, Masatoshi Kuhara (2007) (các nước Đông Á), Melanie S. Milo (2007), Gruson Michael (2004) (về EU); Cho Yoon Je (2002) (về Hàn Quốc),… Năm 2003, Fabozzi và cộng sự trong cuốn “Foundations of Financial Markets and Institutions” 105 xuất bản lần thứ 4 đã mô tả các hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động tài trợ và kiểm soát rủi ro tài chính. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi loại QLTC đều nhằm hạn chế rủi ro cho người đi vay, ngân hàng và nhà đầu tư, cũng như trách nhiệm của nhà nước trong việc quản l tài sản khi liên tục có sự biến động về lãi suất, giá tài sản, các ràng buộc pháp l , tình hình cạnh tranh quốc tế và các cơ hội. Cuốn sách dành một dung lượng lớn để phân tích phương thức QLTC và trách nhiệm của các tổ chức tài chính cũng như các công cụ để hỗ trợ việc quản l . Với cách tiếp cận từ thực trạng các tổ chức tài chính, cuốn sách đưa ra khuyến nghị cần có sự thay đổi về thể chế và môi trường của thị trường tài chính cũng như các định chế tài chính. Năm 2003, nhóm các tác giả Richard J. Herring và Robert E. Litan đã đưa ra nhận định về hoạt động của TĐTC tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Xu hướng giám sát TĐTC ở các quốc gia sẽ tập trung tại một cơ quan duy nhất (thường là Ngân hàng Trung ương) trong khi các doanh nghiệp khác vẫn chịu sự giám sát tài chính theo chuyên ngành trong tác phẩm “Financial Conglomerates: The Future of Finance?”135. Năm 2005, Graeme Thompson and Brian Gray trong nghiên cứu “Supervising Financial Institutions and Conglomerates” 113 đã đi xem xét một số vấn đề gắn với rủi ro và quản l vốn đứng trên quan điểm của người giám sát tài chính, đối với trường hợp các TĐTC thực hiện đầu tư trong các lĩnh vực phi tài chính cũng như rủi ro trong vấn đề quản l vốn. Bài viết cũng đưa ra một số gợi ý và định hướng tập trung vào quản l vốn lưu động; quy định pháp l trong quản l vốn thông qua các công cụ giám sát và kỹ thuật giám sát, do một cơ quan giám sát thực hiện. Năm 2011, trong nghiên cứu về “Regulation of Financial Conglomerates in China: From De Facto to De Jure” 107, Fan Liao đã nghiên cứu chi tiết về TĐTC ở Trung Quốc. Nghiên cứu đã làm rõ những khái niệm về TĐTC, sự phát triển chung của TĐTC ở Trung Quốc, các loại TĐTC, và một số loại TĐTC chính ở Trung Quốc. Bên cạnh phần l luận về TĐTC, nghiên cứu cũng đi vào tìm hiểu về thực trạng khung pháp l và cấu trúc quy chế của TĐTC, đầu tư vốn vào các lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm. Trong phần cấu trúc TĐTC, nghiên cứu cho thấy cơ cấu tài chính của TĐTC đang được quản l hoàn toàn độc lập thông qua các văn bản quy phạm chuyên ngành, với các cơ quan quản lý khác nhau. Cơ chế này được thực hiện từ những năm 1990. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc chưa có cơ chế riêng cho TĐTC, đặc biệt trong giám sát TĐTC. Thậm chí, hoạt động theo mô hình TĐTC còn bị cấm trong quy định trong các Luật Ngân hàng Thương mại, Luật Bảo hiểm (1995) và Luật Chứng khoán (1998). Nghiên cứu cũng khẳng định: những hạn chế trong các quy định pháp l cần phải được sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung để có thể quản l , giám sát mọi hoạt động của TĐTC. Năm 2014, “Consolidated Supervision of Banks and Financial Conglomerates: A handbook for Financial Regulators and Supervisors” của Victor Ekpu 143 là cuốn cẩm nang hướng dẫn trong thành lập, quản l , giám sát, điều tiết các ngân hàng và các TĐTC trên cơ sở hợp nhất để quản l . Cẩm nang nhấn mạnh đến vấn đề định lượng về quy chế tài chính quốc tế, giám sát của các ngân hàng và các TĐTC. Cuốn cẩm nang cũng đưa ra một số trường hợp nghiên cứu, một số ví dụ từ các nhóm tài chính và khu vực pháp lý được quy định ở các nước. Năm 2015, trong nghiên cứu “Interconnectedness of Financial Conglomerates”, Gael Hauton và Jean Cyprien Hesam 109 đã xem xét mối liên kết tự nguyện trong hoạt động giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng và sự hình thành các TĐTC, đồng thời đi xem xét sự khác biệt giữa một doanh nghiệp hoạt động chuyên ngành bảo hiểm, ngân hàng thuần túy với doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thuộc TĐTC. Nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với các rủi ro nhỏ, TĐTC sẽ mang lại mức độ an toàn cao hơn; nhưng với các rủi ro lớn mang tính dây truyền sẽ mang đến sự đổ vỡ nghiêm trọng cho TĐTC. Do đó, việc giám sát và QLTC đối với TĐTC đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cũng tập trung vào các vấn đề về nguyên tắc, phương pháp, công cụ quản lý, giám sát TĐTC, bao gồm: (1) công cụ giám sát trong các quy định của Liên minh Châu Âu về giám sát an toàn vốn hay sự đủ vốn của Tập đoàn; giám sát việc hạn chế các khoảng trống pháp l ; giám sát giới hạn tín dụng ở cấp độ tập đoàn đối với TĐTC. Một số nghiên cứu tiêu biểu của Andrew Kuritzke và cộng sự (2003), Gruson Maichael (2004), Gortos Christos (2010) và Yoo, Y.Emilie (2010). (2) Với cách tiếp cận ở góc độ quản l , giám sát tập trung vào công ty mẹ các nghiên cứu tập trung phân tích sâu việc quản l các hoạt động đa dạng hóa kinh doanh, tiêu biểu như nghiên cứu của Piero Michel và Cộng sự (2006), Heppelmann và Cộng sự (2008), Erlinda S. Echanis (2009),… Các nguyên tắc, quy định về giám sát tuân thủ của các định chế tài chính theo Hiệp ước Basel (Basel I (1998), Basel II (2004) và Basel III (2010) về chuẩn mực an toàn hoạt động theo CAMELS được các tác giả, các tổ chức như IMF (nghiên cứu năm 2000, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009), IMF và World Bank (2005) nghiên cứu. Thứ hai, các nghiên cứu trong nước tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu cơ chế QLTC đối với TĐKT, Tổng công ty Nhà nước và những nghiên cứu về cơ chế QLTC đối với các loại hình doanh nghiệp có liên quan trong giai đoạn tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa DNNN. Trong đó, các nghiên cứu đều tập trung vào các nội dung của cơ chế QLTC bao gồm: quản lý huy động vốn, quản l sử dụng vốn, quản l doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận và giám sát. Nghiên cứu đứng trên các góc độ khác nhau, như: Từ góc độ quản l của Nhà nước, tiếp tục thời kỳ đổi mới nền kinh tế hoạt động theo kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo chủ trương của Đảng. Trong giai đoạn 2000 – 2010, đồng thời với cổ phần hóa, sắp xếp đổi mới các DNNN, chuyển đổi DNNN sang hoạt động theo các loại hình doanh nghiệp mới ở Việt Nam. Do đó, trong giai đoạn chuyển đổi cải cách, các vấn đề về cơ chế QLTC của Nhà nước cần phải được hoàn thiện và xây dựng cơ chế quản l cho loại hình doanh nghiệp mới, đặc biệt là mô hình TĐKT. Các tác giả Phạm Quang Trung (2000) 55, Bùi Văn Vần (2002) 3, PGS.TS. Thái Bá Cẩn (2003) 66, PGS.TS. Nguyễn Đăng Nam (2004), Trịnh Thanh Huyền (2004) 82, Phùng Thế Tính (2008) 56, Ngô Văn Khoa (2009), Nguyễn Đăng Quế (2009) 39,… đã nghiên cứu vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và rút ra bài học cho Việt Nam đến việc đánh giá thực trạng cơ chế QLTC hiện tại và đề xuất giải pháp hoàn thiện theo mô hình mới, cũng như đi nghiên cứu cơ chế QLTC của Nhà nước đối với mô hình TĐKT khi vận dụng vào Việt Nam. Giai đoạn tái cơ cấu DNNN tập trung vào các TĐKT, Tổng công ty Nhà nước, các nghiên cứu tập trung vào hoàn thiện cơ chế QLTC để nâng cao năng lực cạnh tranh của các TĐKT Nhà nước (nghiên cứu của Vũ Anh Tuấn, 2012), hay nghiên cứu chuyên sâu hơn về vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp theo quan điểm chuyển từ quản l tài sản, theo hình thức mệnh lệnh, tuân thủ sang quản l vốn trên cơ sở nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tạo tính chủ động trong các quyết định kinh doanh của người quản l doanh nghiệp. Các nghiên cứu theo hướng này có Phạm Thị Thanh Hòa (2012), Trần Xuân Long (2014), PGS.TS. Bùi Văn Vần ThS. Đặng Quyết Tiến (2015) 10,… Một xu hướng nghiên cứu khác về cơ chế QLTC từ phía các doanh nghiệp khi các DNNN lớn, các Tổng công ty Nhà nước chuẩn bị thực hiện chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình TĐKT Nhà nước theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cơ chế QLTC theo mô hình TĐKT đối với từng doanh nghiệp cụ thể được nghiên cứu trong giai đoạn này, cụ thể như Nguyễn Văn Tấn (2003) 38 nghiên cứu cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Nguyễn Quốc Trị (2006) nghiên cứu đối với Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam; Vũ Hà Cường (2006) nghiên cứu cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam;… Thứ ba, các nghiên cứu về cơ chế QLTC đối với TĐTC ở trong nước mới chỉ được thực hiện trong một vài năm gần đây, cụ thể: Các nghiên cứu tập trung nhiều vào giám sát tài chính trong hệ thống giám sát và nói riêng cho TĐTC trong thời gian qua như: đi đánh giá thành tựu, hạn chế và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của NHNN đối với các NHTM (Nguyễn Thị Minh Huệ, 2009); tập trung phân tích các vấn đề l luận và thực tiễn về giám sát các TĐTC và gợi chính sách cho Việt Nam (Đỗ Kim Hảo, 2010); phân tích các rủi ro của các định chế tài chính trung gian, đồng thời chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với hệ thống giám sát của Việt Nam (Nguyễn Kim Anh, 2010); Nghiên cứu của Tô Ngọc Hưng và cộng sự (2010) về l luận và thực tiễn trong và ngoài nước đối với hệ thống giám sát tài chính, trong đó mô hình giám sát hệ thống tài chính là trọng tâm. Vấn đề nghiên cứu về giám sát TĐTC cũng được nhắc đến nhưng có giới hạn trong nghiên cứu này. Đứng trên giác độ cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm, năm 2011, ThS. Phạm Đình Trọng nghiên cứu một hình thức của TĐTC kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam trong đề tài cấp Bộ “Phương thức giám sát tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính có kinh doanh bảo hiểm”51. Đề tài đã đề cập đến khái niệm TĐTC có kinh doanh bảo hiểm với những đặc trưng riêng về vốn, dự phòng nghiệp vụ, khả năng thanh toán, hoạt động đầu tư, tái bảo hiểm. Từ việc nêu ra phương thức giám sát TĐTC, đề tài cũng nêu được những nguyên tắc cơ bản trong giám sát TĐTC của OECD, Basel. Trong nghiên cứu thực trạng, đề tài đã đề cập đến công tác quản l Nhà nước (ban hành chính sách, cấp phép, quản lý giám sát, thanh tra) đối với thị trường tài chính Việt Nam. Từ đó, chỉ ra một số hạn chế trong hoạt động giám sát thị trường tài chính và dự báo những rủi ro đối với hoạt động đa năng của các tập đoàn nói chung và đối với tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính có kinh doanh bảo hiểm nói riêng để kiến nghị một số giải pháp như: hoàn thiện phương thức giám sát, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường năng lực giám sát của cơ quan quản l Nhà nước nhằm quản l giám sát các tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính có kinh doanh bảo hiểm. Nghiên cứu gần đây nhất về giám sát tổng thể TĐTC trên phương diện kinh nghiệm các nước, năm 2015, Đề tài cấp Bộ của tác giả Hoàng Văn Thành “Giám sát Tập đoàn Tài chính, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” 17 đã góp phần xây dựng cơ sở pháp lý ban đầu cho giám sát các TĐTC ở Việt Nam. Đề tài đã tổng hợp các tiêu chí đánh giá TĐTC theo 3 nhóm: Quản trị; Sự lành mạnh về tài chính (tình trạng đủ vốn, hệ thống quản l rủi ro về tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường,..); và tự tương đương của Giám sát Tập đoàn của các Tổ chức giám sát nước ngoài. Dựa trên kinh nghiệm của các nước và bài học kinh nghiệm rút ra, cùng với thực trạng Việt Nam, tác giả đã đề xuất các kiến nghị về chính sách đối với Nhà nước, giải pháp để cải cách công tác giám sát các TĐTC có hiệu quả. 1.1.3. Tổng hợp các kết quả chính của các công trình nghiên cứu Những công trình nêu trên cho thấy giữa nghiên cứu trong nước và nghiên cứu ở nước ngoài có sự khác biệt khá rõ rệt về thời gian và đối tượng nghiên cứu. Sự hình thành và phát triển của TĐTC đã được nghiên cứu từ lâu, các tác giả cũng chỉ ra xu hướng hình thành và phát triển TĐTC của các nước đều trải qua một quá trình mà xuất phát từ nhu cầu của các bên cần hợp lại thông qua MA để hình thành TĐTC. Rất ít các quốc gia có sự tồn tại phần vốn Nhà nước trong các TĐTC, do đó vấn đề QLTC của Nhà nước đối với TĐTC chủ yếu là giám sát tài chính theo các nguyên tắc của Basel, và vấn đề quản trị rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Phần lớn các nghiên cứu ở Việt Nam về cơ chế QLTC trong nội bộ TĐKT phi tài chính. Một xu hướng nghiên cứu sâu hơn về cơ chế QLTC của Nhà nước là tập trung vào cơ chế giám sát và mô hình tổ chức bộ máy do Việt Nam đang trong giai đoạn tái cơ cấu DNNN trong đó có các TĐKT, Tổng công ty. Đối với trường hợp TĐTC nói chung, mới chỉ có một nghiên cứu gần nhất (2015) nhưng chủ yếu đi nghiên cứu kinh nghiệm các nước về giám sát tài chính đối với TĐTC. Một nghiên cứu về cơ chế QLTC của Tổng công ty Bảo hiểm khi chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh doanh (2006) và một nghiên cứu có liên quan đến phương thức giám sát các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính có kinh doanh bảo hiểm (2011). Như vậy có thể nhận thấy một khoảng trống nghiên cứu lớn về cơ chế QLTC của Nhà nước đối với TĐTC. 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu Nghiên cứu toàn diện về mặt l luận và thực tiễn về cơ chế QLTC của Nhà nước đối với TĐTC ở Việt Nam cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào thực hiện. Những vấn đề về đặc trưng của TĐTC ở Việt Nam, cơ chế QLTC của Nhà nước, các chỉ tiêu phản ánh nội dung của cơ chế QLTC,… được hiểu trong bối cảnh của Việt Nam thế nào. Đó là những vấn đề chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến đối với trường hợp TĐTC ở Việt Nam. Để giải làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu, một số câu hỏi nghiên cứu cần được giải quyết trong đề tài luận án như sau: 1. Khái niệm và đặc trưng của TĐTC (TĐTC là gì? TĐTC có đặc trưng gì?) 2. Cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC được hiểu như thế nào? Những nội dung chủ yếu của cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC là gì?) 3. Tiêu chí phản ánh mức độ hoàn thiện của cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC là gì? 4. Nhân tố nào tác động tới cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC? 5. Cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC ở Việt Nam như thế nào? 6. Nguyên nhân nào dẫn đến tính thiếu hoàn thiện của cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC ở Việt Nam? 1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƯỢC SỬ DỤNG Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh để xây dựng các luận chứng logic; phương pháp quan sát khoa học, phương pháp điều tra để xây dựng các luận chứng ngoài logic. Phương pháp diễn dịch: dựa trên l thuyết, tổng quan nghiên cứu. Mục đích của việc áp dụng phương pháp diễn dịch là xây dựng các giải pháp hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nước đối với TĐTC thông qua làm rõ cơ sở l luận trong chương 2 và nghiên cứu thực trạng trong chương 3. Phương pháp quy nạp: dựa trên ba bước tư duy gồm quan sát thực trạng cơ chế QLTC của Nhà nước đối với TĐTC; bước tiếp theo là quan sát cụ thể đối với trường hợp TĐTCBảo hiểm Bảo Việt; từ đó đi đến bước thứ 3 là tổng quát hóa các vấn đề thực trạng thông qua đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân. Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh thông tin của các nước, các nghiên cứu trên thế giới với tình hình Việt Nam, so sánh những dữ liệu có tính chất tương đồng, rút ra những kết luận sau khi thực hiện phân tích, so sánh. Phương pháp nghiên cứu tại bàn: sử dụng phương pháp thu thập thông tin trong thu thập thông tin thứ cấp. Nghiên cứu các tài liệu tại bàn; các văn bản quy phạm liên quan đến cơ chế quản l vốn của Nhà nước; kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó; các báo cáo thường niên của TĐTC; số liệu của các Bộ, ngành có liên quan; các thông tin công khai,… Phương pháp điều tra: sử dụng phương pháp chuyên gia trong thu thập thông tin sơ cấp. Trên cơ sở xây dựng một số nội dung để thực hiện phỏng vấn một số chuyên gia, các nhà quản l đã và đang thực hiện các nhiệm vụ quản l về tài chính tại các TĐTC, bao gồm: Trao đổi trực tiếp, qua điện thoại và email (tùy thuộc thời gian và khoản cách về mặt địa l ) với Ông Lê Hải Phong, Nguyên thành viên HĐQT, Kế toán trưởng TĐTCBH Bảo Việt; Email: lehaiphonggmail.com Trao đổi trực tiếp với một số chuyên gia tài chính – ngân hàng trong các cơ quan quản lý Nhà nước của NHNN và Bộ Tài chính, chuyên gia trong một số NHTM cổ phần lớn và chuyên gia kinh tế độc lập, … Một số nội dung được sử dụng để trao đổi, cụ thể như sau: + Mô hình hoạt động hiện nay của doanh nghiệp: Với nội dung này, đa số các chuyên gia đều cho rằng TĐTC lớn của Việt Nam hiện nay đều hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con và theo hai hình thức: công ty mẹ nắm vốn thực hiện đầu tư, công ty mẹ tham gia hoạt động trong ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn. + Cơ cấu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: Với nội dung này, qua trao đổi, các chuyên gia nhận định các TĐTC lớn đều có cơ cấu vốn chủ sở hữu với tỷ lệ vốn chủ sở hữu là Nhà nước nắm quyền chi phối. + Cơ sở pháp l thực hiện cơ chế quản l tài chính của doanh nghiệp hiện tại, thẩm quyền ban hành, phê duyệt quy chế quản trị của doanh nghiệp: Với nội dung này kiến thu nhận được đều cho rằng, phần lớn các TĐTC lớn ở Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và đa số đã thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do đó, căn cứ trên các văn bản quy định của Nhà nước, Hội đồng quản trị của TĐTC xây dựng điều lệ, quy chế quản l tài chính, quy chế quản trị doanh nghiệp của TĐTC. Trong quá trình xây dựng, có phối hợp với các cơ quan quản l Nhà nước có liên quan để nhận được sự tư vấn và thống nhất các tiêu chí, quy định nhằm đảm bảo tuân thủ đúng các quy định, chính sách của Nhà nước. + Vấn đề về người đại diện vốn: các chuyên gia cho rằng còn nhiều vấn đề về người đại diện vốn, đặc biệt đối với các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đại diện. Các quy định về người đại diện chưa mang lại sự chủ động của người đại diện, đặc biệt về quyền được báo cáo thường xuyên các thông tin hoạt động của TĐTC để phân tích, đánh giá và báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu Nhà nước. + Vấn đề về cơ chế huy động vốn, sử dụng vốn: vốn điều lệ, đầu tư của doanh nghiệp, phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp; Cơ chế giám sát; mô hình tổ chức QLTC của Nhà nước (tập trung vào quy định của Nhà nước): Những vấn đề cụ thể liên quan đến cơ chế quản l tài chính của TĐTC được cho rằng không nhiều tác động đến TĐTC, tuy nhiên các quy định về trả cổ tức bằng tiền mặt là vấn đề các TĐTC không mong đợi, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đang cần tăng vốn để đáp ứng các chỉ tiêu về an toàn vốn, khả năng thanh toán khi thực hiện Basel II và tiến đến Basel III. + Những đề xuất, kiến nghị của các chuyên gia trong hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC: Tập trung chủ yếu vào vấn đề giám sát, không chỉ đối với các TĐTC mà Nhà nước nắm quyền chi phối mà cả các TĐTC mà tỷ lệ vốn đầu tư của Nhà nước dưới 50%; các vấn đề về mô hình quản l vốn Nhà nước; Bên cạnh đó là kiến nghị hoàn thiện một số các quy định trong hệ thống chính sách về cơ chế quản l tài chính hiện hành.. .. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm Tập đoàn Tài chính  Khái niệm về Tập đoàn Tài chính TĐTC được hình thành từ một nhóm các doanh nghiệp, kết hợp lại với nhau, có sự quản l chung và hoạt động trong lĩnh vực tài chính. TĐTC ra đời từ hệ quả của quá trình phát triển kinh tế toàn cầu do tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, toàn cầu hóa và tự do hóa quy trình xây dựng các quy định, chính sách. Trên thực tế, nhiều tổ chức quốc tế đã nỗ lực để đưa ra khái niệm về TĐTC, trong đó khái niệm của Diễn đàn chung của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán IOSCO và Hiệp hội quốc tế của các nhà quản l bảo hiểm IAIS được thừa nhận rộng rãi: “TĐTC là một nhóm các doanh nghiệp có sự quản l chung, hoạt động chính và chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, và phải cung cấp ít nhất hai trong ba nghiệp vụ ngành tài chính là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm” 130. Nhóm G10 (gồm: Bỉ, Canada, Pháp, , Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Mỹ, Đức và Thụy Sĩ) đưa ra định nghĩa: “TĐTC là một nhóm các công ty dưới sự kiểm soát chung, các hoạt động đặc quyền hay các hoạt động chiếm ưu thế của nhóm cung cấp ít nhất hai lĩnh vực tài chính khác nhau là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm” 112. Theo hướng dẫn của Nghị viện và Hội đồng châu Âu, TĐTC được hiểu một cách cụ thể và chi tiết. Một nhóm công ty được coi là TĐTC phải đáp ứng 3 điều kiện: Đại diện của nhóm công ty phải là một doanh nghiệp thành viên hoạt động trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); Hoạt động tài chính là chủ đạo (gồm một lĩnh vực tài chính theo quy định và một trong hai lĩnh vực tài chính còn lại. Ví dụ: TĐTC có hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm, mặt khác phải có hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng hoặc chứng khoán); Trong trường hợp đại diện của tập đoàn không thuộc lĩnh vực tài chính thì các hoạt động của đại diện phải chiếm phần lớn trong các hoạt động tài chính (chiếm ít nhất 40% tổng tài sản của tập đoàn) 99. Ủy ban Châu Âu đề xuất một định nghĩa cụ thể hơn bao gồm 2 bước: Một nhóm các công ty có trên 50% hoạt động của nhóm là hoạt động tài chính; Tỷ lệ của lĩnh vực ngân hàng (bao gồm cả hoạt động chứng khoán) và của lĩnh vực bảo hiểm chiếm 10% 90% trên tổng số các hoạt động tài chính. Thêm vào đó, trong trường hợp nhóm các công ty hoạt động phi tài chính nhưng tỷ lệ vốn cho hoạt động tài chính trên 6 tỷ Euro thì cũng được coi là TĐTC. Định nghĩa này bao hàm một phạm vi khá linh hoạt 117. Ở Hà Lan, quan niệm về TĐTC đơn thuần là sự kết hợp của các ngân hàng và bảo hiểm mà không cần có các điều kiện, quy định cụ thể. Ở Mỹ, quan niệm TĐTC là “Financial holding company”, đơn thuần chỉ là một tổ chức trong đó một công ty được nắm giữ những công ty khác cung cấp đa dạng những dịch vụ tài chính. TĐTC ở Mỹ không quy định bắt buộc phải hoạt động theo mô hình công ty mẹ con mà còn là công ty thực hiện đồng thời các hoạt động kinh doanh như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Luật Tài chính của Nhật quy định về TĐTC cũng tương đối giống với quy định về TĐTC ở Mỹ. Luật Tập đoàn Tài chính của Áo quy định : TĐTC có các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Trong đó, ít nhất một công ty hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm. Công ty mẹ hoặc công ty nắm vốn là công ty đứng đầu tập đoàn. Ở Việt Nam chưa có một khái niệm hay quy định cụ thể nào về TĐTC, mặc dù hiện tại đã có nhiều NHTM, công ty bảo hiểm hoạt động theo mô hình TĐTC nếu căn cứ theo khái niệm của các nước về TĐTC. Do đó, qua nghiên cứu quan niệm của các tổ chức, các quốc gia về TĐTC, chúng tôi đồng thuận với các quan điểm chung về khái niệm TĐTC: là một nhóm các công ty hoạt động chính và chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, tham gia ít nhất hai trong ba lĩnh vực tài chính là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Trong đó, phải có ít nhất một nghiệp vụ tài chính đóng vai trò chính trong hoạt động kinh doanh của TĐTC. TĐTC ra đời là tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế nhân loại theo xu hướng ngày càng hiện đại. TĐTC được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng, làm tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của Tập đoàn và công ty thành viên. Thông qua sức mạnh tài chính, TĐTC là giải pháp chiến lược để bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự thâm nhập của các công ty khổng lồ trên thế giới. TĐTC còn là một trong những công cụ hữu hiệu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo nên sức mạnh kinh tế quốc gia, mang lại nguồn lợi nhuận cho Nhà nước, góp phần tăng thu NSNN.  Đặc điểm Tập đoàn Tài chính Dựa trên khái niệm về TĐTC được nêu ở trên, theo chúng tôi TĐTC có những đặc điểm như sau: Thứ nhất, TĐTC hình thành trên phương thức tự nguyện hoặc bắt buộc, thông qua sáp nhập, hợp nhất, theo nhu cầu đổi mới hoặc mở rộng về công nghệ, vốn, thị trường dịch vụ,… nhằm tăng năng lực cạnh tranh theo xu hướng phát triển của kinh tế thị trường trong bối cảnh mới. TĐTC không có tư cách pháp nhân, công ty mẹ và công ty thành viên bình đẳng với nhau trước pháp luật, được thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật. Thứ hai, TĐTC có cấu trúc dạng tổ hợp nhiều công ty. Các công ty thành viên chịu sự chi phối của một công ty lớn nhất, đó là công ty mẹ. Công ty mẹ nắm cổ phần của các công ty thành viên và tạo thành một cấu trúc giống như các vệ tinh xoay quanh hạt nhân. Thứ ba, TĐTC có các hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, tuy nhiên lĩnh vực tài chính bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư chứng khoán là lĩnh vực hoạt động chủ yếu. Công ty đại diện của TĐTC hoạt động chính ở một trong ba ngành thuộc lĩnh vực tài chính, tên của Tập đoàn thường gắn với hoạt động của công ty đại diện và thể hiện ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn. Ngoài ra, các TĐKT phi tài chính nhưng có hoạt động trong lĩnh vực tài chính và hoạt động tài chính chiếm phần lớn hoặc tạo ra nguồn thu lớn cho tập đoàn cũng có thể được coi là một TĐTC. Hiện nay, TĐTC không chỉ bó hẹp phạm vi hoạt động trong một quốc gia, mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, hình thành các TĐTC đa quốc gia. Thứ tư, TĐTC cũng là một thực thể đa sở hữu, nhiều chủ sở hữu hoặc sở hữu gia đình, hoặc cũng có thể chỉ là một chủ ở công ty mẹ. Vốn sở hữu được hình thành từ nhiều nguồn, nhiều phương thức, có thể từ Nhà nước, từ cá nhân, từ một gia đình và hình thành nên các cách thức quản trị doanh nghiệp khác nhau. Thứ năm, TĐTC thường được tổ chức theo 3 mô hình bao gồm: TĐTC đa năng; mô hình công ty mẹ công ty con, công ty mẹ kinh doanh chính và mô hình công ty mẹ công ty con, công ty mẹ nắm vốn. Việc áp dụng các mô hình tùy thuộc vào điều kiện của từng nước, từng khu vực. Thứ sáu, liên kết trong TĐTC chủ yếu là liên kết vốn, thường có xu hướng đầu tư chéo trong nội bộ Tập đoàn. Vốn của công ty này được huy động đầu tư vào công ty khác và ngược lại, giúp cho các công ty liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Tuy nhiên ở nhiều nước, tỷ lệ cổ phần nắm giữ của các cổ đông cá nhân thường nhỏ, cổ đông pháp nhân chiếm tỷ lệ cổ phần lớn. Bên cạnh đó, do quá trình quốc tế hóa và cạnh tranh gay gắt, các TĐTC đã và đang phải cải tổ cơ cấu của tập đoàn và tăng cường kiểm soát nội bộ. Xu hướng tăng cường liên kết và thống nhất về chiến lược diễn ra phổ biến ở TĐTC. Các TĐTC tập trung vào (1) tăng cường vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ; (2) phối hợp chiến lược kinh doanh trên tất cả các mặt, các chức năng, và ở mọi phương diện. Phối hợp chiến lược khu vực hóa với toàn cầu hóa, chiến lược mũi nhọn với đa dạng hóa. Thứ bảy, TĐTC thường có nguy cơ rủi ro cao, mang tính dây truyền, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và người dân. Rủi ro được hiểu là những bất trắc ngoài muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với TĐTC, sự kết hợp trong kinh doanh giữa các hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm với các rủi ro riêng của từng ngành sẽ cộng g

i MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 1.1.1 Các nghiên cứu mô hình Tập đoàn Tài nước 1.1.2 Các nghiên cứu chế quản l , giám sát tài Tập đoàn Tài nước 1.1.3 Tổng hợp kết công trình nghiên cứu 17 1.1.4 Khoảng trống nghiên cứu .18 1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƯỢC SỬ DỤNG .18 CHƯƠNG CƠ SỞ L LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 22 2.1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 22 2.1.1 Khái niệm đặc điểm Tập đoàn Tài 22 2.1.2 Phân loại Tập đoàn Tài .26 2.2 CƠ CHẾ QUẢN LTÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 30 2.2.1 Khái niệm chế quản l tài Nhà nước với Tập đoàn Tài 30 2.2.2 Nộidungcủacơchế quản l tài chínhcủa Nhànướcvới Tập đoàn Tài 33 2.2.3 Tổ chức quản l tài Nhà nước với Tập đoàn Tài 57 2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chế quản l tài Nhà nước với Tập đoàn Tài 60 2.3 KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 64 2.3.1 Cơ chế quản l số quốc gia tài Nhà nước Tập đoàn Tài 65 2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 79 CHƯƠNG THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 80 3.1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM .80 3.1.1 Sự hình thành Tập đoàn Tài Việt Nam .80 3.1.2 Đặc trưng Tập đoàn Tài Việt Nam .82 3.1.3 Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Tài Việt Nam .86 3.1.4 Hoạt động kinh doanh chủ yếu Tập đoàn Tài Việt Nam .91 3.2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 95 3.2.1 Quá trình xây dựng khung pháp l quản lý tài Tập đoàn Tài Việt Nam 95 3.2.2 Thực trạng tổ chức quản l tài Nhà nước với Tập đoàn Tài Việt Nam 98 3.2.3 Thực trạng chế quản l Việt Nam tài Nhà nước với Tập đoàn Tài 101 3.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 144 3.3.1 Kết đạt 144 3.3.2 Hạn chế nguyên nhân .146 KẾT LUẬN CHƯƠNG 166 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 167 4.1 QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 167 4.1.1 Định hướng, mục tiêu phát triển Tập đoàn Tài Việt Nam 167 4.1.2 Quan điểm hoàn thiện chế quản l tài Nhà nước với Tập đoàn Tài Việt Nam 171 4.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 173 4.2.1 Hoàn thiện chế quản l huy động vốn Nhà nước với Tập đoàn Tài 173 4.2.2 Hoàn thiện chế quản l sử dụng vốn Nhà nước với Tập đoàn Tài 177 4.2.3 Hoàn thiện chế quản l doanh thu, chi phí phân chia lợi nhuận Nhà nước với Tập đoàn Tài 179 4.2.4.Hoàn thiện chế giámsát tài Nhà nước với Tập đoàn Tài .181 4.2.5.Hoàn thiện mô hình quản l tài Nhà nước với Tập đoàn Tài .188 4.2.6 Nhóm giải pháp hỗ trợ 198 4.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 208 KẾT LUẬN CHƯƠNG 213 KẾT LUẬN 214 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾ N Á N LUÂN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Agribank ABC APE BKS BIDV BSP BOC CNH – HĐH CSH CBRC CCB CIECB CIRC CSRC CITIC CTCK DNNN DNBH ĐCSTQ ĐHĐCĐ ĐTCB ĐTCV ECB FSA FSMC FCD HĐQT ICBC KH KT-XH LATS Ngân hàng TMCP Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc Cơ quan quản l phần vốn góp Nhà nước Ban kiểm soát Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam Ngân hàng Trung ương Philipines Ngân hàng Trung Quốc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Chủ sở hữu Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc Ngân hàng tín dụng Xuất nhập Trung Quốc Ủy ban điều tiết bảo hiểm Trung Quốc Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc Tập đoàn Đầu tư Tín thác Quốc tế Công ty chứng khoán Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp Bảo hiểm Đảng Cộng sản Trung Quốc Đại hội đồng cổ đông Đề tài cấp Bộ Đề tài cấp Viện Ngân hàng Trung ương Châu Âu Cơ quan dịch vụ tài Hội đồng quản l hệ thống tài Cơ quan lập pháp Châu Âu Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Trung Quốc Kế hoạch Kinh tế - xã hội Luận án tiến sĩ vii MAS M&A NHTM NCRC NDRC NSNN PBC PBOC PTGĐ QLTC QL&GSBH ROA ROE SXKD SAFE SASAC SCIC TĐKT TĐTC TNHH TGĐ TTCK UBGSTCQG UBCK Vietinbank Vietcombank VAMC XHCN Ngân hàng Trung ương Singapore Mua bán, sáp nhập Ngân hàng thương mại Ủy ban cải cách phát triển Quốc gia Ủy ban cải cách Ngân sách Nhà nước Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Phó Tổng giám đốc Quản l tài Quản l giám sát bảo hiểm Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng Tài sản Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu Sản xuất kinh doanh Tổng cục Quản l ngoại hối Nhà nước Ủy ban quản l , giám sát tài sản Nhà nước Trung Quốc Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước Tập đoàn Kinh tế Tập đoàn Tài Trách nhiệm hữu hạn Tổng Giám đốc Thị trường Chứng khoán Ủy ban Giám sát tài Quốc gia Ủy ban Chứng khoán Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Công ty Quản l tài sản Xã hội chủ nghĩa viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1 Các loại hình NHTM số lượng 92 Bảng 3.2 Kết hoạt động kinh doanh bình quân số TĐTC .95 Bảng 3.3 mức vốn điều lệ công ty TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt 111 Bảng3.4.ChỉsốCARcủaTĐTCBảohiểm–BảoViệtsovớicácTĐTC– Ngânhànglớn 117 Bảng 3.5 Huyđộng vốn vaycủa TĐTC– BH Bảo Việt so với NHTMCPNhànước 123 Bảng 3.6 Tình hình quản l , sử dụng tài sản TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt 131 Bảng 3.7 Thù lao thành viên HĐQT, TGĐ thành viên Ban Kiểm soát TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt 139 Bảng 3.8 Tình hình tăng vốn Điều lệ NHTM Nhà nước 147 Bảng 4.1 Các tiêu cụ thể để đánh giá hiệu hoạt động DNNN 181 Bảng 4.2 Các tiêu chi tiết hóa cấp 3, cấp 182 Bảng 4.3 Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh quốc tế DNNN Trung ương 183 ix DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Mô hình Tập đoàn Tài 28 Sơ đồ 2.2 Mô hình chủ sở hữu sở hữu cổ phần chi phối 52 Sơ đồ 2.3 Mô hình có nhiều chủ sở hữu tham gia đầu tư 53 Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức Tập đoàn Tài 88 Sơ đồ 3.2 Mô hình tổ chức quản l tài tổng thể Nhà nước Tập đoàn Tài .101 Đồ thị 3.1 Tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận, quỹ TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt115 Đồ thị 3.2 Mức tăng khoản phải trả ngắn hạn TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt 125 Đồ thị 3.3 Tình hình đầu tư TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt 129 Đồ thị 3.4 Khả toán, Tỷlệ an toàn vốn TĐTC Bảo hiểm– Bảo Việt 133 Hình 3.1 Tình hình áp dụng Basel quốc gia .156 Sơ đồ 4.1 Mô hình quản l tài Nhà nước TĐTC 194 (thành lập công ty đầu tư riêng lĩnh vực tài chính) .194 Sơ đồ 4.2: Mô hình quản l tài Nhà nước TĐTC 195 (mở rộng lĩnh vực đầu tư vai trò, chức SCIC tại) 195 LỜI NÓI ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Ý tưởng hình thành phát triển Tập đoàn Tài (TĐTC) Việt Nam bắt đầu đồng thời với ý tưởng phát triển tổng công ty lớn thành tập đoàn kinh tế (TĐKT) từ Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 Thủ tướng Chính phủ Cho đến Nghị Trung ương ba Khóa IX, chủ trương hình thành phát triển TĐKT thức đưa “hình thành số TĐKT mạnh sở tổng công ty Nhà nước, có tham gia thành phần kinh tế” Đây tiền đề cho việc hình thành TĐTC với mô hình thí điểm TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt theo Quyết định số 310/2005/QĐ- TTg ngày 28/11/2005 Thủ tướng Chính phủ việc phê duyệt Đề án cổ phần hóa Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam thí điểm thành lập TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt Trong giai đoạn tái cấu Tổ chức tín dụngViệt Nam, TĐTC lĩnh vực ngân hàng xuất có xu hướng phát triển mạnh Trong đó, tiên phong Ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần Nhà nước Để quản l tài (QLTC) TĐKT, Nhà nước ban hành chế QLTC Trong trình thực hiện, chế góp phần tách bạch chức quản l chủ sở hữu, quản lý Nhà nước tăng cường quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), TĐKT Đồng thời đảm bảo phần vốn Nhà nước đầu tư vào TĐKT bảo toàn phát triển; nâng cao lực cạnh tranh TĐKT theo hướng quản trị doanh nghiệp đại Tuy nhiên, với đổi thay môi trường kinh doanh, đổi thay TĐTC, chế QLTC Nhà nước TĐTC tỏ không phù hợp Để góp phần thúc đẩy TĐTC phát triển hướng tới mục tiêu QLTC có hiệu Nhà nước TĐTC, hoàn thiện chế QLTC Nhà nước với TĐTC đòi hỏi tất yếu Góp phần đáp ứng đòi hỏi thực tiễn, đề tài luận án “Cơ chế quản lý tài Nhà nước với Tập đoàn Tài Việt Nam ” lựa chọn nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đề xuất giải pháp hoàn thiện chế QLTC Nhà nước với TĐTC Việt Nam Để hoàn thành mục tiêu trên, nhiệm vụ sau cần thực trình nghiên cứu Luận án: - Hệ thống hóa vấn đề l thuyết chế QLTC Nhà nước với TĐTC - Tổng hợp kinh nghiệm số nước hoàn thiện chế QLTC Nhà nước rút học kinh nghiệm cho Việt Nam - Phân tích, đánh giá thực trạng chế QLTC Nhà nước với TĐTC năm gần - Đề xuất giải pháp hoàn thiện chế QLTC Nhà nước với TĐTC Việt Nam Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chế QLTC Nhà nước TĐTC Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu chế QLTC Nhà nước với Tập đoàn Tài Việt Nam, chủ yếu nghiên cứu TĐTC Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, nghiên cứu chủ yếu với trường hợp TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt (có so sánh với số NHTM cổ phần Nhà nước) để minh họa - Đề tài nghiên cứu phương diện Nhà nước, xem xét quy định chế QLTC Nhà nước với nội dung quản lý huy động vốn, Tên DN Loạ i hìn h DN CTCP Lĩnh vực kinh doanh Chứng Thời điểm đầu tư Tỷ lệ vốn Nhà nước đầu tư qua Hồi 2/11/2005 40%Kim Tỷ lệ vốn Nhà nước đầu tư qua Hồi Kim (đến 40%*** Công ty Chứng khoán khoán TNHH Chứng 28/9/2005 100% 100% Công ty đầu tư chứng khoán Công ty Chứng 23/11/2011 14,01% TNHH chứng khoán khoán USB 30/11/2007 100% Tập đoàn NH Công nghiệp đầu tư Everbright 70% 70% Công ty quản TNHH Quản l tài sản l tài Jianton 73,63% TĐ Bảo hiểm TNHH Bảo Tín dụng & hiểm Xuất TĐTC Bình CTCP Bảo 2,65%** An hiểm *: Công ty Hồi Kim chuyển số cổ phần cho công ty NHTM Nhà nước lớn Everbright cho công ty Công ty TNHH quản l tài sản Hồi Kim Trung ương (ngày 31/12/2015) **: Tính đến 31/12/2015 TĐTC Bình An có phần vốn SASAC đầu tư lớn so với Hồi Kim Trung ương ***: Là công ty thành lập năm 2005 TĐTC- Chứng khoán CITIC (60% vốn điều lệ) Công ty đầu tư Jianyin TQ (40% vốn điều lệ) liên doanh Năm 2011, Công ty Jianyin Trung Quốc chuyển cổ phần công ty mẹ Công ty Hồi Kim Trung ương (40%) Hiện tại, Công ty chứng khoán Trung Quốc có cổ phần SASAC Bắc Kinh Công ty đầu tư Hồi Kim Trung ương Ngân hàng Công thương có phần vốn Nhà nước sở hữu 70,7% thông qua Hồi Kim (35,3%), Bộ Tài CIC (35,4%) tính đến năm 2011 Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc có phần vốn Nhà nước sở hữu 83% Trong Bộ Tài sở hữu 39%, Công ty Đầu tư Hồi Kim Trung ương sở hữu 40% Nguồn: Mike Wright et al (2013); tổng hợp từ http://www.huijin-inv.cn/ (truy cập 31/12/2016); Federal Reserve Bulletin (2012) PHỤ LỤC TỔNG HỢP QUY ĐỊNH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TĐTC CÓ CÔNG TY MẸ LÀ CTCP THEO CÁC LUẬT ĐHĐCĐ Luật DN 10 quy 16 định định nhiệm vụ nhiệm 03-11 (68/2014/Q H13) Trong đó: thẩm quyền mua, bán, đầu tư tài Luật H12) Ban Giám Kiểm đốc quy 12 quy quy định về định nhiệm vụ; bổ vụ; nhiệm vụ; nhiệm/ thành 03 – 05 nhiệm thuê; kỳ 05 thành viên, năm; quy định viên, nhiệm Quyết định: Thông nhiệm kỳ chung tiêu TS có giá qua: TS từ trị từ 35% 35% tổng tổng giá trị giá 18 quy 25 trị TS quy 10 định định nhiệm vụ nhiệm 05-11 TCTD (47/2010/Q Ban HĐQT định nhiệm vụ TGĐ/ vụ; nhiệm vụ; GĐ; bổ nhiệm thành viên; thành Quyết định: HĐQT quy 14 quy định 01 03 thuê; quy thành định viên viên; chi tiết điều kiện, TS có giá công ty mẹ Trong đó: trị từ 20% Thông thẩm quyền trở mua, với bán, đầu tư tài Luật kinh doanh bảo hiểm Luật Chứng khoán lên so hoạt qua động vốn nội bộ: điều lệ Không quy định Không giá trị đến Không quy Không định Không quy định quy định Không Không quy định Không quy định quy định Nguồn: Tổng hợp quy tácđịnh giả từ văn Luật PHỤ LỤC TỔNG HỢP MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY MẸ CỦA MỘT SỐ TĐTC Ở VIỆT NAM Mô hình Mô hình Nhóm TĐTC Nhà nước BIDV BKS, Ban VCB Vietinban k Agribank * BVH** BMI** KTGS BKS, Ban TV đại diện vốn 10 TV, 01 TV độc lập TV, TV BKS, KTNB Phòn g độc lập TV BKS, Ban KTNB BKS, Ban KTNB Cổ đông Nhà nước/ cổ đông tổ chức CSH độc lập TV, TV KTN HĐTV Tầm nhìn chiến lược Phát triển mô hình tổ chức hoạt động theo hướng TĐTC - ngân hàng đại Trở thành 300 TĐTC lớn Thế giới 95,28% 77,11% Hướng tới trở thành TĐTC - ngân hàng đại, 64,46% đa năng, theo chuẩn quốc tế 100% TV, TV 74,17% (SCIC: 3,26%) độc lập TV, TV 50,7% (SCIC) độc lập Mô hình Mô hình TV đại Tầm nhìn chiến lược diện vốn Nhóm TĐTC NN Ban MB KS, Ban ACB CSH 11 TV, TV độc lập < 20% 2021: nằm top NH hiệu VN 84,62% (Viettel, VCB, SCIC, Tân Cảng SG, TCT trực thăng VN, Nhóm cổ đông lớn nước Ban KS, 9TV, TV Đến 2020, áp dụng thông 13,04% (Standard Chartered Bank Ban độc lập lệ quốc tế Hong Kong Ltd; Dragon Financial KTNB SHB Cổ đông Nhà nước/ cổ đông tổ chức Ban KS 5TV Trở thành TĐTC theo tiêu Holdings Ltd.) 37,22% (cổ đông tổ chức) chuẩn quốc tế *: Báo cáo thường niên năm 2012; Agribank trường hợp 100% vốn Nhà nước đầu tư, công ty mẹ công ty TNHH1TV, cấu tổ chức có Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, TGĐ, phó TGĐ Ban chuyên môn **: Báo cáo thường niên năm 2015 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên tập đoàn, NHTM, TCT 25 PHỤ LỤC 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TĐTC BẢO HIỂM - BẢO VIỆT Cơ cấu tổ chức TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt hành bao gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, TGĐ tập đoàn, Ban Kiểm soát, công ty mẹ (Tập đoàn Bảo Việt) công ty con, công ty liên kết, máy tổ chức công ty mẹ công ty con, công ty liên kết Ban kiểm toán nội Nguồn: Bản cáo bạch Tập đoàn Bảo Việt Trong đó, vai trò, nhiệm vụ quyền hạn phận tổ chức quy định cụ thể Điều lệ Tập đoàn Bảo Việt đảm bảo tuân thủ quy định Luật Doanh nghiệp 2014 Cụ thể: - ĐHĐCĐ: bao gồm tất các cổ đông có quyền biểu quyết, quan định cao - HĐQT: quan quản l Tập đoàn, có toàn quyền nhân danh Tập đoàn để định, thực quyền nghĩa vụ Tập đoàn không thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ và/ định công việc ĐHĐCĐ giao/ ủy quyền HĐQT chịu trách nhiệm quản l Tập đoàn quyền lợi tốt cho tất cổ đông HĐQT có từ 07 đến 11 thành viên (hiện có 09 thành viên), tổng số thành viên độc lập tối thiểu chiếm 1/3 tổng số thành viên HĐQT (hiện có 01 thành viên độc lập, theo quy định Điều lệ số thành viên độc lập thiếu 02 thành viên) Các quyền nghĩa vụ HĐQT theo quy định Luật Doanh nghiệp 2014 quy định khác TĐTC ghi điều lệ Trong đó, HĐQT có quyền định đầu tư bán số tài sản có giá trị 35% tổng giá trị tài sản Tập đoàn - Hệ thống quản l : Hệ thống quản l Tập đoàn phải đảm bảo máy quản l chịu trách nhiệm trước HĐQT trực thuộc lãnh đạo HĐQT Tập đoàn có TGĐ, Phó TGĐ/ GĐ Khối/ Trung tâm/ Chi nhánh, Kế toán trưởng chức danh khác HĐQT bổ nhiệm + TGĐ: HĐQT bổ nhiệm thành viên HĐQT đảm nhận TGĐ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, định vấn đề phạm vi thẩm quyền TGĐ làm việc có nhiệm kỳ 05 năm + Thư ký tập đoàn: hỗ trợ HĐQT thực nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật - Ban kiểm soát: số lượng gồm 03-05 người (hiện có 03 thành viên), có quyền hạn trách nhiệm theo quy định Điều 165 Luật Doanh nghiệp Điều lệ Tập đoàn, chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ giám sát HĐQT, TGĐ; kiểm tra tính hợp pháp, trung thực mức độ cẩn trọng quản l , điều hành hoạt động kinh doanh; thẩm tra báo cáo; Nguồn: Điều lệ Tập đoàn Bảo Việt, Báo cáo thường niên PHỤ LỤC – HƯỚNG DẪN TÍN DỤNG XANH (của Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc, năm 2012) Chương I Các quy tắc chung Hướng dẫn xây dựng sở Quy chế Ngành Ngân hang, Luật Hành Luật Ngân hàng Thương mại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với mục đích thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh tổ chức tài ngân hàng Hướng dẫn áp dụng cho ngân hàng sách, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hiệp hội tín dụng nông thôn thành lập lãnh thổ Trung Quốc (sau gọi ngân hàng) Ngân hàng phải coi việc thúc đẩy tín dụng xanh chiến lược phát triển ngân hàng, hỗ trợ kinh tế phát triển theo mô hình xanh, lượng khí thải carbon thấp phát triển sản phẩm tái sử dụng thông qua đổi kinh doanh, quản l rủi ro môi trường xã hội, cải thiện hoạt động kinh doanh, cấu trúc tín dụng, cải thiện dịch vụ góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Ngân hàng xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát giảm thiểu rủi ro hoạt động kinh doanh, phát triển hệ thống quản l rủi ro E & S, tăng cường sách tín dụng quy trình có liên quan Các rủi ro E & S Hướng dẫn đề cập đến tác động tiềm ẩn rủi ro mà môi trường cộng đồng gây cho khách hàng ngân hàng chuỗi cung ứng thông qua hoạt động xây dựng, sản xuất vận hành, bao gồm vấn đề E & S tiêu thụ lượng, ô nhiễm, tái định cư, bảo vệ hệ sinh thái, biến đổi khí hậu Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) chịu trách nhiệm giám sát điều hành hoạt động tín dụng xanh ngân hàng quản l rủi ro E & S Chương II Cơ cấu tổ chức, Vai trò Trách nhiệm Hội đồng Quản trị Ngân hàng xây dựng khái niệm liên quan đến tín dụng xanh bao gồm khai thác sử dụng tài nguyên có hiệu quả, bảo vệ môi trường phát triển bền vững, nhấn mạnh vai trò ngân hàng việc đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội toàn diện, cân bằng, bền vững mang lại cho ngân hàng toàn xã hội môi trường phát triển bền vững Hội đồng Quản trị có trách nhiệm xác định chiến lược tăng trưởng tín dụng xanh mình, thông qua mục tiêu báo cáo tín dụng xanh ngân hàng nhà quản l cấp cao, giám sát đánh giá việc ngân hàng triển khai chiến lược tăng trưởng tín dụng xanh Ban quản l cấp cao ngân hàng, sau có định Hội đồng quản trị, xây dựng mục tiêu tín dụng xanh, thiết lập chế quy trình, làm rõ trách nhiệm thẩm quyền, kiểm soát nội đánh giá hiệu quả, báo cáo hàng năm hoạt động tín dụng xanh cho HĐQT báo cáo với nhà quản l Quản l cấp cao ngân hàng xác định người quản l cấp cao phận để phụ trách quản l công việc liên quan đến tín dụng xanh, đồng thời cung cấp nguồn lực cần thiết Nếu cần, thành lập ủy ban tín dụng xanh để phối hợp Chương III Chính sách tăng cường lực hoạt động 10 Ngân hàng phải xây dựng hoàn thiện sách, hệ thống quy trình quản l rủi ro tín dụng, xác định trọng tâm kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên đầu tư tín dụng xanh phù hợp với văn luật quy định môi trường quốc gia, hướng dẫn ngành sách cụ thể Đối với ngành (i) thuộc loại hạn chế chịu kiểm soát quốc gia; Hoặc (ii) có rủi ro E & S lớn, ngân hàng xây dựng hướng dẫn tín dụng cụ thể, thực sách tín dụng đặc thù, linh hoạt đưa vào hệ thống kiểm soát rủi ro 11 Ngân hàng phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá rủi ro E & S khách hàng để đánh giá phân loại rủi ro Kết đánh giá phân loại sở quan trọng để đánh giá khách hàng, phê duyệt tín dụng, quản l danh mục đầu tư định Ngoài ra, dựa kết đó, ngân hàng thực biện pháp quản l rủi ro khác nội dung kiểm soát chu kỳ cho vay (xem xét thận trọng, đánh giá tín dụng xem xét danh mục đầu tư) định giá cho vay, xác định mục tiêu rủi ro kế hoạch phân bổ Ngân hàng xem xét danh sách khách hàng có rủi ro E & S lớn Các khách hàng yêu cầu xây dựng thực kế hoạch hành động cho rủi ro trọng yếu, xây dựng chế truyền thông hiệu có biện pháp giảm thiểu rủi ro 12 Ngân hàng tạo chế khuyến khích đổi tín dụng xanh Ngân hàng thúc đẩy đổi quy trình kinh doanh tín dụng xanh, sản phẩm dịch vụ xanh sở kiểm soát rủi ro hiệu khả tồn hoạt động kinh doanh 13 Ngân hàng cải thiện hoạt động SXKD mình, đưa hệ thống liên quan, nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức tín dụng xanh, chuẩn hóa hoạt động kinh doanh, thúc đẩy văn phòng xanh nâng cao hiệu sử dụng tài nguyên 14 Ngân hàng tăng cường lực xây dựng tín dụng xanh, phát triển, phân loại thống kê kinh doanh tín dụng xanh, cải tiến hệ thống quản l tín dụng liên quan, tăng cường đào tạo tín dụng xanh, tuyển dụng đào tạo nhân viên chuyên môn Nếu cần, ngân hàng sử dụng bên thứ ba đủ tiêu chuẩn độc lập để đánh giá rủi ro E & S nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp khác để thực dịch vụ có hiệu Chương IV Quản lý quy trình cho vay 15 Ngân hàng xác định phạm vi rủi ro E & S dựa lĩnh vực đặc điểm khách hàng dự án họ để đảm bảo đánh giá toàn diện chi tiết Nếu cần, ngân hàng tìm kiếm hỗ trợ từ bên thứ ba đủ điều kiện độc lập nhà quản l có liên quan 16 Tiến hành yêu cầu mức độ tuân thủ nghiêm ngặt khách hàng Ngân hàng phải lập danh sách tài liệu tuân thủ danh sách đánh giá rủi ro tuân thủ khía cạnh E & S dựa đặc điểm riêng khách hàng, đảm bảo văn giấy phép khách hàng nộp hiệu đầy đủ, khách hàng có đủ hiểu biết lực giám sát, kiểm soát rủi ro xác định 17 Tăng cường quản l tín dụng phê duyệt Ngân hàng xác định ủy quyền phê duyệt tín dụng thủ tục dựa tính chất mức độ nghiêm trọng rủi ro E & S mà khách hàng phải đối mặt Không cung cấp tín dụng cho khách hàng có hoạt động không đảm bảo tính tuân thủ môi trường xã hội 18 Cải tiến hợp đồng vay vốn để thúc giục khách hàng cải thiện công tác quản l rủi ro E & S Đối với khách hàng có rủi ro E & S lớn, hiệp định vay yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo Rủi ro E & S, bao gồm đại diện bảo đảm khách hàng việc cải thiện quản l rủi ro E & S, điều khoản thiết kế để khách hàng phải chịu giám sát bên cho vay, cung cấp biện pháp khắc phục cho ngân hàng khách hàng có vi phạm vấn đề E & S 19 Tăng cường quản l việc giải ngân vốn vay Quản l rủi ro E & S khách hàng trở thành sở quan trọng để ngân hàng định giải ngân Trong suốt chu trình dự án, bao gồm thiết kế dự án, chuẩn bị, xây dựng, hoàn thiện, vận hành đóng cửa, việc đánh giá rủi ro E & S phải kiểm tra cách có hệ thống Trong trường hợp rủi ro tiềm ẩn lớn, ngân hàng phong tỏa chí chấm dứt việc giải ngân vốn 20 Tăng cường quản l danh mục đầu tư Ngân hàng cần xây dựng thực biện pháp quản l danh mục đầu tư cụ thể cho khách hàng có rủi ro E & S lớn Ngân hàng nên theo sát tác động từ sách Nhà nước hoạt động khách hàng, trì hoạt động giám sát phân tích, điều chỉnh kịp thời để phân loại rủi ro tài sản, cho vay bù đắp tổn thất Ngân hàng cần xây dựng hoàn thiện hệ thống báo cáo nội trách nhiệm giải trình cho rủi ro E & S khách hàng Trong trường hợp vấn đề E & S lớn, ngân hàng nên thực biện pháp kịp thời báo cáo với quan quản l rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng gặp phải 21 Ngân hàng tăng cường quản l rủi ro cho E & S cho dự án đề xuất thực nước ngoài, bảo đảm nhà tài trợ dự án phù hợp với luật quy định môi trường, đất đai, sức khoẻ an toàn quốc gia khu vực dự án Ngân hàng phải cam kết công khai áp dụng tiêu chuẩn quốc tế thích hợp cho dự án nước ngoài, đảm bảo dự án đề xuất phù hợp thông lệ quốc tế Chương V Quản lý nội công bố thông tin 22 Ngân hàng cần xác định hoạt động tín dụng xanh phận xem xét tuân thủ nội bộ, tổ chức kiểm toán nội thường xuyên Trong trường hợp vấn đề xác định đánh giá, ngân hàng phải tuân theo quy định trách nhiệm giải trình có liên quan 23 Ngân hàng phải xây dựng hệ thống đánh giá hiệu tín dụng xanh, sách khuyến khích xử phạt, đảm bảo biện pháp khuyến khích đưa thực tín dụng xanh thực có hiệu 24 Ngân hàng phải công bố chiến lược sách tín dụng xanh, tình hình thực tín dụng xanh Đối với thông tin tín dụng liên quan đến rủi ro E & S lớn, ngân hàng công bố thông tin theo yêu cầu pháp luật phải tuân theo giám sát thị trường bên liên quan Nếu cần thiết, ngân hàng mời bên thứ ba đủ điều kiện độc lập tham gia đánh giá kiểm toán việc ngân hàng thực trách nhiệm E & S Chương VI Giám sát Kiểm tra 25 CBRC tăng cường phối hợp với quan quản l khác, thiết lập cải tiến chế chia sẻ thông tin dài hạn, cải tiến dịch vụ thông tin, cung cấp cho ngân hàng cập nhật kịp thời rủi ro E & S liên quan 26 CBRC tăng cường giám sát quản l bên ngoài, thiết lập cải thiện số kiểm soát bên ngoài, tăng cường giám sát phân tích rủi ro E & S mà ngân hàng phải đối mặt, hướng dẫn kịp thời cho ngân hàng để tăng cường quản l rủi ro điều chỉnh hướng đầu tư Theo Hướng dẫn này, ngân hàng thực đánh giá toàn diện hoạt động tín dụng xanh hai lần năm nộp báo cáo tự đánh giá cho CBRC 27 Về kiểm tra chỗ, CBRC xem xét đầy đủ rủi ro E & S mà ngân hàng phải đối mặt, xác định phạm vi yêu cầu kiểm tra Các khu vực ngân hàng có rủi ro E & S lớn tra cụ thể yêu cầu thực biện pháp cải tiến dựa kết kiểm tra 28 CBRC tăng cường hướng dẫn cung cấp cho ngân hàng tự đánh giá hoạt động tín dụng xanh, đánh giá đầy đủ kết tín dụng xanh ngân hàng dựa giám sát bên kiểm tra chỗ, đồng thời sử dụng kết sở quan trọng cho việc đánh giá, cấp phép, đánh giá hiệu quản l theo luật quy định có liên quan Chương VII Điều khoản bổ sung 29 Hướng dẫn có hiệu lực kể từ ngày ban hành Ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng, hợp tác xã nông thôn tổ chức tài phi ngân hàng tham khảo Hướng dẫn để thực Nguồn: Ủy ban Điều tiết ngân hàng Trung Quốc - CBRC (2012), Green Credit Guidelines, http://www.cbrc.gov.cn/EngdocView.do?docID=3CE646AB629B46B9B533B 1D8D9FF8C4A [truy cập 3/2017] PHỤ LỤC : MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM (VAS) VÀ CHUẨN MỰC QUỐC TẾ (IFRS) VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT (Trong trường hợp TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt) Khoả n Tài sản tài VAS IFR Tài sản tài theo SFVTPL ghi nhận ban đầu giá trị hợp lý Các khoản đầu tư không thuộc nhóm tài sản tài sản tài ghi nhận theo FVTPL ghi nhận ban đầu giá trị hợp lý cộng với chi phí Các khoản đầu tư giao dịch liên quan trực tiếp vào chứng khoán Ghi nhận giá trị tài sản tài khoản đầu phụ thuộc vào phân loại tài sản, cụ thể tư khác ghi sau: nhận theo nguyên(i) Tài sản tài ghi nhận theo FVTPL bao gồm tài sản nắm giữ với mục đích kinh giá Các khoản đầu tư doanh tài sản tài định ngắn hạn ngày ghi nhận ban đầu theo FVTPL chứng khoán niêm(ii) Tài sản tài sẵn sàng để bán: yết chứng chứng khoán có mục đích nắm giữ vô thời khoán khoản hạn bán để đáp ứng nhu cầu khác sẵn sàng khoản thay đổi điều kiện thị trường để bán dự định Sau ghi nhận ban đầu, lần khóa sổ, nắm giữ giá trị hợp lý xác định lại, khoản lãi lỗ ghi nhận vào khoản mục Các năm Các khoản đầu tư thu nhập tổng hợp khác lãi, lỗ lũy kế trình bày riêng rẽ mục quỹ dự trữ giá dài hạn bao gồm cổ phiếu niêm trị hợp lý thuộc vốn chủ sở hữu yết chưa niêm yết khoản đầu tư bán giảm giá trị Khi (“OTC”), trái phiếu khoản đầu tư sẵn sàng để bán bán, thu nhập lỗ lũy kế ghi phủ, nhận vào vốn chủ sở hữu trước khoản cho vay ghi nhận vào báo cáo kết hoạt động kinh cho vay ủy thác, tiền gửi có kỳ hạn doanh hợp ngân hàng, tất (iii) Các khoản cho vay phải thu tài dự định sản tài phi phái sinh với khoản phải trả xác định trước không nắm giữ báo giá thị trường tích cực Sau năm Dự phòng Khoả n Dự phòng giảm giá trị Công ty liên doanh , liên Các khoản phải thu TSCĐ hữu hình VAS IFR S tự khoản theo giá trị phân bổ tương cho vay phải thu Dự phòng giảm giá cổ phiếu Dự phòng ghi nhận tài sản ghi nhận tài ghi nhận theo giá trị phân bổ chi phí mua vượt tài sản tài sẵn sàng để bán giá thị trường Trong trường hợp giá trị hợp l tài sản ngày khóa sổ sẵn sàng để bán tăng lên: báo cáo - lỗ dự phòng trước công cụ nợ Sẵn Dự phòng sàng để bán (tài sản tiền tệ) ghi hoàn cho vay phải thu nhập vào thu nhập ghi nhận - Đối với công cụ vốn Sẵn sàng để bán (các khoản phải thu tài sản phi tiền tệ), lỗ dự phòng trước hạn Cácquá khoản đầu tư6 ghi hoàn nhập vào vốn chủ sở hữu vào công ty liên doanh, liên kết Các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, ghi nhận theo liên kết ghi nhận theo phương pháp vốn phương pháp vốn chủ sở hữu báo cáo tài hợp chủ sở hữu đánh giá tổn thất có chứng không đánh giá suy suy giảm giá trị Các khoản phải thu phản ánh theo giá trị phải thu đến hạn từ khách hàng nợ khác trừ dự phòng nợ khó đòi Các khoản phải thu ghi nhận theo Các khoản phải thu nguyên giá trừ dự phòng nợ khó đòi xem xét trích Giá trị ghi nhận bị ghi giảm có lập dự phòng rủi ro chứng tổn thất theo tuổi nợ hạn khoản nợ theo Thông tư số Tài sản cố định ghi nhận theo nguyên giá trừ Tài sản cố định ghi nhận theo nguyên khấu hao lũy kế giá trừ khấu hao lũy kế dự phòng Định giá lại giảm giá ghi giảm có tổn Khoả n Các tài sản vô Dự phòng bảo hiểm Dự phòng bảo hiểm phi nhân thọ Thuế thu nhập VAS phi có định riêng từ Bộ Tài Các tài sản vô hình ghi nhận theo nguyên giá trừ khấu hao lũy kế Việc đánh giá lại ghi giảm Dự phòng đảm bảo cân đối trích dựa lợi nhuận sau thuế Tổng Công Bảo Việt Quỹ dựty phòng tổn IFR S Tài sản vô hình ghi nhận theo nguyên giá trừ khấu hao lũy kế tổn thất lũy kế Nếu tài sản vô hình có thời hạn sử dụng vô thời hạn IAS 38 yêu cầu không tiến hành IFRS không cho phép khoản dự phòng cho hợp đồng chưa tồn tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán (như dự phòng đảm bảo cân đối) thất chưa báo cáo Tổng Công Toàn dự phòng trích cho ước ty Bảo hiểm Bảo tính tổn thất khiếu nại chưa giải Việt tính theo ngày khóa sổ tổn thất phát công thức mà Bộ Tài sinh chưa khiếu nại IFRS không cho Chính ban hành phép khoản dự phòng cho hợp đồng Dự phòng dao chưa tồn tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán động lớn trích (như dự phòng giao động lớn) VAS 17 không quy Các tài sản nghĩa vụ thuế hoãn lại phát sinh định chênh từ chênh lệch khấu trừ chịu thuế chênh lệch giá trị ghi sổ lệch tạm thời tài sản, nghĩa vụ mục đích báo cáo tài việc ghi nhận thuế mục đích tính thuế hoãn lại liên quan Các tài sản thuế hoãn lại phát sinh đến hợp kinh doanh, lợi từ các khoản lỗ thuế chưa sử dụng khoản khấu trừ chưa sử dụng thuế, thương mại, có Giá trị khoản thuế hoãn lại tài sản ghi ghi nhận dựa dự kiến cách nhận theo Báo giá trị hợp Nguồn: cáo thường niên 2016 TĐTC – Bảo hiểmthức Bảo thực Việt ... quản l tài Nhà nước với Tập đoàn Tài Việt Nam 98 3.2.3 Thực trạng chế quản l Việt Nam tài Nhà nước với Tập đoàn Tài 101 3.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI... Tập đoàn Tài Việt Nam .91 3.2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN L TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 95 3.2.1 Quá trình xây dựng khung pháp l quản lý tài Tập đoàn Tài Việt Nam. .. Tập đoàn Tài .26 2.2 CƠ CHẾ QUẢN LTÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 30 2.2.1 Khái niệm chế quản l tài Nhà nước với Tập đoàn Tài 30 2.2.2 Nộidungcủac chế quản

Ngày đăng: 26/08/2017, 22:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG, BIỂU

  • DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

  • 3. Đối tượng nghiên cứu

  • 4. Phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 1.1.1. Các nghiên cứu về mô hình Tập đoàn Tài chính trong và ngoài nước

  • 1.1.2. Các nghiên cứu về cơ chế quản lý, giám sát tài chính trong Tập đoàn Tài chính trong và ngoài nước

  • 1.1.3. Tổng hợp các kết quả chính của các công trình nghiên cứu

  • 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu

  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH

  • 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm Tập đoàn Tài chính

  • Đặc điểm Tập đoàn Tài chính

  • 2.1.2. Phân loại Tập đoàn Tài chính

  • Sơ đồ 2.1. Mô hình của Tập đoàn Tài chính

  • 2.2.1. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính

  • 2.2.2. Nội dungcủacơchế quản lý tài chínhcủa Nhànướcvới Tậpđoàn Tàichính

    • 2.2.2.1. Cơ chế quản lý huy động vốn của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính

  • Vốn chủ sở hữu

    • Tỷ lệ tham gia của các Bên trong cơ cấu vốn chủ sở hữu

    • Hình thức huy động vốn

  • Vốn vay

    • Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội, nguồn vốn từ TCTD và NHNN

    • Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu, tín phiếu

    • Các nguồn khác

  • Quyền của các bên trong quản lý sử dụng vốn của TĐTC

  • Cơ cấu vốn của tập đoàn

    • 2.2.2.2. Cơ chế quản lý sử dụng vốn của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính

    • 2.2.2.3. Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính

  • Cơ chế quản lý chi phí:

  • Cơ chế quản lý doanh thu

  • Cơ chế phân phối lợi nhuận

    • 2.2.2.4. Cơ chế giám sát tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính

  • Nhà nước giám sát tài chính đối với TĐTC

  • Giám sát tài chính của chủ sở hữu

  • Sơ đồ 2.2. Mô hình một chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần chi phối

  • Sơ đồ 2.3. Mô hình có nhiều chủ sở hữu tham gia đầu tư

  • Một số các chỉ tiêu thực hiện giám sát tài chính của Nhà nước gồm:

    • 2.2.2.5. Các tiêu chí đánh giá hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính

  • Bảo toàn vốn của Nhà nước đầu tư và phát triển nguồn lực tài chính, giá trị tài sản của TĐTC

  • Bảo đảm chế ngự được những rủi ro về hoạt động tài chính của các TĐTC

  • Đảm bảo cho các TĐTC chủ động trong huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính đạt hiệu quả cao, đồng thời có tác dụng kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của TĐTC.

  • Hỗ trợ, thúc đẩy các TĐTC nâng cao năng lực cạnh tranh

  • 2.2.3. Tổ chức quản lý tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính

  • 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính

    • 2.2.4.1. Nhân tố chủ quan

  • Chủ trương, chính sách phát triển của Nhà nước với sự hình thành và phát triển của TĐTC

  • Vai trò điều tiết của Nhà nước thông qua khung khổ pháp luật

  • Cơ cấu tổ chức quản lý tài chính của Nhà nước

  • Khoa học và công nghệ

  • Năng lực cán bộ

    • 2.2.4.2. Nhân tố khách quan

  • Cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý của Tập đoàn Tài chính

  • Hình thức sở hữu của Tập đoàn Tài chính

  • Năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Tài chính

  • Hệ thống thông tin tài chính của Tập đoàn Tài chính

  • 2.3.1. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với Tập đoàn Tài chính ở một số quốc gia

  • Cơ chế quản lý sử dụng vốn

  • Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận

  • Cơ chế giám sát tài chính

  • Mô hình tổ chức quản lý tài chính của Nhà nước đối với Tập đoàn Tài chính ở một số quốc gia

    • Singapore

    • Trung Quốc

  • 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

  • 3.1.2. Đặc trưng của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam

  • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam

  • Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của Tập đoàn Tài chính

  • 3.1.4. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam

  • Bảng 3.1. Các loại hình NHTM và số lượng

  • Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh bình quân của một số TĐTC

  • 3.2.1. Quá trình xây dựng khung pháp lý về quản lý tài chính đối với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam

  • 3.2.2. Thực trạng tổ chức quản lý tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam

  • Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức quản lý tài chính tổng thể của Nhà nước đối với Tập đoàn Tài chính

  • 3.2.3. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam

    • 3.2.3.1. Thực trạng cơ chế quản lý huy động vốn của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam

  • Vốn chủ sở hữu

    • Vốn Nhà nước đầu tư vào Tập đoàn Tài chính

    • Quy định về mức vốn điều lệ của Tập đoàn Tài chính

  • Bảng 3.3. mức vốn điều lệ trong các công ty con của TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt

    • Tỷ lệ tham gia của các bên trong vốn điều lệ

    • Vốn từ nguồn lợi nhuận để lại

  • Đồ thị 3.1. Tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận, các quỹ của TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt

  • Bảng3.4.ChỉsốCARcủaTĐTCBảohiểm–BảoViệtsovớicácTĐTC–Ngânhànglớn

    • Phát hành cổ phiếu mới

  • Vốn vay

    • Hình thức huy động qua tiền gửi khách hàng

    • Hình thức huy động qua vay vốn của NHNN và các TCTD khác

    • Hình thức huy động vốn qua phát hành trái phiếu

  • Bảng 3.5. Huy động vốnvay của các TĐTC– BHBảo Việtso với NHTMCP Nhà nước

    • Hình thức huy động vốn khác

  • Đồ thị 3.2. Mức tăng các khoản phải trả ngắn hạn của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt

    • 3.2.3.2. Thực trạng cơ chế quản lý đầu tư và sử dụng tài sản của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính

  • Đồ thị 3.3. Tình hình đầu tư của TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt

  • Cơ chế quản lý sử dụng vốn và tài sản Tập đoàn Tài chính

  • Bảng 3.6. Tình hình quản lý, sử dụng tài sản của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt

  • Cơ chế đảm bảo an toàn trong hoạt động

  • Đồ thị 3.4. Khả năng thanh toán, Tỷ lệ an toàn vốn của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt

    • 3.2.3.3. Thực trạng cơ chế quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính

    • Cơ chế quản lý doanh thu

  • Cơ chế phân phối lợi nhuận

  • Bảng 3.7. Thù lao của thành viên HĐQT, TGĐ và thành viên Ban Kiểm soát của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt

    • 3.2.3.4. Thực trạng cơchếgiám sát tài chínhcủa Nhànướcvới Tậpđoàn Tàichính

  • 3.3.1. Kết quả đạt được

  • 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

    • 3.3.2.1. Hạn chế

  • Bảng 3.8. Tình hình tăng vốn Điều lệ của các NHTM Nhà nước

  • Đảm bảo an toàn về vốn của Tập đoàn Tài chính còn gặp nhiều vướng mắc

  • Rủi ro tài chính của các Tập đoàn Tài chính chưa thực sự được giải quyết

  • Các Tập đoàn Tài chính chưa tận dụng được tính chủ động trong huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính mang lại hiệu quả; hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính của Nhà nước chưa thực sự hiệu quả.

  • Năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Tài chính chưa đạt như kỳ vọng và thiếu bền vững.

    • 3.3.2.2. Nguyên nhân

  • Cơ chế quản lý sử dụng vốn còn thiếu sự đồng bộ, các quy định về nguyên tắc quản trị rủi ro chưa theo kịp thông lệ quốc tế

  • Hình 3.1. Tình hình áp dụng Basel tại các quốc gia

  • Cơ chế phân phối lợi nhuận chưa thống nhất trong quy định về tỷ lệ trích lập quỹ; vấn đề về trả lương, thưởng cho người đại diện, trả cổ tức chưa phù hợp với tình hình hiện tại của các Tập đoàn Tài chính

  • Các vấn đề về giám sát tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính còn cần phải được chú trọng hoàn thiện

  • Tổ chức quản lý tài chính của Nhà nước còn nhiều hạn chế

  • Các nguyên nhân chủ quan khác

  • Nguyên nhân khách quan

  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

  • 4.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam

  • Lộ trình tự do hóa tài chính của Việt Nam

  • Tăng cường hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài.

  • Tăng tích tụ tập trung, mở rộng quy mô hoạt động

  • Tăng khả năng cạnh tranh, là tiền đề để đầu tư ra nước ngoài

  • 4.1.2. Quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam

  • 4.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý huy động vốn của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính

  • 4.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính

  • 4.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân chia lợi nhuận của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính

  • Bảng 4.1. Các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN

  • Bảng 4.2. Các chỉ tiêu chi tiết hóa cấp 3, cấp 4

  • Bảng 4.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh quốc tế của DNNN Trung ương

    • Yêu cầu hoàn thiện các chỉ tiêu phục vụ cho báo cáo, giám sát tài chính của Nhà nước với TĐTC gồm:

    • Các chỉ tiêu giám sát đặc thù (chỉ tiêu định tính và cả các chỉ tiêu định lượng):

    • Các yêu cầu về hoàn thiện mẫu biểu giám sát:

    • Hệ thống mẫu biểu áp dụng cho TĐTC:

    • Hệ thống mẫu biểu áp dụng cho cơ quan đại diện chủ sở hữu:

    • Hệ thống mẫu biểu áp dụng cơ quan quản lý nhà nước về tài chính:

  • 4.2.5. Hoàn thiện mô hình quản lý tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính

  • Các phương án để thực hiện mô hình doanh nghiệp đầu tư vốn Nhà nước:

  • Sơ đồ 4.2: Mô hình quản lý tài chính của Nhà nước đối với TĐTC (mở rộng lĩnh vực đầu tư và vai trò, chức năng của SCIC hiện tại)

  • Các phương thức giám sát tài chính đối với quản lý Nhà nước

  • 4.2.6. Nhóm giải pháp hỗ trợ

    • 4.2.6.1. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý tài chính của Nhà nước trong xây dựng chính sách và quản lý, giám sát Tập đoàn Tài chính

    • 4.2.6.2. Tăng cường đầu tư công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và minh bạch thông tin tài chính

    • 4.2.6.3. Hoàn thiện cơ chế phối hợp cung cấp thông tin, trao đổi thông tin

    • 4.2.6.4. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình hình thành Tập đoàn Tài chính

  • Về phía Chính phủ

  • Về phía Ngân hàng Nhà nước

  • Về phía Bô ̣Tài chính

    • 4.2.6.5. Tăng cường năng lực cơ quan giám sát theo chuyên ngành tại Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

    • Mô hình hệ thống giám sát theo thể chế

    • Mô hình hệ thống giám sát theo chức năng

    • Mô hình giám sát lưỡng đỉnh

    • Mô hình giám sát tài chính hợp nhất

  • PHỤ LỤC 2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VỐN CỦA CÔNG TY TNHH HỒI KIM TRUNG ƯƠNG

  • PHỤ LỤC 3 . TỔNG HỢP QUY ĐỊNH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TĐTC CÓ CÔNG TY MẸ LÀ CTCP THEO CÁC LUẬT

  • PHỤ LỤC 4 . TỔNG HỢP MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY MẸ CỦA MỘT SỐ TĐTC Ở VIỆT NAM

  • PHỤ LỤC 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TĐTC BẢO HIỂM - BẢO VIỆT

  • PHỤ LỤC 6 – HƯỚNG DẪN TÍN DỤNG XANH

  • Chương I. Các quy tắc chung

  • Chương II. Cơ cấu tổ chức, Vai trò và Trách nhiệm

  • Chương III. Chính sách và tăng cường năng lực hoạt động

  • Chương IV. Quản lý quy trình cho vay

  • Chương V. Quản lý nội bộ và công bố thông tin

  • Chương VI. Giám sát và Kiểm tra

  • Chương VII. Điều khoản bổ sung

  • PHỤ LỤC 7 : MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM (VAS) VÀ CHUẨN MỰC QUỐC TẾ (IFRS) VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan