bai 6: khuynh huong phat trien cua su vat hien tuong

6 6K 40
bai 6: khuynh huong phat trien cua su vat hien tuong

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PPCT: 9 Bài 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬTHIỆN TƯỢNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình - Biết được phát triểnkhuynh hướng chung của sự vậthiện tượng. 2. Về kĩ năng - Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình - Mô tả được hình “xoắn ốc” của sự phát triển 3. Về thái độ - Phê phán thái độ phủ định sạch trơn quá khứ hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ. - Ủng hộ cái mới, bảo vệ cái tiến bộ. II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Chất là gì, lượng là gì? Cho VD Câu 2: Cho biết mối quan hệ giữa chất và lượng. Lấy VD chứng minh mối quan hệ giữa chất và lượng 3. Trình bày tài liêu mới Vào bài: Khi xem xét sự phát triển, còn một vấn đề khác được đặt ra là: sự phát triển diễn ra theo chiều hướng nào? Trong Triết học trước Mác có tồn tại quan điểm vận động vòng tròn. Vận dụng quan điểm đó vào đời sống xã hội, thì khi xã hội đạt tới một trình độ phát triển nào đó, xã hội sẽ trở lại điểm xuất phát, vòng phát triển mới lại bắt đầu. Pitago cho rằng một chu kỳ phát triển như vậy của nhân loại hết 78 vạn năm. Tương tự với quan điểm đó, trong đạo Phật có quan điểm về sự luân hồi của kiếp người. Quan điểm duy vật biện chứng mang lại lời giải đáp khác về cơ bản cho vấn đề nêu trên. Nội dung bài Hoạt động GV - HS 1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình - GV: giảng giải: trong ý thức thông tường, khái niệm “phủ định” thường được thể hiện bằng từ “không”, phủ định có nghĩa nói “không” bác bỏ một cái gì đó. Trong phép biện chứng, phủ định đuợc xem là nhân tố của sự phát triển. Do vậy khái niệm phủ định có ý nghĩa sâu sắc hơn so với cách sử dụng trong đời thường. - GV: tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu khái niệm phủ định, phủ định biện chứng, phủ định siêu hình Nhóm 1 Cho các ví dụ: Đốt rừng, phá than, chặt cây, 1 Gieo xuống đất ấp nở đấu tranh a) Phủ định siêu hình Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật b) Phủ định biện chứng Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vậthiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vậthiện tượng cũ để phát triển sự vậthiện tượng mới. bắn chết thú rừng, cá chết. Câu hỏi: a) Các sự vật này còn tồn tại hay không? Vì sao? b) Sự vật xóa bỏ và không còn tồn tại được gọi là gì? Nhóm 2: Cho các ví dụ: o Hái lúa  xay thành gạo ăn o Gió bão  làm đỗ cây o Động đất  sập đỗ nhà o Hóa chất độc hại  tiêu diệt sinh vật. Câu hỏi: a) Sự vật trên có bị cản trở, xóa bỏ sự tồn tại hay không? b) Nguyên nhân sự cản trở, xoá bỏ là gì? c) sự xóa bỏ sạch trơn này gọi là gì? Nhóm 3: Hạt thóc cây lúa non Quả trứng Con gà con Xã hội phong kiến xã hội TBCN Câu hỏi: o Những sự vật trên có bị xoá bỏ sự tồn tại hay không? o Quá trình này được gọi là sự phát triển của sự vật hay không? Nhóm 4: o Em hãy cho biết nguyên nhân của sự phủ định biện chứng. o Sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ có kế thừa yếu tố tích cực của cái cũ hay không? - HS: các nhóm thảo luận - GV: Gợi ý cho HS thảo luận - HS: cử đại diện trình bày nội dung thảo luận - HS: cả lớp trao đổi ý kiến - GV: nhận xét, kết luận lại nội dung. - GV: giảng giải: phủ định siêu hình diễn ra 2 Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản: - Tính khách quan: Phủ định biện chứng mang tính tất yếu, khách quan, nguyên nhấn của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. Phủ định biện chứng tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển. do sự can thiệp, tác động bên ngoài. Phủ định biện chứng diễn ra ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. Đó là kết quả quá trình giải quyết mâu thuẫn, lượng đổi dẫn đến chất đổi, cái mới ra đời thay thế cái cũ. - GV: đưa ra các ví dụ: * Sinh vật  sinh vật mới * Xã hội chiếm hữu nô lệ  xã hội phong kiến. Em có nhận xét gì về VD trên. - HS: thảo luận, trình bày ý kiến cá nhân - GV: nhận xét, giải thích thêm: * Sinh vật mới xuất hiện phủ định sự vật cũ là kết quả của đấu tranh giữa biến dị và di truyền trong bản thân sinh vật diễn ra. * Chế độ phong kiến phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ là kết quả của đấu tranh giữa giai cấp nô lệ và giai cấp chủ nô trong bản thân chế độ chiếm hữu nô lê đem lại. - GV: Vậy tính khách quan của phủ định biện chứng là gì? - HS: trình bày ý kiến - GV: kết luận về tính khách quan phép biện chứng. Phủ định biện chứng là quá trình mang tính khách quan do mâu thuẫn của bản thân sự vật tự quy định. - GV: đưa ra các VD: * Sinh vật: các giống bò phát triển theo quy luật di truyền. * Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. * Phụ nữ Việt Nam ngày nay thông minh, sáng tạo và hiện đại. - GV: nêu câu hỏi cho HS: Câu 1: nêu các yếu tố kế thừa qua VD trên. Câu 2: Xoá bỏ cái cũ ở đây phải đảm bảo nguyên tắc gì? - HS: trình bày ý kiến cá nhân - GV: Liệt kê ý kiến và nhận xét. + Câu 1: Thế hệ con cái kế thừa yếu tố tích cực của thế hệ bố mẹ Nền văn hoá mới tiên tiến vẫn phải kế thừa những truyền thống văn hoá quý báo của 3 - Tính kế thừa: Là tính tất yếu khách quan, đảm bảo sự vật, hiện tượng giữ lại yếu tố tích cực, lỗi thời để sự vật, hiện tượng phát triển liên tục, không ngừng. 2. Khuynh hướng phát triển của sự vậthiện tượng. dân tộc. Người phụ nữ Việt Nam ngày nay vẫn kế thừa những đức tính công, dung, ngôn, hạnh, chung thủy của người phụ nữ Việt Nam trước đây. + Câu 2: Xoá bỏ cái cũ là xoá bỏ yếu tố không thích hợp với hoàn cảnh mới đối với sự vật. Không xoá bỏ hoàn toàn, sạch trơn và cần sự chọn lọc. - GV: Tính kế thừa của phép biện chứng là gì? - HS: trình bày ý kiến. - GV: giảng giải: Phủ định biện chứng không phải là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái bị phủ định. Trái lại, để dẫn tới sự ra đời của cái mới, quá trình phủ định biện chứng bao hàm trong nó nhân tố giữ lại những nội dung tích cực của cái bị phủ định. Phủ định biện chứng, do vậy là sự phủ định mang tính kế thừa. Giá trị của tính kế thừa biện chứng được quy định bởi vai trò của nó trong sự ra đời của cái mới. Không có cái mới nào lại ra đời từ hư vô. Nhơ việc giữ lại nhân tố tích cực của cái bị phủ định mà cái mới có tiền đề cho sự xuất hiện của mình. - GV: kết luận : Trong quá trình phát triển của sự vật, cái mới không ra đời từ hư vô, mà ra đời từ trong lòng cái cũ, từ cái trước đó. Nó không phủ định hoàn toàn, “sạch trơn” mà luôn mang yếu tố kế thừa… - GV: chuyển ý: mọi sự vật hiện tượng đều được sinh ra cùng với khả năng phủ định chính bản thân nó. Đó là quy luật. Những cái đang tồn tại trước nó và đến lượt chúng, những cái đang tồn tại sẽ bị phủ định bởi những cái mói khác. Đó là phủ định của phủ định. - GV: Lấy VD dẫn chứng * Con gà đẻ trứng con gà  con gà * Chế độ chiếm hữu nô lệ  xã hội phong kiến  TBCN  XHCN Câu hỏi: + Xác định sự phủ định của 2 ví dụ trên, đâu là phủ định lần một, đâu là phủ định lần hai. 4 Khuynh hướng phát triển của sự vậthiện tượngsự vận động lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. + Phủ định lần hai có ý nghĩa gì? + Đâu là sự vật tồn tại, sự vật mới, sự vật mới hơn. - HS: trình bày ý kiến cá nhân - GV: Liệt kê ý kiến và tổng kết: Cái mới bị cái mới hơn phủ định. Đó là phủ định của phủ định. Cái mới ra đời tiến bộ hơn, phát triển hơn cả về lượng và chất. Như vậy, sự phủ định biện chứng diễn ra liên tục tạo ra khuynh hướng tất yếu của sự phát triển. Cái mới luôn xuất hiện thay thế cái cũ. Nó vạch ra khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vậthiện tượng. - GV: Em hãy giải thích các VD sau: * Con gà con phủ định quả trứng * Cây mạ non phủ định hạt thóc giống * Trình độ nhận thức của HS lớp 10 phủ định trình độ nhận thức của HS lớp 9. - HS: trao đổi ý kiến - GV: gợi mở, giải thích cho HS năm vững kiến thức - GV: nói quy luật phủ định của phủ định được diễn ra theo con đường “xoáy ốc” nghĩa là gì? - HS: thảo luận, trình bày, cả lớp trao đổi ý kiến. - GV: gợi mở, kết luận, khắc sâu kiến thức: Diễn tã quy luật phủ định của phủ định bằng con đường “xoáy ốc” chính là hình thức cho phép biều đạt được rõ ràng nhất các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại và tính tiến lên của sự phát triển. mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời dường như quay lại cái đã qua, dường như lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao. - GV: Kết luận: Sự phủ định không ngừng xảy ra trong tự nhiên, xã hội, trong lĩnh vực đời sống tư tưởng của con người. Trong quá trình vô tận đó, cái mới ra đời không đơn giản, dễ dàng mà trải qua quá trình đấu tranh giữa cái mới, cái cũ, cái lạc hậu. 5 - GV: kết luận toàn bài. Nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định như sau: Quy luật này nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và giữ gìn nội dung tích cực của các giai đoạn trước, nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng; mà theo đường xoáy ốc. Nhưng theo quy luật chung, cuối cùng cái mới chiến thắng cái cũ, khuynh hướng của sự phát triển, vận động theo hướng của sự phát triển trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn. - GV: yêu cầu HS rút ra bài học cho bản thân. - HS: trình bày ý kiến cá nhân + Cần chống thái độ phủ định sạch trơn + Biết quý trọng cai mới, tin tưởng vào tương lai phát triển của cái mới + Biết đấu tranh chống lại cái cũ, cải tạo cái cũ, biết lưu giữ giá trị tốt đẹp của cái cũ sao cho phủ hợp với điều kiện mới + Biết chống lại thái độ “hư vô chủ nghĩa” trong khi nhìn nhận đánh giá lịch sử, đánh giá quá khứ. - GV: liệt kê ý kiến HS, nhận xét, bổ sung. Quan điểm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ, phải biết kế thừa có phê phán, có chọn lọc những cái cũ, phải biết kế thừa có phê phán, có chọn lọc những cái vốn là tinh hoa của cái cũ, sử dụng chúng là tiềnđề cho sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn. 4. Củng cố. Yêu cầu hS nhắc lại kiến thức trọng tâm 5. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập SGK - Ôn tập chuẩn bị bài kiểm tra 1tiết. 6 . PPCT: 9 Bài 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về. chứng diễn ra liên tục tạo ra khuynh hướng tất yếu của sự phát triển. Cái mới luôn xuất hiện thay thế cái cũ. Nó vạch ra khuynh hướng phát triển tất yếu

Ngày đăng: 07/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan