Bài 15: Bài tập chương I và II

2 2.9K 34
Bài 15: Bài tập chương I và II

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TIẾT 15. BÀI 15 : BÀI TẬP CHƯƠNG I CHƯƠNG II I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh cần - Biết cách ứng dụng xác suất vào giải các bài tập di truyền - Nhận biết được các hiện tượng tương tác gen thông qua phân tích kết quả lai - Phân biệt được hiện tượng phân li độc lập với hiện tượng liên kết gen hoán vị gen - Nhận biết gen nằm trên NST giới tính hay trên NST thường - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập di truyền II. Tiến trình tổ chức bài học 1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra bài tường trình về quy trình thực hành lai giống của học sinh 2. bài mới Hoạt động của giáo viên học sinh Nội dung *HĐ1: -GV chia học sinh thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bút dạ, 1 tờ giấy Ao. - Giao bài tập cho từng nhóm: Nhóm 1: bài 1 trang 64 sgk Nhóm 2: bài 2 trang 64 sgk Nhóm 3: bài 1 trang 9 sbt Nhóm 4: bài 3 trang 66 sgk - Yêu cầu các nhóm thảo luận để đưa ra lời giải trình bày lời giải trên giấy Ao (10’) - HS: Thảo luận theo nhóm đã phân công rồi trình bày lời giải trên giấy Ao. Bài 3 (T9 sbt) Đề bài: 1 phân tử ADN chứa 650.000 nuclêôtit loại X, số nu loại T bằng 2 lần số nu loại X. a. Tính chiều dài phân tử đó. b. Khi phân tử này nhân đôi 1 lần, tính số nu tự do trong môi trưòng nội bào cung cấp? Bài 1 (T64 sgk). a) MMG 3’ TAT GGG XAT GTA ATG GGX…5’ MBS 5’ ATA XXX GTA XAT TAX XXG…3’ mARN5 AUA XXX GUA XAU UAX XXG .3’ b. Có 18/3 = 6 codon trên mARN c. Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi codon: UAU , GGG, XAU, GUA, AUG, GGX Bài 2 (T 64-sgk). Từ bàng mã di truyền: a) Các cođon GGU, GGX, GGA, GGG trong mARN đều mã hóa glixin b) Có 2 cođon mã hóa lizin: - Các cođon trên mARN : AAA, AAG - Các cụm đối mã trên tARN: UUU, UUX c) Cođon AAG trên mARN được dịch mã thì lizin được bổ sung vào chuỗi polipeptit. Bài 3 (T9 sbt) a. Theo bài ta có: T = 2X à T= 1.300.000 (nu) Ta có: N= 2A+ 2G = 2T + 2X Vậy N = 2 x 1.300.000 + 2 x 650.000 = 3.900.000 (nu) L = N/2 x 3.4 = 3.900.000 x 1,7 = 6.630.000 (A o ) = 6.630 Mm b. Nmt = N (2 k – 1) = 3.900.000 (nu). Bài 3 (T66 sgk) Lưu ý: Sử dụng nhân xác suất sẽ đơn giản hơn a. Do bố cô gái đó bị bệnh nên cô ấy cũng mang gen gây bệnh. Xác suất để cô gái đó truyền NST X mang gen bệnh cho con là ½. - Xác suất sinh con trai của họ là ½ . Khi HS làm bài, GV theo dõi hướng dẫn các nhóm chưa hoàn thiện. - Sau khi hết thời gian, yêu cầu các nhóm mang phần bài tập lên treo. - Gv cho Hs chỉnh sửa bổ sung. HĐ2: Gv cho HS làm bt sau: Bài 5, 6, 7 trang 67 sgk. - Yêu cầu HS chuẩn bị trong 5 phút. HĐ3: cho hs hoàn thành phiếu học tập sau: 5’ à Xác suất để sinh con trai mang NST X có gen bệnh sẽ là: ½ x ½ = 1/4. b. Vì bố ko bị bệnh nên con gái chắc chắn sẽ nhận gen X ko mang gen bệnh. Do vậy, Xác suất sinh con gái bị bệnh của họ bằng 0. Bài 5 T67 sgk Để biết được gen đó nằm ở đâu, ta dùng phép lai thuận nghịch: - Nếu kết quả phép lai thuận nghịch giống nhau thì gen nằm trên NST thường. - Nếu kết qủa phép lai luôn cho kiểu hình giống mẹ thì gen nằm trong ti thể. - Nếu kết quả phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở 2 giới khác nhau thì gen nằm trong NST X. Bài 6 T67 sgk: Đáp án C Bài 7 T67 sgk: Đáp án D PHIẾU HỌC TẬP 1. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở: a. tế bào chất. b. ribôxôm. c. ti thể. d. nhân tế bào. 2. Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là: a. ADN. b. mARN. c. rARN. d. tARN. 3. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza di chuyển theo chiều: a. 5’à 3’ cùng chiều với mạch khuôn. b. 3’à 5’ ngược chiều với mạch khuôn. c. 5’à 3’ ngược chiều với mạch khuôn d. Ngẫu nhiên. 4. Khi đem lai 2 giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, ở thế hệ F 2 , Menđen đã thu được tỉ lệ phân tính về kiểu hình là: a. 3:1. b. 9:3:3:1. c. 1:1. d. 1:1:1:1. 5. Cơ thể có kiểu gen AaBbCCdd khi giảm phân cho số loại giao tử là: a. 4. b. 8. c. 16. d. 32. 6. Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết gen di truyền trên NST giới tính Y là: a. Luôn di truyền theo dòng bố. b. không phân biệt được gen trội hay gen lặn c. Chỉ biểu hiện ở con đực. d. Được di truyền ở giới dị giao tử. 7. Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật? a. Liên kết gen. b. Hoán vị gen. c. Phân li độc lập. d. Tương tác gen. III. Củng cố, dặn dò. - Hoàn thành những bài tập còn thiếu vào vở. - Làm thêm các bài tập trong sbt. - Ôn tập chương I chương II để chuẩn bị cho bài kiểm tra 45’ . TIẾT 15. B I 15 : B I TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II I. Mục tiêu Sau khi học xong b i này học sinh cần - Biết cách ứng dụng xác suất vào gi i các b i tập di. chức b i học 1. Kiểm tra b i cũ Kiểm tra b i tường trình về quy trình thực hành lai giống của học sinh 2. b i m i Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội

Ngày đăng: 07/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan