KẾ HOẠCH CM SINH 12 NÂNG CAO

6 404 6
KẾ HOẠCH CM SINH 12 NÂNG CAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KẾ HOẠCH BỘ MÔN SINH 11 – NÂNG CAO 1 SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT SỐ KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN Năm học: 08-09 Bộ môn: Sinh học Khối lớp: Giáo viên: A- Vài nét chung: I. Đặc điểm tình hình HS: - HS lớp 12 đã trải qua một thời gian dài học theo SGK mới nên đã quen với cách dạy và học theo phương pháp mới. Các em đã phần nào ý thức đúng trong việc học, đọc, chuẩn bị bài ở nhà. Khả năng nhận thức các vấn đề tự nhiên, xã hội bắt đầu mở rộng và phát triển, khả năng suy luận, và tư duy lôgic đã cơ bản được hình thành và phát triển. - Tuy nhiên vẫn còn các HS chưa mạnh dạn trong việc xây dựng bài, tranh luận và tìm hiểu các vấn đề trong bài với bạn bè và GV. Nhiều em còn tư tưởng ỷ lại, dè dặt, chưa tham gia và thể hiện mình trong lĩnh vực học tập và sinh hoạt tập thể. Số lượng HS trong mỗi lớp còn tương đối đông nên việc theo sát HS đối với những môn ít tiết như môn Sinh còn gặp khó khăn. - Một số HS còn xem nhẹ môn học, học lệch, học tủ….vào mùa thi. II. Đặc điểm bộ môn: - Đây là một môn KHTN với đặc thù cần nhiều phương tiện dạy học trực quan như tranh vẽ , bảng biểu, sơ đồ, các mô hình….các dụng cụ thí nghiệm và hoá chất đặc thù , các tiết thực hành và tham quan. - Môn học có nhiều kiến thức liên quan đến đời sống: thực vật , động vật , thiên nhiên, môi trường , con ngưòi… nên GV: có thể tích hợp giảng dạy những kiến thức liên quan, đồng thời HS có thể đưa vốn hiểu biết của mình vào giờ học và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn đời sống và sản xuất. III. Nội dung chương trình: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC Chương I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Giới thiệu về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào, nguyên nhân, cơ chế phát sinh và biểu hiện của biến dị ở cấp phân tử và tế bào. Chương II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN Giới thiệu về các quy luật di truyền ( thí nghiệm, phân tích giải thích, nội dung quy luật, điều kiện nghiệm đúng, cơ sở tế bào học và ý nghĩa của các quy luật) Giới thiệu về mối quan hệ kiểu gen môi trường và kiểu hình Chương III: DI TRUYỀNHỌC QUẦN THỂ Giới thiệu định nghĩa quần thể, cấu trúc di truyền của quần thể, nội dung định luật Hacđi- Vanbec Chương IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC Giới thiệu về các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống, giới thiệu về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật, giới thiệu về kỹ thuật di truyền trong chọn giống Chương V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI Giới thiệu về di truyền y học, di truyền y học tư vấn,liệu pháp gen, một số bệnh tật di truyền , vấn đề bảo vệ vốn gen của loài người liên quan đến bệnh ung thư , AIDS và di truyền trí năng. PHẦN 6: TIẾN HOÁ Chương I: BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ 2 Giới thiệu về bằng chứng giải phẫu học so sánh và phôi sinh học so sánh, bằng chứng địalí sính học, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Chương II: NGUYỀN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ Giới thiệu những luận điểm cơ bản trong học thuyết tiến hoá của Lamac và Đacuyn, đặc điểm của tiến hoá tổng hợp, nêu những luận điểm của tiến hoá bằng đột biến trung tính, trình bày được vai trò của quá trình đột biến, giao phối, di nhập gen đối với tiến hoá nhỏ Giới thiệu về các hình thức của chọn lọc tự nhiên và vai trò của chọn lọc tự nhiên Giới thiệu về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên sinh vật, về loài sinh vật và các cơ chế cách li, về quá trình hình thành loài, nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới. Chương III:SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT Giới thiệu về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự phát triển của sinh giới qua các đại đia chất, sự phát sinh loài người PHẦN 7: SINH THÁI HỌC: Chương I: CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG Giới thiệu môi trường và các nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống của sinh vật Chương II: QUÂN THỂ SINH VẬT Giới thiệu về khái niệm quần thể và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, các đặc trưng cơ bản của quần thể và biến động số lượng cá thể của quần thể Chương III: QUẦN XÃ SINH VẬT Giới thiệu về khái niệmvà các đặc trưng cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, mối quan hệ dinh dưỡng, diễn thế sinh thái. Chương IV: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Giới thiệu về hệ sinh thái, các chu trình sinh địa hoá trong hệ sinh thái, dòng năng lượng trong hệ sinh thái, sinh quyển, sinh thái học và việc quản lí tài nguyên thiên nhiên. IV. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH: HKI : 19 tuần thực học = 36 tiết HKII: 18 tuần thực học = 34 tiết Cả năm : 37 tuần 70 tiết Trong đó: Kiểm tra giữa HKI: 1 tiết Kiểm tra giữa HKII: 1 tiết Kiểm tra HKI: 1 tiết Kiểm tra HKII:1 tiết còn lại là các tiết lý thuyết và thực hành. 3 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY 4 Tuần Chương Tiết thứ: Tên bài Nội dung cơ bản của bài Đồ dùng dạy học Những thay đổi Ghi chú 1 Phần năm: Di truyền học I: Cơ chế di truyền và biến dị 1 Gen, mã di truyền và qtrình nhân đôi ADN Khái niệm, cấu trúc của gen, phân loại gen, khái niệm mã di truyền, quá trình nhân đôi của ADN Tranh vẽ minh hoạ lấy từ các hình trong SGK và SGV 2 Phiên mã và dịch mã Cơ chế phiên mã và dịch mã( khái niệm, cơ chế, diễn biến) mối liên hệ ADN, ARN, pr và tính trạng Tranh vẽ minh hoạ lấy từ các hình trong SGK và SGV 2 3 Điều hoà hoạt động của gen Khái niệm, cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ và nhân thực Hình 3 SGK 4 Đột biến gen Khái niệm và các dạng đột biến gen, nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, sự biểu hiện của đột biến gen Hình 4.1 và 4.2 SGK 3 5 Nst Đại cương về NST, cấu trúc của NST ở sinh vật nhân thực, chức năng của NST Hình 5 SGK 6 Đột biến cấu trúc NST Khái niệm, các dạng đột biến cấu trúc, nguyên nhân, hậu quả và vai trò của đột biến cấu trúc NST Theo hình 6 SGK 4 7 Đột biến số lượng NST Khái niệm, nguyên nhân và cơ chế phát sinh, hậu quả và vai trò của các dạng đột biến lệch bội và đa bội. Hình 7.1 , 7.2 SGK 8 Bài tập chương I Củng cố khắc sâu các kiến thức lí thuyết phần chương I Nhận dạng và rèn kỹ năng giải một số bài tập thuộc phần này 5 9 Thực hành : Xem phim về cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã Vận dụng kiến thức đã học để phân tích sơ đồ diễn biến qt nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã Rèn kỹ năng quan sát, tính sáng Đĩa CD về các quá trình tự nhân đôi, phiên mã và dịch mã 5 6 . KẾ HOẠCH BỘ MÔN SINH 11 – NÂNG CAO 1 SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT SỐ KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN Năm học: 08-09 Bộ môn: Sinh học Khối lớp:. Chương IV: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Giới thiệu về hệ sinh thái, các chu trình sinh địa hoá trong hệ sinh thái,

Ngày đăng: 07/07/2013, 01:26

Hình ảnh liên quan

Hình 3 SGK - KẾ HOẠCH CM SINH 12 NÂNG CAO

Hình 3.

SGK Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan