nguon goc cac loai ( tiep )

3 308 0
nguon goc cac loai ( tiep )

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một Tự nhiên không Nhân bản? Nếu người nguyên thủy man rợ nhất tưởng rằng những đặc tính di truyền của con lai từ các vật nuôi của họ, cả bất kỳ một con vật có ích đặc biệt với họ, cho bất kỳ một mục đích đặc biệt nào, sẽ được bảo vệ cẩn thận khỏi nạn đói kém và những tai biến khác, mà rất có khả năng xảy ra với những người này, và những con vật được lựa chọn như vậy nên thường sinh được nhiều con hơn là các con vật có phẩm chất thấp kém hơn; và như thế sẽ có một loạt những sự lựa chọn vô tình diễn ra. Ta nhìn bậc phân loại trên các loài động vật từ những người man rợ Tierra del Fuego, từ hành động giết và ăn ngấu nghiến những người phụ nữ già trong tộc, trong những lần đói kém, như thể họ không bằng con chó. Người nguyên thủy - Nguồn ảnh: Britannica.com Trong thế giới thực vật quy trình cải thiện dần dần tương tự, thông qua sự bảo tồn phụ động những cá thể tốt nhất, mà có hay không có đủ khác biệt để được phân loại từ diện mạo đầu tiên là những giống riêng biệt, và có hay không có hai hoặc là nhiều loài hay dòng đã bị trộn lẫn với nhau nhờ phép lai, có thể được nhận ra một cách dễ dàng ở kích thước được tăng lên và vẻ đẹp mã mà giờ ta thấy ở đủ loại cây hoa bướm dại, hoa hồng, cây quỳ thiên trúc, cây hoa thược dược và những loài cây khác, khi ta so sánh với những loài đời trước hoặc với giống bố mẹ nguyên sơ của chúng. Không ai mong thu được một cây hoa bướm hay hoa thược dược loại một từ hạt của giống cây dại. Không ai dám mong có được cây lê loại một từ hạt của một cây lê dại, dù có thể anh ta thành công nhờ một cây giống con hạng nhì mọc dại, nếu nó có nguồn gốc từ một giống cây trồng. Cây lê, dù được đem trồng từ lâu, theo sự mô tả của Pliny, xem ra từng là một loài cây ăn quả có phẩm chất rất kém. Tôi đã thấy một ngạc nhiên lớn được biểu lộ trong những tác phẩm nghề làm vườn về sự khéo léo kỳ diệu của những người làm vườn, trong việc tạo ra những những sản phẩm tuyệt vời như thế từ những nguyên liệu nghèo nàn, nhưng mẹo, tôi không tin chắc, là đơn giản, và, về phần sản phẩm cuối cùng, đã được tiếp nối hầu như vô tình. Cốt ở việc trồng giống cây nổi tiếng nhất, gieo hạt của nó, và khi giống được thay đổi tốt hơn một chút xuất hiện, thì chọn lọc chúng, và cứ tiếp tục như thế. Nhưng những người làm vườn thời cổ, những người trồng giống lên tốt nhất mà họ tìm được, không bao giờ nghĩ chúng ta nên ăn những loại trái cây tuyệt vời gì, nghĩ chúng ta có những cây trái tuyệt hảo, dù là ít, tới việc chọn ra và bảo tồn những loài tốt nhất mà họ có thể tìm ở một nơi nào đó. Một lượng thay đổi lớn đối với những loài cây trồng của ta, theo cách đó một cách chầm chậm và vô tình được tích lũy lại, theo tôi, giải thích hiện tượng được nhiều người biết đến là trong rất nhiều trường hợp mà chúng ta không thể nhận ra, và do đó không biết, những cây giống bố mẹ hoang dại đã được trồng sớm nhất trong vườn hoa và vườn rau của ta. Nếu mất nhiều thế kỷ hoặc là ngàn năm để cải thiện hoặc sửa đổi phần lớn những cây trồng đạt đến tiêu chuẩn hữu ích với con người hiện nay của ta, ta có thể hiểu được thế nào mà cả châu Úc, mũi đất mang hi vọng mới, hoặc bất kì một vùng nào khác có những người nguyên thủy sinh sống, tạo cho ta một giống cây đơn đáng giá. Không phải những nước này, có rất nhiều loài, không nhờ một sự thay đổi kì lạ mà có được các gốc nguyên sơ của những loài cây có lợi, nhưng các giống cây địa phương chưa được cải thiện bằng việc chọn lọc liên tiếp tới tiêu chuẩn hoàn thiện có thể sánh được với giống cây được đem trồng ở những đất nước văn minh. Đối với các loài vật mà người nguyên thủy đã nuôi, điều không nên bị bỏ qua là chúng hầu như luôn luôn phải tranh giành thức ăn, ít nhất là trong những mùa nào đó. Và ở hai nước có điều kiện rất khác nhau, những cá thể cùng loài, có thể tạng hoặc cấu trúc hơi khác nhau thì thường có sự thịnh vượng ở nước này hơn nước kia, và cứ như thế nhờ một quy trình “chọn lọc tự nhiên”, mà sau đây sẽ được giải thích đầy đủ hơn, hai giống phụ có thể được tạo ra. Điều này, có lẽ, phần nào giải thích những gì mà các tác giả chú ý, cụ thể là, những giống mà người nguyên thủy nuôi có nhiều đặc trưng của loài hơn những giống được nuôi ở các đất nước văn minh (có thể hiểu là thuần chủng hơn). Nguồn ảnh: Darwin-online.org Với quan điểm ở đây đưa ra vai trò quan trọng của sự chọn lọc của con người, ngay lập tức trở nên rõ ràng, thế nào mà những dòng giống thuần hóa của ta thể hiện sự thích nghi với cấu trúc của chúng hoặc những tập quán của chúng theo ý muốn của con người. Tôi cho là, chúng ta có thể hiểu hơn về những đặc điểm thường dị thường của các dòng giống thuần hóa của chúng ta, và tương tự như vậy thì sự sai khác của chúng trở nên rất lớn ở những đặc điểm bên ngoài và tương đối nhẹ với những phần bên trong cơ thể. Con người hầu như không thể chọn lọc, hoặc chỉ toàn gặp rất nhiều khó khăn, bất kỳ sự sai lệch về cấu trúc nào ngoại trừ những cái như có thể nhìn thấy theo bề ngoài; và quả thực người ta hiếm khi quan tâm đến cái bên trong. Người ta không bao giờ có thể tác động nhờ chọn lọc, ngoại trừ tác động vào những thay đổi khá nhỏ mà lần đầu tiên con người có được từ tự nhiên. Không ai cố tạo ra một con chim bồ câu đuôi quạt, trước khi anh ta nhìn thấy một con chim bồ câu với một cái đuôi được phát triển với một mức độ khá nhẹ trong một cách thức khác thường, hoặc bồ câu to diều cho đến khi người ta thấy một con chim bồ câu với một cái diều có kích thước hơi khác thường; và bất kể những đặc tính nào càng khác thường hoặc dị thường khi lần đầu tiên chúng hiện ra, thì càng chắc chắn nó sẽ thu hút sự chú ý của con người. Nhưng để sử dụng nét như vậy như việc cố gắng tạo ra một chú chim bồ câu đuôi quạt, tôi chắc chắn, trong nhiều trường hợp, là hoàn toàn sai. Con người đầu tiên chọn lọc chim bồ câu với một cái đuôi khá lớn, không bao giờ tưởng tượng con cháu của chim bồ câu đó sẽ trở thành bồ câu gì thông qua sự chọn lọc liên tục, phần nào vô tình và phần nào là chọn lọc có phương pháp. Có lẽ đôi bố mẹ của chim bồ câu đuôi quạt chỉ có mười bốn chiếc lông vũ đuôi phần nào đã được mở rộng, giống như giống chim bồ câu đuôi quạt Java hiện nay, hoặc như những cá thể loài khác và những giống riêng biệt, mà người ta đếm được đều có mười bảy chiếc lông vũ đuôi. Có lẽ con chim to diều đầu tiên không thổi phồng chiếc diều của nó lên đến mức lớn hơn nhiều so với bồ câu đầu bằng lúc thổi phồng phần trên thực quản của nó- một thói quen mà những người thích chơi chim ít quan tâm, vì nó không phải là một trong những điểm chính của giống. Và cũng không để người ta nghĩ rằng sự sai lệch khá lớn về cấu trúc là cần thiết để thu hút cặp mắt của những người thích chơi chim: người ta nhận thấy được những sai khác rất nhỏ, và đó là thuộc bản tính con người đánh giá mọi thứ mới lạ, tuy nhẹ, ở tài sản của một người. Và cũng không phải bậc phân loại mà lúc đầu được dựa vào bất cứ những khác biệt nhỏ nào giữa những cá thể cùng loài, phải được đánh giá theo bậc phân loại mà giờ đây được áp dụng cho chúng, sau khi nhiều giống trước kia được hình thành rõ ràng. Và quả thực như vậy, nhiều sai khác nhẹ có thể tăng lên trong các loài bồ câu mà bị loại ra như là những khiếm khuyết hoặc trệch khỏi tiêu chuẩn hoàn thiện của mỗi giống. Loài ngỗng thông thường không vươn tới một loài rõ rệt nào, do đó loài Thoulouse và giống thông thường, khác nhau về màu sắc, những đặc tính phù du nhất, cuối cùng đã được trưng bày riêng biệt trong các triển lãm gia cầm. Tôi cho rằng những quan điểm này giải thích nhiều hơn về những gì mà thỉnh thoảng được chú ý- cụ thể là ta không biết gì về nguồn gốc hay lịch sử của bất cứ các giống thuần hóa nào của mình. Nhưng thực tế, một giống, như một hình thái của một ngôn ngữ, người ta có thể cho là có một nguồn gốc nhất định. Một người bảo tồn và gây giống từ một cá thể có sự trệch khá nhẹ về cấu trúc, hoặc quan tâm hơn bình thường việc so sánh các con vật tốt nhất của anh ta và như thế thì sẽ cải thiện được chúng, và những cá thể được cải tiến dần dần lan rộng đến khoảng sát cạnh. Nhưng cho đến nay chúng sẽ khó mà có một cái tên riêng biệt, và vì chỉ được đánh giá nhẹ, lịch sử của nó sẽ không được quan tâm. Nếu được cải tiến thêm cùng bằng quy trình chậm và từ từ, chúng sẽ lan ra rộng lớn hơn, và sẽ được công nhận là những loài riêng biệt, quý giá, và sau đó có thể là lần đầu tiên nhận được một cái tên quê kệch. Ở các nước nửa văn minh, với thông tin ít tự do, sự phân bố và hiểu biết về bất cứ một giống phụ mới nào sẽ là một quy trình chậm. Ngay khi những điểm phân loại giống phụ mới được nhận thức hoàn toàn, thì nguyên lý, như tôi đã gọi nó, sự chọn lọc vô tình sẽ luôn có khuynh hướng có lẽ là nhiều hơn ở một giai đoạn hơn bất kỳ giai đoạn nào, khi giống tăng hay giảm về hình dáng - có lẽ là nhiều hơn ở một vùng hơn bất kỳ vùng nào khác, theo độ văn minh của dân cư- dần dần gộp vào những nét đặc trưng của giống, bất cứ cái gì có thể. Nhưng cơ hội sẽ vô cùng bé cho các bản ghi chép lưu tồn sự thay đổi chậm, không ổn định, và không cảm thấy như vậy. . trưng của loài hơn những giống được nuôi ở các đất nước văn minh (có thể hiểu là thuần chủng hơn). Nguồn ảnh: Darwin-online.org Với quan điểm ở đây đưa ra vai

Ngày đăng: 06/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan