Thực trạng bệnh bàng quang tăng hoạt ở người từ 40 tuổi trở lên tại huyện duy tiên, tỉnh hà nam năm 2016 và một số yếu tố liên quan

81 297 1
Thực trạng bệnh bàng quang tăng hoạt ở người từ 40 tuổi trở lên tại huyện duy tiên, tỉnh hà nam năm 2016 và một số yếu tố liên quan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bàng quang tăng hoạt (hay Overactive Bladder - OAB) là khái niệm được các tác giả P Abram và A.Wein đưa ra lần đầu năm 1997 để chỉ tình trạng rối loạn đi tiểu như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, … đã được loại trừ các nguyên nhân thực thể Năm 2002, Hiệp hội tiểu tự chủ quốc tế (International Continent Society - ICS) chính thức chấp nhận sử dụng thuật ngữ bàng quang tăng hoạt và đưa ra những định nghĩa cụ thể về tình trạng bệnh lý này Theo ICS, chẩn đoán BQTH khi có sự hiện diện của triệu chứng tiểu gấp, thường đi kèm với tiểu nhiều lần và tiểu đêm, có hay không kèm theo són tiểu Các biểu hiện trên xuất hiện mà không có nhiễm khuẩn đường tiết niệu, không có các tổn thương bệnh lý tại chỗ hoặc không có các tác nhân chuyển hóa kèm theo có thể gây nên các triệu chứng trên Trong định nghĩa này, triệu chứng tiểu gấp là tiêu chuẩn vàng Chẩn đoán BQTH khi có triệu chứng tiểu gấp và một trong những triệu chứng còn lại

Theo một nghiên cứu do Steward WF và cộng sự thực hiện năm 2001 tiến hành trên 5.204 người trưởng thành tại Hoa Kỳ, tỉ lệ mắc bệnh bàng quang tăng hoạt trong cộng đồng là 16,5%, ở nam 16% và nữ 16,9% nhưng khác nhau về mức độ nặng của bệnh ở hai giới Tỉ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của BQTH được ghi nhận gia tăng theo tuổi Nghiên cứu EPIC thực hiện tại Canada và 4 nước Châu Âu (Đức, Italia, Thụy Điển và Anh) vào năm 2006, tỷ lệ mắc BQTH của người trưởng thành tại cộng đồng là 11,8%, trong đó nam chiếm 10,8% nữ 12,8% Một nghiên cứu khác tiến hành tại Châu Á do ASFU tiến hành năm 2004 ở 11 nước Châu Á tiến hành trên 5.502 phụ nữ trên 18 tuổi, có các triệu chứng tiểu nhiều trên 8 lần/24 giờ, tiểu gấp, són tiểu gấp Kết quả cho thấy có tới 53,1 % bị OAB Nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ này ở Châu Á là 29,9% ở nam giới

Trang 2

Bệnh bàng quan tăng hoạt khá phổ biến trong cộng đồng, tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, hoạt động làm việc, học tập, vui chơi, giải trí của người bệnh Theo báo cáo NHS BQTH ảnh hưởng đến 50 triệu người Châu Âu và Hoa Kỳ Bàng quang tăng hoạt thậm chí là nguyên nhân gián tiếp gây chấn thương do ngã, rối loạn giấc ngủ vì lý do tiểu đêm, tiểu gấp và tiểu nhiều lần.

Việc xác định tỉ lệ mắc BQTH tại cộng đồng có vai trò quan trọng trong xây dựng các biện pháp can thiệp phù hợp giúp phòng ngừa, điều trị căn bệnh này, giúp giảm thiểu những tác động của bênh gây ra cho người bệnh Hiện tại một số nước Đông Nam Á đã có nghiên cứu báo cáo tỷ lệ mắc bệnh BQTH trong cộng đồng được tham khảo rộng rãi trong các Hội nghị niệu khoa Tuy nhiên, tại Việt Nam, theo khảo sát của chúng tôi, chưa có nhiều báo cáo dịch tễ học đưa ra số liệu chính thức về tần suất của bàng quang tăng hoạt tại động đồng nhất là đối với người trung niên và lớn tuổi, đối tượng hay bị rối loạn

chức năng đường tiết niệu dưới Chính vì vậy, trong khuôn khổ đề tài: “Thựctrạng bệnh bàng quang tăng hoạt ở người từ 40 tuổi trở lên tại huyện DuyTiên, tỉnh Hà Nam năm 2016 và một số yếu tố liên quan”; với hy vọng cung

cấp số liệu về bệnh bàng quang tăng hoạt ở người từ 40 tuổi re lên trên địa bàn cụ thể làm cơ sở tham khảo Nghiên cứu của chúng tôi có hai mục tiêu:

1 Xác định tỷ lệ mắc và phân bố bệnh bàng quang tăng hoạt của ngườitừ 40 tuổi trở lên tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam năm 2016

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh bàng quang tăng hoạt ởngười từ 40 tuổi trở lên tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam năm 2016

Trang 3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Khái niệm về bàng quang tăng hoạt

Thuật ngữ bàng quang tăng hoạt để chỉ sự rối loạn trong giai đoạn đổ đầy nước tiểu của bàng quang Tình trạng bàng quang tăng hoạt là do sự co bóp không tự chủ của cơ bàng quang trong khi bệnh nhân vẫn đang kiềm chế phản xạ đi tiểu.

1.1.1 Chẩn đoán hội chứng bàng quang tăng hoạt

Theo hiệp hội tiểu không tự chủ quốc tế, chẩn đoán bàng quang tăng hoạt khi có sự hiện diện của triệu chứng tiểu gấp, thường đi kèm với tiểu nhiều lần, tiểu đêm, có thể kèm theo són tiểu Các biểu hiện trên mà không có nhiễm khuẩn tiết niệu, không có các tổn thương tại chỗ và không có các tác nhân chuyển hóa kèm theo có thể gây nên các triệu chứng trên Trong định nghĩa này triệu chứng tiểu gấp là tiêu chuẩn vàng Chẩn đoán bàng quang tăng hoạt khi có triệu chứng tiểu gấp kèm theo một trong các triệu chứng còn lại

Hỏi các triệu chứng của bệnh:

Thầy thuốc cần tìm hiểu mức độ cơ bản các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng này đến chất lượng sống và các triệu chứng bàng quang của bệnh nhân để đảm bảo rằng các triệu chứng này không liên quan đến bệnh lý đường tiết niệu dưới.

Các triệu chứng bàng quang tăng hoạt gồm

- Tiểu gấp: bệnh nhân than phiền có cảm giác buồn tiểu một cách đột ngột, cần phải đi tiểu ngay và rất khó có thể nhịn được (còn tiểu có kiểm soát) Đây là triệu chứng bắt buộc trong chẩn đoán BQTH.

Trang 4

- Tiểu nhiều lần: bệnh nhân tha phiền là phải đi tiểu nhiều lần (trên 8 lần) trong ngày tính từ lúc thức dậy đến lúc đi ngủ

- Tiểu đêm: bệnh nhân than phiền về việc phải thức dậy ban đêm từ một lần trở lên để đi tiểu

- Són tiểu gấp: bệnh nhân than phiền tiểu không tự chủ theo sau cảm giác tiểu gấp Chỉ khoảng 50% trường hợp BQTH có triệu chứng tiểu gấp không kiểm soát với các biểu hiện: ra nước tiểu ngay khi muốn đi tiểu mà không kịp vào nhà vệ sinh, tiểu dầm khi ngủ, tiểu bất ngờ không kiểm soát hoặc ra nước tiểu trong quần không kiểm soát được vào ban ngày.

- Chẩn đoán BQTH khi có triệu chứng tiểu gấp kèm theo một trong số triệu chứng còn lại.

- Bàng quang tăng hoạt khô (bàng quang tăng hoạt không kèm theo són tiểu): là dạng lâm sàng của bàng quang tăng hoạt nhưng không có són tiểu gấp.

- Bàng quang tăng hoạt ướt (bàng quang tăng hoạt kèm theo són tiểu): là dạng bàng quang tăng hoạt có kèm theo són tiểu gấp

Cần hỏi về các triệu chứng khác của bàng quang như: són tiểu gắng sức với biểu hiện chảy nước tiểu ra khi ho, hắt hơi, hoặc vận động gắng sức như nâng hoặc kéo vật nặng, tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu máu hay bí tiểu để chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác cũng gây triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới

1.1.2 Các công cụ chẩn đoán bàng quang tăng hoạt

Do chẩn đoán bàng quang tăng hoạt chỉ dựa vào triệu chứng hỏi bệnh nên việc khai thác những triệu chứng phản hồi của bệnh nhân được xem là rất quan trọng Triệu chứng bàng quang tăng hoạt thường được định lượng bằng đếm số lần đi tiểu, tiểu gấp, són tiểu gấp Tuy nhiên, bàng quang tăng hoạt là một tập hợp các triệu chứng phức tạp, và vì thế chúng ta không thể đánh giá đầy đủ triệu chứng bàng quang tăng hoạt chỉ đơn giản bằng cách đếm số lần

Trang 5

Vì thế, đã có những bảng câu hỏi kèm theo chấm điểm cụ thể cho từng câu hỏi nhằm giúp thuận lợi cho việc đánh giá chẩn đoán, và so sánh hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt với các phương pháp khác nhau

1.1.2.1 Bảng câu hỏi của Coyne (2002) OAB q

Coyne lần đầu tiên giới thiệu bộ câu hỏi OAB-q vào năm 2002, sau đó OAB-q được Ủy ban soạn thảo câu hỏi của hiệp hội tiểu không tự chủ Quốc tế chấp nhận như là một bảng câu hỏi mẫu khi sử dụng đánh giá chẩn đoán bàng quang tăng hoạt Bảng này tập trung khá nhiều câu hỏi đánh giá mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng bàng quang tăng hoạt đến chất lượng sống của người bệnh.

Ban đầu bảng hoàn chỉnh gồm 62 câu hỏi trong đó có 13 câu hỏi đánh giá các triệu chứng, 4 câu hỏi đánh giá chung và 44 câu hỏi đánh giá mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng bàng quang tăng hoạt đến chất lượng sống của bệnh nhân (ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hàng ngày, đến hiệu suất công việc, hoạt động xã hội, đi du lịch, giấc ngủ, hoạt động tình dục…) Sau đó bộ câu hỏi được rút ngắn xuống còn 33 câu với 8 câu đánh giá về triệu chứng, 25 câu đánh giá về ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh Mỗi câu hỏi bệnh nhân sẽ có 6 lựa chọn để trả lời tùy thuộc vào mức độ bệnh nhân cảm nhận được: không bao giờ, một ít, thỉnh thoảng, khá nhiều lần, nhiều lần, rất nhiều lần và được cho điểm từ 1 đến 6 lần lượt theo thứ tự như trên

1.1.2.2 Bảng câu hỏi của Homma (2006) OABSS

Năm 2006 Homma tác giả người Nhật Bản đã giới thiệu bảng câu hỏi đánh giá bàng quang tăng hoạt dựa vào 4 triệu chứng bao gồm: tiểu nhiều lần vào ban ngày, tiểu nhiều lần vào ban đêm, tiểu gấp và són tiểu gấp Mỗi triệu chứng được phân chia thành các mức độ cụ thể để tính điểm Cách phân chia mức độ để tính điểm của Homma dựa vào kết quả nghiên cứu dịch tễ học về mức độ ảnh hưởng của triệu chứng bàng quang tăng hoạt đến chất lượng sống

Trang 6

của người bệnh Do đó bộ câu hỏi đánh giá bàng quang tăng hoạt của tác giác Homma có các thang điểm không giống nhau: triệu chứng đi tiểu nhiều lần ban ngày chịa làm 3 mức độ từ nhẹ đến nặng, có điểm từ 0 đến 2 điểm; triệu chứng tiểu nhiều lần vào ban đêm chia thành 4 mức độ , nhẹ nhất là 0 điểm, nặng nhất là 3 điểm; triệu chứng tiểu gấp và són tiểu gấp đều được chia 6 mức từ nhẹ nhất là 0 điểm đến nặng nhất là 5 điểm

1.1.2.3 Bảng câu hỏi của Blaivas (2007) OABSS

Năm 2007 Blaivas đăng trên tạp chí niệu khoa (The Journal of Urology) đã giới thiệu bộ câu hỏi đánh giá triệu chứng bàng quang tăng hoạt cũng lấy tên OABSS Cấu trúc bộ câu hỏi của tác giá Blaivas gồm 7 câu hỏi, các câu trả lời được chia thành 5 mức độ và được tính điểm từ 0-4 Các câu hỏi đánh giá các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt gồm 1 câu hỏi khảo sát triệu chứng tiểu nhiều lần, 1 câu hỏi khảo sát triệu chứng tiểu đêm, 3 câu hỏi về triệu chứng tiểu gấp và 1 câu hỏi đánh giá són tiểu gấp và 1 câu hỏi đánh giá mức độ ảnh hưởng của tình trạng tiểu không tự chủ.

Bảng câu hỏi của Coyne 2002 OAB-q có ưu điểm giúp chẩn đoán BQTH đầu tiên được công bố và được Hiệp hội tiểu không tự chủ Quốc tế chấp nhận Tuy nhiên bộ công cụ này dài với rất nhiều câu hỏi mặc dù tác giả đã rút ngắn xuống một nửa xong vẫn gặp nhiều khó khăn trong đánh giá chẩn đoán như mất nhiều thời gian để hoàn thành, nhiều câu hỏi mang tính đính tính, không có định nghĩa rõ ràng, khiễn ngưới bệnh khó hiểu Chính vì vậy mà bộ câu hỏi của Coyen ngày càng ít được ứng dụng vào thực tế khi đánh giá chẩn đoán bàng quang tăng hoạt Nhận định này cũng tương đồng với nhận định của một số tác giả trên thế giới như của Lin, Chou năm 2009, cho rằng bộ câu hỏi OAB-q của Coyen khó định nghĩa và giải thích cho bệnh nhân hiểu các câu trả lời để đánh giá chính xác và đồng nhất giữa các bệnh nhân

Trang 7

Trong khi đó bộ cung cụ để chẩn đoán bàng quang tăng hoạt của Blaivas OABSS được xây dựng và áp dụng chủ yếu cho người Châu Âu, chưa có nhiều nghiên ở các nước châu Á cứu áp dụng bộ câu hỏi này Sự khác nhau về văn hóa, chủng tộc và kích thước của người Châu Âu, do đó theo nhận định của chúng tôi, bảng câu hỏi OABSS cần phải được nghiên cứu hiệu chỉnh cho phù hợp với văn hóa, tính cách và đặc điểm của người châu Á

Trong khi đó bộ công cụ đánh giá chẩn đoán bàng quang tăng hoạt của Homma là bộ câu hỏi OABSS có các câu hỏi được định nghĩa chính xác, rõ ràng và dễ hiểu.Tác giả Homma đã tiến hành so sánh độ nhạy cảm của OABSS và nhật ký đi tiểu (một công cụ quan trọng trong việc theo dõi, đánh giá và chẩn đoán bàng quang tăng hoạt trên lâm sàng) trong việc đánh giá các triệu chứng bàng quang tăng hoạt trước và sau điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc kháng muscarinic Tác giả đã chứng minh có mối liên quan khá chặt chẽ (hệ số Kappa = 0,33-0,8) và có hệ số tương quan cao (Spearman’rho ≥ 0,05)giữa các câu hỏi đánh giá trong bộ câu hỏi OABSS và các biến tường ứng trong nhật ký đi tiểu trước điều trị và sau điều trị 12 tuần Tác giả Homma đã đưa ra kết luận rằng, OABSS có độ nhạy cao trong việc chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị Trong khi thực hiện phỏng vấn bộ câu hỏi OABSS của Homma đơn giản và phù hợp hơn cho việc sàng lọc bệnh bàng quang tăng hoạt tại cộng đồng so với nhật ký đi tiểu phải theo dõi ít nhất 3 ngày vốn phù hợp hơn cho chẩn đoán trong các bệnh viện Chính vì sự đơn giản, dễ thực hiện tại cộng đồng và độ tin cậy cao, bộ cậu hỏi OABSS của Homma phù hợp hơn cho việc đánh giá, chẩn đoán sàng lọc bệnh nhân tại cộng đồng hơn việc sử dụng nhật ký đi tiểu

Bộ câu hỏi OABSS của Homma đã được Hiệp hội bàng quang thần kinh của Nhật Bản chấp thuận như là một công cụ đánh giá đơn giản và hiệu quả bàng quang tăng hoạt trong các nghiên cứu, nhất là nghiên cứu dịch tễ

Trang 8

học tại cộng đồng Đã có những nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi OABSS của Homma đăng trên các tạp chí có uy tín và được nhiều quốc gia khu vực châu Á dịch ra các thứ tiếng để áp dụng như: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Trung Quốc, Malaysia Các tác giả này cũng có chung nhận định là bộ công cụ này có tính đặc hiệu cao trong việc đánh giá các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt Bộ câu hỏi của Homma là rất đơn giản nên đặc biệt hấp dẫn, hữu ích và khả thi để áp dụng vào chẩn đoán, sàng lọc bệnh nhân bàng quang tăng hoạt tại cộng đồng mà không kém nhiều thời gian và nhân lực Tại Việt Nam, theo khảo sát của chúng tôi, mặc dù chưa có báo cáo nào được đăng tải sử dụng bộ câu hỏi của Homma trong việc đánh giá và chẩn đoán bàng quang tăng hoạt, nhưng đã có những cơ sở chuyên khoa áp dụng vào lâm sàng để chẩn đoán bàng quang tăng hoạt Bên cạnh đó, tại hội nghị Thận học- tiết niệu toàn quốc diễn ra tại Quảng Bình năm 2014, có có sự đồng thuận cho việc khuyến cáo sử dụng bộ câu hỏi OABSS của Homma trong việc chẩn đoán bàng quang tăng hoạt ở Việt Nam.

Việt Nam cũng là nước châu Á, gần gũi nhau về địa lý, văn hóa, thể trạng với một số quốc gia đã nghiên cứu và áp dụng bộ câu hỏi của Homma trong chẩn đoán, sàng lọc bênh lý bàng quang tăng hoạt Bộ công cụ này đánh giá khánh quan, chính xác các triệu chứng bàng quang tăng hoạt ở bệnh nhân tại địa bàn nhiên cứu Vì vậy chúng tôi lựa chọn sử dụng bộ câu hỏi OABSS của Homma vào trong nghiên cứu của chúng tôi Bộ công cụ này duợc dịch sang tiếng Việt với sự cho phép sử dụng bản quyền của Giáo sư Homma và đã đuợc thử nghiệm, chỉnh sửa dể phù hợp với văn phong tiếng Việt cho dễ hiểu hơn.

1.1.3 Dịch tễ học và tần suất mắc bệnh bàng quang tăng hoạt

Năm 2009, ở Mỹ W Cheung, tiến hành nghiên cứu phỏng vấn 325 người tham gia với độ tuổi 18-97, có 311 người hoàn tất bộ câu hỏi Kết quả cho thấy có 53,2% phụ nữ tiền mãn kinh và 44,3% phụ nữ sau mãn kinh bị bàng

Trang 9

quang tăng hoạt Trong đó phụ nữ tiền mãn kinh có tỷ lệ bàng quang tăng hoạt thể hỗn hợp cao hơn sau mãn kinh với tỷ lệ 64,4% và 52,1% Phụ nữ sau mãn kinh có tỷ lệ bàng quang tăng hoạt có cảm giác tiểu gấp cao hơn thể rỉ tiểu gấp với 18,8% và 10,2% Kết quả này cũng cho thấy bàng quang tăng hoạt tăng cao có ý nghĩa ở nhóm phụ nữ tiền mãn kinh có chứng béo phì

Năm 2011 cũng ở Mỹ Karin S Coyne và công sự tiến hành nghiên cứu ở nam và nữ từ 40 tuổi trở lên từ nghiên cứu dịch tễ học triệu chứng đường tiết niệu dưới (EpiLUTS) Kết quả cho thấy tỷ lệ triệu chứng bàng quang tăng hoạt không xuất hiện thường xuyên ở nam là 27,2% và 43,1% ở nữ trong khi tỷ lệ này là 15,8% ở nam và 32,6% ở nữ có triệu chứng bàng quang tăng hoạt xuất hiện thường xuyên

Năm 2015, Malaysia, Ahmad SM và cộng sự tiến hành nghiên cứu tỷ lệ bàng quang tăng hoạt ở 573 bệnh nhân nữ đến khám tại phòng khám sản phụ khoa trong vòng 6 tháng Kết quả cho thấy tỷ lệ bàng quang tăng hoạt chiếm 19,1% Trong đó những phụ nữ có tiền sử đẻ thai to, sa sinh dục có tỷ lệ bị bàng quang tăng hoạt cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân không có tiền sử Hơn một nửa số bệnh nhân có triệu chứng bàng quang tăng hoạt là không được điều trị, họ cho rằng việc điều trị không cần thiết

Năm 2016, tại Trung Quốc, Fang An tiến hành nghiên cứu trên 2.161 người tham gia trả lời câu hỏi, có 86,4% hoàn thành trả lời với độ tuổi 18-97 tuổi Tỷ lệ bàng quang tăng hoạt 8,8% (191/2161) trong đó tỷ lệ nữ giới trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn (p<0,05) Ngoài ra, tỷ lệ bàng quang tăng hoạt ở những phụ nữ bị sa sinh dục cao hơn 25,8% so với 8,6% nhóm bệnh nhân nữ không bị sa sinh dục, (p<0,05) Nghiên cứu cũng chỉ ra tuổi và sa sinh dục là yếu tố làm tăng nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt với lần lượt (OR=1,504, 95% CI=1,072–2,111) và (OR=2,512, 95% CI=1,109–5,688) Nghiên cứu cũng chỉ ra các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, són tiểu gấp, tiểu đêm có ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh

Trang 10

Năm 2008, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 1,9 tỷ người gặp phải ít nhất 1 triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới Con số này còn có nguy cơ tăng lên 2,1 tỉ người tương ứng 9,3% dân số thế giới vào năm 2013, và 2,3 tỉ người vào năm 2018 Các triệu chứng này được dự đoán là xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giớ, cụ thể năm 2008 là 46,3% so với 44,1%, năm 2013 là 46,5% so với 44,4% và năm 2018 là 46,8% so với 44,7%

1.1.4 Nghiên cứu về chức năng bàng quang

Chức năng bàng quang có liên quan mật thiết đến số lượng và loại nước uống vào Khi uống quá nhiều nước cũng có thể gây ra các triệu chứng tiểu gấp giống như hội chứng bàng quang tăng hoạt Các triệu chứng có thể nặng lên do dùng đồ uống có caffein (trà, cà phê, coca cola) hoặc do uống rượu bia Vì vậy, cần khai thác kỹ thói quen uống nước của người bệnh và yêu cầu bệnh nhân theo dõi cụ thể như sau:

- Loại nước gì bệnh nhân thường hay uống

- Số lượng nước uống trung bình mỗi ngày là bao nhiêu - Số lần đi tiểu trong ngày, số lần đi tiểu vào ban đêm - Số lượng nước tiểu mỗi lần đi là bao nhiêu

Nếu bệnh nhân không theo dõi được thì có thể sử dụng nhật ký đi tiểu Nhật ký đi tiểu có thể được sử dụng để ghi nhân những dữ liệu và đánh giá cả hai rối loạn tiểu gấp và són tiểu gấp Việc theo dõi nhật ký đi tiểu trong 3 ngày là một bước đầu tiên quan trọng để bắt đầ một quá trình thay đổi hành vi điều trị bàng quang tăng hoạt Tần số đi tiểu khác nhau giữa các bệnh nhân Trong cộng đồng người trưởng thành khỏe mạnh, tần số đi tiểu trung bình là 6 lần/ngày hay khoảng cánh giữa các lần đi tiểu là 3-4 giờ

Cũng cần phải loại trừ nguyên nhân gây đi tiểu nhiều do thuốc bằng cách hỏi xem bệnh nhân có đang phải sử dụng thuốc gì hay không Một số thuốc tây cũng như thuốc đông y có thể gây đi tiểu nhiều lần như lợi tiểu râu

Trang 11

ngô, bông má đề…và một số thuốc khác như: thuốc lợi tiểu, thuốc chông trầm cảm, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc ngủ, thuốc an thần, ma túy và các thuốc giảm đau.

1.1.5 Nghiên cứu về tiền sử bệnh

Cần khai thác các bệnh phối hợp vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của bàng quang gây nên các triệu chứng đường tiết niệu dưới Các bệnh thường phối hợp với bàng quang tăng hoạt như:

 Các bệnh về thần kinh như: đột quỵ, bệnh parkinson, bênh xơ cứng cột bên teo cơ và tổn thương tủy sống

 Các bệnh lý nội khoa mạn tính như: các nguyên nhân gây hạn chế vận động do tai biến mạch máu não, bệnh tiểu đường cơ biến chứng, các rối loạn đại tiện (ỉa đùn hoặc táo bón), đau khung chậu mạn tính, tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn, đái máu đại thể, bệnh tăng nhãn áp góc đóng, bệnh suy giảm nhận thức…, tiền sử phẫu thuật vùng tiểu khung và tia xạ vùng khung chậu

1.1.6 Điều trị bàng quang tăng hoạt

Nguyên tắc: kết hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, ưu tiên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc đơn giản, dễ áp dụng, ít tốn kém và triển khai được trên phạm vi cộng đồng Nếu các biện pháp trên không hiệu quả mới sử dụng thuốc, các biện pháp can thiệp có xâm lấn và thường ưu tiên sử dụng các biện pháp xâm lấn tối thiểu trước.

Mục tiêu điều trị: cải thiện triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm nhằm cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân, phòng ngừa hậu quả do BQTH gây ra như ngã gãy xương, tai biến mạch máu não…

1.1.6.1 Bước điều trị thứ nhất: các biện pháp can thiệp hành vi

Các liệu pháp can thiệp hành vi đơn thuần hoặc kết hợp với điều trị bằng thuốc kháng muscarinic, được xem là bước điều trị trước tiên cho BQTH

Trang 12

a) Hướng dẫn bệnh nhân các biện pháp điều chỉnh thói quen đi tiểu,tập luyện bàng quang và điều chỉnh lối sống

- Giáo dục cho bệnh nhân hiểu thế nàolà bàng quang có chức năng bình thường và thế nào là bất thường Đây là cơ sở để bệnh nhân nhận thức và thực hiện tốt những bài hướng dẫn về thay đổi thói quen đi tiểu, tập luyện bàng quang và thay đổi lối sống nhằm mục tiêu đưa chức năng bàng quang trở về sinh lý bình thường

- Hướng dẫn bệnh nhân viết “nhật ký đi tiểu” Nḥât ký đi tiểu là cơ sở dữ liệu để bác sĩ cũng như bệnh nhân nhận biết mức độ và dạng thức của BQTH, hướng mục tiêu điều trị nhằm làm giảm triệu chứng, và về sau giúp theo dõi sự tiến bộ, hiệu quả điều trị Mẫu nhật ký đi tiểu đơn giản, ghi lại thời điểm đi tiểu tự chủ và thời điểm bị són tiểu gấp, hoặc ghi thêm cả thời điểm mắc tiểu gấp, mức độ của triệu chứng tiểu gấp, lượng nước tiểu của mỗi lần đi tiểu, ghi nhận thời điểm, loại và lượng nước uống vào Nhật ký đi tiểu nên thực hiện từ 3 – 7 ngày để đảm bảo kết quả có giá trị Ghi chú càng nhiều thì có càng nhiều dữ kiện để bác sĩ xem xét nguyên nhân và đưa ra những tư vấn chi tiết hơn cho bệnh nhân.

- Tập đi tiểu theo giờ: Nhiều bệnh nhân cứ cố đi tiểu nhiều lần để tránh bị són tiểu mà không có ý thức về việc thói quen đi tiểu nhiều lần có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh Nên lập kế hoạch để bệnh nhân dần tập đi tiểu theo giờ, tập kìm nén cảm giác mắc tiểu nếu chưa đến thời gian quy định Hướng dẫn bệnh nhân khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là 3 – 4 giờ, và không nhất thiết cứ phải đi tiểu mỗi khi có cảm giác khác lạ trong bàng quang Việc quy định giờ cũng nên uyển chuyển: tùy theo dung tích chứa đựng của bàng quang, lượng nước uống hàng ngày, loại công việc, nhiệt độ của môi trường làm việc, cự ly và sự thuận lợi của nhà vệ sinh của mỗi cá nhân

Trang 13

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Một số thức ăn và thức uống có tính lợi tiểu hoặc gây kích thích bàng quang Các loại nên kiêng dùng là caffein, bia rượu, thức uống có đường, Chất thường được nhắc đến là caffein, vì có rất nhiều người nghiện uống cà phê Nhiều thực phẩm có chứa caffein, và đáng lưu ý là có hơn 1000 loại thuốc tây loại không cần kê toa (OTC) trong thành phần có chứa caffein Caffein vừa có tính lợi tiểu, vừa làm tăng sức co bóp cơ bàng quang, vừa làm tăng kích thích bàng quang Khuyên bệnh nhân dùng những loại thay thế không chứa caffein Trong trường hợp khó bỏ được, bệnh nhân không nên uống quá 200mg/ngày, tức là không quá 2 ly cà phê mỗi ngày, để hạn chế các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần

- Điều chỉnh lượng nước uống: Uống nước qúa nhiều sinh ra lượng tiểu nhiều dẫn đến tiểu nhiều lần, uống nước quá ít sinh ra tăng nồng độ nước tiểu dẫn đến kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu gấp và là điều kiện thuận lợi sinh ra nhiễm trùng tiết niệu Lượng nước uống cần thiết hàng ngày trung bình khoảng 1.500 – 2.000 ml hay 30ml/kg thể trọng Cần biết lượng nước uống vào thường ngày của bệnh nhân Cần điều chỉnh lượng nước uống vào của bệnh nhân theo điều kiện làm việc và sinh hoạt của bệnh nhân Như thế cần giảm lượng nước uống vào nếu bệnh nhân uống quá nhiều mức cần thiết Những bệnh nhân bị tiểu đêm nên hạn chế uống nước sau 6 giờ tối, hoặc từ 3 – 4 tiếng trước khi ngủ

- Kiểm soát thể trọng: Béo phì (BMI ≥ 30) làm tăng áp lực trong bụng, đè ép lên bàng quang và đáy chậu, làm nặng hơn các triệu chứng của BQTH và tiểu không kiểm soát Vì thế, giảm cân là một biện pháp quan trọng nhằm cải thiện tình trạng BQTH

- Chống táo bón: Táo bón mạn tính là yếu tố nguy cơ của BQTH Tỷ lệ bị táo bón cao hơn ở những người bị BQTH so với không bị BQTH, cả ở nam và nữ Táo bón nặng ở phụ nữ có thể do hậu quả của rối loạn chức năng thần

Trang 14

kinh vùng đáy chậu Làm giảm táo bón có thể giúp cải thiện các triệu chứng tiểu gấp và tiểu nhiều lần Ăn nhiều chất xơ, gia tăng lượng nước uống vào vừa phải, lập thời gian biểu đi đại tiện kết hợp với chương trình tập ruột nhằm để việc đi cầu có điều độ nhằm làm giảm nhẹ tình trạng táo bón

- Ngưng hút thuốc lá: Hút thuốc lá có liên quan mật thiết với triệu chứng đường tiết niệu dưới ở nam giới và với tiểu gấp và són tiểu gấp ở nữ giới Sự liên quan trên càng gia tăng ở người hút thuốc lá kinh niên do thường bị ho nhiều làm tăng áp lực bụng

b) Các kỹ thuật tập luyện

- Tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp: Bệnh nhân bị tiểu gấp hay tiểu gấp không kiểm soát có khuynh hướng vội vã chạy vào nhà vệ sinh khi có cảm giác mắc tiểu Bác sĩ cần giải thích cho bệnh nhân không nên làm như thế, vì chạy vội làm tăng áp lực trong bụng, dễ kích thích bàng quang co bóp nên càng làm trầm trọng thêm triệu chứng Nên khuyên bệnh nhân khoan vội chạy đi tiểu mà ở lại vị trí, hướng dẫn cho bệnh nhân các phương pháp căn bản để tập kìm nén khi xuất hiện cảm giác mắc tiểu gấp

Ngồi xuống nếu được, hít thở sâu và thư giãn;

Làm xao lãng cảm giác muốn tiểu (chẳng hạn như tập trung chơi ô sắp chữ, hoặc suy nghĩ về việc khác, hoặc đếm số thứ tự từ 1 đến 100 );

Chủ động co thắt cơ đáy chậu (hoặc co thắt mạnh và nhanh 5 – 6 lần, hoặc co thắt vừa phải và giữ 10 giây)

Ý nghĩa của việc co thắt cơ đáy chậu là ngăn chặn sự dãn nở cơ thắt trong niệu đạo, tránh nước tiểu đi xuống đoạn đầu niệu đạo làm kích thích cơ chóp bàng quang Nếu bệnh nhân chưa biết co thắt cơ đáy chậu thì xem cách tập cơ đáy chậu ở phần sau

- Tập luyện bàng quang: Là áp dụng các biện pháp kìm nén đi tiểu nêu trên kết hợp với theo dõi trên nhật ký đi tiểu, để từ từ kéo dài khoảng thời

Trang 15

gian giữa 2 lần đi tiểu Có thể lúc đầu bệnh nhân phải đi tiểu mỗi 30 – 60 phút, sau đó tập kéo dài thêm mỗi 15 – 30 phút mỗi 1 -2 tuần, để dần dần đạt mục tiêu giữ được 3 – 4 giờ Theo y văn thì cần thực hiện các biện pháp tập kìm nén và tập bàng quang ít nhất 6 tuần để thấy hiệu quả Tập co thắt cơ sàn chậu Tập cơ sàn chậu là một trong những biện pháp chính điều trị tiểu không kiểm soát gắng sức do suy yếu sàn chậu Trong BQTH, tập cơ đáy chậu có ý nghĩa nhằm hỗ trợ việc kìm nén đi tiểu để điều trị tình trạng tiểu gấp hay tiểu gấp không kiểm soát Có 3 phương pháp tập luyện tăng dần theo mức độ, tùy thuộc vào khả năng và thời gian của mỗi bệnh nhân cũng như trang bị và mức độ được đào tạo của cơ sở y tế Nhìn chung, khoảng thời gian cần thiết tập để việc tập cơ đáy chậu đem lại hiệu quả tối thiểu là 3 tháng.

o Bệnh nhân tự tập, bằng cách hướng dẫn cho họ cách tự co thắt cơ đáy chậu kiểu như thót hậu môn để tránh xì hơi khi trung tiện hay thót cơ để ngắt cục phân khi đang đi cầu (cho cả nam và nữ giới), hoặc kiểu như tưởng tượng đang ngồi trong chậu nước cố gắng thót cơ đáy chậu để hút và giữ nước vào trong âm đạo đối với nữ giới Lưu ý khi tập co thắt hậu môn hay âm đạo thì cố gắng không gồng cơ vùng bụng hay cơ vùng chân Các tác giả khác nhau trình bày thời lượng tập khác nhau Cách thông dụng nhất là tập mỗi ngày 3 đợt, mỗi đợt khoảng 15 lần, mỗi lần thót cơ khoảng 10 giây và nghỉ khoảng 10 giây

o Tập theo phương pháp Kegel: Phương pháp tập luyện làm tăng trương lực và sức co bóp cơ đáy chậu được bác sĩ sản khoa Arnold Kegel đề ra từ năm 1948 Dụng cụ nguyên thủy làm bằng ống nhựa có bong bóng cao su đặt trong âm đạo, nối với cột đo áp lực nước nhằm theo dõi được sức cơ sàn chậu khi tập Sau này, với sự tiến bộ của kỹ thuật, nhiều dụng cụ mới được chế tạo phỏng theo kiểu nguyên thủy của Kegel Nếu không có áp kế, vẫn có thể tập cơ sàn chậu theo nguyên tắc của Kegel Đơn giản nhất là chính ngón

Trang 16

tay của điều dưỡng tập vật lý trị liệu đặt trong âm đạo nữ hoặc hậu môn nam để cảm nhận có sự siết lại và nâng lên của cơ đáy chậu Một dụng cụ khác là thanh tạ bằng thép không rỉ với đầu tạ có đường kính khoảng 24mm đặt và giữa trong âm đạo để bệnh nhân tập và tự cảm nhận sự siết của cơ sàn chậu trên dụng cụ này

o Dùng máy tập cơ sàn chậu: Các loại máy hiện nay thường kết hợp với kích thích điện Đặt probe có điện cực trong âm đạo nữ hay trong hậu môn nam Kích thích điện sẽ làm co thắt thụ động cơ sàn chậu (gồm cả cơ thắt niệu đạo và cơ thắt hậu môn), vừa làm gia tăng sức cơ, vừa làm cho bệnh nhân cảm nhận được vị trí của cơ thắt Một điện cực khác được dán lên bụng để lưu ý bệnh nhân không được gồng bụng mỗi khi tập co thắt cơ sàn chậu Kết hợp với tập cơ sàn chậu mà sức cơ sẽ hiện lên màn hình để bệnh theo dõi và đánh giá được hiệu quả của tập luyện Tần suất tập là từ mỗi ngày một lần đến mỗi tuần một lần tùy theo tác giả, mỗi lần khoảng 20 phút kích thích điện và khoảng 20 phút tập co thắt cơ đáy chậu Những ngày không tập bằng máy có thể kết hợp tập sàn chậu bằng 2 phương pháp nêu trên

1.1.6.2 Bước điều trị thứ hai: Các biện pháp dùng thuốc a) Các thuốc kháng muscarinics

Hiện nay thuốc nhóm kháng muscarinics là loại được ưu tiên chọn lựa trong điều trị bàng quang tăng hoạt [18] [30] Thụ thể muscarin bao gồm năm phân nhóm, M1-M5, và được tìm thấy ở bàng quang Các thụ thể M3 chịu trách nhiệm chính về sự co bóp đi tiểu bình thường của bàng quang [30] Thuốc kháng muscarinics hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể muscarin trên cơ chóp do đó giảm khả năng co thắt của bàng quang [30] Các thuốc kháng muscarinics có thể được chia thành hai nhóm chính:

- Không chọn lọc với tất cả thụ thể muscarin.

- Chọn lọc nhiều hơn cho thụ thể muscarin M2 và M3.

Trang 17

b) Một số loại thuốc khác

- Estrogen đặt âm đạo có thể làm cải thiện chủ quan các triệu chứng của hội chứng bàng quang tăng hoạt [LE2, GRB (Oxford)].

- Một số thuốc khác có tác dụng kháng cholinergic cũng đã được nghiên cứu điều trị bàng quang tăng hoạt Thuốc chống trầm cảm nhóm ba vòng như imipramine và amitryptyline đã được sử dụng bàng quang hoạt động quá mức Tuy nhiên tác dụng kháng cholinergic của nhóm này yếu

- Botulinum toxin type A được sử dụng trong trường hợp điều trị bằng các thuốc kháng cholinergic không còn tác dụng

1.1.6.3 Bước điều trị thứ ba: khi kháng thuốc

- Tiêm Onabotulinumtoxin A vào bàng quang - Kích thích thần kinh cùng

- Kích thích thần kinh chày - Mở rộng bàng quang bằng ruột

Các biện pháp điều trị sau cùng như chuyển lưu nước tiểu hay mở rộng bàng quang là biện pháp sau cùng nên được cân nhắc khi điều trị bảo tồn thất bại

1.2 Một số yếu tố liên quan đến bệnh bàng quang tăng hoạt

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh bàng quang tăng hoạt, bao gồm cả những yếu tố có thể khắc phục và những yếu tố không thể khắc phục được như:

- Tuổi: mối liên quan giữa tuổi và bệnh bàng quang tăng hoạt đã được ghi nhận rộng rãi Ở độ tuổi càng cao, tỉ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh bàng quang tăng hoạt càng cao Tuy nhiên, không thể coi bàng quang tăng hoạt như một phần bình thường của sự lão hóa.

- Giới: sự ảnh hưởng của giới tính lên bệnh bàng quang tăng hoạt hiện còn chưa rõ ràng Một số nghiên cứu chỉ ra có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ mắc bệnh giữa hai giới nhưng không có sự thống nhất là giới nào

Trang 18

có nguy cơ mắc cao hơn Một số nghiên cứu khác lại không cho thấy sự khác biệt này

- BMI: béo phì (BMI>30) làm tăng áp lực trong bụng, đè ép lên bàng quang và đáy chậu, làm nặng hơn các triệu chứng của BQTH và tiểu không kiểm soát

- Tình trạng táo bón: táo bón mạn tính là yếu tố nguy cơ của bàng quang tăng hoạt Tỉ lệ táo bón cao hơn ở những người bị BQTH so với không bị BQTH cả ở nam và nữ Táo bón nặng ở nữ giới có thể do hậu quả của rối loạn chức năng thần kinh vùng đáy chậu.

- Tình trạng dùng đồ uống có cồn, café: một số đồ uống có tính lợi tiểu hoặc gây kích thích bàng quang Cafein vừa có tính lợi tiểu vừa làm tăng sức co bóp cơ bàng quang, vừa làm tăng kích thích bàng quang.

Hiện nay, các đặc tính hóa học và dược lý của caffein (1,3,7-trimethylxanthine) đối với hệ thần kinh đã được nghiên cứu kỹ lưỡng Tác dụng tăng khả năng kích thích của tủy sống và giảm tái hấp thu các chất điện giải trong ống thận của caffein có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu không kiểm soát Sự kích thích quá mức cấu trúc lưới gây ra bởi một số lượng lớn các phân tử caffein cũng là một trong những cơ chế của triệu chứng BQTH Một cơ chế có thể khác là caffein làm tăng hình thành và bài tiết nước tiểu thứ sinh Thể tích nước tiểu tăng lên làm tăng tải trọng lên thụ thể muscarinic của bàng quang Ở một giai đoạn nhất định, tình trạng thiếu hụt hoặc giảm nhạy cảm trên thụ thể muscarinic ở người có tuổi làm bàng quang mất khả năng phản ứng với lượng nước tiểu tăng thêm, dẫn đến xuất hiện triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần và đôi khi có són tiểu gấp.

- Tình trạng hút thuốc lá/thuốc lào: hút thuốc có liên quan mật thiết với triệu chứng đường tiết niệu dưới ở nam giới và với tiểu gấp và són tiểu gấp ở nữ giới Sự liên quan trên càng gia tăng ở người hút thuốc lá kinh niên do bị ho nhiều làm tăng áp lực bụng.

Trang 19

- Ở phụ nữ, tình trạng tiền mãn kinh và mãn kinh có làm tăng nguy cơ mắc bệnh bàng quang tăng hoạt cả về tỉ lệ mắc lẫn mức độ nghiêm trọng của bệnh

1.3 Tình hình nghiên cứu về bệnh bàng quang tăng hoạt

1.3.1 Thực trạng bàng quang tăng hoạt trên thế giới

Tuổi càng cao tỷ lệ mắc bàng quang tăng hoạt càng nhiều ở cả hai giới, tăng gấp 1,3 lần sau 40 tuổi và 2,1 lần sau 70 tuổi Theo các chuyên gia nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bàng quang tăng hoạt ở các nước châu Âu là 16,6%, và tỷ lệ giữa nam và nữ là như nhau ; Hoa Kì là 16,5%, khác nhau về mức độ nặng của bệnh ở hai giới Châu Á là 53,1%

Thực trạng bàng quang tăng hoạt cụ thể theo khu vực trên thế giới nữ ngang nhau, tăng theo tuổi ở cả hai giới Trong đó tiểu giống nhau ở hai giới.

2 Stewart WF Nghiên cứu Nghiên cứu cắt Tỷ lệ BQTH 16,5%,

Trang 20

cũng cho thấy nhiễm khuẩn tiết niệu làm tăng tỷ lệ tiểu gấp và són tiểu gấp ở nữ, trong khi nam có phì đại tiền liệt tuyến lại làm tăng tỷ lệ tiểu gấp có và không có kèm theo són tiểu gấp Có mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể BMI với việc làm tăng tần suất mắc bàng quang tăng hoạt ở nữ, trong khi không có mối liên hệ

Trang 21

(2011) ở Phần Lan người có độ tuổi tăng theo tuổi và người có tiền sử gia đình rối loạn đi tiểu làm tăng nguy cơ gấp

Trang 22

trên toàn thế giới năm đạt tới 546 triệu nghiên cứu tại

Nghiên cứu mô tả cắt ngang đa

Có 11,8% phụ nữ tham gia trả lời câu

Trang 23

(2013) Bacelona của Tây Ban Nha

trung tâm với người béo phì, thừa cân hoặc có ≥ 3 con tham gia trả lời câu hỏi OABSS đái tháo đường bị cao hơn không đái tháo đường với

Trang 24

Bàng quang tăng hoạt bắt đầu thu hút được sự chú ý, quan tâm của toàn xã hội và các nhà chuyên môn Việt Nam trong nửa thập niên gần đây, đặc biệt trong các hội nghị chuyên ngành đã có những báo cáo liên quan đến chủ đề bàng quang tăng hoạt Tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức trao đổi kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị, chưa có nhiều báo cáo về tỷ lệ bàng quang tăng hoạt Do đó chưa có số liệu chính thức về tần suất mắc bàng quang tăng hoạt tại Việt Nam

Năm 2014 tắc giả Vũ Văn Chuyên và cộng sự tiến hành nghiên cứu dịch tễ học trong vòng 2 tháng (5/2014-7/2014); thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang tại cộng đồng (Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh) với cỡ mẫu trên 2093 người được phát ngẫu nhiên cho người dân từ 18 tuổi trở lên và những người tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ tự trả lời bảng câu hỏi của mình Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bàng quang tăng hoạt là 12,2% trong đó nam chiếm 9,89% thấp hơn nữ 14,58% (p<0,05); tỷ lệ bàng quang tăng hoạt khô là 9,7% và ướt là 2,5%

Cũng năm 2014, tác giả Đỗ Đào Vũ, Lương Tuấn Khanh báo cáo kết quả nghiên cứu hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phối hợp Solifenacin và kích thích thần kinh chầy tại Trung tâm Phục hồi chức năng bệnh viện bạch Mai trên tạp chí chuyên ngành Thận Tiết niệu Việt Nam

Mô tả đặc điểm lâm sàng và niệu động học bàng quang tăng hoạt ở bệnh nhân tai biến mạch máu não của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Sơn, Đỗ Đào Vũ và công sự năm 2015 cho thấy có tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân tai biến mạch máu não bị chứng bàng quang tăng hoạt làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống của bệnh nhân Nhóm tác giả cũng cho thấy rằng, mới chỉ một lượng nhỏ bệnh nhân điều trị tại một số cơ sở chuyên sâu mới được chẩn đoán điều trị Trong khi còn lượng lớn bệnh nhân này tại cộng đồng chưa thực

Trang 25

sự quan tâm, chẩn đoán và điều trị cho người bệnh, họ vốn chịu ảnh hưởng không nhỏ của những di chứng tai biến mạch máu não gây ra

Như vậy, có thể thấy rằng trong thập niên gần đây đã có một số nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh bàng quang tăng hoạt tại cộng đồng cũng như nghiên cứu đặc điểm của bệnh tại một số cơ sở bệnh viện Tuy nhiên số liệu không đồng nhất giữa các khu vực địa lý cũng như độ tuổi đối tượng nghiên cứu Tại Việt Nam, số lượng các báo cáo chưa nhiều, nghiên cứu trong thời gian ngắn và độ tuổi rộng trến 18 tuổi trong khi đó, tỷ lệ bàng quang tăng hoạt không giống nhau ở các độ tuổi mà có xu hướng tăng dần theo tuổi Nhóm tuổi trung niên và trường thành thường chiếm tỷ lệ cao hơn và thực tế nhu cầu phải điều trị ở nhóm này thường lớn hơn Trong khi đó, chưa có nghiên cứu nào được báo cáo tại Việt Nam về tỷ lệ mắc bệnh bàng quang tăng hoạt ở nhóm tuổi này Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng mắc chứng bàng quang tăng hoạt ở nhóm trung niên và người lớn tuổi nhằm có được kết quả tin cậy để tham khảo cũng như làm cơ sở xây dựng kế hoạch chăm sóc điều trị cho đối tượng bệnh nhân này

1.3.3 Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Hà Nam có 784.045 người, chiếm 4,0% dân số đồng bằng sông Hồng, mật độ dân số 954 người/km², 90,4% dân số sống ở khu vực nông thôn và 9,6% sống ở khu vực đô thị Nhóm độ tuổi từ 40 tuổi trở lên có 294.774 người, chiếm 37,6% Huyện Duy Tiên có dân số vào khoảng 126.000 người, bao gồm 2 thị trấn: Hòa Mạc (huyện lị), Đồng Văn và 16 xã: Bạch Thượng, Châu Giang, Châu Sơn, Chuyên Ngoại, Đọi Sơn, Duy Hải, Duy Minh, Hoàng Đông, Mộc Bắc, Mộc Nam, Tiên Ngoại, Tiên Nội, Tiền Phong, Trác Văn, Yên Bắc, Yên Nam Trên địa bàn huyện Duy Tiên đã và đang hình thành nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề.

Trang 26

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Người dân từ 40 tuổi trở lên sống tại các xã Trác Văn, Đọi Sơn, Yên Nam, huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam.

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:

Người dân ≥ 40 tuổi tự nguyện tham gia nghiên cứu, có khả năng trả lời câu hỏi, không có vấn đề về sức khỏe tâm thần

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Phụ nữ có thai

- Người già không có khả năng giao tiếp do sa sút trí tuệ, liệt nửa người - Tiền sử phẫu thuật tiền liệt tuyến, phẫu thuật hay can thiệp niệu đạo, bàng quang

- Rối loạn chức năng đi tiểu do ngyên nhân thần kinh: tổn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, parkinson,

- Tiền sử ung thư bàng quang, tiền liệt tuyến, u phì đại lành tính tiền liệt tuyến hay đang sử dụng thuốc có ảnh hường đến chức năng đi tiểu (như thuốc lợi tiểu), nhiễm khuẩn tiết niệu

2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn người dân tại các xã Trác Văn, Đọi Sơn, Yên Nam thuộc huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017

Trang 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Trong nghiên cứu chúng tôi đã tham khảo giá trị p từ các nghiên cứu uy tín trước đó p = 0,166 kết quả về tỷ lệ bàng quang tăng hoạt của Milsom

ε = 0,16

Mức ý nghĩa thống kê (α =5%), Z=1,96

Thay vào công thức ta tính được cỡ mẫu là 753 người đưa vào nhóm nghiên cứu Ước tính có khoảng 10% đối tượng từ chối phỏng vấn hoặc không thỏa mãn các tiêu chuẩn nghiên cứu Thực tế chúng tôi đã phỏng vấn được 769 người thỏa mãn các tiêu chuẩn được đưa vào mẫu nghiên cứu.

2.2.3 Cách thức tiến hành chọn mẫu

Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi được xây dựng trước để thu thập số liệu Người dân từ 40 tuổi trở lên không phân biệt giới tính, thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được tham gia trả lời bộ câu hỏi.

Đối tượng chọn mẫu là hộ gia đình Hộ gia đình đầu tiên được chọn ngẫu nhiên bằng cách quay cổ chai, sau đó tiến hành phỏng vấn tất cả thành viên trong hộ từ 40 tuổi trở lên thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn có mặt ở nhà tại thời điểm điều tra viên Điều tra viên chọn hộ tiếp theo liền kề “door-to-door” để phỏng vấn cho đến khi chọn đủ cỡ mẫu là 300 người tại từng xã.

Các cán bộ thực hiện điều tra phỏng vấn đối tượng là những sinh viên bác sỹ Y học dự phòng năm thứ 3 trường Đại học Y Hà Nội có những kiến thức cơ bản về y học và đã được thực hành kỹ năng phỏng vấn Trước khi

Trang 28

nghiên cứu được triển khai, các điều tra viên được tập huấn về phương pháp nghiên cứu và bộ câu hỏi, đảm bảo số liệu thu thập được đầy đủ và chính xác, hạn chế sai số Giám sát viên là học viên và thầy hướng dẫn.

2.2.4 Vật liệu và công cụ nghiên cứu

Bộ câu hỏi phỏng vấn in sẵn gồm 7 phần: o Phần 1: Đặc điểm cá nhân tình hình kinh tế o Phần 2 Đánh giá chức năng bàng quang

o Phần 3: Sử dụng rượu/bia, café, thuốc lá/thuốc lào

o Phần 7: Các thuốc đang dùng trong 30 ngày vừa qua Cân đo chiều cao điện tử ADAM – MDL 250

2.2.5 Kỹ thuật thu thập thông tin:

- Quan sát: dùng cân điện tử đo chiều cao, cân nặng của đối tượng nghiên cứu Xin phép được mượn và ghi chép lại những thông tin về thuốc mà đối tượng phỏng vấn đang sử dụng gồm có: tên thuốc, hàm lượng, thành phần.

- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng theo bộ câu hỏi được cấu trúc sẵn Bộ câu hỏi gồm có 3 phần: phần điều tra thông tin nhân khẩu học, phần bộ câu hỏi OABSS để đánh giá tình trạng rối loạn BQTH và phần hỏi về một số yếu tố liên quan.

2.2.6 Các tiêu chí đánh giá và tiêu chuẩn chẩn đoán

- Bàng quang tăng hoạt: Theo hiệp hội tiểu không tự chủ quốc tế, chẩn

đoán bàng quang tăng hoạt khi có sự hiện diện của triệu chứng tiểu gấp, thường đi kèm với tiểu nhiều lần, tiểu đêm, có thể kèm theo són tiểu Các biểu

Trang 29

hiện trên mà không có nhiễm khuẩn tiết niệu, không có các tổn thương tại chỗ và không có các tác nhân chuyển hóa kèm theo có thể gây nên các triệu chứng

trên Trong định nghĩa này triệu chứng tiểu gấp là tiêu chuẩn vàng Chẩn đoán

bàng quang tăng hoạt khi có triệu chứng tiểu gấp kèm theo một trong các triệu chứng còn lại

Áp dụng định nghĩa trên vào nghiên cứu của mình, chúng tôi tiến hành chấm điểm theo thang điểm OABSS của Homma, dựa trên các tiêu chí: số lần tiểu gấp (0 – 5 diểm), số lần tiểu ngày (0 – 2 diểm), số lần tiều đêm (0 – 3 điểm), số lần són tiểu gấp (0 – 5 diểm) Bệnh nhân được chẩn đoán BQTH

khi triệu chứng tiểu gấp có điểm ≥ 2 (số lần tiểu gấp ≥1 lần/tuần) và tổngđiểm cho cả 4 triệu chứng ≥ 3 Các trường hợp BQTH nhưng không đi kèm

són tiểu được phân loại là BQTH khô và có đi kèm són tiểu được phân loại

- Đánh giá thừa cân, béo phì theo BMI: theo bảng phân loại dinh

dưỡng cho người châu Á trưởng thành của Tổ chức Y tế thế giới :

- Táo bón: Hình thái phân được phân loại theo mức độ táo bón của

Bristol, loại 1 và loại 2 được chẩn đoán là táo bón :

o Loại 1: Phân cứng, dạng cục và rời rạc, giống hạt đậu

o Loại 2: Phân dạng giống xúc xích nhưng nhiều dạng cục dính

o Loại 3: Phân dạng giống xúc xích nhưng có nhiều vết nứt trên bề mặt

Trang 30

o Loại 4: Phân dạng giống xúc xích hoặc dạng con rắn, trơn và mềm o Loại 5: Phân dạng viên tròn mềm với các góc cạnh rõ

o Loại 6: Các mẫu phân nhuyễn mịn, đường rìa rách nhiều chỗ, phân mềm xốp

o Loại 7: dạng lỏng hoàn toàn.

Hình 2.1 Hình thái phân theo phân loại Bristol

- Tiền mãn kinh và mãn kinh: Tiền mãn kinh là thời kỳ trước khi dứt

hẳn kinh nguyệt của người phụ nữ, có thể xảy ra rất sớm và kéo dài từ 4-5 năm, trước khi người phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh hoàn toàn Mãn kinh là thời kỳ từ khi một người phụ nữ bình thường dứt hẳn kinh nguyệt được ít nhất 12 tháng.

2.2.7 Các biến số nghiên cứu

Trang 31

2.2.7.1 Biến số về đặ điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bao gồm các biến số đó là: giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp

2.2.7.2 Biến số về tỷ lệ mắc bệnh bàng quang tăng hoạt

Bao gồm các biến số đó là: Tiểu gấp, Tiểu nhiều lần, Tiểu đêm Són tiểu gấp, mức độ bệnh BQTH, Bàng quang tăng hoạt khô, Bàng quang tăng hoạt ướt

2.2.7.3 Biến số về một số yếu tố liên quan

Bao gồm các biến số đó là: nhóm tuổi, BMI, phụ nữ mãn kinh, Bệnh tăng huyết áp, Bệnh đái tháo đường, tình trạng sử dụng cà phê, tình trạng táo bón

2.3 Sai số và phương pháp khắc phục

2.3.1 Sai số

Sai số có thể xảy ra từ 2 phía

- Từ đối tượng: Sai số do đối tượng không nhớ rõ thông tin hoặc trả lời không trung thực.

- Từ nghiên cứu viên: Sai số phỏng vấn hay thu thập thông tin sai do khả năng tiếp cận của điều tra viên.

2.3.2 Cách khắc phục sai số

- Đào tạo và tập huấn cho điều tra viên về bộ câu hỏi, tạo lòng tin cho đối tượng Phải khảo sát và cho điều tra viên tiếp cận đối tương trước khi điều tra chính thức.

- Thiết kế bộ câu hỏi phù hợp, logic, đơn giản nhất nhưng lượng giá được những thông tin cho biến số cần thu thập.

- Đối tượng thỏa thuận tự nguyện tham gia nghiên cứu.

Trang 32

2.4 Xử lý và phân tích số liệu

Sau khi thu thập số liệu được làm sạch, mã hóa, nhập vào máy tính và phân tích bằng phần mềm thống kê Stata 10.0 của Tổ chức Y tế Thế giới Thống kê mô tả nhằm tính toán chỉ số trung bình, trung vị với biến định lượng, mô tả dưới dạng tỷ lệ phần trăm với các biến định tính Thống kê phân tích, tính tỷ suất chênh (OR) và 95% khoảng tin cậy (95% CI) được sử dụng để so sánh các yếu tố liên quan của hai nhóm có BQTH và không BQTH Sử dụng trắc nghiệm Pearson χ2 test hoặc Fisher’s exact test (khi tần xuất mong đợi trong Bảng 2x2 nhỏ hơn 5) để so sánh tỉ lệ phần trăm giữa hai nhóm Sử dụng test Manzel – Haenzel để hiệu chỉnh OR và khống chế nhiễu Mức giá trị xác suất p< 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê Chẩn đoán xác định bệnh bàng quang tăng hoạt dựa trên thang điểm OABSS.

2.5 Đạo đức nghiên cứu

- Các đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu trên cơ sở hiểu mục tiêu của nghiên cứu.

- Các thông tin do đối tượng cung cấp được giữ bí mật hoàn toàn và chỉ phục vụ cho mục đích của nghiên cứu.

- Đối tượng có quyền từ chối trả lời hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ thời điểm nào mà họ muốn

- Nghiên cứu đã được Hội đồng đề cương trường Đại học Y Hà Nội thông qua

Trang 33

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Khác (về hưu, già yếu, nôi trợ …) 190 23,6

Nhận xét:

- Tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu là 57,3 tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 51 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất 37,7%

Trang 34

- Nhóm đối tượng nữ giới chiếm 62,4% gấp 1,7 lần nam giới (37,5%) - Có 96,6% đối tượng nghiên cứu đang có vợ hoặc chồng, Đa số đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn đã tốt nghiệp THCS (gần 59%) Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu từ THPT trở lên chiếm 25%

- Nghề nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất (56,7%), thấp nhất là cán bộ, viên

Nhận xét: nhóm nam giới từ 40 đến 60 tuổi có tỷ lệ thừa cân cao nhất

(11,6%), tiếp đến là nhóm nữ giới từ 40 đến 60 tuổi (6,6%)

Trang 35

Bảng 3.3 Phân bố một số bệnh mạn tính theo giới

- Nam giới tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp 13,5%; táo bón 11,9%; trong

khi ở nữ giới tỷ lệ này lần lượt là 12,8% và 9,3%

- Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nam giới 4,2%, nữ giới là 2,5%

Trang 36

3.2 Tỷ lệ mắc và phân bố bệnh bàng quang tăng hoạt ở người từ 40 tuổi trở lên.

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ mắc bệnh bàng quang tăng hoạt ở người từ 40 tuổi trở lên

Nhận xét: Trong 769 đối tượng được đưa vào nghiên cứu có 16,0% mắc

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ mắc bệnh BQTH khô và ướt ở người từ 40 tuổi trở lêntheo giới

Trang 37

Nhận xét: Tỷ lệ mắc BQTH chung ở nhóm đối tượng nghiên cứu là

16,0% (9,8% BQTH khô và 6,2% BQTH ướt); trong đó nhóm nam giới chiếm

Bảng 3.4 Phân bố các thể bàng quang tăng hoạt theo giới và nhóm tuổi

Trang 38

Mức độ bệnh Bàng quang tăng hoạtNhẹTrung

Nhận xét: Bàng quang tăng hoạt nhẹ chiếm đa số ở cả hai giới nam và

nữ; nam giới không có bệnh nhân nào bị bàng quang tăng hoạt mức độ nặng Bảng 3.6 Phân bố triệu chứng lâm sàng bàng quang tăng hoạt theo giới và

Nhận xét: Triệu chứng phổ biến nhất là tiểu gấp, tiếp đến là tiểu nhiều

lần, tiểu đêm và són tiểu gấp.

3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng

Bảng 3.7 Mối liên quan giữa rối loạn bàng quang tăng hoạt và nhóm tuổi

Trang 39

Nhận xét: nhóm đối tượng trên 60 tuổi có nguy cơ mắc chứng BQTH

cao gấp 1,63 lần nhóm đối tượng từ 40 đến 60 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95% CI (1,10 – 2,42)

Bảng 3.8 Mối liên quan giữa rối loạn bàng quang tăng hoạt mức độ trung

Nhận xét: nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi có nguy cơ mắc chứng BQTH ở

mức trung bình và nặng cao gấp 3,10 lần nhóm đối tượng từ 40 đến 60 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95% CI (1,53 – 6,27).

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa thể bàng quang tăng hoạt khô và nhóm tuổi

SL (%)

Không BQTH khô

Trang 40

Nhận xét: Nhóm trên 60 tuổi có nguy cơ mắc BQTH khô cao gấp 1,51

lần nhóm từ 40 đến 60 tuổi, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa thể bàng quang tăng hoạt ướt và nhóm tuổi

Nhận xét: Nhóm trên 60 tuổi có nguy cơ mắc BQTH ướt cao gấp 1,65

lần nhóm từ 40 đến 60 tuổi, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Ngày đăng: 10/08/2017, 08:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Khái niệm về bàng quang tăng hoạt

    • 1.1.1. Chẩn đoán hội chứng bàng quang tăng hoạt

    • 1.1.2. Các công cụ chẩn đoán bàng quang tăng hoạt

    • 1.1.3. Dịch tễ học và tần suất mắc bệnh bàng quang tăng hoạt

    • 1.1.4. Nghiên cứu về chức năng bàng quang

    • 1.1.5. Nghiên cứu về tiền sử bệnh

    • 1.1.6. Điều trị bàng quang tăng hoạt

    • 1.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh bàng quang tăng hoạt

    • 1.3. Tình hình nghiên cứu về bệnh bàng quang tăng hoạt

      • 1.3.1. Thực trạng bàng quang tăng hoạt trên thế giới

      • 1.3.2. Thực trạng nghiên cứu bệnh bàng quang tăng hoạt ở Việt Nam

      • 1.3.3. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

      • 2.1. Đối tượng nghiên cứu:

        • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:

        • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

        • 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

        • 2.2. Phương pháp nghiên cứu

          • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

          • 2.2.2. Cỡ mẫu

          • 2.2.3. Cách thức tiến hành chọn mẫu

          • 2.2.4. Vật liệu và công cụ nghiên cứu

          • 2.2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin:

          • 2.2.6. Các tiêu chí đánh giá và tiêu chuẩn chẩn đoán

          • 2.2.7. Các biến số nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan