nguon goc cac loai

19 503 0
nguon goc cac loai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tác phẩm vừa online của Darwin: "Nguồn gốc muôn loài" bản mới? Mới đây, toàn bộ tác phẩm của Charles Darwin đã được đưa lên mạng Internet. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều điều bất ngờ trong bản thảo On the origin of species (Nguồn gốc muôn loài, xuất bản năm 1859). Những bí mật dữ dội của tự nhiên, sự tương tác máu thịt giữa con người và loài vật, sự bất tử của phả hệ Nhằm giúp bạn đọc tiếp cận với bản in đầu tiên của tác phẩm Nguồn gốc muôn loài (1859), Vietimes trân trọng giới thiệu một bản dịch mới về tác phẩm này. Khi chúng ta để ý đến những cá thể cùng loài hoặc loài bậc thấp hơn những cây trồng và vật nuôi từ xa xưa, một trong những điểm đầu tiên đập vào mắt chúng ta là thường thì chúng khác nhau hơn rất nhiều so với bất cứ chủng loại nào hay loài nào trong môi trường tự nhiên Khi chúng ta suy ngẫm về tính đa dạng rộng lớn của những loài cây và những vật nuôi đã thay đổi qua nhiều kỉ qua dưới tác động của nhiều hoàn cảnh khí hậu khác biệt nhất, tôi nghĩ là chúng ta đã đi đến kết luận rằng tính biến thiên lớn này đơn giản chỉ vì những sản phẩm thuần hoá của chúng ta đã tăng lên dưới các điều kiện của đời sống không đồng nhất về hình thức, và phần nào khác với những cái mà chủng loại gốc đã thải loại dưới điều kiện tự nhiên. Mặt khác, khi ta thấy những động vật và cây trồng được thuần hoá, dù thường cằn cỗi và yếu ớt, song sinh sản hoàn toàn thoải mái dưới sự giam cầm; và mặt khác, khi ta thấy những cá thể, con non lấy từ tự nhiên, được thuần hoá một cách hoàn hảo, sống lâu và khoẻ mạnh (tôi có thể đưa ra nhiều ví dụ minh hoạ), hệ thống sinh sản của chúng còn bị tác động nghiêm trọng như nhau bởi những nguyên nhân không nhận thấy dẫn đến thất bại, chúng ta không cần ngạc nhiên về cơ thể này, vì chúng hoạt động dưới sự giam cầm và, hoạt động không hoàn toàn đều đặn, và đem lại kết quả không hoàn chỉnh như bố mẹ chúng hoặc hay thay đổi về lượng. Sự mất khả năng sinh sản được cho là tai ương trong việc làm vườn. Nhưng trên phương diện này ta công nhận sự thay đổi là nguồn gốc của những nguyên nhân giống nhau gây ra sự mất khả năng sinh sản; và sự hay biến đổi là điểm bắt đầu cho sự chọn lọc những sản phẩm tốt nhất trong vườn. Tôi có thể thêm vào, rằng vì các sinh vật sẽ sinh sản rất thoải mái dưới những điều kiện không tự nhiên nhất (ví dụ, thỏ và chồn sương ở trong chuồng), cho thấy rằng vì thế cơ quan sinh sản không bị ảnh hưởng, do đó các cây trồng và vật nuôi sẽ chống lại sự thuần hoá và nuôi dưỡng, và biến đổi rất nhẹ- có lẽ khó mà nhiều hơn trong tự nhiên. Một danh sách dài có thể dễ dàng được đưa ra về những loài cây thắng thế, thuật ngữ những người làm vườn dành cho một chồi cây hay mầm cây riêng lẻ, bất ngờ có một đặc điểm mới hoặc đôi khi rất khác với những đặc điểm còn lại của cây. Những mầm cây như thế có thể được nhân giống bởi kĩ thuật ghép, . và đôi khi bằng hạt giống. Những loài cây biến dị này khá hiếm trong tự nhiên, nhưng không hề hiếm trong trồng trọt, và trong trường hợp này ta thấy rằng sự xử lý của cây mẹ tác động đến một mầm cây hay chồi cây, mà không phải với noãn và phấn hoa. Nhưng quan điểm của rất nhiều nhà sinh lý học là không có sự khác biệt cần thiết nào giữa một chồi cây và một noãn trong những giai đoạn hình thành đầu tiên của chúng, thực tế, với kết quả là những loài biến dị bổ sung củng cố cho quan điểm của tôi, rằng sự biến đổi ở mức độ lớn có thể được quy cho noãn hoặc phấn hoa, hoặc cả hai, bị ảnh hưởng bởi sự xử lý cây mẹ trước khi đem vào gây giống. Dù thế nào đi nữa những trường hợp này cho thấy rằng biến dị không nhất thiết được liên hệ, như vài tác giả đã tưởng, với sự sinh ra thế hệ sau. Cây trồng từ hạt của cùng một loại quả, và con của cùng một lứa đẻ, đôi khi khác nhau đáng kể, dù cả con con lẫn con mẹ, như Muller nhận xét, hình như được bộc lộ chính xác điều kiện của đời sống, và điều này cho biết ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống không quan trọng so với quy luật sinh sản, quy luật phát triển, và di truyền, vì tác động của những điều kiện này đã điều khiển, nếu bất cứ con con nào thay đổi, tất cả sẽ có thể biến đổi trong cùng một kiểu giống nhau. Để đánh giá mức độ, trong các biến đổi, ta quy cho là do ảnh hưởng trực tiếp của hơi nóng, hơi ẩm, ánh sáng và thức ăn, . là rất khó. Cảm giác của tôi là, với các con vật những tác dụng như vậy tạo ra rất ít những ảnh hưởng trực tiếp, dù có vẻ nhiều hơn với trường hợp của các cây trồng. Với quan điểm này, những thí nghiệm gần đây của Mr. Buckman về các loại cây có vẻ có giá trị nhất. Khi tất cả hoặc gần như tất cả các cá thể đặt vào điều kiện nào đó bị tác động bởi cùng một cách, lúc đầu sự thay đổi hình như xuất hiện ngay lập tức vì những điều kiện như thế, nhưng trong vài trường hợp cho thấy rằng những điều kiện hơi trái ngược tạo ra những biến đổi tương tự về cấu trúc. Tuy nhiên tôi cho rằng vài số lượng lớn thay đổi nhẹ có thể bị quy cho các ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống- như, trong vài trường hợp, tăng thêm qui mô nhờ lượng thức ăn, màu sắc nhờ những loại thức ăn đặc biệt và từ ánh sáng, và có lẽ độ rậm rạp của bộ lông nhờ khí hậu. Thói quen cũng có một ảnh hưởng nhất định, như trong giai đoạn ra hoa, cây được chuyển từ vùng khí hậu này tới vùng khí hậu khác. Ở động vật, có một ảnh hưởng rõ rệt hơn; ví dụ, tôi thấy trong những con vịt nuôi xương cánh nhẹ hơn và xương phần lưng nặng hơn rất nhiều, tương xứng với toàn bộ xương sườn, so với những bộ phận xương tương tự của vịt trời; và tôi phỏng đoán rằng sự thay đổi này chắc chắn có thể được quy cho những con vịt nuôi ít bay hơn nhiều, và bước nhiều hơn con vịt hoang dã. Sự phát triển lớn và được di truyền của bộ phận vú ở bò cái và dê ở những vùng chúng thường xuyên bị vắt lấy sữa, so với những cơ thể đó ở các vùng khác, là ví dụ khác về hiệu quả sử dụng. Không phải một vật nuôi riêng lẻ có thể được định rõ tên mà ở nhiều vùng nó không có đôi tai cụp. Và quan điểm được một vài tác giả đưa ra, rằng sự cụp xuống là vì sự không dùng đến cơ tai, từ những động vật không bị hoảng sợ lắm bởi mối đe doạ, có vẻ là có thể chấp nhận được. Có nhiều quy luật quy định sự biến thể, một vài trong số đó có thể được nhìn thấy một cách mập mờ, và từ nay trở đi sẽ được đề cập đến một cách ngắn gọn. Ở đây tôi sẽ chỉ nói đến những điều mà có thể được gọi là thể tương quan của sự phát triển. Bất cứ sự thay đổi nào trong phôi thai hoặc ấu trùng gần như tất nhiên sẽ gây ra những thay đổi ở động vật trưởng thành. Ở những vật quái dị thể tương quan giữa những bộ phận hoàn toàn riêng biệt rất lạ lùng; và nhiều ví dụ đã được đưa ra trong tác phẩm xuất sắc của Isidore Geoffrog St. Hilaire về vấn đề này. Những người gây giống cho rằng phiến lá dài gần như luôn được phụ thêm vào bởi phần đầu có hình thon dài. Vài ví dụ về thể tương quan đúng là hơi kì quái. Do đó những con mèo với đôi mắt xanh lúc nào cũng điếc, màu sắc và nét đặc biệt về thể chất gắn với nhau, những cái mà nhiều ví dụ đặc biệt có thể được mang lại trong động vật và thực vật. Từ những cơ sở lập luận được Heusinger rút ra, hình như cừu trắng và lợn bị tấn công theo cách khác nhau từ những cá thể da màu bởi những chất độc thực vật nào đó. Những con chó không có lông có hàm răng không hoàn chỉnh; những động vật có lông dài và thô có khuynh hướng, như đã được khẳng định, có râu nhiều và dài; chim bồ câu với đôi chân có lông có lớp da giữa hai ngón chân bên ngoài; chim bồ câu mỏ ngắn có chân nhỏ và mỏ dài thì chân ngắn. Do đó, nếu con người tiếp tục chọn lọc thì làm tăng thêm, bất cứ nét đặc biệt nào, anh ta sẽ gần như chắc chắn vô tình sửa đổi những bộ phận khác trong cấu trúc, vì những quy luật khó giải thích về sự tương quan của sự phát triển. Thế giới chung một "Tổ tiên" duy nhất? Kết quả khác nhau, hoàn toàn không nhận ra, hoặc những định luật biến dị được nhận thấy lờ mờ vô cùng phức tạp và đa dạng. Nó có nhiều giá trị để nghiên cứu kĩ lưỡng luận thuyết bàn về các giống cây trồng của chúng ta, như cây lan dạ hương, cây khoai tây, thậm chí cây thược dược, .Và thật sự ngạc nhiên khi lưu ý đến những luận điểm vô tận về cấu trúc và thể tạng, mà các giống và giống phụ khác nhau ở một mức độ không đáng kể. Toàn bộ cấu trúc hình như trở nên mềm dẻo, và có chiều hướng thoát khỏi cấu trúc gốc của tiêu thức bố mẹ một mức độ nhỏ. Bất cứ biến dạng nào không được di truyền không quan trọng với chúng ta. Nhưng số lượng và tính đa dạng của những sai khác cấu trúc có thể di truyền, cả những sai khác sinh lý học không đáng kể hay đáng kể đều vô tận. Luận thuyết của tiến sĩ Prosper Lucas, với hai tập lớn, là xuất sắc và đầy đủ nhất. Không người gây giống nào không biết xu hướng di truyền mạnh mẽ thế nào: like produces like là tư tưởng chủ đạo của ông. Sự hồ nghi về nguyên lý này đã bị thổi bạt đi nhờ các tác giả luận thuyết. Khi một sai khác xuất hiện không phải là hiếm, và ta thấy nó ở cả cha và con, ta không thể nào nói không thể vì cùng nguyên nhân nguồn gốc có ở cả hai người; nhưng trong nhóm nhiều cá thể, hình như bị đặt trong cùng những điều kiện giống nhau, bất cứ sai khác rất hiếm nào, do sự kết hợp khá khác thường về hoàn cảnh, xuất hiện ở cá thể cha- khi đặt trong khoảng vài triệu cá thể, thì nó lại xuất hiện ở cá thể con, học thuyết ngẫu nhiên hầu như buộc chúng ta quy cho sự lặp của nó là do di truyền. Mọi người hẳn đã từng nghe về những trường hợp bị bạch tạng, da sần, rậm lông, . xuất hiện ở vài thành viên trong cùng gia đình. Nếu sự sai khác lạ thường và hiếm có về cấu trúc hoàn toàn được di truyền, thì những sai khác ít lập dị và phổ biến hơn có thể được di truyền thoải mái. Có lẽ cách nhìn chính xác về toàn bộ đề tài sẽ là xem xét sự di truyền mọi đặc tính như quy luật, và những cái không di truyền là sự dị thường. Charles Darwin Định luật di truyền hoàn toàn chưa được biết đến; không ai có thể nói tại sao nét đặc biệt giống nhau ở những cá thể khác nhau cùng chủng loại, và những cá thể khác loài đôi khi được di truyền và đôi khi lại không; tại sao cá thể con lại lại giống nguyên thể của ông bà trong vài đặc tính nào đó hoặc những con con khác lại khác xa với tổ tiên của chúng; tại sao cái lập dị lại được truyền từ một giới sang cả hai giới, hoặc chỉ truyền cho riêng một giới, phổ biến hơn nhưng không dành riêng cho cùng một giới. Đó là cơ sở lập luận khá quan trọng với ta, những nét riêng biệt đó xuất hiện ở các cá thể đực giống thuần hoá thường được truyền riêng hoặc mức độ lớn hơn cho riêng các cá thể đực. Một nguyên tắc quan trọng hơn nhiều, mà theo tôi là có thể tin tưởng được là ở bất cứ giai đoạn nào trong vòng đời lúc đầu sự lập dị xuất hiện, nó có chiều hướng xuất hiện ở cá thể con trong giai đoạn thích hợp, dù có lúc sớm hơn. Ở nhiều trường hợp điều này có thể khác; do đó những lập dị được di truyền ở sừng gia súc có thể chỉ xuất hiện ở con con gần trưởng thành; những lập dị ở tằm được biết là xuất hiện ở sâu bướm tương ứng hoặc giai đoạn làm kén. Nhưng những bệnh di truyền và vài sự kiện khác làm tôi tin rằng quy luật có sự mở rộng hơn, và nếu không có lý do rõ ràng tại sao một lập dị lại xuất hiện ở giai đoạn cụ thể, nó còn xuất hiện ở con con cùng một giai đoạn mà trước đó đã xuất hiện ở các cá thể cha mẹ. Tôi tin rằng quy luật này có ý nghĩa nhất trong việc giải thích những định luật phôi học. Những nhận xét này tất nhiên bị hạn chế với sự xuất hiện đầu tiên của biến dị, mà không phải với những nguyên nhân nguyên sinh, điều có thể diễn ra ở các tế bào trứng hoặc yếu tố đực, theo dạng gần giống như trong cá thể con lai được sinh ra từ cá thể bò cái sừng ngắn với một cá thể bò đực sừng dài, sừng dài hơn, dù xuất hiện muộn màng trong vòng đời, rõ ràng là do yếu tố đực. Sau khi đã nói đến vấn đề lại giống, giờ tôi có thể xem xét các báo cáo mà các nhà tự nhiên hay đưa ra.- cụ thể là, các giống loại thuần hoá, khi sống trong môi trường hoang dã, dần dần nhưng nhất định các đặc tính trở lại gốc nguyên sơ. Vì vậy, người ta đã tranh cãi rằng không một điều suy luận nào được đưa ra từ những giống thuần hóa tới những chủng loại hoang dã. Tôi đã cố gắng vô ích để tìm ra những cơ sở lập luận quyết định mà báo cáo trên được tạo nên một cách liều lĩnh và rất thường xuyên. Sẽ có khó khăn trong việc chứng minh tính đúng đắn của nó. Ta có thể kết luận chắc chắn rằng rất nhiều giống loài thuần hoá rõ ràng nhất không thể sống trong môi trường hoang dã. Ở nhiều trường hợp ta không rõ gốc ban sơ là gì, và vì vậy không thể nói sự trở lại hình thái nguyên thuỷ (lại giống) gần như hoàn toàn có xảy ra hay không. Điều đó rất cần thiết, để ngăn cản tác động của giao phối lai chéo, mà chỉ một giống đơn lẻ bị yếu đi trong môi trường sinh sống mới của nó. Tuy nhiên, vì các giống loại thuần hoá của ta chắc chắn thỉnh thoảng một vài đặc tính của chúng trở lại hình dáng của tổ tiên chúng, đối với tôi nó hình như không chắc có thực, rằng nếu ta thành công trong việc làm hợp thuỷ tổ(nhập tịch), hoặc trồng trọt, trong nhiều thế hệ, nhiều loài, ví dụ cải, ở đất rất xấu ( tuy vậy, trong nhiều trương hợp, vài tác động sẽ phải bị quy cho tác động trực tiếp của đất xấu), rằng chúng sẽ có quy mô lớn hơn, hoặc thậm chí hoàn toàn, trở lại gốc ban sơ hoang dã. Thí nghiệm có thành công hay không, không quá quan trọng đối với phạm vi chủ đề của chúng ta, vì điều kiện sống đã bị thay đổi vì chính thí nghiệm đó. Nếu có thể chỉ ra rằng những giống thuần hoá của ta biểu lộ khuynh hướng lại giống (trở lại hình thái) nguyên thuỷ mạnh mẽ- có nghĩa là, mất đi các đặc điểm đã có được, mặc dù vẫn trong những điều kiện không thay đổi, dù vẫn trong một nhóm có số lượng đáng kể, để mà việc giao phối tự do có thể dừng lại, bằng cách trộn lẫn với nhau, bất cứ sai khác nhỏ nào về cấu trúc, trong trường hợp như vậy, tôi công nhận là chúng ta không thể từ những loài giống thuần hoá suy ra điểm liên quan đến muôn loài. Nhưng không có một bằng chứng nào ủng hộ quan điểm này: để khẳng định rằng ta không thể gây giống ngựa đua và ngựa chở hàng, gia súc sừng ngắn và dài, và các giống gia cầm khác nhau, và các loại thực vật ăn được, vì vô số cái được sinh ra có thể trái với mọi thí nghiệm. Tôi có thể thêm vào, rằng khi điều kiện sống trong tự nhiên thay đổi, các giống loại và sự trở lại hình thái nguyên thuỷ của các đặc tính có thể xuất hiện; nhưng chọn lọc tự nhiên, sau đây sẽ được giải thích, sẽ định rõ những đặc tính mới xuất hiện theo cách đó sẽ duy trì được bao lâu. Khi ta xem xét những tính chất di truyền hoặc dòng giống những vật nuôi và cây trồng của ta, và so sánh chúng với những loài có quan hệ gần với nhau, ta thường thấy ở mỗi giống thuần hoá, được nhận thấy là có ít đồng đều về đặc tính hơn các chủng loại thuần Những dòng giống thuần hoá của những chủng loại giống nhau, cũng thường có đặc tính có phần quái dị, ý của tôi là, dù khác nhau và khác với những chủng loại cùng giống, trong vài khía cạnh không quan trọng, chúng thường khác nhau rất nhiều ở một vài bộ phận, khi so sánh bộ phận này với bộ phận khác, và đặc biệt hơn khi so sánh với tất cả chủng loại trong tự nhiên tới những loài mà chúng có quan hệ họ hàng gần nhất. Với những ngoại lệ này (và với trường hợp đặc biệt là khả năng sinh sản lý tưởng của các loài khi giao phối chéo- vấn đề sẽ được bàn luận sau đây) Những dòng thuần hoá của những chủng loại giống nhau khác nhau ở cùng một kiểu, chỉ nhiều trường hợp ở một múc độ nhỏ hơn, so với các loài có quan hệ họ hàng cùng một giống trong tự nhiên mới như vậy. Tôi nghĩ điều này có thể chấp nhận được, nếu ta thấy rằng, hầu như không có bất cứ loài thuần hoá nào, bao gồm cả động vật hay cây cối, mà không được xếp loại bởi những các chuyên gia phân loàicác giống nhỏ, và bởi những chuyên gia khác là đời con của các loài vốn riêng biệt. Nếu bất kì sự tương phản đáng kể nào tồn tại giữa các giống thuần hoá và các chủng loại, nguồn ngờ vực này không thể tái diễn quá thường xuyên. Khí hậu hay Thượng đế đã thuần hóa muôn loài? Người ta thường cho rằng con người chọn con vật và cây cối để thuần hoá có chiều hướng biến đổi vốn khác thường, và tương tự có khuynh hướng chống lại được các kiểu khí hậu hay thay đổi. Tôi không tranh cãi rằng những khả năng này đã làm tăng thêm một múc độ lớn giá trị những sản phẩm mà ta đã thuần hoá; nhưng làm thế nào người nguyên thuỷ có thể biết được; nếu là lần đầu tiên họ thuần hoá chúng, nó sẽ thay đổi trong những thế hệ tiếp theo không, và nó sẽ chịu được kiểu khí hậu khác không? Người ta thường cho rằng các dòng thuần hoá không khác nhau về những đặc tính phân loại giống loài. Tôi nghĩ có thể cho rằng báo cáo này khó mà chính xác, nhưng các nhà tự nhiên rất bất đồng trong việc định rõ những đặc điểm gì là đặc điểm chung của giống loài, tất cả mọi đánh giá đó là theo thí nghiệm. Và theo ý kiến về dòng dõi các giống mà tôi sẽ đưa ra sau đây, chúng ta không có quyền mong đợi luôn gặp phải những điểm khác nhau của giống loài trong những sản phẩm đã được thuần hoá của chúng ta. Khi ta cố gắng ước lượng độ khác nhau về cấu trúc giữa giống loài thuần hoá với các chủng loại tương tự, chúng ta sớm hồ nghi việc không biết chúng có tổ tiên là một hay vài chủng loại cha mẹ. Ý kiến này, nếu có thể được làm sáng tỏ, sẽ rất thú vị; ví dụ nếu nó chỉ ra được rằng chó săn màu xám, chó săn, chó sục, chó xpanhơn, và chó sói đực, mà chúng ta đều biết bản tính chúng rất trung thành, là đời con của những chủng loại đơn lẻ bình thường, thì những cơ sở lập luận như thế sẽ có tác dụng lớn trong việc làm chúng ta nghi ngờ về tính không biến đổi của những chủng loại có quan hệ gần hoặc có quan hệ máu mủ (cận huyết)- ví dụ về nhiều con cáo sống ở các miền khác nhau trên thế giới. Như hiện thời chúng ta thấy, tôi không cho rằng tất cả những loài chó của ta có nguồn gốc từ một chủng loại hoang dã, nhưng trong trường hợp của vài giống thuần hoá khác có chứng cứ có cơ sở, thậm chí là chắc chắn củng cố cho ý kiến này. Sự thay đổi nhỏ của lừa, gà Nhật hay khả năng chống lại sức nóng của hươu nai, chống lại cái lạnh của loài lạc đà thông thường có cản trở việc thuần hoá của họ hay không? Tôi không thể không biết chắc rằng các loài động vật và loài cây khác, có quy mô ngang bằng với các sản phẩm thuần hoá của ta, và thuộc vào các lớp gồm nhiều loại khác nhau hoặc vùng tương tự, có nguồn gốc tự nhiên, và có thể được gây giống với số đời con giống nhau trong điều kiện đã thuần hoá, chúng có thể sẽ biến đổi ở mức trung bình như loài bố mẹ của những sản phẩm thuần hoá chúng ta đang có đã thay đổi. Trong trường hợp nhiều vật nuôi và cây trồng lâu đời của ta, tôi không cho rằng có thể đi đến một kết luận rõ ràng nào, chúng có nguồn gốc từ một hay nhiều loài. Luận cứ này phần lớn dựa vào bởi những người tin vào nguồn gốc phức tạp của vật nuôi rằng ta nhận thấy trong nhiều sổ sách cũ xưa nhất, nhất là của người Hy Lạp, tính đa dạng của các nòi giống, và rằng nhiều nòi giống của ta tương tự nhau một cách sít sao, có thể là giống hệt với những giống hiện hành. Dù cho vấn đề thứ hai dường như với tôi được nhận thấy là hoàn toàn và thường đúng đắn hơn., nó cho biết điều gì, trừ phi nòi giống của ta có nguồn gốc từ đó, bốn hoặc năm nghìn năm trước? Nhưng những nghiên cứu của ông Horner đã nêu ra điều đó trong vài mức độ có thể rằng con người đã khai hoá thích đáng để sản xuất đồ gốm là có thật trong lưu vực sông Nile mười ba hay mười bốn nghìn năm trước, và ai sẽ nguỵ tạo khi nói trước những giai đoạn cổ xưa này, người nguyên thuỷ, như người nguyên thuỷ Teirra del Fuego hay châu Úc, người sở hữu nhũng con chó được thuần hoá đầu tiên, không thể đã sống ở Hy Lạp? Tôi cho rằng, đề tài này ắt hẳn vẫn còn chưa rõ ràng, tuy vậy, dù ở đây không đi vào chi tiết nào, tôi có thể nói rõ rằng những nghiên cứu liên quan đến địa lỹ hay những xem xét khác, tôi cho rằng rất có khả năng là những giống chso thuần hoá của ta có nguồn gốc từ nhiều loài hoang dã. Liên quan đến cừu và dê tôi không thể hình thành quan điểm nào. Tôi phỏng đoán, từ những sự kiện được truyền đến tôi bởi ông Blyth, về tập tục, giọng, thể chất, .của bò Ấn độ có bướu, rằng những giống này có nguồn gốc ban sơ khác nhau từ nguồn gốc bò châu Âu của ta, và nhiều chuyên gia cho rằng những giống bò châu Âu lại có nhiều hơn một bố mẹ hoang dã. Về phần các giống ngựa, từ những lí do mà tôi không thể đưa ra ở đây, tôi nghi ngại khi tin, đối lập với nhiều tác giả, rằng tất cả các giống có nguồn gốc từ một giống. Ông Blyth, mà những quan điểm, xuất phát từ kho tàng tri thức phong phú rộng lớn của ông, tôi ước lượng là có nhiều người hơn thế sẽ nghĩ rằng mọi nòi giống gia cầm có nguồn gốc chung từ giống gà Ấn độ hoang dã. Liên quan đến vịt và thỏ, mà các giống của những loài này khác nhau đáng kể về cấu trúc, tôi không tin chắc rằng chúng đều có nguồn gốc từ một loà thỏ và vịt chung. Học thuyết nguồn những giống thuần hoá của ta từ nhiều gốc cổ xưa đã được mang đến một thái cực rất vô lý bởi một vài tác giả. Họ cho rằng mọi giống mà sinh sản thực sự, để những đặc tính biểu hiện quá nhẹ, có nguyên mẫu hoang dã của nó. Nếu thế, hẳn phải tồn tại ít nhất một bộ các loài bò hoang dã, như nhiều cừu, nhiều dê chỉ ở châu Âu, và thậm chí còn rất nhiều ở nước Anh. Một tác giả cho rằng trước đây ở nước Anh đã từng có mười một loài cừu riêng biệt. Nếu ta nghĩ rằng giờ đây nước Anh chỉ vừa mới có một loài động vật có vú riêng, và Pháp nhưng khác đôi chút với loài cừu Đức, và ngược lại đặc biệt với Hungary và Tây Ban Nha . Nhưng mỗi vương quốc đó sở hữu nhiều giống cừu, bò .riêng. Chúng ta phải thừa nhận rằng nhiều giống thuần hoá có nguồn gốc từ châu Âu. Vì đâu chúng được có thể được chuyển hoá, vì những đất nước này không sở hữu lượng giống riêng biệt như những gốc cha mẹ? Vì vậy đó là Ấn độ. Ngay cả trong trường hợp những giống chó thuần hoá trên toàn thế giới mà tôi hoàn toàn thừa nhận có khả năng có nguồn gốc từ nhiều loài hoang dã, Tôi không thể không tin chăc rằng có một lượng lớn những biến dị được di truyền. Ai có thể tin rằng những động vật rất giống với giống chó săn thỏ, chó săn, chó sói, hoặc chó xphanhơn Ấn độ . đã từng sống tự do trong tự nhiên? Người ta thường nói một cách lỏng lẻo rằng mọi giống chó của ta được sinh ra nhờ sự giao phối chéo của vài loài nguyên thuỷ, nhưng bằng giao phối chéo ta chỉ có thể có được những hình thái trung gian ở mức độ nào đó giữa cha mẹ chúng, và nếu ta giải thích nguyên nhân sinh ra các giống bởi quy trình này, ta phải thừa nhận sự tồn tại trước của những hình thái tốt nhất, như chó săn thỏ, chó săn, chó sói Ý trong môi trường hoang dã. Hơn nưa, khả năng tạo ra những giống riêng biệt bằng giao phối chéo đã được thổi phồng quá mức. Không thể nghi ngờ rằng một giống có thể được sửa đổi nhờ lai phụ động, nếu được trợ giúp bởi sự chọn lọc kĩ lưỡng những có thể lai có bất cứ đặc tính mong muốn nào, nhưng giống đó có thể kiếm được gần như trung gian giữa hai giống hoặc hai loài rất khác nhau. Tôi khó có thể tin nổi ngài J. Sebright chỉ để thử nghiệm cho đề tài này và thất bại. Con con sinh ra từ phép lai đầu tiên giữa hai giống hoàn toàn thuần chủng khá tốt và đôi khi rất ổn định, và mọi thứ có vẻ đơn giản; nhưng khi những cơ thể lai này được lai với nhau qua nhiều thế hệ, thì chỉ có hai trong số đó giống nhau, và rồi điều khó khăn nhất, nói đúng ra là hoàn toàn không hy vọng của việc này trở nên rõ ràng. Tất nhiên, một giống trung gian giữa hai giống rất khác nhau không thể nào có được nếu không chọn lọc rất cẩn thận và liên tục, và tôi cũng không thể tìm thấy một trường hợp cụ thể đã được ghi về một dòng giống đã được hình thành theo cách đó. Các giống chim bồ câu nuôi- cho rằng tốt nhất là nghiên cứu vài nhóm đặc biệt, tôi , sau khi đã cân nhắc, đã chọn các giống bồ câu nuôi. Tôi đã nuôi mỗi giống mà tôi không thể mua hoặc tìm được, và đã được giúp đỡ rất tận tình về da thú từ mọi mìên trên thế giới, đặc biệt là Hon. W. Lliot từ Ấn độ, và Hon. C. Murray từ Persia. Nhiều luận thuyết về chim bồ câu đã được xuất bản theo nhiều thứ tiếng khác nhau, và một vài trong đó rất quan trọng, là di tích cổ lớn lao. Tôi đã kết hợp với mấy người sành chơi lỗi lạc, và đã được chấp nhận gia nhập vào hai câu lạc bộ chim bồ câu Luân đôn. Tính đa dạng của các loài là những điều đáng ngạc nhiên. So sánh chim bồ câu đưa thư với giống chim bồ câu mặt ngắn, và nhìn thấy sự khác nhau thật tuyệt giữa cổ của chúng, dẫn đến sự khác nhau tương ứng những bộ óc nó. Chim bồ câu đưa thư, đặc biệt là chim đực, cũng khác thường từ sự phát triển kì diệu của lớp bì có mào gần đầu, và cái này lại được phụ thêm vào bởi mí mắt kéo dài ra, miệng ngoài và lỗ mũi rất lớn và một khoang miệng rộng. Chim bồ câu mặt ngắn có hình dáng như của chim họ sẻ, và chim bồ câu nhào lộn phổ biến có tập quán kì quặc và được di truyền một cách chính xác là bay ở mộ độ cao trong một đám đông chật ních hoặc nhào lộn lăn lông lốc trong không khí. Bồ câu rộc là loài chim mỏ lớn, dài, và chắc nặng, chân rộng. Vài giống phụ chim bồ câu rộc có cổ rất dài, số khác lại có cánh và đuôi rất dài, còn lại thì có đuôi ngắn khác thường. Chim Tarb được kết hợp với chim bồ câu đưa thư, thay vì một cái mỏ rất dài, lại có cái mỏ rất ngắn và rộng. Bồ câu to diều có mình, đôi cánh, và vai rất dài, diều của nó rất phát triển, cái mà nó tự hào thổi phồng lên, cũng như kích động sự nạgc nhiên hoặc thậm chí gây cười. Bồ câu đầu bằng có một chiếc mỏ rất ngắn và hình nón, với một hàng những túm lông dựng ngược xuống ngực. Nó có thói quen liên tục mở rộng nhẹ nhàng phần trên của thực quản. Bồ câu thầy dòng có lông vũ rất dựng ngược dọc sau cổ tạo nên cái mũ trùm đầu, và nó có, tỉ lệ với kích thước cơ thể, rất nhiều lông vũ cánh và đuôi dài. Chim bồ câu kèn và chim bồ câu laugher, như tên của chúng đã cho thấy, tạo ra tiếng gì rất khác với các giống khác. Chim bồ câu đuôi quạt có khoảng ba mươi hay thậm chí bốn mươi chiếc lông đuôi, thay vì mười hai hay mười bốn, con số thông thường trong tất cả các thành viên trong họ bồ câu lớn. Và những cái ngù này được giữ cho mở rộng, và được kéo thẳng đến nỗi ở nhiều loài chim giỏi đầu và đuôi chạm nhau, tuyến bã nhờ hoàn toàn không phát triển Vài giống chim kém phân biệt khác không được ghi rõ. ( .) Từ loài bò sát đến loài chim: Bước nhảy thần kỳ của Tạo hóa Trong bộ xương của vài giống thú, sự phát triển của xương mặt về độ dài, bề ngang và độ cong hết sức khác nhau. Hình dáng, cũng như độ dài và bề ngang của nhánh xương quai hàm có dáng vẻ khác nhau rất đáng kể. Số lượng xương cột sống đuôi và xương cùng cũng khác nhau, như số lượng xương sườn, tương ứng với bề ngang của chúng và dáng u bướu. Hình dạng và kích thước các kẽ hở của xương ức rất hay thay đổi, bằng với độ rẽ và kích cỡ tương ứng của hai nhánh xương chạc. Bề rộng tương xứng của hốc mồm, độ dài tương xứng của mí mắt, hốc mũi, lưỡi (không phải luôn luôn có tương quan chính xác với độ dài của mỏ). Kích thước của diều và phần trên thực quản, sự phát triển và không phát triển đầy đủ của tuyến bã nhờn; lượng lông vũ ở cánh nguyên sinh và đuôi; độ dài tương xứng của cánh và đuôi với nhau và với cơ thể, độ dài tương ứng của cẳng chân và bàn chân, số vảy trên ngón chân, sự phát triển của lớp da giữa các ngón chân, là tất cả những vị trí cấu trúc hay thay đổi. Giai đoạn mà tại đó bộ lông đã hoàn chỉnh thay đổi, giống như trạng thái của lông tơ dùng che phủ cho chim non lúc được ấp. Hình dạng và kích thước của trứng thay đổi. Kiểu bay cũng khác đáng kể, như tiếng rung và tâm tính ở vài giống chim. Ở một số giống chim nào đó, cuối cùng, con đực và con cái đạt đến độ khác nhau nhỏ. Nhìn chung ít nhất một bộ chim có thể chọn được, mà nếu cho nhà nghiên cứu chim xem, và ông ấy được cho biết rằng đó là chim hoang dã, tất nhiên, tôi nghĩ sẽ được phân loại thành những loài rạch ròi. Hơn nữa, tôi không cho rằng mọi nhà nghiên cứu chim sẽ xếp chim bồ câu đưa thư, chim bồ câu nhào lộn mặt ngắn, bồ câu rộc, bồ câu lông tơ, bồ câu diều to, và chim bồ câu đuôi quạt trong cùng một giống, đặc biệt là trong mỗi giống chim này nhiều giống phụ di truyền chính xác, hoặc như những loài ông ta có thể đã gọi tên chúng, có thể được tỏ tõ. Bồ câu núi có màu lam Tôi hoàn toàn tin chắc rằng quan điểm chung của các nhà tự nhiên là đúng, cụ thể là tất cả đều có nguồn gốc từ loài chim bồ câu núi (Columba livia) trong giới hạn này bao gồm nhiều giống địa lý hoặc các loài phụ, khác nhau trong những điểm nhỏ nhất. Vì các lý do làm tôi đi tin vào điều này ở

Ngày đăng: 06/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan