Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

81 806 7
Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN

CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNGNGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH

TỈNH KIÊN GIANG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN NGUYỄN THỊ HƯƠNG CHẦM

MSSV: 4031179 Lớp: TC-TD K29

CẦN THƠ - 2007

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệuthu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bấtkỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày … tháng … năm … Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hương Chầm

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trong thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, dưới sự giảng dạy của quýthầy cô, em đã tiếp nhận được nhiều kiến thức vô cùng quý giá Luận văn tốtnghiệp được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Phan Thị NgọcKhuyên và sự giúp đỡ của các cán bộ cơ quan thực tập.

Em xin chân thành cảm ơn:

Quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học CầnThơ, cám ơn cô Phan Thị Ngọc Khuyên đã tận tâm hướng dẫn, chỉ dạy để em hoànthành luận văn tốt nghiệp.

Các cô, chú, anh, chị đang công tác tại Ngân hàng Ngoại Thương KiênGiang đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập Cám ơnanh Ngô Ngọc Tuấn (Phó Giám Đốc Ngân hàng Ngoại thương Kiên Giang), chịCao Thị Thanh Hiền (Trưởng phòng Tổng hợp Ngân hàng Ngoại thương KiênGiang).

Sau cùng em xin kính chúc tất cả quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trịkinh doanh cùng các cô, chú, anh, chị tại Ngân hàng Ngoại thương Kiên Giang

được dồi dào sức khỏe, đạt kết quả tốt trong công tác và trong đời sống

Ngày … tháng … năm … Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hương Chầm

Trang 4

MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU 01

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 01

1.1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU 01

1.1.2 CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 02

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 03

1.2.1 MỤC TIÊU CHUNG 03

1.2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ 04

1.3 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 04

1.3.1 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH 04

1.3.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 04

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 05

1.4.1 KHÔNG GIAN 05

1.4.2 THỜI GIAN 05

1.4.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 05

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 05

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .07

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 07

2.1.1 LÃI SUẤT TÍN DỤNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÃI SUẤT 07

2.1.1.1 KHÁI NIỆM LÃI SUẤT 07

2.1.1.2 Ý NGHĨA CỦA LÃI SUẤT 07

2.1.1.3 VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT 08

2.1.1.4 CHỨC NĂNG CỦA LÃI SUẤT 08

2.1.1.5 TÁC DỤNG CỦA LÃI SUẤT 08

2.1.1.6 CÁC LOẠI LÃI SUẤT 09

2.1.1.7 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT 09

2.1.1.8 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÃI SUẤT THƯỜNG DÙNG 11

Trang 5

2.1.4 LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.2.1 PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU 15

2.2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 15

2.2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 16

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦAVIETCOMBANK KIÊN GIANG 18

3.1 KHÁI QUÁT VỀ VIETCOMBANK KIÊN GIANG 18

3.1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 19

3.1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG 19

3.1.3 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNGNGOẠI THƯƠNG KIÊN GIANG 21

3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMABNK KIÊNGIANG TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2006 22

3.3 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦAVIETCOMBANK KIÊN GIANG 23

3.3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦAVIETCOMBANK KIÊN GIANG 23

3.3.2 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2007 CỦAVIETCOMBANK KIÊN GIANG 24

3.3.2.1 CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN 24

3.3.2.2 CÔNG TÁC TÍN DỤNG 24

Trang 6

4.1.1 LÃI SUẤT HUY ĐỘNG 26

4.1.1.1 ĐỐI VỚI VIỆT NAM ĐỒNG (VND) 26

4.1.1.2 ĐỐI VỚI ĐÔ LA MỸ 32

4.1.2 LÃI SUẤT CHO VAY 39

4.1.2.1 ĐỐI VỚI VIỆT NAM ĐỒNG 39

4.1.2.2 ĐỐI VỚI ĐÔ LA MỸ 45

4.2 TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT 52

4.2.1 TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN CHI PHÍ 52

4.2.2 TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN DOANH THU 55

4.2.3 TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN LỢI NHUẬN 57

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN TRỊ TỐT HƠN VẤN ĐỀLÃI SUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHOVIETCOMBANK KIÊN GIANG 62

5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG VÀNGUYÊN NHÂN TỒN TẠI 62

5.1.1 VỀ MẶT TÍCH CỰC 62

5.1.2 KHÓ KHĂN TỒN TẠI 62

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN TRỊ TỐT HƠN VẤN ĐỀ LÃI SUẤT,NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VIETCOMBANK KIÊN GIANG 63

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

6.1 KẾT LUẬN CHUNG 66

6.2 KIẾN NGHỊ 67

6.2.1 ĐỐI VỚI NHÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 67

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 69PHỤ LỤC 71

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Kiên Giang từ2004 tới 2006 ……….22Bảng 2: Lãi suất huy động VND tại Vietcombank Kiên Giang 2004 – 2006 … 27Bảng 3: Lãi suất huy động USD tại Vietcombank Kiên Giang 2004 – 2006 ……32Bảng 4: Vốn huy động của Vietcombank Kiên Giang 2004 – 2006 ……….36Bảng 5: Lãi suất cho vay VND của Vietcombank Kiên Giang 2004 – 2006 ……40Bảng 6: Lãi suất cho vay USD của Vietcombank Kiên Giang 2004 – 2006 …….45Bảng 7: Tình hình hoạt động tín dụng của Vietcombank Kiên Giang 2004 – 2006(Đối với VND) ……… 47Bảng 8: : Tình hình hoạt động tín dụng của Vietcombank Kiên Giang 2004 – 2006 (Đối với ngoại tệ quy USD) ……… 48Bảng 9: : Tình hình hoạt động tín dụng của Vietcombank Kiên Giang 2004 – 2006(VND và ngoại tệ quy VND) ……….49Bảng 10: Chi phí trả lãi của Vietcombank Kiên Giang 2004 – 2006……….52Bảng 11: So sánh tốc độ tăng chi phí lãi và tốc độ tăng vốn huy động từ 2004 – 2006 ……… 54Bảng 12: Thu nhập lãi của Vietcombank Kiên Giang 2004 – 2996 ……… 55Bảng 13: So sánh tốc độ tăng tổng dư nợ và tốc độ tăng thu nhập lãi 2004 – 2006 ……… 57Bảng 14: Lợi nhuận từ lãi của Vietcombank Kiên Giang 2004 – 2006 ………….57Bảng 15: Một số chỉ tiêu so sánh ………60

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietcombank Kiên Giang ……… 20Hình 2: Sơ đồ biểu diễn lãi suất “Tiết kiệm, tiền gửi của cá nhân” của VietcombankKiên Giang 2004 – 2006 ……… 30Hình 3: Sơ đồ biểu diễn lãi suất huy động đối với các tổ chức kinh tế củaVietcombank Kiên Giang 2004 – 2006 ………31Hình 4: Sơ đồ biểu diễn lãi suất của “Tiền gửi của các pháp nhân” của VietcombankKiên Giang 2004 – 2006 ……… 34Hình 5: Sơ đồ biểu diễn lãi suất của “ Tiền gửi tiết kiêm cá nhân của VietcombankKiên Giang 2004 – 2006 ……… 35Hình 6: Sơ đồ biểu diễn lãi suất cho vay “ Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn” tại Vietcombank Kiên Giang 2004 – 2006 ……….43Hình 7: Sơ đồ biểu diễn lãi suất “ cho vay tư nhân, hộ kinh doanh cá thể” tạiVietcombank Kiên Giang 2004 – 2006 ……… 44Hình 8: Sơ đồ biểu diễn lãi suất cho vay USD của Vietcombank Kiên Giang 2004 –2006 ……….46Hình 9: Sơ đồ biểu diễn cơ cấu chi phí của Vietcombank Kiên Giang 2004 – 2006 …… ………52Hình 10: Sơ đồ biểu diễn cơ cấu thu nhập của Vietcombank Kiên Giang 2004 –2006 ……….55Hình 11: Sơ đồ biểu diễn cơ cấu lợi nhuận của Vietcombank Kiên Giang 2004 –2006 ……… ……… ……… 57

Trang 10

CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU

Năm 2006 tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có những diễnbiến phức tạp, nền kinh tế Mỹ có những dấu hiệu tăng trưởng chậm, lạm phát cơ bảngiảm, tình hình thâm hụt thương mại có dấu hiệu cải thiện Trong khi đó tăng trưởngkinh tế của các quốc gia khu vực EU tiếp tục khả quan trở lại Ở trong nước cũngxuất hiện một số yếu tố làm tăng chỉ số giá tiêu dùng như: tăng lương, giá lươngthực, vàng, giá xăng dầu đều tăng; do ảnh hưởng của dịch bệnh đối với mùa màng,cúm gia cầm có nguy cơ xuất hiện trở lại, dịch lở mồm long móng, thiên tai nặng nềdiễn ra ở nhiều địa phương Giá cả lúa gạo những tháng cuối năm 2006 tăng cao,tháng 11 năm 2006, chính phủ ra chỉ đạo ngưng xuất khẩu gạo nên ảnh hưởng đếncác doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Thị trường xuất khẩu tiếp tục gặp khó khănbởi các rào cản kỹ thuật từ các thị trường Mỹ, EU.

Mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp như vậy,tỉnh Kiên Giang vẫn tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, ưu tiên tập trung đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh các lĩnh vực có lợi thế so sánh với tốc độ caovà bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xâydựng, thương mại du lịch Kết quả đạt được năm 2006, kinh tế xã hội tỉnh tiếp tụcphát triển thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như: tổng sản phẩm xã hội tăng 10,04%,thu nhập bình quân đầu người tăng 18,07%, sản lượng lương thực đạt 2,7 triệu tấn,sản lượng thủy sản khai thác tăng 1,98%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,35%,kim ngạch xuất khẩu tăng 11,5%, so với năm 2005.

Khi nền kinh tế của tỉnh có bước phát triển như vậy thì vấn đề bổ sung vốnhoạt động luôn là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà lãnhđạo Đặc biệt, tỉnh Kiên Giang đang hướng tới việc phát triển các doanh nghiệp vừa

Trang 11

tăng thị trường vốn, mở rộng dịch vụ và các hoạt động cần thiết Tuy nhiên cần phảiđảm bảo việc hạn chế rủi ro và tạo ra lợi nhuận Với góc nhìn là một tổ chức tíndụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, một trung gian tài chính, là điểm gặp giữa cungvà cầu vốn, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Kiên Giang (còn gọi làVietcombank Kiên Giang) đã có những bước phát triển đáng khích lệ trong quá trìnhthực hiện vai trò của mình Qua đó, đã có những đóng góp quan trọng vào sự pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nằm trong hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Ngoại thương Kiên Giang cùngcác ngân hàng khác, các quỹ tín dụng,… luôn cố gắng thực hiện tốt vai trò trunggian tài chính, huy động vốn hiệu quả và cung cấp vốn hiệu quả Để thực hiện mộtcách tốt nhất các nghiệp vụ này thì việc quản trị lãi suất chặt chẽ là một việc rấtquan trọng đối với các cấp lãnh đạo Với mỗi quyết định tăng, giảm lãi suất baonhiêu, tăng, giảm như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với đơn vị, ảnh hưởng đếnkết quả hoạt động của đơn vị Nhằm góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinhdoanh cho Vietcombank Kiên Giang trong thời gian tới, sinh viên thực hiện đã chọnnghiên cứu sự tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng Ngoạithương chi nhánh tỉnh Kiên Giang Qua đó, sinh viên thực hiện kỳ vọng sẽ phát hiệnra những vấn đề về lãi suất còn tồn tại ở Vietcombank Kiên Giang mà chưa đượcgiải quyết hoặc chưa được lãnh đạo cơ quan chủ quản quan tâm đúng mức.

1.1.2 CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Một trong những rủi ro quan trọng của các ngân hàng là rủi ro về lãi suất,đây là một trong bốn rủi ro trong hoạt động ngân hàng Và mặc dù đã có rất nhiềunghiên cứu về loại rủi ro này nhưng trên thực tế các ngân hàng vẫn gặp phải trongquá trình kinh doanh của mình Cơ bản là vì thực tế thì lãi suất là một biến số biếnđộng phức tạp, khó kiểm soát khi kinh tế vận hành Đặc biệt trong giai đoạn hiệnnay khi kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hội nhập cùng với nền kinh tế thếgiới Ngày 1 tháng 4 năm 2007 Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, một tổ chứckinh tế thế giới, cho các công ty có 100% vốn nước ngoài được mở chi nhánh tạiViệt Nam Như vậy, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt và quyết liệt lơn, hệ thốngngân hàng Việt Nam đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức, nhất là đối với

Trang 12

khối ngân hàng thương mại quốc doanh Mặc dù đang tiến hành cổ phần hóa nhưngvẫn sẽ không theo kịp sự vận động của các tổ chức kinh tế nước ngoài.

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng(Ngân hàng Nhà Nước) thì rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản dễ mắc phải của các ngânhàng hiện nay Nó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến chiphí huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại củadự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ Còn nếuNgân hàng tăng lãi suất huy động mà không tăng lãi suất cho vay thì khoảng cách lãisuất sẽ co hẹp lại, lợi nhuận giảm, không trích đủ dự phòng rủi ro cũng dẫn ngânhàng đến hậu quả tương tự khi người vay vốn gặp rủi ro.

Như vậy, lãi suất là một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng trong cácquyết định kinh doanh của ngân hàng, cụ thể là ngân hàng của Việt Nam nói chungvà của địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng Bên cạnh đó, hầu hết các ngân hàng củachúng ta đều hoạt động chủ yếu trong hai nghiệp vụ là huy động vốn và tín dụng.Mà nói đến huy động vốn là nói đến lãi suất đi vay, nói đến tín dụng là nói đến lãisuất cho vay Lãi suất đi vay hay còn gọi là lãi suất đầu vào, bao gồm lãi suất tiềngửi, lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất vay ngân hàng trung ương.Lãi suất cho vay hay còn gọi là lãi suất đầu ra, bao gồm lãi suất cho vay các tổ chứckinh tế, cá nhân, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, cho ngân hàng trung ươngvay, Chi phí, lợi nhuận của các ngân hàng hiện nay nói chung bị ảnh hưởng rất lớnbởi lãi suất, do chi phí lãi và thu nhập lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phívà tổng thu nhập Chính vì vậy mà lãi suất cần được quan tâm nhiều hơn trong côngtác quản trị của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 MỤC TIÊU CHUNG

Tổng thể và xuyên suốt bài nghiên cứu, sinh viên thực hiện hướng tới mục

tiêu chung nhất là tìm ra được sự tác động của lãi suất, bao gồm lãi suất cho vay

và lãi suất đi vay, đến hoạt động của Ngân Hàng Ngoại Thương chi nhánh TỉnhKiên Giang (Vietcombank Kiên Giang), từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm

Trang 13

cứu sinh viên thực hiện đã phân tích sự biến động của lãi suất, sự biến động của cáctiêu chí chi phí, doanh thu, lợi nhuận, qua đó đánh giá sự tác động của lãi suất đếnchi phí, doanh thu và lợi nhuận, đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

tại Vietcombank Kiên Giang từ năm 2004 đến 2006.

- Đánh giá tình hình lãi suất hiện tại của Vietcombank Kiên Giang.

- Đề ra một số giải pháp nhằm quản trị tốt hơn vấn đề lãi suất, nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh cho Vietcombank Kiên Giang.

1.3 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH

- Giả thiết ảnh hưởng của từng nhân tố đến lãi suất được xem xét trong điềukiện các nhân tố khác không đổi.

- Giả thiết ảnh hưởng của từng nhân tố đến chi phí được xem xét trong điềukiện các nhân tố khác không đổi.

- Giả thiết ảnh hưởng của từng nhân tố đến doanh thu được xem xét trong điềukiện các nhân tố khác không đổi.

- Giả thiết ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận được xem xét trong điềukiện các nhân tố khác không đổi.

1.3.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Lãi suất đã biến động như thế nào trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến2006? Lãi suất biến động chịu sự ảnh hưởng của những nhân tố nào? Cácnhân tố này đã ảnh hưởng đến lãi suất ra sao?

- Chi phí, doanh thu, lợi nhuận cũng biến động như thế nào từ năm 2004 đếnnăm 2006? Các nhân tố nào đã ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu

Trang 14

này? Lãi suất có ảnh hưởng đến chi phí, doanh thu, lợi nhuận hay không?Ảnh hưởng như thế nào?

- Hiện tại biểu lãi suất huy động và cho vay của Vietcombank Kiên Giang đãphù hợp hay chưa? Tại sao?

- Giải pháp nào cho vấn đề lãi suất trong điều kiện hiện nay nói chung và choVietcombank Kiên Giang nói riêng?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 KHÔNG GIAN: Ngân Hàng Ngoại Thương chi nhánh Tỉnh Kiên Giang

1.4.2 THỜI GIAN: Trong quá trình sinh viên thực hiện thực tập tại

Vietcombank Kiên Giang từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 6 năm 2007, số liệu thuthập từ năm 2004 đến năm 2006.

1.4.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: lãi suất cho vay, lãi suất đi vay, chi phí,

doanh thu, lợi nhuận của Vietcombank Kiên Giang

Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, hạn chế về trách nhiệm pháp lý và nănglực thực hiện, do số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận không thu thập được mộtcách liên tục tương ứng với từng mốc thời gian có biến động của lãi suất nên có mộtsố mặt nhất định không thể làm rõ trong bài nghiên cứu Không thể tính được lãisuất bình quân trong từng kỳ thay đổi lãi suất; với mỗi mức lãi suất của từng đốitượng thì việc tính tổng doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, hoặc tổng vốn huy động làkhông thể thực hiện; không thể tính được lãi suất hòa vốn bình quân của Chi Nhánh,…

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trong Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2005, phươnghướng nhiệm vụ năm 2006 của Ngân hàng ngoại thương Kiên Giang có nhấn mạnh“Do lãi suất huy động vốn liên tục tăng, đặc biệt là lãi vay Ngân hàng ngoại thươngTrung Ương tăng mạnh; trong đó, phần lớn dư nợ của chi nhánh là nợ ngắn hạn lãisuất cho vay được cố định trong suốt chu kỳ vay vốn nên không thể điều chỉnh kịpthời Chi trả lãi vay vốn Ngân hàng ngoại thương Trung Ương năm 2005 tăng78,71% , trả lãi tiền gửi vốn huy động tăng 38,28% so với năm 2004” Như vậy phía

Trang 15

lãi, thu nhập từ lãi,… Lãi suất huy động tăng làm cho vốn huy động tăng nhưngđồng thời cũng làm cho chi phí tăng, đặc biệt là chi phí lãi tăng mạnh, làm ảnhhưởng đến lợi nhuận Lãi suất cho vay tăng làm doanh số cho vay giảm trong khi đótỉ lệ nợ quá hạn lại tăng (năm 2006 so với năm 2005)…

Số liệu được lưu trữ tại Phòng Tổng Hợp của của đơn vị, các báo cáo tổngkết thường niên, các thuyết minh giải trình của người lập báo cáo,… Ngoài ra, sinhviên thực hiện khi thực tập tại đơn vị được giải đáp một số vấn đề có liên quan đếnsố liệu, nhằm bổ sung, hoàn chỉnh cho bài nghiên cứu.

Trang 16

Lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một

khoảng thời gian nhất định.

Như vậy, thực chất lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụngtiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức của người cho vay có được đối với việctrì hoãn chi tiêu.

Có nhiều loại lãi suất như: lãi suất tiền vay, lãi suất tiền gửi, lãi suất tái cấpvốn, lãi suất liên ngân hàng,…

2.1.1.2 Ý NGHĨA CỦA LÃI SUẤT

Trên tầm vĩ mô, lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô rất hiệu quả củachính phủ thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhấtđịnh Nhờ đó, chính phủ có thể tác động đến quy mô và tỷ trọng các loại vốn đầu tư,từ đó có thể tác động điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đến tốc độ phát triển của nền kinhtế, đến sản lượng, đến tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát trong nước,… Hơn nữa, trongnhững điều kiện của nền kinh tế mở chính sách lãi suất còn được sử dụng như mộtcông cụ góp phần điều tiết luồng di chuyển vốn của đất nước với nền kinh tế thếgiới, tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định của tỷ giá Điều này không nhữngtác động đến đầu tư phát triển của nền kinh tế mà còn tác động trực tiếp đến cán cânthanh toán quốc tế của một quốc gia với nước ngoài.

Trên tầm vi mô, lãi suất là cơ sở để các cá nhân cũng như doanh nghiệp đưara các quyết định kinh tế của mình như chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm, đầu tư haymua sắm thiết bị phát triển sản xuất kinh doanh, hay cho vay hoặc gửi tiền vào ngânhàng.

Trang 17

2.1.1.3 VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT TÍN DỤNG

Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất đóng vai trò quan trọng đối với thịtrường tài chính Lãi suất là đòn bẩy và là công cụ quản lý vĩ mô được Ngân hàngTrung Ương sử dụng để thực hiện các chính sách tiền tệ - tín dụng và các chính sáchkinh tế tài chính khác

2.1.1.4 CHỨC NĂNG CỦA LÃI SUẤT TÍN DỤNG

 Lãi suất giúp huy động tiền tiết kiệm vào đầu tư góp phần thúc đẩy sự pháttriển kinh tế.

 Lãi suất mang lại sự cân bằng giữa cung tiền tệ quốc gia và cầu tiền tệ củanhân dân.

 Lãi suất còn là công cụ thực hiện chính sách của chính phủ.

2.1.1.5 TÁC DỤNG CỦA LÃI SUẤT

Lãi suất là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có tác dụng rất lớn đến sản xuấtkinh doanh Chế độ lãi suất thích hợp sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển,ngược lại nó sẽ làm ngưng trệ đình đốn hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lãi suất luôn luôn có tác dụng hai mặt: (1) Lãi suất thấp có tác dụng:

- Khuyến khích cho vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, trên cơ sởđó tận dụng các nguồn tài nguyên, nhất là lao động.

- Không khuyến khích tiết kiệm, người ta muốn dùng tiền để đầu tư haytiêu dùng hơn là gửi tiết kiệm, do đó hạn chế nguồn gửi tín dụng.

(2) Lãi suất cao có tác dụng:

- Khuyến khích tiết kiệm, người ta muốn gửi tiền vào ngân hàng hơn làđầu tu sản xuất kinh doanh

- Hạn chế dùng vốn tín dụng đầu tư vào sản xuất kinh doanh Do đó làmcho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do áp lực lãi suất quá caonên tình trạng tài nguyên bị khiếm dụng.

Như vậy cần có một mức lãi suất thích hợp: có tác dụng vừa mở rộng đầutư vốn vào sản xuất kinh doanh vừa thu hút được tiết kiệm.

Trang 18

Lãi suất cao hay thấp đều có mặt tác dụng tích cực và tiêu cực của nó Do đó khôngnên duy trì tình trạng ấy quá lâu.

2.1.1.6 CÁC LOẠI LÃI SUẤT TÍN DỤNG

(1) Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà người cho vay được hưởng không tínđến sự biến động của giá trị tiền tệ.

(2) Lãi suất thực là lãi suất sau khi đã trừ đi sự biến động của giá trị tiền tệcũng như lạm phát.

Trên thực tế, những khoản thu nhập bằng tiền hay thu nhập danh nghĩathường không phản ánh đúng giá trị thực của chính các khoản thu nhập đó Tỷ lệlạm phát hay tỷ lệ trượt giá của đồng tiền trong một thời gian nhất định luôn làm chogiá trị thực sai lệch với giá trị danh nghĩa Thông thường lãi suất thực luôn nhỏ hơnlãi suất danh nghĩa bởi vì tỷ lệ lạm phát thường lớn hơn không (0).

(3) Lãi suất cơ bản của ngân hàng bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vayvà lãi suất liên ngân hàng.

- Lãi suất tiền gửi thông thường là lãi suất mà ngân hàng thương mại trảcho người gửi trên số tiền ở tài khoản tiền gửi, tiết kiệm

- Lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở lãi suất tiền gửi và theo tínhchất của món vay và thời gian vay vốn Về nguyên tắc, trong điều kiện bình thường,lãi suất cho vay không được nhỏ hơn lãi suất đi vay để đảm bảo cho tổ chức kinhdoanh tín dụng có lãi.

- Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng chonhau vay nhằm giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn trên các thị trường tiền tệ.

2.1.1.7 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT

Với vai trò là người điều tiết vĩ mô nền kinh tế, sự biến động của lãi suấtphụ thuộc vào các nhân tố sau đây (ảnh hưởng của từng nhân tố đến lãi suất đượcxem xét trong điều kiện các nhân tố khác không đổi).

(1) Ảnh hưởng của cung - cầu quỹ cho vay

Lãi suất là giá cả của tín dụng, vì vậy sự thay đổi của cung và cầu quỹ chovay sẽ ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường.

Trang 19

Cung quỹ cho vay gồm những khoản tiết kiệm của cá nhân, tiết kiệm của cácdoanh nghiệp, dư ngân sách nhà nước.

Cầu quỹ cho vay là nhu cầu vay vốn của cá nhân, của doanh nghiệp, các tổchức kinh tế nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng, bù đắp thiếu hụt ngân sách Lãi suất bị tác động theo hướng cung của quỹ cho vay tăng làm lãi suất giảmvà ngược lại khi cầu quỹ cho vay tăng thì lãi suất tăng.

(2) Ảnh hưởng của rủi ro và kỳ hạn

Mức độ rủi ro của các khoản cho vay càng cao thì lãi suất cho vay càng lớn,do phần bù rủi ro làm cho lãi suất tăng lên Chính vì thế lãi suất của trái phiếuchính phủ thường thấp hơn lãi suất của trái phiếu công ty vì rủi ro thấp hơn.Trong khi đó các khoản vay của công ty dành cho đầu tư có khả năng rủi ro lớnhơn, chẳng hạn một khi kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến không thể thanh toáncác khoản vay theo đúng thời hạn hoặc mất khả năng thanh toán.

Kỳ hạn cho vay càng dài thì lãi suất cho vay càng cao, do thời hạn cho vaydài thường làm các khoản cho vay đó gặp nhiều rủi ro hơn (như rủi ro thanhkhoản, rủi ro lạm phát, …)

(3) Ảnh hưởng của lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng rất lớn tới lãi suất, khi lạm phát tăng lên trong một thờikỳ nào đó thì lãi suất có xu hướng tăng lên Khi lạm phát tăng, số cung quỹ chovay trên thị trường giảm bởi vì người có tiền khi thấy lạm phát tăng và dự đoánlạm phát tăng sẽ dùng tiết kiệm của mình cho dự trữ hàng hóa, vàng, bạc,…,hoặc đầu tư ra nước ngoài Do giảm cung về quỹ cho vay sẽ gây áp lực tăng lãisuất trên thị trường Trong khi đó, xét về phía cầu quỹ cho vay khi lạm phát cóxu hướng tăng lên đã kích thích người vay vốn tăng nhu cầu lên Do tăng cầu vềquỹ cho vay nên gây áp lực tăng lãi suất.

(4) Ảnh hưởng của chính sách vĩ mô của nhà nước

- Chính sách tài khóa (thuế và chi tiêu chính phủ)

Bội chi ngân sách la một bộ phận trong cầu quỹ cho vay nên khi bội chi ngânsách làm cho cầu quỹ cho vay tăng kéo theo lãi suất có xu hướng tăng.

Trang 20

Thông thường để bù đắp bội chi ngân sách, chính phủ thường phát hành thêmtrái phiếu Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng làm cho giá trái phiếu cóxu hướng giảm, lãi suất thị trường vì vậy có xu hướng tăng lên

Tác động của thuế đến lãi suất cũng giống như tác động của thuế đến giá cảcủa các hàng hóa khác.

- Chính sách tiền tệ (dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thịtrường mở)

Chính sách tiền tệ của chính phủ nhằm kiểm soát lượng cung tiền, kiểm soátlạm phát, nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định nên chính sách tiền tệ tác độngrất mạnh mẽ tới lãi suất Chẳng hạn khi nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ“thắt chặt” thông qua việc Ngân hàng Trung Ương tăng lãi suất tái chiết khấulàm giảm bớt khối lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại, buộc các ngânhàng thương mại phải tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng, từ đó lãi suấttrên thị trường có xu hướng tăng lên.

(5) Ảnh hưởng bởi các nhân tố kinh tế - xã hội khác

Mức độ phát triển của các thể chế tài chính trung gian và mức độ cạnh tranhtrong hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng và sự phát triển thị trường tài chínhcùng với phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin góp phần giảm chi phí quản lý,giao dịch, kéo theo lãi suất có xu hướng giảm xuống Hơn nữa, tình hình vềchính trị cũng như biến động của tài chính quốc tế (như: khủng hoảng tài chínhtiền tệ, ) cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của lãi suất.

2.1.1.8 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÃI SUẤT THƯỜNG DÙNG

(1) Lãi suất đơn: lãi suất của một hợp đồng tài chính có hiệu lực tại một

ngày nhất định và việc thanh toán tiền gốc và tiền lãi chỉ được tiến hành một lần tạimột ngày nhất định trong tương lai, lãi suất quy định như vậy gọi là lãi suất đơn Lãi suất đơn được sử dụng chủ yếu trong các trường hợp khi hợp đồng chỉcó một kỳ hạn thanh toán

Công thức tính lãi suất đơn như sau: R = V.r.t

Trang 21

Trong đó: R là lãi suất đơn V là giá trị vốn gốc r là lãi suất tính theo năm

t là thời hạn cho vay tính theo năm

(2) Lãi suất kép: hay còn gọi là lãi nhập vốn, là lãi phát sinh và được tính

toán trên số vốn gốc cộng với số lãi kỳ trước nhập vào vốn gốc Công thức tính như sau:

L = V(1+r)t Trong đó: L là lãi suất kép

V là giá trị của vốn gốc r là lãi suất tính theo năm

t là thời gian cho vay tính bằng năm

(3) Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa:

Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa nói lên mối quan hệ giữa lãi suất vàtỷ lệ lạm phát.

Mối quan hệ giữa lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa còn có liên quanđến tỷ lệ trượt giá do lạm phát làm tăng giá cả trên thị trường.

Công thức tính như sau:

R = r + I + r.Itr Trong đó: R là lãi suất danh nghĩa r là lãi suất thực tế I là tỷ lệ lạm phát

Trang 22

Thu nhập của ngân hàng thương mại là toàn bộ những khoản thu mà ngânhàng nhận được trong quá trình hoạt động kinh doanh Thu nhập của ngân hàngthương mại bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi.

2.1.2.1 CÁC KHOẢN THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI

- Thu nhập từ lãi là các khoản thu nhập từ các chứng từ có giá nhắn hạn,

các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, tíndụng tài sản cố định và các khoản tín dụng khác mà ngân hàng nhận được trên từngloại tài sản cụ thể này.

Trong đó, thu nhập lãi chủ yếu của ngân hàng thương mại là 2 khoản thu từcác hoạt động cho vay và tiền gửi.

 Thu lãi cho vay: là khoản thu từ nghiệp vụ tín dụng, đây là khoản thu nhậpchính của ngân hàng thương mại, có ảnh hưởng quyết định đến kết quả kinhdoanh của ngân hàng, nguồn thu này phản ánh phần nào hiệu quả trong việcsử dụng vốn của ngân hàng.

 Thu lãi tiền gửi: ngân hàng thương mại có thể gửi tiền tại Ngân hàng Nhànước và ngân hàng thương mại khác theo yêu cầu dự trữ bắt buộc hay mụcđích thanh toán Nếu khoản tiền gửi vào Ngân hàng Nhà nước cao hơn quyđịnh của dự trữ bắt buộc thì ngân hàng thương mại sẽ nhận được một khoảnlãi từ số tiền dôi ra này, hoặc ngân hàng thương mại có thể gửi số vốn tạmthời nhàn rỗi tại các tổ chức tín dụng khác để hưởng lãi Nếu khoản tiền nàyquá cao các ngân hàng cần xem lại vì có thể ngân hàng sử dụng vốn khônghiệu quả, vốn thường xuyên bị nhàn rỗi.

- Thu nhập ngoài lãi là những thu nhập ngoài hoạt động tín dụng và tiền

gửi, như thu về đầu tư, mua cổ phần, kinh doanh vàng, ngoại tệ, dịch vụ thanh toán,…

 Thu lãi đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phần: gồm các khoản thulãi từ việc ngân hàng đầu tư chứng khoán, góp vốn, mua cổ phần với các tổchức tín dụng và các tổ chức kinh tế.

Trang 23

 Thu về kinh doanh vàng bạc đá quý, ngoại tệ: là các khoản thu được từ việcngân hàng mua bán vàng bạc, ngoại tệ Đây là khoản chênh lệch giữa giá muavà giá bán của vàng bạc đá quý và ngoại tệ.

 Thu về phí hoa hồng, các dịch vụ ngân hàng: là các khoản thu phí khi ngânhàng thương mại đứng ra làm trung gian thanh toán, thu chi hộ, ủy thác, tưvấn, bảo lãnh, cho thuê các phương tiện cất trữ,… cho các doanh nghiệp vàcá nhân.

 Thu khác: ngoài các khoản thu trên ngân hàng còn thu tiền thừa quỹ, thừa tàisản hoặc thu nợ vay của khách hàng sau khi đã được xóa nợ.

2.1.3 CHI PHÍ TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1.3.1 KHÁI NIỆM

Chi phí của ngân hàng thương mại là toàn bộ các khoản chi mà ngân hàngphải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh Chi phí bao gồm chi phí trả lãi vàchi phí ngoài lãi.

2.1.3.2 CÁC LOẠI CHI PHÍ TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI

- Chi phí trả lãi: là chi phí phải trả cho các khoản vốn huy động và tiền vay.

Hầu hết nguồn vốn tự có của các ngân hàng đều không đủ đáp ứng cho hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, các ngân hàng phải huy động vốn nhàn rỗi trong xãhội từ cá nhân, tổ chức kinh tế và vay vốn Ngân hàng Trung ương Vì vậy ngân hàngphải trả một khoản lãi tiền vay cho Ngân hàng Trung ương và trả lãi tiền gửi cho cáctổ chức kinh tế, cá nhân Khoản tiền này chiếm một tỷ trọng rất lớn trong các khoảnchi của ngân hàng Đây là khoản chi chủ yếu của ngân hàng thương mại và có ảnhhưởng đến lợi nhuận của ngân hàng

- Chi phí ngoài lãi: ngoài các khoản thuộc chi phí lãi suất, chi phí ngoài lãi

suất bao gồm chi kinh doanh ngoại tệ, chi nộp thuế, chi dịch vụ thanh toán, chi chonhân viên, chi quản lý, chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi,…

 Chi về kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý: ngoài chi lãi tiền gửi, tiền vay,ngân hàng còn phải chi cho các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá

Trang 24

quý Khoản chi này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nguồn vốn kinh doanh củangân hàng.

 Chi nộp ngân sách nhà nước: cũng giống như các tổ chức kinh tế khác, ngânhàng cũng phải nộp các khoản thuế cho ngân sách theo hoạt động của mình. Chi hoạt động dịch vụ: là các khoản chi mà ngân hàng bỏ ra khi làm trung

gian thanh toán và chi cho các hoạt động dịch vụ khác.

 Chi phí nhân viên: là chi phí ngân hàng chi trả lương cho nhân viên và cáckhoản phụ cấp cho nhân viên.

 Chi hoạt động quản lý, công cụ: bao gồm chi vật liệu văn phòng phẩm,chibưu điện, phí bảo dưỡng, trích khấu hao tài sản, mua sắm công cụ lao độngđể phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng

 Chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi: đây là khoản chi cho việc trích lậpquỹ dự phòng rủi ro và chi bảo hiểm tiền gửi nhằm bù đắp tổn thất trong hoạtđộng kinh doanh và bảo vệ người gửi tiền.

 Chi phí khác: ngoài những khoản chi phí nêu trên ngân hàng còn phát sinhnhiều khoản chi phí trong quá trình hoạt động của mình.

2.1.4 LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Lợi nhuận của ngân hàng thương mại là khoản chênh lệch giữa các khoảnthu nhập và chi phí Vào cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm, sau khi đã tổng hợp toànbộ thu nhập và chi phí trong năm các ngân hàng thương mại sẽ tính ra được lợinhuận trước thuế Đây chính là cơ sở để ngân hàng thương mại trích nộp thuế thunhập, trích lập các quỹ của ngân hàng.

Lợi nhuận bao gồm hai chỉ tiêu:

Lợi nhuận gộp = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế lợi tức phải nộp

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sinh viên thực hiện đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu vàcơ bản như sau:

Trang 25

2.2.1 PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU: Phạm vi Ngân Hàng

Ngoại Thương chi nhánh Tỉnh Kiên Giang, số liệu phân tích được thu thập từ phòngTổng hợp Ngân hàng ngoại thương Kiên Giang.

2.2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Sử dụng các dữ liệu thứ cấp như: - Số liệu nội bộ trong đơn vị - Số liệu từ các báo chí, website,

2.2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

 Phương pháp tổng hợp Phương pháp số tương đối: + Số tương đối kết cấu + Số tương đối so sánh

Các phương pháp này dùng để phân tích các chỉ tiêu tài chính sau đây:

 Chỉ tiêu tỷ suất thu nhập lãi hay còn gọi là lãi suất biên tế: Thu nhập lãi ròng

Tỷ suất thu nhập lãi =

Tài sản sinh lời

Nhà quản lý ngân hàng theo dõi sự tăng giảm của mức lãi biên tế vì nó cầnthiết cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, mức lãi biên tế thể hiện khảnăng sinh lời của ngân hàng

 Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi:

Lợi nhuận ròng Tỷ suất doanh lợi = _

Tổng thu nhập

Đây là tỷ lệ phần trăm thu nhập ròng trong tổng thu nhập Tỷ lệ này càngcao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp giảm chi phí và làm tăng thu nhập.

 Chỉ tiêu tỉ lệ hiệu quả

Chi ngoài lãi Tỉ lệ hiệu quả =

Tổng thu nhập

Trang 26

Đây là thước đo toàn diện, đánh giá mức độ hiệu quả Tỷ lệ này thể hiện sosánh giữa “đầu vào” (toàn bộ chi phí phi lãi) và “đầu ra”(toàn bộ thu nhập của ngânhàng)

 Hệ số sử dụng tài sản

Doanh thu Hệ số sử dụng tài sản =

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ tiêu nàycao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạonền tảng cho việc tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Lợi nhuận ròng ROA =

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho các nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của ngânhàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản Hay nói cách khác ROA giúp cho nhàphân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản, nó phản ánh năng lựcquản trị của ngân hàng về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợinhuận.

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Lợi nhuận ròng ROE = _

Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có Nó chobiết lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận được từ việc đầu tư của mình NếuROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ sovới tổng nguồn vốn Việc huy động vốn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến độ lành

Trang 27

 Phương pháp chỉ số + Chỉ số cá thể

Từ khi chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đểphát huy thế mạnh kinh tế của tỉnh thì hệ thống ngân hàng cũng phải phát triển đểlàm tốt vai trò trung gian tài chính cho các doanh nghiệp trong tỉnh với những thịtrường trong và ngoài nước Do đó được sự chấp thuận của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàngNgoại thương Kiên Giang (Vietcombank Kiên Giang) được thành lập theo quyếtđịnh 18NH/QĐ ngày 21/02/1986 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nhà nước ViệtNam Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 01/07/1987.

Cơ quan chủ quản : Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Tên tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of Viet Nam (Viết tắt làVietcombank).

Trang 28

Trụ sở chính đặt tại: Số 02 Mạc Cửu, Rạch Giá, Kiên Giang

Thực hiện chức năng của một Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàngNgoại thương Kiên Giang được phép kinh doanh trên mọi lĩnh vực của ngân hàngthương mại như huy động vốn, tín dụng, đầu tư, thanh toán xuất nhập khẩu, thựchiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền, chi trả kiều hối, phát hành và thanh toán cácloại thẻ, mua và thanh toán séc du lịch, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ ngânhàng khác Thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương Kiên Giang là tín dụng xuấtnhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thẻ.

Lúc mới thành lập, từ tổ chức nhân sự, phạm vi, quy mô hoạt động, còn rất nhỏ bé.Qua 20 năm phấn đấu đến nay Ngân hàng Ngoại Thương Kiên Giang đã từng bướcphát triển về mọi mặt và mở rộng địa bàn ở những vùng kinh tế trọng điểm như KiênLương, Hà Tiên, Phú Quốc nhằm đóng góp cho sự phát triển của toàn ngành và gópphần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VIETCOMBANK KIÊN GIANG

Bộ máy tổ chức của Vietcombank Kiên Giang gồm có:

 Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc phụ trách các bộphận.

 6 phòng tại chi nhánh và 4 phòng giao dịch trực thuộc, mỗi phòng gồm1 trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên.

 Ban Giám đốc trực tiếp quản lý hoạt động tổ chức và kinh doanh củachi nhánh, chịu trách nhiệm với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

3.1.3 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG KIÊN GIANG

Ngân hàng Ngoại Thương Kiên Giang là một trong bốn Ngân hàng thươngmại quốc doanh cùng nằm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, với tiềm năng kinh tế phongphú và đa dạng, cùng kinh doanh tiền tệ với các Ngân hàng thương mại quốc doanh,ngân hàng cổ phần, quỹ tín dụng nhân dân Song Ngân hàng Ngoại Thương KiênGiang không ngừng cố gắng phấn đấu vươn lên phát huy sức mạnh kinh doanh có

Trang 29

Là một trong những chi nhánh trong hệ thống của Vietcombank, chi nhánhKiên Giang thực hiện đầy đủ các dịch vụ của Vietcombank như:

 Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm đồng Việt Nam và đồng ngoạitệ.

 Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Việt Nam đồng và ngoại tệ. Chuyển tiền trong nước và ngoài nước.

 Thanh toán xuất nhập khẩu (L/C - D/A - D/P )

 Nhận mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệmạnh.

 Bảo lãnh và tái bảo lãnh.

 Thực hiện nghiệp cụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn.

 Phát hành thẻ tín dụng Vietcombank – Visa Card, Vietcombank –Master Card, Vietcombank – American Express (sử dụng trong vàngoài nước, rút tiền mặt trên máy Vietcombank - ATM), và thẻ ATM– Connect 24 (sử dụng trong nước)

 Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, Master,American Express, JCB và Diners Club.

 Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, MoneyGram, …

 Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính. Dịch vụ E-banking, Home Banking.

3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK KIÊN

Trang 30

- Thu từ lãi 67.676 98.988 126.513 46,27 64,17

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Kiên Giang các năm 2004, 2005, 2006)

Qua bảng trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của VietcombankKiên Giang phát triển theo chiều hướng đều đặn và đang tiếp tục được mở rộng, cảitiến, đổi mới, Thể hiện qua các điểm nổi bật như sau:

- Tổng doanh thu của chi nhánh tăng đều: năm 2005 tăng so với năm 2004 là10,82%, số tuyệt đối là 11,375 tỷ đồng; năm 2006 tăng so với năm 2005 là15,33%, số tuyệt đối là 17,861 tỷ đồng.

- Tổng chi phí năm 2005 tăng gấp đôi năm 2004, và năm 2006 tiếp tục tăngnhẹ (7,2%) Do một số nguyên nhân khách quan mà chi phí năm 2005 tănglên đột ngột, chủ yếu là chi phí ngoài lãi, tăng lên gấp 3,37 lần Năm 2006tình hình chi phí có phần đứng lại.

- Tổng lợi nhuận năm 2005 giảm so với năm 2004 (giảm 40,3 tỷ đồng), năm2005 lợi nhuận chỉ đạt bằng 25,61% so với năm 2004; năm 2006 lợi nhuậntăng trở lại, tăng 75,44% so với năm 2005, trong đó số tuyệt đối là 10,475 tỷ.Tuy nhiên, tổng lợi nhuận bình quân qua 3 năm của Chi nhánh lại giảm,khoảng 27,53%.

3.3 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦAVIETCOMBANK KIÊN GIANG

3.3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦAVIETCOMBANK KIÊN GIANG

Mục tiêu tổng quát của Vietcombank Kiên Giang là bám sát định hướng,chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, tiếp cận các chương trình kinh tế trọngđiểm của tỉnh Kiên Giang để chủ động bố trí vốn đầu tư, mở rộng dịch vụ, đẩy mạnhcông tác huy động vốn.

Trang 31

Để thực hiện mục tiêu nói trên, Vietcombank Kiên Giang đã đề ra nhữngđịnh hướng trong thời gian tới là:

 Thường xuyên ổn định và tăng trưởng nguồn vốn, đó là động lực, là đòn bẩycho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến lược của ngân hàng Tậptrung biện pháp huy động nguồn vốn bằng nhiều biện pháp, hình thức thíchhợp, chính sách khách hàng, lãi suất phù hợp và nâng cao chất lượng phụcvụ.

 Thực hiện tăng trưởng tín dụng bền vững, thực hiện các biện pháp để giảmthiểu rủi ro và đa dạng hóa khách hàng.

 Tăng cường hơn nữa hoạt động nghiệp vụ truyền thống như: thanh toán quốctế, phí mậu dịch, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ,… nhằm quảng bá thươnghiệu ngân hàng Mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cấp Phòng giao dịchthành chi nhánh cấp 2 trên cở bền vững và hiệu quả nhất.

 Toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Ngoại Thương Kiên Giang nêucao tinh thần làm việc tự giác, chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ, đúng chếđộ, thực hiện phương châm “Nhân viên Ngoại Thương Niềm nở - Hòa nhã –Ân cần – Tận tâm” một trong những nét văn hóa mà Ngân hàng NgoạiThương Kiên Giang hướng tới.

Trang 32

Năm 2007 phấn đấu huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 10% sovới năm 2006 Trong đó huy động Việt Nam đồng tăng 23 tỷ, huy động ngoại tệUSD tăng 499 ngàn USD.

3.3.2.2 CÔNG TÁC TÍN DỤNG

Thực hiện chiến lược phát triển trên cơ sở vừa mở rộng vừa quản lý đượcchất lượng tín dụng theo định hướng an toàn, chất lượng, hiệu quả và bền vững Tín dụng sẽ tập trung vào các địa bàn kinh tế trọng điểm, khu công nghiệpcủa tỉnh như: Rạch Giá, cảng cá Tắc Cậu, Khu công nghiệp Thạnh Lộc, Hà Tiên,Phú Quốc, Kiên Lương.

Đầu tư vào những lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh như: chế biến thủy sản, gạoxuất khẩu, phát triển công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất baobì, thương mại, dịch vụ du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ bản,kinh tế trang trại.

Ưu tiên vốn đầu tư vào các dự án khả thi theo chính sách mời gọi các nhàđầu tư trong và ngoài tỉnh Chi nhánh chủ động tiếp cận các dự án đầu tư của cácdoanh nghiệp địa phương cũng như các doanh nghiệp từ địa phương khác đầu tư vàotỉnh Kiên Giang.

Dư nợ tín dụng năm 2007 phấn đấu tăng 25% so với năm 2006.

Tích cực thu hồi nợ quá hạn, giảm dần tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ quá hạn,phấn đấu giảm dư nợ quá hạn dưới 2,5% trên tổng dư nợ.

3.3.2.3 CÁC MẶT CÔNG TÁC KHÁC

Thanh toán xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển và chiếm giữ thị phần lớntrong công tác thanh toán quốc tế toàn tỉnh Thanh toán xuất nhập khẩu năm 2007ước lượng sẽ đạt 185 triệu USD.

Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng như: chuyểntiền kiều hối, chuyển tiền Moneygram, mua bán ngoại tệ, thanh toán trong nước,dịch vụ bảo lãnh nhằm nâng cao hơn khả năng phục vụ khách hàng, đó là nhanhchóng, an toàn, tiện lợi.

Công tác phát triển mạng lưới: dự kiến thành lập thêm một phòng giao dịch

Trang 33

CHƯƠNG 4

TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦAVIETCOMBANK KIÊN GIANG TỪ 2004 ĐẾN 2006

4.1 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT TẠI VIETCOMBANK KIÊN

GIANG QUA 3 NĂM 2004 – 2006 4.1.1 LÃI SUẤT HUY ĐỘNG

4.1.1.1 ĐỐI VỚI VIỆT NAM ĐỒNG

Trong 3 năm qua tình hình lãi suất trên thế giới, trong cả nước có nhiềudiễn biến phức tạp Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động củaViệt Nam đồng (VND) đã tăng khoảng 0,06 – 0,18 điểm phần trăm trên năm tùy

Trang 34

theo từng kỳ hạn, lãi suất Đô la Mỹ (USD) cũng tăng, cao nhất khoảng 0,5 điểmphần trăm trên năm Tăng chủ yếu là lãi suất huy động, còn lãi suất cho vay thìkhông có biến động nhiều, chỉ dưới 0,1 điểm phần trăm trên năm (đối vớiVND) Nằm trong xu hướng vận động của nền kinh tế toàn quốc, chịu tác động củathị trường, hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng đã có sự điều chỉnhcác mức lãi suất và Vietcombank Kiên Giang cũng đã căn cứ theo sự chỉ đạo củaVietcombank Việt Nam, xem xét tình hình hiện tại ở Kiên Giang, từ đó có sự điềuchỉnh lãi suất huy động sao cho phù hợp với mục tiêu chiến lược của mình

Tại địa bàn Kiên Giang hiện nay có một mạng lưới ngân hàng dày đặc vàđa dạng với nhiều chiến lược thu hút vốn rất mạnh mẽ Sự cạnh tranh ngày càng gaygắt hơn khi các ngân hàng cổ phần liên tục ra đời, mạnh dạn áp dụng chiến lượccạnh tranh bằng lãi suất, liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, lãisuất tiền gửi hấp dẫn… Bên cạnh đó các ngân hàng nhà nước cũng đang trên đà cổphần hoá, có nhiều sự thay đổi trong cơ chế quản lý và điều hành làm cho các chinhánh cũng dễ dàng, linh hoạt hơn trong cạnh tranh.

Ban quản trị Ngân hàng Ngoại thương đã luôn theo dõi thị trường, sự biếnđộng của lãi suất trong và ngoài nước để từ đó xem xét sự tác động và điều chỉnh lãisuất tại đơn vị mình phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn Chính vì vậy lãi suấthuy động của Vietcombank Kiên Giang luôn đáp ứng được sự thay đổi của thịtrường và linh hoạt trong chiến lược Sau đây là số liệu biến động lãi suất tạiVietcombank Kiên Giang trong 3 năm 2004 – 2006:

Bảng 2: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VND TẠI VIETCOMBANK KIÊN GIANG(2004 – 2006)

Đơn vị tính: %/thángĐối

tượng hạnKỳ(tháng)

Kỳ thay đổi lãi suất3/6

04 1/305 1/405 7/405 16/805 19/905 6/1005 16/106 23/306 1/406 19/606 27/906 23/1006Tiết

KKH0,20 0,20 0,20 0,20 0,200,200,200,200,200,20 0,200,200,2510,35 0,35 0,35 0,35 0,350,450,450,450,500.50 0,500,500,50

30,60 0,56 0,56 0,56 0,560,560,560,560,640,64 0,640,640,6460,63 0,58 0,58 0,63 0,630,650,650,650,650,65 0,650,650,65

Trang 35

90,64 0,60 0,60 0,65 0,650,670,670,670,690,69 0,690,690,69120,65 0,63 0,63 0,68 0,680,700,700,700,700,70 0,700,700,70240,66 0,65 0,65 0,72 0,720,730730,730,750,75 0,750,750,75600,69 0,69 0,69 0,75 0,750,760,760,760,780,78 0,780,780,78Tổ

KKH0,20 0,20 0,20 0,20 0,200,200,200,200,200,20 0,200,200,2510,20 0,20 0,20 0,20 0,200,350,400,400,500,50 0,500,500,50

30,55 0,53 0,53 0,53 0,530,530,530,550,640,64 0,640,640,6460,60 0,55 0,55 0,60 0,600,600,650,650,650,65 0,650,650,65

90,65 0,58 0,58 -0,670,670,690,69 0,690,690,69120,65 0,60 0,60 0,65 0,650,650,700,700,700,70 0,700,700,70

KKH0,20 0,20 0,20 0,20 0,200,200,200,200,200,20 0,200,200,2010,20 0,20 -0,20 -0,200,200,200,200,20 0,200,200,20

-30,53 0,53 0,53 0,53 0,530,530,530,530,530,53 0,530,530,5360,55 0,55 0,55 0,55 0,550,550,550,550,550,55 0,550,550,55

0,200,20 0,20 0200,20 0,200,200,200,200,200,20 0,200,200,25(Nguồn: Quyết định thay đổi lãi suất của Vietcombank Kiên Giang từ 2004 đến 2006 )

Qua số liệu thống kê các kỳ lãi suất huy động Việt Nam đồng (VND) củaVietcombank Kiên Giang từ 2004 đến 2006 ta thấy:

- Vietcombank Kiên Giang có một biểu lãi suất huy động VND khá đadạng, có 8 kỳ hạn khác nhau với 8 mức lãi suất khác nhau, ngoài ra trong cùng mộtkỳ hạn, các đối tượng khác nhau cũng có mức lãi suất khác nhau Ngân hàng có sựphân tuyến khách hàng một cách hợp lý, nhằm đa dạng đối tượng phục vụ đồng thờicũng là xác định nhóm khách hàng chủ lực, khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềmnăng của ngân hàng, từ đó sẽ có chiến lược phù hợp trong công tác huy động vốn,thu hút họ sử dụng các dịch vụ khác của Ngân hàng, như là một hình thức quảng báthương hiệu vừa hiệu quả vừa mang tính kinh tế, chi phí it, không tốn nhiều thờigian và nhân lực mà vẫn thực hiện được.

- Vietcombank Kiên Giang đã mở thêm nhiều kỳ hạn với các mức lãi suấthợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tíndụng,… Từ 23/03/2006 Ngân hàng đã mở thêm kỳ hạn 2 tháng, 7 tháng cho cá nhân

Trang 36

gửi tiền hoặc mở sổ tiết kiệm; mở thêm kỳ hạn 2 tháng, 7 tháng, 60 tháng cho các tổchức kinh tế,… Đa dạng hình thức huy động là một chiến lược hàng đầu củaVietcombank Kiên Giang.

- Nhìn chung, lãi suất huy động VND của Vietcombank Kiên Giang biếnđộng nhiều, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2005 Ta thấy đầu tháng 3 năm 2005Ngân hàng có điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất ở hầu hết các kỳ hạn cho từng đối tượngnhư:

+ Đối với tiền gửi, tiết kiệm cá nhân: kỳ hạn 3 tháng từ 0,60%/tháng giảmxuống 0,56%/tháng; kỳ hạn 6 tháng từ 0.63%/tháng giảm xuống 0,58%/tháng; kỳhạn 9 tháng từ 0,64%/tháng giảm xuống 0,60%/tháng, v v

+ Đối với tổ chức kinh tế: kỳ hạn 3 tháng từ 0,55%/tháng giảm xuống còn0,53%/tháng; kỳ hạn 6 tháng từ 0,60%/tháng giảm xuống còn 0,55%/tháng; kỳ hạn 9tháng từ 0,65%/tháng giảm xuống 0,58%/tháng ; kỳ hạn 12 tháng từ 0,65%/thánggiảm xuống còn 0,60%/tháng,… Và một số kỳ hạn khác.

Có sự giảm nhẹ trên là do đến thời điểm cuối năm 2004, đầu năm 2005 thịtrường nhà đất vẫn chưa sôi động trở lại, vàng và ngoại tệ bỗng nhiên giảm nhẹ, làmảnh hưởng tâm lý người dân, họ vẫn mang tiền gửi ngân hàng chứ không thích đầutư, nguồn cung lớn, nguồn cầu đang dậm chân tại chỗ do sản xuất kinh doanh củacác tổ chức kinh tế không thật hiệu quả.

- Từ 7/04/2005 Vietcombank Kiên Giang đã điều chỉnh lãi suất tăng trởlại Từ 19/9/2005 tiếp tục tăng cho tới 23/10/2006 thì hầu hết các mức lãi suất đềutăng trong khoảng từ 0,02%/tháng đến 0,30%/tháng cho mỗi kỳ hạn ở mỗi đốitượng Trong đó tốc độ tăng cao nhất là lãi suất kỳ hạn 1 tháng của tổ chức kinh tế,năm 2004 là 0,20%/tháng, đến tháng 10 năm 2006 là 0,50%/tháng; tốc độ tăng chậmnhất là kỳ hạn 6 tháng của cá nhân, năm 2004 lãi suất là 0,63%/tháng, đến tháng 10năm 2006 lãi suất là 0,65 %/tháng, tăng 0,02 điểm phần trăm trên tháng trong 2 năm.Bên cạnh sự biến động dồn dập của lãi suất huy động đối với các đối tượng cá nhân,tổ chức kinh tế thì đối với tổ chức tín dụng, lãi suất của tất cả các kỳ hạn đều khôngbiến động Đây là một cách làm giảm chi phí đầu vào của chi nhánh, bởi vì khi đó

Trang 37

Lãi suất tăng mạnh như vậy là do trong thời gian này thị trường tiền tệ đã

sôi động trở lại Trong đó bắt nguồn là thị trường nhà đất không “đóng băng” nữa,lạm phát tăng lên, chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh Một nguyên nhân quan trọng nhấtlà người dân đổ tiền vào thị trường chứng khoán, ngân hàng gặp khó khăn trongcông tác huy động vốn, thiếu vốn hoạt động Tăng lãi suất là giải pháp tức thời vàhiệu quả về nhiều mặt như: thu hút ngay được sự chú ý của người dân, tạo tâm lýthích gửi tiền vào ngân hàng cho người dân, vì dù sao gửi ngân hàng vẫn an toànhơn đầu tư; có khả năng cạnh tranh cao và nhanh chóng lôi kéo được khách hàng vềphía mình,… Một nguyên nhân cũng góp phần làm lãi suất huy động VND tăngtrong giai đoạn này là do lãi suất huy động USD tăng Trong 3 năm qua FED liêntục tăng lãi suất huy động USD lên một cách đáng kể làm cho các ngân hàng ViệtNam nói chung và ngân hàng ngoại thương nói riêng phải điều chỉnh tăng tất cả cácmức lãi suất huy động cũng như cho vay lên nhằm phù hợp với tình hình hiện tại.Tất cả góp phần làm lãi suất huy động VND tăng mạnh trong thời gian qua.

Sau đây là xu hướng biến động lãi suất của một số kỳ hạn điển hình đượcbiểu thị qua các đồ thị:

00.10.20.30.40.50.60.70.8

Trang 38

(Nguồn: Quyết định thay đổi lãi suất của Vietcombank Kiên Giang từ 2004 đến 2006)

Qua sơ đồ biểu diễn dễ thấy được xu hướng biến động chung của các kỳhạn của loại hình “Tiết kiệm, tiền gửi cá nhân” là tăng Trong đó, kỳ hạn 1 tháng cótốc độ tăng mạnh nhất còn các kỳ hạn còn lại có tốc độ tăng vừa và đều Với mỗi kỳhạn khác nhau có mức lãi suất khác nhau, phù hợp với giá của thời hạn sử dụng vốn.Mỗi kỳ hạn khác nhau có tốc độ tăng khác nhau là do sự tác động của nhiều nguyênnhân và do chiến lược thu hút vốn của ngân hàng.

Ta thấy xu hướng phát triển của kỳ hạn ngắn hạn là ngày càng rút ngắnkhoảng cách với kỳ hạn trung và dài hạn Nguyên nhân là do ngân hàng đang hướngtới các khoản vốn ngắn hạn Đây là những khoản vốn nhạy cảm với lãi suất, dễ dàngđiều chỉnh khi lãi suất biến động bởi vì thời gian ngắn, linh hoạt khi đáo hạn Quảthực tiến tới các khoản vốn ngắn hạn là mục tiêu của hầu hết các ngân hàng tronggiai đoạn hiện nay và ngân hàng ngoại thương cũng vậy Các khoản vốn này vừa dễdàng trong kiểm soát vừa tốn ít chi phí hơn các khoản vốn khác Như vậy ngân hàngvừa tăng thêm lợi nhuận vừa hạn chế được rủi ro trong kinh doanh

06

Trang 39

Hình 3: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC TỔCHỨC KINH TẾ CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006)

(Nguồn: Quyết định thay đổi lãi suất của Vietcombank Kiên Giang từ 2004 đến 2006)

Ta thấy, cũng như “Tiết kiệm, tiền gửi của cá nhân”, đối với tiền gửi của“Các tổ chức kinh tế” cũng biến động theo xu hướng tăng Trong đó, kỳ hạn 1 thángtăng với tốc độ cao vượt trội so với các kỳ hạn khác, các kỳ hạn khác tăng nhẹ hoặctăng nhưng không mạnh như kỳ hạn 1 tháng, thậm chí có lúc giảm Ngân hàngNgoại thương hướng tới kỳ hạn ngắn hạn, tăng doanh số trong các loại kỳ hạn này,chính vì vậy mà lãi suất của các kỳ hạn này được tăng lên một cách vượt bậc nhằmgây sự chú ý của người gửi tiền Các kỳ hạn khác, lãi suất tăng theo xu thế chungcủa sự vận động và tăng theo sự tác động của các nguyên nhân khách quan.

Cũng như “Tiết kiệm, tiền gửi của cá nhân”, các kỳ hạn ngắn hạn của đốitượng “Tổ chức kinh tế” có mức lãi suất ngày càng gần mức lãi suất của kỳ hạntrung và dài hạn Do tốc độ tăng lãi suất của kỳ hạn trung và dài hạn chậm hơn tốcđộ tăng của kỳ hạn ngắn hạn, cho nên khoảng cách giữa các mức lãi suất này ngàycàng ngắn lại Tuy nhiên ngân hàng vẫn giữ được sự phù hợp tương ứng trong cácmức lãi suất của từng kỳ hạn và của từng đối tượng, không có mâu thuẫn trong cácquyết định, cũng như không có mâu thuẫn với các chiến lược kinh doanh khác màngân hàng đang hướng tới như: giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro,…

4.1.1.2 ĐỐI VỚI ĐÔ LA MỸ

Bảng 3: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG USD TẠI VIIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006)

Đơn vị tính: %/nămĐối

Kỳ thay đổi lãi suất

Tiềngửicủacác

Trang 40

(Nguồn: Quyết định thay đổi lãi suất của Vietcombank Kiên Giang từ 2004 đến 2006 )

Cơ cấu lãi suất huy động USD của ngân hàng không có sự thay đổi nhiềuqua 3 năm Từ 11/05/2005, ngân hàng đã bỏ 3 loại kỳ hạn 24 tháng, 36 tháng, 60tháng đối với tiền gửi của các pháp nhân Ngoài ra, ngân hàng không thêm các loạikỳ hạn.

Nhìn chung đối với tiền gửi của các pháp nhân, các mức lãi suất có biếnđộng mạnh nhưng không bằng tiền gửi tiết kiệm cá nhân, cụ thể:

- Từ 11/05/2005, các mức lãi suất huy động đối với tiền gửi của các phápnhân bắt đầu tăng, đối với mỗi loại kỳ hạn tăng từ 0,2%/năm đến 0,7%/năm Trongđó, kỳ hạn 1 tháng tăng it nhất, từ 0,4%/năm lên 0,6%/năm; kỳ hạn 12 tháng tăngnhiều nhất là từ 0,8/năm lên 1,5%/năm (gần gấp 2 lần năm 2004)

- Từ giữa năm 2004, lãi suất huy động đối với tiền gửi tiết kiệm cá nhânbắt đầu có sự chuyển biến Đầu tiên, chỉ có lãi suất của một số kỳ hạn là tăng, như:kỳ hạn 3 tháng tăng từ 1,2%/năm lên 1,4%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng từ 1,35%/nămlên 1,625%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng từ 1,6%/năm lên 1,9%/năm; kỳ hạn 12 thángtăng từ 1,9%/năm lên 2,2%/năm,… Nói chung tốc độ tăng đều và tương đối chậm - Tuy nhiên đến cuối năm 2004, lãi suất huy động đối với tiền gửi tiếtkiệm cá nhân đã có sự biến động khá mạnh, lãi suất tất cả các kỳ hạn đều tăng vàtăng mạnh: kỳ hạn 1 tháng tăng từ 1,1%/năm lên 1,5%/năm; kỳ hạn 2 tháng tăng từ1,2%/năm lên 1,7%/năm; kỳ hạn 3 tháng tăng từ 1,4%/năm lên 1,85%/năm; kỳ hạn 6tháng tăng từ 1,625%/năm lên 2,25%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng từ 1,9%/năm lên

Ngày đăng: 11/10/2012, 11:48

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VND TẠI VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Bảng 2.

LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VND TẠI VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006) Xem tại trang 34 của tài liệu.
Sau đây là xu hướng biến động lãi suất của một số kỳ hạn điển hình được biểu thị qua các đồ thị: - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

au.

đây là xu hướng biến động lãi suất của một số kỳ hạn điển hình được biểu thị qua các đồ thị: Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 3: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Hình 3.

SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006) Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 3: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG USD TẠI VIIETCOMBANK  KIÊN GIANG  (2004 – 2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Bảng 3.

LÃI SUẤT HUY ĐỘNG USD TẠI VIIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006) Xem tại trang 39 của tài liệu.
Hình 4: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT CỦA “TIỀN GỬI CỦA CÁC PHÁP NHÂN” CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Hình 4.

SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT CỦA “TIỀN GỬI CỦA CÁC PHÁP NHÂN” CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006) Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 5: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT CỦA “TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CÁ NHÂN” CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Hình 5.

SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT CỦA “TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CÁ NHÂN” CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006) Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 4: VỐN HUY ĐỘNG CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 -2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Bảng 4.

VỐN HUY ĐỘNG CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 -2006) Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 5: LÃI SUẤT CHO VAY VND CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Bảng 5.

LÃI SUẤT CHO VAY VND CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006) Xem tại trang 47 của tài liệu.
Hình 6: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT CHO VAY “CƠNG TY CỔ PHẦN, CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN” TẠI VIETCOMBANK KIÊN  - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Hình 6.

SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT CHO VAY “CƠNG TY CỔ PHẦN, CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN” TẠI VIETCOMBANK KIÊN Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 7: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT “CHO VAY TƯ NHÂN, HỘ KINH DOANH CÁ THỂ”TẠI VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Hình 7.

SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT “CHO VAY TƯ NHÂN, HỘ KINH DOANH CÁ THỂ”TẠI VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006) Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 6: LÃI SUẤT CHO VAY USD CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 -2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Bảng 6.

LÃI SUẤT CHO VAY USD CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 -2006) Xem tại trang 52 của tài liệu.
Hình 8: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT CHO VAY USD CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 -  2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Hình 8.

SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT CHO VAY USD CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006) Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 7: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG  (2004 – 2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Bảng 7.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006) Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 8: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG  (2004 – 2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Bảng 8.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006) Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 9: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIETCOMBANK  KIÊN GIANG  (2004 – 2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Bảng 9.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006) Xem tại trang 56 của tài liệu.
Hình 9: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN CƠ CẤU CHI PHÍ CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Hình 9.

SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN CƠ CẤU CHI PHÍ CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006) Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 10: CHI PHÍ TRẢ LÃI CỦA VIETCONBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Bảng 10.

CHI PHÍ TRẢ LÃI CỦA VIETCONBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006) Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 12: THU NHẬP LÃI CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006) - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

Bảng 12.

THU NHẬP LÃI CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006) Xem tại trang 62 của tài liệu.
Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng tổng dư nợ qua 3 năm là rất thấp. Như vậy, ngồi những nguyên nhân khách quan, lãi suất tăng cũng đã gĩp phần làm giảm tổng  dư nợ tín dụng của ngân hàng - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

ua.

bảng trên ta thấy tốc độ tăng tổng dư nợ qua 3 năm là rất thấp. Như vậy, ngồi những nguyên nhân khách quan, lãi suất tăng cũng đã gĩp phần làm giảm tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng Xem tại trang 64 của tài liệu.
- Là một yếu tố được hình thành từ 2 yếu tố chi phí và doanh thu, lợi nhuận là hiệu số của 2 thơng số này - Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc

m.

ột yếu tố được hình thành từ 2 yếu tố chi phí và doanh thu, lợi nhuận là hiệu số của 2 thơng số này Xem tại trang 67 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan