Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc

76 877 2
Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp

Trang 1

Chương 1

PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Sự cần thiết của đề tài

Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tronggiai đoạn đầu Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, không những đối với cácdoanh nghiệp mà còn đối với cả những cá nhân có nguồn vốn hạn hẹp Điều đóđòi hỏi các doanh nghiệp cũng như những cá nhân phải luôn tìm cách hoàn thiệnmình hơn nữa nếu không muốn bị đào thải trước sự lớn mạnh của các công tynước ngoài đang hoạt động trong nước Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đềdễ thực hiện, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn sẵn có của mình thì các doanh nghiệpcũng như những cá nhân không phải là đối thủ của các công ty đó Vì thế cầnphải mở rộng quan hệ hợp tác với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác để đápứng nhu cầu về vốn cho các Doanh nghiệp cũng như những cá nhân Có thể nóiNgân hàng là mạch máu nuôi sống nền kinh tế, có một vai trò cực kỳ quan trọngtrong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, thúc đẩy quá trình tuần hoàn vàluân chuyển vốn trong xã hội.

Mối quan hệ tài chính giữa các Ngân hàng Thương Mại với các Doanhnghiệp và các cá nhân sẽ tác động tích cực, trực tiếp đến quy mô sản xuất kinhdoanh Bởi lẽ, muốn mở rộng sản xuất kinh doanh bắt buộc phải có nguồn tàichính dồi dào, có mở rộng quan hệ tín dụng với các Ngân hàng để giúp cácdoanh nghiệp và cá nhân đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư để mở rộng sản xuấtkinh doanh và tạo thêm việc làm mới cho người lao động.

Tuy nhiên, hiện nay hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang phải gánh chịusức ép rất lớn, vừa phải đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, vừa đối mặt vớinhững thử thách không nhỏ về đối thủ cạnh tranh và phạm vi hoạt động Các hiệphội tín dụng, các nhà môi giới, các công ty bảo hiểm,… đang giành một phần lớnthị trường tiền gửi và thị trường tín dụng của Ngân hàng.

Tuy nhiên, khi Ngân hàng càng mở rộng quy mô hoạt động của mình thìphải chấp nhận thử thách và rủi ro, bởi lẽ hoạt động Ngân hàng là một hoạt độngkhá phức tạp và hàm chứa nhiều rủi ro Việc hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro

Trang 2

động của các Ngân hàng, bên cạnh các rủi ro thông thường (rủi ro hoạt động, rủiro thị trường…) còn phải chịu thêm rủi ro tín dụng do đặc điểm của loại hàng hoáđặc biệt mà nó kinh doanh Như vậy vấn đề cấp bách nhất hiện nay trong quản trịlà làm sao để đảm bảo an toàn tín dụng nhằm cải thiện tình hình tài chính và nângcao năng lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác Nhận thức được tầm quan trọngto lớn của hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng cho nên em đã chọn đề tài:

“Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngânhàng Công Thương Đồng Tháp ”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiện trạng hoạt động tín dụng từ đóđánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, đồng thời tìm ra những nguyênnhân dẫn đến rủi ro tín dụng để từ đó tìm ra những biện pháp đề phòng rủi ro,nhằm tối thiểu hóa những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đi sâu vào doanh số cho vay, thu nợ, tình hình dư nợ và nợ quá hạn qua 3năm từ 2004 - 2006 của Ngân hàng để thấy được mặt mạnh, mặt yếu trong hoạtđộng tín dụng, đồng thời hiểu rõ hơn về tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàngvà nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thời gian qua Từ đó đề ra những giải phápvà kiến nghị để góp phần khắc phục và phòng ngừa rủi ro để có thể nâng cao hơnnữa hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp,tập trung đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng, quátrình xử lý nợ, tình hình quản lý rủi ro qua đó đánh giá về hoạt động tín dụng củaNgân hàng qua 3 năm từ 2004 - 2006 qua các số liệu thu thập được tại Ngânhàng Qua đó có thể đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng và hạn chế rủi ro tại Ngân hàng.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập số liệu thứ cấp từ bảng cân đối kế toán, từ các báo cáo của Ngân

Trang 3

+ Phương pháp so sánh.

+ Phương pháp phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, số tương đối.+ Phương pháp phân tích đánh giá số liệu thực tế tại chi nhánh.+ Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm.

+Ngoài ra còn dùng các biểu đồ để minh họa nhằm giúp cho việc phân tích rõràng hơn.

1.5 Câu hỏi nghiên cứu

Trang 4

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1

2.1 Khái niệm về tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình tháikinh tế xã hội Ngày nay tín dụng được hiểu là quan hệ kinh tế được biểu hiệndưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người chovay cả vốn gốc và lãi sau một thời gian nhất định Trong thực tế tín dụng hoạtđộng rất phong phú và đa dạng, nhưng ở bất cứ dạng nào tín dụng cũng thể hiệnở ba mặt cơ bản:

- Có sự chuyển giao quyền sở hữu từ người này sang người khác.- Sự chuyển giao này mang tính tạm thời.

- Đến thời hạn do hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữumột giá trị lớn hơn Phần tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữkinh tế là lãi suất.

2.2 Tín dụng Ngân hàng

Là quan hệ tín dụng giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đơnvị, các tổ chức kinh tế và cá nhân được thực hiện dưới hình thức các Ngân hàng,các tổ chức tín dụng sẽ đứng ra huy động vốn rồi sử dụng nguồn vốn đó để chovay đối với đối tượng nêu trên.

2.3 Bản chất tín dụng

Tín dụng ra đời là một tất yếu khách quan trong nền sản xuất hàng hoá,bởi lẽ khi nền sản xuất hàng hoá phát triển đến một mức độ nhất định sẽ đưa đếnsự phân hoá giàu nghèo, có người thừa vốn, có người thiếu vốn để sản xuất kinhdoanh Để giải quyết vấn đề trên, Ngân hàng đã đứng ra làm trung gian giữa họvà thực hiện việc điều hòa tạm thời nhu cầu về vốn trong xã hội.

Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, giữahọ có mối liên hệ với nhau thông qua quá trình vận động giá trị vốn tín dụngđược biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá Quá trình vận động đó đượcthể hiện qua các giai đoạn sau:

+ Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay Ở giai đoạn này,vốn tiền tệ hay giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người

Trang 5

+ Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất Sau khi nhậnđược vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn mộtmục đích nhất định Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó,mà chỉ được tạm thời trong một thời gian nhất định.

+ Thứ ba: Sự hoàn trả của tín dụng Đây là giai đoạn kết thúc một vòngtuần hoàn của tín dụng Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuấtđể trở về hình thái tiền tệ, thì người đi vay hoàn lại cho người cho vay cả vốn gốcvà lãi.

2.4 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thựchiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng Nói cách khác, rủi ro tíndụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được donguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ choNgân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đếnhoạt động của Ngân hàng và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản.

Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quảnặng nề nhất Thông thường ở các nước trên thế giới, nghiệp vụ tín dụng manglại 2/3 thu nhập cho Ngân hàng Còn ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, thunhập từ hoạt động tín dụng mang lại thường chiếm từ 80 – 90% tổng thu nhậpcủa mỗi Ngân hàng Nhưng đồng thời trong lĩnh vực này cũng chứa đựng nhiềurủi ro bởi các khoản tiền cho vay bao giờ cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so vớinhững khoản đầu tư khác.

2.5 Phân loại tín dụng2.5.1 Theo thời hạn cho vay

Căn cứ vào thời gian cho vay, ta có 3 loại tín dụng: tín dụng ngắn hạn, tíndụng trung hạn và tín dụng dài hạn.

- Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn cho vay đến 12 tháng.

- Tín dụng trung hạn: Thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.- Tín dụng dài hạn: Thời hạn cho vay trên 60 tháng.

2.5.2 Theo ngành nghề kinh doanh

+ Tín dụng trong sản xuất nông nghiệp.

+ Tín dụng trong ngành công nghiệp chế biến.

Trang 6

+ Tín dụng trong ngành thuỷ sản.

+ Tín dụng trong ngành thương nghiệp và dịch vụ+ Tín dụng trong các ngành khác.

2.5.3 Căn cứ theo thành phần kinh tế

- Cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước.

- Tín dụng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

+ Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (CTCP, CTTNHH)+ Doanh nghiệp tư nhân.

+ Tư nhân cá thể.+ Hợp tác xã.

2.6 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 2.6.1 Đối với bản thân Ngân hàng

Sự tổn thất của Ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra, có thể là các thiệthại về vật chất hoặc uy tín của Ngân hàng Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếpđến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng,vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là nguồn vốn huy động, mà khiNgân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanhtoán của Ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt.

Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việcthanh toán, dần làm cho Ngân hàng bị lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản.

2.6.2 Đối với nền kinh tế xã hội

Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nềnkinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp, và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư Vì vậy,rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài Ngân hàng, khi đó nó có khảnăng phát sinh lây lang sang các Ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một tâmlý sợ hãi Lúc đó dân chúng sẽ đưa nhau đến Ngân hàng để rút tiền trước thờihạn Điều đó cũng có thể đưa đến phá sản đồng loạt các Ngân hàng do thiếu khảnăng thanh toán Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế

2.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của đơn vị 2.7.1 Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động

Trang 7

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động Nógiúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huyđộng.

2.7.2 Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng, tỷ lệ nàycàng cao thì chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được thực hiện tốt.

2.7.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Tỷ lệnày càng thấp thì hoạt động tín dụng càng hiệu quả.

2.7.4 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / dư nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, tốc độ thu hồi nợ củaNgân hàng là nhanh hay chậm.

2.8 Phân loại dư nợ theo thời gian

Nợ quá hạn là dạng dư nợ mà Ngân hàng luôn phấn đấu ở mức thấp nhất.Nợ quá hạn càng thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng hiệu quả.Việc phân loại nợ quá hạn căn cứ theo quyết định QĐ 493/2005/QĐ-NHNN dothống đốc NHNN ban hành Theo Quyết định này thì dư nợ cho vay được chiathành 5 nhóm:

- Nhóm 1 được gọi là nợ đủ tiêu chuẩn, gồm:

+ Nợ còn trong hạn, chưa đến thời hạn thanh toán và được Ngân hàng đánh giálà có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

+ Khách hàng không còn món nợ nào khác đã quá hạn.

- Nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý, bao gồm:

+ Nợ đã quá hạn từ 1 đến dưới 90 ngày

+ Nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn.

+ Những khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãinhưng có dấu hiệu khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ.

- Nhóm 3 là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.

+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng bị quá hạn dưới 90 ngày.

Trang 8

+ Nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi khi đếnhạn, và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

- Nhóm 4 là nhóm nợ nghi ngờ, bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.

+ Các khoản nợ được được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng bị quá hạn từ 90 đến180 ngày

+ Các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

+ Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi.

Trong 5 nhóm nợ trên thì các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 là nhữngnhóm nợ xấu, khả năng thu hồi chậm hoặc không thể thu hồi làm ảnh hưởng hiệuquả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Dựa vào cách phân loại trên ta dễdàng đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tốt nếu nợnhóm 1 chiếm trọng cao, và xấu nếu nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng hơn hẳn cácnhóm khác Để thấy được tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong 3 năm quanhư thế nào, ta có thể xem xét qua bảng số liệu sau.

2.9 Quy trình cho vay

Quy trình cho vay rất phức tạp, đòi hỏi phải hết sức cẩn trọng Dù cho vayvới hình thức nào thì quy trình cho vay cũng bao gồm 5 bước:

► Tiếp nhận nhu cầu và đi xác minh ►Thẩm định và trình duyệt.

► Hoàn tất hồ sơ và giải Ngân ►Giám sát, thu vốn - lãi điều chỉnh ►Xử lý nợ quá hạn.

Trang 9

3.1.1.1 Vài nét khái quát về tỉnh Đồng Tháp

Điều kiện tự nhiên: Đồng Tháp nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng

đồng bằng sông Cửu Long Là một tỉnh đồng bằng, đất đai phì nhiêu do sự bồibắp phù sa của sông Tiền và sông Hậu Địa hình hơi thấp, thấp nhất là vùngĐồng Tháp Mười do vậy thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa Mùa lũ nướcsông dâng cao đem phù sa bồi đắp cho đồng ruộng và tạo nguồn thủy sản phongphú tạo thu nhập thêm, và cải thiện đời sống cho ngườii dân nhưng bên cạnh đócũng đem lai nhiều hậu quả cho người dân sống trong khu vực đó.

Như vậy điều kiện tự nhiên, đại hình thuận lợi, thời tiết, khí hậu, đất đaiphù hợp cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủysản.

Tình hình kinh tế: Cơ cấu tỉnh Đồng Tháp là nông nghiệp, thương

nghiệp và dịch vụ, công nghiệp và xây dựng Tổng sản phẩm thống kê qua 3 nămcó số liệu như sau:

BẢNG 1: CƠ CẤU VÀ TỔNG SẢN LƯỢNG GDP TỈNH ĐỒNG THÁPTRONG 3 NĂM QUA

(Nguồn: Niên giám thống kê 2006)

Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ sản phẩm GDP trong ngành nông nghiệp cóxu hướng ngày càng giảm, trong khi đó ngành thương nghiệp và dịch vụ, côngnghiệp và xây dựng có xu hướng ngày càng tăng Tuy nhiên GDP của tỉnh ở

Năm2006% GDP ngành nông nghiệp 62,22% 58,82% 57,25%%GDP ngành thương nghiệp & dịch vụ 25,84% 27,50% 28,45%%GDP ngành công nghiệp & xây dựng 11,94% 13,36% 14,30%TỔNG SP GDP toàn tỉnh (tỷ đồng) 6.590 7.242 7.910

Trang 10

Tình hình xã hội: Đồng Tháp có 9 huyện, 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1

thị xã, dân số theo thống kê là 1.650 ngàn người, mật độ dân số bình quân là 510người/km2 Trong đó vùng nông thôn chiếm 1.410 ngàn người chiếm 85% dânsố, thành thị là 240 ngàn người chiếm 15% dân số Dân cư phân bố không điềutập chung chủ yếu ở thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị trấn, cù lao Huyệncó mật độ dân số thấp nhất là Tân Hồng 268 người/km2, cao nhất là Sa Đéc 1.711người/km2.

Vào đầu năm 2007 cả tỉnh Đồng Tháp hân hoan chào đón sự kiện lớn, thịxã Cao Lãnh được nâng cấp lên thành Thành phố, từ đó sẽ mang nhiều hứa hẹncho người dân, cải thiện đời sống, thu nhập cho người dân ngày càng tăng Vớinguồn lao động dồi dào, đất đai rộng lớn, nhiều di tích lịch sử, là một thị trườngđầy tiềm năng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3.1.2 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của NHCT Đồng Tháp

Cùng với sự đổi mới chung của toàn hệ thống Ngân hàng Công ThươngViệt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp hình thành và pháttriển Theo quyết định số 38/NH-TCCB ngày 26/03/1998 của Tổng Giám ĐốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước); chinhánh Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở táchphòng tín dụng Công - Thương Nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnhĐồng Tháp sát nhập chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thị xã Sa Đéc thành lập chinhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Đồng Tháp đóng tại thị xã Cao Lãnh.

Đến năm 1993 thành lập thêm 3 phòng giao dịch: Phòng giao dịch số1, 2trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp và phòng giao dịchsố 3 trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thị Xã Sa Đéc Đến năm1995 thành lập thêm phòng giao dịch số 4 trực thuộc chi nhánh Ngân hàng CôngThương Đồng Tháp Năm 2001 thành lập phòng giao dịch số 5 trực thuộc chinhánh Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp

Hiện nay, mô hình tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Công Thương ĐồngTháp gồm một trụ sở trung tâm tại Tp.Cao Lãnh và 04 phòng giao dịch trựcthuộc Với số lao động tính đến 31/12/2006 là 99 người, trong đó: Nữ là 53người và nam là 46 người Đảng viên là 26 người.

Trang 11

Trình độ chuyên môn: Đại học 64 người, Cao cấp Ngân hàng 3 người, Trung

Cử nhân quản lí hành chánh: 1 người

Thực hiện mục tiêu lớn của tỉnh để phát triển kinh tế trong những năm quaNgân hàng Công Thương Đồng Tháp đã mở rộng đầu tư tín dụng, kết hợp vớiviệc điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, coi trọng hiệu quả vốn vay, dự nợ cho vay nềnkinh tế địa phương tăng lên, song song với việc thực hiện đầu tư vốn để pháttriển kinh tế Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp đã chuyển sang phục vụ nhiềuthành phần kinh tế, nhất là tập trung vốn cho sản xuất ở nông thôn Trước năm1990 Ngân hàng phục vụ kinh tế quốc doanh là chủ yếu, chiếm 95% vốn đầu tưnên chưa khai thác hết tiềm năng của thành phần kinh tế khác Từ năm 1991Ngân hàng mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trong đóchủ yếu là cho vay phát triển kinh tế hộ, hỗ trợ vốn kịp thời cho nông dân sảnxuất, góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát huy tiềm năng kinh tế hộ, tăng sốlượng hàng hóa ở nông thôn, phù hợp với tình hình kinh tế ở địa phương Với thếmạnh là đầu tư cho vay kinh tế hộ phát triển sản xuất nông nghiệp.

Để đứng vững và khẳng định mình trong quá trình hoạt động kinh doanh,Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp hoạt động ngày càng có hiệu quả, dư nợcho vay không ngừng được nâng lên, cơ cấu và thủ tục cho vay luôn được cảitiến, các hình thức đầu tư ngày càng được đa dạng hóa và phát triển theo cơ chếthị trường.

Các hoạt động của Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp đã từng bướcđược hoàn thiện và mở rộng nhằm cung cấp các dịch vụ:

Mở tài khoản thanh toán, nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiềngửi tiết kiệm của tất cả các tổ chức, đơn vị, cá nhân bằng đồng Việt Nam vàngoại tệ, phát hành các loại kỳ phiếu.

Trang 12

Tiếp nhận vốn tài trợ và vốn ủy thác, nhận vốn điều hòa từ Ngân hàngCông Thương Việt Nam.

Vay vốn Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng trong và ngoàinước.

Để phát huy lợi thế cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại quốcdoanh Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp luôn nhạy bén, đề ra nhiều chínhsách biện pháp, năng động, phù hợp với tình hình kinh tế trên địa bàn.

- Mở rộng mạng lưới cho vay mọi thành phần kinh tế: Quốc doanh, ngoài quốcdoanh, cho vay cá thể, kinh tế hộ gia đình, hộ nông dân và các loại cho vay khác.- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngoại hối, thu đổi ngoại tệ.

- Chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá.

Do địa bàn và vùng lãnh thổ, Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp tuycho vay nhiều đối với kinh tế hộ nhưng chủ yếu là cho vay mua sắm công cụ laođộng, chăn nuôi, cải tạo vườn, sản xuất cây lương thực mở rộng ngành nghề vàcòn được tiếp tục điều chỉnh nâng cao mở rộng Trong tương lai Ngân hàng CôngThương Đồng Tháp sẽ chứng tỏa được vị trí vững chắc của mình bằng cách pháthuy tất cả mọi nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại, để xứng đáng là một trongnhững Ngân hàng Công Thương hoạt động có hiệu quả.

►Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Ban giám đốc: Điều hành chung các mặt hoạt động của Ngân hàng và chỉ đạo

công tác tổ chức các bộ phận, các phòng ban và công tác chính trị tư tưởng trongtoàn đơn vị.

Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán

bộ và đào tạo chi nhánh theo chủ trương chính sách của nhà nước và quy địnhcủa Ngân hàng Công Thương Việt Nam Thực hiện công tác quản trị văn phòngphục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh,an toàn chi nhánh.

Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với

khách hàng là doanh nghiệp để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ;xử lí các nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ tín dụng; huy động vốn, quản lí các

Trang 13

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP

(Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp)

sản phẩm dịch vụ phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng nhà nướcvà hướng dẫn của Ngân hàng Công Thương.

Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách

hàng, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử líhạch toán các giao dịch theo quy định của nhà nước và của Ngân hàng CôngThương Việt Nam Quản lí chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy,quản lí tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho kháchhàng sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng Đồng thời giúp giám đốc thực hiệncông tác quản lí tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánhđúng quy định của nhà nước và của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Phòng khách hàng doanh nghiệp

Phòng khách hàng cá nhân

Phòng kế toán

Phòng kiểm toán

Phòng tiền tệ kho quỹ

Phòng thông tin điện toán

Ban giám đốc

Trang 14

Phòng tiền tệ - kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lí an toàn kho quỹ, quản lí

tiền mặt theo quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Công Thương.Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch trong và ngoài quầy,thu - chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.

Phòng kiểm tra: Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc các phòng ban

trong việc thực hiện các quy định của Ngân hàng Đây cũng là nơi giải quyết mọithắc mắc, khiếu nại và tư vấn đầu tư cho khách hàng

Phòng thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lí, duy trì hệ thống thông

tin điện toán tại chi nhánh Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạtđộng của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh.

Phòng quản lí rủi ro: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thẩm định rủi ro, xử lí

rủi ro và đồng thời đề ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Tổ thanh toán xuất nhập khẩu: Là tổ nghiệp vụ chuyên thực hiện giao dịch về

các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu như: Nghiệp vụ tín dụng thư (L/C),nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng khác… tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợthương mại tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

3.1.3 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu►Về hoạt động cho vay

+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thànhphần kinh tế, để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xuất nhập khẩu, kinh doanh bấtđộng sản, sửa chửa nhà, tiêu dùng…

+ Bảo lãnh các đơn vị có nhu cầu vay vốn trong và ngoài nước.

+ Đồng tài trợ các dự án có nhu cầu tín dụng trung và dài hạn và các phương ánsản xuất kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp trong phạm vi phần cấp,uỷ nhiệm trong quản lí tín dụng của Ngân hàng.

►Thực hiện các dịch vụ

+ Tư vấn về lĩnh vực tài chính tín dụng+ Dịch vụ chuyển tiền

+ Dịch vụ kiều hối+ Bảo lãnh dự thầu+ Dịch vụ Ngân quỹ

Trang 15

3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm

BẢNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA BA NĂM

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2004200520062005/20042006/2005số tiền%số tiền%số tiền%số tiền%số tiền%

Trang 16

ĐVT: Triệu đồng

(Đồ thị 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm)

Ta thấy được trong những năm qua mạng lưới hoạt động kinh doanh trênđịa bàn tỉnh Đồng Tháp ngày càng được mở rộng và không ngừng phát triển Hoàcùng với sự phát triển đó là những nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể độingũ lãnh đạo và nhân viên của Ngân hàng, nâng cao tính cạnh tranh của Ngânhàng với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, đẩy mạnh phát triển hoạt độngkinh doanh cả về số lượng và chất lượng, đưa các sản phẩm dịch vụ của Ngânhàng ngày càng trở nên quen thuộc với tất cả mọi khách hàng

3.2.1 Doanh thu

Nhìn chung doanh thu qua ba năm tăng lên không ngừng Cụ thể, trong

năm 2004, doanh thu của Ngân hàng là 112.054 triệu đồng Trong đó thu về

HĐKD là chủ yếu 111.121 triệu đồng, chiếm 99,17% doanh thu Trong khoảnmục thu về HĐKD thì thu lãi chiếm 101.120 triệu đồng (90,24%) trong hoạtđộng kinh doanh, thu về dịch vụ chỉ chiếm 10.001 triệu đồng (8,93%) Thu kháclà 933 triệu đồng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,83% tổng doanh thu Điều đó cho thấyhoạt động chủ yếu của Ngân hàng là hoạt động tín dụng, đây cũng là nguồn thuchính yếu của Ngân hàng.

Năm 2005 doanh thu tiếp tục tăng, doanh thu trong năm 2005 đạt 145.930

triệu đồng tăng so với năm 2004 là 33.876 triệu đồng tức tăng vào khoảng30,23% về số tương đối Trong đó thu HĐKD là 144.863 triệu đồng, tăng 33.742

Trang 17

triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 30,36% so với năm 2004 Nguyên nhân chủyếu là do doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên với tốc độ tương đối nhanhdo thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc chuyển dịch cơ cấu kinhtế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Ngân hàng Công Thương ĐồngTháp đã tăng cường đầu tư trọng điểm vào những vùng chuyển dịch cơ cấu kinhtế, mở rộng cho vay ngắn hạn để chăn nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn, thumua lương thực… góp phần đưa doanh số cho vay tăng nên doanh thu cũng tăngtheo Trong khi đó thu khác tăng 134 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 14,36% sovới năm 2004 Trong thu về HĐKD, thì thu lãi vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn130.938 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 89,73% tổng doanh thu, cho thấy hoạt độngtín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Ta thấy trong năm 2005 thu vềhoạt động cho vay có chiều hướng giảm xuống nếu như năm 2004 thu từ lãi vaychiếm tỷ lệ 90,24%, thì đến năm 2005 nó chỉ còn chiếm tỷ lệ 89,73% trong khiđó thu từ dịch vụ tăng lên từ 8,93% của năm 2004 lên 9,54% của năm 2005, điềunày cho thấy Ngân hàng đã có những bước khởi đầu tốt trong việc thực hiệnchính sách đa dạng hoá trong hoạt động của Ngân hàng

Sang đến năm 2006 cũng chính từ việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh

doanh của Ngân hàng đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho Ngân hàng Bằng

sự nổ lực của cả tập thể Ngân hàng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tiếp tụcđược mở rộng Doanh thu đạt 176.367 triệu đồng Trong đó thu về HĐKD là175.232 triệu đồng, chiếm 99,36% tổng doanh thu, tăng 30.369 triệu đồng so vớinăm 2005 Trong doanh thu về hoạt động kinh doanh thì doanh thu về lãi từ việccho vay vẫn chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong tổng doanh thu vào khoảng 156.413triệu đồng (88,69%) Trong khi đó doanh thu từ dịch vụ Ngân hàng chiếm10,67%, có thể thấy tuy thu từ lãi cho vay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong những nămqua nhưng Ngân hàng đã ngày càng đa dạng hoá trong hoạt động kinh doanh củamình, nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với Ngân hàngđồng thời qua đó cũng góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động Còn thu kháccũng tăng lên so với năm 2005 cụ thể là tăng 68 triệu đồng (6,37% )

3.2.2 Chi phí

Nhìn chung chi phí hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng Năm2004, tổng chi phí là 75.342 triệu đồng, trong đó chi phí chi cho hoạt động kinh

Trang 18

doanh và chi nghiệp vụ là 75.125 triệu đồng chiếm (99,71%) tổng chi phí, trongkhi đó chi phí khác chỉ chiếm 217 triệu đồng (0,29%) Sang đến năm 2005 tổngchi phí là 108.846 triệu đồng, tăng 33.504 triệu đồng (44,47%) so với năm 2004.Các khoảng chi phí khác cũng tăng lên so với năm 2004, tăng121 triệu, tươngứng với tỷ lệ tăng 55,76% Nguyên nhân là năm 2005 chi phí trả cho việc huyđộng vốn tăng lên, nợ quá hạn tăng lên do một số khách hàng làm ăn không hiệuquả, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn Mặt khác do chi phí tiền lươngcủa nhân viên tăng lên đáng kể do thực hiện theo chính sách tăng lương của nhànước, đây cũng là năm Ngân hàng thực hiện chính sách tin học hoá trong hệthống Ngân hàng, chuyển đổi quản lý từ Misac sang Incas, chi phí đào tạo cán bộcông nhân viên tăng, đầu tư cho cơ sở vật chất khang trang phục vụ cho hoạtđộng của Ngân hàng Đây là những nguyên nhân chính làm cho chi phí của Ngânhàng tăng lên đáng kể so với năm 2004.

Đến năm 2006, tổng chi phí lại tiếp tục tăng, với số tiền 138.741 triệu

đồng, tăng 29.895 triệu đồng, với tốc độ tăng 27,47%, trong đó chi phí hoạt độngvà chi nghiệp vụ với số tiền 138.326 triệu đồng chiếm tỷ lệ 99,70%, tăng 29.818triệu đồng, tương ứng tăng 27,48%, về chi phí khác cũng tăng lên so với năm2005 mặc dù nó vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ (0,3%) Nhìn chung năm2006 chi phí hoạt động cũng tăng lên đáng kể như lương cơ bản tăng từ 350.000đồng lên 450.000 đồng, Ngân hàng tăng lã suất huy động, cùng với việc tăngdoanh số cho vay kéo theo nợ quá hạn cũng tăng lên, Ngân hàng trang bị nhiềumáy rút tiền tự động (ATM) nên đã làm cho chi phí tăng lên đáng kể… Nhưngnhìn chung thì tốc độ tăng lên của chi phí chậm hơn so với năm 2005 điều đó gópphần làm cho tốc độ tăng lợi nhuận trong năm cũng cao hơn năm trước.

Tuy nhiên xét một cách tổng thể thì tốc độ tăng của chi phí vẫn tăng nhanhhơn tốc độ của độ của doanh thu nên cũng ảnh hưởng xấu đến hoạt động củaNgân hàng nếu xét ở một cách tổng thể.

3.2.3 Lợi nhuận

Mặc dù chi phí tăng qua các năm nhưng Ngân hàng vẫn thu được lợinhuận đáng kể, giúp Ngân hàng duy trì hoạt động tốt hơn Năm 2004 lợi nhuậnthu được là 36.712 triệu đồng, sang năm 2005 là 37.084 triệu đồng, tăng 372triệu đồng (1,01%) so với năm 2004 Đến năm 2006 lợi nhuận của Ngân hàng đã

Trang 19

tăng lên một con số đáng khích lệ, đạt 37.626 triệu đồng, tăng 542 triệu đồng(1,46%) so với năm 2005 Đạt được những kết quả như trên là do hoạt động kinhdoanh của người dân trên địa bàn nhìn chung gặp nhiều thuận lợi nên khách hàngcủa Ngân hàng làm ăn đạt hiệu quả cao nên trả nợ cho Ngân hàng được đúnghạn.

Qua kết quả hoạt động ba năm 2004 - 2006 của Ngân hàng, ta thấy mặc dùthị trường có biến động, nhưng bằng sự nổ lực, Ngân hàng vẫn vượt qua và đạtkết quả khả quan

Có được những kết quả như trên là do sựu cố gắng, nổ lực của đội ngũ cánbộ công nhân viên Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp mà trên hết là sự điềuhành có hiệu quả của ban lãnh đạo trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh với nhiều giải pháp thích hợp Bên cạnh đó trong những nămqua Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp có nhiều chủ trương đúng đắn, tạo điềukiện thông thoáng cho hoạt động cho vay đối với khách hàng cũng như công táchuy động vốn.

Về phía khách hàng cơ bản đã thực hiện đúng những quy định trong hợpđồng cho vay đã ký kết, sử dụng tiền vay đúng mục đích, có hiệu quả nên đã thựchiện nghĩa vụ trả nợ tương đối tốt Góp phần đưa hiệu quả kinh doanh của Ngânhàng ngày càng cao.

3.3 Những thuận lợi và khó khăn, định hướng hoạt động của Ngânhàng

3.3.1 Thuận lợi

Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh có những chuyển biến tích cực, tốc độtăng trưởng kinh tế đạt mức cao (bảng 1) Hướng chuyển dịch cơ cấu kinhh tếbước đầu đạt được hiệu quả, công tác xoá đói giảm nghèo đạt được kết quả khảquan, đời sống người dân từng bước được cải thiện Tình hình an ninh chính trị,trật tự trên địa bàn tỉnh ổn định.

Hoạt động kinh doanh trên địa bàn của tỉnh nhìn chung phát triển thuậnlợi, việc triển khai các chủ trương chính sách của đảng, pháp luật nhà nước, chếđộ, thể chế của ngành kịp thời đầy đủ, nên việc thực thi nghiệp vụ đảm bảo đúngchế độ quy định, hoạt động của các tổ chức tín dụng đã góp phần vào việc phát

Trang 20

triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của người dân trong tỉnh.

Đối với hoạt động Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp trong những nămqua đã vượt qua những khó khăn thử thách, trước hết là sự cạnh tranh của cácNgân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, sự biến động của lãi suất huy động vốnbằng VNĐ cũng như bằng ngoại tệ, song nhờ được sự đoàn kết thống nhất củatoàn chi nhánh, bên cạnh đó sự bám sát chủ trương của tỉnh, chấp hành chỉ đạocủa Ngân hàng cấp trên nên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công ThươngĐồng Tháp Trong những năm qua đi đúng mục tiêu, chi nhánh đáp ứng nguồnvốn kịp thời cho các thành phần kinh tế thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.Nhìn chung vốn Ngân hàng đầu tư mang lại hiệu quả cho cả hai phía người chovay và người đi vay.

Được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương và sự hợp táccủa khách hàng.

Sự nổ lực phấn đấu của tập thể ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhânviên Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp cùng với sự quan tâm của Ngân hàngCông Thương Việt Nam.

Trang 21

hiệu quả còn gặp nhiều khó khăn, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay Ngân hàng chưađược hưởng quyền lợi ưu tiên Sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trêncùng địa bàn.

3.4 Định hướng phát triển

Trên cơ sở phát huy những thành quả đạt được và chưa đạt được trongthời gian qua đồng thời căn cứ vào mục tiêu phương hướng của toàn hệ thốngNgân hàng Công Thương Việt Nam và bám sát chủ trương phương hướng pháttriển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo, Ngân hàng Công ThươngĐồng Tháp đã đề ra những phương hướng phát triển cụ thể như sau:

3.4.1 Về công tác huy động vốn

Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ nhằm đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế địa phương và đảm bảo khả năng thanh toán, đa dạng hoá cáchình thức huy động để tạo nguồn vốn tại chỗ tăng cường công tác tuyên truyền,tiếp thị, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng và công tác phục vụ kháchhàng.

Phải tập trung tư duy để giải quyết bài toán huy động vốn tại chỗ, ngoàiviệc chú ý nâng cao chất lượng phục vụ như: Khâu thanh toán, thái độ phục vụ,phát triển sản phẩm mới, tiếp thị, khuyến mãi….cần phải nghiên cứu tình hìnhthực tế tại địa phương để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng nhằm mở rộngquy mô hoạt động của Ngân hàng.

Phấn đấu đạt chỉ tiêu huy động vốn tại chỗ đạt 390 tỷ đồng, tăng 15- 18%so với số dư huy động bình quân năm 2006

3.4.2 Đối với công tác sử dụng vốn

Nghiên cứu mở rộng thị trường đầu tư vốn đối với địa bàn có tính cạnhtranh cao như địa bàn thành phố Cao Lãnh, thị trấn Hồng Ngự, thị trấn Sa Ràihuyện Tân Hồng, thị trấn Mỹ An huyện Tháp Mười… Nắm bắt và phân tích cácngành sản xuất kinh doanh có thế mạnh, tính cạnh tranh cao, để chọn lọc tiếp cậnvới khách hàng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, uy tín trên thương trường đểcó chiến lược đầu tư hiệu quả.

Đối với lĩnh vực đầu tư kinh tế hộ hạn chế cho vay những khách hàng nhỏlẻ ở địa bàn khó quản lý, khó kiểm tra Đối với việc đầu tư cho doanh nghiệpphải xem xét kỹ từng phương án sản xuất kinh doanh, chú ý đầu tư cho doanh

Trang 22

nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể thực hiện tốt chủ trương cơ cấu lạikhách hàng.

Tập trung chỉ đạo sâu sát, tìm mọi biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ quáhạn, nợ có vấn đề, nợ ngoài bảng Đối với lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trựctiếp đối với đơn vị do mình quản lý.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để có kế hoặch và biệnpháp cụ thể để khắc phục những tồn tại cũ, kiến nghị với thanh tra, kiểm tra.

Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo, báo cáo phải trung thực,không thiên về thành tích.

Đổi mới công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, đổi mới cơ chế phân phốithu nhập nhằm khuyến khích người lao động tiếp tục phấn đấu tăng năng suất laođộng nâng cao hiệu quả công việc.

Thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất tin thần của CB, CNV,động viên biểu dương khen thưởng kịp thời những nhân tố tích cực trong phongtrào thi đua Gắn công tác thi đua khen thưởng và căn cứ hiệu quả chất lượngcông tác để phân phối lương kinh doanh cho từng cán bộ công nhân viên.

Kiềm chế nợ quá hạn dưới 1%.

Trang 23

Chương 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP4.1 Phân tích thực trạng tín dụng của Ngân hàng theo thời gian 4.1.1 Doanh số cho vay theo thời gian

Năm 2004 Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp đã thực hiện việc đa dạng

hóa tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng là cho vay tất cả các ngành nghềtrong tỉnh Doanh số cho vay đạt 2.846.406 triệu đồng, trong đó cho vay ngắnhạn chiếm một tỷ trọng cao, cho vay ngắn hạn là 2.721.406 triệu đồng tức vàokhoảng (95,61%) Trong khi cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọngtương đối nhỏ với doanh số cho vay là 125.000 triệu đồng vào khoảng 4,39%.Năm 2005 Ngân hàng đã thực hiện việc đa dạng hóa đầu tư với việc mở rộng chovay theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, cho vay các ngành thươngnghiệp và dịch vụ, chăn nuôi chế biến, sản xuất nông nghiệp…đã đưa tổng doanhsố cho vay lên 4.278.330 triệu đồng, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn là4.112.113 triệu đồng, so với năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn tăng1.390.707 triệu đồng tức là tăng vào khoảng 51,10% Trong khi đó doanh số chovay trung và dài hạn vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ so với tổng doanh số chovay, chỉ vào khoảng 3,89%, nhưng nhìn chung thì tốc độ cho vay trung và hạnvẫn tăng lên với tốc độ tương đối nhanh, tăng 41.217 triệu đồng (32,97%) so vớinăm 2004 Năm 2005 cũng là năm đầu thực hiện chủ trương của tỉnh và việc đầutư mở rộng tín dụng nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội tại địaphương tạo tiền đề cho thị xã Cao Lãnh trở thành thành phố Cao Lãnh.

Cùng với nhu cầu vốn của xã hội ngày càng tăng cùng với sự phấn đấukhông ngừng của Ngân hàng, năm 2006 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên đạt5.747.479 triệu đồng so với năm 2005 tăng 1.469.149 triệu đồng với tỷ lệ tăng34,34% Trong cơ cấu doanh số cho vay của năm 2006 thì cho vay ngắn hạn vẫnchiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối (96,81%) với số tiền là 5.564.165 triệu đồng, trongkhi doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 3,19%.

Trang 24

BẢNG 3: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG THEO THỜI GIAN

cho vay2.846.406100 4.278.330 100 5.747.479 100 1.431.924 50,31 1.469.149 34,34

+Ngắn hạn 2.721.406 95,61 4.112.113 96,11 5.564.165 96,81 1.390.707 51,10 1.452.052 35,31+Trung và

dài hạn 125.000 4,39 166.217 3,89 183.314 3,19 41.217 32,97 17.097 10,29

Doanh số

thu nợ2.617.1281004.166.0031005.483.7691001.548.87559,181.317.76631,63

+Ngắn hạn 2.496.312 95,38 4.016.190 96,40 5.317.312 96,96 1.519.878 60,88 1.301.122 32,40+Trung và

dài hạn 120.816 4,62 149.813 3,60 166.457 3,04 28.997 24 16.644 11,11

Dư nợ1.157.852100 1.270.179 100 1.533.889 100112.3279,70263.71020,76

+Ngắn hạn 1.041.063 89,91 1.136.986 89,51 1.383.839 90,22 95.923 9,21 246.853 21,71+Trung và

dài hạn 116.789 10,09 133.193 10,49 150.050 9,78 16.404 14,05 16.857 12,66

(Nguồn: Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh qua ba năm)

Trang 25

Tóm lại doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục qua 2 năm đãthể hiện được bước đột phá quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộngtín dụng đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho Ngân hàng, vị thế của Ngân hàngngày càng vững mạnh tạo được lòng tin đối với khách hàng, thu hút ngày càngđông khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.

Do đặc điểm kinh tế của tỉnh Đồng Tháp chủ yếu là kinh tế hộ, vòng quayvốn theo mùa vụ cho nên nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh phần lớnlà vốn lưu động Vì thế nhu cầu cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương ĐồngTháp chủ yếu là nhu cầu vốn ngắn hạn chiếm đa số trong tổng doanh số cho vaycủa Ngân hàng.

Mặt khác để giảm bớt rủi ro về lãi suất khi cho vay trung và dài hạn và dễ dàng hơn trong việc quản lý vốn vay của khách hàng, Ngân hàng đã tập trung đầu tư cho tín dụng ngắn hạn đẩy doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên…

Căn cứ vào quyết định 67/CP, Ngân hàng đã mở rộng đối tượng đầu tưvào lĩnh vực nông nghiệp, cho vay hộ nông dân đến 10 triệu đồng không cần phảithế chấp tài sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hộ nông dân dể dàng tiếpxúc với nguồn vốn của Ngân hàng đã giúp cho Ngân hàng mở rộng được quy môtín dụng.

Đối với Ngân hàng, bộ hồ sơ đơn giản, thủ tục giải Ngân đơn giản, cán bộvà nhân viên tín dụng vui vẻ nhiệt tình đã giúp cho việc chuyển tải nguồn vốnđến khách hàng một cách nhanh gọn, thuận lợi và an toàn thu hút ngày càng đôngkhách hàng đến giao dịch với Ngân hàng Đẩy doanh số cho vay tăng lên vượtbậc qua các năm Mặt khác thực hiện chỉ đạo của uỷ ban nhân dân tỉnh về việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, Ngân hàngCông Thương Đồng Tháp đã tăng cường đầu tư trọng điểm vào những vùngchuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng cho vay ngắn hạn để chăn nuôi, phát triểnngành nghề nông thôn, thu mua lương thực… góp phần đưa doanh số cho vayngắn hạn tăng lên hàng năm.

Doanh số cho vay trung và dài hạn tăng lên liên tục qua các năm chủ yếulà đầu tư cho xây dựng bờ bao, đê chống lũ, nạo vét ao nuôi tôm cá, cho vay cánbộ công nhân viên chức…do đặc thù của tỉnh Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn hàngnăm phải chịu lũ lụt nặng nề, do đó để bảo vệ mùa màng nâng cao hiệu quả canh

Trang 26

tác, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt bà con nông dân cần phải được hổ trợnguồn vốn để cải tạo nâng cấp đê điều tạo điều kiện thuận lợi an toàn cho sảnxuất.

Từ nhu cầu thực tiễn như trên, Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp đãgia tăng một lượng tiền vay để đầu tư cho vay trung và dài hạn đáp ứng nhu cầuvốn tín dụng của khách hàng Bên cạnh đó cán bộ công nhân viên chức trên địabàn tỉnh ngày càng tăng trong khi chế độ tiền lương hiện nay vẫn chưa đáp ứngđược nhu cầu tiêu dùng của cán bộ công nhân viên do đó số cán bộ công nhânviên giao dịch với Ngân hàng năm sau cao hơn năm trước.

Từ những nguyên nhân trên đã góp phần làm cho doanh số cho vay củanăm sau cao hơn năm trước mặc dù nó vẫn còn chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏtrong doanh số cho vay.

4.1.2 Doanh số thu nợ theo thời gian

Đi đôi với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng là công tác hết sứckhó khăn và vô cùng quan trọng Doanh số thu nợ cũng thể hiện phần nào hiệuquả công tác tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng.

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được, công tác thu nợ trong thời gianqua đã đạt được sự quan tâm tích cực của đội ngũ cán bộ công nhân viên củaNgân hàng Ngân hàng đã có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương tạođiều kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ khi đến hạn, từ đó làm cho doanh số thunợ tăng lên liên tục, năm sau luôn cao hơn năm trước Tuy nhiên công tác thu hồinợ còn phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng vớikhách hàng về thời hạn trả nợ Đối với các khoản cho vay ngắn hạn thì kỳ hạn trảnợ thường là sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh Tuy nhiên có nhiều trường hợpdo Ngân hàng đầu tư vốn có hiệu quả nên khách hàng làm ăn đạt lợi nhuận caovà hoàn trả vốn trước kỳ hạn cho Ngân hàng.

Như vậy doanh số thu nợ hàng năm tăng lên liên tục cho thấy rằng ngườivay đã sử dụng vốn vay để đầu tư, sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả khảquan, có sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng trong công tác thu hồinợ.

Doanh số thu nợ trong năm 2004 đạt 2.617.128 triệu đồng, trong đó doanhsố thu nợ ngắn hạn là 2.496.312 triệu đồng, trong khi đó doanh số thu nợ đối với

Trang 27

cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ (4,62%) Cùng vớiviệc tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng liên tục tăng lêntrong hai năm 2005 và 2006 Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 4.116.003 triệu đồngtăng 1.548.875 triệu đồng (59,18%) so với năm 2004, trong đó thu nợ ngắn hạntăng 1.519.878 triệu đồng (60,88%), thu nợ trung và dài hạn tăng 28.997 triệuđồng (24%) Năm 2006 doanh số thu nợ đạt 5.483.769 triệu đồng, trong đó doanhsố thu nợ đối với cho vay ngắn hạn là 5.317.312 triệu đồng chiếm khoảng(96,96%), trong khi đó doanh số thu nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 3,04% trongtổng doanh số thu nợ So với năm 2005 doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên1.317.766 triệu đồng (31.63%) Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn, trung và dàihạn đều tăng Năm 2006 thu nợ ngắn hạn tăng lên 1.301.122 triệu đồng, thu nợtrung và dài hạn tăng 16.644 triệu đồng so với năm 2005 Kết quả thu nợ tậptrung chủ yếu ở cho vay kinh tế hộ, ngành thương mại dịch vụ Điều này chứngtỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng tăng, đồng vốn vayNgân hàng đã góp phần cải thiện đời sống của người dân, góp phần thúc đẩy sựphát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp.

Tóm lại doanh số thu nợ ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng qua các nămtăng theo tốc độ của doanh số cho vay Thu nợ ngắn hạn thu theo chu kỳ, theomùa vụ sản xuất, còn thu nợ trung và dài hạn là thu theo phân kỳ trả nợ và thờihạn trả nợ Điều này nói lên rằng Ngân hàng đã thực hiện việc định kỳ hạn trả nợđối với nợ ngắn hạn và phân kỳ trả nợ đối với nợ trung và dài hạn là hoàn toànphù hợp.

4.1.3 Dư nợ theo thời gian

Quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thể hiện qua tổng dư nợqua hàng năm, nó là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận choNgân hàng Dựa vào bảng số liệu ta thấy dư nợ của Ngân hàng tăng lên liên tụcqua các năm điều đó cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngàycàng được mở rộng qua những năm qua Qua số liệu qua ba năm trên ta thấyNgân hàng Công Thương Đồng Tháp đã tập trung phần lớn nguồn vốn vào chovay ngắn hạn đưa tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm đa số trong tổng số dư nợ và cóxu hướng tăng lên liên tục qua ba năm với mức độ tăng của năm sau cao hơn

Trang 28

năm trước Đồng Tháp là một tỉnh giàu tiềm năng đang có những bước tiến vượtbậc, nhu cầu vốn ngắn hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh là rất lớn.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng, đồng thời mở rộngvà nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng đã tập trung phần lớnnguồn vốn vào cho vay ngắn hạn thể hiện ở chổ chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn liên tụctăng Năm 2004 dư nợ đạt 1.157.852 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm1.041.063 triệu đồng (89,91%), trong khi đó dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm(10,09%) Năm 2005 tăng 112.327 triệu đồng (9,7%) so với năm 2004, đưa dưnợ của năm 2005 đạt 1.270.179 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 1.136.986triệu đồng (89,51%), dư nợ trung và dài hạn là 133.193 triệu đồng (10,49%) Đếnnăm 2006 dư nợ đạt 1.533.889 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷlệ rất cao 90,22% với số tiền là 1.383.839 triệu đồng, trong khi đó dư nợ trung vàdài hạn là 150.050 triệu đông (9,78%), so với năm 2005 thì dư nợ ngắn hạn tăng246.853 triệu đồng (21,71%), còn dư nợ trung và dài hạn tăng 16.857 triệu đồng(12,66%) Qua đó ta thấy quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càngđược mở rộng hiệu quả đạt được ngày càng cao.

4.2 Phân tích thực trạng tín dụng theo ngành4.2.1 Doanh số cho vay theo ngành

Cho vay của Ngân hàng là một hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao, nhận thấyđược điều đó Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp đã không ngừng tìm ra nhữnggiải pháp để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất Một trong những giải pháp hữuhiệu để hạn chế rủi ro đó là đa dạng hóa đầu tư mở rộng cho vay đa ngành, đalĩnh vực Do đó, Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp đã mở rộng đầu tư chovay, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, thuỷ sản, xây dựng…và nhiều ngànhkhác.

4.2.1.1 Doanh số cho vay thương mại và dịch vụ

Nhìn chung doanh số cho vay thương mại và dịch vụ tăng lên liên tục qua3 năm.

Xác định được tính trọng điểm của ngành thương mại dịch vụ Ngân hàngCông Thương Đồng Tháp đã đầu tư phần lớn nguồn vốn để phát triển ngành đưadoanh số cho vay của ngành thương mại và dịch vụ tăng lên liên tục qua cácnăm, năm 2005 so với năm 2004 tăng 113.503 triệu đồng (6,43%) Năm 2006 so

Trang 29

với năm 2005 tăng 369.376 triệu đồng (19,67%) Chiếm một tỷ trọng lớn nhấttrong tất cả các ngành mà Ngân hàng đầu tư.

Có thể nói hoạt động của Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp trongnhững năm vừa qua luôn luôn bám sát đường lối, chủ trương của nhà nước, vớiđịnh hướng phát triển kinh tế của vùng, luôn luôn tìm kiếm những lĩnh vực manglại hiệu quả kinh tế cao, những ngành kinh tế trọng điểm được tỉnh chú trọng đầutư phát triển Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Ngân hàng và góp phầnvào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

4.2.1.2 Doanh số cho vay ngành nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành kinh tế mang lại thu nhập chính cho phần lớn ngườidân của tỉnh Là tỉnh có sản lượng lúa đứng thứ 2 cả nước chỉ sau An Giang vớisản lượng đạt gần 2,6 triệu tấn hàng năm Do đó cho vay trong lĩnh vực sản xuấtnông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, khuyến khích cho vayphát triển kinh tế vùng nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con nôngdân trên cơ sở đầu tư tín dụng trên cơ sở đầu tư tín dụng theo hướng chuyển dịchcơ cấu kinh tế của tỉnh Trong năm 2005 và 2006 doanh số cho vay ngành nôngnghiệp: chăn nuôi bò sữa, bò thịt, nuôi heo, cải tạo vườn, nuôi cá….tăng nhanhso với năm trước Năm 2005 so với năm 2004 tăng 1.391.193 triệu đồng(610,94%) Đến năm 2006 tăng là 217.842 triệu đồng (13.46%) Doanh số chovay ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng mạnh như vậy là do Ngân hàng đãáp dụng một mức lãi suất cho vay hấp dẫn thấp hơn những Ngân hàng khác trêncùng địa bàn, với một đội ngũ cán bộ nhiệt tình vui vẻ với khách hàng, có quanhệ chặt chẻ với chính quyền địa phương, nắm được nhu cầu và tình hình sản xuấtkinh doanh của khách hàng để có kế hoạnh hỗ trợ vốn một cách hợp lý Từ đóthu hút được một lượng đông đảo khách hàng là nông dân đến vay vốn đẩy doanhsố cho vay qua các năm tiếp tục tăng.

4.2.1.3 Ngành công nghiệp chế biến

Nhìn chung ngành công nghiệp chế biến tăng lên liên tục qua các năm vớimột tỷ lệ tương đối cao Năm 2005 tăng 42.589 triệu đồng (37,40%), năm 2006so với năm 2005 tăng 217.172 triệu đồng (138,82%).

Trang 30

Công nghiệp chế biến là một ngành có nhiều triển vọng đem lại sự pháttriển mang lại hiệu quả kinh tế cao và là khách hàng truyền thống của Ngân hàng.Trên địa bàn của tỉnh Đồng Tháp hiện nay sản phẩm nông nghiệp rất phong phúvà đa dạng tuy nhiên công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch còn hạnchế nên gặp nhiều khó khăn trở ngại trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sảncũng như thủy hải sản Chính vì những lý do đó mà đây là ngành rất cần nguồnvốn để đầu tư phát triển để có thể cạnh tranh với công nghệ chế biến của nướcngoài đưa các mặt hàng nông sản thủy hải sản ở Đồng Tháp nói riêng đủ tiêuchuẩn xuất khẩu Tuy nhiên cho vay thu mua hàng chế biến xuất khẩu là theomùa vụ, theo nhu cầu của từng thời kỳ do đó cần nắm được chu kỳ sản xuất có kếhoạch huy động vốn kịp thời đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng theo mùa vụ.

4.2.1.4 Cho vay ngành thủy sản

Trên địa bàn tỉnh ngành thủy sản tập trung nhỏ lẻ chủ yếu là kinh tế hộ,quy mô không lớn, hàng năm phải đương đầu với lũ lụt Công tác chuẩn bị phòngchống lũ lụt tốn nhiều chi phí, một số hộ thất mùa do tôm bệnh đặc biệt giá cákhông ổn định của cá tra (cá chủ lực của ngành thuỷ sản Đồng Tháp) do đó hiệuquả đạt được của ngành thuỷ sản chưa cao bên cạnh đó cũng chưa được sự hổ trợxứng tầm của chính quyền địa phương, dẫn đến nguồn vốn đầu tư cho ngành thủysản giảm đáng kể năm 2005 giảm 62.398 triệu đồng (-54,80%) Đến năm 2006một tín hiệu đáng mừng cho ngành thủy sản là giá cá tra tăng lên liên tục và giữ ởmức cao dẫn đến có nhiều người đến Ngân hàng vay đầu tư vào lĩnh vực này dẫnđến việc cho vay của Ngân hàng tăng lên với tốc độ khá nhanh năm 2006 so vớinăm 2005 tăng 362.490 triệu đồng (704,44%).

4.2.1.5 Cho vay các ngành khác

Các ngành khác là các ngành như: xây dựng, khách sạn, nhà hàng,vận tải,thông tin liên lạc….đây là những đối tượng cho vay góp phần đa dạng hoá đốitượng đầu tư trong hoạt động của Ngân hàng, làm phong phú thêm lượng kháchhàng đến giao dịch với Ngân hàng nâng cao uy tín của Ngân hàng trên nhiều lĩnhvực.

Năm 2005 nhu cầu vay vốn xây dựng nhà chống lũ của nhân dân giảmcũng như các ngành khác nên làm cho doanh số cho vay giảm 52.963 triệu đồng(8,46%) Đến năm 2006 thực hiện chủ trương của tỉnh khuyến khích Ngân hàng

Trang 31

cho nông dân vay tiền mua nhà ở những khu dân cư chống lũ giảm bớt khó khăncho nông dân vùng lũ làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2006 tănglên đáng kể so với năm 2005 302.269 triệu đồng (52,73%).

Nhìn chung trong ba năm qua hoạt đông tín dụng của Ngân hàng liên tụctăng đây được xem là một tín hiệu đáng mừng trong việc mở rộng quy mô tronghoạt động của Ngân hàng.

4.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành

Nhìn chung doanh số thu nợ theo ngành tăng lên liên tục qua 3 năm.Trong đó doanh số thu nợ của các ngành thương mại, dịch vụ, cũng tăng lên theotốc độ tăng của doanh số cho vay.

4.2.2.1 Ngành thương mại dịch vụ

Trong những năm qua thương mại dịch vụ là ngành được Ngân hàng quantâm nhiều nhất, doanh số cho vay của Ngân hàng tập trung chủ yếu ở ngành nàyvà liên tục tăng lên qua các năm Do đó, doanh số thu nợ của ngành thương mạivà dịch vụ cũng tăng lên theo tốc độ tăng của doanh số cho vay.

Doanh số thu nợ của ngành có chiều hướng tăng lên qua các năm, nếu nhưnăm 2005 tăng lên 154.595 triệu đồng (9.28%), thì năm 2006 đã tăng lên 365.963triệu đồng (20.10%) Đây là năm mà các công ty thương nghiệp có nhiều thuậnlợi trong việc xuất khẩu hàng hoá các cơ sở thương nghiệp đã đẩy mạnh việc mởrộng quy mô đầu tư phát triển đón đầu cho sự kiện Việt Nam chuẩn bị là thànhviên của tổ chức thương mại quốc tế.

Ý thức được tầm quan trọng và vay trò hết sức to lớn của ngành trongđịnh hướng chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nhà chính vì vậy mà Ngân hàngđã tập trung cho vay trong lĩnh vực này một nguồn vốn lớn.

Tuy nhiên bên cạnh việc đầu tư phát triển ngành này Ngân hàng cầnthường xuyên nghiên cứu xem xét sự biến động của thị trường kinh doanh có ảnhhưởng đến hoạt động của ngành để từ đó có hướng đầu tư phát triển thích hợp,đảm bảo nguồn vốn cho vay của Ngân hàng được an toàn và hiệu quả.

4.2.2.2 Ngành nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành kinh tế đặc thù của tỉnh vì thế mà trong cơ cấu tíndụng của Ngân hàng cho vay nông nghiệp chiếm một tỷ lệ tương đối lớn Nhờnguồn vốn vay của Ngân hàng mà nhiều hộ nông dân đã cố gắng tăng gia sản

Trang 32

xuất từ đó thoát được cảnh nghèo, đời sống của nhân dân ngày càng được cảithiện.

Do đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, trúng mùa, trúng giá thu hồi vốnđược nhanh chóng và muốn giữu được quan hệ lâu dài với Ngân hàng mà đa sốnông dân đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Ngân hàng đúng hạn ghi trong hợpđồng tín dụng Từ đó làm cho doanh số thu nợ của ngành ngày một tăng theodoanh số cho vay Năm 2005 tăng 1.329.263 triệu (842.65%) Năm 2006 tăng305.032 triệu (20.51%).

4.2.2.3 Ngành công nghiệp chế biến

Nhìn chung doanh số thu nợ ngành công nghiệp có xu hướng tăng lên liêntục năm 2005 tăng 42.406 triệu đồng (39.93%) đến năm 2006 tăng lên với một tỷlệ tương đối nhanh 160.700 triệu đồng (108.13%).

Nhìn chung công nghiệp chế biến là một ngành đầy tiềm năng phát triểndo Đồng Tháp là một ngành có tiềm năng phát triển dồi dào, hiệu quả hoạt độngcủa ngành trong những năm qua rất khả quan nên nguồn vốn đầu tư cho ngànhnày được thu hồi rất dễ dàng góp phần đẩy doanh số cho vay trong ngành nàyliên tục tăng lên.

Nói tóm lại thuỷ sản là một ngành có tiềm năng phát triển lớn mang lại giátrị xuất khẩu cao rất cần được quan tâm đầu tư phát triển tuy nhiên do trình độcủa cán bộ phụ trách hướng dẫn còn hạn chế lại là vùng hàng năm phải chịu lũlụt nặng nề nên hiệu quả đạt được vào năm 2005 là chưa cao Đến năm 2006 do

Trang 33

sự tác động tích cực của thị trường lại được sự quan tâm đầu tư đúng hướng củachính quyền địa phương và của cả Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp nên đãtạo điều kiện cho người dân đầu tư góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà.

4.2.2.5 Các ngành khác

Cùng với tốc độ tăng của tổng doanh số thu nợ và đặc biệt là doanh số thunợ của các ngành thương mại, dịch vụ, nông nghiệp… doanh số thu nợ của cácngành khác (xây dựng, vận tải, khách sạn, nhà hàng…) cũng tăng lên liên tụcquahai năm Năm 2005 tăng lên 36.256 triệu đồng (6,2%) đến năm 2006 tăng lên197.717 triệu đồng (31,87%).

Từ kết quả đạt được như trên cho ta thấy được rằng các ngành này đang cótiềm năng phát triển và được sự quan tâm đầu tư ngày càng tăng của Ngân hàng,hiệu quả kinh tế của ngành ngày càng cao, việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ củaNgân hàng đúng hạn góp phần làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng lênliên tục qua các năm.

4.2.3 Dư nợ theo ngành4.2.3.1 Ngành nông nghiệp

Dư nợ cho vay trong ngành nông nghiệp tăng lên liên tục qua 2 năm 2005và 2006.

Đạt được kết quả như trên là do Ngân hàng đã mở rộng đầu tư theo hướngchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho vay nuôi bò sữa, bò thịt, lợn, cải tạo vườn tạptăng Ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng đặc biệt là những khách hàng cóuy tín cao để cho vay tín chấp Mặt khác do nông nghiệp là ngành đặc thù củatỉnh nhu cầu vốn trong sản xuất nông nghiệp của nông dân ngày càng tăng cao,khách hàng là hộ nông dân đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều đẩy dưnợ của ngành liên tục tăng lên qua các năm.

4.2.3.2 Ngành thương mại dịch vụ

Đây là lượng khách hàng truyền thống và là ngành kinh tế trọng điểmđược tỉnh quan tâm đầu tư Điều đó được thể hiện ở chỉ tiêu dư nợ của ngànhchiếm tỷ trọng cao nhất so với các ngành khác và liên tục tăng trưởng qua cácnăm Năm 2005 tăng lên 57.833 triệu đồng (11,58%) Đến năm 2006 tăng lên61.246 triệu đồng (10,99%).

Trang 34

Trong như những năm qua xu thế toàn cầu hóa về hội nhập đã mang lạinhiều thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là trongnăm 2006 khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mạithế giới (WTO) thì những thời cơ và thách thức đối với các doanh nghiệp còn lớnhơn, để tăng cường quy mô sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn vay từ Ngân hàngđóng góp một phần quan trọng vào sự thành công của doanh nghiệp Đáp ứngnhu cầu đó Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp đã xem xét, chọn lọc và tăngcường nguồn vốn đầu tư tín dụng cho các công ty thương mại, dịch vụ trên địabàn Trong đó dư nợ cao nhất là ở hai đơn vị chính: Công ty Thương NghiệpXuất Nhập Khẩu Đồng Tháp và Công Ty Thương Mại Dầu Khí.

Dư nợ cho vay liên tục tăng lên trong thời gian qua cho thấy công tác sửdụng vốn của Ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao đem lại cho Ngânhàng nguồn thu nhập đáng kể hàng năm góp phần phát triển kinh tế xã hội trênđịa bàn tỉnh.

4.2.3.3 Công nghiệp chế biến

Nhìn chung ngành công nghiệp chế biến có những bước tăng trưởng tíchcực qua ba năm với tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước Năm 2005 tăng7.827 triệu đồng (20,28%) Đến năm 2006 tăng lên 64.299 triệu đồng (138,49%).

Như vậy trong thời gian qua ngành công nghiệp chế biến đã được sự quantâm đầu tư của Ngân hàng đây được xem như một tín hiệu đáng mừng chỉ thịtrường xuất khẩu nông sản trong thời gian tới nguồn nông sản của người dân sẽthuận lợi hơn trong việc tiêu thụ góp phần sản xuất phát tiển không những đốivới ngành công nghiệp chế biến mà còn điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp vànhững ngành khác phát triển.

4.2.3.4 Ngành thủy sản

Dư nợ của ngành thủy sản có những biến động lớn qua hai năm Năm2005 giảm 38.171 triệu đồng (71,43%) Năm 2006 tăng 35.965 triệu đồng so vớinăm 2005 với tỷ lệ vào khoảng 235,51% Cùng với sự giảm sút của doanh số chovay trong ngành thủy sản cũng làm cho dư nợ của ngành này giảm theo với tốcđộ giảm theo tốc độ của doanh số cho vay Nguyên nhân là do Ngân hàng giảmđầu tư vào ngành này vì tính hiệu quả mà nó đạt được là không cao Ngân hàngchỉ cho vay những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả Đến năm 2006 do những

Trang 35

biến động tích cực trong ngành thủy sản như giá cá tra tăng mạnh nên mang lạihiệu quả đầu tư cao nên Ngân hàng đầu tư nhiều vào lĩnh vực này nên dư nợcũng tăng theo doanh số cho vay.

4.2.3.5 Dư nợ các ngành khác

Trong những năm vừa qua để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngàycàng đạt được hiệu quả cao, hạn chế rủi ro phát sinh, Ngân hàng đã không ngừngđa dạng hóa đối tượng đầu tư, mở rộng thị phần, lựa chọn những khách hàng cóuy tín cao, nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại trêncùng địa bàn tỉnh Ngoài việc mở rộng đầu tư vào các ngành thương mại, nôngnghiệp, dịch vụ, công nghiệp chế biến Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào cácngành khách sạn, nhà hàng, khách sạn …tuy nhiên nguồn vốn đầu tư cho cácngành này còn nhiều biến động, dẫn đến hiện tượng dư nợ tăng giảm qua cácnăm Năm 2005 dư nợ gỉm 47.057 triệu (21.60%) Năm 2006 tăng lên 57.495triệu đồng tức là vào khoảng 33,69%.

Năm 2005 dư nợ giảm chủ yếu là do Ngân hàng đã giảm đầu tư vào lĩnhvực xây dựng, đây là ngành có mức độ rủi ro khá cao thêm vào đó thời gian thuhồi vốn tương đối dài, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao Do việc hạn chế đầutư vào ngành làm cho dư nợ của ngành giảm xuống đáng kể vào năm 2005 Đếnnăm 2006 do thực hiện chủ trương của tỉnh trong việc hỗ trợ nông dân vay muanền nhà ở những khu dân cư góp phần giảm bớt khó khăn trong đời sống của

nhân dân vùng lũ đã làm cho dư nợ cũng tăng theo doanh số cho vay.4.3 Phân tích thực trạng tín dụng theo thành phần kinh tế4.3.1 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Qua bảng số liệu ( bảng 4 phần phụ lục) ta thấy hoạt động cho vay tạiNgân hàng qua ba năm là khá tốt, Ngân hàng đã mở rộng phạm vi tín dụng đốivới tất cả các thành phần kinh tế làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tănglên liên tục Năm 2004 doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng54,12% Năm 2005 doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng47,47% Năm 2006 doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng40,50% Trong tổng doanh số cho vay thì cho vay đối với doanh nghiệp nhà nướcchiếm một tỷ trọng rất lớn do hầu hết các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàntỉnh đề có quan hệ giao dịch với Ngân hàng Năm 2005 cho vay doanh nghiệp

Trang 36

nhà nước tăng 490.595 triệu (31,85%) so với năm 2004 Năm 2006 tăng lên296.530 triệu (14,60%) ta thấy được doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng một vaytrò rất quan trọng trong thàmh phần kinh tề của tỉnh cho dù hiệu quả của cácdoanh nghiệp nhà nước đạt được là chưa cao, bên cạnh đó hoá trình thực hiện cổphần hoá các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện rất chậm chạpảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế tỉnh nhà, tuy doanh số chovay các doanh nghiệp nhà nước tăng lên liên tục qua hai năm nhưng nhìn chungtốc độ năm sau giảm so với năm trước do sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư của Ngânhàng vào các đối tượng khác.

Về phía các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có những bước pháttriển tích cực, cho vay các thành phần kinh tế này liên tục tăng lên qua các năm.Cho vay các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn tăng lên liên tụcqua hai năm Năm 2005 tăng lên 118.041 triệu đồng (52,32%) Năm 2006 tănglên 251.333 triệu đồng (73,14%) nguyên nhân là do các khu công nghiệp trongtỉnh đã hình thành và đi vào hoạt động như: khu công nghiệp Thanh Bình, khucông nghiệp Sa Đéc … Theo đó các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp có điềukiện để hoạt động, nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh tăng Bên cạnh đó doloại hình doanh nghiệp này được thành lập ngày càng nhiều và hoạt động ngàycàng đạt hiệu quả, các dự án có tính khả thi cao Ngân hàng đã tiến hành cho vaycác thành phần này nhiều hơn.

Đối với doanh nghiệp tư nhân: Đây là loại hình doanh nghiệp khá đôngđảo và chiếm một tỷ lệ khá cao trên địa bàn, hoạt động ngày càng có hiệu quảnên Ngân hàng đã chủ động đầu tư cho thành phần kinh tế này ngày càng nhiềuvà doanh số cho vay vào đối tượng này tăng trưởng ổn định qua ba năm Cụ thểlà năm 2005 doanh số cho vay ngành này tăng 235.571 triệu đồng (94,43%) sovới năm 2004 Năm 2006 doanh số cho vay tăng 322.380 triệu đồng (66,46%) sovới năm 2005.

Về cho vay tư nhân cá thể: Ta thấy cho vay kinh doanh cá thể chiếm một

tỷ trọng tương đối cao và tăng trưởng liên tục Nguyên nhân của sự tăng trưởnglà do Ngân hàng đã mở rộng thị phần tiến hành cho vay đến các hộ gia đình ởvùng nông thôn, đến cán bộ công nhân viên giúp họ cải thiện và nâng cao đờisống tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình Năm 2005 doanh số cho vay tăng

Trang 37

588.367 triệu đồng (70,89%) so với năm 2004 Đến năm 2006 doanh số cho vaytăng lên 598.925 triệu đồng (42,2%) Những năm qua Ngân hàng đã khuyếnkhích người dân đi vay dưới dạng cầm cố sổ tiết kiệm và kỳ phiếu chưa đến hạn,được khách hàng hưởng ứng rất cao, vì đây là lĩnh vực cho vay an toàn có lợi chokhách hàng và Ngân hàng nên nên cũng góp phần làm cho doanh số cho vay vàođối tượng này tăng cao.

Về phần cho vay hợp tác xã: Chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu chovay do tính hiệu quả của loại hình hoạt động kinh doanh này không cao nênkhông khuyến khích được Ngân hàng đầu tư nên doanh số cho vay chỉ chiếm tỷtrọng nhỏ và giảm dần qua các năm

4.3.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Qua bảng số liệu (bảng 5 phần phụ lục) cho ta thấy tình hình thu nợ củaNgân hàng qua ba năm là khá tốt Đồng thời với doanh số cho vay đối với kinh tếquốc doanh liên tục tăng lên qua ba năm, doanh số thu nợ cũng tăng theo bêncạnh đó doanh số cho vay nền kinh tế quốc doanh có chiều hướng giảm nênNgân hàng tập trung vào công tác thu nợ nên làm cho doanh số thu nợ tăng lên

cụ thể vào năm 2005 doanh số thu nợ tăng lên 606.506 triệu đồng (43,42%) so

với năm 2004, năm 2006 doanh số thu nợ tăng lên 207.765 triệu đồng (10,37%).Đối với kinh tế ngoài quốc doanh thì tình hình thu nợ cũng đạt kết quả rấtcao như doanh số thu nợ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phầnnăm 2005 doanh số thu nợ tăng 133.491 triệu đồng (69,30%), năm 2006 tăng lên195.506 triệu đồng (59,95%) do hiệu quả đạt được trong kinh doanh của công tytrách nhiệm hữu hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tươngđối cao nên quá trình thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng đúng kỳ hạn ghitrong hợp đồng tín dụng nên doanh số thu nợ cũng tăng lên.

Đối với doanh nghiệp tư nhân và kinh doanh cá thể doanh số thu nợ cũngtăng lên qua các năm đối với doanh nghiệp tư nhân năm 2005 tăng lên 240.268triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng lên 315.132 triệu đồng Kinh doanhcá thể cũng liên tục tăng lên cụ thể như năm 2005 tăng lên569.254 triệu đồng,năm 2006 tăng lên 599.346 triệu đồng Có được những kết quả như trên là do cánbộ tín dụng thường xuyên nhắc nhở theo dỏi nợ đến hạn đối với khách hàng cộngthêm đó là ý thức trả nợ của khách hàng là rất tốt, đồng thời Ngân hàng đã lựa

Trang 38

chọn khách hàng có uy tín tốt để cho vay, hầu hết khách hàng đều có phương ánsản xuất kinh doanh có hiệu quả Ngân hàng thẩm định trước khi cho vay, nên cáccơ sở làm ăn có lợi nhuận cao và trả vốn cho Ngân hàng.

Đối với việc thu nợ đối với cho vay các hợp tác xã tuy chiếm tỷ trọng rấtnhỏ trong doanh số thu nợ nhưng nhìn một cách tổng thể nó có sự biến động lớnqua các năm năm 2005 giảm 644 triệu đồng (-81,10%) so với năm 2004 Năm2006 tăng lên 17 triệu đồng (11,33%) năm 2005 doanh số thu nợ giảm mạnh sovới doanh số cho vay là do các hợp tác xã làm ăn không hiệu quả, các Ngân hàngđã đồng ý cho các hợp tác xã này gia hạn nợ thêm một kỳ hạn nữa nên dẫn đếndoanh số thu nợ trong năm giảm mạnh Đến năm 2006 do Ngân hàng tăng cườngcông tác thu hồi nợ do không thể cho gia hạn thêm nữa nên làm cho doanh số thunợ trong năm ở lĩnh vực này tăng lên.

4.3.3 Dư nợ theo thành phần kinh tế

Qua bảng số liệu (Bảng 6 phần phụ lục) ta thấy có một điều đặc biệt làmặc dù doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm một tỷtrọng rất cao trong doanh số cho vay nhưng dư nợ ở thành phần kinh tế này làtương đối thấp mặc dù cũng có sự tăng lên tương đối ổn định qua các năm theo

doanh số cho vay Năm 2005 dư nợ tăng lên 36.155 triệu đồng (14,67%) so vớinăm 2004, năm 2006 dư nợ tăng lên 116.674 triệu đồng (53,48%) so với năm

2005 Nguyên nhân là do những năm gần đây tỷ trọng đầu tư vào kinh tế nhànước có khuynh hướng giảm do tính hiệu quả trong những dự án kinh doanh củadoanh nghiệp nhà nước mang lại là chưa cao Do đó Ngân hàng quyết định giảmdần dần lượng đầu tư vào thành phần kinh tế này để đầu tư vào các thành phầnkinh tế khác nhưng quá trình chuyển dịch này cần phải qua nhiều năm còn tronghiện tại thì nó vẫn đóng một vay trò quan trọng trong hoạt động cho vay củaNgân hàng.

Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân….nhu cầu vốn của thành phần này khôngngừng tăng lên qua các năm cụ thể là đối với công ty cổ phần và công ty trách

nhiệm hữu hạn dư nợ năm 2005 tăng lên 17.545 triệu đồng (19,47%), năm 2006

tăng lên 73.372 triệu đồng (68,15%) Đối với doanh nghiệp tư nhân năm 2005 dưnợ tăng 36.155 triệu đồng (32,05%), 2006 dư nợ tăng 43.403 triệu đồng

Ngày đăng: 11/10/2012, 11:48

Hình ảnh liên quan

Như vậy điều kiện tự nhiên, đại hình thuận lợi, thời tiết, khí hậu, đất đai phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy  sản. - Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc

h.

ư vậy điều kiện tự nhiên, đại hình thuận lợi, thời tiết, khí hậu, đất đai phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản Xem tại trang 9 của tài liệu.
BẢNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA BA NĂM - Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc

BẢNG 2.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA BA NĂM Xem tại trang 16 của tài liệu.
BẢNG 3: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG THEO THỜI GIAN - Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc

BẢNG 3.

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG THEO THỜI GIAN Xem tại trang 25 của tài liệu.
Nhìn một cách tổng thể tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong những năm có sự biến động - Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc

h.

ìn một cách tổng thể tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong những năm có sự biến động Xem tại trang 42 của tài liệu.
ro của các khoản nợ còn tùy thuộc vào tình hình thị trường, khả năng của người vay và sự đánh giá của nhân viên quản lý nợ. - Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc

ro.

của các khoản nợ còn tùy thuộc vào tình hình thị trường, khả năng của người vay và sự đánh giá của nhân viên quản lý nợ Xem tại trang 44 của tài liệu.
BẢNG 6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ - Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc

BẢNG 6.

TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ Xem tại trang 46 của tài liệu.
BẢNG 7: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc

BẢNG 7.

NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Xem tại trang 49 của tài liệu.
BẢNG 8: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc

BẢNG 8.

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Xem tại trang 55 của tài liệu.
BẢNG 8: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc

BẢNG 8.

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Xem tại trang 55 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan